Bàn thềm về nguồn gốc Đình làng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

BÀN THÊM VỀ NGUỒN GỐC ĐÌNH LÀNG

KIỀU THU HOẠCH

Tóm tắt

Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của
cộng đồng cư dân người Việt trong lịch sử cũng như đương đại. Bởi vậy, đã xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu về đình qua nhiều phương diện, trong đó có việc truy nguyên nguồn gốc đình làng. Lâu nay,
cũng đã có một số tác giả bàn về nguồn gốc đình làng, song ý kiến còn khác nhau, và hầu hết các tác
giả đều chưa đưa ra được những cứ liệu đáng tin cậy về mặt lịch sử cũng như về mặt khoa học. Thông
qua nghiên cứu một số tài liệu từ điển học, công trình nghiên cứu về đình làng và tư liệu văn bia cũng
như một số tư liệu thành văn khác, chúng tôi muốn bàn thêm để làm rõ hơn về vấn đề nguồn gốc đình
làng qua việc tiếp cận, lý giải từ điển học và ngôn ngữ học; tiếp cận đình từ góc nhìn chức năng; tìm
niên đại xuất hiện của đình.

Từ khóa: Đình làng, chức năng, nguồn gốc

Abstract

The village hall is a cultural and religious institution that plays an important role in the cultural life
of the Vietnamese community in history as well as in contemporary life. Therefore, there have been
many studies on the village hall on many aspects, including the trace of the origin of the village hall.
There have been some authors discussing the origins of the village hall for a long time, but the opinions
differ, and most authors have failed to provide reliable historical and scientific aspect. Through the
study of a number of dictionaries, village hall studies and epistemological documents as well as some
other written texts, we would like to discuss further to clarify the issue of the origin of the village hall
through access, interpretation of language and linguistics; approaching village hall from a functional
perspective; finding age of the village hall.

Keyword: village hall, function, origin

1. Về vấn đề chức năng của đình làng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, do Nxb. Khoa học

T
heo tìm hiểu của chúng tôi, người xã hội xuất bản năm 1991). Ở mục từ Đình,
nói đến đình làng sớm nhất và sơ bộ được ghi như sau:
định nghĩa về chức năng cơ bản của - Đình: Nhà, nơi cộng đồng hội họp để bàn
ngôi đình có lẽ là Cha/ Linh mục Alexandre De định công việc.
Rhodes trong cuốn Từ điển Annam - Lusitan - La
- Đình hát: Nhà, nơi ca hát để tôn kính quỷ
Tinh (Thường gọi Từđiển Việt - Bồ La) tên đầy đủ
thần.
theo nguyên văn là Dictionarium Annamiticum
Lusitanum et Latinum, Roma, 1651. (Hiện có Điều thú vị là mục từ đình hát trong Từ điển
bản phiên dịch của nhóm Thanh Lãng, Hoàng A. De Rhodes lại trùng hợp hoàn toàn với từ
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT

thờ thần Trấn Hải đại vương và


Hưng Đạo đại vương... Hai gian tả
hữu khá rộng có thể chứa vài trăm
người trong thôn làng tới ngồi ăn
uống, ca hát trong các dịp lễ tiết.
Theo các nhà nghiên cứu folklore
Trung Quốc thì kháp đình có nhiều
chức năng, như thờ thần, vui chơi
diễn xướng văn nghệ trong ngày lễ
hội, ăn uống việc làng, và là nơi hội
họp cộng đồng. Giới nghiên cứu
ngôn ngữ Trung Quốc cho biết,
chữ kháp là ghi theo âm của người
Ảnh 1. Cổng vào Kháp đình ở làng Vạn Vĩ - Nguồn ảnh: Tác giả
Kinh, gồm hai ý nghĩa: Một là hát
xướng, nên có thể dịch kháp đình
là ca đình (đình hát). Hai là ăn, nên
có thể dịch là hương ẩm đình
(đình ăn uống) (18, tr.3-10). Về
chữ kháp đình (đình hát), theo
chúng tôi được biết, thì từ kháp
hoàn toàn tương đồng với từ khắp
trong tiếng Thái, có nghĩa là hát
(19, tr.271). Do vậy, rất có thể từ
kháp của tộc người Kinh với từ
khắp của người Thái là có cùng
một nguồn gốc.
Qua hai cứ liệu như vừa dẫn,
cho thấy hai chức năng cơ bản
Ảnh 2. Bên trong Kháp đình làng Vạn Vĩ - Nguồn ảnh: Tác giả
của đình làng, đó là ngôi nhà để
đình hát mà tộc người Kinh ở Trung Quốc gọi

là kháp đình (哈亭). Tộc người Kinh, tức là tộc long hý châu”(đôi rồng giỡn ngọc). Trong đình
người Việt, di cư sang Trung Quốc vào năm Lê
Hồng Thuận1 thứ 3, tương đương niên hiệu
Minh Vũ Tông, Chính Đức thứ 6, tức năm 1511
(theo bản hương ước do nhóm di dân mang
theo). Hiện nay họ là một trong số 55 dân tộc
thiểu số Trung Quốc, đang sống ở 3 làng Vu
Đầu, Vạn Vĩ, Sơn Tâm trong vùng các bán đảo
ven biển thuộc tỉnh Quảng Tây.
Về phong tục, khi mới sang Trung Quốc, họ
dựng kháp đình bằng tre gỗ mái tranh để làm
nơi thờ thần, về sau kháp đình mới được xây
bằng gạch ngói, trên bờ nóc có đắp hình“song
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT
thờ thần, đồng thời cũng là ngôi nhà chung
để hội họp cộng đồng. Đó là hai cứ liệu về
mặt từ điển học và ngôn ngữ học lịch sử rất
đáng tin cậy và có cơ sở khoa học chắc chắn.
Sau đây, chúng ta xem xét tiếp hai tài
liệu nghiên cứu đều tiếp cận ngôi đình từ
góc nhìn chức năng.
Tác giả Nguyễn Văn Khoan có công trình
viết bằng tiếng Pháp Essai sur le đình et le
culte du génie tutélaire des villages au
Tonkin (Khảo luận về ngôi đình và việc thờ
thần thành hoàng của các làng xã ở Bắc Kỳ)
BEFEO, 1930. Học giả Pháp Louis Bezacier
trong L’art Vietnamien, Paris, 1955, đánh
giá cao công
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT

trình của Nguyễn Văn Khoan, cho rằng đây là đình làng trong lịch sử. Nhân đây chúng tôi cũng
một công trình nghiên cứu súc tích, có thể xếp xin lưu ý một điều, đó là một số tác giả thường
đình vào kiến trúc dân dụng và cả kiến trúc tôn coi đình trạm như là tiền thân của đình làng. Đó
giáo cũng được. Nó ăn vào kiến trúc dân dụng là quan niệm hoàn toàn sai lầm, thiếu cơ sở
với tính cách là ngôi nhà công cộng, nơi các khoa học. Đình trạm là nơi cho khách đi đường
kỳ hào hội họp khi làng có hội hè hay để bàn nghỉ chân và tiễn đưa nhau, vốn là kiến trúc của
công việc của làng xã. Ở Chương III của công Trung Quốc.
trình, nói tới bàn thờ của một hay nhiều vị thần Bề ngoài mười dặm trường đình
thành hoàng của làng. (13, tr. 18).
Vương ông gánh tiệc tiễn hành đưa theo
Còn ông Nguyễn Văn Huyên trong công trình
Bản Kiều của Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim hiệu
Contribution à l`étude d`un génie tutélaire khảo chú thích rằng: Theo Hán thư, đường đi
annamite Lý Phục Man (Góp phần vào việc bên Tàu cứ năm dặm có một đoản đình, mười
nghiên cứu một vị thần thành hoàng An Nam, dặm có một trường đình3. Chúng tôi tra từ điển
Lý Phục Man), BEFEO, 1938, đã theo lời của một Từ nguyên thì chữ đình ( 亭 ) có hai nghĩa cơ
vài chức sắc địa phương cung cấp cho ông, nói bản: một là nơi dừng chân ăn nghỉ của khách
rằng: Ngày xưa đình là nơi vua ngự khi đi tuần đi đường, hai là ngôi nhà có nóc nhưng không
du trong nước. Ở mỗi tỉnh lỵ có một hành cung, có tường bao quanh. Còn Hán Việt từ điển cửa
nơi ngự giá của nhà vua khi tuần du qua. Các Đào Duy Anh thì giải nghĩa đình là cái nhà nhỏ,
làng nằm trên đường mà xa giá nhà vua thường cái nhà trạm cho người đi đường nghỉ.
đi qua, cũng dựng lên những tòa nhà có công
Đình trạm của Trung Quốc du nhập vào Việt
dụng như hành cung... Điều này còn cắt nghĩa
Nam từ bao giờ, chúng tôi chưa tìm được cứ
được tại sao ngày nay, ở một số ngôi đình ta lại
liệu. Chỉ biết về mặt văn bản lịch sử, thì đời Trần
thấy mặt trước trên gian giữa có một bức hoành
đã có ghi chép. Theo Đại Việt sử kỷ toàn thư,
phi sơn son thiếp vàng ghi bốn chữ “Thánh cung
“Thượng hoàng (Trần Thừa) xuống chiếu rằng,
vạn tuế” 2.
trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải
Sau khi trích dẫn, ông L. Bezacier phản biện đắp tượng Phật để thờ. Trước đây, tục nước ta
rằng: Cách giải thích này khó đứng vững được, vì vì nóng bức, nên làm nhiều đình cho người đi
rằng hầu hết nếu không phải là tất cả các làng đường nghỉ chân, thường quét vôi trắng, gọi là
đều có đình, kể cả những làng nằm ở xa mọi con đình trạm. Thượng hoàng khi còn hàn vi từng
đường mà xa giá nhà vua có thể đi qua. Hơn nữa, nghỉ ở một đình trạm, gặp một nhà sư bảo rằng:
cách xây dựng của đình khác hẳn cách cấu trúc Người trẻ tuổi này ngày sau sẽ đại quý. Nói xong
của hành cung, không thể dùng làm nơi nghỉ thì không thấy nhà sư đâu nữa. Đến nay lấy
ngơi như hành cung được (20, tr.18). được thiên hạ mới có lệnh này”. Sử thần Ngô Sĩ
Ông L. Bezacier ghi nhận đình là một trong Liên bình luận:“Đó là mầm đầu tiên của sự sùng
những kiến trúc có ý nghĩa nhất ở Bắc Kỳ, ở đấy Phật”. (4, tr.11)
người ta thấy nghệ thuật kiến trúc cũng như Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì từ thời
nghệ thuật trang trí khu nhà thể hiện phong phú Trần đến thời Lê - Nguyễn, đình trạm vẫn tiếp
nhất. Ông cũng cho rằng nguồn gốc của đình tục là nơi nghỉ ngơi của người đi đường. Sách
chưa được biết rõ lắm. (20, tr.19) Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác, viết năm Lê
Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với nhận định Cảnh Hưng 43 (1782) từng nhắc đến nhiều tên
của ông L. Bezacier, bởi nếu chỉ tìm biết chức đình trạm trên đường tới Thượng Kinh4. Sách
năng của ngôi đình thì cũng chưa thể biết được Hồi kinh nhật ký (Ký hiệu VNv216, kho sách
cội nguồn lịch sử của nó. Điều quan trọng ở đây Viện Nghiên cứu Hán Nôm) của Lý Văn Phức,
là phải biết được niên đại xuất hiện của soạn Minh Mệnh 10 (1829) bằng chữ Nôm, thể
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT

song thất lục bát, kể lại cuộc hành trình từ Hà hoàng được thờ tại đình để dịch, như vừa nêu.
Nội vào kinh đô Huế thời Nguyễn, qua 36 trạm Thần tích trong “Thanh Hà ngọc phả bi ký” ghi
dịch trên đường thiên lý. Ví dụ: Khởi trình tới rõ niên đại sao chép là ngày 6 tháng 3 niên hiệu
trạm Hà Mai/ Có ai vì tặng một lời Giang Nam; Thuận Thiên thứ 3 (1430) thời Lê Lợi. Còn nhóm
Huyện Thanh Trì có làng Thịnh Liệt/ Nghe cá rô tác giả Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Duy Hinh căn
đầm Sét rằng tươi.... Như vậy, rõ ràng là trạm cứ vào một tấm bia khác trong đình Thanh Hà,
dịch (từ đình trạm) vẫn tồn tại suốt chiều dài đã cho biết “bia ghi rõ đình được khởi dựng
lịch sử theo chức năng của nó mà không hề năm Thuận Thiên thứ 6 (1433)” (14, tr.73). Một
biến thành đình làng. thông tin vô cùng quý báu đó là những điều tra
Ở Trung Quốc, ngoài danh từ đình trạm, còn sâu sát, kỹ càng về quá trình kiến trúc ngôi đình
có danh từ hương đình (乡亭). Bộ từ điển Từ Thanh Hà của một nhà “Hà Nội học” tầm cỡ, tác
nguyên, 1993, giải nghĩa:“Trúc ư hương gian giả Nguyễn Văn Uẩn trong công trình đồ sộ Hà
đích công xá” - nghĩa là ngôi nhà chung xây dựng Nội nửa đầu thế kỷ XX. Theo tác giả, đình Thanh
ở trong làng, dẫn ví dụ trong sách Liệt tiên Hà nguyên gần cửa ô Quan Chưởng, năm Đinh
truyện, quyển Thượng, có nói đến hương đình Sửu, Gia Long 16 (1817), khi sửa cửa Ô và mở
trong Truyện An Kỳ Sinh, đời Tần Thủy Hoàng và rộng đường phố, đình được di dời đến số 77
sách Luận hành của Vương Sung (27 - phố Hàng Chiếu, song cổng chính của ngôi đình
97) đời Hán cũng có nói đến hương đình. lại quay sang phố Ngõ Gạch, số 10. Năm Mậu
Dần, Gia Long 17 (1818), đình mới chỉ dựng sơ
Đương nhiên, mặc dù cả tên gọi và thực thể
sài bằng tre gỗ, đến năm Nhâm Ngọ, Minh
hương đình Trung Quốc đã có từ thời Tần - Hán,
Mệnh thứ 3 (1822), đình mới được xây lại bằng
song vẫn chưa có cơ sở để cho rằng đình làng
gạch kiên cố. Đây là những điều được tác giả kể
Việt Nam là bắt nguồn từ hương đình Trung
lại theo văn bia do Bùi Tú Linh soạn năm 1855, Tự
Quốc. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với ghi
Đức 8 (16, tr.183). Chúng tôi đã đến thăm lại
nhận của ông L. Bezacier, rằng chỗ khác biệt của
đình Thanh Hà tại số 10 Ngõ Gạch, quận Hoàn
đình làng Việt Nam là ở cái kiến trúc trên sàn
Kiếm, Hà Nội, được biết đình đã được xếp hạng
cột của nó: “Thật vậy, đáng chú ý ở chỗ nó là
di tích lịch sử văn hóa ngày 21 tháng 1 năm
loại nghệ thuật Việt Nam duy nhất xây dựng
1989. Về kiến trúc, đình vẫn có bộ mái cong và
trên sàn cột. Chúng tôi chưa hề thấy một sự vi
trên bờ nóc có đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời.
phạm nhỏ nào đôi với nguyên tắc ấy. Ở Trung
Chỉ có điều bốn chữ Hán trên cổng ra vào không
Quốc, lối xây dựng này không có, ít ra theo chỗ
ghi là đình, mà lại ghi “Thanh Hà linh từ” (Đền
chúng tôi được biết” (20, tr.19).
thiêng Thanh Hà). Dù sao, đây cũng là ngôi đình
2. Về vấn đề niên đại của đình làng
có niên đại sớm nhất từ thời Lê mà chúng ta
Truy tìm nguồn gốc đình làng, như trên được biết. Ngoài tư liệu văn bia, còn một sử liệu
chúng tôi đã đề cập, là ngoài chức năng của rất đáng tin cậy, đó là sự kiện được chép trong
đình còn phải biết được niên đại xuất hiện của Lê triều thông sử thường gọi là Đại Việt thôngsử
đình. Truy tìm theo hướng này, qua văn bia Hà của nhà bác học Lê Quý Đôn như sau: “Năm
Nội, hiện còn thấy tấm bia“Thanh Hà ngọc phả Nhâm Ngọ, niên hiệu Quang Thiêu 7 (1522) đời
bi ký” nói về vị thần được thờ tại đình Thanh Hà Lê Chiêu Tông, nhà vua chạy lánh ra phía tây
là Trần Lựu, tướng đời Trần chống giặc Nguyên Thăng Long, đóng ở đình làng Nhân Mục Cựu”
Mông tại Vũ Ninh, sau khi thắng trận về mở tiệc (5, tr.131) 5.
khao quân ở thôn Thanh Hà rồi hóa, được dân
Hai cứ liệu vừa dẫn đều cho biết niên đại
lập đình thờ (2, tr.27). Đình Thanh Hà vốn có sáu
tuyệt đối, tuy nhiên, để xác định cụ thể và chắc
tấm bia, Tuyển tập văn bia Hà Nội chỉ chọn một
chắn hơn, chúng ta cần phải tiếp cận vấn đề từ
văn bia ghi thần tích thần thành
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT

nhiều góc nhìn để có một cái nhìn tổng hợp, làm Quốc đô thành hoàng thì cũng vẫn ở ngôi
toàn diện về sự xuất hiện của đình làng. đền cũ. Cho mãi đến thời Lê, theo ghi chép của
Như trên đã trình bày, các tác giả tiếp cận Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục, nói về
ngôi đình làng từ góc nhìn chức năng, như thể chế quy định kiểu thức kiến trúc các ngôi đền
Nguyễn Văn Khoan (1930), Nguyễn Văn Huyên thờ ở kinh sư vào niên hiệu Hồng Đức (1470 -
(1938) trong chuyên khảo viết bằng tiếng Pháp 1497) đời Lê Thánh Tông, thì trong số 8 ngôi đền
đều gắn đình làng với tín ngưỡng thờ thần thượng đẳng thần được liệt kê, có bao gồm ngôi
thành hoàng (génie tutélaire). Nhà phong tục đền Đô đại thành hoàng (6, tr. 59).
học Phan Kế Bính, trong sách Việt Nam phong Như vậy, từ thời Lý đến thời Lê, nơi thờ thần
tục (1915) cho biết: tục thờ thần thành hoàng là thành hoàng đều ở đền. Còn sang thời Nguyễn,
từ Trung Quốc truyền sang ta từ thời nội thuộc chúng tôi tìm đọc Đại Nam nhất thống chí, một
(chỉ thời Bắc thuộc - K.T.H), và dẫn câu tục ngữ công trình được coi như tồng tập đầy đủ về
“Đất có thổ công, sông có hà bá, cảnh thổ nào địa chí các tỉnh thời Nguyễn (tính từ nửa đầu
có thần hoàng ấy” (3, tr.62). thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 của nước Đại
Tra tìm theo ý kiến của Phan Kế Bính, chúng Nam) thì nơi thờ thành hoàng đều ở miếu mà
ta được biết huyền tích/ thần tích chép trong không ở đền. Qua 32 tỉnh được ghi trong Đại
sách Giao Châu ký và Báo cực truyện kể rằng, có Nam nhất thống chí, tỉnh thành nào cũng có
viên huyện lệnh tên Tô Lịch, ba đời nổi tiếng miếu thành hoàng, thường đặt ở phía tây tỉnh
hiếu thuận. Năm Trường Khánh thứ 3 (823) đời thành và hầu hết đều được xây dựng từ thời
Đường Mục Tông, viên quan đô hộ Lý Nguyên Thiệu Trị, phần lớn là năm Thiệu Trị thứ nhất
Gia dựng phủ lỵ trên nền nhà cũ của Tô Lịch, (1841), năm Thiệu Trị thứ hai (1842). Có một vài
hỏi biết đạo đức của Tô Lịch, ngỏ ý muốn thờ trường hợp ghi là thờ Bản cảnh thành hoàng/
làm thành hoàng, được dân chúng đồng tình, Bản tỉnh thành hoàng, còn hầu hét không ghi
bèn dựng ngôi đền nguy nga, đẹp đẽ. Đến khi cụ thể (7).
Cao Biền sang làm An Nam đô hộ phủ, xây đắp Qua các cứ liệu lịch sử như vừa trình bày, cho
lại thành Đại La, vào năm Hàm Thông 7 (866) phép chúng ta có thể nghĩ rằng, tín ngưỡng
đời Đường Ý Tông, nghe tiếng Tô Lịch anh linh, thành hoàng Việt Nam là có hai dòng, một
mới sửa lễ đến tế lễ, tôn Tô Lịch làm Đô phủ dòng được thờ ở đền miếu của tỉnh thành/ đô
thành hoàng thần quân.
thị, và một dòng được thờ ở đình làng. Nói đến
Vua Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra thành Đại dòng tín ngưỡng thành hoàng ở đình làng là
La, đổi tên là Thăng Long (1010), thường mộng căn cứ vào tư liệu nghiên cứu của chúng tôi về
thấy một ông già đầu bạc đến vái chào, hô vạn thần tích, thần sắc trong mối quan hệ với các
tuế. Vua tỉnh dậy, sai quan đến tế, phong Tô nghi thức thờ cúng thành hoàng làng. Trong
Lịch làm Quốc đô Thăng Long thành hoàng chuyên khảo của mình, chúng tôi đã trình bày
đại vương (17, tr. 31-32). Theo bài Tựa của Lý Tế rõ, việc biên soạn thần tích thành văn bản với
Xuyên, viết năm Khai Hựu thứ 1 (1329) đời Trần một quy mô lớn là từ thời Lê. Chẳng hạn, vào
Hiến Tông, thì có thể coi đây là một tệp thần niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572) thời
tích cổ nhất của nước ta. Lê Anh Tông, triều đình đã hạ lệnh cho các
Qua ghi chép của sách Việt điện u linh, chúng làng xã phải kê khai thần tích/ thần phả để xét
ta đã thấy rõ tục thờ thành hoàng là do mấy duyệt, chỉnh lý và bao phong. Việc này được
viên quan đô hộ nhà Đường truyền sang ta. giao cho một viên quan bộ Lễ là Nguyễn Bính
Song lúc bấy giờ, thần thành hoàng Tô Lịch phụ trách (10, tr.181). Tác giả Nguyễn Duy Hinh
được thờ ở đền chứ chưa phải ở đình. Cả đến từ góc nhìn tôn giáo học đã viết cuốn Tín
khi Lý Thái Tổ sai quan đến tế và phong Tô Lịch ngưỡng thành hoàng Việt Nam, chủ yếu từ việc
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT

nghiên cứu khá kỹ các văn bản thần tích, thần phủ, châu, huyện đều phải xây miếu thờ thành
sắc, cho rằng: “Việc lập đình, ban sắc phong hoàng, kiểu thức là phỏng theo kiến trúc các lỵ
thành hoàng có thể diễn ra đầu thời Lê, nhưng sở quan nha đương thời. Đến thời Thanh, kiến
tư liệu chắc chắn đã biết thì thuộc thời Lê Thánh trúc miếu thành hoàng càng lộng lẫy như cung
Tông (1460-1497) (9, tr.380). Bản thân chúng điện, hai cửa miếu có sư tử đá hoặc đồng canh
tôi, khi biên soạn bộ Tổng tập truyền thuyết dân giữ. Thần thành hoàng được đắp nặn bằng đất
gian người Việt6 lại có dịp tiếp xúc với hàng ngàn thếp vàng, hoặc tạc bằng gỗ phủ sơn để rước
văn bản thần tích7, qua đó càng thấy rõ mối trong lễ hội “thành hoàng xuất tuần” (Thành
quan hệ giữa thần thành hoàng với ngôi đình hoàng đi dạo chơi phố phường).
làng. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều nói:
3. So sánh với tín ngưỡng thành hoàng ở “Thần thành hoàng là thần bảo hộ thành thị
Trung Quốc (thành thị bảo hộ thần) trong tín ngưỡng dân
Như trên đã trình bày, tín ngưỡng thành gian Trung Quốc”, hoặc: “Tín ngưỡng thành
hoàng là từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, hoàng là tín ngưỡng của thành thị do đó, chủ
song nguồn gốc lịch sử của tín ngưỡng này ra thể tín ngưỡng là cư dân thành thị mà không
sao, vai trò và chức năng cùng diễn biến lịch sử phải là nông thôn” (10), (11).
của thần thành hoàng ở Trung Quốc như thế Thành hoàng là thần bảo hộ thành thị, đó
nào, v.v... đó là những điều chúng ta cần phải là đặc điểm/ đặc tính của tín ngưỡng thành
nắm bắt, dù chỉ ở mức tôi thiểu, để có thể trên hoàng Trung Quốc. Các miếu thành hoàng ở
cơ sở đó mà xem xét quá trình tiếp biến văn hóa các tỉnh thành được ghi trong Đại Nam nhất
(acculturation) và bản địa hóa tín ngưỡng thành thống chí, cho thấy rõ đó là ảnh hưởng tín
hoàng của người Việt. Sau đây là một số nội ngưỡng thành hoàng Trung Quốc. Còn dòng
dung cơ bản về thành hoàng Trung Quốc, do thành hoàng được ghi trong các thần tích, gắn
chúng tôi lược thuật như một Phụ lục khoa học với việc thờ tự ở đình làng, chính là dòng tín
để chúng ta cùng tham khảo. ngưỡng thành hoàng đã bản địa hóa, do dung
Thành hoàng nghĩa chữ Hán chỉ là hào hợp với các thần linh bản địa vốn đã có từ xa
nước quanh thành, thường nói “thành cao xưa của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Do đó,
hào sâu”, hoặc “thành trì”. Thời cổ sơ, người ta tế chức năng của các thần thành hoàng làng là
thủy dung (hào nước) coi như vị thần bảo hộ tòa bảo hộ xóm làng và mùa màng của cư dân
thành, dần dần thành tên thần gọi thần thành nông nghiệp.
hoàng. Thần thành hoàng có chức năng bảo Về mối quan hệ giữa tín ngưỡng thành
hộ thành trì, phù trợ cho dân khang vật thịnh, hoàng với kiến trúc đình làng, theo quy luật tín
giúp dân trong cầu mưa chống hạn, chống ngưỡng có trước nơi thờ tự có sau8, chúng tôi
thiên tai địch họa. Từ Đường, Tống trở đi tín cũng cho rằng đình làng đã xuất hiện từ thời
ngưỡng thành hoàng mới phổ biến, có đền rồi Lê sơ, thế kỷ XV, tuy nhiên đình với đầy đủ các
có miếu thờ. Lúc đầu dường như là một vị thần chức năng tín ngưỡng - văn hóa - xã hội, cùng
siêu nhiên, vô nhân xưng. Theo giới nghiên với những yếu tố tạo hình mỹ thuật hoàn chỉnh
cứu Trung Quốc, tín ngưỡng thành hoàng có thì phải từ thế kỷ XVI, thời Mạc. Tuy nhiên, theo
trước, muộn hơn về sau mới có miếu thờ. Kiến giới nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, thì thế kỷ XVII
trúc miếu thành hoàng theo kiểu thức quan mới là giai đoạn phát triển phong phú của kiến
thự, xây dựng giống như một quan nha. Từ trúc và điêu khắc đình làng, đặc biệt là giai
đời Minh, kiến trúc miếu thờ thành hoàng mới đoạn nửa sau của thế kỷ XVIII.
bắt đầu to đẹp, đàng hoàng. Điều này là do K.T.H
hoàng đế Chu Nguyên Chương lệnh cho các
(GS.TS, Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian)
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT
6. Lê Quý Đôn (1997), Kiến văn tiểu lục, Bản
Chú thích: dịch của Phạm Trọng Điềm, Nxb. Khoa học xã hội.
1
Niên hiệu thời vua Lê Tương Dực từ 1509 Hà Nội.
đến 1516. 7. Đại Nam nhất thống chí, bản dịch mới của
2
Câu chúc tụng nhà vua thân thể khỏe mạnh, Hoàng Văn Lâu (2012), Nxb. Lao động - Trung
sống lâu muôn tuổi. tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
3
Theo Từ nguyên, từ Tần Hán đã có trường 8. Nguyễn Văn Huyên (1938) Contribution à
đình, đoản đình, là nơi người đi đường nghỉ ngơi l`étude d`un génie tutélaire annamite Lý Phục Man
và tiễn biệt nhau. (Góp phần vào việc nghiên cứu một vị thần thành
4
Bản dịch của Nxb. Văn hóa, 1959, ghi “Kể hoàng An Nam, Lý Phục Man), Viện Viễn Đông Bác
chuyện lên Kinh” là sai. Thượng ở đây không phải Cổ (BEFEO)
động từ, Thượng Kinh là danh từ chỉ thủ đô/ kinh 9. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành
đô (Theo Từ nguyên, Sách Dư địa chí của Nguyễn hoàng Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Trãi cũng ghi Thượng Kinh để chi Thăng Long). 10. Kiều Thu Hoạch (1971): Truyền thuyết anh
5
Bản dịch của Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, hùng trong thời kỳ phong kiến, trong Truyền thống
1978, tr. 263, cho biết vua chạy lánh cuộc nổi dậy anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian
cảa Mạc Đăng Dung. Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
6
Sách do Nxb Khoa học xã hội xuất bản, Hà 11. Trương Trạch Hồng, “Thành hoàng thần
Nội, 2004. cập kỳ tín ngưỡng”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
7
Theo TS. Nguyễn Hữu Mùi chuyên trách thế giới, số 1 - 1995.
nhiều năm về kho thư tịch thần tích, thì số lượng 12. Trịnh Thổ Hữu, Vương Hiền Diểu, Trung
văn bản thần tích ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm Quốc thành hoàng tín ngưỡng, Thượng Hải Tam
hiện có khoảng 5.500 bản. liên thư điếm.
8.
Theo Trung Quốc thành hoàng tín ngưỡng, 13. Nguyễn Văn Khoan (1930) Essai sur le đình
1994, tr. 135. et le culte du génie tutélaire des villages au Tonkin
(Khảo luận về ngôi đình và việc thờ thần thành
Tài liệu dẫn
hoàng của các làng xã ở Bắc Kỳ), Viện Viễn Đông
1. Alexandre De Rhodes, Từ điển Annam - Bác Cổ (BEFEO)
Lusitan - La Tinh (Thường gọi Từ điển Việt - Bồ La)
14. Nguyễn Vĩnh Phúc, Nguyễn Duy Hinh
tên đầy đủ theo nguyên văn là Dictionarium
(2004), Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân,
Annamiticum Lusitanum et Latinum, Roma, 1651.
Nxb. Hà Nội.
(Hiện có bản phiên dịch của nhóm Thanh Lãng,
15. Lý Văn Phức(1829), Hồi kinh nhật ký (Ký
Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, do Nxb. Khoa
hiệu VNv216, kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
học xã hội xuất bản năm 1991)
soạn Minh Mệnh năm thứ 10.
2. Ban Hán Nôm (1978), Tuyển tập văn bia Hà
16. Nguyễn Văn Uẩn (1995), Hà Nội nửa đầu
Nội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
thế ky XX, tập 2, Nxb. Hà Nội.
3. Phan Kế Bình (1995), Việt Nam phong tục,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 26 - 2 - 2017
4. Đại Việt sử kỷ toàn thư (1985), Bản dịch Nxb. Ngày phản biện, đánh giá: 16 - 3 - 2017
Khoa học xã hội, Hà Nội. Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2017
5. Lê Quý Đôn (1973) , Đại Việt thông sử, Bản
dịch của Bộ Văn hóa - Giáo dục và thanh niên xuất
bản, Sài Gòn.
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT

You might also like