Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, anh hùng giải phóng

dân
tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới, người chiến sĩ cộng sản quốc tế
mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc đã và đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Ở Người, có sự hội tụ, kết hợp và phát
huy đến mức cao nhất, hoàn mỹ nhất tinh hoa văn hóa dân tộc và thời đại, phương Đông và
phương Tây, cổ và kim, trí dũng và nhân văn, vĩ đại và giản dị, khiêm nhường. Đúng như nhà
thơ Xuân Thủy nhận định về HCM:
“ Một con người gồm kim cổ Tây Đông
Giàu quốc tế đượm VN từng nét”
Có thể thấy Hồ Chí Minh có sự am hiểu sâu rộng về tư tưởng văn hoá phương Đông và cả
phương Tây từ quá khứ cho đến hiện tại. Đồng thời Người còn tiếp thu học hỏi nhiều giá trị,
tư tưởng tiến bộ trên thế giới dựa trên hoàn cảnh, đk cụ thể của VN.
Thật vậy, Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Đông, từ những học
thuyết tôn giáo đến những tư tưởng tiến bộ của nhiều nhà yêu nước. Trước hết là Phật giáo
với những tư tưởng căn bản như: vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, yêu thương con
người; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm làm điều thiện; đề cao lao động,
chống lười biếng; có tinh thần dân chủ, bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp... Những mặt
tích cực của Phật giáo rất gần gũi, phù hợp với truyền thống người Việt Nam, nên ảnh hưởng
lớn tới sự hình thành và phát triển của văn hóa, tư tưởng và lối sống của người Việt. Trong
đó, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung, yêu thương con
người; sống có đạo đức, trong sạch, giản dị; tinh thần dân chủ, bình đẳng; tinh thần yêu lao
động... Hồ Chí Minh cũng sớm chịu ảnh hưởng của Nho giáo (2), nền học vấn đầu tiên mà
Người tiếp nhận. Người xuất thân trong một gia đình nhà Nho; phụ thân là cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, một nhà Nho lớn, thầy dạy thuở ban đầu của Người. Người còn có thời
gian sống, học tập ở Huế, kinh đô của triều Nguyễn, nơi mà Nho giáo thâm nhập rất sâu
rộng. Người từng chỉ rõ: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử
có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” (3). Trong khi
kế thừa những điều hay, hạt nhân hợp lý, Người cũng thẳng thắn phê phán những yếu tố
duy tâm, lạc hậu trong tư tưởng Khổng Tử, như: Tư tưởng phân chia đẳng cấp, trọng nam
khinh nữ, coi thường lao động chân tay,... Đồng thời, Người đánh giá cao và đặc biệt khai
thác, học hỏi, kế thừa những điều hay, tiến bộ, tích cực của Nho giáo. Đó là tư tưởng trọng
dân; tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời; thế giới đại đồng, xã hội thái bình, hòa mục,
công bằng, tốt đẹp; đề cao văn hóa, lễ giáo, yêu cầu mỗi người phải tu thân dưỡng tính...
Trong quá trình hoạt động cách mạng, ngay cả khi trở thành chiến sĩ cộng sản quốc tế, Hồ
Chí Minh vẫn tiếp tục nghiên cứu về tư tưởng, văn hóa phương Đông. Trong đó, Người đặc
biệt quan tâm những trào lưu tư tưởng mới, mà điển hình là chủ nghĩa Găngđi (4), Nêru (5)
ở Ấn Độ và chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên ở Trung Hoa. Hồ Chí Minh ca ngợi tinh thần yêu nước
và đấu tranh kiên cường của Găngđi, Nêru, nhưng cũng chỉ ra rằng cuộc đấu tranh của các
ông đi theo con đường cải lương, dựa vào hình thức tôn giáo và dân tộc thì khó có thể giành
thắng lợi hoàn toàn. Chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên có nhiều điều tiến bộ, tiêu biểu là chính
sách “tam dân” với các mục tiêu “dân tộc: Độc lập”, “dân quyền: Tự do”, “dân sinh: Hạnh
phúc” và chủ trương “liên Nga, thân cộng, phù trợ công nông”. Hồ Chí Minh đã khéo vận
dụng những điểm phù hợp vào cách mạng Việt Nam và ca ngợi: Tên tuổi của Tôn Dật Tiên,
người đã một đời đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc để giải phóng nhân dân Trung Quốc,
thật vô cùng cao quý đối với giai cấp vô sản thế giới, đối với các dân tộc bị áp bức ở phương
Đông đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa phương Tây khá sớm thời đi học và trên hành trình tìm đường
giải phóng dân tộc. Người đã tiếp thu những giá trị tích cực, tiến bộ của văn minh phương
Tây. Từ tháng 9-1905 đến tháng 6-1910, Người theo học các trường Tiểu học Pháp - bản xứ
(Vinh), Tiểu học Pháp - Việt (Thừa Thiên), Trường Quốc học Huế, Tiểu học Pháp - Việt Quy
Nhơn (6). Qua đó, Bác được tiếp xúc với sách báo Pháp, thầy giáo người Pháp nên có những
hiểu biết ban đầu về văn hóa phương Tây. Sau này, Người kể rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi,
lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”
(7). Trăn trở lớn với câu hỏi của dân tộc, của cha anh rằng “ai là người giúp mình thoát khỏi
ách thống trị của Pháp”, Hồ Chí Minh tự đặt trách nhiệm cho mình: “Tôi thấy phải đi ra nước
ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” (8).
Người lên đường ra đi ngày 5-6-1911 trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin. Trong hành trình
tìm đường cứu nước, Người vượt qua ba đại dương, bốn châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ), đến hầu
hết những nơi được coi là trung tâm văn minh đương thời và hoạt động lâu nhất ở Pháp -
nơi tụ hợp nhiều trào lưu văn hóa, tư tưởng của phương Tây và thế giới. Cuối năm 1912,
Người dừng lại ở nước Mỹ (9) và có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Mỹ, tiếp cận với các giá trị tiến bộ của Tuyên ngôn độc lập năm 1776. Từ năm 1913, Người
làm việc và hoạt động tại Anh, tham dự các cuộc diễn thuyết của những nhà chính trị và triết
học, tham gia Hội những người lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của
nhân dân Ailen, liên lạc với cụ Phan Châu Trinh để nắm bắt tình hình. Khoảng cuối năm
1917, từ nước Anh, Người tới Pháp, sống tại Pari đến tháng 6-1923. Thời gian này, Người có
những hoạt động tích cực, sôi nổi, bổ sung thêm nhiều tri thức mới. Tiếp cận với nhiều sách,
báo, tài liệu và qua những hoạt động chính trị, xã hội, Người đã có những hiểu biết sâu sắc
về đời sống chính trị, xã hội, về sự phân chia giai cấp, giàu nghèo, về những bất công trong
lòng xã hội Pháp và các nước, về bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, về cuộc
đấu tranh của người lao động; văn hóa, triết học Pháp có tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái;
trong tinh hoa văn hóa phương Tây có tư tưởng dân chủ, giá trị nhân đạo, có tư tưởng về
quyền con người, quyền công dân. Người không theo hệ tư tưởng tư sản mà tiếp thu những
giá trị tiến bộ, tích cực, làm giàu thêm trí tuệ nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng. Tháng 7-
1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của Lê-nin. Luận cương khẳng định một số nội dung cơ bản như: Quyền tự quyết, độc
lập, tự chủ của các dân tộc; các đảng cộng sản ở các nước đế quốc phải ủng hộ, giúp đỡ tích
cực đối với phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc; các dân tộc thuộc
địa và phụ thuộc có nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị của nước ngoài và các lực lượng phản
động trong nước; đoàn kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa với các
nước đã làm cách mạng XHCN thành công, phải liên minh, thống nhất giai cấp vô sản tất cả
các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới; Quốc tế III là bộ tham mưu chung của
cách mạng thế giới, nước Nga Xô-viết là thành trì của cách mạng thế giới. Với bản Luận
cương của Lê-nin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của cách
mạng giải phóng dân tộc. Trên cơ sở những giá trị văn hóa, tư tưởng tích cực, tiến bộ được
tiếp nhận, với những tri thức mới mẻ về sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản, Người bước đầu chuyển biến tư tưởng theo hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân. Cuối tháng 12-1920, Hồ Chí Minh tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp
tại thành phố Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản, trở
thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng trở thành người
Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đó chính là bước chuyển biến lớn lao có tính quyết định, thay
đổi căn bản về chất trong tư tưởng và lập trường chính trị của Người, từ chủ nghĩa yêu nước
đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin; từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản
quốc tế”. Từ sự kiện trên, hoạt động của Hồ Chí Minh cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn
ngày càng tích cực, sôi nổi và hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giải
phóng các dân tộc thuộc địa; uy tín của Người ngày một nâng cao. Người được Đảng Cộng
sản Pháp cử đi dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô. Từ tháng 6-1923 đến
tháng 10-1924, Người hoạt động tại Liên Xô. Thời gian này, Người học tập tại Đại học
phương Đông, được nhận vào làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản; được
tham dự nhiều hội nghị, đại hội quốc tế (10) và tham gia nhiều hoạt động khác. Dù thời gian
ngắn, nhưng đây là thời kỳ Người tiếp thu rất nhiều tri thức lý luận và thực tiễn, đồng thời
Người còn góp phần phát triển, làm phong phú lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc theo
con đường cách mạng vô sản. Nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, Người đã học viết báo, viết sách. Người viết nhiều bài báo đăng trên các báo: Nhân
đạo, Đời sống công nhân, Thư tín quốc tế, Tạp chí Cộng sản, Sự thật,... Người làm Chủ
nhiệm, kiêm Chủ bút tờ báo Người cùng khổ (11); tham gia sáng lập, trực tiếp chỉ đạo, đồng
thời là người viết chủ chốt báo Thanh niên. Qua báo chí, Người tố cáo tội ác của đế quốc
thực dân; bày tỏ nguyện vọng của nhân dân các nước thuộc địa; đồng thời thể hiện tinh
thần yêu nước, căm thù chủ nghĩa thực dân, khát vọng giải phóng dân tộc và nhân loại bị áp
bức; truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về trong nước.
Như vậy, trong suốt sự nghiệp HCM luôn tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp
để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc. Người lấy văn hóa dân tộc làm gốc, giữ gìn phát huy
bản sắc dân tộc và coi nó như một tấm lá chắn vững chắc để đi tới tiếp nhận tinh hoa văn
hóa nhân loại. Bác chính là hình ảnh tiêu biểu của "hòa nhập mà không hòa tan"

You might also like