Dinh Lang Viet

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 222

GS.

TRẦN LÂM BIỂN (Chủ biên)


(VIỆN BẢO TỔN DI TÍCH)

ĐỊNH
LÂNG
U Ì É T

(CHÂU THỔ BẮC Bộ)

.ầ L ,
■ ÍP ^
ềềẩắằẼ.

NHÀ XUẤT BẢN H ỐNG ĐỨC


ÌNHLÀI VIỆT
(CHÂU THỔ BẮC BỘ)
TR Ầ N LÂM BIỀN

ÌNHLÀI VIỆT
(CHÂU THỔ BẮC BỘ)

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


t Ha Y L ồ ĩ AAỚ

Một tro n g n h ữ n g công trình kiến trú c có niên đại sớm ở


nước ta, m à ch ú n g ta được biết là ngôi đình ở cạnh động Thiên
Tôn, th uộc khu di tích Hoa Lư (Ninh Bình). Ngôi đình này không
còn nữa, n h ư n g vẫn "sống" trong tiềm thứ c người dân ở địa
phương h ằn g q u an tâm tới lịch sử vùng đ ấ t của m ình, vẫn theo
lời xưa tru y ền lại, thì đấy là nơi các sứ bộ, các châu m ục, quan lại
ngoài biên viễn d ừ ng chấn chờ đợi trước khi vào bái y ết vua. Nếu
qu ả n h ư thế, thì đó là dịch đình (đình trạm ), chứ không phải là
ngôi đình làng n h ư người thời nay còn b iết đến. T ất nhiên,
ch ú n g ta không loại trừ khả năng dịch đình là tiền th ân của đình
làng. H iện nay, tại địa điểm của ngôi đình cổ ấy, chúng ta còn
gặp n h iều viên gạch và m ột số m ản h gốm có hoa văn nói lên dấu
tích của các thời Đinh, tiền Lê, Lý.

Tới thời T rần, ngôi đình vẫn chỉ m ang tín h chất của m ột
điểm nghỉ chân. Bằng vào tài liệu viết, chúng ta biết rằng nó
ch ư a phải là nơi th ờ T hành hoàng của làng xã.
Đ iểm lại • đôi n é t còn biết được
• về diễn trìn h của loại• kiến
trú c được gọi là "đình", từ buổi đầu của thời kỳ độc lập cho đến
thờ i Lê sơ - Mạc và dừng lại trước triều C hính Hòa (cuối th ế kỷ
XVII), tức triều đ ại được đ án h dấu bởi m ột bước p h át triể n rực rỡ
củ a n g h ệ th u ậ t xây dựng đình làng. Trong buổi khởi nguyên của
nó, cái gọi là "đình" vốn là m ột n h à công cộng để nghỉ chân
(đình trạm ). Đ en đầu triều Trần, m ột số n h à nghỉ chân ấy còn
được dùng làm nơi thờ Phật, đồng thời vẫn giữ chức năn g cũ. Có

5
điều rằn g , giữ a hai chức năng cũ và mới ấy, cái nào trở th à n h
chính, th ì th ự c khó m à phỏng đoán. Thời Lê sơ, rồi đ ến thời Mạc,
ắ t h ẳ n n h iều ngôi đình vẫn là n h à nghỉ chân, n h ư n g nội dung
m ộ t số lời v ăn bia còn cho thấy, có n hữ ng ngôi đình đã trở th à n h
công trìn h kiến trú c công cộng của làng xã. C húng tôi th iế t nghĩ,
m ộ t khi đ ìn h đ ã th uộc về làng xã, th ì không có gì lạ, n ế u có
n h ữ n g vị th ầ n của làng xã được đưa vào đình, chẳng khác gì
P h ật cũ n g từ n g bước vào đình. Dưới thời Trần đạo P hật còn đóng
vai n h ư m ộ t quốc giáo, đến thời Lê tru n g hưng, th ì sự có m ặ t của
n h â n v ậ t gọi là "T hành hoàng" tro n g m ột số đình làng là điều
chắc ch ắn (nội d u n g văn bia đình An Khê ở Bắc Giang).

Ke ra, n ế u chỉ căn cứ vào nội dung các lời bia đã tó m tắt,
th ì có th ể n g h ĩ rằ n g bấy giờ chức năn g trạ m nghỉ ch ân v ẫn còn
chiếm ưu th ế so với chức năng th ờ phụng. Dù sao, q u a khảo sát
trê n th ự c địa, ta cũng thấy rằng, ngay từ th ế kỷ XVI (thời nhà
Mạc), m ộ t số ngôi đình lớn đã x u ấ t hiện với tư cách là m ộ t kiến
trú c công cộng củ a làng xã: các đình Thụy Phiêu sửa n ăm 1531
(Ba Vì, H à Nội), Tây Đ ằng (thị trấ n Tây Đằng, h u y ện Ba Vi, Hà
Nội), T h an h L ũng (huyện Ba Vì, H à Nội), Lỗ H ạnh (huyện Hiệp
Hòa, Bắc Giang), Thổ Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang), là n h ữ n g
ví dụ nổi tiến g . Mấy ngôi đình v ừ a kể là n h ữ n g tác phẩm ng h ệ
th u ậ t h o àn ch ỉn h củ a làng xã. Đ ương nhiên, với thời gian ch ú n g
không còn giữ được nguyên trạn g , n h ư n g ph ần còn lại cũ n g đủ
để ch ú n g ta n h ìn lại bộ m ặt thự c của từ n g ngôi đình: m ột công
trìn h kiến trú c d àn h cho việc thờ T hành hoàng làng, v ấ n đề vẫn
cần đ ặ t ra là n iê n đại khai sinh củ a loại đình làng ấy (không phải
là q u á n nghỉ, ch ủ yếu là nơi thờ T hành hoàng làng). Không m ột
tài liệu th u ộ c b ấ t cứ loại nào có th ể m inh chứng, n ê n ch ú n g tôi
chỉ n g h iê n cứu trê n các hiện v ật v à di tích để đoán định.

T h àn h h o à n g làng là vị th ầ n bảo hộ làng, có th ể nói là đấng


th ầ n lin h tối th ư ợ n g của làng. C húng ta thư ờ ng hiểu n h ư vậy.

6
Song, vị ấy ở đâu ra? Theo nguồn gốc T rung Hoa, khái niệm
"Thành hoàng" từ n g được nhắc đến: Thần T h àn h hoàng của
T rung Hoa chỉ m ới x u ất hiện vào đời n h à Chu, cùng m ộ t lượt với
n h ữ n g th à n h q u ách của các lãnh chúa, và h o àn g là cái hào bao
q u an h bức cường. Đó lả th ần của th àn h trì v à th à n h phố.
T hần của ta là th ần làng xóm, chứ không phải là th ầ n của
th àn h phố. Nông th ô n ở T rung Hoa c ó th ần làng không? Có,
n h ư n g lại khác h ẳn th ần làng của ta. Thần của ta là n h â n v ật địa
phương, còn th ầ n các làng T rung Hoa là th ầ n đ ấ t đai. Ta có cất
nhà, họ thì lộ th iên . T hần của ta là của riêng của dân m ỗi làng.
T hần của T rung Hoa là của riên g lãnh chúa m à n h iề u làng phải
cùng th ờ với lãn h chúa.
Theo đó, tác giả Bình Nguyên Lộc nói rằng à nước ta thờ
T hành hoàng là sai. Nhưng dù sai hay đúng thì vẫn hiện diện m ột
thực tế lịch sử: Khái niệm Thành hoàng" gốc T rung Hoa đã "đổ bộ"
vào nông thôn nước ta. v ấ n đề là từ bao giờ? Chưa có bằng cứ gì
cho phép tin rằn g vị thần m ang tên gọi Trung Hoa ấy đã "có m ặt" ở
nòng thôn nước ta hồi thời Lý v à thời Trần. Thời Lê SƯ, Nho giáo
p h át triển m ạnh: trên đấu trường tranh chấp ý thức hệ chính làm
n ền cho m ột n h à nước quân chủ m à tính chất tru n g ương tập
quyền ngày càng được củng cố. Đạo giáo và P hật giáo bị đẩy lùi
m ột bước. Khác với nhà Lý, chính quyền Lê sơ, sau khi lãnh đạo
n h ân d ân đuổi giặc Minh, đã nhìn Trung Hoa n h ư m ộ t m ẫu m ực
cho việc tổ chức xã hội về m ọi m ặt. Thế là n h iều biểu h iện văn
hó a - n g h ệ th u ậ t cung đình của n h à M inh được đ em áp d ụ n g vào
nước ta. Và, tấ t n h iên nghệ th u ậ t - văn hóa d ân tộc có bị m ờ đi,
ph ải chăng đấy cũng là m ột thời kỳ để cho khái n iệm "T hành
h o àn g '' được tru y ề n bá vào nông thôn nước ta.
Có th ể th ấ y rõ là tro n g xã hội thời Lê sơ có n h iều b iến đổi
lớn so với các thời trước, đặc b iệt là, triề u đình không còn để cho
nông th ô n tự trị th eo lối cũ, không chỉ bóc lột n ô n g d ân th ô n g

7
q u a "chủ làn g " nữa, m à xã hội nông thôn được tổ chức lại, gắn
bó với triề u đ ìn h hơn về các m ặt kinh tế, chính trị, văn hóa. Phải
chăng, tìn h h ìn h mới ấy đã tạo n ên điều kiện cho triề u đình đưa
"T h àn h h o àn g làng" vào làng xã, để qua đó m à cung cấp cho
người d ân m ộ t ông vu a tin h th ần ? Nếu q u ả thế, không có gì lạ
n ế u T h àn h h o àn g được cấy vào ngôi đình, m ộ t kiến trú c tuy vốn
phi tô n giáo, n h ư n g lại đã có tiền lệ tiếp n h ậ n tư ợng Phật, theo
lện h củ a v u a T rần.

Rồi dưới cái ô bảo trợ của triều đình, xu th ế mới cứ th ế m à


m ạ n h lên, lan rộng. Ngay từ th ế kỷ XVI, sự hiện diện của triều
đ ìn h tro n g ngôi đ ìn h làng đã quá rõ ràng. Tại đình Lỗ H ạnh (Bắc
Giang) m ộ t tro n g n hữ ng ngôi đình cổ n h ấ t m à ph ần cơ bản của
kiến trú c còn tồ n tại đến ngày nay, chúng tôi đã đọc được trên
m ộ t bức p h ù điêu, bốn chữ: "H oàng đế vạn tu ế " do hai con rồng
cuộn th â n vào n h a u nâng lên. Từ đó về sau, trong số các hoành
phi củ a từ n g ngôi đình làng, thư ờng thì th ế nào cũng có m ột bức
h o à n h phi m an g m ấy chữ "Thánh cung vạn tu ế", hay "T hánh thọ
vô cương". T oàn là n hữ ng công thứ c chúc tụ n g vua và chính vì
th ế m à ta có q u y ền nghĩ rằng, ngay từ n h ữ n g đoạn đường đầu
củ a nó, đ ìn h làn g dù là nơi thờ T hành hoàng của làng xã, đồng
thời còn n h ằ m m ục đích đề cao chính th ể q u ân chủ, và n h ân vật
tiêu b iểu củ a ch ín h th ể ấy là ông vua.

T ất n h iên , đình, với tư cách là nơi th ờ T hành hoàng làng


củ a làn g xã, khô n g chỉ ra đời vì triều đình và chính th ể quân
chủ. Xã hội n ô n g th ô n càng phân hóa, tầng lớp chủ n h â n mới của
n ô n g th ô n càn g được củng cố. Trong m ột n ông th ô n ngày càng
p h á t triể n n h ư n g th iếu m ột n ền kinh tế hàn g hóa, tầ n g lớp chủ
n h â n m ới nói trê n chỉ có th ể tự khẳng định chủ yếu tro n g phạm
vi làn g xã. Và đ ìn h làng, m ột khi đã trở th à n h tru n g tâm tinh
th ầ n củ a làn g xã, với việc thờ T hành hoàng do n h à v u a phong, có
th ể đóng m ộ t vai trò tích cực tro n g quá trìn h tự khẳng định nói

8
trên . Cho nên, bên cạnh các hình thức đề cao v u a và chính th ể
quân chu y ên chế, đ ìn h còn khả năng thu h ú t các sinh h o ạ t văn
hóa và tin h th ần củ a làng xã. Ả nh hưởng của Ý thứ c hệ dội từ
triều đ ìn h xuống chủ yếu được biểu hiện tại đình, q u a lễ tế. Hội
đình còn bao gồm b iết bao sinh h o ạt văn hóa dân gian khác nữa,
với các h èm và trò chơi, kể cả diễn xướng.

Khi trao đổi ngoài lề với nhau, cũng có người cho rằng, T hành
hoàng là biến tướng của m ột vị thần nào đó, chẳng hạn th ần đ ất
của xóm làng thời cổ. Chúng ta không đủ cứ liệu để tá n th àn h hay
bác bỏ ý kiến này. Dù sao, đối với nhiều người, T hành hoàng là vị
th ần được du nhập vào làng xã Việt theo yêu cầu của điều kiện lịch
sử thời Lê sơ và thời Mạc. Không rõ hồi bấy giờ từ n g vị T hành
hoàng làng m ang diện mạo cụ thể ra sao, chỉ biết rằng, bước qua
thời Lê tru n g hưng (thế kỷ XVII), nếu căn cứ vào m ột số sắc phong
và các th ần phả còn sót lại đến nay (chủ yếu do N guyễn Bính ngồi
tại Bộ Lễ thảo ra), thì n hân vật đang được bàn đã hoàn to àn m ang
tín h bản địa. Nhiều khi, Thành hoàng được thờ tại m ột ngôi đình
không chỉ có m ột vị, m à tới năm sáu vị thậm chí nhiều hơn nữa.
T hành hoàng có th ể là danh nhân lịch sử (Lê Phụng Hiểu, Lý T hánh
Tông) có thể là sơn th ần (Tản Viên), là hoàng hậu cùng công chúa
(như ở đình Trà cổ), chẳng những thế còn có th ể là dâm thần, là
trẻ con, là ăn m ày ch ết vào giờ thiêng. Có ư ư ờng hợp làng lập đình,
nh ư n g vì làng không sẵn Thành hoàng, biết làng khác có vị T h àn h
h o àn g thiêng, b èn xin rước b át nhang về thờ. Thế là có vị T h àn h
h o àn g kiêm n h iệm hai địa phận. Điều đó khiến ch ú n g ta ngỡ
rằng, vì bản th â n khái niệm "T hành hoàng" được du n h ậ p từ
ngoài, cho n ên T h ành hoàng cụ th ể của các làng xã có x u ấ t xứ và
sự tích khác n h au . Đ ịnh cho m ọi T hành hoàng ở ta m ộ t ng u ồ n
gốc lịch sử chung, e rằ n g không phù hợp với th ự c tế lịch sử.
Thế là T h àn h h o àn g trở th à n h ông v u a tin h th ầ n củ a làng
xã, ch ú n g tôi m u ố n nói rằng, việc thờ ph ụ n g T h àn h h o àn g vô

9
hìn h ch u n g g ắn liền với việc sùng bái H oàng đế, v à qua H oàng
đế m à sù n g bái triều đình, vì đây là m ột h ìn h th ứ c sinh hoạt
triều đ ìn h th u nhỏ lại. Có thể nói thế, vì sự có m ặ t của vị th ần
này và ngôi đ ình, nơi th ờ vị th ần ấy, ở giữa lòng làng xã làm cho
người d â n q u ê q u en với cái trậ t tự của chế độ vua qu an đương
thời và góp p h ầ n dự ng m ột xã hội ổn định tro n g h ệ ý thứ c của
trậ t tự đó.

T rên th ự c tế, n h ữ n g ngôi đình sớm n h ấ t m à hiện nay ta còn


biết được, m ới ra đời trong thời Mạc (thế kỷ XVI), và tấm sắc
phong sớm n h ấ t chính là thuộc về thời đó: tấm sắc phong cho
T hành h o àn g đ ìn h Tử Dương (huyện ứ n g Hòa, Hà Nội) vào năm
1574 (Sùng K hang 9). Thực ra, theo ước đoán của chúng tôi thì
đình th ờ T h àn h h o àn g phải ra đời sớm hơn, vào thời Lê sơ. Cứ
liệu còn q u á ít để khẳng định, như ng cũng ph ần nào được củng
cố bởi bài ký củ a Bùi Xương Trạch viết vào năm 1493 về đình
Q uảng V ăn (Hà Nội). Bài văn ca tụ n g triều đình, chủ yếu đề cao
n h à vua, đồng thờ i nói lên ý nghĩa thự c tiễn của ngôi đình trong
việc công bố ch ín h lệnh của n h à nước đương thời. Và, về m ặt
nào đó, cũ n g p h ản án h được việc sáng tạo ra m ột kiến trúc mói.
Tạm có th ể cho rằng, đây là tiền đề của ngôi đình làng về sau.
Tất nhiên, còn phải chờ lâu nữa, qua thời Mạc, sang thời Lê
tru n g h ư n g , đặc b iệt với Nguyễn Bính, và n h ữ n g quy định về
cách th ứ c th ờ p h ụ n g T hành hoàng, m à ông là m ột tro n g những
tay thi h à n h đắc lực, th ì vị th ần này và ngôi đình của làng xã mới
gắn bó với n h a u m ộ t cách m ật th iết.
Có th ể nói thời Mạc là thời "bùng nổ" của các công trìn h
kiến trú c n ặ n g c h ấ t m ỹ thuật, chủ yếu là kiến trú c ít nhiều có
gắn với tô n giáo. Trong xu th ế chung ấy, kiến trú c đình cũng
p h át triển . C hẳng n h ữ n g thế, n h ữ n g ngôi đình ra đời thời ấy, m à
vẫn tồ n tạ i đ ế n nay, còn phô bày ch ấ t dân gian cao nữa. X ét trê n
bối cản h c h u n g đương thời, đình v ẫn chưa chiếm được vị trí độc

10
tôn. Cuối th ế kỷ XVII đáng được xem là m ột giai đoạn b ản lề, bia
ký đương thời xác n h ận tư cách th ắn g th ế của ngôi đ ìn h trong
làng xã. Nhiều đìn h ra đời có sự đóng góp của dân đ in h cả làng.
Đình thực sự trở th à n h công trìn h của tập th ể, và về m ặ t nào đó,
có gằn với chế độ ru ộ n o công, tro n g nhiều trư ờ ng hợp, khi iàng
xã q u yết dựng đình, th ì tấ t cả dân đinh, nghĩa là m ọi người được
chia ruộng công, đ ều có nghĩa vụ phải đóng góp.

Sang thời Lê m ạt (thế kỷ XVIII), việc xây dự ng đình làng


giảm sú t hẳn. X ét về m ặt hoàn cảnh xã hội, đây là thời kỳ m à
n ạn kiêm tín h ru ộ n g đ ất ở chầu thổ Bắc Bộ p h á t triể n m ạnh,
hàng vạn nông d ân "bị đuổi" khỏi làng, đi th a phư ơ ng cầu thực.
Còn riêng về m ặt kiến trúc, thì hàn g loạt lăng q u ận công ra đời,
đây là bằng chứ ng không th ể chối cãi được về sự p h á t triể n của
kinh tế tư nhân. T rong nhữ ng điều kiện ấy, kinh tế tậ p th ể của
cộng đồng làng xã tấ t giảm sút. C húng ta có th ể tin rằn g , đấy là
lý do khiến cho đìn h làng không có điều kiện để tiếp tục phát
triể n m ạnh. Nói n h ư vậy, không có nghĩa là không đ âu xây đình
nữa, ta vấn th ấy mọc lên ngôi đinh Đình Bảng (1736), và m ột số
ngôi đinh khác. Tuy nhiên, sự x u ấ t hiện n h ữ n g ngôi đinh trong
thời gian này đã gắn liền với sự đỡ đầu của m ộ t h ay nhiều cá
n h ân giàu có, n h ữ n g người làm việc "công đức" để sau này được
p h ụ thờ ở đình, và trước m ắt, để tìm vinh d ự ở làng xã. Tất
nhiên, tín h ch ất dân dã trong tra n g trí đình đã giảm sú t nhiều.
T rong khi đó, ở m iền Trung, trê n đ ất N ghệ An, H à T ĩnh ngày
nay, điều kiện lịch sử lại cho ph ép ruộng công của làng xã được
duy trì ở m ột m ức độ khá hơn nhiều: phải chăng, đấy là điều kiện
khiến cho kiến trú c đình làng vẫn p h át triể n m ộ t cách tư ơng đối
b ìn h thường, và các biểu hiện dân gian, dân dã tro n g n g h ệ th u ậ t
tra n g trí không giảm sú t m ộ t cách đột ngột n h ư trê n đ ấ t Bắc.

Cuối th ế kỷ XVIII, chiến th ắ n g của Tây Sơn tạo ra được m ột


th ờ i ổn địn h n g ắn ngủi, và vì vậy có lẽ chư a đủ thờ i gian cho

11
làng xã phục hồi, cho n ên chúng ta hiếm gặp ngôi đình được
dựng lên lúc bấy giờ. Trong m ột số trường hợp, người ta chỉ tu
sửa, hoặc dự ng th êm n h à tiền tế, hay hậu cung, th ế thôi. Đó là
trư ờ ng hợp, của đìn h Hồi Q uan (Bắc Ninh), n h à h ậu cung đình
Phong Cốc (đảo H à Nam, Q uảng Ninh).

Triều N guyễn (thế kỷ XIX), dù cho chính sách của triề u đại
này là gì, thì, sau qu á nhiều năm chiến tran h , việc nước nhà
th ố n g n h ấ t cũng tạo điều kiện cho làng xã trê n đ ấ t Bắc ổn định
trở lại, ít n h ấ t cũng tro n g m ột thời gian nào đó, xóm th ô n không
còn qu á tiêu điều n h ư trong nử a đ ầu th ế kỷ th ứ XVIII nữa. Dòng
m ỹ th u ậ t tru y ền th ố n g có thời cơ để phục hồi. Cho nên, dưới thời
Gia Long, n h iều đình lớn được dựng, đặc b iệt đình An Đông
(Q uảng Ninh), với n h ữ n g cột cái lớn chưa từ n g th ấy (đường kính
chân cột n h ữ n g 105cm ). Rồi th ì đình Tam Tảo (Từ Sơn, Bắc
Ninh). C hùa cũng vậy, chẳng h ạn như ch ù a Đức La (Yên Dũng,
Bắc Giang) được dựng lại khá to lớn.

Buổi đầu ấy q u a đi n h an h chóng, rồi n h à N guyễn cũng như


n h à Lê sơ, đề cao Nho giáo, cóp n h ặt và truyền bá nghệ th u ật
đương thời của T rung Hoa, ý thức có hệ thống ấy đ ã góp phần xác
lập m ột bộ m áy vu a quan chuyên chế, m à tính chất tru n g ương tập
quyền được củng cố thêm rất nhiều, so với các triều đại trước,
không khỏi ảnh hưởng đến dòng m ỹ th u ật bắt nguồn từ truyền
thống lâu đời của dân tộc. Phải chăng, đấy cũng là m ột trong nhiều
lý do, nếu không phải là lý do chính, khiến cho, dưới thời Minh
Mệnh, triều vua có vẻ thịnh trị n h ấ t trong suốt lịch sử của nhà
Nguyễn, việc xây cất các công trìn h kiến trú c công cộng ở làng
xã chẳng đáng là bao: về m ặt này, ta chỉ gặp bia ký ở các kiến
trúc do triều đình lện h cho dựng hoặc kiến trú c p h ụ gh ép th êm
vào các kiến trú c cũ. T rong khi đó kiến trúc cung đ ìn h ở Huế h ú t
n hiều cố gắng cũng n h ư của cải N hà nước, và, tấ t n h iên nhiều
sức lao động của m ộ t bộ ph ận n h â n dân. Từ cuối đời M inh M ệnh

12
về sau, đình được dựng nhiều hơn ở m iền xuôi, vôi và gạch được
sử dụng, còn ở m iền núi, thì gỗ vẫn là nguyên liệu chính. Kiến
trúc đ ìn h th âm n h ập cả vào những vùng tương đối hẻo lánh của
m iền ngược, h àn g loạt đình được trải ra suốt từ Lạng Sơn qua
Bắc Sơn về Thái Nguyên; đình Long Đống, đình H ữu Vĩnh, đình
Nông Lục, đình H ưng Vũ, đình Dục Lắc, đình Q uỳnh Sơn...

T rên đất m iền Nam, kể từ nay trở đi, cũng có đình, cũng
thờ T h àn h hoàng. Song, qua n hữ ng đình ở Sài Gòn và ở nhiều
làng xóm xung quanh, thì cảm giác đầu tiên của chúng tôi là m ột
số n é t khác b iệt giữa đình ở đây và đình ở m iền Bắc: hội đình
kém náo nhiệt, T hành hoàng đình nào thiêng thì còn được dân ở
nhiều nơi khác đến lễ bái (đình Ông ở ấp Phong Phú, huyện Thủ
Đức, thư ờng n h ậ t th u h ú t cả người ở Chợ Lớn hay xa hơn tới lễ).
Tuy ch ư a có đủ bằng cứ để dám chắc n hư ng chúng ta cứ ngờ ngợ
rằn g ngôi đình ở m iền Nam, về thự c chất, gắn nhiều hơn với tính
chất củ a ngôi đền. Phải chăng tổ chức có phần lỏng lẻo hơn của
làng xã m iền Nam, so với tổ chức của làng xã m iền Bắc, đã làm
n h ạt đi vai trò của ngôi đình làng

Đ ình làng là công trìn h kiến trúc được coi là lớn n h ấ t của
làng xã, là m ột tru n g tâm văn hóa tru y ền thống của cộng đồng...

Theo tin h th ần Nghị quyết 5 Ban chấp h àn h T rung ương


khóa VIII của Đảng về việc p h át huy bản sắc văn hóa dân tộc thì
việc n g h iên cứu đình làng là m ộ t trong nhữ ng trọ n g tâm của
nh iều n g àn h khoa học. M ặt khác, việc nghiên cứu đình làng là
tìm về văn hóa - nghệ th u ậ t truyền thống dân tộc và góp phần
giới th iệu tới công chúng n hữ ng giá trị văn hóa nghệ th u ậ t của
ông cha.

1. Nghệ th u ậ t cổ Việt Nam là kết tin h của tin h th ầ n người


V iệt "m uôn đời m uôn th ủ a", trê n cơ sở cuộc sống hằn g ngày và
cách ứ ng xử củ a cộng đồng, của d ân tộc ta trước cái đẹp thự c th ể

13
và tâm linh. Công trìn h nghiên cứu về đình làng trê n các phương
diện lịch sử và văn hóa với m ộ t cái n h ìn tổng th ể về bản chất của
cái đẹp hữ u th ể và cái đẹp vô th ể tro n g sự đan xen tương hỗ của
ch ú ng thuộc tru y ền th ố n g văn hóa n g h ệ th u ậ t của d ân tộc.
2. Lịch sử văn hóa - nghệ th u ậ t Việt Nam gắn chặt với
n h ữ n g bước th ăn g trầm , p h át triển tro n g từ n g thời điểm của văn
hóa - n ghệ th u ậ t dân tộc, ngôi đình là m ột tro n g nhữ ng sản
phẩm tiêu biểu, ứng hợp với từ n g điều kiện của lịch sử. Đó là
m ột đặc điểm rấ t riêng, bởi vì không phải b ất cứ dần tộc nào trê n
th ế giới, sự ứng hợp ấy cũng rõ n é t như vậy. Cũng giống như sự
p h át triể n của dân tộc về m ặt xã hội, sự p h át triển của m ỹ th u ậ t
nước ta diễn ra th à n h m ột chuỗi liên tục, không bị đứ t đoạn,
tro n g đó ngôi đình là m ột trong n hữ ng giá trị v ăn hóa - nghệ
th u ậ t và là m ột gạch nối trê n dòng chảy liên tục ấy để tạo nên
m ột bình diện độc đáo.
Công trìn h nghiên cứu về đình làng Việt Nam được trình
bày n h ư m ột tổng hợp tương đối đầy đủ n h ữ n g n h ận thứ c về tổ
hợp lịch sử văn hóa, kiến trú c nghệ th u ậ t đình làng. C húng tôi
hy vọng rằn g nó sẽ đáp ứng được phần nào yêu cầu của thực tế
và n h ư m ột "cửa mở" cho n hữ ng công trìn h tiếp sau.

3. Trước kia có m ột số người (và nhiều người) tin rằng, m ỹ


th u ậ t V iệt N am cổ truyền, theo cách nói của L. B ezacier - người
đầu tiên tìm hiểu m ỹ th u ậ t Việt Nam, chỉ là "dạng th u ộ c địa" của
m ỹ th u ậ t cổ tru y ền T rung Hoa, chẳng h ạn như m ỹ th u ậ t Lý là
m ột biến dạng của n h iều khía cạnh của m ỹ th u ậ t Tống, m ỹ th u ậ t
N guyễn là m ộ t biến th ể của m ỹ th u ậ t T hanh... N hận định này dễ
được chấp n h ận vì dù muốn, dù không, cha ông ta đã từ ng tiếp
thư m ột số yếu tố văn hóa - nghệ th u ậ t của dân tộc láng
giềng. Chính vì vậy, có m ột thời, nước ta đã bị coi là m ột nước
"Trung Hoa hóa" (Bezacier) ở Đông Nam Á, trong khi các nước

14
Lào, Cam -Pu-Chia, Thái Lan... lại bị m ệnh danh là những nước
"Ấn Độ hóa". N ghiên cứu văn hóa nghệ th u ậ t truyền thống Việt
Nam nói chung, đình làng nói riêng, trên cơ sở quy luật lịch sử và
sự tiếp biến văn hóa, chúng ta sẽ loại bỏ dần nhận định chưa
khách quan trên, n hằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta đều hiểu rằng,
tiếp th u không đồng n h ất với "sao chép", v ả lại, bên cạnh những
yếu tố tiếp th u (mà cha ông ta đ ã từng dung hội m ột cách tuyệt
vời dựa trê n cơ sở của tinh th ầ n tự tôn dân tộc) còn có biết bao
yếu tố khác được b ắt nguồn từ rấ t xa xưa trê n đ ấ t nước này,
C húng ta cũng h iểu rằng, m ột th ứ lý luận chung chung, khô
khan, không th ể làm thay đổi m ột quan niệm đã được định hình.
Song, chỉ có th ể xóa bỏ nếp hằn tư duy dự a trê n n hữ ng tài liệu
sinh động, cụ th ể m à công trìn h nghiên cứu về văn hóa - nghệ
th u ậ t đình làng sẽ góp phần vào việc làm đó. Hy vọng rằng,
th ô n g qua công trìn h này, chúng ta sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn
tro n g việc khám ph á sự sáng tạo độc đáo của tổ tiên, trê n lĩnh
vực sáng tạo cái đẹp,

4. Một đặc th ù của nền m ỹ th u ậ t cổ tru y ền Việt Nam là sự


quán triệ t tín h d ân dã trong văn hóa, hay nói đ úng hơn, trong
n ền m ỹ th u ậ t cổ tru y ền Việt ở thời quân chủ chuyên chế, chúng
ta không n h ậ n th ấy có sự phân biệt rạch ròi giữa dòng bác học
và dòng d ân gian (không phải n ền m ỹ th u ậ t nào cũng có). Lịch
sử văn hóa - n g h ệ th u ậ t đình làng đã góp phần khẳng định sự
sán g tạo diệu kỳ củ a người dân lao động về m ặt tạo hình.

Vói tinh th ần nêu trên, chúng tôi tin rằng ấn phẩm Đình làng
Việt (vùng châu thổ Bắc Bộ) sẽ là m ột công trình nghiên cứu có
tín h chất tổng hợp liên ngành, góp phần nêu bật được giá trị bản
sắc văn hóa của ông cha ta, dẫn tới việc bảo tồn, xây dựng và phát
huy truyền thống tố t đẹp của Di sản Văn hóa Việt Nam.

15
Ọ uán nghỉ, T h u n g L ũng, Ba Vì, Hà Nội
(T ư liệu: V M T )

T h ủ y đình, chùa T h ầ y , Q u ố c Oai, H à N ội


(T ư liệu: V M T )
Đình T h ụ y Phiêu, Ba Vì, Hà Nội
(T ư liệu: V M T )

Đình A n c ố , Thái T hụ y , T hái Bình, T K XVI I


(T ư liệu: V M T )
©HưoMerỊ
KHÁI QUÁT VỀ S ự HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM

N hiều loại hìn h kiến trúc cổ truyền của người Việt còn lại
tới ngày nay, có th ể tạm phân định th àn h kiến trú c n h à ở dân
gian, kiến trú c cung điện, lăng tẩm , th àn h quách, kiến trú c tô n
giáo tín ngưỡng... Trong n h ữ ng kiến trúc kể trê n , ch ú n g ta
không th ể tiếp cận được với b ất kể m ột ngôi n h à d ân gian nào có
từ giữa th ế kỷ XVII trở về trước. Từ giữa th ế kỷ XVII trở về sau
cùng lắm chỉ có th ể tìm được nhữ ng kiến trú c n h à th ờ họ kiêm
n h à ở, còn n h à ở thông thường chủ yếu là sản ph ẩm của th ế kỷ
XX về sau. Vì th ế, tro n g việc nghiên cứu kiến trú c n h à ở b ắt
buộc ch ú n g ta phải tiếp cận từ góc độ lịch sử học kiến trú c và
dân tộc học kiến trú c để tìm ra m ột số vấn đề còn n g ư n g đ ọng về
kết Cấu củ a chúng tro n g thời q u á khứ.

T rong lĩnh vực kiến trúc, tạm thời chúng ta có th ể rú t từ


m ộ t số ngôi n h à của tộc người thiểu số để làm đối ch ứ n g cho
kiến trú c tru y ề n th ố n g của người Việt, trong đó có ngôi đình.

K hông m ột kiến trú c tô n giáo nào được nảy sinh từ m ột


sán g kiến riên g biệt, đột ngột, m à mọi kiến trú c ít n h iều đ ều có
gốc gác, dù gần gũi, hay xa xôi đều bắt nguồn từ n h ữ n g ngôi n h à
ở. Bởi ch ín h nh à ở, m ộ t khi đã vượt cao hơn n h u cầu trú ngụ, th ì
nó đ ã ch ứ a đự ng cả n h ữ n g yếu tố văn hóa và tâm linh, n h iều khi

17
nó p hản án h về vũ trụ quan và nh ân sinh qu an thuộc nhận thức
của con người. Chính n h ận thứ c đó ià nền tản g tin h th ầ n cho mọi
kiến trú c tôn giáo, tín ngưỡng và cả n hữ ng ngôi n h à thời sau
Rõ ràn g n h ữ n g ngôi nh à kiểu mới m à không m an g th ầ n thái Việt,
tức m ang b ản sắc ẩn tàn g trong tâm hồn của nó, th ì cũng trở
nên có p h ần lạc lõng và xa cách. Vậy kiến trú c n h à ở chính của
người Việt, n h ấ t là ở đồng bằng Bắc Bộ, đã m an g dáng dấp và ý
nghĩa gì?

Theo lịch sử kiến trúc, chúng ta có th ể b iết được người Việt


ở châu thổ sông Hồng đã từ n g có nhiều kiểu n h à khác nhau, từ
nh ữ n g ngôi n h à đơn sơ nhiều tín h "tạm bợ", cả m ái và thán đều
lợp lá, rồi n h ữ n g ngôi n h à vách trá t đất, lợp cỏ tra n h (ranh), hay
nh à sàn, n h à trìn h tường và m ột kiểu n h à dài m ái dốc...

T rong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của người Việt thì 3
dạng n h à sàn, nh à trìn h tường, nhà m ái dốc đã ít nhiều ảnh
hưởng tới n h ữ n g m ặt khác n h au của ngôi chùa, đình, đền... Vì
th ế ch ú n g tôi m uốn điểm lướt qua về th ần th ái của các ngôi nhà
này trước khi đi vào n hữ ng n é t cơ bản thuộc các kiến trúc đình.

Nhà sàn
Rất n hiều cư dân ở vùng Đông Nam Á có n h à sàn. Nhà sàn
h iện nay còn có m ặt ở hầu khắp địa bàn của các cư dân thiểu số
V iệt Nam, cả ở Tây Bắc, Việt Bắc cho đ ến tậ n Tây Nguyên.,.
Nhiều n h à n g h iên cứu dân tộc học văn hóa còn cho biết, váo thời
gian cách đây chỉ vài ba tră m năm , n h à sàn cũ n g có m ặ t ò vùng
châu thổ sông Hồng. Tới nay th ì n h à sàn cũng m ới chỉ lui về
m iền n ú i cách Hà Nội khoảng hơn 40 km. N hìn chung, ncười ta
có th ể n h ìn th ấ y n h à sàn được th ể hiện dưới h ai dạng: m ột là,
n h ữ n g n h à là nơi ở củ a tiểu gia đình, nó có độ dài vừ a đủ, nhiều
khi chỉ gồm m ộ t gian hai chái, với bốn m ái lá, được dựng trên
các cột cao, th ấ p không n h ấ t loạt như nhau, có khi chỉ cao vừa

18
đủ để chống sự ẩm thấp, n h ấ t là những ngôi n h à ở gần m iền
xuôi. Cũng có khi làm khá cao để còn sử d ụ n g không gian dưới
sàn. Ở vùng Tây Nguyên, thoáng như còn tà n dư của chế độ
"m ẫu hệ", các gia đìn h con gái khi chưa ra ở riêng (cũng có khi
không ỏ’ riêng) đã ở chung với bố m ẹ và dưới m ái nhà này
thường chiếm m ột không gian tương ứng, Do vậy m à ngôi nhà
sàn được kéo khá dài và có bờ nóc thường th eo trục Đông - Tây.
Có m ột điểm đặc b iệt là, n hà rông Tây N guyên có m ái rấ t cao,
như ng n h à ở th ì m ái thấp. Điều chúng ta q u an tâm là ý nghĩa và
n hữ ng n h ậ n th ứ c khác n h au thuộc tâm linh của ngôi nhà sàn ở
phía Bắc và ở Tây Nguyên.
Trong tru y ện cổ tích của người Việt có kể rằng; ở thời
nguyên thủy, tro n g cuộc sống hỗn m ang, con người còn ăn lông
ở lỗ, chư a có nhà, sống rấ t khổ cực. Một hôm , vị tù trư ởng bắt
được m ộ t con rùa, định làm thịt, thì rù a xin th a và nguyện dạy
cho người cách làm nhà. Rùa đứng lên và bảo hãy theo cái m ai
này lấy tra n h làm m ái, th eo cái bụng phẳng này lấy bương làm
sàn, theo chân này m à ch ặt cây làm cột... T ất nhiên, câu truyện
m ang h ìn h thứ c h u y ền thoại do chính con người tạo nên, nhưng
trê n tin h th ần ấy người ta có thể hiểu rằng, m ái nhà sàn cũng
n h ư m u rù a tư ợ ng trư n g cho bầu trời, sàn n h à cũng như bụng
rù a bằng ph ẳn g tư ợng trư n g đất, vì thế, sống trong ngôi nhà sàn
là nhập m ình tro n g sự đối đãi giao hoà của ầm - dương, trời -
đất, để con người được n h ập vào trong dòng sinh lực của vũ trụ,
n ên luôn được no đủ, khoẻ m anh và hạnh phúc mọi m ặt.

Ngôi n h à sàn dài của Tây Nguyên với trụ c m ái theo chiều
Đông - Tây cũng có ý thứ c hòa vào vũ trụ. N hưng điển hình của
n h à sàn Tây N guyên phải là nhà rông. Ý ng h ĩa về nhà rông cũng
n h ư h ìn h thứ c và n h ữ n g v ấn đề liên quan thuộc lĩnh vực văn hóa
của nó... đã được n h iều người nghiên cứu với n hữ ng công trình
dài n g ắn trê n sách, báo, n ên ở đây chúng tôi chỉ dừ ng lại trên

19
m ột khía cạnh th uộc lĩnh vực tâm linh, liên q u an đến kiến trúc
tru y ền thống. Nhà rông điển hình, thư ờ ng có m ái rấ t cao, th ân
rấ t th ấp được làm th eo kiểu n h à sàn, dự ng trê n cả m ột hệ thống
cột và rầm khá chắc chắn. Thông th ư ờ n g ở hai đầu bờ nóc là
"Đ ầu kìm " (như ''K hau cút"), gồm hai th e n gỗ hoặc tre b ắ t chéo,
n h ư n g n h iều khi lại là đầu chim , m ang m ộ t giá trị b iểu tượng
gắn với tâm linh núi rừng. Dọc bờ nóc nối từ "đầu kìm" bên này
đến "đầu kìm " b ên kia, nhiều khi cũng th ể h iện chim và hình
người. T rong q u an niệm của nhiều cư dân trê n th ế giới, th ì loài
chim do bay được ở trê n tần g cao nên đa số chúng tư ợ ng trư ng
cho tần g trời (trừ n h ữ n g con chim nước ít bay).

Trong m ột ngày mới gần đây, m ộ t duyên m ay đã đư a đẩy


ch ú ng tôi tới Kon Tum , Sa Thầy, vô tìn h được tiếp cận nhiều
người già của địa phương, các cụ cho chúng tôi biết m ái nhà
rô n g phải cao 9 sải. Khi hỏi về nhữ ng m ô hình, th ì các cụ nhìn
th o áng qu a đã chỉ cho chúng tôi cái này đúng, cái kia sai. Hóa ra
9 sải chỉ là m ộ t cách nói tương đối có tín h phiếm chỉ. Với cái nhà
rông m ô hình, có cái các cụ bảo đúng 9 sải, có cái các cụ bảo sai.
Đó là m ột lối nhìn q u en m ắt thuộc lĩnh vực tâm linh và ch ú n g tôi
hiểu m ái phải v ú t lên, tạo th ế cao vời vợi n h ư không dứt, phần
giữa m ái n h ư hơi th ó t m ột chút, về th ự c tế, h ầu n h ư n ếu đo
chính xác th ì m ái này không phải cao gấp 9 lần th â n n h à cũng
không phải bằng 9 lần th ân hay sải tay bình thường của con
người, m à con số 9 là số tư ợng trư n g (biểu kiến), m an g ý nghĩa
"nhiều" tro n g q u an niệm của người Việt. Ở giải ph áp kiến trúc,
h iện tư ợng hơi võng th â n vào trong và hơi loe ra ch ú t ít của bờ
m ái đã tạo ra cảm giác th an h thoát, n h ẹ n h àn g , n h ư có xu hướng
bay lên.

Cũng tro n g dịp này, do đi ở trê n sàn cảm th ấ y cót két, ọp ẹp


và m ột cảm giác th o án g qua là không vữ ng chãi (dù rấ t chắc
chắn), chúng tôi có hỏi bỏ sàn này đi ở th ấ p xuống đ ất có chắc

20
chắn hơn không? thì m ột người trả lời ngay: "N hư th ế người ở
chung với m a à". C húng tôi sửng sốt và chợt hiểu, ngoài n h ữ n g ý
nghĩa, n h ư ta đ ã biết với nhiều chức năng khác nhau, th ì nhà
rông còn có m ộ t chức n ăng khác là nơi tam tần g th ế giới giao
hòa, hay suy cho cùng cũng là m ột trục thông linh giữa tầ n g trê n
- nhân gian - th ế giới bên dưới. Và, ở m ột h ạn chế nào đó, ngôi
nh à này n h ư m ộ t sự k ết tụ tâm linh đến m ức độ cao để cho con
người khi ngồi tro n g không gian nội th ấ t của nó đã như được hòa
cá thẻ vào vũ trụ trư ờ ng tồn

Nhà trình tường

Không gian gắn với ngôi nhà này chủ yếu ở châu th ổ sông
Hồnc và m ột p h ần ở H oa Nam. Nhà trìn h tư ờng thích hợp với
k h ô n j gian v ăn hóa cổ tru y ền của người Việt ở v ùng khí hậu
nhiệt đới gió m ùa. Chắc chắn nhà trìn h tư ờng khó có niên đại
sớm lơ n n h à sàn, nó thích ứng với vùng đồng bằng thấp, nơi có
th ể da cạn n h ữ n g n g uyên liệu tự nhiên. Không gian của nhà
trìn h tường, chủ yếu là ở các m iền quê châu thổ, gắn với các gia
đ ìn h tiểu nông tro n g cơ cấu xã hội thôn dã. Người ta có th ế nghĩ
rằ n g vào m ột làng qu ê của người Việt là tiếp cận ít n h ấ t với bốn
khôn} gian văn hóa. Nơi đồng ruộng tu y không còn chỗ nào
m anc tín h tự n h iên n h ư ở vùng đồng núi nữa, n h ư n g cũng có thể
tạ m coi đây là không gian th ứ n h ất có yếu tố th iên nhiên, không
g ian th ứ hai: giữa đồng ruộng và ven làng, m an g tín h n ử a thiên
nhiên, n ử a văn hóa, không gian thứ ba: vào tro n g làng là không
g ian văn hóa, vào tro n g n h à được coi là không gian văn hóa đậm
đặc. Trong không gian ấy, tư duy nông nghiệp Việt biểu h iện qua
m ộ t số ứng xử với th iê n n h iên và tâm linh đ ã bộc lộ rấ t rõ. Trước
h ế t rgôi n h à th ư ờ n g khá thấp, không bao giờ cao hơn n h ữ n g cây
có th ân gỗ tru n g bình, nó như m ang ý n g h ĩa bám lấy đ ất, chưa
có Ý “hức vươn th eo chiều cao (có lẽ x u ất p h á t từ tin h th ần , từ ý
th ứ c th ự c dụng, chư a đẩy th ầ n linh lên cao). N hiều người cũng

21
cho rằng, với ch ất lượng kém bền vững, ngôi n h à Việt khó vững
trước bão tố tự nhiên n ên không th ể vươn cao được, về không
gian m ặ t bằng của khuôn viên, chúng ta thư ờ ng th ấy các cây lớn
chủ yếu được đẩy ra v en/biên khuôn viên. Ngôi n h à thư ờ ng quay
về hướng Nam, n h ư vậy n h à được nằm chủ y ếu ở phía Bắc của
khuôn viên. Trước m ắt thường là khoảng sân khá rộng, h ìn h chữ
n h ật. Trước thời hòa bĩnh lập lại (1954) sân của n h à người nông
dân chủ yếu để đ ất n ện chặt, nhiều khi đ ất đó được trộ n với m ột
ít vôi trấ u n ên khá rắn chắc. Sân n h à ít n h ấ t có hai tác dụng, m ột
là để phơi lúa, hai là tạo n ên không gian th o án g đãng trước m ặt
nhà, ở phía trước của sân thường được trồng m ộ t dải hoa cảnh.
Tiếp đó thư ờng là vườn rau, cũng có khi lại điểm m ột số cây ăn
quả. N hững cây ăn quả lưu niên, thư ờ ng được trồ n g ở hai bên và
phía sau. N hà bếp được đặt vuông góc với n h à chính (chủ yếu
nằm ở bên trái). Nhiều n h à có giếng nước n ằm ở đầu hồi nhà
chính và n h à bếp (vị trí này không có quy định rõ rệt). Cũng có
khi n h à vệ sinh và chuồng lợn được nối đầu với nhà bếp... Cửa
vào của ngôi n h à rấ t kỵ đi th ẳn g từ m ặt trước vào gian chính, m à
thư ờng ở phía bên hoặc ở sá t góc phía trước, v ấ n đề đ ặt ra ở đây
không phải về tín h ch ất dân tộc học kiến trúc, m à hiện tượng mô
tả tương đối này chỉ để nhằm n h ấ n m ạnh không gian làm nền
cho ngôi n h à chính, ít khi (có n h ữ n g kiến trú c phụ) phá vỡ sự
th o án g đ ãn g ở trước m ặt. Từ thự c tế đó, ngôi n h à với mái thấp
càng có xu hướng n h ư bị h ú t xuống đất. T rong cách thức làm
n h à trìn h tường, người ta thấy có m ấy điểm nổi b ậ t như: sau khi
định vị về ngôi nhà, người ta vượt đ ất lên làm n ền n h à và tường.
Đưcmg nhiên, đ ất được trộ n với m ạ t cư a/trấu v à vôi bột... nhào
đều để tạo sự bền vững và trá n h n ứ t nẻ, n ề n n h à thư ờng cao
hơn m ặ t sân m ộ t chút, khoảng 20 - 30cm, n h ằm trá n h nước m ưa
vào tro n g lòng nhà.

về n ền n h à ở, dù sau này có điều kiện th u ậ n tiện, nh ư gạch


rẻ, song n h ữ n g người nông dân châu thổ chỉ lát sân, không bao

22
giờ lát nền n hà (đây cũng là hiện tượng không lát nền của các
kiến trú c tín ngưỡng tru y ền thống...), vì người xưa quan niệm
rằng, lát nền n h à bằng gạch hoặc chất liệu n h ân tạo là ngăn cách
sự giao hòa của khí âm dương, khiến cho cuộc sống trong ngôi
nh à dường như duơng nhiều, âm ít, tạo sự m ất cân bằng và hệ
qu ả là khó có khả n ăn g dàí dòng ỉớn họ. Thiếu sự hỗ trợ của thế
giới âm , trong đó có cả tổ tiên, kèm theo đó là v ật nuôi, cây
trồng cũng khó có điều kiện sinh sôi và p h á t triển, dẫn đến gia
đình đó bị th ấ t bát. Vì thế, để lèn chặt nền n h à người ta thường
chỉ đóng xuống n ề n n h ữ n g n ử a h ạt trám hoặc đôi khi ở ven biển
là n h ữ n g vỏ sò... m à thôi. Đối với tường nhà, người xưa thường
sử dụng hai tấm ván dài đ ặt úp m ặt vào nhau, với khoảng cách
bằng độ m ở của tường, ken giữ cẩn thận, rồi đổ đ ất và dùng vồ
nện chặt. Sau đó n hấc ván ra để thực hiện ở độ cao kế liền. Cứ
như th ế lại n ân g ván lên để đổ lớp đ ất th ứ hai, thứ ba cho đến
khi h oàn th à n h bức tư ờng bao quanh ngôi nhà. N hững ngôi nhà
cổ trin h tường này có tường rấ t thấp, thư ờng chỉ ngang đầu
người (xấp xỉ 1,5 - l,6 m , có khi thấp hơn). Phía sau và hai bên
được bịt kín, p h ía trước tạo m ộ t cửa ra vào ở chính giữa, hai bên
có cửa sổ với chấn song bằng các th an h tre, cửa mở chỉ là m ột
tấm liếp đơn giản. Mái n h à cũng chỉ là n hữ ng v ật liệu gần như tự
cấp, tự túc, n h ữ n g đòn tay, đòn nóc là n hữ ng th â n tre được trồng
phía sau bếp, còn m ái rạ (phần dưới của cây lúa) thì có sẵn. Mái
này thư ờ ng được lợp dày, có khi tới 30 cm, n ên tạo cho ngôi nhà
m át về m ùa hè, ấm về m ùa đông. Trong cách xây dựng như vậy
th ì ngôi nhà này rấ t tối, vì th ế, chỗ tran g trọ n g n h ấ t và sáng
n h ấ t tro n g n h à th ư ờ n g là của bàn thờ. Ở đó, đối với n h ữ n g nhà
khá giả cũng n h ư n h à bình thường, đều chú ý tran g trí nhữ ng
m àu nóng, n h ằm trá n h không khí lạnh lẽo, m à thực ra chủ yếu
chỉ để sưởi ấm tâm hồn. Nhìn chung, n h à trìn h tường là m ột ngôi
n h à tiểu nông, th ích hợp với cả thự c tế khắc ng h iệt của thiên
n hiên v à tâm hồn người Việt trong quá khứ, tru y ền thống này

23
ản h hưởng sâu đậm đến m ột số vấn đề kết cấu của các kiến trú c
tôn giáo, tín ngưỡng Việt.

Nhà m ái dốc
Theo sử sách, dưới thời Trần, th ế kỷ XIII, xrv, sứ n h à
N guyên là T rần Phu có nói về ngôi n h à ở của người V iệt n h ư sau:
"Làm n h à không có kiểu gấp m ái hoặc chống kèo, m à từ đòn
dông đ ến m ái hiên cứ th ẳn g tu ộ t m ộ t m ạch, như đổ h ẳn xuống...
Nóc n h à tu y h ế t sức cao n hư ng m ái hiên thì chỉ chừ ng bốn năm
xích..., có n h à còn th ấp hơn nử a là khác, cho n ên tối, m ái n h à
n g ang m ặ t đ ấ t và trổ cửa sổ..." (theo An Nam tức sự).

Qua đó chúng ta có th ể nghĩ tới m ột dạng n h à cũng thích


hợp với cư dân Việt m à theo như cố giáo sư Từ Chi, ngôi nhà này
có khả năn g b ắt nguồn từ n h à của m ột hệ tộc bản địa thuộc dòng
M ôn-Khơme, dạng nhà này ít nh iều có sự biến đổi và hiện còn
tồn tại ở người S 'tiên g (tộc người ở phía Nam Tây N guyên -
thuộc h ệ Môn-Khơme). c ố giáo sư Từ Chi cũng có nói tới m ột
dạng n h à tư ơng đồng của người Papou ở nhữ ng hòn đảo nhỏ
giữa Thái Bình Dương thuộc châu Đại Dương...

Bỏ qua ngôi nh à của người Papou để khảo sá t trực tiếp


n h ữ n g ngôi n h à dạng này ở đ ất Bắc và của người S 'tiêng. Gần
đây kiểu thứ c kiến trúc này vẫn còn tiếp cận được trê n đ ất Bắc,
m ặc dù ch ún g đã được biến đổi nhiều, như ng bóng dáng của
kiến trú c xưa n hư còn được diễn ra (khoảng n h ữ n g n ăm 60 của
th ế kỷ XX trở về trước) dưới hai dạng khác nhau.

Một là lều vịt nhỏ, hay lều can h ao, dưới dạng m ái đầu n h à
cong tròn, n h à này có khi làm trê n m ặt nước, chỉ có tấ m liếp làm
m ái khum trò n đầu, toàn m ặ t sàn chỉ to hơn chiếc chiếu c h ú t ít.
Hai là, kiểu n h à tạm khá lớn, dài..., thư ờng gặp ở n h ữ n g bãi m ía
v en sông Đáy của đ ất Hà Nội, người ta dùng tre tạo n ên kh u n g
n h à liền m ái. Theo độ m ở của nhà, hai cây tre được cắm chân

24
xuống đ ất ở hai đầu hồi rồi vít ngọn buộc với n h au ở trên đỉnh,
n h iều cây tre khác nối đòn nóc và chôn ch ân xuống hai bên, tất
n h iên phải có n hữ ng hoành buộc chặt với khung để làm bộ
xương cho mái. Ngôi nhà này khá cao (nếu đứng trong lòng nó),
mái được lợp bằng lá mía, chạy suốt từ đỉnh xuống sát dưới đất,
vì th ế không có tường, Cửa mở ở đầu n h à cũng có khi ở bên
hông. Tại m ột đầu là nơi để "máy" quay/ép m ía do trâ u kéo, ở
gần chính giữa là lò nấu m ật. Đe thoáng khí, người ta đã tạo m ột
"m ái bẩng" kênh lên ngay phía trên của lò nấu. Ngôi nhà này
cũng là kho m ía đem từ bãi về. Nhìn chung, n hữ ng ngôi n h à kể
trê n chỉ được làm m ang tín h tạm thời vào m ù a th u hoạch mía,
khi gió heo m ay về, gần tế t Nguyên đán m à thôi, n ên nó chỉ tồn
tại tro n g vòng vài ba tháng, chúng không được chú ý làm nền và
qua đó chỉ m ang bóng dáng gần với ngôi n h à m à Trần Phu đã kể
cho chúng ta biết.

Với ngôi n h à của người S 'tiêng, về tín h ch ấ t đã gắn với nhà


dài của đại gia đình. Cũng có mái dốc đổ hẳn xuống, thân rất thấp,
nhiều khi phải đục mái ra để tàm cửa vào. Rõ ràng, đây là một
m inh chứng để chúng ta suy nghĩ về ngôi nhà của người Việt (ít
n h ất từ thời Trần trở về trước). Tuy nhiên, ngoài bộ mái thì kết cấu
bên trong của nó làm chúng ta suy nghĩ nhiều trong sự liên hệ với
chức năng của ngôi đình làng, cố Giáo sư Từ Chi đã cho biết rằng,
trong ngôi nh à này vừa có sạp sát phía sau lại vừa có sàn. Dọc theo
nhà, ở phía trong, là m ột chiếc sạp dài từ đầu hồi nọ đến đầu hồi
kia, sạp này chỉ cao như m ột chiếc giường nơi thôn dã, trên có
nhiều gia đình cùng hệ sinh sống. Đầu tiên là nơi của bố m ẹ già,
tiếp theo là gia đình của người chị cả, rồi th ứ hai, th ứ ba. Hầu như
không có m ột sự ngăn cách rõ rệt nào trên hệ sạp này. Tuy nhiên,
ran h giới được phân đinh rõ ràng bởi những "lều lương thực" được
đ ặt chính giữa ngôi nhà, lều là của từng tiểu gia đình, cố Giáo sư
Từ Chi còn cho biết, trước đây, lều này được dựng trên bốn cột

25
đóng xuống m ặt đất tại vị trí ranh giới giữa gia đình của người chị
và của ngườỉ em tiếp theo. Ở phía trên cao, người ta làm m ộ t m ặt
sàn, có vách đứng bao quanh, để đựng lương thực. Cả h ệ thống
chứa lương thực này đều được đặt sát với đòn nóc. v ấ n đề đặt ra,
ngoài hình thức của bộ m ái và thân nhà thấp, thì sạp là nơi nghỉ
ngơi, còn sàn là nơi để lương thực. Đó là m ột dấu tích về kết cấu
nhà cổ truyền, để chúng ta suy nghĩ kỹ hơn về kết cấu ván sàn của
ngôi đình làng đ ất Bắc với nơi thờ Thành hoàng làng và nơi ngồi
họp của chức sắc cùng dân đình.

C húng tôi không có điều kiện nghiên cứu về m ọi kiểu nhà


của các tộc người, n ên chỉ dừng ở nhữ ng ngôi n h à có m ột số vấn
đề, m à th eo chủ quan của m ình, tạm coi có liên q u an tới nhữ ng
đối tư ợng kiến trúc là ngôi đình m à thôi.

Mặt khác, chỉ có những công trình văn hóa ít nhiều gắn với
tôn giáo tín ngưỡng là sản phấm phổ biến trong cộng đồng, chúng
có m ặt thường xuyên ở nơi thôn dã, và bám rấ t chặt vào những
bước đi cơ bản của dân tộc; nó phản ánh, ở m ột khía cạnh nhất
định, tín h liên tục của lịch sử, và chính qua đó, nó duy trì bản sắc
văn hóa dân tộc. Các di tích này, tuy đã gắn với sinh hoạt tâm linh,
nhưng phạm vi phản ánh của chúng "m ênh m ông'' hơn rấ t nhiều,
đó là vấn đề của lịch sử và xã hội, là nhịp thở của thời quá khứ, là
những ước vọng truyền đời của tổ tiên... Vì thế, chúng đã vượt lên
trên yếu tố th ầ n linh để trở th à n h m ột đối tư ợ ng đ án g quan tâm
của lịch sử. Có th ể ng h ĩ rằng, n hữ ng di sản v ăn hóa v ật th ể này
là n h ữ n g tra n g sử cụ th ể bằng kiến trúc ng h ệ th u ậ t, đủ lực bào
m òn nhữ ng tư duy giáo điều, những định hình sai trái cho quá khứ.

Đối tư ợng m à chúng ta có th ể tiếp cận được hiện còn rất


nhiều, đó là: đền, m iếu, quán, điếm , chùa, đình, lăng mộ, nhà
thờ... T rong n h ữ n g kiến trúc đó th ì đình là m ộ t loại di tích được
n hiều ngư ời q u an tâm . T rong sâu th ẳ m củ a n h ậ n th ứ c đời

26
thường, khi nói đ ế n ngôi đình, người ta n g h ĩ ngay tới kiến trú c
lớn n h ất của làn g xã, đ ồ n g thời cũng có th ể coi đây là m ột kiến
trú c bắt n g u ồ n từ thờ i tiề n sử, sơ sử của d ân tộc. N hiều n h à
n g h iên cứu củ a th ế kỷ XX đă cố công ngược dòng lịch sử đế
tìm về n g u ồ n gôc củ a đình, họ đã tiếp cận từ góc độ các vị
th ầ n linh liên q u an , cả trê n phương diện so sán h kiến trú c với
n h ữ n g ngôi n h à có n é t tư ơ n g đồng của tộc người th iể u số... để
gần Iihư tin rằ n g , ngôi đ ìn h của người V iệt là m ộ t sản phẩm
của sự v ận đ ộ n g tự th â n dân tộc, là sự tổ n g hòa của nh iều
dòng chảy v ă n h ó a như: n h à sàn, n h à rô n g Tây N guyên, n h à
th u y ền v en b iể n và n h iề u yếu tố khác. Người ta cũng chư a xác
đ ịn h được m ộ t cách cụ th ể n iên đại khởi d ự n g củ a đình làng,
khiến cho đ ến nay chư a có m ột giả th iế t nào đủ sức th u y ết phục
hoàn toàn tro n g n h ận thứ c của chúng ta. Trong n hữ ng năm
trước đây, m ộ t nhóm n h à nghiên cứu dân tộc học kiến trúc, dưới
sự trợ giúp của cố Giáo sư Từ Chi đã đưa ra m ột n h ận thứ c có
phần bất ngờ là: đìn h được phân định theo nhiều dạng khác
nhau, đồng thời đ ặt ra m ột "giả th iết để làm việc" về sự xuất
h iện của đin h làng là vào khoảng cuối th ế kỷ XV, định hình vào
th ế kỷ XVI, p h á t triể n vào cuối thế kỷ XVII, suy dần vào th ế kỷ
XVIII, và b iến đổi bản ch ất vào th ế kỷ XIX. Đây là m ột nhận
định tuy đ ộ t ngột, n h ư n g ngày càng được nhiều người quan tâm
và tan th àn h , đó là m ột trong không nhiều hướng nghiên cứu
được n êu ra với ch ú n g ta. Chúng tôi theo luận điểm này để dẫn
dòng chảy n h ậ n thứ c vào "đình làng Việt".

Đình th eo n h iều người, có nghĩa là dừ ng lại. Trong q u á khứ


xa xòi, không riên g chỉ ở nước ta, m à như ở T rung Hoa cũng có
đình, n h ư n g n h ữ n g đìn h cổ truyền ấy không phải là đình làng
n h ư ở Việt Nam m à ch ú n g ta biết đến hiện nay. T rên diễn trìn h
lịch sử của kiến trúc, ch ú n g ta biết có nhiều loại đình khác nhau,
tạm có th ể xếp vào m ấy d ạn g cụ thể nh ư sau:

27
Đ ình quán, là q u án nghỉ được nằm rải rác ven n h ữ n g con
đường giao th ô n g cổ truyền, cũng có khi nó được d ự n g ở giữa
cánh đồng, m an g chức năng của m ột ngôi n h à nghỉ trá n h nắng,
m ư a cho n h ữ n g người đi đường, n hữ ng người nông dân làm
ruộng. H iện nay, đây đó, còn th ấy n hữ ng ngôi đình n ày ở vùng
nông thôn, n h iều khi nó chuyển hóa th à n h m iếu th ờ n h ữ n g th ần
linh không d an h tín h hay cô hồn bơ vơ, cũng có khi là nơi th ờ thổ
th ần /th ổ địa. T ất cả n h ữ n g ngôi đình này đều núp dưới bóng cây
um tù m và n h iều khi tro ng đình còn có qu án bầy bán chè xanh
và m ộ t vài sản phẩm nơi thôn dã. N hững ngôi đình này thư ờng
được làm rấ t đơn giản, nhiều ngôi m à chúng ta gặp được còn giữ
bóng dáng của kiến trúc 4 mái. Có lẽ nó đồng n h ấ t với n h ữ n g
dạng điếm th ờ của xóm, còn lại khá nhiều ở v ùng Sơn Tây
(những điếm này có khi vẫn còn sàn và có bàn thờ bày ở chính
gian giữa, chủ yếu là th ờ vị th ầ n bảo vệ đ ất đai của d ân cư xóm
làng. Kết cấu của kiến trúc này thư ờng nhỏ, m ột gian hai chái
với bộ khu n g bằng gỗ lợp ngói cổ).

Một dạng kiến trú c khác cũng được nhắc tới tro n g sử sách,
đó là tòa n h à ba gian tường hồi bít đốc, có khi để trố n g ở hai m ặt
trưốc sau, hoặc gian giữa, nhằm thông gió, đến m ù a đông thì
phía sau được bịt lại cho ấm bằng các v ậ t liệu khác nhau, tới
m ù a nực lại bỏ ra. Hai gian bên có khi xây bục để ngồi hoặc nằm
nghỉ. N hững n h à này cũng thư ờng có qu án nước, ch ú n g có th ể là
sản phẩm kiến trú c cách ngày nay khoảng vài ba trăm năm .
N hững q u án ng h ỉ kiểu này đã được dân địa phương coi n h ư m ột
kiến trú c h ằn sâu vào tư duy của m ình, vì vậy, gần đây ta vẫn
còn th ấy n h ữ n g đìn h /q u án đó được xây m ới bằng ch ấ t liệu hiện
đại, ch ẳn g h ạn n h ư ở v ùng Thạch T h ất (Hà Nội), gần con đường
Láng - Hòa Lạc có m ộ t ngôi n h à m ở cửa giữa, hai cử a sổ ở hai
gian b ên và có cả cửa sổ đầu hồi. So sánh giữa kiến trú c n ày với
điếm canh đê không xa cách n h au bao nhiêu.

28
Chúng ta có thể tin được rằng, ở nhiều nơi, m ột số đình/quán
kiểu này đã hội n h ập với các kiến trúc m an g n hữ ng chức năng
khác như m iếu "m ục đồng" hay m iếu ''thờ th ần lúa", m à từ nửa
sau th ế kỷ XX đến nay không còn thấy nữa, (chỉ biết được qua
điều tra hồi cố ở vùng T hanh Oai). Như thề, rõ ràng n h ữ n g đình
q u án này có chức năng chính là để nghỉ ngơi với ý thứ c thực
d ụ n g của nông dân Việt. Người ta cũng kết hợp chúng với m ột
p h ần của tứi ngưỡng dân gian để vừa làm chỗ nghỉ tạm cho
người, vừa làm nơi trú ngụ của m ột số th ầ n linh cấp thấp. Ngoài
ra, th e o lịch sử, vào thời T rần (Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu) có
cho b iết rằng: vào th u ở hàn vi, Thượng hoàng (Trần Thái Tông)
có tới nghỉ tại m ột đình quán và được m ột th ầ n n h ân coi tướng
đ oán định rằn g "người này về sau sẽ đại quý", nay n h à v u a lệnh
cho các nơi đem tư ợng Phật vào thờ. Như vậy, ngay từ thời Trần
đã có hiện tư ợng P h ật giáo hóa quán nghỉ.

Các n h à n g h iên cứu về lịch sử kiến trú c cho chúng ta biết,


có th ể đìn h q u án đ ã x u ất hiện từ rấ t sớm, khi người Việt khai
ph á châu th ổ sống Hồng, biến vùng này th à n h đồng ruộng iàng
xóm trù phú. Vậy niên đại qu án đình Việt có khả n ăn g ra đời từ
khoảng trê n dưới 2 0 0 0 năm trước đây. Tuy nhiên, dấu v ết còn lại
của n h ữ n g ngôi đ ìn h dạng này hiện chỉ là sản phẩm chủ yếu của
th ế kỷ XX m à thôi.

Trở lại vấn đề lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu còn ngờ rằng,
x u ấ t p h át từ n h ữ n g ngôi đình quán dạng n êu trê n v à m ặ t nào có
sự ản h hưởng của văn hóa T rung Hoa, m à m ột số kiểu đ ìn h khác
được hìn h th àn h , tro n g đó có nhữ ng quán nghỉ của sứ th ầ n địa
phư ơng hoặc ngoại quốc, trước khi vào tiếp kiến n h à vua. Ngôi
đ ìn h q u án ấy th ư ờ n g ở sát kinh thành, kiến trú c của nó m ang
dạn g thứ c n h ư th ế nào hầu như không được ghi chép lại. Qua
khảo sát đ iền dã khảo cổ học, tại kinh th à n h Hoa Lư (Ninh Bình),
ch ú n g ta có th ể tạ m coi ngôi đình quán ở phía ngoài cửa động

29
T hiên Tôn là m ột ngôi đình có dấu v ết sớm n h ấ t về dạng đình
kiểu th ứ c này ở nước ta,

Phương đình, là n h à có n ền vuông, kết cấu theo kiểu thức


2 tần g 8 m ái, đôi khi cũng có kiến trú c phương đình ba hay m ột
tần g m ái. D ạng phương đình thư ờ ng được gắn với n h ữ n g gác
chuông, tam q uan kiểu gác chuông, n h à th ủ y đình (gắn với m úa
rối) hoặc n h iều khi m ang tư cách n h à th iêu hương hoặc th ậm chí
đ ặt ở phía trước n h ư m ột n h à tiền tế... Dấu v ế t của nhữ ng
phương đìn h này được ngờ là có từ thời Mạc (thế kỷ th ứ XVI),
song vào th ế kỷ XVII, th ì chắc chắn hiện nay còn có th ể tiếp cận
được, ch ẳn g h ạn n h ư th ủ y đình đ ền Phù Đổnq, gác chuông chùa
Keo và m ộ t vài di tích khác. Trong loại hình này có th ể chữ
"Đ ình" chỉ là m ột từ m ượn để chỉ ngôi nhà có n ền vuông kể trên .
C húng không có nghĩa là qu án nghỉ, càng không có nghĩa là đình
làng, bởi n h ữ n g tòa phương đình đó lúc là gác chuông (chùa Keo,
ch ù a Bút Tháp, chùa Bối Khê), lúc là tòa th iêu hương (đền An
Dương Vương ở cổ Loa), lúc là n h à bia (Cổ Loa v à Văn Miếu, Hà
Nội), lúc là ngôi n h à gắn với việc chống lụt/lầy (Trấn Ba Đình ở
đền Ngọc Sơn, Hà Nội, T rấn Giang Lâu, đền C hả Đ ồng Tử, Hưng
Yên). Như vậy chỉ mới điểm qua đã th ấy phương đình không
d àn h để m an g m ột chức năn g riêng b iệt cho m ộ t kiến trúc tôn
giáo tín ngưỡng nào, mà, trê n thự c tế nó là m ộ t kiến trú c th àn h
p hần tro n g n h ữ n g công trìn h kiến trúc khác n hau, ch ú n g vừ a có
vai trò tạo sự tôn quý, vừa là điểm n h ấn ng h ệ th u ậ t tro n g tổng
th ể công trìn h kiến trúc.

Người ta cũng còn d ùng chữ đình để chỉ n h ữ n g kiến trúc


khác nữa, n h ư đình tạ (tọa), n h iều khi là ngôi n h à nghỉ nửa trên
đất, n ử a trê n nước tro ng m ộ t quần th ể kiến trú c lớn, ngôi nhà
này th ư ờ n g được làm khá đẹp, cầu kỳ, yên tĩn h m an g giá trị
th ư giãn rấ t cao, điển hình n h ư tro n g lăng tẩm của v u a Tự Đức
tại H uế.

30
Đình làng, có th ể COI là m ột kiến trúc lớn n h ất trong nhữ ng
kiến trú c th ô n dã trước đây (chủ yếu ra đời dưới thời quân chủ
chuyén chế Nho giáo). Chúng có nhiều chức năng khác nhau,
trước h ế t có th ể coi là m ột trụ sở của chính quyền quân chủ Nho
giáo, nơi ban bố chinh lệnh của triều đình. Từ lúc hình thành,
đình làng củng là nơi giải quyết những việc công của làng như
sưu th u ế, phu, lính... Đình làng còn là m ột tru n g tâm sinh hoạt
văn hóa riên g của làng theo kiểu thức "trống làng nào làng ấy
đánh, T h án h lànq nào làng đó thờ". Đình làng là nơi tập hợp dân
đinh khi có việc làng, đồng thời cũng là nơi hội họp thư ờng
xuyên của các hội đồng kỳ mục, nơi khao thư ởng đón tiếp quan
chức cấp trên , đón tiếp người đỗ đạt... Đình làng là nơi thờ
T hành hoàng làng., đương nhiên vai trò của đình làng còn lệ
thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từ ng làng m à sẽ có th êm m ột
vài chức n ăn g khác.
Từ ngôi đìn h làng, người ta có thể tim ra được rấ t nhiều
vấn đề liên q u an tới lịch sử và xã hội chung của dân tộc. Trong
phần này. ch ú n g tôi chỉ d ư na lại à m ột số khía cạnh thuộc lĩnh
vực văn hóa v à nghệ th u ật, m à chưa có khả năng đi sâu toàn
diện vào mọi vấn đề. Dựa vào những kết quả n g h iên cứu hiện
nay về ngu ồ n gốc, diễn trìn h phát triển của đình làng, chúng tôi
sẽ đề cập m ộ t cách khái q u át những vấn đề liên qu an tới kiến
trúc này.

N hư trê n đ ã trìn h bầy, thời Lê sơ (thế kỷ XV) là giai đoạn


bản lề chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên chế P hật giáo sang
chế độ q u ân chủ chuyên chế Nho giáo. Nếu ở thời n h à Lý, địa
bàn trự c trị củ a triều đình, ph ản ánh qua di sản văn hóa v ật thể,
chỉ m ới n ằm tro n g khu vực châu thổ sông Hồng và ven theo biển
tới Bắc T han h Hóa; thời T rần đã chú ý tới m ột số vùng biên viễn
liên q u an đ ến n h ữ n g con đường xâm lược của qu ân N guyên
M ông... Như vậy, về cơ bản, hai triều đại này chỉ nắm được các

31
châu m ục ở x a dưới phương thứ c ky m i(1), dù cho thời T rần chặt
chẽ h ơ n th ờ i Lý, chính từ sự p h át triển đó đã tạo điều kiện cho
n h à Lê sơ ch iêu tậ p được nhiều th ủ lĩnh địa phương cùng th am
gia k h án g ch iến (việc T rần Lựu chém Liễu T hăng ở Chi Lăng là
m ộ t ví dụ). Có th ể từ đây người Việt đã n h ậ n th ứ c sâu sắc hơn
rằn g , m u ố n bảo vệ độc lập dân tộc thì buộc phải củng cố m ối đại
đoàn k ết cộng đồng n hiều tộc người, đồng thời củng cố uy lực
của triề u đ ìn h m ạ n h m ẽ hơn về m ặt chính trị cũng n h ư nhiều
m ặ t khác. T rên đ ịa bàn thự c tế đã thấy dấu tích của n h à Lê sơ để
lại từ n h ữ n g n ăm 30 của th ế kỷ XV ở Hoà Bình, Sơn La, Cao
Bằng v à n h iề u v ù n g xa khác, rồi đến n ử a cuối th ế kỷ này khẳng
đ ịn h hơn ờ v ù n g H ạ Long. Ngoài ra, Lê T hánh Tông (qua tru y ền
th u y ết) cũ n g đ ã để lại dấu tích của m ình trê n núi "đá bia" tại
m iền N am T ru n g Bộ,... T ất cả nhữ ng điều n êu trê n cho th ấ y sức
m ạ n h của ngư ời V iệt đã được khẳng định qua triề u đình đương
thời, với h ạ t n h â n cơ bản là tộc người chủ thể. Một "sán g kiến"
dưới thời Lê T h án h Tông là tạo ra ngôi đình th eo m ộ t dạn g mới.
C hưa rõ n h ữ n g ngôi đình này được đưa vào nông th ô n dưói hình
th ứ c nào, n h ư n g m ột tro n g n hữ ng ngôi đình được sách vở nhắc
tới là đ ìn h Q u ản g Văn, được làm vào năm 1492. Nếu chỉ dự a vào
sử sách th ì có th ể ng h ĩ rằng, ngôi đình trê n chỉ m an g tư cách là
trụ sở để b an bố ch ính lệnh của n h à vua. về m ặ t kiến trúc, đình
• I • 9

Q uảng V ăn đ ã được triều đình Lê sơ khen ngợi, vì nó thích hợp


với ý đồ v à h o àn cảnh lúc đó. Thông qua n h ữ n g dòng sử sách,
c h ú n g ta có th ể th ấ y nó không vượt quá "uy th ế " cung điện, m à
v ẫn đ áp ứ n g được yêu cầu là đại diện cho triều đình ở m ặ t hình
thứ c, có n g h ĩa nó gần như m ột biểu tượng của uy lực, n h ư n g lại
có k h ả n ă n g th íc h ứ ng với xã thôn. Ở thời Lê sơ, b àn tay ch ín h trị
củ a triề u đ ìn h đ ã "đóng dấu" vào xã th ô n m ộ t cách m ạn h m ẽ

(1) Quản lý năng lực ràng buộc (qua phong tước, gả công chúa).

32
hơn, th ể h iện ở việc xác lập vai trò của Lý trưởng. N hân v ậ t này
ít n h iều n h ư làm cạn m òn đi yếu tố kính sỉ (trọng lão) vốn đ ã tồn
tại lâu đời ở nơi th ô n dã, để xác lập tính chất kính tước liên q u an
tới chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo. Có th ể n g h ĩ rằ n g Xã
trưởng, Lý trưởng gần n h ư có chức năng hai m ang, vừ a đại diện
cho triều đình tro n g mối q u an hệ với dân chúng, lại v ừ a đại diện
cho dân chúng trong quan hệ với triều đình, và n h â n v ậ t này
không do triều đình cử về m à do chính nhữ ng người d ân sở tại
cử ra. N hư vậy, tạm coi Lý trư ởng là m ột hình th ứ c n h â n dạng
của đặc tín h Việt tro n g mối quan hệ trên - dưới ở thời Lê sơ, và
ngôi đìn h cũng dường n h ư m ang tính chất đó dưới d ạn g kiến
trúc. Có lẽ tín h hai m ang đã tạo sức sống và sự tồ n tại cho ngôi
đình, để rồi trong diễn trìn h p h át triển, nó th ăn g trầ m cùng với
n h ữ n g biến động của làng xã.

N hư trê n đã trìn h bầy, đình là m ột từ d ùng ch u n g cho


n hiều kiến trúc, còn đình làng là dạng riêng biệt, sản p h ẩm của
m ột thời kỳ lịch sử, xã hội n h ấ t định. Trong diễn trìn h lịch sử
của ngôi đình, chúng ta n h ư th ể rú t ra được m ột số v ấn đề về lối
ứng xử của người dân qua loại kiến trúc này với tư cách n h ư m ột
"giả th iế t để làm việc".

N hư thế, có th ể tạm nghĩ rằng, khởi đầu giai đo ạn m an h


n h a của đình làng là từ thời Lê sơ. Đây là giai đoạn ch u y ển đổi
của chế độ xã hội (từ q uân chủ chuyên chế Phật giáo san g q u ân
chủ ch uyên chế Nho giáo) với sự "lên ngôi" của tầ n g lớp Nho sĩ.
Tuy nhiên, cũng phải có m ột thời gian dài nhiều chục n ăm m ới
có m ộ t loại kiến trúc thích hợp tương đối to lớn được h ìn h th à n h
dưới thời Lê T hánh Tông. Có lẽ, ở dưới thời Lê sơ, loại kiến trú c
trê n v ẫn chưa có yếu tố đầy đủ của m ột ngôi đ ìn h làng n h ư
ch ú n g ta đã từ n g hiểu, m à chủ yếu chỉ để m ang chức n ăn g cơ
bản liên quan đến "bàn tay chính trị" của triều đình, ở nơi đó
ban bố chính lệnh của n h à vua. Trong m ột giới h ạ n nào đó,

33
chúng ta có th ể tạm nghĩ rằng, đây là trụ sở của chính quyền,
nơi m à n h ữ n g người đại diện cho triều đình tiếp cận với dân
chúng. Đ iều còn chưa rõ là kiến trúc này đã th ự c sự có m ặt rộng
rãi ở các làng xã chưa, hay mới chỉ dừng lại ở n h ữ n g tru n g tâm
lỵ sở (?). Vì th ế chúng tôi mới chỉ dừng lại ở m ứ c độ coi những
kiến trú c dạng trê n là sự m an h n h a của đình làng.

Ngôi đình làng sớm nhất, m à ta biết được h iện nay, là đình
Thụy Phiêu ở Ba Vì - H à Nội, có ghi rõ m ột n iên đại ở đầu cột vào
th ế kỷ XVI (Đại Chính nhị niên, 1531), và chỉ là niên đại trùng
tu, vì vậy có th ể nghĩ rằng, đình Thụy Phiêu đ ã được khởi dựng
vào m ột thời điểm trước đó. Từ đây có th ể đ ặ t ra m ộ t giả th iết là,
ngay đầu thời Mạc, xu hướng p h át triển của kinh tế thương mại
dọc th eo sông Hồng, sông Đáy cùng với sự phục hồi của văn hóa
dân dã đã cho phép ở m ặt nào đó giữa triều đình và q u ần chúng
nơi th ô n xã không còn có sự ng ăn cách rạch ròi n h ư dưới thời Lê
sơ, n ên h iện tư ợng dân gian hóa ngôi đình để chuyển nó th àn h
đình làng cũng là điều có th ể hiểu được. T rong buổi khởi đầu
này, khi đìn h trở th à n h m ột thực th ể văn hóa của làng xã, người
dân đã hội n h ập vào đình làng nhữ ng sinh h o ạt của thôn dã,
tro n g đó bao gồm cả sinh h o ạt trần gian và sinh h o ạt tâm linh,
có th ể coi đây là tiền đề cho sự x u ất hiện của các vị th ần linh
dân d ã hoặc được dân dã hóa tại chốn th âm nghiêm của đình
làng. Điều này đã xảy ra đối với nhiều ngôi đ ìn h ở v ù n g Ba Vì,
tro n g đó có đình Thuỵ Phiêu với Tản Viên Sơn T hánh. Như vậy,
ngay từ khi b ắ t đầu chuyển từ "trụ sở" th à n h đình làng thì kiến
trú c này đã có yếu tố của m ột ngôi đền th ờ th ần . T ất nhiên,
người ta v ẫn không bỏ đi chức năng khởi n g u y ên của nó, và tính
d u n g hò a đã khiến cho cả tần g lớp trê n và bình dân lớp dưới đều
được th ỏ a m ãn với dạng th ầ n linh này. Khồng rõ các vị th ần này
được gọi là T h àn h hoàng làng từ khi nào, chỉ b iết rằng, trong quá
trìn h p h á t triể n của kiến trú c tôn giáo ở n ông th ô n Việt thì

34
T hành hoàng làng thư ờng được thờ tại đ ìn h (nhiều khi cũng
được thờ tại n h ữ n g ngôi đền, nghè, m iếu có liên qu an trực tiếp
tới ngôi đình) T rong n h iều lễ hội, người ta rước T hành hoàng
làng từ m iếu - n g h è về đình để làm lễ tế v à thực hiện các sinh
h o ạt tâm linh liên quan. H iện tượng này củng ít nhiều tương
đồng với n h ữ n g lễ hội của các hệ kiến trú c đ ền th ờ nằm trong
m ột h ệ th ố n g tín ngưỡng khác, như trong h ệ thống th ờ Tứ Pháp
ở chùa Dâu. Vào ngày hội người dân các làng thường rước tượng
của các bà Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện ở các chùa Đậu, chùa
Tướng, ch ù a Giàn về chùa Dâu rồi rước v ề chùa M ãn Xá; hay
n h ư ở Nghi Lộc, T hanh Oai, nhiều làng kết chạ cũng rước bài vị
T hành hoàng làng của th ô n m ình về đình làng Nghi Lộc. Nhiều
n h à n g h iên cứu n g h ĩ rằng, hiện tượng kể trê n x u ất p h á t từ nhiều
nguồn gốc: Một là, các vị th ầ n này, m ột sản phẩm của tư duy dân
dã, theo sự tích có mối liên quan trực tiếp với cuộc sống của con
người (như m ây, m ưa, sấm , chớp gắn với nguồn nước no đủ)
hay n h ư ở đ ìn h Nghi Lộc là gắn với hệ "Tam Sơn" trong tín
ngưỡng cổ tru y ền . Hai là, các lànơ này có m ộ t mối quan hệ thân
th iết, chẳng h ạ n n h ư kết chạ (liên kết an h em), để hỗ trợ nhau
tro n g sản x u ất cũng n h ư tro n g quá trìn h khai canh, m ở đất, hoặc
do dân đông làng lón, với n h u cầu p h át triể n m à phải chia tách
làng, th eo đó ph ải chia tách th ần linh th àn h nơi thờ chính và nơi
thờ phụ...

Đôi khi, ở n h ữ n g làng m à vai trò của giới "Nho sĩ dân gian"
p h át triể n m ạn h th ì T h àn h hoàng làng có khi không được th ờ ở
đ ìn h m à chỉ th ờ ở m iếu, n g h è của các thôn, chỉ vào ngày hội mới
rước về hội tụ ở đìn h để sinh hoạt tâm linh.

Dù sao, x é t về m ặ t hình thức, chúng ta dễ cảm n h ận rằng,


trong th ế kỷ XVI ngôi đìn h làng có lẽ gần gũi với bóng dáng của
ngôi đìn h thời Lê sơ hơn các thời sau, vì ở giai đoạn đầu, quần
chúng n h ân d ân còn sử dụng ngôi đình với ý thứ c thự c dụng đời

35
thường, (khiến cho) m ọi chức n ăn g của ngôi đình, n h ư về sau,
chưa m ạn h và có lẽ cũ n g do vị th ế của ngôi chùa và các kiến trú c
tôn giáo khác còn khá đậm , người dân chưa hẳn qu an tâm m ạnh
m ẽ đ ến ngôi đình. Tạm có th ể đ ặt ra m ột giả định rằng, dưới thời
Mạc, h ìn h thứ c của ngôi đinh làng còn m ang dáng vẻ áp chế,
nặn g nề, với n hữ ng m ái lớn, th â n thấp, đặc biệt là bờ m ái th ẳn g
chưa d ù n g tầ u mái, chư a có góc m ái cong thuộc k ế t cấu bộ
khung, đình chưa có tư ờ ng bao. Vào đầu th ế kỷ XVII đình làng
gần n h ư kém p h át triển , hiện tại chúng ta chỉ tìm th ấy đình
Tường Phiêu ở xã Tích G iang (Tùng Thiện), huyện Phúc Thọ, Hà
Nội, đình X uân Dục, Gia Lâm, Hà Nội (xác định năm 2006). Trên
m ột phương diện n h ấ t định cũng có th ể xếp đình Phù Lưu ở thị
xã Từ Sơn, Bắc Ninh vào giai đoạn này. Đây là thời kỳ của cuộc
chiến tra n h Nam Bắc triề u (Trịnh, Mạc) vừa kết thúc, các yếu tố
thư ơng m ại vốn được đ ề cao, nay như bị đẩy xuống dưới yếu tố
nông nghiệp, khiến cho sự tiến bộ của lịch sử dường n h ư bị kéo
lùi trở lại. Sự "ngỡ n g à n g của thời cuộc" không th ể không ảnh
hưởng tới kiến trúc tru y ề n thống cửa dân tộc. Vào giai đoạn đầu
th ế kỷ XVII, hiếm th ấy n h ữ n g kiến trúc tôn giáo của cộng đồng
làng xã được xây dựng mối, m à chủ yếu chỉ thấy sự ra đời (hoặc
trù n g tu) n h ữ n g công trìn h lớn n h ư n h ữ n g ngôi đền, ngôi chùa
kiểu "trăm gian" (có sự bảo trợ của tần g lớp quý tộc ở triều đình)
tại các "tru n g tâm " tín ngưỡng có ảnh hưởng tới đông đảo tín đồ
th ập phương. Có th ể n g h ĩ rằng, tầ n g lớp trê n chưa m uốn tham
gia tô n tạo n h ữ n g ngôi đình làng vì không gian ảnh hưởng của
nó còn q u á "eo hẹp". Trở lại với ngôi đình Tường Phiêu, có lẽ,
nối tiếp bước đi của ngôi đình thời Mạc, ngôi đình thời này đã
h ằn sâu hơn vào tâm h ồ n của cư dần làng xã để chuyển hóa cả
về chức n ăn g và về h ìn h thứ c k ết cấu. Neu ở thời Mạc, vào cuối
th ế kỷ XVI người ta còn tìm th ấy đôi rồng cuộn th ân với nhau,
ngóc đầu lên đỡ m ột tấ m biển đề 4 chữ "H oàng Đe vạn tu ế" như
để khẳng đ ịn h vai trò của n h à v u a (đình làng Lỗ H ạnh, H iệp Hòa,

36
Bắc Giang), thì đến th ế kỷ XVII hiện tượng này hầu như không
còn. Từ đây, các th ần linh q uen thuộc ở n hữ ng đền, m iếu, vốn
được coi là th ầ n làng, thì nay m ột số vị "quan trọng" gần như
đồng loạt được chuyển đối th àn h Thành hoàng làng, ngự trị
tro n g đình. Các vị th ần này được quân chủ hóa, m ang tước
vương, m ộ t biểu hiện tôn vinh phù hợp với yêu cầu của quần
chúng, đồng thời, trê n m ột phương diện nào đó cũng phù hợp
với yêu cầu của tần g lớp trên, vì tôn trọng T hành hoàng làng -
ông v u a tin h th ầ n của làng xóm cũng đồng n h ấ t với việc tôn
trọ n g ông vua đương nhiệm , người "cao" hơn cả T hành hoàng
làng vì có quyền ban sắc phong tước cho th ầ n linh ở các địa
phương. Có th ể thấy, trong xã hội nông nghiệp có sự phân hóa
xã hội không cao như ở nước ta, th ì sự phong vương cho T hành
ho àn g làng không đơn giản chỉ là sự chuyển đổi th à n h phần có
tính ch ất giai cấp, thự c ra trong th âm tâm của người dân, việc
làm đó thư ờng chỉ là sự đề cao, sang hóa, vinh quang hóa vị th ần
của họ m à thôi.

T rên lĩnh vực kiến trúc, b ắt đầu người ta đã nghĩ đến sự


bền vững, chắc chắn hơn, n ên ch ấ t liệu của bộ khung đình hầu
như đ ã th ay đổi, từ việc sử dụng gỗ m ít chuyển sang sử dụng
loại gỗ rắ n chắc, như gỗ lim hoặc m ột vài loại gỗ khác. Kết cấu
bộ khu n g được sửa đổi theo hướng làm giảm nhẹ tín h "áp chế"
từ bộ m ái, bàng cách đưa hệ thố n g "tầu m ái" vào kết cấu bộ
khu n g để tạo n ên góc m ái cong lên hơn, m à trước đó hiện tượng
cong này (nếu có) chỉ đ ặt ra với n h ữ n g con giống hoặc phần đắp
th ê m m à thôi. N ếu trước đây, ”bộ m ái cũ" n h ư bị h ú t xuống, đè
n ặn g lên tâm hồn của người dân khi tiếp cận với ngôi đình, thì
nay bốn góc cong ấy lại có xu hướng kéo cả bộ m ái bay lên, tạo
cho ngôi đình m ột dáng vẻ uyển chuyển, trữ tình, êm ấm , gần
gũi. Từ đó, ngôi đình với bộ m ái to lớn n h ấ t trong số các kiến
trúc tru y ền thống đã có khả n ăn g hòa vào tru y ền thống văn hóa,

37
n g h ệ th u ậ t của dân tộc và đây là m ột sáng kiến lớn trê n bước
đường p h á t triể n của nghệ th u ậ t kiến trúc đình làng. Đ ồng thời,
h ìn h thứ c đó cũng là sự m ở đầu của việc chuyển tải n é t duyên
d án g vào các loại h ìn h kiến trúc khác. Tuy nhiên, m ộ t tr á trê u
củ a lịch sử là, m uốn tạo ra kết cấu góc m ái cong, người đời sau
đ ã sẵn sàn g xâm p hạm tới kết cấu của thời trước, chẳng h ạn nh ư
ở đình Tây Đằng, tầu m ái được lắp mới đã làm m ấ t đầu n hữ ng
con lân hay làm cụ t n h ữ ng hình hoa trê n các bức p h ù điêu ở đầu
bẩy m ộ t cách không thư ơng tiếc.

S áng kiến "góc m ái cong" tro n g kết cấu bộ kh u n g n h ư tạo


ra sự "náo nức" của n hữ ng di tích đình làng ở giữa v à cuối th ế kỷ
XVII. Từ góc độ lịch sử và nghệ th u ật, ta có th ể nói rằng, đình
làng ở cuối th ế kỷ XVII đã đ ạt đ ến m ột đỉnh cao n h ấ t của kiến
trú c và tạo hìn h dân tộc, m ột biểu hiện rõ n é t của tâ m hồn
• • 9 • •

"m uôn đời m uôn thuở" Việt. Tuy nhiên, dù góc m ái có tạo sự
"bay" cao lên, dẫn tới cảm giác n h ẹ nhàng, n h ư n g xu hướng
ch u n g vẫn chư a p h ản án h được ý thứ c đưa kiến trú c vươn theo
chiều cao. Tỷ lệ giữa m ái với th â n tuy vẫn còn rấ t lớn, song các
cột đ ã cao hcm, lòng đình có ph ần rộng ra, th o án g đãng, và hầu
n h ư ch ư a th ấy phổ biến dấu v ết tường bao, tấ t cả n h ữ n g điều đó
n h ư để th ể h iện về m ộ t tâm hồn m ở của kiến trú c d ân tộc.

Vào th ế kỷ XVIII, m ột dạng k ết cấu m ộng kiểu khác cũng


đ ã d ần d ần nẩy sinh, hiện tượng xẻ đầu cột nh iều hơn, ngôi đinh
có vẻ cao hơn, n h ư n g sự "náo nức" trong nghệ th u ậ t bị h ạn chế,
tấ t cả điều đó n h ư được quy định bởi hoàn cản h lịch sử, đó là
thời kỳ n ền kinh tế tư n h ân p h át triể n m ạn h hơn v à n ền kinh tế
tậ p th ể làng x ã bị cạn m òn. Ở thời kỳ trước có v ẻ n h ư sự đóng
góp cho kiến trú c củ a đình (tuy có quy định) so n g vẫn lấy tự
n g u y ện làm trọng, từ đây sự đóng góp đã có p h ần ép buộc vói
d ân đinh.

38
Vào th ế kỷ XIX, ru ộ ng đ ấ t công của làng xã suy giảm
m ạn h , k h iến cho chính vua M inh M ạng và Tự Đức phải ra sắc
lện h th u lại ru ộ n g tư để chuyển hóa th à n h ru ộ n g công. Tuy
việc làm này kh ô n g th àn h , n hư ng cũng chứ ng tỏ, kinh tế nông
n g h iệ p m ang n ặn g tín h cộnq đồng không còn chiếm th ế
"th ư ợ n g p h o n g ". Đó là m ộ t tro n g n h ữ n g lý do để cho n h ữ n g
ngôi đ ìn h dưới thời N guyễn được xây dự ng kh ắp nơi th eo m ộ t
d ạn g th ứ c k hác và nó n h ư vư ợt ra ngoài không gian tâm linh
cổ tru y ề n củ a làn g xã, có th ể n h ữ n g kiến trú c tô n giáo nói
ch u n g đã có sự th a m gia của tầ n g lớp buôn b án nhỏ v à chính
q u y ền sở tại. Đe thời kỳ này, không riên g ở phía Nam m à cả
trê n đ ấ t Bắc, ngôi đìn h đã m ang n h iều hơn về tín h ch ấ t của
m ộ t ng ô i đ ề n th eo q u an niệm th ô n g thư ờng.

T rong n g h ệ th u ậ t tạo hình tru y ền thống, thì kiến trúc với


n h ữ n g giá trị m ọi m ặt thuộc tâm linh và cấu trúc đều được đề
cập n g an g h àn g với giá trị điêu khắc và các loại hình nghệ th u ậ t
khác. Người ta có th ể làm n h à ở tro n g m ột không gian chật hẹp
và n h iều khi còn lệ thuộc vào điều kiện của cả thiên nhiên và xã
hội, n h ư n g đối với nơi của th ần linh thì phải được chú ý từ
n h ứ n g quy đ ịn h có tín h ch ất phong thưỷ. Do xã hội Việt có sự
phân hó a th ấp , cơ cấu tổ chức chưa quá chặt chẽ, mối ứng xử với
th ần linh còn khá gần gũi và chư th ần chưa bị đẩy lên cao, nên
dù có th eo phong th ủ y thì cách ứng xử với kiến trú c tôn giáo của
người Việt và người T rung Hoa cũng khác nh au khá xa. Không
m ấy khi người Việt đ ặt di tích của m ình nhìn chính hướng m à
chỉ có tín h c h ấ t tư ơng đối, giả dụ nh ư gọi là quay hướng Nam,
n h ư n g n h iều khi lệch sang hướng Đông hoặc sang Tây ch ú t ít
(chủ y ếu lệch san g Tây). Đối với người Việt, còn nặng tư tưởng
"hòa" vào vũ trụ , th iên n hiên thì trong tâm thứ c cũng hòa vối
th ầ n linh, m ặ t nào đó th ầ n như cha m ẹ... Ở T rung Hoa th ì th ầ n
đ ã cách biệt, là n h ữ n g đấng quyền n ăn g chi phối và quyết định

39
số p h ận của n h ữ n g kiếp đời ở trầ n gian m ột cách chủ q u an nhiều
khi độc đoán. Còn với người Việt - m ột cư dân nông nghiệp lúa
nước, từ sớm đã n h ận thứ c có trời cha đ ất m ẹ. Trời là ng u ồ n sinh
lực vô biên, giữa trời và đ ất có mối liên h ệ thì m u ô n loài mới
p h át sinh p h á t triển . T ất nhiên, mối liên h ệ ấy được hội tụ vào
n h ữ n g cơn m ư a hay n hữ ng đỉnh núi cao, và bằn g vào chiêm
nghiệm , người xưa còn cho rằng, tro n g không gian bao la vẫn có
n h ữ n g dòng chẩy sinh lực vô hình từ tần g trê n xuống. Thông
thư ờng m ản h đ ấ t đó phải đ ạt được n hữ ng chuẩn cơ bản là cao
ráo, sạch sẽ, th o án g đãng, tươi nhuận, cây cối x an h tốt, chim
m uông hội tụ ... Nơi ấy được coi là đất của th ầ n linh, và khi con
người n h ập vào không gian này, thư ờng cảm th ấy khoẻ khoắn
tươi tỉnh. Đó là m ản h đ ất gắn với nơi của các kiến trú c có yếu tố
tôn giáo tín ngưỡng (ít n h ất từ th ế kỷ XVIII trở về trước, khi nền
kinh tế nông nghiệp thự c dụng chưa đủ làm tàn phai n h ận thứ c
gốc của tru y ền thống). Tuy nhiên, trong cách ứng xử vối các di
tích khác nhau, có nghĩa là với các th ầ n linh khác n h a u và x u ất
p h át từ n h ữ n g lý do khác nhau m à không gian của m ỗi kiến trúc
cũng có sự khác nhau.

Có th ể nói rằng, ch ù a và đền là hai di tích gắn với tôn giáo,


tín ngưỡng, m an g yếu tố tru y ền thống, n ên khi con người bước
vào tro n g không gian này (vói các di tích cổ tru y ền còn đầy đủ
theo k ết cấu cũ) th ì dễ có cảm giác như bước vào m ộ t thế giới
khác của tâm tưởng. Trong đó, con người lấy "hòa" làm trọng.
Người ta có cảm giác th ầ n linh ở gần gũi đâu đó, khiến kẻ tín đồ
n h ư được n h ập vào không gian tâm linh th á n h th iệ n đ ể tầm hồn
n h ư hò a vào th iê n n h iên vũ trụ, thoáng n h ư n h ập vào tâm th ế
x u ất th ần , để vượt lên trê n nhữ ng sự ồn ào của trầ n gian. Nơi ấy
kiến trú c dù có to mấy, n h ư n g không bao giờ cao hơn cây lớn bao
*• quanh, cây cỏ và ngôi đ ền thờ đồng n h ấ t tro n g m ộ t th ể chung,
có n g h ĩa là, ở m ộ t giới h ạ n nào đó, cây cối cũng là m ộ t phạm trù

40
của kiến trú c tín ngưỡng. Có th ể còn đưa ra nhiều n h ận x ét khác,
song đối tư ợ n g của chúng tôi là ngôi đình n ên điểm qua đôi nét
về chùa, đ ền để n h ư lấy m ột thực th ể kiến trúc đối sánh với
không gian tâ m linh của ngôi đinh làng.

Q ua n h ữ n g phần trên, tạm hiểu sự hình th à n h của ngôi


đình không h ẳ n chỉ x u ất p hát từ tín ngưỡng tru y ền thống dân
gian, m à tro n g đó cũng có m ột nguyên n h ân nảy sinh là từ "yêu
cầu ch ín h trị". Có thể nghĩ, đình là con đẻ của m ột thời kỳ "thai
n g h én " m an g tín h chất chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên
chế P h ật giáo san g chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo. Đình
th am gia vào nhịp thở tư tưởng của "thời kỳ quá độ", giai đoạn
sang tra n g củ a nghệ th u ậ t tạo hình dân tộc. Suy cho cùng là sản
p hẩm của lịch sử, phần nào ở buổi đầu g ắn với tần g lớp trên, để
không gian củ a đình trước h ế t phải biểu h iện cho uy lực của
triều đình. R ất hiếm thấy đình được dựng ở trê n núi đồi như
chùa, đền, m à gần n h ư về nguyên tắc, nó là m ột bộ phận trong
cấu trú c của làng xóm, ít n h ất từ thế kỷ XVI về sau.
M ặt khác, à lĩnh vực kết cấu, ngôi đình được coi như lớn
n h ấ t tro n g kiến trúc làng xã, loại trừ n hữ ng bộ ph ận phụ m à
hiện n ay chỉ th ấy là sản phẩm m uộn về sau, như nghi m ôn kiểu
tứ trụ rồi tả h ữ u vu và cây cối phía trước, th ì chúng ta có th ể tin
được rằng, vốn gốc xưa trước m ặt đình là m ột không gian rất
thoáng, ít n h ấ t đó là chiếc sân "m ênh m ông" nhiều khi điểm
th ê m là m ộ t hồ nước bán nguyệt, khiến tín h "m ênh m ông" lại
càng được n h ấ n m ạnh hơn nữa. Trong cảnh quan ấy, ngôi đình
với m ái khá lớn, rộng, th ân lại thấp... (đặc b iệt khởi nguyên đình
không có góc m ái cong...), hội lại, dân quê bình thư ờ ng khi có
việc phải ra đ ìn h tiếp cận với Lý trư ởng hay các chức sắc, thì tự
n h iên cảm th ấ y n h ư th ân phận m ình bị nhỏ bé đi trước uy lực áp
chế của đinh, m ột yêu cầu như đồng n h ấ t với uy lực áp đ ặt của
triều đình. T rong sự đối sánh với các kiến trú c tôn giáo khác thì

41
hìn h thứ c n h ư kể trên là m ột yêu cầu có tín h chất tiê n quyết đối
với n h ữ n g ngôi đình cổ (ít n h ấ t từ th ế kỷ XVII trở về trước). T ất
nhiên, sự bồi bổ cho không gian này đã được thay đổi th eo sự bổ
sung chức n ăn g cho đình. Ở th ế kỷ XVI đình cũng p h ầ n nào đã
chuyển dần th à n h m ột tru n g tâm văn hóa của làng xã, tấ t nảy
sinh xu hướng dân gian hóa từ n g phần, tro n g đó T h àn h hoàng
làng chỉ còn là m ột danh xư ng để đề cao vị th ầ n liên q u an trực
tiếp tới cuộc sống tâm linh của người dân sở tại và tu y đình vẫn
còn đề cao n h à vua (đình Lỗ H ạnh ở Hiệp Hòa, Bắc Giang) m à
m ộ t biểu h iện cụ th ể ngay ở bức "cốn" gian giữa phía ngoài có
rồng n ân g ho àn h phi đề bốn chữ "H oàng Đế vạn tu ế " th ì đã có
m ột vị th ầ n dân dã yên vị ở h ậu cung rồi.

Như vậy, ngay sau khi h ìn h th àn h , để tồn tại tro n g lòng


dân, ít n h iều đình đã vượt q u a tín h chất khởi nguyên của nó để
bổ su n g m ột số tín h ch ất của đ ền th ờ dân gian. Tuy nh iên , trong
cách th ờ này cũng đã có sự ''g iàn h giật" gắn với các tần g lớp
tro n g xã hội. Bước đường p h á t triể n đó ít nh iều đã tác động đ ến
không gian của ngôi đình ở các thời kỳ sau (chúng tôi sẽ đề cập
tới ở p h ần kiến trúc m ặt bằng).

T rong các kiến trúc có liên qu an đến tín ngư ỡng tôn giáo
của người Việt, theo bước đi của lịch sử thì mỗi thời th ư ờ n g được
th ể h iện m ộ t cách thứ c riêng, n h ư n g cùng m ột thời th ì mối ứng
xử với các di tích khác nh au cũng có sự ph ân biệt. Với chùa và
đền..., được coi n h ư nơi con người đến đó để hòa tâm vào vũ trụ
th iên nhiên, đi sâu vào yếu tố tâm linh, ít n h iều có n é t th o á t tục,
để tạo sự cân bằng cho cuộc sống, th ì kiến trú c đình lại thường
nh ập vào cuộc sống trầ n th ế để khẳng định về m ộ t th ế đứng,
m ột tin h th ầ n ít n h iều có n é t xác n h ận về th â n phận, n h ư ph ản
án h m ộ t bóng d án g của trậ t tự xã hội đã h ìn h th à n h tro n g lịch
sử. về h ìn h thứ c, chùa, đền n h ư cố th u m ình lại, cố ẩn đi, th ì
đình lại n h ư m uốn bộc lộ sự bề th ế uy nghiêm , ít n h iều có tín h

42
ch ất áp đ ặt vào tâm tư của người tiếp cận Tuy nhiên, trong m ột
không gian nền tảng chung, là ở nông thôn, nên dù cho có m ang
tính áp đặt, thì đình làng vẫn đã tồn tại, ắt nó phải phù hợp, có
nghĩa là nó cũng phải tuân th ủ theo m ột số nguyên tắc đã có sẵn
trong tâm thức của người dân, là nằm trê n m ột th ế đất khang
trang, rộng rãi, phía trước m ặt không có v ật cản, phía sau và hai
bên, tốt đẹp n h ất là có thế tựa, thế tì. Vì thế, đình thường ở bìa
làng, nằm trong không gian giữa "tự nhiên và văn hóa", nơi thuận
tiện cho sự qua lại, phù hợp với yêu cầu của lịch sử và tâm linh. Từ
khi ra đời, đình là m ột kiến trúc phản ánh rõ n ét n h ất về yếu tố
này. Theo bước đường phát ư iển của kinh tế m à đình có những
thích ứng m ềm dẻo, khởi đầu nẩy sinh từ yêu cầu ban bố chính
lệnh của triều đình ở những trung tâm lỵ sở, dần dần cùng với bàn
tay chính trị của tầng lóp quân chủ, đình vươn tới xã thôn. Đe tồn
tại (như trê n đã nói) đình phải thêm chức năng tín ngưỡng, sau đó
được bổ sưng th êm về không gian kết cấu m ặt bằng. Chúng ta
thường th ấy (như chùa, đền), đình cũng được kết cấu theo quy luật
của âm dương đối đãi. Kết cấu m ặt bằng của đình không thể thiếu
m ột bộ phận gắn với nước, về nguyên tắc, các di tích nói chung của
người Việt Nam là thường sử dụng nguồn nước tự nhiên để dễ hòa
vào không gian vũ trụ, thì ở đình nhiều khi không hẳn như vậy,
người ta đ ã sử dụng nhiều tới nguồn nước nhân tạo ở phía trước
m ặt như m ột cái hồ lớn, m à chủ yếu là hồ bán nguyệt. Có nghĩa là
yếu tố âm, dương ở đây cũng m ang nhiều yếu tố áp đ ặt nhân tạo
hơn ở các di tích chùa đền. Mặt khác, trong các kiến trúc tôn giáo
tín ngưỡng truyền thống thì các cây cối lớn thường được gán cho có
nhữ ng ý nghĩa tâm linh rõ rệt, để cho kiến trúc nhập vào không
gian th iên g , th ì ở đình hầu như ít quan tâ m đến đặc điểm này.
Cây cối chỉ n h ư m ang tín h chất nền, gần nh ư để tô điểm thêm
cho kiến trúc; n h ữ n g cây thiêng, cây th ế ở đình chỉ là sản phẩm
m uộn khi hội vào tro n g bản th ân nó yếu tố tín ngưỡng tương tự
như củ a "đền" m à thôi.

43
T rên diễn trìn h lịch sử, ngôi đình n h ư có m ộ t sự thích ứng
với n h ữ n g biến động xã hội nhiều hơn ở các kiến trú c khác. Một
số n h à n g h iên cứu đã th ấy rằng, dù cho n h ữ n g ngôi chùa Q uan
Âm (thế kỷ XVI, đầu th ế kỷ XVII) gắn với n h ữ n g luồng thư ơng
m ại x u ấ t h iện ở ven sông, th ì về cơ bản, ngôi chùa đó vẫn m ang
m ộ t không gian ch u n g để dẫn d ắt tâm hồn con người khi tiếp
cận th ế giới tâm linh n h ư ở nhiều chùa khác. Song, theo dòng
chảy lịch sử chung đó thì đình đã ph ản án h rõ n é t hem về mối
q u an hệ này. Lấy m ột ví dụ, qua nhữ ng ngôi đình ở vùng xứ
Đoài, có m ấy yếu tố tin h th ần m à chúng tôi m uốn đề cập tới.

M ột là, về vị th ần , theo m ột số nhà sử học thì người Việt đi


từ th ư ợ n g nguồn của các con sông lớn tiến dần về xuôi, khởi đầu
có th ể họ coi dãy Tam Đảo như hệ núi chủ của dân tộc trong mối
th ô n g linh với "tần g trên ", rồi tiếp theo bước đường đi đó, quả
núi lớn có phần riêng biệt, oai phong giữa trời đất, là núi Ba Vì,
được trở th à n h núi chủ của dân tộc, m à chủ yếu là của h ệ tộc
Việt - Mường. Quả núi này được nghĩ tới là m ộ t trụ c vũ trụ vĩ
đại, k h ẳn g địn h về sự "th ắn g th ế" của n ền kinh tế nông nghiệp
lúa nước trê n bước đường p h á t triển xuống đồng bằng v à mọi
m iền đ ấ t nước. Kèm theo đó là sự hình th à n h ra vị th ầ n tối
thượng, th ầ n núi T ản Viên, sau này phân th â n th à n h tam vị, đó
là Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh (Ba Vì), ứ ng với n h ữ n g tru y ền
th u y ết trà n vào tư duy liên tưởng m ên h m ông của người dân
th ô n dã. N hững ngôi đình sớm n h ấ t của người V iệt như đình
Thụy Phiêu, đình Tây Đ ằng rồi sau đó là nh iều đình khác đ ều thờ
các vị th ầ n linh đó. Và, hình bóng của các vị này còn lan toả theo
các triề n sông ở v ù n g châu th ổ Bắc Bộ, th ậ m chí lan tỏ a vào
n h ữ n g v ù n g không phải là đ ất liên quan vối tích tru y ện v à cả
vùng không có núi.

Tuy nhiên, sự ản h hưởng của n h ữ n g vị th ầ n này đã ăn sâu


tro n g tiềm thứ c dân gian từ rấ t sớm, rồi sau đó th eo bước đi của

44
lịch sử m à được cấy vào đình. Tích truyện này n h ư còn phản ánh
về m ộ t bước chuyển tiếp của sự p h á t triển kinh tế nông nghiệp.
Cụ th ể là, ngược dòng sông Hồng đi lên phía trê n ch ú t ít, nơi m à
dòng sông H ồng khi chưa có đê, thì truyền th u y ết CÒI1 kể lại Sơn
T inh v à T hủy Tinh là bạn hữu của nhau, có nghĩa là 'nước vờn
chân núi, sơn th ủ y hữư tình". N hưng đến vùng Ba Vì, kinh tế lúa
nước được k h ẳn g định và để bảo vệ đồng ruộng m ên h mông,
trá n h lũ lụt, người dân buộc phải đắp đê thì nảy sinh huyền thoại
về m ộ t cuộc chiến: Sơn Tinh - Thủy Tình, trườn dài theo các m ùa
m ư a nắng. Và m ột không gian tâm linh, với vị th ầ n Tản Viên phủ
đầy n h ữ n g ngôi đình liên quan, tro n g đó có nhữ ng ngôi m ang
n iên đại sớm n h ấ t hiện còn biết được.

M ặt khác, từ nhữ ng dấu tích kiến trúc trên , còn n h ư phản


án h m ộ t v ấn đ ề khác liên quan đ ến kinh tế, cụ th ể là, với những
ngôi đ ìn h củ a th ế kỷ XVI và th ế kỷ XVII ở ven con sông giao
thư ơng, m ặ t nào đó cho thấy đương thời kinh tế th ủ công nghiệp
và th ư ơ n g m ại đã có vẻ như tư ơ ng đối phát triển, dù vậy, nền
kinh tế m ới n ày v ẫn nằm trong phạm trù kinh tế nông nghiệp.
Người đi buôn giàu có chưa dùng vốn để tái sản x u ấ t th ủ công
n g h iệp hoặc thư ơ ng mại, m à chỉ đem về làng tậu ruộng hoặc tìm
vinh q u an g nơi th ô n dã, họ góp tiề n của cho đình làng, cũng như
cho đền, ch ù a... Song, đình làng cùng nhữ ng lễ hội liên quan
tro n g cả v ù n g này chỉ được nảy sinh, hình th à n h và p h át triển
không th ể chỉ dừng lại ở làng nông nghiệp nghèo khó, m à còn
phải d ự a vào dòng kinh tế khác giàu có hơn, m à ở đây chúng ta
n g ầm hiểu là kinh tế liên quan đ ến dòng sông (không phải là
chài lưới), có p h ần gắn với thư ơng thuyền (những đình thời Mạc
th ư ờ n g ở v en sông thương m ại, n h ư ven sông H ồng trê n con
đường giao th ư ơ n g tái ngã ba Hạc, ven sông c ầ u , tương đồng với
thời gian ra đời của đình Lỗ H ạnh và đình Thổ Hà, rồi nơi buôn
b án khá sầm u ấ t là Thường Tín đ ã có đình Là ở bên con sông nhỏ

45
Q&ìe&Ể)
chạy ra sông Đáy). Và, cũng ở vùng Sơn Tây còn có m ộ t ngôi
đình Tường Phiêu tương đối nguyên vẹn (đầu th ế kỷ XVII), gần
sông Tích, thuộc huyện Tùng T hiện cũ, rồi đình X uân Dục gần
sát bờ sông Đ uống,...

Thông qu a vị th ầ n Tản Viên v à các vị th ầ n khác, n h ư Cao


Sơn, Quý Minh, chúng ta còn thấy yếu tố nú i đã th eo người Việt
lan tỏ a về khắp m ọi m iền của đ ất nước, đồng thời cũng trở th àn h
các vị th ầ n kiêm nhiệm m ang tính chất nông nghiệp. X uất phát
từ tư cách m ột gạch nối chuyển sinh lực từ tần g trời xuống đ ất
để cho m uôn loài sinh sôi, các ngài đã trở th à n h các phúc thần.

Hai là, tro n g bước đường p h át triển của các ngôi đình, khởi
đầu có th ể tạm coi n h ư chúng không gắn với tín ngưỡng, m à là
m ột kiến trú c áp đ ặt của triều đình xuống xã thôn. Song, cũng
ngay từ thời Lê sơ cùng với việc hình th à n h ngôi đình làng thì, vị
Lý trưởng, Xã trư ở ng (như trê n đã nói) m ang tín h hai m ang, đại
diện của triề u đình đối với dân và cũng là đại diện củ a dân đối
với tổ chức chính quyền quân chủ... Đó là m ột tro n g n h iều điều
kiện để ngôi đình cũng m ang tính "lưỡng", và có lẽ đặc tín h này
đã q u y ết định đến khả năn g tồn tại của đình làng. Một biểu hiện
cụ th ể, n h ấ t là đối với th ầ n linh, người dân đã cấy dần vào trong
hệ th ố n g tín ngưỡng của đình n hữ ng vị th ầ n m à làng x ã tôn thờ,
chính điều đó (với người dân) ngôi đình đã m ộ t bước chuyển
sang m an g tín h ch ất đền. Thực ra, nhiều th ầ n linh gắn với đình
cũng đã đáp ứ ng được yêu cầu của triều đình, vì thế, được triều
đình ủ ng hộ và phong tước, có thể từ đó dưới sự áp đ ặ t của triều
đình, d an h vị T hành hoàng được đưa vào tro n g đình th à n h m ột
vị th ầ n tối thượng, "tra n h chấp" quyền uy đối với các th ầ n linh
khác. Ở đây, d an h xưng "T hành hoàng" không còn m an g bản
ch ất gốc của vị th ần bảo vệ th àn h th ị nữ a m à chủ yếu là vị th ần
đứ ng đầu tro n g việc bảo hộ làng xóm. Từ "T hành hoàng" chỉ còn
m ang ý n g h ĩa n h ư m ột "tên gọi", m ột chức vị tin h th ầ n cao trong

46
hệ thống th ần linh ở nơi thôn dã Thành hoàng đại diện cho tinh
th ần của triều đình, của nh à vua, tùy theo th ần tích, vai trò đối
với lịch sử, với làng xóm m à được ban cấp khác nhau: Thượng,
Trung, H ạ đẳng th ần và đa số đều được m ang cấp vương, có
nghĩa m ặt nào đó là hìn h tương tinh th ầ n của n h à vua... góp
phần vào việc bảo vệ trậ t tự của chế độ qu ân chủ chuyên chế.
T ất n h iên , n h ữ n g vị T hành hoàng này ban đầu phải có đủ tư
cách xứ n g đ án g với chức vị của m ình, đó là n hữ ng tướng lĩnh,
người có công tro n g việc khai phá đ ất đai (những người gắn với
việc d ự n g nước và giữ nước), củng có nhiều làng đã đưa những
vị th ần m an g yếu tố "anh h ù ng văn hóa" vào trong hệ thống này.

Vai trò của T hành hoàng làng đối với dân chúng không phải
n h ấ t q u án tro n g dòng trôi chảy của lịch sử, m à cũng th ăn g trầm
theo diễn biến của tin h th ầ n tín ngưỡng. Nếu thuở ban đầu,
T hành hoàn g với n h ữ n g vẻ đẹp th án h thiện, chủ yếu là nhữ ng
phúc th ần , quyền uy siêu việt, thì sau đó (chủ yếu b ắt đầu từ th ế
kỷ XVIII, n h ấ t là từ cuối th ế kỷ XIX) đã có m ột số vị T hành
hoàng có gốc từ n h ữ n g người hạ đẳng, th ậ m chí là n hữ ng kẻ có
hại với dân, với nước, hoặc có khi là cả trẻ con và đôi khi là người
vẫn đ an g còn tồ n tại ở trê n đời. Đa số hiện tượng này thự c sự đã
nảy sinh từ n h ữ n g n h ận thứ c liên quan đ ến m ê tín dị đoan ở m ột
thời kỳ tư tư ở ng xã hội bị khủng khoảng trầ m trọng...

Trở lại với lịch sử ngôi đình, ở lĩnh vực không gian lớn, đình
gắn với các T h àn h hoàng làng m ang chức vương, n ên thường
nằm ở bìa làng và quay hướng Nam với đặc tín h "T hánh nh ân
Nam d iện nhi th ín h th iên hạ" (thánh n h ân /v u a chúa/ những
người tài, ngồi quay hướng Nam để nghe lời tâu bầy của thiên
hạ), đồng thời đình cũng là trụ sở của chính quyền nơi ban bố
chính lện h của n h à vua, n ên khởi đầu nó có hình thức bề thế, áp
chế, phía trước m ặt có m ột sân rộng, để tạo m ột không gian
"m ên h m ông" thuộc tư tưởng... như đã trìn h bày. Chỉ b ắt đầu

47
vào thời Mạc và n h ấ t là từ cuối th ế kỷ XVII, khi vị th ầ n dân gian
được T hành hoàng hóa, chủ yếu nh ằm đề cao vị th ầ n của dân thì
kiến trú c đình làng cũng có ph ần được th ay đổi. C húng ta đã
từ n g gặp dấu tích của ngôi chùa, đình, đền, thời Mạc chưa có tầu
m ái, th ì ở th ế kỷ XVII tầ u m ái đã x u ất hiện đầy đủ, tạo cho bộ
khung củ a kiến trú c đã có k ết cấu góc m ái cong. Ở m ặ t tin h th ầ n
m à nói, k ết cấu không cong góc m ái đã tác động tới n h ận thức
của người tiếp cận, khiến kiến trú c n h ư có xu hướng bị h ú t
xuống đ ấ t m ột cách m ạnh m ẽ, có phần n h ấn m ạn h sự "đè n én " ở
lĩnh vực tư tưởng. Còn góc m ái cong lại giải th o á t sự "đè nén " ấy
và p h ần nào có cảm giác tạo cho kiến trú c như bay lên. Thực ra,
hìn h thứ c này không đơn giản là giải quyết sự n ặ n g nề của kiến
trú c dưới m ắt của con người, m à nó còn là vấn đề n h ận thức.
Trước h ết, nó khẳng định hơn về vị thế của ngôi đ ìn h làng trong
không gian nông thôn. Từ đây, đình làng trở th à n h m ộ t thự c th ể
văn hóa của cộng đồng thôn dã, n ên ngoài T hành hoàng là th ần
linh được dân gian hóa, thì kiến trú c này đã m an g nhiều n ét
uyển chuyển nhịp nhàng, đầy chất trữ tình, gắn vói tâm hồn Việt
m uôn đời m uôn th ủ a, đó là th ứ tâm hồn được nảy sinh từ th ự c tế
sản x u ấ t th eo chu trìn h thời gian khép kín, gắn với m ùa m àng
nông nghiệp.

Ba là, n h ư trê n đã trìn h bầy, rõ ràng m ối ứ ng xử giữa đình


và chùa, đ ền đã có sự khác nhau. Cụ th ể như:
9 • •

- Tuy T h ành hoàng làng được coi nh ư m ộ t vị th ầ n đứ ng đầu


bách th ầ n của làng xóm, n hư ng cũng có th ể v ẫn ph ân định ra
được m ộ t cách rõ rệt. Các th ầ n của chùa, đền, quán, m iếu
th ư ờ n g là n h ữ n g bậc gắn nhiều với cuộc sống tâ m linh hcm, từ
đó m à hỗ trợ tới n h ữ n g yêu cầu tin h th ầ n của cuộc sống thư ờng
n h ật. N hưng T h ành hoàng làng cũng được coi là vị th ầ n có
quyền uy tối th ư ợ n g ở tro n g làng, m ột ph ần g ắn với cuộc sống
tâm linh, n h ư n g p h ần trọ n g yếu lại được đ ặ t vào việc duy trì trậ t

48
tự, ổn định về m ặt tinh th ần của xã hội đời thường, cầm cân nảy
m ực về sự công bằng của những th àn h viên trong làng xã.

- Chùa, đền, quán, m iếu... cũng như đình đã m ột thời dài là


nơi sinh h o ạt văn hóa của cả cộng đồng hoặc m ột bộ phận dân
chúng tro n g làn g xã, nhưng người ta đến các di tích (không phải
đình) chủ y ếu đ ể sinh hoạt tâm linh, tìm sự cân bằng cho tâm
hồn, cơ bản là để th o át ra ngoài sự "dày vò" của cuộc sống, có
n g hĩa là đi tìm m ột đối trọng với nhữ ng khúc m ắc trong cuộc
đời, tìm sự an ủi và sự thiếu h ụ t của tâm tư... N hưng đình là nơi
để giải q u y ết n h ữ n g việc xã hội, chỗ hội tụ của các kỳ m ục và
của dân đinh, nơi con người đến đó chủ yếu để giải quyết nhữ ng
công việc đời thường, nên rõ ràng, đứng trước đình, con người
bao giờ cũng có m ột mặc cảm "cách biệt", th ần và người là hai
thự c th ể khác nhau, người tôn trọng thần, th ầ n ban ân huệ
(trong đó có cả yếu tố đại diện cho quyền lực của n h à vua), c ò n ở
chùa, đ ền th ì n ặn g tư tưởng "hòa", để con người vừa cầu xin vừa
đi tìm lại ch ín h m ình. Vì thế, phần nào đến với đền, chùa...,
trước đây con người có cảm giác như gần gũi, đầm ấm hon.. với
sự n ghiêm tra n g được nảy sinh từ đáy lòng. Còn với đình th ì sự
kính cẩn lại được đề cao để như cố tìn h tạo nên m ột khoảng cách
nào đó.
Tuy n h iên , từ khi ngôi đình trở th à n h m ột thự c th ể văn hóa
của làng xã, v à p h ần nào T hành hoàng làng được ứng xử như các
vị th ầ n th â n thuộc, nghĩa là đình đã được chuyển hóa sang m ang
cả yếu tố đ ền, th ì sự cách biệt chỉ m ang tín h ch ất tư ơng đối
m à thôi.
©HƯOM& 2
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
ĐÌNH LÀNG

T rên dòng chảy của lịch sử kiến trúc tru y ền thống, thì
n h ữ n g kiến trúc tô n giáo tín ngưỡng không đơn giản chỉ là chỗ
để thờ cúng, m à m ột ý nghĩa sâu xa và bao trù m hơn, đó là giá
trị văn hóa n g h ệ th u ật. ít n h ấ t chúng ta đ ã đọc ra được ở nhữ ng
kiến trú c này sự phản ánh về bước đi của dân tộc từ lúc sơ khai
đến khi th ố n g n h ấ t to àn cộng đồng quốc gia, di tích kiến trúc
cũng phản án h về tư tưởng xã hội của từ ng thời kỳ lịch sử, thậm
chí p h ản án h cả về m ột số vấn đề thuộc sự p h át triển kinh tế,
chiến tra n h và n h ữ n g vấn đề khác. Ở lĩnh vực nghệ th u ậ t, thực
sự n h ữ n g m ảng chạm , n h ữ n g pho tượng, đã nói lên m ột cách h ết
sức rõ rệ t về tâm hồn Việt m an g nhiều yếu tố phi Hoa, phi An,
nó cho b iết m ộ t cách khá cụ th ể về n h ận thứ c của con người
Việt, về vũ trụ q u an và n h ân sinh quan... Suy cho cùng, kiến trúc
tru y ền th ố n g là m ột cuốn sách sinh động bằng hiện v ật rấ t đáng
tin cậy, tự nó không ồn ào tro n g việc ph ản án h thự c tế lịch sử,
nó cung cấp n h ữ n g n h ận thứ c chân thực n h ấ t khó có th ể chối
cãi... Với tin h th ầ n đó thì đền, chùa và đình làng là các loại hình
thứ c kiến trú c cơ bản, thay n h au ph ản án h về bước đi của văn

50
hóa dân tộc. Chúng ta có th ể thấy rất rõ rằng, ngôi chùa tu y có
lúc th ăn g trầm , n hư ng nó như m ột m ạch chảy cơ bản trê n dòng
văn hó a của dân tộc. Còn đinh làng, tuy hiện nay được nhiều nhà
n g h iên cứu cho là m an h n h a vào thế kỷ XV và định hình vào thế
kỷ XVI..., thì rõ là n g ngay từ khi xuất hiện với sự bảo trợ của
triều đ ìn h và sự thích ứng trong tinh th ần làng xã, cũng như yêu
cầu củ a tâm hồn q u ần chúng, m à kiến trúc này đã sớm chiếm
th ế "th ư ợ n g phong" cả về ý nghĩa lẫn văn hóa nghệ th u ật.

Vào năm 1492, khi vu a Lê Thánh Tông lệnh cho làm đình
Q uảng Văn, sự kiện này có ghi như sau: "Mùa đông Kỷ Dậu
(1489) ông (Bùi Xương Trạch) vâng m ệnh đi sứ cống n h à Minh.
Năm H ồng Đức th ứ 24 (1493), ông vâng m ệnh làm bài ký ở đình
Q uảng Văn. Bài ký v iết rằng: "Tôi nghe: Trời không nói m à bốn
m ù a ch uyển vận, m uôn v ật vẫn sinh. Mặt trời, m ặt tră n g là hiện
tư ợng củ a trời. T hiên tử ngồi yên m à thiên hạ và m uôn nơi vẫn
trị. M ệnh lệnh là pháp độ của thiên tử.

T hánh Thiên tử nắm m ện h trời, lên ngôi báu, n ền trị rực rỡ.
Hưn 20 n ăm võ công m ạn h m ẽ, văn đức được sửa sang. Bốn
biển, chín châu đều là th ần thiếp. Nên ven rừng, góc biển nào
hiệu lện h n h à vu a cũng đều khắp. Nơi nào sương móc rơi xuống,
nơi nào th u y ền xe đến được, cũng theo chính sóc n h à vua. Tóm
lại, n h ữ n g dân ở cõi xa đều là bề tôi của vua m à theo m ệnh lệnh
của v u a cả.

Nay nh à vu a lo rằng, chính sự nhiều, th ần dân đông, không


th ể bảo tậ n m ặt, nói tận tai được, nên mới gọi các thợ vẽ kiểu
m ẫu, d ù n g tài ông Thuỳ khéo ông Thâu, xây dựng lên ngôi đình
ở tro n g cửa Đại H ưng làm chỗ dán các giấy m á nói về công việc
chính trị của vua. Địa th ế chỗ ấy thì lầu [Ngũ] phượng dựng ở
trước, th à n h [Thăng] long bọc quanh ở ngoài, ngòi [Bích] câu ở
ngang, đường q u an h vòng tả hữu. Thế là xem đọc đã có nơi. về

51
<&srse©0
hình thứ c đình th ì cột rấ t cao, chạm đục th ư a thớt. Dấu th ấp m à
không xấu xí, dẫu đẹp m à không lộng lẫy. Thế là m ẫu m ự c được
vừa phải. Khi xong, vua đ ặt tê n là đình Q uảng Văn. Mỗi khi triều
đình b an p h át hiệu lệnh mới, như trù tín h việc quân, việc nước,
tỏ bầy ng h i văn về lễ nghĩa, chính lệnh của các quan, công việc
của dân chúng, việc gì cũng nhờ đó m à rõ ràng mỗi ng ày thêm
sáng tỏ. Cốt là để cho sự tai ng h e m ắt th ấy của m uôn phương
th êm m ới ra m à biểu hiện văn m inh trong m ột đời chứ không
phải làm ra để bỏ không. Đương khi pháp lệnh mới làm xong,
ai xem cũng đều ngưỡng mộ chế độ mới, thấy nó rực rỡ như
áng mây.

về trăm q uan th ì tỏ rõ đạo quỹ, giữ phép tắc, tu â n theo lời


nói của N ghiêu ban xuống, tu y ên bố lời chiếu như Vũ y ế t ra, ai
cũng học lẫn nhau, khuyên răn nhau.

v ề n h ân dân bốn phương, th ì ng h e "đức hòa" m à vui m ừng,


vâng th eo "đức ân" m à cổ vũ, trô n g th ịn h trị hòa vui n h ư của
n h à Ngu, xem chính sách rộng lớn nh ư của nhà Hán, ai ai cũng
hớn hở cùng vui. Thế th ì dựng lên đình này là để th ê m phần
th ịn h trị để cho cơ nghiệp được vữ ng bền, há có phải là việc
ngẫu n h iên đâu. Thế thì đình này làm ra cũng có lý do vậy. Bày
đ ặt chính giáo, ban p h á t m ện h lệnh; pháp độ rõ rệ t là th à n h công
của Nghiêu; điển chương đầy đủ là th ịn h trị của Chu; trong nước
th ái hòa là lễ giáo của Thuấn; tiếng tăm vang xa là văn giáo của
Vũ. Một lời nói ra, đ ú n g là th e n m áy, m ột lệnh ban ra, cũng như
vàng đá. Người tro n g nước ai cũng nói "lời nói của vua thự c là to
tát; th ế th ì dự n g đình này đ ặt tê n là Q uảng Văn để làm quy giám
cho m uôn đời".

Với nội d u n g trên , đình Q uảng Văn là m ột sáng kiến của


triều đìn h để quy tụ ý thứ c tin h th ầ n qu ần chúng... v à n h iều tính
ch ất khác... T ất cả ý n ghĩa này ít nhiều đều giữ lại ở trong đình

52
làng, đó là m ột tro n g nhiều lý do để các nhà nghiên cứu nghĩ tới
sự x u ất h iện của đình làng là từ thế kỷ XV.

về danh nghĩa, đình làng để thờ vị th ần bảo hộ làng xóm


n h ư n q cũng là hìn h tượng của nhà vua, vì thế, vị th ế của đình
phải đ ạ t đuợc n h ữ n g chuẩn m ực cơ bản như về không gian,
m ặ t bằng...

2.1. Không gian kiến trúc


T hông thư ờng đình là nơi ngự của các vị T hành hoàng làng
được phong tước vương, vì thế chọn hướng đình cũng có phần
k h ắt khe hơn của các di tích khác. Nếu như chùa có th ể quay
hướng Tây, Nam, Bắc tuỳ theo tính chất riêng của từ ng ngôi, thì
khởi đầu đình p h ần n h iều phải đ ạt được nhữ ng chuẩn m ực của
đế vương, có n g hĩa đình ở vị trí quang quẻ, cao ráo, nơi có cây
cối tươi n h u ậ n có hồ hoặc dòng nước tương ứng (cũng n h ư các di
tích khác) n h ư n g nguyên tắc phía trước m ặt phải thoáng đãng
cũng n h ư trước m ặt cung điện không có những kiến trú c cản trở
tầm nhìn. Như vậy, đình thư ờng ở bia làng nhìn ra đồng ruộng
m ên h m ông. Vì gắn với vương/vua n ên nhiều khi đình được coi
n h ư n ằm trê n "đầu" hoặc "lưng" của m ảnh đ ất m ang hình linh
vật, n h ư rồng, phượng, lân... Thế của đình còn chú ý đến nhữ ng
đồi, gò ở phía xa chầu về. Đồng thời, sau lưng có th ế tự a, b ất kể
đó là n ú i ở gần hoặc xa. Đ ồng thời, cung chú ý đến tả th a n h long
(Đông), hữ u bạch hổ (Tây) - m ột âm, m ột dương, m ộ t cho đất,
m ột cho trời, để khẳng định về hướng của T hánh nhân, đồng
thời là sự hội tụ của trí tu ệ chầu về cửa Thánh, n h ằm tạo sức
linh cho T hành ho àn g làng.

Ở lĩnh vực không gian, có th ể coi đình làng là m ộ t kiến trúc


lớn n h ấ t của làng (tuy khuôn viên có khi nhỏ hơn khuôn viên
chùa), là m ộ t tru n g tâm văn hóa ở nông thôn. Như ph ần trê n đã
trìn h bầy, tạm có th ể nghĩ rằng, đi từ ngoài làng vào đ ến đình là

53
đã qu a n h iều không gian khác nhau, với kiến trú c tôn giáo tín
ngưỡng là "tru n g tâm " của không gian văn hóa đậm đặc. Ở
n h ữ n g nơi này, thư ờng tập tru n g nh iều tinh hoa v ăn hóa n h ấ t để
ứng xử với yêu cầu tin h thần. Tuy nhiên, tro n g mỗi loại hình
kiến trúc, th ì sự ứng xử có khác nh au m à m ột biểu hiện ngay từ
b ên ngoài là cách sử dụng cây cối. về "nguyên tắc" tro n g kiến
trú c cổ tru y ền của người Việt (theo tư liệu điền dã) thì kiến trúc
không bao giờ cao hơn cây, rõ rà n g đó là m ột h iện tư ợ ng phản
ánh kh á rõ n é t về tâm hồn tru y ền thống của người Việt. Người
xưa m uốn "hòa" kiến trú c vào tự nhiên cũng n h ư m uốn "hòa"
tâm h ồn vào vũ trụ, ý thức này rấ t hợp với tin h th ầ n m uốn xóa
bỏ tiểu ng ã (Atman), tức cái cá n h ân riêng biệt, chỉ có ai tu thì
người đó được hưởng quả phúc để nhập vào cái đại ngã trư ờng
tồn (Brahm an) n h ằm "tự độ độ th a, tự giác giác th a " không phân
biệt giữa ng ã n h ân và th a nhân. Có nghĩa là, kiến trúc tô n giáo
tín ngưỡng còn chịu ản h hưởng tư tưởng này m à h ò a quyện cùng
tự nhiên, cũng có nghĩa cùng với cây cối tạo n ên m ột tổ n g th ể
kiến trú c tru y ền thống (cây cối n h ư m ột phạm trù của kiến trúc).
Tuy nhiên, ở các ngôi chùa, ngôi đền..., thì cây cối n h ư m uốn giải
tỏa sự to lớn của kiến trúc, để cho con người khi tiếp cận sẽ cảm
th ấy gần gũi m à không bị ám ảnh bởi tín h áp chế. Vì thế, cây cối
ở n h ữ n g di tích thư ờng được sắp đ ặ t cả ở bốn phía theo m ộ t trậ t
tự với các loại cây được gán cho có n hữ ng sức linh n h ấ t định.
Còn với đình, vì có th ể đã xuất p h á t từ m ột ý n g h ĩa khác, nhằm
tạo n ên uy th ế cho T hành hoàng làng (m ang tước vương) đại
diện tin h th ầ n của n h à vua, của chế độ qu ân chủ, n ên p h ải tạo
cho đìn h có m ột không gian th iên g liêng, quang quẻ, song cũng
cần cây cối tố t tươi, chim m uông tụ hội. Đe đ ạt được n h ữ n g yêu
cầu n h ư vậy, th ì trước đây người ta thư ờng trồ n g cây lớn ở phía
sau, cùng lắm là trồ n g ở hai bên m à thôi. Từ th ế kỷ XVIII trở đi,
đình làng hội n h ập m an h hơn với yếu tố đ ền thờ, đồng thời n ân g
cao hơn tín h ch ất dân gian, thì cây cối cũng đã được trồng ở phía

54
Q&ìe&Ế)
trước m ặt n h ư để lấy bóng m á t hay để tạo th ế gần gũi và ít
nhiều th iên g liêng, n h ư cây bàng (đình Thượng Cát, Từ Liêm),
cây gạo (đinh Tây Đằng), m ang yếu tố gắn với th ầ n của đình.
Đ ình làng, như trìn h bầy ở trên, có th ế đã ra đời m uộn hơn
các kiến trú c tru y ền thống khác cho nên trước h ế t đình làng
cũng chịu ản h hưởng chung của các tôn giáo tín ngưỡng trước
đó. Vào th ế kỷ XVI và XVII, người ta thư ờ ng gặp nhữ ng ngôi
đình quay về hướng Nam và m ột số đình khác quay về hướng
Tây. Chỉ tới th ế kỷ XVIII - XIX thì hiện tượng chọn hướng ít
nhiều đã có sự thay đổi, cũng như nhiều di tích khác, đình lệ
thuộc vào dòng sông, hoặc đường cái. Có th ể giải thích rằng, ở
giai đoạn từ th ế kỷ XVIII trở đi, nền kinh tế tư nh ân phát triển
m ạnh, n h ữ n g người đóng góp trực tiếp cho việc hình th àn h
n h ữ n g kiến trú c này không h ẳ n chỉ là nông dân làng xã nữ a m à
m ột phần đ án g kể lại thuộc tần g lớp thư ơ ng nhân, chính từ
n h ữ n g con th u y ền xuôi ngược và luồng buôn bán theo đường bộ,
m à p h ần nào di tích bị lệ thuộc vào "m ạch m áu giao thông" đó.
Trử lại với n h ữ n g hướng m ang gốc cổ truyền, chúng ta nhận
thấy, n h ữ n g hướng này thư ờng gắn với yếu nghĩa x u ất p h át từ
tâm linh về q u a n hệ giữa th ế gian và thiên nh iên vũ trụ, nó ít có
tín h thự c d ụ n g .
- H ướng Bắc: Đây là hướng giá ré t về m ù a đông và nóng về
m ù a hè. ở lĩnh vực tín ngưỡng, đó là hướng m ang nhiều sự hắc
ám , ít n h iều g ắn với quỷ dữ. Vì thế, kiến trú c của người Việt ít
quay nh ìn về hư ớ ng này. T ất nhiên vần có n h ữ n g ngôi chùa hoặc
m ột di tích nào đó được chủ động nhìn về hướng Bắc. v ề cơ bản
n h ữ n g di tích này ít gắn với th ế gian m à thư ờ ng liên quan đến
các kiếp đời đ ã qua, n h ư m ộ t số chùa ở nghĩa tra n g để cầu siêu
độ cho n h ữ n g linh hồn ở th ế giới bên dưới.
- H ướng Đông: N hững cư dân trong khu vực Đông Nam Á
th ư ờ n g q u a n niệm đây là hướng của th ầ n th á n h (kể cả quan

55
niệm của người Việt), vì th ế nh iều kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng
của các cư dân phía Nam thư ờng quay nhiều về hư ớ ng này để
đón sin h lực vũ trụ (mà nh iều khi đồng n h ấ t với án h sán g m ặt
trời). N hưng q u an niệm của người Việt, nặng tư duy nông
nghiệp, coi trọ n g yếu tố âm, vì th ế th ầ n linh, dù là ai, th ì yếu tố
âm cũng là điều trọ n g yếu, qu y ết định đến hạn h phúc no đủ về
m ọi m ặ t của các kiếp đời. Đặc biệt là trong nhữ ng kiến trú c tôn
giáo tú i ngưỡng tru y ền th ố n g của người Việt, ít n h ấ t ở nông
thôn, th ì hiện tư ợng tường bao kín xung quanh được x u ấ t hiện
rấ t m uộn, đồng thời kiến trú c chủ yếu theo lối nằm ngang, vì thế
ánh sáng ban m ai có th ể chiếu th ẳn g vào tận bàn thờ, kh iến hồn
th ầ n dễ bị tán m à khó tụ, làm cho sức m ạn h của th ầ n bị h ạn chế,
dẫn đến sự hỗ trợ cho con người cũng trở nên ít ỏi hoặc không
còn... Có th ể lấy m ột ví dụ cụ thể, như ở đền Ngọc Sơn. Đền có
cầu Thê Húc chạy về hướng Đông, m ang ý nghĩa đón án h sáng
ban m ai, n h ư n g ngôi đền bên trong đã không quay theo hướng
này m à vẫn quay th eo hướng Nam. Ở các kiến trú c phía Nam,
n h ư chùa của người Khơme hay th áp Chăm đều quay về hướng
Đông, n h ư n g bàn thờ của họ lại nằm ở đầu hồi hậu, kiến trú c lại
có tư ờng bao gần n h ư kín, các cửa vào không để án h sáng rọi vào
bàn thờ, còn với th á p Chăm th ì ô cửa vào nơi thờ được làm nhô
h ẳn ra phía trước đã tạo ra tại cửa chính m ột kết cấu ng h ệ th u ậ t
cao, đồng thời ở lĩnh vực tâm linh nó cũng cản trở ánh sán g ban
m ai rọi th ẳ n g vào tru n g tâm điện thờ.

N hững điều n h ư n êu trê n khiến chúng ta có th ể tạ m hiểu


được vì sao ở châu thổ Bắc Bộ người xưa rấ t ít q u an tâ m đến
hướng này cho ngôi đình.

- H ướng Tây: Đây là m ộ t tro n g hai hướng chính củ a các


kiến trú c tô n giáo cổ truyền, cũng là m ột hướng của b àn thờ ở
m ọi gia đình, vì hướng này hợp với quy lu ật "đối đãi" c ủ a âm
dương. Q uan niệm "đối đãi" không phải nảy sinh riêng của người

56
Việt, m à của n h iều cư dân trên thế giới, âm và dương tuy khác
nhau n h ư n g chỉ được xác nhận khi có nhau, đồng thời phải có sự
k ết hợp với n h au mới tạo nên sự p h át sinh p h át triển, m ột "gốc
gác tin h th ầ n ” của m ọi vụ m ùa bội Ihu. Trong cách ngồi quay
hướng Tây, I i g u ờ i ta còn cho rằng, VỊ thần đã tụ hội được m ọi sức
linh của bốn phương. Vì, m ặt thần là dương, nhìn về hướng Tây,
m ang yếu tố âm của vũ trụ, tạo th àn h m ột cặp âm dương "đối
đãi" giữa đại vũ trụ và tiểu ngã nhân thân, lưng th ầ n là âm, quay
về hướng Đông, là dương, cũng tạo nên m ột cặp âm dương đối
đãi tương tự. Tay phải của th ần là dương, hướng về phía Bắc,
m an g yếu tố âm . Tay trái của th ần là âm, hướng về phía Nam,
thuộc dương, n h ư vậy cả 4 phía đều là 4 cặp âm dương đối đãi...,
đã tạo cho cách ngồi này ở hướng nào cũng thích hợp, khiến th ần
yên vị. Trong q u an niệm của người Việt, ở m ột khía cạnh nào đó,
th ần linh cũng đồng n h ất với nguồn sinh lực vũ trụ vô biên, do
đó, th ầ n ngồi yên vị tại đình hoặc các di tích tín ngưỡng đã như
m ột đảm bảo về m ặt tin h th ần cho mọi ước vọng của người xưa.
- Hướng Nam: Theo quan niệm cửa dân gian thì "lấy vợ hiền
hòa làm nh à hướng Nam". Đây là hướng thích hợp với những ngôi
nh à ở Bắc Bộ vì ngôi nhà được m át mẻ vào m ùa hè, ấm áp vào m ùa
đông, đây cũng là m ột hướng chứa đầy sinh lực, vì đó là hướng
m àu đỏ, m ang đầy sinh khí vũ trụ (hướng Nam m àu đỏ, Bắc đen,
Đông - xanh lá cây, Tây - trắng, Trung phương màu vàng).
+ Đối với đạo Phật, hướng Nam là phương của Bát nhã, tức
trí tu ệ. Đạo P h ật q u an niệm rằng, nhờ trí tu ệ mới diệt trừ được
vô m inh, tức ngu tối, m à ngu tối là m ầm m ống của tội ác. v ì thế,
hướng Nam là hướng của th iện tâm trên nền tản g trí tuệ.
+ Trong cả nghìn năm Bắc thuộc và nghìn năm dưới chế độ
q u ân chủ chuyên chế, người Việt đã ảnh hưởng khá nh iều văn
h ó a T rung Hoa, m à ở lĩnh vực phương hướng này người T rung
H oa đã từ n g q u an niệm "Thánh nh ân Nam diện nhi thích thiên

57
hạ", m à T hánh n h ân /th ần linh/vua chúa/người tài/với trí tu ệ cao
có th ể tác động lớn đến xã hội...; Nam diện: là ngồi quay m ặt về
hướng Nam để biểu h iện quyền uy. Có nghĩa là, T h án h n h ân ngồi
quay m ặ t về hướng Nam để ng h e lời tâu bày của th iê n hạ... Ý
thứ c của người Việt m uốn được th ầ n th án h ng h e th ấ y lời kêu cầu
m à dùng pháp lực vô biên để cứu vớt và hỗ trợ. Đó là m ột hướng
phù hợp với ước vọng tru y ền đời của người xưa.

2.2. Mặt bằng của ngôi đình làng


Mở đầu của m ột ngôi đình đầy đủ thư ờng được kể từ hồ bán
ng u yệt vào tiếp sau là nghi m ôn tứ trụ, bình phong, sân, tả hữ u
vu, đại đình... Từ bố cục này đã cho thấy, tin h th ầ n cội nguồn về
văn hóa (tương đồng với khu vực Đông Nam Á, có gốc Ân Độ)
vẫn sâu đậm tro n g n h ận thức. Q ua điều tra hồi cố ở nhiều nơi,
chúng ta có th ể đưa ra m ột giả th iế t làm việc là, p h ần nào m ặt
bằng của ngôi đình có phần b ắt nguồn từ tích tru y ệ n gắn vói
quái v ật hổ phù, hay nói đúng hơn là gắn với n h ậ n thứ c về
ng u y ệt thự c (xem ý nghĩa ở đoạn sau).

Từ n h ữ n g cuộc khảo sát điền dã của nh iều n h à nghiên cứu,


nối tiếp n h au từ trước đến nay, đều thấy rằng, khởi đầu đình
làng được th ể hiện dưới dạng chữ Nhất, đ ặ t ở phía Nam hoặc
phía Tây bia làng, k ết cấu m ặt bằng của đình th ư ờ n g chỉ có ba
gian hai chái. N hững ngôi đình của th ế kỷ XVI n h ư đình Thụy
Phiêu, Tây Đằng, T hanh Lũng đ ều ở huyện Ba Vì, đình Lỗ H ạnh
ở H iệp Hòa, Bắc Giang, đình Thổ H à ở Việt Yên, Bắc Giang hay
đinh Là ở Thường TÚI, Hà Nội đ ều theo hình th ứ c này. H iếm có
n h ữ n g ngôi đình m ột gian hai chái lớn n h ư đình Diềm ở Bắc
Ninh, thuộc th ế kỷ XVII, (được tu sửa, cải tạo lại do sự tà n phá
của chiến tran h ). H ầu như m ọi ngôi đình từ th ế kỷ XVIII trở về
trước đ ều có dựng sàn, n ền đình được đắp cao hơn xung q u an h
ch ú t ít để bảo vệ cho đ ất dưới sàn đình không bị trô i qua n h ữ n g

58
trậ n m ưa. Và, dù cho n ền đất này ít có mối quan hệ với kết cấu
của di tích th ì người ta vẫn thường bó vỉa đá xung q u an h (về sau
cũng có th ể bó bằng gạch). Không bao giờ người ta lát m ặt đ ất
dưới lòng n ền đình, cũng n hư rất ít khi lát lòng n h à ở nơi thờ tự
hoặc nơi ở, phần n h iều chi n ện chặt cho chắc đ ất m à thỏi. Người
xư a q u an niệm rằng, lát n ền n h à có nghĩa là ngăn cản sự đối đãi
của khí âm và khí dương, khiến không thể dài dòng lớn họ được,
lúa giống để trong n h à khó đảm bảo cho nhữ ng vụ m ùa bội thu.

Đối với di tích tô n giáo tín ngưỡng, không gian của kiến
trú c là nơi của th ầ n linh thì chắc chắn không có tà khí, m a quỷ...
Neu lát n ền n h à th ì hiện tượng thông tam tầng th ế gicri trong tín
ngư ỡng bị "đổ vỡ", khiến sự hỗ trợ của th ần linh bị hạn chế đi
rấ t n h iều và tín ngư ở ng dễ bị tàn phai. Trong tư duy m ên h m ông
n g an g tầm trời đ ấ t của dân gian xưa kia, thì quan niệm này rấ t
được coi trọng, đôi khi còn được thực hiện cả ở hệ thống di tích
liên quan. Lấy đ ền H ùng làm m ột ví dụ, ngoài hiện tượng thông
ba tần g th ế giới củ a từ n g di tích, thì cả hệ thống cũng được biểu
h iện rấ t rõ rệ t về ý n g h ĩa này Kẻ hành hương lên đ ền Thượng
n h ư để tiếp cận với tần g trên , m à ở đây vua H ùng và các thần
n ú i gần n h ư đại diện cho th ế giới trê n cao, m ang yếu tố dương,
trở xuống tới đền G iếng đã như m ang yếu tố âm, m à chính giếng
n ày đã như m ộ t con đường đi sâu vào thế giới bên dưới.

Suy cho cùng, m ặ t bằng của ngôi đình trước đây để lộ đ ất


đã m ang m ộ t ý th ứ c hội tụ sức linh cho thần. T rên n ền đ ất này,
để chống lún, người xưa thư ờng đ ặt nhữ ng chân tản g kê cột
bằng đá. Khởi đầu, do nằm ở dưới sàn đình, ít neo m ắt người đời,
n ê n ở m ặ t trê n nền đình, người ta đã đ ặt nhữ ng hòn đá tảng
không th eo hìn h d án g cố định, hoặc cũng có khi chỉ là đá ong.
N hững ch ân cột bao xung quanh, có th ể nhìn thấy được, th ì ít
n h iều đã chú ý tạc th eo kiểu âm dương đối đãi, với dáng vuông,
trê n m ặ t chạm trò n để tư ơng ứng với chân cột. Khởi đầu nhữ ng

59
ngôi đ ìn h thư ờng theo dạng bốn h àn g chân, với hai h àn g cột cái
và hệ th ố n g cột quân bao quanh. Vào thế kỷ XVII cũng có nhiều
đình đã m ở rộng lòng hơn n ên chuyển hóa th àn h sáu h à n g chân
với hai h àn g cột cái, hai hàng cột qu ân và hệ thống cột h iên bao
quanh, tới nay người ta chưa tìm được dấu vết h ậu cung của
đình theo kiểu chuôi vồ có m ang niên đại thời Mạc. Chuôi vồ (tức
hậu cung) thự c sự chỉ phổ biến vào th ế kỷ XIX trở về sau. Gần
đây, m ột p h át h iện mới đ ã cho chúng ta biết kết cấu chữ Đinh,
với chuôi vồ m ang tín h chất hậu cung, đã xuất hiện từ đ ầu th ế
kỷ XVII, ở đình Bảng Môn (Thanh Hóa). H iện tượng này cũng đã
gặp ở m ộ t số kiến trúc khác, n h ư đ ền Độc Cước, thuộc s ầ m Sơn,
T hanh Hóa, đình N hân Lý, Nam Sách, Hải Dương, đình H àng
Kênh, Hải Phòng... Trở lại với ngôi đình có m ặt bằng h ìn h chữ
N hất, th ô n g thư ờng nơi thờ là m ột "khám " lửng, đ ặ t trê n sàn,
gắn liền với kiến trúc, sàn này khá cao, có th ể đứng th ẳ n g người
ở gầm bên dưới. Không gian của nó thư ờng từ hai cột cái phía
tro n g của gian giữa chạy về tới hai cột qu ân ở phía sau. Người ta
cũng th ư ờ n g làm ở trước m ặt của "khám " m ột sàn th ờ hẹp, vừa
đủ, để đ ặt n h ữ n g đồ thờ, n h ư th ế buộc sàn phải nhô ra phía
trước và tì lực trê n hai cột nhỏ đứ ng chân xuống n ề n nhà. Trong
kết cấu m ặt bằng của mọi ngôi đình cổ truyền, thì chỉ có sàn chủ
yếu ở các gian bên, còn gian giữa (được gọi là gian lòng nước)
bao giờ cũng không có sàn, m à phổ biến là được lát đá. v à o thời
gian sau, h ãn h ữ u gian lòng nước được lát gạch. N hiều cuộc điều
tra điền dã và điều tra hồi cố ở địa phương, nhữ ng người cao tuổi
đã cho biết, hiện tư ợng lát đ á ở gian giữa chủ y ếu để tạo khí
th iên g tin h khiết cho thần. Đ á là v ật tự nhiên, không phải là
n h ân tạo (dù cho có sự tác động của con người tạo th à n h đá
phiến). N hư th ế, đá không n g ăn cản hiện tượng th ô n g tam tầng
th ế giới, m à nó lại còn có ý ng h ĩa đảm bảo cho h iện tư ợng này
được tố t đẹp hơn. c ố Giáo sư T ừ Chi có chỉ ra: nh iều nhà nghiên
cứu dân tộc học trê n th ế giới đ ều đ ã th ấy rằng, tro n g tự n h iên có

60
nhữ ng ch ấ t liệu m ang ý nghĩa thiêng liêng, tự nó đã chứa nguồn
sinh lực hoặc có khả n ăn g dẫn dòng sinh lực, để có khi nó như
"cái th a n g " tro n g đường "đi về" của các linh hồn.
Nhìn chung, về cơ bản trong cả quá trìn h tồ n tại và phát
triển, đinh làng ít có sự thay đổi ở bộ phận kết cấu chính m à chủ
yếu nó th ư ờ n g được bổ sung thêm , trong đó tập tru n g n h ấ t là
hậu cung, tả hữu vu và nghi môn.
- về tòa Hậu cung: Hiện nay đình Bảng Môn ở H oằng Hóa,
T hanh H óa có th ể coi n h ư m ột kiến trúc có tòa Hậu cung lồi ra
phía sau (m ang d áng dấp kiểu chuôi vồ) sớm n h ấ t nưốc ta với
niên đại đ ầu th ế kỷ XVII. Ở đ ất Bắc m ột tòa H ậu cung điển hình
là tại đ ìn h H ữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội. Thực ra đình này có
kết cấu m ặ t bằng th eo kiểu chữ Đinh, như ng m ặt bằng m ái lại
theo kiểu chữ "Công". Đó là m ột ngôi đình có tòa Hậu cung khá
đầy đủ, m an g niên đại ở nửa cuối th ế kỷ XVII trê n đ ất Bắc.
C húng ta còn có th ể tìm thấy hiện tượng đình có hậu cung ở m ột
số nơi khác nữa, n h ấ t là ở đất Hà Nội. Theo tru y ền thống kiến
trúc, thì k ết cấu này thực sự đã tạo nên m ột Hậu cung kép, với
sự hội n h ập từ kiểu "H ậu cung'' thờ trê n sàn lửng dạng "khám "
được b ư ng kín lồng tro n g phần chuôi vồ của đình. Như vậy, Hậu
cung gỗ dự ng trê n sàn cao được lọt trong m ột hậu cung bao
ngoài liên quan ch ặt chẽ với tổng th ể kiến trú c của đại đình.
C húng ta có th ể th ấy rõ chức năng của tồa Hậu cung này m ột
cách rõ rệ t. Ở H ậu cung m ang tính chất "khám ", thư ờng có sập
thờ để đỡ ngai đ ặt bài vị của T hành hoàng làng và nhữ ng đồ thờ
tự liên quan: bát hương, cây nến, m âm bồng, tam sơn, bàn tròn
thái cực, lọ hoa... Ở ngoài của khám, đôi khi người ta cũng bày
bộ tam sự hoặc n gũ sự, có khi cả m ột số đồ thờ khác.
P hần giữa H ậu cung kiểu "khám " và hậu cung kiểu chuôi
vồ, th ư ờ n g để n h ữ n g đồ nghi trượng gắn với lễ hội, n h ư kiệu và
nhữ ng đồ dùng, vật dụng phục vụ cho việc đình (bát, đĩa, chiếu...).

61
Khoảng th ế kỷ XIX trở về sau, n h ất là ở vùng châu thổ
thấp, h iện tư ợng hậu cung dưới dạng gác lửng đã bị giải thể, chỉ
còn m ột H ậu cung thống n h ất tro n g kiến trúc đại đình. P hần hậu
cung này bao giờ cũng được bư ng cửa kín, trong đó người ta xây
bệ th ấp dần từ tro n g ra, thông thư ờ ng với 3 cấp, trê n là nơi của
ngai và bài vị. Rất hiếm đình làng Việt có tư ợng thờ, ngoại trừ
m ột số n h ân v ật lịch sử nổi tiến g hóa th ân th à n h T h àn h hoàng
làng và b ản th â n ngôi đình m ang cả hai chức n ăn g của m ộ t đình
th ô n g th ư ờ n g và của m ột đền th ờ (đình Nam Đ ồng, quận Đống
Đa, Hà Nội thờ Lý Thường Kiệt là m ột ví dụ cụ th ể). Cũng ở đây,
để trá n h sự "cô đơn" cho ngai, bài vị, nhiều khi người ta cũng
đ ặt thêm hai cây đèn, còn các đồ th ờ chủ yếu được đ ặ t ở hai cấp
bệ dưới, về nguyên tắc của m ột kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng cổ
truyền, th ì bao giờ ở phía sau ban/bệ thờ cũng có m ộ t khoảng
không gian trố n g (trong chùa cũng có hiện tư ợ ng này, song ở
nhiều chùa p h ần không gian trố n g ấy được đ ặt th ô n g lòng dưới
nơi thờ của tượng Tam Thế). P hần không gian th ô n g thoáng này
gọi là đường th ô n g thủy. Lòng bệ thờ nhiều khi cũng được để
trống và coi n h ư m ột chiếc "hòm " đựng nhữ ng v ậ t dụng liên
q u an đ ến việc đìn h (bát, đĩa hoặc m ột số đồ thờ nhỏ ít dùng tới),
ngay sau bục th ờ hoặc hai bên sườn, người ta th ư ờ n g đ ặt nhữ ng
hòm kiệu khá lớn đựng đồ thờ cúng và chỉ m ở ra sử dụng những
khi có lễ hội, rước xong lại tháo bỏ vào hòm , n h ữ n g hòm này
thư ờ ng để kê trê n n hữ ng giá chân ngự a cẩn th ận . Ở trong không
gian này, hầu n h ư không có h iện tư ợng lát nền, m à chủ yếu là
đ ất nện, n h ằm th ô n g khí âm dương (hiện tượng lá t n ền bằng
gạch b át hoặc gạch m en hầu n h ư chủ yếu là sản ph ẩm của th ế kỷ
XX m à thôi, khi tín ngưỡng cổ tru y ền p h ần nào bị su y lạc).
Suy cho cùng, Hậu cung của đình được ra đời không phải có
ngay từ giai đ oạn x u ấ t hiện của loại hình kiến trú c này, m à dần
dần nó trở n ên không th ể th iếu khi chức năng trụ sở của chính

62
quyền và m ột số chức năng liên quan khác bị hạn chế dần để
chức năng của đ ền thờ thâm nh ập m ột cách m ạnh m ẽ, có nghĩa
là tín h dân gian hóa về túi ngưỡng của ngôi đình ngày m ột sâu
đậm hưn.
- về tả hữ u vu: vào các giai đoạn đầu, hiện tượng tả hữu vu
thư ờng không có trong đình. Cho đến nay, trê n thực tế, chúng ta
chỉ tìm được n h ữ n g sản phẩm kiến trúc này nảy sinh từ thế kỷ
XIX về sau. Tuy nhiên, trong kiến trúc của người Việt th ì dấu vết
có th ể được coi là tả hữu vu đã xuất hiện từ th ế kỷ XV, như ở
điện Lam Kinh, T hanh Hóa (kết quả khai q u ật của Bảo tàn g Lịch
sử, năm 2004). H iện tượng tả hữu vu đưa vào đình đã h ạn chế
tính khang tran g m ang n é t áp chế của đình làng, nó phá vỡ
không gian m ên h m ông trước m ặt đình, để chuyển hóa và bổ
sung chức n ăn g của đình sang m ột th ế ứng xử mới.

Rõ ràng, chức năng của tòa nhà công cộng, m à b ất kể dân


đinh nào cũng có quyền được vào (theo lệ), thì tới nay nhiều ngôi
đình bị bao bởi ván đố, tạo n ên m ột sự th âm nghiêm trong tâm
tưởng, n h iều khi cửa đình chỉ được mỏ' vào n hữ ng ngày lễ chính
và mọi sinh h o ạt liên quan thư ờng n h ật như được thực hiện ở hai
tòa tả h ữ u vu. Đây cũng còn là nơi để cho quan viên, chức sắc
cũng n h ư dân đin h chuẩn bị áo quần và đồ lễ trước khi tiếp cận
và dâng lên T h àn h hoàng làng ở trong tòa đại đình. Đó là m ột
hiện tượng có tín h chất phố biến, song ở nhiều đình cũng có
n h ữ n g tụ c riên g vượt ra ngoài thông lệ, chẳng h ạn như ở đình
Đồng Kỵ có h iện tượng tra n h giành cột chủ của ông Đám và
th à n h v iên bốn giáp, hay ở đình Dị Nậu, Phú Thọ, trong ngày
hội, người ta m ú a nhẩy ngay trước ban thờ với hiện tượng giao
phối của hai bộ p h ận sinh thự c khí nam và nữ (tất nh iên là
mô hình).

Một ý n ghĩa khác thuộc lĩnh vực tâm linh liên quan đến bố
cục m ặt bằng, m à thông qua khảo sát điền dã, nhiều n h à nghiên

63
cứu dân tộc học nghệ th u ậ t với sự hướng dẫn của cố giáo sư Từ
Chi đã chợt n h ận ra rằng: đại đình, tả hữ u vu và hồ bán n g u y ệt ở
phía trước đã được coi như m ột biểu tượng liên qu an tới ước
vọng cầu được m ù a của người xưa. Với hình thứ c này, các n h à
ng h iên cứu đã đưa ra m ột giả th iế t để làm việc là, đại đình như
đầu của con hổ phù, tả hữ u vu n h ư hai tay của nó và hồ nước
n h ư biểu tư ợng cho m ặt trăng. Theo Cao Huy Đỉnh, tro n g T hần
thoại An Độ, trong câu chuyện "Khấy biển sữa vũ trụ ", để tìm
bát thuốc trư ờng sinh. Đứng lẫn trong hàn g ngũ của th ầ n có m ột
con quỷ, sau khi nó vừa uống được m ột ngụm thuốc th i bị th ầ n
m ặt trời và m ặt trăn g m ách, nên quỷ đã bị th ần V ishnu ch ặt đ ứ t
làm đôi, n h ư n g do uống được thuốc trường sinh nên quỷ không
ch ết và được các th ần cho lên trời để trở th à n h hai ngôi sao là Hổ
phù và Kế đô. Song, Hổ phù là phần đầu thư ờ ng giữ mối u ấ t hận
với m ặt trời, m ặt trăn g n ên luôn đuổi theo hai tin h cầu để nuốt,
nhằm trả th ù . Các cư dân Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam,
thư ờng quan niệm , m ặt trời là nguồn sinh lực vũ trụ vô biên,
n hư ng m ặt tră n g là m ột vị th ần của biển cả, gắn với th u ỷ triều,
ản h hưởng tới cư dân đi biển, đối với cư dân nông nghiệp th ì m ặt
trăn g lại liên quan tới sự sinh sôi phát triển, tới m ù a m àng...
Người xưa q u an niệm rằng, Hổ phù nuốt h ế t m ặt trăn g (nguyệt
thực to àn phần) th ì năm đó đói khổ, có khi chiến tran h , nếu
không n u ố t được, phải ọe ra, thì năm đó được m ùa lớn. Đối với
kiến trúc, với đại đình, tả hữu vu và hồ bán nguyệt đ ã m an g ý
nghĩa Hổ phù n h ả m ặt trăn g ra, đã nh ư m ột gợi ý nhắc nhở với
th ần linh rằng: hãy theo gợi ý của con người m à tác động đến đ ất
đai, cây trồng, để trầ n gian tràn đầy h ạn h phúc.

Ý thứ c này còn được nâng cao hơn n ữ a bởi nghi m ôn tứ trụ
của đình. Thực ra kiểu thứ c nghi m ôn này ra đời rấ t m uộn, với 4
trụ được coi n h ư răn g của Hổ phù - hai cột giữa gắn với cửa của
Thần, nơi kiệu và đoàn rước ra vào. Với tin h th ầ n đó, cột đã như

64
m ộ t trụ c vũ trụ đầy tính triế t học. Đỉnh trụ là 4 con Phượng lật,
tro n g đó, Phượng là tượng trư n g cho vũ trụ , cho sinh lực của
trời đ ất, cho th á n h n h ân ... Hội cả 4 Phượng n h ư hội sinh lực cả
4 p h ư ơ n g trời vào đầu trụ đế (qua uy lực của Thần) tru y ền
x u ố n g cho đ ất và nước. Đó là m ột ước vọng nông nghiệD được
biểu h iệ n qu a 4 Hổ phù đang ọe m ặt tră n g ra ở bốn m ặt m ui
luyện (hình tư ợng cầu được mùa) - Muốn vậy cần phải có nước,
ở đây được tượng trư n g bằng 4 rồng hoặc 4 cụm m ây ở 4 đao
góc. Ước vọng này còn được thể hiện ở lồng đèn với nhữ ng quả
n h iều h ạt/m úi/m ắt/tay/chùm và đạt được chuẩn về ngũ hành,
ngũ phương... M uộn hơn có thể ở lồng đèn là Tứ linh - Thân cột
là câu đối ca tụ n g Thần. Cùng đó là hai cột nhỏ ở hai bên, hợp
cùng cột cái tạo th à n h cửa ra vào thường n h ậ t của dân. Đỉnh mỗi
cột là m ộ t lân ngồi nh ìn xuống (do lân là hiện th ân của sức m ạnh
tần g trê n , của th ầ n linh và của trí tuệ) để kiểm soát tâm hồn của
kẻ h à n h hương .
Cùng với nghi m ôn, thường có bức bình phong để chống khí
độc thổi vào T hần điện, do đó m ặt bình phong phải kín Binh
pho n g đ ặ t ở tro n g hay ngoài nghi m ôn lệ thuộc vào sự tích của
th ầ n . M ặt ngoài của bình phong phải có hổ (phía Nam lá long
m ã) với khả năng trừ tà, sát quỷ, giữ yên cõi thiêng.
M ặt khác, tro n g quá trìn h phát triển của các kiến trúc phụ
liên q u an đến ngôi đình, thì việc ứng xử với T hành hoàng làng
cũng n g ày m ột th âm nghiêm hơn, có nghĩa, đình chuyển hóa để
m an g tín h ch ất củ a n hữ ng ngôi đền ngày càng m ạnh th ì việc
th iê n g hóa toàn ngôi đình cũng được quan tâm ngày m ột nhiều
hơn. Vốn dĩ, m ột chức năng cơ bản của ngôi đình là ngôi nhà
công cộng, không có tường bao (đình Tây Đ ằng ở Ba Vì, Hà Nội,
th u ộ c th ế kỷ XVI, đìn h Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội, có niên
đại cuối th ế kỷ XVII là n hữ ng ví dụ cụ thể). Có lẽ tới cả th ế kỷ
XVIII, n h iều ngôi đìn h cũng không có tường bao, hiện tượng bao

65
kin bằng tường xây có th ể chỉ được phổ biến dần từ n ử a đầu th ế
kỷ XIX trở về sau, người ta đã bưng bít cả n h ữ n g ngôi đình cổ có
từ trước và n h ấ t là với nhữ ng ngôi đình m ới... Tất nhiên, nhữ ng
ngôi đìn h bằng gỗ là sản phẩm của n ử a sau thời tru n g đại, niên
đại sớm n h ấ t chỉ cách ngày nay trên dưới 500 năm , khó có thể
đối sán h với nghệ th u ậ t hang động của thời nguyên th ủ y (m ột
th ứ n g h ệ th u ậ t được chạm vẽ trong ph ần sâu tối của hang.
Người xưa cho rằng, đi sâu vào hang động là nhập vào tử cung
của bà m ẹ vũ trụ để tìm chất vô nhiễm linh thiêng, giúp cho con
người trá n h được sự b ất trắc của tự nhiên. N hiều khi n h ữ n g hình
vẽ th ú v ật hay con người đã được coi n h ư m ộ t gợi ý với bà m ẹ vũ
trụ, h ãy tạo cho th ế gian này sự phồn sinh). Còn với ngôi đình thì
yếu tố tâm linh của "thời gian chiêm bao" với tư duy m ên h m ông
ngang tầm trời đ ất không thể còn n h ư thời trước nữa, m à ở đó
n h ữ ng m ảng chạm chủ yếu để nói lên ước vọng, th ậm chí đã
phản án h cả sinh h o ạt đời thường, n h ư vui chơi, tìn h yêu và
nhiều m ặt khác, nó liên quan trực tiếp tới ước vọng và cuộc sống
đời thư ờng... Vì thế, với tư duy thực d ụng củ a nông dân Việt, có
th ể tin được rằng, người xưa không th ể chạm trổ rất kỹ, tin h xảo
có giá trị ch u ẩn m ực..., rồi bưng kín lại để không th ể nhìn thấy
gì. Thực tế n hữ ng m ản g chạm này chủ yếu để phục vụ cho đời
thư ờng và p h ần nào là để cho thần, đó là lý do chúng cần phải có
đủ án h sán g để chiêm ngưỡng. Một thự c tế, vào khoảng nử a sau
của th ế kỷ XVII, điện T hánh của chùa T hầy (Quốc Oai, Hà Nội)
đã được bư ng kín b ằn g ván đố, để tạo sự th âm nghiêm cho đức
T hánh Từ Đạo H ạnh, n ên lòng n h à rấ t tối, ở đó trong th ứ ánh
sáng tâm linh m ờ n h iều hơn tỏ, người ta chỉ n h ận ra được nhữ ng
sự gồ ghề của k ết cấu là nhữ ng rường, xà, cột..., phần chạm khắc
chủ yếu được làm nổi khối bằng n hữ ng đấu "ba chạc" lớn. Ngoài
ra, tra n g trí kiến trú c tro n g lòng n h à không có gì đáng kể. Ngược
lại, ở m ặ t ngoài của điện Thánh, rấ t n h iều m ản g chạm đã được
th ể h iện tin h tế, vô cùng đẹp, với bố cục khá chuẩn m ực. Có

66
nghĩa là, n h ư trê n đã nói, tính thực dụng dân dã "không cho
phép" các đề tài chạm trổ tốn công của, được đ ặt tại nhữ ng nơi
không th ể chiêm ngưỡng... Trở lại với ngôi đình và các kiến trúc
nói chung, q u a khảo s á t điền dã, chúng ta chưa gặp được những
ván đố sử d ụ n g làm tư ờng bao cho các di tích có niên đại thế kỷ
XVI. Tới th ế kỷ XVII, ván đố lụa đã xuất hiện ở m ột vài ngôi
chùa (như ch ù a T hầy làm ví dụ). Tuy nhiên, trong kết cấu chữ
Công của Tiền đường và điện Phật thì nhờ th iên tỉnh (giếng trời)
và hệ th ố n g chấn song con tiện ở phía trước, đồng thời để hở
to àn bộ tư ờ n g hậu khiến cho lòng nhà vẫn đủ ánh sáng để chiêm
ngưỡng các m ản g chạm . Vào thế kỷ thứ XVIII, có lẽ tường bao
bằng ván đố đã n h iều hơn, như ng bằng cách này hay cách khác,
n h ư “chấn song con tiện " hoặc cửa mở ở toàn bộ m ặt trước cũng
đã đủ án h sán g để khi vào hành lễ người ta có th ể chiêm ngưỡng
được các m ản g chạm m ột cách khá rõ rệt. Lúc này, trong ánh
sáng m ờ tỏ đó lại có tác dụng trán h được n h ữ n g khiếm khuyết
của các m ản g chạm , khiến cho chúng như hoàn chỉnh hơn, lung
linh và sinh động hơn. Cũng từ nhận thức ấy m à nhiều hình
tượng về đề tài con người ở trên cao, nhiều khi được khái quát
hóa, bỏ bớt n h ữ n g chi tiế t rườm rà, thậm chí bỏ cả điểm nhãn
(không có m ắt) m à người xem không nhận ra nổi nhữ ng "khiếm
khuyết" cố tìn h này.

Tuy nhiên, phải nói rằng hiện tượng tường bao kín là một
h iện tư ợ ng tấ t y ếu trê n đường p h át triển của kiến trúc tín
ngưởng cổ tru y ền Việt, ít n h ấ t với hai lý do cơ bản:

M ột là, tro n g sự suy đồi của chế độ quân chủ và sự tàn phai
ở m ột m ức độ giới h ạn với tôn giáo tín ngưỡng, P hật giáo rơi vào
thời m ạt pháp, lòng tin vào Nho giáo bị khủng hoảng, tín ngưỡng
nói chung m an g n h iều yếu tố tiêu cực... đã dẫn đến hiện tượng
đối với ngôi đìn h củng cần phải được thâm nghiêm hóa để như
tạo th êm sự linh th iên g và xa cách cho T hành hoàng làng.

òt
Hai là, sự p h át triể n của kinh tế đô thị cùng vói sự kiêm
tin h ru ộ n g đ ất của địa chủ ở nông thôn khiến cho kinh tế tập th ể
ở làng xã bị cạn m òn, dẫn đ ến nhữ ng ngôi đền, đình không chỉ
còn là sản p hẩm thuộc về tư duy nông nghiệp tru y ền th ố n g nữa.

Bên cạnh người chủ nông dân đã x u ất hiện n h ữ n g người


chủ m ới đối với các công trìn h tôn giáo tín ngưỡng, m à tro n g đó
nổi lên là tần g lớp thư ơng n h ân cũng nh ư tầ n g lớp Nho sĩ cấp
thấp... H iện tượng th âm nghiêm hóa và chiếm đ o ạt cửa th ần
th án h chủ yếu m ột phần từ các tần g lớp này. Ở nông th ô n thì
hiện tư ợng tế lễ được p h át triển khá m ạn h th eo kiểu "hương
đảng tiểu triều đình", còn ở th à n h thị, tầng lớp th ư ơ n g n h ân chú
ý n hiều đến ngôi đền, đôi khi cũng chú ý đến đình.

Thực tế đó đã dẫn đến các kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng ít
được chạm khắc ở bên trong, m à chủ yếu được th ể h iện ở bên
ngoài và trê n m ái x u ấ t hiện dần hình thức rồng chầu m ặ t trời.
Trong tấ t cả n h ữ n g điều kiện n h ư vậy thì tư ờng bao đã th ích ứng
với m ọi kiến trúc, nó không chỉ dừng ở đền, ch ù a m à còn cả ở
đình nữa.

2.3. Cấu trúc bộ khung của đình làng


Kiến trúc cổ tru y ền của người Việt thư ờng dự a trê n k ết cấu
của bộ khung và sức n ặng ép xuống của bộ m ái để tạo n ên sự
bền vữ ng của m ối liên kết giữa các bộ phận. Các loại h ìn h kiến
trúc này hầu n h ư không chú ý đến m óng, bởi rõ rà n g với chất
liệu gỗ, n ếu chôn xuống đất, ở xứ sở n h iệt đới ẩm thấp, th ì chắc
chắn h iện tư ợng m ối m ục sẽ xảy ra rấ t n h an h , vì th ế, m ối liên
k ết bộ khu n g càng trở n ên q u an trọng, song to àn bộ sức nặng
của kiến trú c được chuyển h ế t về các đầu cột rồi tru y ền xuống
đ ất th ô n g qu a các ch ân tản g bằng đá. Như vậy, người ta có th ể
dỡ kiến trú c chuyển đến nơi khác m ột cách dễ dàn g bằn g cách
tháo ra rồi lắp lại nguyên vẹn m à m ất rấ t ít công sức. Tuy nhiên.

68
hiện tượng di chuyển di tích thường chỉ xảy ra khi làng có đại sự,
chẳng hạn lũ lụt, lở đất, tai họa lớn...

Trong k ết cấu kiến trúc đinh làng, hệ khung gỗ chịu lực là


phần kết cấu cơ bản n h ất để hình th àn h quy mô, vóc dáng của
đình làng. Đ ồng thời cũng thể hiện rõ n ét n h ất bản sắc của kiến
trúc gỗ tru y ền thống Việt, giúp ta có thể phân biệt với kiến trúc
khác (gạch, đá, đất...).

- Chức n ăn g kết cấu: là kết cấu chịu lực chính, gánh đỡ


toàn bộ tải trọ n g phần trê n và truyền tải trọng xuống m óng công
trìn h , kể cả tải trọ n g tĩnh (tải trọng bản thân, tải trọng mái) và
tải trọng đ ộ n g (gió, bão, chấn động...). Có nhiệm vụ đảm bảo
chắc chắn, b ền vữ ng lâu dài cho công trình, làm "xương cốt" tạo
n ên dáng dấp, vẻ đẹp cho công trình, đồng thời cũng tạo điều
kiện th u ậ n lợi cho việc sử dụng phù hợp với chức năng của
công trình.

- Đặc điểm cấu tạo: cấu tạo kiểu khung chịu lực gồm các bộ
vì (rường, cột) và hệ giằng (các loại xà) bằng vật liệu gỗ. Phương
thứ c xây dự n g th eo kiểu lắp ghép các cấu kiện được chế tạo sẵn.
Liên kết các cấu kiện với nhau bằng các kiểu m ộng có tín h chất
n ử a khớp, n ử a ngoàm . Lắp dựng theo lối cuốn chiếu từ n g bộ vì
(từ giữa san g 2 bên hoặc từ "vì" đầu tới "vì" cuối) và đ ặt trực
tiếp trên chân tảng mà không có liên kết với móng. Một đặc
điểm khác là, trê n các cấu kiện khung kết cấu thường kết hợp với
các th ủ p h áp chạm khắc trang trí, vừa tăng th êm vẻ đẹp cho
công trình, v ừ a giấu đi vẻ nặng nề vốn rấ t thô mộc, cứng nhắc.

Đặc điểm chung n h ất của kết cấu khung gỗ chịu lực trong
kiến trúc đ ìn h làng là p hần th ân nhà thấp, m ặc dù đến thời kỳ
m u ộ n sau n ày có được nâng lên cao hơn.

Vật liệu gỗ được sử dụng làm hệ khung chịu lực chính


tro n g các kiến trú c gỗ truyền thống ở châu th ổ Bắc Bộ khá đa

69
dạng, tù y th eo khả năng về tài chính của cộng đồng. Thông
thư ờng các kiến trúc chung của cộng đồng sử d ụ n g n hữ ng loại
gỗ quý có khả năng chịu lực tốt, n h ư trước th ế kỷ XVII, các kết
cấu gỗ chịu lực thư ờng sử dụng gỗ m ít, sau này lại thường sử
dụng các loại gỗ cứng n h ư đinh, lim (tứ thiết) đ ể làm các cấu
kiện khung chịu lực. T ất cả các loại gỗ đều có đặc điểm sử dụng
giống n h au là v ật liệu gỗ toàn khối, tự nhiên, không gắn chặt.

về m ặt cấu trúc, hầu như tất cả các đình của thế kỷ XVI và
đầu th ế kỷ XVII đều làm theo m ột dạng. Khác với ngôi chùa đã
có m ặt từ n h iều th ế kỷ trước, đình làng hầu như chỉ tìm thấy từ
th ế kỷ XVI trở đi. về cơ bản cấu trú c bộ vì của đ ìn h không khác
lắm so với chùa, m à nói đúng hơn, có th ể nghĩ tới dẫn x u ất từ
chùa, có nghĩa trong giai đoạn này kiến trúc bộ vì, về cơ bản vẫn
theo lối giá chiêng. Tuy nhiên, kiến trú c giá chiêng thời Mạc so
với thời T rần có n é t khác nh au bởi trong đó sự phối hợp giữa
kiến trú c và các m ảng phù điêu đã phần nào có n h ữ n g thay đổi
về n h ận thức. Đó cũng là m ột sự thay đổi rấ t lớn tro n g tạo hình,
phần nào chịu ản h hưởng từ thư ợ ng tần g xã hội, trong đó có
hiện tượng từ chế độ quân chủ chuyên chế P hật giáo chuyển
sang chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo, thự c ra, giai đoạn
bản lề này là từ thời Lê sơ, nó góp phần chấm d ứ t n ền nghệ
th u ậ t tạo hìn h chịu ản h hưởng của văn hóa phương Nam, lấy Ấn
Độ làm tru n g tâm , để tới th ế kỷ XVI (thời Mạc) chuyển sang m ột
n ền kiến trú c tạo hìn h m ang n é t p h át triể n của n g h ệ th u ậ t dân
gian, ít n h iều chịu ản h hưởng của tạo hình phương Bắc. Vì thế, ở
lĩnh vực tin h th ần , n g h ệ th u ậ t chạm gỗ thời T rần tu y có khoáng
đ ạt hơn nghệ th u ậ t thời Lý, n hư ng dù sao so với thờ i Mạc về sau
nó vẫn còn n ặn g tín h quy phạm tro n g n h ữ n g n g u y ên tắc đã ước
định. Cho đ ến th ế kỷ XVI, m ột ý thức mới gắn với kiến trúc và
tạo hìn h có phóng tú n g hơn. Ở lĩnh vực kiến trú c người ta chú ý
đ ến sự b ền chắc m ập m ạp, song đôi khi yêu cầu về các m ảng

70
chạm khắc lại được đặt ra như m ột trọng tâm của công trình,
khiến phần nào đã ảnh hưởng trực tiếp tới n hữ ng bộ phận cấu
kiện th a m gia vào nghệ th u ật, đặc biệt là đối với các đấu ở vì
nóc, vì gian ở các ván lá gió, đầu xà, đầu kẻ... Lấy kiến trúc đình
Tây Đ ầng n h ư m ột điển hình của nghệ th u ậ t th ế kỷ XVI ỉàm
trọng tâm cho m ộ t ví dụ cụ thể:

T rong k ế t cấu kiến trúc đình Tây Đằng, nếu đem so sánh
với n h ữ n g ngôi đình khác, ta có thể nhận ra m ộ t nguyên tắc phổ
biến là: ở trê n cùng bao giờ cũng có m ột chiếc xà rấ t lớn gọi là
thư ợng lương hay xà nóc, xà này tỳ lực trê n chiếc rường nhỏ
ngắn th ô n g q u a m ột đấu dài tạm gọi là đấu hình thuyền, đấu
được tra n g trí giật cấp th ó t dần xuống cả ở hai đầu. Một rường
nhỏ (cũng gọi là rường bụng lợn hay rường con cung) gồ lưng lên
phía trê n đỡ đ ấu và dồn lực về hai đầu rồi tì qua đấu vuông th ó t
đáy kê trê n đầu cột trốn. Thực ra đấu vuông này cũng có ăn
m ộng n gầm với rường con cung và có chốt ở chính tâm đâm
th ẳn g xuống đầu cột trốn, so về tỷ lệ kích thước thì cột trố n của
thời Mạc có p h ần n gắn so với cột trốn trc-ng kiến trúc thời Trần
(như ở chùa T hái Lạc, Văn Lâm, Hưng Yên) các cột này đều được
chạm khắc để trá n h n é t thô đơn th u ần của kiến trúc, chúng như
đã chu y ển hó a cột th à n h m ột kiểu đấu th ó t cổ bồng cả ở trê n lẫn
dưới với đài sen ở hai đầu, th ân cột được chạm chú bé ngộ
n g h ĩn h hoặc đề tài hoa lá. P hần không gian giữa hai cột trố n của
thời T rần còn khá rộng, đủ chỗ để lắp m ột chiếc ván lá đề lớn, là
tru n g tâ m củ a nghệ th u ậ t chạm khắc, còn ở thời Mạc, nh ư đình
Tây Đ ằng v à các đình khác ph ần không gian này đã quá hẹp, vì
th ế đôi khi chiếc lá đề lại chuyển hóa để có cả m ũi nhọn đâm
xuống và tro n g m ột số trư ờ ng hợp m ũi lá đã ăn lẹm xuống cả bộ
p h ận k ết cấu b ên dưới. So sán h với thời Trần, phần ngoài cột
trố n của vì nóc thư ờ ng được lắp m ột ván bưng khá dầy rồi khoét
lỗ để lồng h o àn h m ái. N hưng sang thời Mạc th ì hầu n h ư ván

71
bưng ở vì nóc đã được bỏ đi m à thay bằng m ột hoặc hai con
rường ngắn, ăn m ộng từ th â n cột trốn, vươn đầu ra để đỡ hoành.

Toàn bộ hệ thống n êu trê n được tì lực qua m ột chiếc câu


đầu là m ộ t xà gỗ khá m ập, lưng và b ụng đều được bào phẳng,
hai bên cong nở ngang (ốp kiểu vỏ m ăng), phần nào th ó t lại ở hai
đầu và tì vào chiếc đấu vuông th ó t đáy lớn kê trê n đầu cột cái.
Thông thư ờng các hìn h tượng tran g trí ở câu đầu còn rấ t hạn chế
m à chủ yếu chỉ để trcm, người ta chỉ tạo khấc ở hai đầu để ăn
m ộng với đấu vuông th ó t đáy nhằm trá n h sự xô lệch. Ở trong
lòng của đầu vuông th ó t đáy thường tạo bốn lỗ nhỏ ở bốn góc
hoặc m ộ t lỗ lớn ở chính giữa để đóng chốt xuống đầu cột cái, tạo
n ên m ối liên kết bền vữ ng cho hệ thống bộ vì này. Phần dưới của
câu đầu sá t với cột cái là m ột "con nêm " ăn m ộng ép vào đầu cột
cái, ph ần lồi ra ở phía trong được gọi là đầu dư, phổ biến với
hình thứ c chạm rồng kiểu kênh bong, lộng. Phần nhiều ở các
đình thời Mạc, bốn đầu dư ở hai vì gian giữa thư ờng được chạm
theo kiểu đầu rồng nh ìn thẳng, còn "đầu dư" của các gian bên
thì m ặ t rồ n g quay nh ìn vào tru n g tâm . Phần liên kết giữa cột cái
và cột q u ân là m ột hệ k ết cấu được gọi là cốn (cũng gọi là vì
gian), c ố n của đình làng thời Mạc thư ờng có kết cấu tương tự
nhíư n ử a bộ vì nóc. Con rường th ứ n h ấ t ăn chân m ộng vào cột cái
ngay dưới đầu vuông th ó t đáy lớn, ph ần nh iều nó cũng là đuôi
của chiếc đầu dư, n ên nhiều khi được chạm th à n h hình đuôi
rồng, vươn ra để đỡ ho ành th ứ n h ấ t của ph ần m ái cốn. Ở m ột số
trư ờ ng hợp khác (cốn chồng rường), con rường này không h ẳn là
đuôi của rồng đầu dư, th ì đầu rường này cũng được chạm nổi lớn
m ột hệ vân xoắn và đao cách điệu. Tiếp tái là con rường th ứ 2
tương tự, n h ư n g dài hơn. Dưới bụng rường, ở vị trí đội hoành, là
m ột cột chống nhỏ dưới dạng đấu, đấu này ăn m ộng cả vào đầu
rường trê n và th â n xà nách, m ộ t con rư ờng ng ắn ăn m ộng vào
th â n cột trố n vươn đầu ra để đỡ bộ hoành th ứ 3 của m ái cốn, xà

72
nách cũng ăn m ộng vào th â n cột cái rồi vươn ra gối lên đầu cột
quân, thông q u a m ột đấu vuông th ó t đáy khác và đội chiếc
h o àn h th ứ 4 của m ái dưới (xà này ở cốn đốc/hồi nhà, được gọi là
xà đùi).
Từ kiến trú c thời Mạc về sau, bộ phận cốn luôn được quan
tâm để tra n g trí với đề tài thường là n h ữ n g hình tư ợng thuộc
h o ạt cảnh, v ật linh hay hoa cỏ thiêng, đồng thời ở các đầu con
rường và xà cũng được chạm trổ khá kỹ với n h ữ n g hoa văn m ang
tín h biểu tượng. Phần m ái đua được tì lên trê n hệ thống đầu bẩy,
bẩy của thời Mạc thư ờng khá dài và nặng, nhiều khi chúng
chiếm tới ba khoảng hoành. Hệ thống đầu bẩy này thự c sự là
m ộ t khúc gỗ, chắc, được lắp ghép vào đầu cột quân theo kiểu
m ộng én. Đuôi bẩy dạng h ìn h tam giác ốp sát vào phần cổ xà
nách, đuôi này ít khi có tran g trí và được gọi là nghé. Đầu bẩy
th ư ờ n g được bào phẳng ở lưng và bụng, hai bên bào cong kiểu
ốp vỏ m ăng và phần đầu gọt cong, trê n lưng bẩy là m ột ván
nong (cũng gọi v án dong) rấ t dầy, tạo th à n h m ột m ặt rộng, khiến
người xưa có th ể chạm n hữ ng đề tài như vân xoắn, iân, hoa lá
th iên g trê n to àn bộ phận kép này.
Thông q u a n h ữ n g m ảng chạm đó chúng ta có th ể xác định
được n iên đại củ a kết cấu bộ khung ngôi đình thuộc th ế kỷ XVI,
đồng thời, cũng n h ư các loại hình kiến trúc khác, cho th ấy di tích
thời n ày chưa có tầu mái, cũng như chưa có lá m ái và như th ế
chư a có k ết cấu góc m ái cong thuộc hệ khung gỗ (hiện tư ợng lắp
tà u m ái vào kiến trú c n h ư ở đình Tây Đằng, được thự c hiện sám
n h ất, cũ n g vào th ế kỷ XVII, bởi rõ ràng n h ữ n g hình chạm trê n
ván nong bị cắt xén m ột cách không thư ơng tiếc, n h ư lân thường
bị cụ t đầu, hoa lá biểu tượng th iên g đã bị kh o ét m ất m ộ t ph ần để
lắp h o àn h m ái...).
T rong liên kết dọc giữa các bộ vì với n h au người xưa
th ư ờ n g lắp hệ th ố n g xà dọc ở nơi đầu cột cái và cột quân. Hệ

73
th ố n g xà th ư ợ n g chủ yếu chỉ có m ộ t xà cũ n g ăn m ộng vào đầu
cột cái củ a gian nọ nối với đầu cột cái của gian kia. Ở trê n lưng
của xà này được lắp ván gọi là lá gió (diệp thượng). Diệp thư ợng
là p h ần ván lá gió lắp tro n g không gian giữa hoành m ái ở đầu cột
cái với xà thượng. Ở khoảng cách giữa hai đầu cột cái của mỗi
gian th ư ờ n g lồng tro ng mỗi lá gió hai h ệ đấu củng (con
sơn/consol). Đ ấu củng thự c sự là m ộ t đấu "ba chạc" được kết cấu
th eo kiểu m ột tần g hoặc hai tần g , gồm n h ữ n g đấu vuông thót
đáy và n h ữ n g tay đòn ăn m ộng chạy ra b a phía. C hính giữa đấu,
ở trên , là m ột tay đòn nhô h ẳn đ ầu và đuôi ra, nhiều khi được
chạm đầu rồng hoặc vân xoắn. Ở đình Tây Đ ằng và m ột số kiến
trú c khác, sá t với hoành m ái, trê n lưng rồng đòn tay này thường
được lắp m ột tư ợng th iên thần, hoặc nhạc sĩ th iên th ần ... hiện
tư ợng này có lẽ chịu ảnh hưởng từ tạo h ìn h P hật giáo, được dẫn
x u ất từ tích đức P hật x u ất th ế (khi Thích Ca mới lọt lòng thì có
hai vị v u a trời là Phạm Thiên và Đe Thích đã cho nhạc sĩ thiên
th ần , vũ nữ th iên th ầ n tu n g hoa n h ã nhạc vang lừng bầu trời
chúc m ừng th á n h n h ân x u ất th ế cứu đời). N hiều khi hai bên đầu
cũng được chạm nổi n h ữ ng cụm v ân xoắn lớn nhỏ nối nhau theo
d ạng hoa v ăn tay m ướp, ở lưng m ỗi vân xoắn thư ờ ng có m ột đao
lượn sóng bay ra.

H iện tư ợ ng n h ư kể trê n cũng được th ự c h iện ở đầu cột


q u ân . T ừ đó m ộ t giả th iế t để làm việc được đ ặ t ra (của các n h à
n g h iê n cứ u d ân tộc học n g h ệ th u ậ t) đã cho ch ú n g ta ngờ rằ n g
đó là m ộ t h ìn h th ứ c tư ợ ng trư n g cho các tầ n g trờ i tro n g ý
n iệm n h ằ m đề cao vị T h àn h h o à n g làn g hoặc các th ầ n linh
được th ờ tro n g di tích đó. Đội các lá gió m a n g đề tà i kể trê n là
các x à n g a n g dọc bao q u an h , ch ú n g ăn m ộ n g vào các đ ầu cột
cái h oặc cột q u â n để cù n g với h ệ xà, câu đ ầu tạo n ê n m ột
k h u n g k iến trú c v ữ n g chắc, ở giới h ạn k ế t cấu ch ú n g còn được
gọi là x à đai.

74
Một đặc điểm của đình thời Mạc, m à điển hình là đình Tây
Đằng, còn được thể hiện hình thức cánh gà. Đó là m ột hệ kết cấu
gồm hai hoặc ba th an h đòn (trên to dưới nhỏ) ăn m ộng với nhau và
lồng vào đầu cột cái, hoặc cột quân để đội bụng xà thượng hoặc xà
hạ Chính vì tay đòn trên lớn tay đòn dưới nhỏ như chiếc cánh nên
mới có tên này. Đương nhiên hệ thống cánh gà ở đầu cột cái
thường lớn hơn ở đầu cột quân. Người xưa thường chạm trổ rất kỹ
hình tượng rồng và hoa lá ở hệ thống này. Tại đầu cột cái đôi khi
con chèn đội phía dưới cánh gà là m ột th en được chạm nổi hình
người, như tại gian giữa của đình Tây Đằng (Hà Nội) và chùa Cói
(Vĩnh phúc) là cảnh nhiều người chèo thuyền. Còn ở những cánh gà
cột quân thư ờng chỉ có m ột con rồng toàn thân chia làm hai nửa ở
hai bên cột, dưới rồng là con chèn được chạm nổi hình hoa thiêng
cách điệu. Các kẻ góc của đình thường khá dài, kẻ này cũng tì lực
trên đầu cột quân góc và th ân kẻ được chạy thẳng lên ăn m ộng qua
đầu cột trốn của "vì" đầu hồi. Chính vì đầu kẻ quá dài n ên người
xưa cũng thường làm m ột tay chống ăn m ộng vào bụng của đầu kẻ,
còn đầu kia của tay chống ăn mộng vào thân của cột góc. Qua thời
gian tồn tại, gỗ bị phong hoá, mộng bị lỏng ra, đầu bẩy và kẻ khó
có khả năng chịu được sức nặng của bộ m ái hiên nên người thời
sau thường tạo nên hệ thống cột hiên đội bụng đầu bẩy, đó là hiện
tượng đã gặp ở đình Tây Đ ằng cũng như ở chùa Thầy. Tuy nhiên,
cũng chính ở thời Mạc người xưa đã biết rú t kinh nghiệm nên ở
m ột số đình n h ư đình Là thuộc Thường Tín đã có kết cấu dạng 6
hàng chân, có nghĩa là sớm hĩnh thành hệ thống cột hiên và trong
những trường hợp này mối liên kết giữa cột quân và cột hiên nhiều
khi không còn cốn m à chỉ có m ột chiếc kẻ ăn m ộng qua đầu hai
cột này, n g h ĩa là đỡ m ái h iên ít khi có bẩy m à thư ờng là kẻ.

2.3.1. Mối liên kết các cấu kiện trong kiến trúc đình
Kết cấu chịu lực chính của ngôi đình tru y ền thố n g là hệ
k hung gỗ, được cấu tạo bởi các cấu kiện gỗ lắp ráp với n h au bằng

75
liên k ết m ộng. Đây là đặc trư n g nổi b ật n h ấ t của kết cấu gỗ. Sự
tài tình, khéo léo của ng h ệ n h â n kiến trú c cổ th ể h iện rấ t rõ ở
các liên k ết m ộng này. Chỉ n h ìn vào các m ộng liên kết, có th ể
đ án h giá được trìn h độ tay n g h ề của người thợ là cao h ay thấp.
Tùy th eo tín h ch ất chịu lực của từ n g loại cấu kiện m à liên k ết
m ộng có th ể là m ộng đơn hay m ộng kép, với cấu trúc đơn giản
hay phức tạp.

Loại hìn h liên k ết m ộng vô cùng đa dạng, linh hoạt. Xét về


hìn h d án g m ộng có các loại m ộng m ang, m ộng th ắ t (đuôi cá,
m ộng cú), m ộng nhân, m ộng tà áo... Tuy nhiên, về phương thức
liên kết, tự u chung lại hội vào 5 loại m ộng cơ bản là m ộng sập,
m ộng xuyên, m ộng chốt, m ộng áp và m ộng hèm .

Mộng sập
Là kiểu m ộng m à các cấu kiện được lắp khớp với n h au theo
phương pháp h ạ sập từ trê n xuống, sử dụng chính tải trọ n g của
cấu kiện để sập giữ ổn định cho liên kết. Loại m ộng này được
dùng phổ biến n h ấ t đ ể liên k ết các cấu kiện lớn ở đầu cột như
câu đầu, kẻ, bẩy, xà nách, đầu dư... Ngoài ra, còn kết hợp với các
loại h ìn h m ộng khác để liên k ết m ột số cấu kiện n h ư xà, con
chồng (đều là m ộng xuyên lửng k ết hợp m ộng sập), tầ u m ái
(m ộng áp k ết hợp m ộng sập). Ở các kiểu m ộng kết hợp này,
m ộng sập thư ờ ng được biến th ể tạo th à n h m ộng th ắ t (còn gọi là
m ộng đuôi cá hoặc m ộng én có dạn g hình th a n g cân, phía ngoài
nhỏ, phía tro n g lớn hơn để trá n h sự chuyển vị gây tụ t m ộng.

Mộng xuyên
Là kiểu m ộng liên k ết bằn g cách cấu kiện nọ đâm xuyên
vào cấu kiện kia. Nếu đâm xuyên q u a to àn bộ gọi là m ộng xuyên
suốt, n ếu chỉ đ âm xu y ên vào m ộ t p h ần gọi là m ộng xuyên lửng.
M ộng xuyên su ố t th ư ờ n g được khóa bởi m ộng chốt, điển hình ở
các cấu kiện n h ư xà lòng, xà đùi, th e n tầu, cái cửa, khuôn

76
tran h ... M ộng xuyên lửng lại thường được khóa bởi m ộng sập
kiểu đu ô i cá (đuôi én), có th ể thấy ở các cấu kiện n h ư xà, xà
nách, con chồng... Cũng có khi, m ộng xuyên lại làm chức năng
khóa cho các m ộng khác (m ộng nối hoành, thượng lương).

Mộng chốt
Là kiểu m ộng dùng m ột cấu kiện phụ khác để liên kết các
cấu kiện chính với n h au gọi là chốt hay con xỏ. Phương thứ c liên
kết loại m ộng này có phần gần giống với m ộng xuyên (nhưng
m ộng xuyên để liên k ết trực tiếp 2 cấu kiện chính với nhau). Vai
trò chịu lực của m ộng chốt không lớn, bản th â n các chốt con xỏ
th ư ờ n g có kích thước nhỏ. Do vậy, sự chịu lực của m ộng chốt chỉ
m ang tín h bổ trợ, chủ yếu d ù n g để định vị, chống xô lệch cấu
kiện v à khóa h ãm các liên k ết chính khác. Mộng chốt thường
được sử d ụ n g tro n g các trư ờ ng hợp như chốt hãm liên kết m ộng
xuyên (xà lòng, xà đùi, th e n tầu, cái cửa, bạo cửa, khuôn
tran h ...), đ ịn h vị các cấu kiện (hoành mái, thư ợng lương, ván mê,
bạo cửa, k h u n g tran h , các chí tiế t tran g trí...). Một m ộng chốt có
th ể đ ịn h vị hoặc chốt hãm m ộ t hoặc nhiều cấu kiện. Ngược lại,
m ột cấu kiện có th ể có m ột hoặc nhiều m ộng chốt tham gia định
vị, ch ố t h ãm liên kết.

Mộng áp
Là kiểu m ộng dùng để đấu nối, liên k ết các cấu kiện gỗ
(thường là cù n g loại) với nhau. Đặc điểm cấu tạo của m ộng áp là
p hần m ộng củ a hai cấu kiện đ ấu nối với nh au luôn tương đương
n h au và được áp vào nhau th eo kiểu âm dương. C hính do đặc
điểm cấu tạo đơn giản n h ư vậy n ên tính liên kết của m ộng áp
yếu. Để khắc phục nhược điểm này, m ộng áp thường được kết
hợp với các loại m ộng khác để tăn g khả năng liên kết. Tuy vậy,
tro n g th ự c tế m ộng áp cũng chỉ sử dụng ở nhữ ng vị trí ít chịu lực
hoặc đã có sự hỗ trợ gia cường khả năng chịu lực n h ấ t định.

77
Trong kiến trú c tru y ền thống, việc sử dụng m ộng áp (có k ết hợp
với các loại m ộng khác) thư ờng th ấ y ở liên k ết nối hoành, thư ợ ng
lương (kết hợp m ộng xuyên lửng), nối cột, tầu m ái (kết hợp
m ộng sập); đấu 2 đầu kẻ nóc (kết hợp m ộng chốt).

Mộng hèm

Là kiểu m ộng dùng để g h ép nối, định vị các bộ p h ậ n của


cấu kiện hoặc các cấu kiện riêng lẻ với n hau. Có rấ t n h iề u hình
thứ c cấu tạo m ộng hèm , n hư ng đ ều có đặc điểm chung là mối
liên k ết h èm kéo dài su ốt theo cấu kiện và thư ờ ng là liên k ết đơn
(ít kết hợp với m ộng khác). N hững hình th ứ c m ộng hèm thư ờng
th ấp n h ấ t là h èm tà áo, hèm soi, hèm nhân: Mộng hèm thư ờng
được sử d ụ n g để ghép ván, ván nong vào khung, liên kết các chi
tiế t tra n g trí (tai cột, cửa võng, y m ôn...). Do cấu tạo k h á đơn
giản n ê n m ộng h èm chủ yếu d ù n g để định vị cấu kiện chi tiết, ít
m ang tín h chịu lực.

Kết cấu các loại m ộng cơ b ản trên để th eo kiểu n ử a khớp,


n ử a ngoàm là có 2 phương liên k ết cứng và m ộ t phương có th ể
dịch chu y ển được n h ằm m ục đích tháo lắp dễ dàng. Với các cấu
kiện cần th iế t phải cứng hóa m ối liên k ết m ộng, thông thư ờng
người ta sử d ụ n g th ê m m ột kiểu m ộng khác để khóa, hoặc đôi
khi d ù n g keo gắn (sơn ta) để cố định (nếu liên kết không cần
th iế t phải th áo ra lắp lại). Đây là nhữ ng đặc điểm cần h ế t sức lưu
ý, n h ấ t là tro n g công tác h ạ giải v à lắp dự ng các cấu kiện gỗ.

Từ các loại m ộng cơ bản trê n đây, người th ợ V iệt vói trí
th ô n g m in h và b àn tay khéo léo của m ình đ ã biến hóa, k ế t hợp,
sáng tạo ra rấ t n h iều loại m ộng biến th ể khác n hau, làm tăn g
khả n ăn g liên k ết cấu kiện, đồng thời cũng tạo ra n h ữ n g dấu ấn
cá n h â n v à bí q u y ết n g h ề n g h iệp riêng. T rong kiến trú c công
trìn h (bất động sản) chủ yếu sử d ụng các liên k ết m ộng cơ bản
trên , ít có biến th ể do các cấu kiện kiến trú c to lớn, n ặn g nề, khó

78
xoay sở khi lắp dựng, các loại m ộng biến hóa vô cùng linh hoạt,
rất phức tạp (cần có n h ữ n g đề tài nghiên cứu, tìm hiểu riêng).

Một v ấn đề khác cũng cần lưu ý là liên kết m ộng dùng


trong tu sửa kiến trú c, tu y v ẫn là các m ộng cơ bản trên , như ng
thư ờng được điều chỉnh, chế tác, kết hợp khác với m ộng chuẩn
khi xây dựng mới công trìn h để phù hợp với yêu cầu tu sửa thực
tế. T hường là m ộng tu sử a đơn giản hơn n hư ng lại kết hợp gắn
ch ết bằng keo (sơn ta). Vì vậy, các cấu kiện đả qua tu sửa thường
phải th ay th ế khi tu sử a lần sau do rấ t khó tháo lắp.

2.3.2. Kết cấu kiến trúc các bộ vì của đình làng


Trước h ế t cần xác định q u an niệm về bộ vì. Theo khái niệm
bộ vì không n ên dừ n g lại ở các cấu kiện phía trê n của kiến trúc
(vì nóc mái) v à chỉ làm chỗ d ự a cho kết cấu đỡ mái, m à n ên quan
niệm bộ vì phải bảo gồm to àn bộ kết cấu khung chịu lực theo
chiều n g an g công trìn h (gồm cả cột, câu đầu, các xà ngang và vì
nóc) tạo th à n h hệ kh u n g cơ bản, kết hợp với hệ giằng để tạo
th à n h bộ khu n g chịu lực hoàn chỉnh. Trong dân gian, khái niệm
hệ khung cơ bản đó được gọi là rường cột. Như vậy, cụ th ể bộ vì
gồm các cấu kiện kiến trú c sau:

Cột
Là th à n h p h ần duy n h ấ t chịu lực theo phương th ẳn g đứng
tro n g kết cấu bộ k h u n g chịu lực, liên kết tấ t cả các cấu kiện chịu
lực theo phương n g a n g tro n g h ệ khung, n h ận và tru y ền tải trọng
từ các cấu kiện đó xuống n ền m óng. Trong m ột bộ vì, căn cứ vào
số lượng cột để xác địn h kiến trú c đó là loại kiến trúc có m ấy
hàn g chân, s ố lượng cột tro n g m ột bộ vì lại tù y thuộc vào số
bước cột trọ n g hệ đó, th eo công thức: số bước cột + 1 = số cột.
Các bước cột tro n g bộ vì (còn được gọi là lòng cột) được đ ặt tên
từ giữa san g hai b ên (trước - sau) là bước giữa, bước nách và
bước hiên. Kiến trú c tru y ền thố n g Việt ở Bắc Bộ có tối đa 5 bước

79
cột 6 h àn g chân. Có 3 loại cột trong m ột bộ vì tín h từ bước giữa
san g 2 b ên là cột cái, cột quân và cột hiên.

Cột có th ể tiế t diện tròn hoặc vuông, loại cột có tiế t diện
vuông chỉ m ói x u ấ t h iện trong kiến trú c tru y ền thống Bắc Bộ phổ
biến dần n ử a cuối th ế kỷ XIX.

H ình dáng của cấu kiện cột thư ờng được làm th eo kiểu
th ư ợ n g th u h ạ th ách , đặc biệt rõ n é t ở loại cột tròn (dáng đòng
đòng/cũng gọi: đầu cán cân, chân qu ân cờ) theo công thứ c tương
đối 2/3 chiều cao ph ía trê n th u nhỏ lạ il,5 c m - 2cm /lm chiều cao;
1/2 chiều cao phía dưới chân cột th u nhỏ lại 2 - 3cm; đoạn còn
lại tương đối đ ều không thu. Tuy nhiên, trong thực tế do gia
công bằng th ủ công n ên ở nhiều công trình, công thức này không
được chính xác h o àn toàn. Từ th ế kỷ XVIII trở về trước, trên
đĩnh cột còn có th êm đấu đầu cột để đỡ câu đầu, hình thứ c này
m ất dần từ khoảng cuối thế kỷ XVIII.

Câu đầu (còn gọi là xà câu đầu)


Là th à n h p h ần chịu lực nằm ngang ở bước giũa, liên k ết hai
đầu cột cái, ngoài ra còn nhận và tru y ền tả i trọng từ vì m ái bước
giữa (vì nóc) xuống cột cái. Mỗi bộ vì đều có m ột câu đầu (hoặc
quá giang), do vậy số lượng câu đầu trong m ột k.ến trú c đúng
bằng số lượng bộ vì tại kiến trúc đó. Câu đ ầu có thể được liên kết
với cột b ằn g cách gối lên đấu đầu cột (đến th ế kỷ XVII) hoặc ăn
m ộng trự c tiếp vào cột (từ th ế kỷ XVIII). Câu đầu thư ờ ng được
tran g trí b ằn g cách soi gờ chỉ, có th ể chạm khắc ở hai bên đầu và
dưới dạ câu đầu.

2.3.3. Các bộ vì cơ bản trong kiến trúc đình


Chắc chắn là kiến trúc bằng gỗ của người Việt đã có từ rất
sóm. T heo th ư tịch cổ, thì ngay tro n g giai đoạn đẩu của thời kỳ
tự chủ, người Việt đã có nhữ ng kiến trúc gỗ khá lcn. N hưng trải

80
Đình T â y Đằng, Ba Vì, Hà N ội, T K XV!
(T ư liệu: V M T )
S a Óó r r iỉt bÃ*Ọ

chỉ C.J> ộ õ 'e iỉn n tie i~

5 c ci/ d ọ c Í S

B ản v ẽ đình Lỗ H ạnh, H iệp H òa, B ắc G ia n g


(T ư liệu: V M T )
M ặt cắt ngang, đ ìn h Lồ H ạnh, Hiệp H òa, B ắc G iang
(T ư liệu: V M T )

Đ ình C h u Q u y ế n , B a Vì, Hà N ội, T K XVIỉ


( T ư liệu: V M T )
Bản vè danh m ục cấu kiện kiến trúc đình
( T ư liệu: T ạ p chí Di sản V ăn hóa)
1. Vì k è o bên hồi hậu c u n g k h ô n g bị cắt 16. H oành
2. Đ ư ờ n g b ờ nóc 17. C â u đầu (quá giang)
3. T h ư ợ n g lương 18. C on xô (con náp)
4. Kèo xối 19. C h ồ n g rườ ng
5. Vì kèo căt từ trôn xuống 20. Bức con chạm
6. H oành 21. X à nách
7. Rui 22. B ờ guột
8. V án rong 23. Đ ầu guột
9. K ẻ xối 24. Đ ầu đao
10. X à thượ ng 25. K ẻ hiên
11. H o à n h mái 26. Đ ầu ké hiên
12. T h ư ợ n g lư ơ ng 27. Then tầu
13. Đ ầ u kìm 28. T ầ u đ ao
14. Đ ư ờ n g b ờ nóc 29. Lá mái
15. B ờ dải 30. Ván nong đố lụa
31. Mặt sàn gỗ
Mặt căt dọc, đ ìn h Lồ Hạnh, H iệ p Hòa, Bắc G iang
( T ư liệu: V M T )
C á n h g à đ ầ u cột, đình T â y Đ ằng, Ba Vì, Hà N ội. TK XVI
(T ư liệu: V M T )

M ặ t c ắ t dọc, đình T h ồ Hà, V iệt Y ên, B ắc G iang


(T ư liệu: V M T )
R ồ n g trên hồi và kẻ góc, đình Nhân Lý, H à N a m
(T ư liệu: V M T )

Vì nóc đình Lồ Hạnh, Hiệp H òa, Bắc G iang, T K XVI


(T ư liệu: V M T )
Vì nóc đình Hoành Sơn, N g h ệ An, T K XVIII
(T ư liệu: V M T )

K ết cấu khung, vì nóc đình C h u Q uyến, Ba Vì, Hà N ội, T K X V II


(T ư liệu: V M T )
Bộ vì dinh H u n g Lộc, N g h ĩa H ư n g , N a m Đ ịnh, T K XVII
( T ư liệu: V M T )

Tiên cưỡi rồ n g và p h ư ợ n g (thần gió, thần m ưa?)


trên xà nách đình T h ô H à, V iệ t Yên, B ăc G ia n g
( T ư liệu: V M T )
VÙ n ữ thiên thằn, trang trí trên ván nong đình T hồ Hà,
V iệt Yên, Bắc G iang, T K X V IĨ
(T ư liệu: V M T )

T iê n , trên ván n o n g đinh P hong C ốc, Y ên H ưng, Q u ả n g N inh, T K X V II


(T ư liệu: V M T )
Ban vc côn vi nách, dinh Lô I lạnh. 1liộp ỉ lòa. Băc (ìiang. í K X V I
(T ư liệu: V M T )

B a n ve c ố n hồi. đ ì n h L ỗ 1 lạnh. Miệp í l ỏa , B ă c G i a n g . 1 K X V I


(T ư liệu: V M T )
c ố n vì nách, đình Ọ uan Lạn, Q u a n g N in h , T K XIX
( T ư liệu: V M T )

Đ ầ u bằy, đình C h u Q uyến, Ba Vì, Hà N ội, T K X V II


(T ư liệu: V M T )
Ké đình P h o n g Cốc, Y ê n H ư ng, Ọ u ả n g N in h , T K XVII
( T ư liệu: V M T )

Đấu vật, trên nghé kẻ, đình H ư ơ n g C anh, B ình X uyên, V ĩnh P h ú c , TK X V II
(T ư liệu: V M T )
Đ ấ u v ật trên rư ờ n g vì nách, đình H ư ơ n g C a n h , B ình X uyên, V ĩnh Phúc, T K X V II
(T ư licu: V M T )

B ản vẽ trang trí trên vì nách v à c á n h gà, đình Phù Lão,


Lạng G iang, B ắc G iang, T K XVII
(T ư liệu: V M T )
Vì nóc. đ ìn h T â y Đ ằn g . Ba Vì, Hả Nội, T K XVI
(T ư liệu: V M T )
G óc m ái, đình Chu Q uyển, B a Vì, H à N ội, T K XVII
(T ư liệu: V M T )
C o n xô, đình T hạch Lồi, C â m G iàng, Hải D ư ơ ng
(T ư liệu: V M T )

Đ ình Hữu B ằng, Hà N ộ i, T K X V II


(T ư liệu: V M T )
Vũ n ữ thiên thần, đình Phong C ốc, Q u ả n g N inh, T K X V II
(T ư liệu: V M T )
N h ạ c sĩ th iê n thần, đình T ây Đ ằn g , Ba V ì, T K X V I
( T ư liệu: V M T )
qu a thời gian, các di tích để lại không còn bao n h iêu so với bề
dày của lịch sử. T hậm chí, nhiều nơi chỉ còn phế tích. Đương
nhiên, từ m ột m ặ t nền, khó có thể bàn nhiều về kết cấu của kiến
trú c từ n g tồn tại trê n đó.

Do vậy, ch ú n g tôi sẽ chỉ sử dụng tư liệu từ các đình hiện


còn. Bộ vì - yếu tố cơ bản của kết cấu khung gỗ, là sự liên kết tấ t
cả các cấu kiện nói trên , vừa là kết cấu chịu lực, n ân g đỡ m ái, lại
vừa là đơn vị cấu th à n h tổ chức không gian của công trìn h . Đe
tạo th à n h m ột bộ vì, trước h ết phải có các cột n h ư đ ã trìn h bày ở
trên , gồm hai cột cái, hai cột quân, có khi th êm hai cột h iên - hệ
th ố n g k ết cấu liên kết các cột lại với nhau - đó là vì nóc, vì nách
(cốn) và bẩy hoặc kẻ.

Thực ch ất sự liên k ết của vì nóc, vì nách và bẩy cù n g các


liên k ết khác ở hiên là để tạo nên nhữ ng điểm đỡ các h o àn h m ái
và xà nóc (thượng lương). Sự khác nhau của kiểu liên k ết này với
kiểu liên kết khác chủ yếu diễn ra ở vì nóc (và p h ần nào ở vì
nách) là n h ữ n g yếu tố biến đổi, bên cạnh n hữ ng yếu tố h ầu n h ư
cố định, gần n h ư b ất biến là hệ thống cột. Chính sự biến đổi ấy
d ẫn đ ến sự khác b iệt các loại hình của bộ vì.

Trong bộ vì, đơn vị đo quy ước xác lập n ên tư ơ ng q u a n kích


thước các bộ p h ận của công trình chính là khoảng cách giữa các
cột, "m ô đun" này được tỷ lệ hóa trên cây thước tầm th eo nhữ ng
khoảng tương đương, thư ờ ng là 0,4m . Đó là kích thư ớc của m ột
khoảng h o àn h (khoảng cách giữa hai hoành mái). N hư vậy tấ t cả
các cấu kiện khác sẽ có kích thước bằng bội số của m ộ t khoảng
hoàn h . Dầu vậy, cần lưu ý rằng, kiến trú c đình cổ V iệt Nam
không th ậ t n g uyên tắc, nghĩa là tương qu an giữa các kích thước
chỉ là m ột h àm số tư ơng đối chứ không hoàn to àn quy chuẩn,
n ê n mỗi m ột công trìn h như có m ột tương qu an tỷ lệ riêng,
không áp d ụ n g cho công trìn h khác.

81
Hai bộ vì liền sát nhau, liên kết với n h au qua h ệ th ố n g xà
dọc tạo th à n h m ộ t gian. Đó chính là đơn vị không gian m ặt bằng
để tù y th eo công năng kiến trú c m à tổ chức cho phù hợp. Hai vì
tạo th à n h m ột gian n ên số gian thư ờng là số lẻ (3 - 5 - 7). Người
Việt trá n h làm n h à có số gian chẵn. Gian là m ộ t khái niệm của
kiến trú c gỗ cổ tru y ền Việt, xác định quy m ô, tầm cỡ của m ột
công trình.

Vì giá chiêng
Là kiểu liên kết vì có niên đại sớm nhất trong các kiến trúc
bằng gỗ hiện còn. Niên đại được xác nhận vào nửa cuối thế kỷ XIV.
Bộ vì kiểu này dựa trê n kết cấu bốn h àn g chân cột bằng gỗ
m ít - ngu y ên liệu chính của các kiến trúc gỗ bấy giờ (đình Thụy
Phiêu, Tây Đ ằng...).
Mở đầu cho bộ vì, từ trê n xuống là thư ợ ng lương, cũng
m ang chức n ăn g là m ột hoành mái, đương thời bộ vì nóc có ba
khoảng hoành, nghĩa là vì nóc đỡ bốn h o àn h m ái m ỗi bên. Trừ
th ư ợ n g lương ra, các hoành nằm trê n ba vị trí chính: trên cột
trốn, trê n v án nong (hay rường) và trê n cột cái. Tuy nhiên, trên
thự c tế số h o àn h m ái của bộ vì nóc có khi n h iều hơn. Chắc chắn
là qu a n h iều lần tu sửa, để tăn g sự bền vững, người ta đã phải
tăn g th êm hoành.
Để đỡ n h ữ n g hoành mới này, người ta đ ã khoét thêm vào
ván nong (hay rường cụt) n h ữ n g ổ đỡ hoành và đ ặt th êm nhữ ng
con chèn, guốc/dép ho ành trê n rường bụng lợn. Câu đầu tỳ lực
trê n hai đầu cột cái qua hai đấu vuông th ó t đáy lớn. Cột cái
th ư ờ n g được làm bằng gỗ m ít. Thân cột có đưcmg kính lớn,
n h ư n g n g ắn /th ấp .
Thời Mạc, đã b ắt đầu có n h u cầu mở rộng lòng công trình,
n ên k ết cấu giá chiêng phần nào thay đổi. Bộ m ái bè ra hơn,
khiến cột trố n của giá chiêng ngắn lại. Ván lá đề cũng bè ra,

82
nhiều khi m ũi lá đề lẹm vào rường bụng lợn, hoặc ăn lẹm ch ú t ít
xuống xà kê trê n lưng câu đầu. Và, nhiều khi tuy công trìn h vẫn
chỉ có bốn cột cái, n h ư n g lại có tới bốn bộ vì nóc. Hai bộ vì chính
đứng lực trê n bốn cột cái, còn hai bộ vì phụ đứng trê n bốn cột
trố n đ ặ t chân trê n n h ữ n g xà đùi (ở đầu hồi). Kết cấu biến th ể kể
trên làm lòng công trìn h được mở rộng sang hai bên.

Từ th ế kỷ XVII về sau kết cấu vì theo kiểu giá chiêng vẫn


thư ờ ng x u ất hiện. Từ giữa th ế kỷ XVII p h ần tran g trí đã được
chạm khắc ở n h iều bộ p h ận khác của công trình, người ta ít chú
ý đến ván "lá đề" ở vì nóc. Nhiều khi ph ần không gian ấy để
trống, không b ít ván nữa. Chất liệu mới (gỗ lim) cho phép đẩy
m ái lên cao hơn, lòng n h à rộng hơn, m ái bè th êm ra, nhiều tỷ lệ
giữa chiều cao v à chiều ng ang của giá chiêng nhỏ đi nhiều (chùa
Mía, đình Tường Phiêu, tiền đường chùa Thầy...). Đe phù hợp với
yêu cầu đó, p h ần ván hai bên cột trốn của giá chiêng đã được
thay bằng các con rư ờng (m ột hoặc hai tù y theo khoảng cách
giữa hai cột cái). Rường bụng lợn cũng không m ấy khi còn, m à
được th ay th ế bởi m ộ t th â n gỗ ngắn, không cong. Cũng từ cuối
thế kỷ XVII, tro n g xu hướng m ở rộng lòng công trìn h bằng cách
đẩy m ái lên cao đ ã x u ấ t h iện kết cấu vì nóc theo kiểu "giá chiêng
- chồng rư ờng con nhị". Kết cầu này dần trở n ên phổ biến ở các
th ế kỷ sau.

Vào th ế kỷ XIX, th eo xu hướng m ở rộng không gian sử


dụng, n h iều khi người ta còn "cắt" phần dưới cột cái th à n h cột
trốn. Cột cái trố n chân, đ ứ ng lực trê n m ột xà lớn nối hai cột cái
của hai gian bên. Các biến th ể kiểu trốn cột nh ư vậy đã làm cho
lòng công trìn h th ô n g th o án g hơn, diện tích sử dụng nhiều hơn,
dễ bố trí nội th ấ t hơn. Do vậỵ, các biến th ể kiểu trố n cột được sử
dụng khá phổ biến, không chỉ là biến th ể của riêng loại hình vì
giá chiêng. Kết cấu vì nóc kiểu giá chiêng càng về sau càng đơn
giản hơn, ít tra n g trí hơn. Tính chất to m ập của cấu kiện cũng

83
nh ẹ đi. Vào khoảng th ế kỷ XIX, người ta sán g tạo ra biến th ể bán
giá chiêng. Kết cấu này có m ột giá chiêng lớn đỡ th ư ợ n g lương,
hai bên là n h ữ n g nử a giá chiêng cùng cả m ột hệ th ố n g cột trố n
cao - th ấp , to - nhỏ nối n h au chạy xuống, hiện tư ợ ng này có ở vì
n ách (đình D ương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội, đình H ữu Vĩnh và m ột
loạt các đìn h từ Đồng Đ ăng đến Bắc Sơn - Lạng Sơn).

Vì chồng rường

Có lẽ kết cấu chồng rường nảy sinh bởi có chất liệu chịu lực
cao hơn của gỗ lim và do yêu cầu mở rộng hơn lòng công trìn h
để tăn g diện tích sử dụng. Ở Việt Nam, kết cấu này x u ấ t hiện
khá m uộn. Chưa th ấy bộ vì nóc theo kiểu chồng rường của người
Việt có n iên đại từ đầu th ế kỷ XVII trở về trước. H iện tượng
chồng rường sớm n h ấ t dưới dạng giá chiêng - con nhị là ở tòa
điện T h ánh chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội). Rõ n é t hơn là vì nóc
chồng rư ờng đìn h H ưng Lộc (Nam Định). Kiểu kết cấu vì này khá
đơn giản, chỉ gồm n hữ ng con rường dài ng ắn khác nhau, kê trê n
n h au q u a n h ữ n g đấu vuông th ó t đáy m ỏng - thấp. Các rường
n g ắn d ần về phía thư ợng lương để con rường cuối cùng đội
thư ợng lương không khác m ột đấu. Một bộ vi nóc kiểu này
thư ờng gồm từ 3 đến 4 con rường. Tùy theo sự dãn cách của cột
cái m à số rường có th ay đổi. Có bộ vì nóc xếp tới 07 con rường
chồng khít n h au (đình H ưng Lộc, Nam Định). N hiều khi để trá n h
sự n ặn g n ề cho bộ vì nóc, và cũng để tiế t kiệm , tậ n dụng gỗ m à
vẫn th ỏ a m ãn n h u cầu m ở rộng lòng công trình, người ta đã th ay
đổi con rư ờng ở sát câu đầu bằng m ột đôi rưòng cụt. Vô h ìn h
chung, k ết cấu này vừ a m ang tín h chất chồng rường vừ a m an g
n h ư tín h ch ất giá chiêng biến thể.

Các đấu vuông th ó t đáy kê giữa các con rường, càng về sau
càng được làm dầy hơn - cao hơn. K hoảng cách giữa các con
rường vì th ế cũng ngày m ột lón hơn.

84
Ở cuối th ế kỷ XVII, chiếc câu đầu vẫn được làm từ m ột th ân
gỗ lớn, n h ư n g dài hơn trước. Và, cho đến thời kỳ này, câu đầu
vẫn n ằm trê n các đấu vuông th ó t đáy liên k ết chắc chắn bởi các
chốt đóng xuyên qu a ru ộ t đấu xuống đầu cột.

Từ cuối th ế kỷ XVII sang th ế kỉ XVIII, hiện tượng câu đầu


chuyển dần th à n h qu á giang, ăn m ộng vào đầu hai cột cái mới
x u ất h iện và trở th àn h phổ biến. Có lẽ do khoảng cách giữa hai
cột cái ngày m ộ t lớn hơn, liên kết kiểu câu đầu không đủ vững
chãi. Người ta cũng b ắt đầu sử dụng nhiều loại m ộng m ẹo phức
tạp hơn. Ngoài kiểu m ộng chốt đơn giản, còn có m ộng ngoàm ,
m ộng én... đ a dạng và phức tạp. Tuy nh iên các loại m ộng đều
lắp, th áo dễ dàng. Đó chính là ưu điểm hơn h ẳn của kiến trú c gỗ
so với kiến trú c b ằng chất liệu khác. Trong lịch sử kiến trú c Việt,
không hiếm n h ữ n g lần người ta đã dời chuyển cả m ột kiến trúc
từ nơi này đ ến nơi khác. G ần thì chỉ từ ngoài vào trong đê, xa thì
h àn g tră m ki-lô-m ét, từ tỉn h này sang tỉn h khác.

Vĩ kèo

Vì kèo này có lẽ đã x u ất hiện khá sám trong kiến trúc cổ


tru y ền Việt N am với n g u y ên liệu tre. Tuy nhiên, trong kiến trúc
bằng gỗ th ì k ết cấu vì kèo có niên đại m uộn. Chỉ tới th ế kỷ XIX,
k ết cấu vì kèo gỗ mới tư ơ ng đối phổ biến. C húng ta thư ờng gặp
kiểu liên k ết này ở các kiến trúc dân dụng. Trong kiến trúc tôn
giáo (đình chùa...) ít sử d ụ ng kết cấu vì kèo trong n h ữ n g tòa
chính. Đặc biệt, ở châu th ổ Bắc Bộ nó chỉ được d ùng chủ yếu
tro n g các kiến trú c phụ. H ạn hữu n h ư ở đình Hương C anh (Vĩnh
Phúc), H uyền T hiên T rấn Vũ q u án (Ba Đ ình - Hà Nội), vì nóc
công trìn h ch ín h được làm theo kiểu vì kèo. Địa bàn chủ yếu của
loại h ìn h vi n ày là ở T rung Bộ. Kết cấu cơ b ản gồm hai kẻ dài gác
chéo n h a u th eo chiều dốc b ụ ng m ái, ăn m ộng với n h au ở đỉnh vì,
cùng đỡ th ư ợ n g lương rồi chạy dài xuống đầu cột cái. Nếu kẻ này

85
chạy từ thư ợng lương, ăn m ộng qua đầu cột cái, kéo dài xuống
tậ n đầu cột q uân th ì gọi là kẻ suốt. Nếu dừng lại ở đầu cột cái,
rồi nối xuống cột q u ân bằng m ột kẻ th ứ hai thì gọi là hệ kẻ
chuyền. T hân kẻ đỡ m ột ván nong dày, có khoét các ổ làm chỗ
đứng chân cho các ho ành mái. Trong kết cấu này, còn m ộ t cột
trố n đứ n g chân trê n quá giang, vươn lên đội vào phía dưới chỗ
đầu hai kẻ gác m ộng. Cột trố n này thường không để thô m à
thư ờng là m ột th â n gỗ thẳng, nhiều khi được k ết hình n ậ m rượu.
Cả chiếc đấu kê ở chân cột trố n cũng được cách điệu, tra n g trí.
Trong m ột số công trìn h lớn, ở các góc m ái ngoài đầu hồi, người
ta còn làm các kẻ góc/xó/moi, đó là m ột th ân gỗ liền, vư ơn lên
sát th ư ợ n g lương và chạy d ài'x u ố n g tận cột qu ân góc. Đuôi kể
này ăn m ộng qu a cột quân góc, m ang tư cách n h ư m ột bẩy (có
người gọi là bẩy liền kẻ). Ở Huế, cột trố n nói trê n được làm khác
với Bắc Bộ. Đầu cột không chống th ẳn g vào hai kẻ m à chỉ đội
m ột đòn ngang vươn sang hai bên đỡ bụng hai kẻ. H ình thứ c kẻ
chuyền ở T rung Bộ cũng có phần khác. Kẻ gồm từ hai đ ế n ba cấu
kiện, tù y thuộc vào số lượng hàng cột. Phần vì nóc được tạo
th à n h bởi hai kẻ, chốt với nh au ở đầu để đỡ thư ợ ng lương (tiếng
địa phư ơ ng là đòn Dông, đòn Đông). Chân kẻ ăn m ộng q u a đầu
cột cái, nhô phần đuôi sang bên kia cột để liên kết với đ ầu m ột
kẻ khác. Kẻ th ứ hai liên kết với đuôi của kẻ trê n và nối xuống cột
quân. Đuôi kẻ cũng nhô ra phần ngoài th ân cột quân, liên kết với
đầu m ộ t kẻ th ứ ba chạy xuống liên k ết với cột hiên. Đuôi kẻ th ứ
ba vươn dài hơn, đỡ m ái đua. Trong các kiến trú c phụ ở Bắc Bộ,
chiếc cột trố n n h iều khi được thay bằng m ột th â n ván dày, ăn
m ộng vào đầu hai kẻ. Từ th â n của cột ván này lại nảy sinh ra hai
th e n gỗ nhỏ, vươn san g hai bên, khóa m ộng vào dạ hai kẻ. T hậm
chí, để chắc chắn hơn, ở chỗ hai th e n gỗ ăn m ộng với kẻ, người
ta còn làm hai th a n h ván nhỏ chống th ẳn g xuống quá giang. Kết
cấu này rấ t phổ biến từ cuối th ế kỷ XIX. Ở vùng đồng b ằn g ven
b iển m iền T rung (từ Q uảng Bình đến Q uảng Nam), k ế t cấu vì

86
kèo được sử d ụ n g phổ biến trong cấu trúc nhà rội, nhà rường.
Tuy n h iên k ết cấu vì và cả tên gọi các cấu kiện có m ột số biến
đổi. Nơi hai kẻ gặp nhau, ăn m ộng đỡ đòn Đông (xà nóc) được
gọi là giao nguyên. Kẻ nóc, kẻ ngồi, kẻ hiên trong kết cấu kẻ
chuyền được gọi là kẻ lòng nhất, kẻ lòng nhì, kẻ lòng ba. Liên kết
các cột th eo chiều ngang, không thực hiện ở đầu cột m à ở vị trí
th ấp hơn là các xà ngang được gọi là trin h (hay trến). Liên kết
kèo - kẻ chỉ được nâng đỡ bởi các cột m à không có cấu kiện phụ
khác n h ư ở Bắc bộ. Thậm chí, ở kiểu nhà Rội, chỉ có m ột cây cột
cái duy n h ấ t chống th ẳn g lên giao nguyên, liên kết với cột quân
ở phía sau b ằn g trin h đoản. Có lẽ đây là m ột hiện tượng b ắt
nguồn từ kiểu n h à Mã Lai cổ. Rõ ràng liên kết vì của n h à Rội,
n h à Rường v ẫn chỉ là m ột biến th ể địa phương của kết cấu
vì kèo.

Vì ván mê
Liên k ết kiểu này h ế t sức đơn giản, chỉ gồm n hữ ng tấm ván
cùng độ dày, soi m ộng, được lồng giữa hai kẻ cùng quá giang.
Kiểu vì nóc này thư ờng được nghệ th u ậ t hóa bằng cách trổ thủng
tấm ván dưới cùng, sát quá giang, để tạo th àn h dạng thức có
hìn h cánh dơi lớn. Mặt các tấm ván này thường được chạm khắc
hình hổ phù, rồng hoặc n h iều đề tài khác. Kiểu vì này thường
gặp được ch ạm khắc ở các kiến trúc m uộn hoặc phụ trong công
trìn h đã có sẵ n (như ở tả hữ u vu của đình).

Từ cuối th ế kỷ XIX về sau, kết cấu vì nách cũng sử dụng


các ván dày chồng n h au giống nh ư ở vì nóc, gọi là cốn m ê. Chủ
yếu cốn m ê được làm n hằm m ục đích tạo diện tra n g trí (đình
T hanh Am q u ậ n Long Biên, H à Nội và rấ t nhiều đình khác).

Cũng vào thời kỳ này, ở Bắc Bộ, nhiều ngôi đình làng có vì
nóc kiểu vì kèo. Chiếc trụ trố n được thay thế bằng m ộ t ván gỗ có
tai cột, tạo h ìn h cân xứng (dưới dạng cánh chim, cánh dơi, cánh

87
bướm xòe rộng, hoặc hình lá cúc) gắn dưới hai đầu liên k ết với
hai kẻ nóc. Ở m iền T rung biến th ể của vì ván m ê th ư ờ n g là m ột
loại h ìn h tro n g hệ vì vỏ cua. Vì này nhỏ, nhiều khi là m ộ t tấm
ván liền, được chạm th ủ n g th à n h các đề tài tran g trí.

2.3.4. Kết cấu các loại xà trong đình


Trong kiến trúc đình làng, hệ thống xà là các cấu kiện để
liên k ết các bộ vì nóc với nhau, tạo th àn h hệ khung chịu lực. Có
rấ t n h iều loại xà, x ét về kết cấu kiến trú c có xà dọc, xà ngang;
x ét về vị trí có xà hạ, xà trung, xà thượng, xà th àn h , xà nóc, xà
ngưỡng...; theo chức n ăn g liên kết có xà hoành, xà cột cái, x à cột
quân, xà cột hiên, xà ngưỡng. Dù ph ân loại theo cách nào th ì tấ t
cả các loại xà này đều có chức năng phụ khác như đỡ cửa, đỡ ván
gió, đỡ kết cấu mái, đỡ thư ợng lương... Thực ra, ngay cả x à câu
đầu, xà nách, xà lòng, quá giang cũng đều thuộc loại xà, n h ư n g ở
các loại xà này, chức năng liên kết giằng chưa phải là chức năn g
chính y ếu n h ấ t m à chúng còn thự c hiện nhữ ng nh iệm vụ khác,
do vậy chúng được coi là các cấu kiện thuộc bộ vì.

Có thể phân các loại xà thành các nhóm sau:


Các xà giằng cột
Bao gồm các xà dọc và xà ngang có chức năn g liên k ế t và
giằng cột. Các xà này thư ờng được bố trí ở phần phía trê n các
cột, tù y th eo từ n g loại cột và chiều cao cột m à có số lượng x à cho
phù hợp. Cột cái tối th iểu có 2 xà (gọi là xà thượng cột cái v à xà
h ạ cột cái) song, cũng có khi có 3 xà (thượng, tru n g , hạ). Cột
quân cũng có 2 xà (xà thượng cột quân và xà h ạ cột quân),
n h ư n g n ếu h o àn h đầu cột qu ân được cải biến th à n h x à th ế h o àn h
th ì chỉ còn m ộ t xà gọi là xà h ạ cột quân. Cột hiên chỉ có m ộ t xà
là xà h iên hoặc xà thành, n ếu cột hiên đã có xà th ế h o àn h th ì sẽ
không có x à h iên (xà th àn h ) nữa. Tất nhiên, không phải n h ấ t
n h ấ t tấ t cả các kiến trú c đều tu y ệt đối tu â n theo ngu y ên tắc này

88
m à v ẫn có n h ữ n g trư ờ ng hợp ngoại lệ, đây chỉ là nguyên tắc cơ
bản. T rong hệ xà này, cần nói thêm về cấu kiện xà th ế hoành,
đây là cấu kiện v ừ a làm chức năng của m ộ t hoành m ái lại vừa
làm chức n ăn g liên kết giằng ở đầu cột. c ấ u kiện này ra đời khá
m uộn (khoáng nữa cuối thế kỷ XIX) khi đá xuất h iện loại hoành
có tiế t diện vuông.

X à g iằng cột thư ờ ng chỉ được tran g trí bằng cách soi gờ chỉ,
ít khi chạm khắc cầu kỳ.

X à nách
Là th à n h p h ần chịu lực nằm ngang ở bước nách trong các
kiến trú c gỗ cổ tru y ền thống có vì nách/cốn kiểu chồng rường,
cốn m ê hoặc kẻ ngồi. Riêng các kiến trúc có vì nách kiểu kẻ (kẻ
liền bẩy, kẻ tru y ề n hoặc kẻ suốt) nhiều khi không có cấu kiện xà
n ách (niên đại th ư ờ n g vào cuối th ế kỷ XIX về sau).
Tuy nhiên, trong cùng một kiến trúc có thể kết hợp nhiều kiểu
vì nách/cốn n ên có thể có bộ vì nách, có bộ vì không có xà nách.
Xà n ách Liên kết đầu cột quân vào cột cái, n h ận và truyền
tải trọ n g từ vì n ách xuống cột quân và cột cái. Xà nách có m ột
đầu ăn m ộng trự c tiếp vào cột cái, đầu kia liên k ết với đầu cột
q u ân bằng cách gối lên đấu đầu cột (đến th ế kỷ XVIII) hoặc án
m ộng trự c tiế p vào đầu cột quân (từ cuối th ế kỷ XVIII).
Xà nách thư ờng được trang trí bằng cách soi gờ chỉ hoặc kết
hợp chạm khắc, cũng có nhiều công trình, xà nách được chạm khắc
tra n g trí to àn bộ (chủ yếu ở hai bên, phần nào ở b ụng xà).

Các loại xà cửa, xà vách, xà ngưởng, xà ngạch


Xà cửa
Do cấu tạo cửa tro n g kiến trúc đình chủ yếu sử dụng kiểu
bản lề cối (cối cửa giữa) nên ở các vị trí đó b ắt buộc phải có xà
cửa. Xà cửa có vị trí ở phía trê n cửa, cũng có chức năng giằng

89
cột, song còn m ột chức năng khác là liên k ết giữ bạo cửa (bạo
ngang) trê n đó có quang cửa làm chức năng b ản lề cho cửa.
Xà cửa thư ờng chỉ tra n g trí đơn giản bằng các gờ chỉ, hiếm có
chạm khắc.

Xà vách
Cấu kiện có chức năn g chủ yếu liên kết giằng cột và giữ
khung vách. Xà vách có vị trí ở phía trê n vách, n g an g với xà cửa.
T rang trí thư ờ ng đơn giản bằng gờ chỉ. Tuy nhiên, xà vách ở các
vách n g an g và m ột số vách dọc lại được tạo h ìn h khá đặc biệt
cũng b ằng các gờ chỉ, song còn m ang tìn h chất tra n g trí (còn gọi
là xà lợi bát).

X à ngưỡng
Cũng có chức năng giằng cột như ng còn thự c hiện các chức
n ăn g riên g b iệt khác: ngưỡng cửa và đỡ cối cửa (trước kia, xà
ngưỡng cửa được làm liền với quang cửa, sau này xà ngưỡng cửa
được làm riêng, quang cửa được làm riêng và liên kết vào xà
ngưỡng); xà ngưỡng ở các vị trí có vách đã th ê m chức năng đỡ và
giữ khu n g vách. Xà ngưỡng có vị trí ngang với m ặ t dưới cánh
cửa, th ư ờ n g ít được tran g trí hoặc chỉ tra n g trí b ằn g gờ chỉ.

Xà ngạch
Là cấu kiện phía dưới xà ngưỡng, sát với ch ân cột, chỉ có
chức n ăn g đỡ và giữ ván ngạch. Cũng có nhiều công trìn h không
có xà ngạch, th ậm chí có công trìn h thay th ế v án ngạch bằng kết
cấu xây gạch. Song, nhìn chung các kiến trú c tru y ề n thống tiêu
biểu và đầy đủ đều phải có xà ngạch và ván ngạch, c ấ u kiện này
thư ờ ng được làm đơn giản, không có tran g trí.

Xà giằng vì
Là loại xà có chức năn g liên kết giằng các vì m ái. Chỉ có ở vì
nóc và chỉ có loại hìn h vì nóc có cọc báng hoặc trụ trố n (vì kiểu

90
kèo, vì kiểu giá chiêng) mới có th ể có cấu kiện xà giằng vì. Vì
vậy, tín h ch ất của các xà này tương tự như xà giằng cột. Nếu xà
ở trụ trố n gọi là xà trụ trốn, nếu xà ở cọc báng hoặc trụ nóc gọi
là x à nóc. Loài xà này được tra n g trí bằng gờ chỉ.

2.3.5. Các cấu kiện kiến trúc khác của đình


- Cấu kiện ván gió/diệp ván dong

Ván gió
Là loại cấu kiện được nong vào giữa các xà giằng cột, có tác
d ụ n g n g ăn chia không gian m ột cách giả định và tác dụng tran g
trí nội th ấ t kiến trúc.

Có kiểu ván gió đơn và ván gió kiểu ô hộc (liên ba). Ván gió
đơn là tấm gỗ ván đơn th u ần , có thể để mộc hoặc chạm khắc
tra n g trí rấ t cầu kỳ (có niên đại từ nhữ ng ngôi đình và chùa của
th ế kỷ XVI).

Ván gió kiểu ô hộc, cấu tạo hởi hệ khung phân chia th àn h
các ô nhỏ có nong ván. H ệ khunơ thư ờng được soi gờ chỉ, còn
ván nong có th ể chỉ huỳnh m ột m ặt hoặc có chạm khắc các đề tài
tra n g trí (chủ yếu tro n g kiến trúc Huế và m ột số nơi khác).

Ván dong

Là cấu kiện gỗ tấm chạy dọc trên lưng (cật) các kẻ, bẩy, có
tác d ụ n g đỡ các ho àn h m ái đồng thời điều chỉnh cao độ m ặt mái,
v án dong có th ể để trơn (mộc) như ng cũng có th ể chạm khắc
tra n g trí rấ t cầu kỳ, tin h xảo.

Vì nách (hay cổn)


Là cách liên kết các cấu kiện ở khoảng không gian có hình
ta m giác vuông, tạo th à n h giữa cột cái và cột quân. Tam giác
v u ô n g này có cạnh dài là x à nách, cạnh ng ắn là độ cao hcm của
cột cái so với cột q u ân và cạnh huyền là độ dài của phần dưới

91
m ặt m ái giữ a hai cột kể trên.

N ếu n h ư liên k ết vì nóc phải tạo được ít n h ấ t bốn điểm


đứng ch ân cho th ư ợ n g lương v à ba h o àn h thì vì n ách cũng
th ư ờ n g phải tạo điểm đỡ ba hoành. Vì vậy, liên kết vì nách
thư ờng đơn giản hơn so với liên k ết vì nóc. T rên thự c tế đ ã hình
th à n h các kiểu vì n ách khác n h au như ng nói chung các kiểu liên
kết ở đây th ư ờ n g "nhắc lại" cách liên k ết vì nóc. Sau đây là
nhữ ng kiểu liên kết phổ biến nhất:

Liên kết kiểu chồng rường

Kiểu liên k ết này có khi còn gọi tắ t là chống rư ờng nách


hoặc cốn chồng rường. Thông thư ờng đuôi củ a đầu dư (đỡ dưới
câu đầu) chạy dài ra, xuyên m ộng qua cột cái th à n h rư ờ ng đỡ
h o àn h th ứ n h ấ t của vì nách. Con rường hai ăn m ộng chốt vào cột
cái, vươn ra đỡ cây h o àn h th ứ hai. Các con rư ờng kê trê n n h au
qua các đấu vuông th ó t đáy tư ơ ng ứng. H oành th ứ b a của vì
nách n ằm trê n đầu cột quân. Ở n h ữ n g công trìn h lớn, để có m ột
không gian rộ n g - th o án g hem, người ta đ ã tăn g khoảng cách
giữa cột cái và cột quân, đồng thời đ ặt th ê m hoành m ái n ên hầu
h ế t các di tích, vì n ách thư ờng có số lượng rư ờng nh iều hơn. Ở
nhiều đ ìn h rường hai không tì lực lên xà n ách m à gác trê n m ột
trụ trốn. Từ th â n ngoài của trụ trố n này, m ộ t rường cụ t (rường
ba) ăn m ộng vào th â n trụ trố n rồi chạy ra đỡ hoành th ứ ba.
K hoảng không giữa cột cái, trụ trốn, dạ rư ờ ng hai và lưng xà
nách có lát m ộ t v án dày, thư ờ ng để làm nơi chạm tra n g trí. về
hìn h thứ c, vì n ách kiểu này nhắc nhở đến liên k ết b án giá chiêng
của vì nóc. C hậm m u ộ n hơn về sau, cũng x u ấ t hiện kiểu vì nách
chỉ có các con rường chống lên n h a u qua các đấu vuông th ó t đáy
nhỏ. c ố n chồng rường không chỉ gặp ở các di tích nổi tiến g n h ư
ở đình Chu Quyến, đìn h Thổ Hà, đình H àng K ênh... m à trở n ên
phổ b iến hơn ở n h iều nơi.

92
Liên kết kiểu kẻ ngồi
Thông thường, với vì nóc theo kiểu vì kèo (hay cụ thể là vì cột
trốn - kẻ suốt, vì cột trốn - kẻ chuyền) thì vì nách chi là m ột kẻ ngồi
ăn m ộng nơi đầu cột cái rồi chạv xuống khớp với đầu xà nách qua
m ột m ộng khác. Kẻ này hơi cong lên phía trên để dồn lực xuống
đầu các cột. Lưng kẻ đội m ột ván nong dày có khoét các ổ đỡ
hoành. Kiểu liên k ết này khá phổ biến ở Bắc Bộ và T rung Bộ như
đình Võ Liệt (Nghệ An) đền T rang Liệt (Bắc Ninh)...

Trong nhiều trường hợp chiếc kẻ này được tạo hình theo dạng
"cổ ngỗng", tỳ lực ở cột quân rồi vươn đầu cong theo chiều ngược
lại để đỡ luôn cả m ái đua. Đôi khi người ta còn bỏ không làm xà
nách n h ư ở hậu cung đình Thổ H à và m ột số nhà dân kiểu "đại
khoa" ở làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh... Cách thức này có niên đại rất
m uộn, phổ biến n h ất dưới thời Thành Thái, Khải Đinh, Bảo Đại.
r • « I Ẵ. Ị ỊẬ Ậ
Liên kêt kiêu côn mê
Tương tự kiểu vì ván m ê ở nóc, nhiều khi vì nách cũng được
tạo bởi n h ữ n g tấm v án dày ken nhau. Mặt ván có chạm m ột hay
nh iều đề tài tran g trí. Một tiêu biểu là vì nách của đình Phù Lão,
Bắc Giang. Các kiểu liên kết vì nách kể trên được sử dụng khá
linh hoạt. Không n h ấ t th iế t vì nóc và vì nách của m ộ t công trìn h
phải có kiểu liên k ết giống nhau.

Thực tế, người ta "lắp ghép" vì nóc kiểu này v à vì nách kiểu
khác. T hậm chí các vì n ách của các bộ vì cũng không giống nhau,
vì n ách gian giữa khác vì nách gian bên. Tất cả phối hợp tạo nên
n h ữ n g liên kết "Vì" đ a dạng, phong phú. Loại kết cấu này thư ờng
gặp phổ biến từ th ế kỷ XIX về sau.

Các liên kết đỡ m ải hiên


Để đỡ phần "m ái đ u a ' ở h àn g hiên, người Việt xư a cũng đã
có n h iều kiểu liên k ết khác nhau.

93
B ẩy hiên : Theo chúng tôi, chỉ có n hữ ng cấu kiện có phần
đuôi tam giác (nghé) đội vào dạ/bụng xà nách, chỉ ăn m ộng ở
m ột điểm tự a duy n h ấ t trê n đ ầu cột quân, dùng sức n ặ n g của
m ái trê n đè xuống, theo đ úng ng h ĩa đòn bẩy, mới được gọi là
bẩy. Đây là cách liên k ết đỡ m ái hiên phổ biến n h ấ t và có niên
đại sớm n h ấ t (hiện biết) vào th ế kỷ XIV. Lưng bẩy thư ờng đỡ m ột
ván nong (hoặc m ột th â n gỗ n g ắn hơn) có khoét các ổ đỡ hoành.
Phần m ái h iên dù đu a dài bao nh iêu cũng không vượt quá ba
khoảng hoành, nghĩa là nh iều n h ất, bẩy cũng chỉ đỡ đến ba
hoành m ái (kể cả tàu mái). T hân bẩy và ván nong là nơi tập
tru n g n h iều đề tài chạm khắc.

Dấn từ thư ợng điện chùa Bối Khê, có n h ữ n g chiếc b ẩy niên


đại sớm n h ất. Các m ái hiên đ u a ra khá rộng, trù m cả ra ngoài
nền, n ên th â n bẩy rấ t dài và thấp. Bẩy và ván nong ch ạm hình
nổi dưới d ạng m ak ara há m iệng ngử a lên ngậm m ột đ ấu vuông
th ó t đáy đỡ cây ho àn h cuối cùng của m ái. H ình thức n ày còn
tru y ền tới nghi m ôn đền vua Lê ở Bố Vệ, T hanh Hóa. Rõ ràng,
thời kỳ này chư a có h iện tư ợ ng cây hoành đỡ ngói giọ t gianh
biến th à n h tà u m ái ăn m ộng vào đầu bẩy như ở kiến trú c thời
sau, có n g h ĩa là hiện tư ợng các góc m ái cong bởi tầu m ái chưa
x u ất h iện tro n g kiến trú c cổ ở đương thời. Mái tò a T hượng điện
chùa Mui (Thường Tín, H à Nội) đã khẳng định điều này- (Năm
2006, n h ữ n g người tu bổ di tích đã xóa sổ yếu tố lịch sử n à y ) .(1>

Chạy chéo xuống đỡ m ái đ u a n hư ng bao giờ th â n b ẩy cũng


không có độ dốc n h ư của m ái.

C hính vì vậy, người ta phải gác th êm ván nong, tứ c là độn


th êm m ộ t th â n gỗ, rồi đ ặt guốc/dép (là m ộ t loại đấu nhỏ) lên
lưng ván để làm chỗ gác hoành. D iện tra n g trí do vậy cũ n g được

111 Thời gian ông Đặng Văn Tu làm giám đốc sở VHTT Hà Tây, do KTS.TS Hàn Tất
Ngạn thiết kế và thục hiện.

94
m ở rộng thêm . Liên kết bẩy khá linh động, tùy theo nhu cầu cần
rộng hiên trước hay hiên sau để th àn h các kiểu "tiền bẩy-hậu
kẻ" hay "tiền k ẻ-h ậu bẩy".

Kẻ h iên : K ết cấu của hiên bằng kẻ gắn với liên kết của vì
n ách b ằn g kẻ ngồi hay kẻ cổ Iigỗng. Chiếc kẻ của vì nách chui
m ột đ ầu vào cột cái, ăn m ộng én qua đầu cột quân, vươn dài ra
đỡ m ái hiên. N hiều người gọi cách liên kết này là "kẻ liền bẩy"
hay "bẩy liền kẻ". Tuy nhiên, đây là kiểu liên kết riêng biệt, x u ất
nguồn từ liên k ết vì kèo tre. Hoàn toàn không n ên gọi n h ư vậy
dễ n h ầm kiểu liên kết này với cách xử lý hiên bằng bẩy. Theo kỹ
th u ậ t học và k ết cấu, rõ ràng cấu kiện này là m ột th â n gỗ liền, ăn
m ộng ở cả đầu cột cái và đầu cột quân.

T rong h ầu h ế t các công trìn h kiến trú c cổ Việt Nam, cách


giải q u y ết vì n ách và hiên bằn g kẻ thường chỉ được sử dụng ở
các kiến trú c p h ụ hoặc khá m u ộ n cũng có th ể ở các vì gian bên,
gian hồi hoặc ở nử a m ái phía sau công trin h (kiểu tiền bẩy-hậu
kẻ). T hân các kẻ cũng thư ờng được chạm khắc tran ơ trí liền với
các ván n ân g đỡ h o àn h gác trê n lưng kẻ.

Cột hiên: Trong trư ờ ng hợp nhằm th ỏ a m ãn nhu cầu m ở


rộng lòng công trình, người ta tăn g thêm hàn g cột hiên. Cột hiên
đưa chân m ái vươn ra rộng hơn. Tuy vậy, khoảng cách giữa hàng
cột h iên vói cột q u ân cũng ít khi lớn hơn khoảng cách giữa cột
quân v à cột cái. Liên kết giữa cột hiên và cột qu ân như lặp lại
các kiểu liên k ết giữa cột q u ân và cột cái. Có khi người ta dùng
lối chồng rư ờng (đình Đáp c ầ u , Bắc Ninh), có khi là ván mê,
như ng phổ b iến hơn là dùng m ột kẻ chuyền. Trong các kiến trúc
có sáu h àn g ch ân cột th ì các liên kết đỡ chân m ái (từ bẩy, kẻ đến
con sơn) k h oảng cách được tín h từ đầu cột qu ản ra đầu cột hiên.
Cách xử lý này thư ờ ng có niên đại m uộn (thế kỷ XIX, XX). Tuy
không phải là xu hướng riêng của kiến trú c Nguyễn, vì các kết

95
cấu có sáu h àng chân cột đã có từ nử a cuối th ế kỷ XVII. Thực tế,
từ cuối th ế kỷ XIX về sau, với sự th am gia của gạch - vôi - vữa,
n hiều khi người ta lại bỏ bớt các hàn g chân cột: hàng ch ân cột
q uân phía sau bị th ay bằng tường hậu. Rồi tường gạch th ay th ế
h àn g cột q u ân (và cả cột cái) của hồi, dẫn đến h iện tư ợ ng có các
kiến trú c kiểu tường hồi bít đốc? Có m ột điểm cần lưu ý ngay
rằng: khái niệm cột hiên không bao gồm các cột đứng sá t chân
m ái giọt gianh. N hững hàn g cột này không hề th am gia vào liên
kết chính m à thư ờng chi có tác dụng đỡ đầu bẩy (hoặc kẻ) nhiều
khi được th êm vào về sau. Các cột phụ kiểu này thư ờng được làm
bằng ch ấ t liệu khác (gạch xây, đá); nếu bằng gỗ thì thư ờ ng có
kích thư óc nhỏ hơn so với các cột khác.

Từ liên kết bộ vì gỗ cổ truyền, có th ể n h ận th ấy m ộ t số đặc


điểm của k ết cấu kiến trú c đình dự a trê n hệ khung liên k ết bằng
gỗ của người Việt:
- Trước h ế t các kiến trúc bằng gỗ của đình làng Việt th ể
h iện m ộ t tín h th ố n g n h ấ t cao về m ặt k ết cấu. N hiều tru y ền
thống kiến trúc khác (quanh vùng và trê n th ế giới) th ư ờ n g có
n h ữ n g liên kết, kết cấu, th ậm chí nhữ ng cấu kiện đặc trưng,
d àn h riên g cho từ n g loại hĩnh kiến trúc. Ở Việt Nam h ầu n h ư
không có sự phân tách giữa đình với các loại hình kiến trú c khác.

- Tất cả các kiểu loại liên kết "vì" cùng những biến thể của
chúng, được sử dụng ở khắp nơi, tro n g m ọi công trìn h kiến trúc
có n h ữ n g công n ăng khác nhau. Không kể hai loại h ìn h cơ bản,
phổ biến n h ấ t (vì giá chiêng, vì chồng rường), hai loại h ìn h sau -
vì kèo v à vì ván m ê - tu y có hạn chế, bó h ẹp hơn tro n g sử dụng
n h ư n g cũ n g không hoàn to àn chỉ là kết cấu của các n h à phụ.

N ghĩa là, cùng m ộ t khung kết cấu ấy, vẫn m ộ t kiểu loại liên
kết "vì" ấy, người V iệt dùng cho h ầu h ế t các loại h ìn h kiến trúc.
Từ n h à ở, lầu gác, cung điện đến đình, chùa, quán, m iếu... đều

96
có thể chung n h ữ n g kiểu loại liên kết ở bộ vì. K hung gỗ liên kết
của n h ữ n g loại hìn h kiến trú c khác nhau không h ẳn có sự khác
n h au về k ết cấu. Mà, có chăng chỉ là n hữ ng sai biệt về kích
thước các cấu kiện và m ức độ tran g trí chạm khắc. Hoặc giả có
khác n h au ch ú t ít, biến đổi kết cấu đi chút ít th ì chủ yếu là để
tiện cho việc bài trí nội th ất.
- Các kiểu liên kết vì cổ tru y ền xuất hiện có sớm, có m uộn
do n h u cầu sử dụng không gian m ặt bằng công trìn h và cả do
ch ất liệu gỗ. Tuy nhiên, các kiểu loại ra đời sau, dù có nhữ ng ưu
điểm riêng, vẫn không loại trừ các kiểu loại có trước đó. Kiểu vì
giá chiêng với n iên đại khá sớm đã được biến đổi để phù hợp với
n h ữ n g n h u cầu mới và tồn tại cho tới nay. Các kiểu loại nhiều khi
được ph a trộn, phối hợp với n h ữ n g ưu điểm về kết cấu và cùng
được sử dụng. T rên thự c tế ở các di tích, bên cạnh các loại "vì' cơ
bản, ch ú n g ta th ư ờ n g gặp rấ t nhiều biến th ể phức tạp. Kết cấu vì
nóc n h iều khi khó đ ặt tên và khó phân biệt bởi được pha tạp, kết
hợp từ n hiều loại hình chính.
Khởi đẩu thứ c kiến trú c cột - xà - kẻ có th ể được du nhập,
n h ư n g dần dần được Việt hóa, nói nh ư vậy có nghĩa là kiến trúc
gỗ Việt Nam cũng có n h ữ n g ản h hưởng tiếp th u từ n h ữ n g truyền
th ố n g kiến trú c khác. Song, tư duy nông nghiệp thự c tiễn và
thự c dụng của người Việt chỉ tiếp n h ận nhữ ng gì phù hợp với cái
đã có, đã tồn tại. Kiểu chồng đ ấu-tiếp rui đòi hỏi n h ữ n g biến đổi
tương đương của các kết cấu khác thuộc hệ khung và hệ m ái đã
ít được người Việt chấp nhận.
- Trong k ết cấu khu n g liên kết nói chung, tro n g liên k ết bộ
"vì" nói riêng, m ỗi cấu kiện đều giữ m ột vai trò, đều có m ột công
n ăn g kỹ th u ậ t. H ầu n h ư ít có cấu kiện thừ a. Các yếu tố cấu tạo
và yếu tố chạm trổ hòa quyện vào nhau. Kiến trú c với các cấu
kiện kỹ th u ậ t đ ã làm n ền chuyển tải các đề tài chạm khắc m ang
ngu ồ n gốc d ân d ã và đầy ch ất biểu trưng. Khác với m ột số truyền

97
thống kiến trú c xung q u an h nước ta, kiến trúc cổ tru y ền V iệt
Nam ít có các cấu kiện chỉ th u ầ n túy m ang tín h chất tran g trí.
Các đề tài chạm trổ được th ể hiện ngay trê n các cấu kiện chịu
lực. Các cấu kiện n h iều khi được cách điệu, phủ đầy hoa văn,
n h ư n g khả năng chịu lực của cấu kiện vẫn được bảo đảm .

Ngay với các cấu kiện nhỏ, th ứ yếu cũng vậy. Một chiếc đấu
được chạm th àn h hìn h đài sen, hay hình hổ phù, m ột chiếc cán h
gà được chạm lộng hay chạm kênh bong hình rồng m ột cách cầu
kỳ, mới nhìn tưởng n h ư được làm thêm cho đẹp. Thực chất đó
vẫn là n h ữ n g chi tiết thuộc cơ cấu chịu lực. Đấu sen hay đấu
vuông th ó t đáy kê ở đầu và chân cột trốn, trê n đầu các cột, dưới
các con rường đều có cùng m ột tác dụng như nhau. Các "cánh
gà" thự c chất là n h ữ n g con chèn có khi m ô phỏng kết cấu con
sơn - đấu củng T rung Hoa, nhằm đỡ th êm cho n hữ ng xà chỉ ăn
m ộng vào đầu cột, n h ằm tăn g sự vững chắc cho liên kết. H ầu
n h ư tấ t cả các cấu kiện ít nhiều đ ều được chạm khắc. Các x à đai
trước đó thư ờng chỉ được chạm ở đầu, như ng từ th ế kỷ XVIII
cũng được chạm khắc nhiều dần ở phần giữa xà. Chỉ có m ộ t vài
cấu kiện (cột, hoành, tầu mái) là rấ t hiếm th ấy được chạm khắc,
n h ư n g bản th â n các cấu kiện ấy đã có vẻ đẹp riêng của liên kết.
Các cấu kiện cũng ít khi chỉ là nhữ ng th â n gỗ tự nh iên m à
thư ờ ng được gia công tạo hình, cách điệu. Rường, kẻ được uốn
m ềm th à n h "hình lưng thú, hình bụng lợn, h ìn h cổ ngỗng...".
Cột th ì có "đầu cán cân, chân qu ân cờ". H ình dáng ấy của các
cấu kiện đã phổ biến từ khá sớm. Sang th ế kỷ XVII, rường - xà-
kẻ còn được soi các đường viền chỉ dọc theo chiều dài. Đến
khoảng giữa th ế kỷ XIX lại phổ biến h ìn h thứ c xẻ vuông th à n h
sắc cạnh.

2.3.6. Kết cấu mái đình


C húng ta có th ể tập tru n g vào m ột ngôi đình có dạn g phổ
biến với hìn h thứ c bốn m ái. tấ t nh iên m ái trước và m ái sau bao

98
giờ cũng lớn hơn hai m ái đầu hồi. Đứng từ xa nhìn lại, người ta
có th ể th ấ y m ái đình rất lớn, th ân khá thấp. Theo tỉ lệ thông
thường, độ cao của m ái từ bờ nóc xuống giọt gianh nh iều khi gấp
2 đ ến 2,5 ĩần từ giọt gianh xuống tới m ặt sàn, có khi th â n n h à lộ
ra còn th â p hơn nữa, chỉ xấp xỉ trê n dưới 1 m é t m à thôi. Có lẽ
k ết cấu này b ắt nguồn từ dạng nhà cổ tru y ền m à sứ n h à N guyên
là T rần Phu ở thời T rần đã nói tới. Trong sự đối sán h giữa đền và
chùa thì p h ần nào từ m ái giọt gianh xuống n ền của đình có phần
cao hơn, cụ th ể như ở đền Độc Cước - T hanh Hóa, người ta phải
cúi xuống mới vào được trong đền cổ, từ bụng đầu bẩy đến nền
chỉ cao khoảng l,2 m . Đối với đình, độ cao này n ếu đo từ m ái giọt
gian h xuốn g sàn cũng chỉ tương đồng m à thôi, n ên lối vào
th ư ờ n g chỉ m ở ở gian giữa (ở m ặt kết cấu cổ truyền, không có
m ột cửa nào khác để vào đình). Gian giữa chỉ được lát bằng đá
phiến, ken n h au th eo m ột trậ t tự so le rấ t th u ậ n m ắt, hai bên
nằm tro n g không gian giữa hai cột cái chính của gian này bao giờ
cũng có bậc lên sàn, n h ư vậy mọi bô lão cũng n h ư chức sắc khi
đến chỗ naồi của m ình (ở trong đình) hầu n h ư phải diễu qua
trước m ặt T h àn h hoàng làng với m ột sự cung kính n h ấ t định, ở
lĩnh vực kiến trú c th ì chỉ có cửa giữa này là m ái giọt gianh cũng
nh ư các bộ p h ận kiến trúc không ngáng cản khi tiếp cận với
T h àn h hoàng làng.

Ket cẩu đơn mái (còn gọi là dàn mái)


Tạo hệ xương m ái đỡ các v ật liệu lợp, liên k ết chặt chẽ với
k ết cấu khung chịu lực, n h ận tải trọng của m ái rồi tru y ề n xuống
h ệ k h u n g chịu lực. Đ ảm bảo cho vật liệu lợp không bị xô lệch
dịch chuyển, biến dạng, ngoài ra, góp ph ần tạo h ìn h kiến trúc
cho m ái.
Cấu tạo củ a kết cấu đơn m ái gồm các cấu kiện gỗ được bố
trí th e o quy lu ật n h ấ t định th à n h 3 lớp: hoành, rui, m è (gộp rui).
Đặc biệt qu an trọ n g tro n g hệ kết cấu đỡ m ái là tầ u m ái - m ột

99
p h át kiến riên g có m ang bản sắc của kiến trú c tru y ền thống Việt
được xem n h ư m ột tro n g nhữ ng tiêu chí để p h ân biệt với kiến
trúc của các dân tộc khác (Theo ý kiến của tiế n sĩ khảo cổ học
N guyễn H ồng Kiên, cấu kiện này mới chỉ x u ấ t h iện từ đầu thế kỷ
XVII). M ột đặc điểm khác biệt với kiến trú c gỗ ở nhiều nước
tro n g khu vực n h ư T rung Quốc, N hật Bản, H àn Quốc, Thái Lan...
Hệ k ết cấu đỡ m ái của kiến trúc gỗ tru y ền th ố n g Việt tạo m ái
theo m ặ t phẳng (trừ các góc m ái cong do tầu đao tạo nên); với độ
dốc tru n g bình khoảng 30 độ đến 45 độ.

T rong kết cấu m ái, hoành mái, tầu m ái và thư ợng lương là
các cấu kiện thuộc hệ kết cấu đỡ mái, n ằm trê n các bộ vì mái,
được đ ặ t theo phương vuông góc với các vì, có nhiệm vụ nhận và
tru y ền tải trọ n g m ái xuống các vì mái.

Thượng lương
Thực ch ất là h o àn h m ái ở trê n đỉnh vì m ái (còn có tên gọi là
đòn dông, cái nóc), chịu tải trọng khá lán từ các lớp m ái phía
trê n và bờ nóc. Do vậy, thượng lương thư ờng có tiế t diện lớn hơn
các h o àn h m ái thông thường, thượng lương có th ể có tiết diện
trò n hoặc tiế t diện vuông được đẽo vát 2 góc phía trê n theo độ
dốc m ái. Đây là cấu kiện có ý nghĩa quan trọ n g n h ấ t trong kiến
trúc tru y ền thống, do vậy khi lắp dựng cấu kiện này, người ta
phải làm lễ cúng tế (gọi là lễ cất nóc) và phải chọn người chủ lễ
rấ t cẩn th ận . M ặt dưới thượng lương (dạ th ư ợ n g lương) thường
được soi gờ chỉ tran g trí và chạm khắc văn tự ghi n h ận thời điểm
lắp dựng.

Hoành mái
Là n h ữ n g cấu kiện có cùng chức năng, đ ặ t song song, cách
n h au tư ơ n g đối đều theo chiều dốc m ái, tiế t diện trò n hoặc
vuông (hoành tiế t diện vuông chỉ mới x u ấ t h iện từ giữa th ế kỷ
XIX). T rong loại cấu kiện này, có m ột cấu kiện m ang tín h năng

100
khác h ẳn là xà th ế hoành, như đã phân tích ở phần xà giằng, về
tra n g trí, chỉ có h o àn h m ái vuông được soi gờ chỉ ở m ặt dưới.

Tầu mái
Là m ột cấu kiện đặc biệt nhất, tiêu biểu cho sự sáng tạo và
bán sắc kiến trú c Việt. Tầu m ái có chức năng như m ột cây hoành
m ái cuối cùng, v ừ a có tác dụng gông giữ chống lực xô của toàn
bộ kết cấu m ái. Tầu m ái có tiết diện chữ n h ậ t liên kết trự c tiếp
vào bẩy. Có hai loại tầ u m ái là tầu gian và tầu đao. Nếu nh ư tầu
gian có tiế t diện đồng đều và cấu tạo đơn giản th ì tầ u đao có tiế t
diện th ay đổi liên tụ c theo xu hướng tăn g cao dần đến góc m ái
với cấu tạo phức tạp, gồm nhiều tấm gỗ liên k ết chặt chẽ với
n h au , n h ằm th ự c h iện th êm m ột chức năn g đặc biệt là làm cong
góc m ái từ bộ khung. Trong kết cấu kiến trú c tru y ền thống Việt,
còn có sự k ết hợp th a m gia của m ột số cấu kiện phụ trợ khác
n h au là th e n tầu (th en co), khóa tầu (giằng góc hoặc th e n góc)...
Tầu m ái h ầu n h ư không có b ất cứ tran g trí gì trê n th ân bởi bản
th â n tầu m ái đã m an g m ột hình thứ c rấ t ấn tượng và nghệ th u ậ t
(Từ đầu th ế kỷ XX về sau, đôi khi được sử dụng để tra n g trí, như
ở ch ù a Bà Đ anh, H à Nam).

R u i mái
Là các cấu kiện đ ặ t trự c tiếp lên hoành m ái, thư ợng lương,
là điểm tự a cho các v ậ t liệu lợp m ái, nh ận và tru y ền tải trọng từ
kết cấu m ặt m ái xuố n g hoành, tầu và thư ợ ng lương. Rui m ái
thư ờng được đ ặ t song song với nhau, cách n h au từ 8 - 12cm
th eo phương vuô n g góc với hoành. Một số kiến trú c đặc biệt có
kiểu rui theo cả 2 phương vuông góc với n h au (rui ô cờ) song
thự c ch ấ t các ru i n g an g thường chỉ nhằm m ục đích tra n g trí là
chính. C ũng có m ộ t loại cấu kiện được gọi là rui châm (ở khoảng
h o àn h hai bên th ư ợ n g lương và khoảng hoành trê n cùng m ái hồi)
n h ư n g đó chỉ là ván ghép cho kín để xây bờ nóc, bờ hồi. Trong

101
kiến trú c tru y ền th ố n g ở Bắc Bộ, rui thư ờng để mộc, không có
tra n g trí.

Lá mái
Là cấu kiện đ ặt trê n tầu mái, có chức n ăn g đỡ h à n g cuối
cùng của m ái đ u a ra để trá n h nước m ư a chảy trự c tiế p vào tầu
m ái. Lá m ái có tiế t diện dày khoảng 3cm, n g an g khoảng 18cm
(nhỏ dần về phía góc đao) và được chế tác rấ t đơn giản.

Gộp rui (mè)


Là cấu kiện đ ặt trê n rui mái, chạy dọc th eo các h o àn h m ái.
Có chức n ăng chặn ngói, chống xô trư ợ t cho ngói lót (ngói chiếu).

Diềm mái
Là cấu kiện • được• liên kết vào m ặt • dưới lá mái, được
• chạm

khắc rấ t đẹp th eo kiểu tra n g trí đường diềm .

Trở lại với th à n h ph ần bao che của bộ m ái, có th ể th ấy rõ


ràn g rằng, làm khung cho ngói và các bộ phận tra n g trí liên quan
là các đường bờ phân cách. Trên cùng là bờ nóc hơi võng cong
xuống, chạy su ố t từ đầu nọ đến đầu kia. Đây là đường phân
chính giữa m ái trước và m ái sau. Toàn bộ bờ nóc tì lực trê n kết
cấu bộ khung b ên dưới, m à chủ yếu là thư ợng lương (xà nóc),
đường bờ này ở m ỗi thời đều được th ể hiện khác nhau. Bằng vào
khảo cổ học và thự c tế khảo sát chúng ta có thể th ấy rõ ràng là ở
hai đầu của bờ nóc, cũng n h ư các kiến trú c của n h à rông, n h à ở
của các tộc người th iểu số Tây Nguyên, Tây Bắc, Đ ông Bắc vẫn
còn n h ữ n g bộ p h ận k ế t cấu ở các đầu này, n h ư chim thiêng, hình
sừ ng (khau cút), bộ p h ận này ở T rung Hoa v à m ộ t số cư dân khác
cũng rấ t được q u an tâm (gọi là si vẫn - con của rồng), còn ở nước
ta với b ấ t kỳ di tích nào, n h ấ t là đối với n h ữ n g ngôi đình, chùa,
đ ền đều đ ã được th ể hiện bằng đấu "nắm cơm" hay con giống ở
đầu bờ nóc dưới n h iều dạng khác nhau, song đều gọi là "đầu

102
kìm ". Đ ầu kìm của n hữ ng thời kỳ trước th ế kỷ XVI, hiện nay, rất
khó xác định, n h ư n g kể từ thời Mạc về sau chúng ta đã thấy m ột
cách rõ ràng, n h ư ở chùa Mui (Thường Tín, Hà Nội) và ở đền v à -
Sơn T ây,... đó là n h ữ n g gợi ý để chúng ta suy nghĩ về nhữ ng đầu
kìm của ngôi đình thời Mạc (nay chỉ là sản phẩm của các thời kỳ
m uộn). Đ ầu kìm ở thượng điện chùa Mui cao 82cm , được thể
h iện đ ầu rồng với bộ tóc chải, m ặt khá dữ tợn, phần tóc chải
ngược lên phía trên , m ồm cắn bờ nóc. Ở đền Và thì đầu kìm là
m ột con lân nhỏ, đuôi cá, cõng m ột hệ thống vân xoắn khá lớn so
với ch ín h nó, có th ể ng h ĩ đây là cụm vân xoắn ở đầu kìm sớm
n h ấ t tro n g kiến trúc tru y ền thống ở nước ta, cụm vân xoắn kép
ch ạv từ lưng của lân ngược lên phía đầu rồi lộn chéo lên cao ra
p h ía sau rồi vòng xuống phía đuôi để tiếp cận với n hữ ng đao đỡ
p h ía dưới. T hông thư ờng trong tạo hình của đầu kìm ở m ọi kiến
trú c từ th ế kỷ XIX trở về trước đã có cụm vân xoắn này. Tới th ế
kỷ XX, do n h ận thức về tạo hình vượt ra ngoài không gian tâm
linh, với tín h ch ất tù y tiện, m à đôi khi đã làm n h ữ n g vân xoắn
th e o kiểu kép 3 và ngược lại (hiện tượng này đã xẩy ra với sự
sử a ch ữ a tùy tiệ n ở n hiều công trình, vào cuối th ế kỷ XX đầu thế
kỷ XXI).

Ở th ế kỷ XVII, các đầu kìm cũng thư ờng theo hai dạng này,
n h ư n g h iện tư ợng làm bằng đồ gốm lớn hầu nh ư dần bị h ạn chế.
Cũng tại chùa Mui, đầu kìm ở toà tiền đường được xác nhận có
n iê n đại vào th ế kỷ XVII, thì tóc chải của rồng đã trở n ên ngắn
n g ủ i... v à đ ầu rồng chỉ có kích thước vừa phải (cao toàn bộ
khoiảng 40cm ), có lẽ tới cuối th ế kỷ XVIII và sang th ế kỷ XIX mới
x u ấ t h iệ n loại đầu kìm là kiểu đầu rồng thô n g thư ờng khác, được
đ ắ p bằng vôi vữ a là chính, người ta cũng th ấy kiểu thứ c này xuất
h iệ n ở n h iều kiến trú c tận phía Bắc T rung Hoa. Bố cục của kìm
b ằn g vôi vữ a th ư ờ n g chỉ có m ột đầu rồng với m ũi sư tử, m iệng
h á ngậm bờ nóc, từ m iệng phun ra m ột luồng nước đè trê n lưng

103
bờ nóc, rồng còn có m ắt lồi kiểu giọt lệ, đặc b iệ t là sau chiếc
m ang nở có 5 dải tóc lượn sóng bay ra phía sau. Từ sau phần đầu
này là m ột hệ thống vân xoắn lộn ngược lên phía trê n phần trá n
rồi chạy chéo lên cao về phía đuôi và cuộn lại để trở th àn h m ột
vân xoắn lón dạng hình bầu dục, theo kiểu th ứ c từ thời Mạc.
Bằng điều tra hồi cố ở v ùng Sơn Tây, nơi nổi tiế n g của nghệ
th u ậ t đình làng (cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài) ch ú n g tôi có th ể
tạm đư a ra m ộ t giả th u y ế t để làm việc, nh ằm giải m ã về đầu kìm
n h ư sau:

Rồng, si vẫn là m ột tro n g những biểu h iện của nguồn nước,


của m ây, m ưa, sấm , chớp với 5 ngọn tóc n h ư đao/chớp toả về
5 phương, n h ằm nói lên ý nghĩa "m ưa n h u ần m uôn cõi" (Đông,
Tây, Nam, Bắc và T rung phương), chiếc v ân xoắn lớn cũng là
biểu tư ợng của nguồn sáng, của sấm chớp đồng thời cũng là sự
hội tụ của nguồn sinh lực tần g trên, m ột biểu tư ợng cho ước
vọng nông nghiệp...

Từ th ế kỷ XIX trở về trước, bờ nóc th ư ờ n g chưa có hiện


tư ợng rồng chầu m ặt trời/trăng, như ng th ô n g thư ờng th án của
bờ nóc đã được lắp n hữ ng gạch hoa, gạch hộp với các đề tài
rồng, phượng, hoa sen, hoa cúc và m ột số h ìn h tư ợ ng cách điệu.
Ở th ế kỷ XVII về sau người ta thường hay lắp gạch hộp rỗng đề
tài hìn h hoa chanh... Bằng vào nhữ ng tư liệu khảo cổ học, nhiều
n h à n g h iên cứu cũng còn ngờ rằng bờ nóc của kiến trúc cổ
tru y ền từ thời Mạc trở về trước, trong đó có ngôi đình, còn được
lắp ngói bò và m ột số viên sá t đầu kìm đôi khi còn được thể hiện
trê n lưng là n h ữ n g hìn h tượng của phượng, chim thiêng.. H iện
tư ợng này cũng có th ể còn ngờ được th ể h iện ở gần đầu bờ
guột... Trở lại với n h ữ n g n h à rông Tây Nguyên, ch ú n g ta đã th ấy
ở trê n và sá t bờ nóc thư ờng được đan, tạc hoặc vẽ chim trời...
T rong n h ữ n g trư ờ ng hợp này, tạm có th ể nghĩ rằ n g m ái của kiến
trúc được gắn với tần g trên/trời.

104
Trở lại với chiếc đầu kìm, không n h ấ t th iế t đình nào cũng
th ể h iện h ìn h tượng si vẫn (rồng), m à nhiều ngôi đình, thường
chỉ tạo hai h ìn h sừ ng cong vừa đủ, cân đối, n h ư m ộ t cặp sừng
trâu , chúng ta tạm hiểu chúng n h ư m ột cặp âm dương đối đãi.
Với n h ữ n g đìn h m uộn, n h ất là đình theo kiểu tường hồi bít đốc,
đầu kìm đôi khi chỉ là m ột hệ thống đấu vuông, chồng nh au theo
kiểu g iật cấp cả trê n lẫn dưới (thông thư ờng trê n ba tần g dưới
m ộ t tầng) đ ứ n g trê n m ột trụ ngắn, m à người xưa gọi là đấu
n ắm cơm.

Từ đầu bờ nóc, dưới đầu kìm chạy th ẳn g xuống theo độ dốc


của m ái là "bờ dải" cũng gọi "bờ chảy", k ết cấu của bờ này cũng
không khác bờ nóc, hai bờ dải ở trước và sau ôm lấy hai bên khu
tam giác ở nóc đầu hồi. Khu tam giác này thư ờ ng để rỗng, nhằm
th ô n g khí cho ngôi đìn h (cũng n h ư ở nh iều kiến trúc khác phần
này người x ư a còn gọi là "khu đĩ"). Bờ dải chỉ chạy xuống đến
lưng chừ ng m ái rồi chạy chéo ra góc mái, đường bờ chéo này
cũng gọi là "bờ đao" hoặc "bờ guột". Đ iểm giao nh au giữa bờ dải
và bờ g u ộ t gọi là "khúc nguỷnh". Tại vị trí này người ta thường
gắn m ộ t con lần tro n g tư th ế nhìn xuống sân n h ằm kiểm soát
tâm h ồn kẻ h àn h hương. Những con lân của th ể kỷ 18 trở về
trước th ư ờ n g được làm bằng đ ất n u n g rồi gắn vào, từ th ế kỷ XIX
trở về sau th ư ờ n g là lân đắp bằng vôi vữa, lân khảm sành, sứ.
Tuy là lân, hoặc có thể là con vật linh thiêng khác, nhưng đều có
tê n ch u n g gọi là "con xô/con náp".

Ở đầu góc m ái th ư ờ n g được th ể hiện phổ biến dạn g hai đầu


tra n g trí v u ố t cong, đ ầu tro n g gọi là "đầu guột", đầu ngoài là đầu
đao, đầu g u ộ t th ư ờ n g được thể hiện bằng hình lân, hồi long
(rồng chạy ra n h ư n g đầu ngóc lên quay nhìn lại phía sau), hồi
lân, phư ợng (phần n h iều gắn với n ữ thần) cũng nhiều khi là dạng
lá lật đắp k ết hợp với đao và vân xoắn nh iều khi là cụm mây.
Đầu đao th ư ờ n g v u ố t cong lên để gắn với m ột đầu rồng trong

105
th ế nh ìn vào tâm đình, đôi khi cũng thay bằng đ ầu phượng hoặc
cụm m ây cuộn. Ý thứ c của người xưa th ậ t rõ rà n g tro n g bố cục,
n ên bao giờ cũng th ể hiện đầu đao cao hơn đầu g u ộ t để trá n h sự
đối m ặ t giữa rồng và v ật linh khác hoặc trá n h h iện tư ợ ng đầu
rồng n g an g với m ông lân, vì ngày xưa rấ t tôn trọ n g tô n ti tr ậ t tự
m ang yếu tố tâm linh.

Do bộ m ái được coi n h ư gắn vói bầu trời, n ê n các h ìn h thứ c


tran g trí chủ yếu chỉ có các linh v ật tượng cho tầ n g trên , n h ư
vậy, h ầu n h ư không có h ìn h tư ợng rù a ở trê n m ái. Tuy nhiên,
vào khoảng n ử a cuối th ế kỷ XIX trở về sau n h ậ n th ứ c này bị suy
lạc, n ên h ãn h ữ u ở m ột vài kiến trúc, kể cả đình, đ ã th ấy rù a
x u ất h iện cùng với rồng hoặc lân ở đầu kìm v à khúc nguỷnh,
đồng thời cũng từ th ế kỷ XIX đã x u ất h iện đôi rồ n g chầu m ặ t
trờ i/trăn g ở bờ nóc. Cũng có nh iều kiến trúc, tro n g đó có đình,
còn th ể hiện đôi cá chép tì ngực trê n bờ nóc, chổng đuôi lên phía
trên , đó là n h ữ n g trư ờng hợp cá đ ặt ghép sau rồng, hoặc thay
th ế h ẳn cho rồng để chầu vào bình móc ngọt ở tru n g tâ m bờ nóc.
Ở đây đôi cá chép được coi như m ộ t cặp âm dương đối đãi, chúng
cũng p h ản án h về sự dư th ừ a (ngư đồng âm với d ư - h ạ n h phúc
trà n đầy), đồng thời, n hiều khi nó cũng còn có th ể là biểu tư ợng
cho n g u ồ n nước và cho m ặt trăn g ... T ất cả n h ữ n g đường bờ và
hình tư ợ ng con giống ở trê n nóc đã phản án h về ước vọng cầu
m ưa, cầu m ù a của cư dân nông nghiệp nước ta. T rong các kiến
trúc này m à chủ yếu là ngôi đình cổ tru y ền bao giờ cũng được
lợp ngói, m à tu ỳ th eo từ n g thời có các dạng khác n h au . Ngoài
ngói bò th ể h iện ở bờ nóc, bờ dải... thì ngói lợp chủ y ếu là ngói
m ũi hài to, nhỏ tu ỳ th eo từ ng thời. Có lẽ ngói thời Mạc là lán
n h ất, p h ần n h iều là ngói có m ũi h ài cao tới 7 - 8cm , dầy xấp xỉ
3cm, rộ n g khoảng từ 23 - 25cm , dài từ 42 - 45cm ,... H iện tượng
kích thước không n h ấ t loạt này có lẽ chỉ do sự co n g ó t không đều
tro n g khi n u n g m à thôi.

106
Ở thời Mạc, ngói cũng đã x u ất hiện có m ấu để bám vào
m è, n g o ài ra còn m ộ t loại ngói khác được lợp ở bờ m ái gọi là
ngói g iọ t g ian h , ngói này cũ n g tương tự n h ư ngói m ũi hài,
n h ư n g ỏ dưới bụng, cách đầu khoảng 8cm , th ư ờ n g có m ộ t m ặ t
đứ ng vuông góc cao khoảng 6cm. Mật ngoài của kết cấu chữ nhật
này thường thể hiện nổi hình hoa dây, hoa thiêng, linh vật... chúng
được nối nhau để tạo thành m ột đường diềm trang trí cho bờ mái,
vì thế phần nào chúng cho biết dưới thời Mạc chưa có kết cấu tàu
mái, lá m ái và diềm m ái bằng gỗ như ở các thời kỳ sau. Từ giữa thế
kỷ XVII trở đi, ở đình Thuỵ Phiêu còn viên ngói ghi rõ niên đại vào
thời Thịnh Đức, thì m ũi hài đã nhỏ đi chút ít chúng chỉ có, dày 2 -
2,5cm, m ũi cao khoảng 5cm, rộng 20cm và chiều dài xấp xỉ 35cm .
Càng về sau ngói có phần càng nhỏ, đó là nhữ ng ngói vẩy rồng,
vẩy hến, có th ể cũng được lợp cả ở n h à dân, và n h ư th ế ngói
chuyên d ụ n g đã ít được quan tâm , bởi tín h thực dụng dân gian
trong sự p h át triển của xã hội đã nh ư làm m ờ yếu tố tâm linh.

Ở n h iều ngôi đình, phía dưới của lớp ngói lợp còn có m ột
loại ngói iót h ìn h chữ n h ật, tạo n ên m ặt phẳng khiến người đứng
dưới không nh ìn th ấy sự lô xô của bụng ngói lợp. Vào cuối th ế kỷ
XIX và th ế kỷ XX, m ột số đình ở m iền núi phía Bắc cũng như
n hiều kiến trú c đình đền phía Nam còn lợp ngói lòng m áng, m ột
úp m ột n g ử a dạng âm dương, đó là hiện tượng ít nh iều chịu ảnh
hưởng củ a T ru n g Hoa, đồng thời cũng có m ột số đình được lợp
b ằn g m ái lá (đình T ân Trào là m ột ví dụ cụ thể).

2.3.7. Thành phần bao che của đình


Như trê n đã trìn h bày, đình làng là m ột sản phẩm của lịch
sử, với n h ậ n thứ c hướng về niên đại ra đời của nó vào khoảng
cuối thế kỷ XV, n h ư n g thực ra đình làng không h ẳn chỉ được nảy
sin h từ sán g kiến riên g biệt của triều đình m à m ặt nào đó trong
cuộc điều tra điền dã của chúng tôi ở m ột số vùng thuộc Hà Nội

107
(Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì...) còn gặp được nh iều ngôi điếm
m ộ t gian hai chái của các xóm, thờ vị th ần bảo vệ xóm vởi m ột
ban th ờ ở gian giữa, hai bên có sạp để ngồi, nh iều ngôi không có
tường bao, đôi khi chỉ xây tường ở phía lưng... Từ hình thứ c đó,
kết hợp với việc khảo sá t n h ữ n g ngôi đình cổ của các th ế ký XVI,
XVII, XVIII, chúng ta th ấy rằng, đình làng không có tường bao cả
bốn phía (trừ phía sau ở gian giữa hoặc ph ần hậu cu n g kiểu
chuôi vồ), cụ th ể n h ư đình Tây Đ ằng có niên đại th ế kỷ XVI, đình
H ữu Bằng hu y ện Thạch T hất có niên đại th ế kỷ XVII... Các đình
khác tro n g thời kỳ này nhiều khi cũng thấy được bưng bằn g hệ
ván đố, n h ư n g các n h à nghiên cứu liên quan đã h ầu n h ư rất
th ố n g n h ấ t rằng: sản p hẩm tường bao này không đồng n iên đại
với k ết cấu chính của đại đình m à chỉ m ang niên đại m uộn, chủ
yếu được lắp th êm ở th ế kỷ XIX, khi người ta đ ã th âm nghiêm
hoá m ộ t bước nữ a về T hành hoàng làng, n h ấ t là khi ngôi đình
được bổ su n g th êm tả hữ u vu và hiện tư ợng "hương đ ản g tiểu
triều đình" p h á t triển. Từ đây, đình đã bị h ạn chế tín h ch ất là nơi
sinh h o ạt th ư ờ n g xuyên của cộng đồng, m à chủ yếu chỉ còn duy
trì hìn h thứ c đó tro n g n hữ ng ngày lễ hội.

Như trê n đã nói, trước đây, vào th ế kỷ XVI, XVII, đình


không có tư ờng bao, khi có việc họp dân đinh, th ì rõ ràn g phần
sàn n ằm giữa các cột cái (bao giờ cũng th ấp hơn xung quanh) là
chỗ ngồi của bô lão, chức sắc, còn nhữ ng th à n h viên khác với
cương vị th ấp hơn được ngồi xung q u an h ở n ền cao hcm ch ú t ít
(khoảng 1 0 - 2 0 cm) không rõ các dân đinh có được vào từ cửa
giữa không? H ay tự động vào bằng cách nào (theo giáp) th ì chưa
th ấy có m ộ t tư liệu cụ th ể nào đề cập tới. Tuy n h iên chúng tôi
ngờ rằn g có th ể đã có bậc ở hai bên và phía sau để lên sàn. Vì rõ
ràn g tin h th ầ n tín ngưỡng không cho phép người ta trèo leo m ột
cách tu ỳ tiện vư ợt qua h àn g lan can (tuy rấ t thấp) bao q u an h sàn
đình. Mọi đường lên đó hiện nay còn dấu vết, n h ư n g đ a số chỉ là

108
sản p h ẩm bằng n h ữ n g bậc vôi gạch hay xi m ăng của th ế kỷ XX
m à thôi, lan can của đình Hữu Bằng không thấy th ể hiện rõ về
các lối lên sàn này, n ên đây còn là vấn đề tồn nghi, rấ t tiếc là
bằng đ iều tra hồi cố điền dã chúng tôi vẫn còn phải chờ m ộ t dịp
m ay m ắn ở tương lai.

K hoảng th ế kỷ XIX và th ế kỷ XX, v ật liệu vôi vữa gạch ngói


đã được sử d ụ n g để tạo nên tư ờng bao q u an h đại đình, th ậm trí
có nhiều đình bỏ truyền thống kết cấu hoàn toàn bằng gỗ m à làm
theo kiểu tường hồi bít đốc bao kín ba mặt, còn phía trước được lắp
hệ thống cửa bức bàn. Nhìn chung, hiện tượng bưng kín, khiến cho
ngôi đình phần nào đã gần hơn với tính chất của m ột ngôi đền,
T hành hoàng làng cũng đã m ang thêm tư cách của m ột ông thần
thông thường để ban ơn huệ cho nhiều người khi họ đến lễ và cầu
xin. Hiện tượng này cũng hé m ở cho chúng ta thấy m ột thực tế của
lịch sử là, p h ần nào do sự p h át triển của kinh tế phi nông nghiệp
khiến cho tổ chức xã th ô n không còn đủ sức tạo n ên m ột "tường
rào đóng kín" của xã hội cổ tru y ền nữa, nên dù cho vai trò của
T h àn h h o àn g làng không h ẳn đã bị hạ thấp, n h ư n g nh iều khi vẫn
cần phải biến đổi để thích ứng với nhữ ng chức năn g mới thuộc
lĩnh vực tâm linh, khiến kiến trú c ít nhiều đ ã phải đổi theo.

2.3.8. Các cấu kiện kiến trúc sàn, trần

Sàn
Là các cấu kiện thự c h iện chức năng tạo m ặt bằng sử dụng,
bao gồm dầm sàn và ván sàn.

Dầm sàn phân thành 2 loại


D ầm chính và dầm phụ. Dầm chính được liên kết trự c tiếp
vào các cột, có nhiệm vụ chính là đỡ các dầm phụ, nhận và truyền
tải trọ n g trê n sàn vào cột, có th ể kết hợp chức năng giằng cột
hoặc không (th ứ yếu). Trong n h ữ n g trư ờng hợp có th ể, người ta

109
luôn cố gắng tậ n dụng các loại xà giằng cột để làm th êm chức
năng dầm chính. Dầm phụ gối lên các dầm chính th e o m ột
phương n h ấ t định có nhiệm vụ đỡ ván sàn, n h ận và tru y ề n tải
trọ n g từ sàn vào dầm chính.

Ván sàn
Được ghép khít n h au trê n dầm phụ theo phương vuông góc
với n h iều dầm phụ để tạo ra m ặt bằng sử dụng. Ván sàn thư ờ ng
có chiều dày dao động từ 3 - 4cm.

X ung qu an h sàn, n ếu không có vách hoặc cửa thì th ư ờ n g có


lan can n h ằm m ục đích an toàn. Lan can thư ờng làm th eo kiểu
chấn song (hoặc con tiện) trong hệ trụ phù hợp với bước gian
hoặc chiều dài lan can.

Trân
Là th à n h p h ần kiến trú c chỉ có ở n hữ ng vị trí qu an trọ n g với
chức n ăn g tran g trí, che bụi là chính. Kết cấu gồm dầm trần , ván
trầ n và n ẹp trần. Dầm trầ n được liên kết trự c tiếp vào kết cấu
khung chịu lực (thường là câu đầu). Ván trầ n được gh ép p h ẳn g
liên k ết với dầm trầ n ở phía dưới. Do chỉ có chức n ăn g tra n g trí
n ên ván trầ n thư ờ ng được làm rấ t m ỏng, chiều dày chỉ vào
khoảng 0 ,8 -l,2 c m cho nhẹ. X ung quanh ván trầ n là nẹp trầ n , có
tác dụng tran g trí cho trần . Nẹp trầ n thường được soi chỉ n ô n g
do có chiều dày rấ t nhỏ (thường chỉ dày bằng ván trần). T rần
thư ờ ng được tra n g trí bằng sơn vẽ, hiếm có chạm khắc, do quá
m ỏng (dấu tích v án trầ n sớm n h ấ t là ở chùa Dâu với n ẹp trầ n có
n iên đại khoảng th ế kỷ XVI - các ván trầ n khác chủ yếu m an g
n iên đại từ th ế kỷ XIX về sau.

Sàn
N hiều n h à n g h iên cứu, từ thời Pháp cho đến ngày nay, đã
đinh n in h rằn g sàn đìn h là sản phẩm được b ắt nguồn từ ngôi nhà

110
sàn. N hưng gần đây với xu hướng nghiên cứu mới, dưới góc độ
liên ngành, m ột vài nh à nghiên cứu dân tộc học văn hoá đã đặt
lại vấn đề về "sàn đình". Ý kiến đầu tiên được đưa ra là nếu ngôi
n h à sàn bỏ sàn đi th ì nó m ấ t gần h ết chức năn g thuộc cả lĩnh
vực kiến trú c và tâm linh (trước h ết ư lĩnh vực kiến trúc), nó
không còn m an g tư cách là ngôi nhà sàn nữa, nó không có được
n h ữ n g yêu cầu cần th iế t tro n g cuộc sống của cư dân ở núi rừng
và vùng đ ầm lầy (hiện vẫn cần tới nó). Gần đây, tro n g cuộc khảo
sá t điều tra và hội thảo về ngôi nhà rông (của Viện Văn hóa
N ghệ th u ậ t Việt Nam cùng s ở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Kom Tum), khi tiếp xúc vái m ột số cụ già ở địa phương Sa Thầy,
đã cho phép chúng ta tạm hiểu, ngoài ý nghĩa là m ộ t ngôi nhà
công cộng, ở n h iều địa phương (m ột số nhà rông chỉ là nơi sinh
h o ạt của n am giới) th ì n h à này ít nhiều còn m ang ý nghĩa và tư
cách và m ột trục vũ trụ để thông tam tần g th ế giới.

Trở lại với ngôi n h à của người S T iê n g Nam Bộ, đó là kiểu


n h à dài, m ái cũng đổ xuống gần sát đất, th â n nhà rấ t thấp, cũng
phải đục m ái làm cửa vào, sonq đáng quan tâm là ử kết cấu bên
tro n g vừa có sạp để nằm nghỉ, vừa có lều nương kiểu sàn (đã
trìn h bày ở phần trên). Q ua đó liên hệ tới n h ữ n g ngôi đình cổ
tru y ề n th uộc thời Mạc (thế kỷ XVI) và hầu h ế t các đình của th ế
kỷ XVII, th ì nơi th ờ T h àn h hoàng làng được dự ng trê n các hệ
thống từ 2 cột cái ph ía trong vào tói 2 cột qu ân h ậu thì có thể
chắc chắn đ ã m an g tín h ch ấ t sàn. Còn hệ thống ván lát ở các
gian b ên v à bao q u an h của đại đình th ì thự c chất nó gần gũi với
hệ thống sạp hơn, bởi:

- Ở lĩnh vực tâm linh, trong m ột số ngôi đình đã không có


hệ th ố n g gọi là sà n này, đồng thời qua nhữ ng biến đổi của lịch
sử, n h iều đìn h đã bị m ất sạp, song hầu n h ư m ọi chức năng liên
q u an tới đ ìn h vẫn g ần n h ư ít thay đổi. Trước h ế t người ta vẫn gọi
nó là ngôi đình, v ẫn sinh h o ạt tầm linh tế tự bình thường, đồng

111
thời v ẫn thự c hiện cả m ọi sinh h o ạ t cộng đồng th ô n dã. Như vậy
ở m ặt ý n g hĩa cái gọi là sàn của đình và sàn của n h à sàn đã có
n h iều tín h ch ất và chức năn g khác nhau.

- Trở lại với kết cấu của "sàn đình" đây chỉ là m ột bộ phận
cấu trú c gá lắp vào hệ thống cột của đình. Người ta đục những lỗ
m ộng không sâu lắm vào phần dưới của cột cái và các cột khác
để lắp dầm sàn. Đôi khi, với m ộ t số ngôi đình hiện tượng lắp
dầm ít ăn m ộng vào cột cái m à nó được kê trê n n h ữ n g cột phụ
nhỏ ốp vào th â n cột rồi cùng đứng lực trê n hòn chân tản g chung.
Trong n h ữ n g trư ờ ng hợp có kết cấu được gọi là sàn này thì m ặt
n ền th ư ờ n g để lộ đất, nhiều khi không n h ấ t th iế t phải đầm hoặc
n én chặt. Ở n h ữ n g trư ờ ng hợp n h ư chân tản g bị sàn che khuất
không q u an sá t được m ộ t cách bình thư ờng th ì nhiều khi chỉ là
n h ữ n g h òn đá tự n h iên ít có sự gia công về n g h ệ th u ật, những
chân tản g bao q u an h hàng cột ngoài cùng cũng chỉ được gia
công th eo h ìn h thức âm dương đối đãi ch ú t ít m à thôi, có thể lấy
hình thứ c cụ th ể này với đình H ữu Bằng (thế kỷ XVII) Thạch
Thất, H à Nội làm m ột ví dụ điển hình. Ở m ột số ngôi đình m ang
niên đại m uộn, có sự gá lắp cột phụ để đỡ dầm thì những chân
tản g gầm sàn cũng được gia công chút ít, điều đó đã biểu hiển
về m ộ t sự th ay đổi n h ận thứ c so với thời gian từ th ế kỷ XVIII về
trước. Cũng có th ể đó là m ột biểu hiện về sự p h á t triể n của tâm
linh d ân dã x u ấ t p h át từ quan niệm âm dương đối đãi (theo điều
tra hồi cố tại đình làng đình Bảng, đĩnh Đồng Kỵ, Bắc Ninh). Trở
lại với hệ th ố n g sàn, vào nhữ ng ngôi đình cổ v à cả đình mới thì
gian "lòng nưóc" tức gian giữa, không bao giờ được lát ván sàn,
m à ở vị trí này thư ờ ng chỉ lát n ền bằng đ á tả n g khối chữ n h ậ t
lớn, khoảng (30-40) X (50-60) cm 2. Trong n h ận thức, thự c sự, sự
tế lễ của người xưa thư ờng ít n h iều gắn với h iện tượng thông
tam tầ n g th ế giới (trời/thần/thánh, người/thế gian và th ế giới bên
dưới). Người ta thư ờng quan niệm đ á bao giờ cũng chứa m ột

112
huyền lực n h ấ t định, nó như m ột vật có khả năn g tru y ền tải sinh
khí, vì vậy nó đã không ngăn cách mối liên hệ giữa th ế giới bên
dưới và bên trên . Hệ sàn chỉ được lắp ở các gian bên, thông
thư ờng p h ần nằm giữa các cột cái thấp hơn hệ sàn bao quanh là
nơi của các n h ân vât được tồn trọng. Do các già làng luôn giữ vai
trò q u an trọng, hiện th â n của đạo và đức nơi th ô n dã, đã vào tuổi
"lão giả an tri" n ên gần hơn với yếu tố "tĩnh" th ì nơi ngồi của các
cụ ở bên phải đình. Còn các chức sắc đang gắn bó với việc đời,
gần với yếu tố "động" hơn th ì ngồi bên trái. Đương nhiên, tuy
th eo cương vị m à chỗ ngồi gần xa nơi cửa T hánh có khác nhau.
N hững người có cấp bậc th ấp hơn và dân binh th ì chỉ được ngồi ở
hệ sàn cao n ằm giữa hệ cột cái và cột quân m à thôi.

Cho tới n ay do sự suy lạc của nhận thứ c m à nhiều khi trậ t
tự n h ư n êu trê n không còn được duy trì, th ậm chí người ta đã
phân địn h cho bên nam , bên n ữ trong n h ữ n g ngày hội và nhữ ng
ngày sóc, vọng...

Môt nhận xét khác (tuy chưa được khẳng định hoàn toàn) là ở
nhiều ngồi đình, khi được tu bổ hoặc được dựng mới, nếu không sử
d ụ n g sàn thì người ta thư ờng tạo cho đình m ột n ền khá cao,
n h iều khi tới trê n lm (vì thế, đ ã có n ền đắp cao thì n ên thôi sàn).
Nói đến kết cấu kiến trúc gỗ là nói đến công trình kiến trúc sử
dụng các loại gỗ là vật liệu chịu lực chính, không có nghĩa là công
trình chỉ được làm hoàn toàn bằng gỗ, m à vẫn có sự kết hợp sử
dụng các vật liệu phụ khác n hư gạch (xây tường, lát nền...), ngói
(lợp mái, làm bờ...), gốm (hoa văn, con giống...), đá (kê cột, lát nền...),
vữa (xây, trát, lát...), đất (làm tường, đắp nền...), sỏi (làm móng...).

v ề m ặ t cấu tạo, kiến trú c gỗ tru y ền thống cũng như các


công trìn h kiến trúc khác được phân chia th à n h ba phần: phần
n ền m óng, p h ần th ân và phần mái. Ở đây chúng tôi chú ý tới:

- P hần n ền m óng bao gồm kết cấu m óng và k ết cấu nền.

113
- P hần th â n bao gồm: kết cấu khung chịu lực và kết cằu bao
che, n g ăn chia, tra n g trí.

2.3.9. Kết cấu móng, nền đình


Kết cấu móng
Chức n ăn g k ết cấu: n h ận tải trọng từ các k ết cấu bên trên
tru y ền xuống, p h ân bố, giải tỏa các tải trọ n g tậ p tru n g nhằm
đảm bảo cho công trìn h không bị lún sụ t dẫn đ ến các hư hại
khác. Tùy th eo tín h ch ất và khả năng chịu lực củ a nền đ ất nơi
xây dự ng và tải trọ n g công trình m à người ta gia giảm mức độ
kiên cố của kết cấu m óng cho phù hợp.

Đặc điểm cấu tạo: H ầu h ết các kiến trú c đ ìn h tru y ền thống


Việt đều được xây dựng trê n khoảnh đ ấ t cao (sống đất, giồng
đất...) có n ền đ ấ t tư ơng đối chắc chắn. M ặt khác, cấu tạo kết cấu
khung gỗ tru y ền th ố n g tương đối đã dàn đều tải trọ n g của công
trình, n ên kết cấu m óng tru y ền thống khá đơn giản. Đa phần
m óng cột chỉ là chân tản g (đá) trực tiếp trê n n ề n đ ấ t đầm chặt,
m óng tư ờ ng chỉ là 3 đến 5 lớp gạch đặt rấ t nông trong nền đ ất
tư ơng đối yếu, người ta gia cố th êm dưới đáy m óng bằng sỏi, đá,
gạch vỡ, cành cây...

Kết cấu nền


Khởi thủy của kiến trúc đình truyền thống thường có sàn,
không có k ết cấu n ền và sàn gỗ m ang chức n ăn g sử dụng gần
n h ư n ền n h à sau này.

Chức n àn g của n ền đình: Là m ặt bằn g sinh h o ạ t m uộn (khi


m ất sàn), nơi đó diễn ra hầu h ế t các h o ạt động của cuộc sống
cộng đồng. Nền n h à phải đáp ứ ng yêu cầu bằn g phẳng, sạch sẽ
dễ q u ét dọn và sinh h o ạt th u ậ n tiện. M ặt khác cũ n g phải đảm
bảo đủ chắc chắn để chịu được các tải trọ n g tĩn h v à động của đồ
đạc hoặc sự h o ạt động của con người trê n đó.

114
Đặc điểm cấu tạo
T hủa ban đ ầu sau khi m ất sàn, hầu h ết các k ết cấu nền
tro n g các đình là đ ấ t n ện (trừ các công trình có sàn, không chú ý
tới n ền nhà), được làm theo cách rải từng lớp đ ất th ịt (đã được
để khô và đập nhỏ), san phẳng rồi tưới nước nện chặt bằng vồ.
Một n ền n h à làm kỹ có từ 3 đến 5 lớp như vậy với chiều dầy toàn
bộ khoảng 1 0 - 1 5 cm. Lớp cuối cùng được vỗ phẳng và m iết
nh ẵn bằng b àn xoa gỗ. Khi kinh tế xã hội đã đ ạt đến trìn h độ cao
hơn, th ư ơ n g n g h iệp p h át triển, v ật liệu xây dựng trở n ên phổ
biến, th ì cũng p h á t triể n nền lát bằng gạch.

Kết cấu n ề n lát được thực hiện bằng cách đầm chặt lớp đất
nền b ằn g vỗ tư ơ n g tự n h ư khi làm nền đ ất nện, sau đó rải vữa
liên k ết và x ếp v ậ t liệu lát sao cho bằng phẳng rồi tran g kín
m ạch. Kết cấu n ề n lát có ưu điểm về độ bền, dễ tạo phẳng, sạch
sẽ và dễ q u é t dọn.

Tuy n h iên cho tới nay, trong kiến trúc tru y ền thống của
người Việt vẫn song soncj cùng tồn tại cả hai hình thứ c kết cấu
n ền đ ấ t n ện và n ề n lát. Một phần iớn do yếu tố kinh tế, như ng
đồng thời cũ n g còn do các quan niệm về tâm linh (thông tam
tần g th ế giới) chi phối. Vì vậy có rấ t nhiều kiến trúc đã được lát
nền n h ư n g v ẫn để lại h u yệt đ ất hoặc đá để thông âm dương.
@riưQM&3
CHẠM KHẮC Ở ĐÌNH LÀNG

T rong kiến trú c cổ tru y ền của người Việt, trước đây, n h ữ n g


m ảng p hù điêu thư ờ ng chỉ được nhìn nh ận với chức n àn g tra n g
trí để làm đẹp là chính - đó là lối nhìn dưới góc độ tiếp cận giản
đơn, lấy giá trị tạo hình đcm th u ần làm trọng. Nhìn n h ậ n n h ữ n g
m ảng chạm theo cách đó chỉ mới thấy cái hình, cái "hiển" m à
chưa th ấy được nội dung chứa đựng m ang tín h ''m ậ t" tro n g đó,
m ang giá trị cao hơn nhiều. Có nghĩa là, giá trị có tín h biểu
tượng g ắn với không gian tâm linh mới là tin h th ầ n chủ y ếu của
n ghệ th u ậ t tru y ền th ố ng Việt. Người ta có th ể tìm th ấ y ở nơi đây
n h ữ n g ước vọng tru y ền đời thuộc tư duy nông nghiệp, nh ữ ng
m ối q u an hệ với cả vũ trụ và cả th ế giới n h â n sinh của ông cha
ta, rồi n h ữ n g ho ạt cảnh luôn làm náo nức tâ m hồn n h â n th ế của
m ọi thời. Như vậy, ở đó người xưa đã hội đủ tài n ă n g để "thao
diễn" dòng chảy của tâm tư qua hình thức chạm chìm , nổi, bong
kênh, lộng. M ặt khác ngay từ rất sớm người Việt đ ã chú ý tới
hình th ứ c đồng hiện, không phân chia ra n h giới cụ th ể cho m ột
m ảng chạm , để trê n đó (cùng m ột m ặt gỗ) có n h iều không gian
với các đề tài riêng, chúng không có m ối liên h ệ trự c tiếp về nội
dung với nhau. Chỉ cần quan sát kỹ càng m ột chút, người xem đã
có khả n ăn g p h ân định m ột cách rà n h rẽ các đề tài tro n g cái m ớ

116
"bòng bong" ấy, Suy cho cùng có th ể gọi chính xác hơn, đây là
m ột dạng n g h ệ th u ậ t điêu khắc được diễn ra trên không gian hai
chiều và tin h th ầ n của nó vượt ra ngoài yếu tố chỉ để đơn th u ần
làm đẹp cho kiến trúc,

ỏ n h iề u ngồi đ ìn h của ngưòi Việt, ngoài h ìn h thứ c nghệ


th u ậ t n h ư kể trê n bao giờ cũng có hệ thống đồ th ờ dưới hình
thứ c chạm trò n th uộc không gian 3 chiều, đó là tư ợ ng th ờ và
những đồ th ờ liên quan.

T rong m ộ t kiến trúc m ang yếu tố tôn giáo tứx ngưỡng, thì
hầu hết h ìn h th ứ c điêu khắc và đồ thờ được coi n h ư linh hồn của
kiến trú c đó, nó đảm bảo m ột nhịp sống tâm linh v à là mối liên
kết trực tiếp giữ a đời thư ờng với cõi siêu nhiên, giữa con người
với th ần th án h .

T rong h ệ th ố n g chạm đá thì đình làng không phổ biến các


loại bia n h ư ở ch ù a và đền, hầu như hiện nay chưa tìm được m ột
tấm bia nào tro n g tấ t cả các ngôi đình có niên đại th ế kỷ XVII.
Theo tài liệu H án Nôm, có m ộ t số bia đinh ở thời Mạc như ng
thư ờng nói về v ấn đề khác, n h ư việc dựng cầu, làm chợ v.v... m à
th ậ t sự không đ ề cập đến ngôi đình làng, chỉ đ ến khoảng nửa
cuối th ế kỷ XVII th ì bia của đình mới nói về vấn đề tu bổ...

Có th ể th ấ y đó là bia của đình Thổ H à (Việt Yên, Bắc


Giang), bia đ ìn h c ổ Mễ (Đáp c ầ u , Bắc Ninh), bia đình H ữu Bằng
(Thạch Thất, H à Nội)... Nhìn chung từ th ế kỷ này trở về sau, bia
đình th ư ờ ng liên q u an đến việc tu bổ, đóng góp của cư dân làng
xã, n h iều khi cũ n g có cả bia h ậu thần, song chủ yếu các bia hậu
th ầ n này chỉ n ảy nở vào giai đoạn kinh tế tư n h ân tro n g xã hội
được p h át triển , có n ghĩa là niên đại của chúng tậ p tru n g vào
cuối th ế kỷ XVIII và n h ấ t là từ th ế kỷ XIX về sau...

về h ìn h thứ c, các bia kể trê n thường có khối trụ vuông có


m ũ hoặc bia b ẹt. Nhìn chung dáng của tấm bia cũng không khác

117
gì bia ở ch ù a và đền, kể cả hình .thức tra n g trí cũng đ ều th eo m ột
bố cục hoặc hoa văn chung.

3.1. Tượng tròn trong đình


H ầu n h ư tro n g m ọi đình cổ, với đ úng tư cách đình làng, thì
không có tư ợng của T h àn h hoàng làng. Tới khoảng th ế kỷ XIX,
việc th ờ tự ở m ột số đình có sự th ay đổi, h iện tư ợng sinh hoạt
của cộng đồng theo lối xưa giảm đi, yếu tố thờ tự th eo kiểu
"đền" được nảy sinh v à p h át triể n m ạn h dần, người dân đ ến lễ
bái ở đìn h thư ờng xuyên hơn, ngai và bài vị nhiều khi không đáp
ứng được yêu cầu của tín đồ, đó là điều kiện để m ột số đ ìn h nảy
sinh tư ợng th ờ n h ân dạng (đình thờ Lý Thường Kiệt ở Nam
Đồng, Đ ống Đa, đình Lệ Mật ở q u ận Long Biên, Hà Nội là nhữ ng
ví dụ cụ thể). Các tư ợ ng này chủ yếu chỉ có tín h ch ất tượng
trư ng, gần gũi kiểu thứ c của tượng Ngọc Hoàng, Đức Ông...
trong chùa, song cơ bản là n h ữ n g tượng dưới dạng q u an văn
m ang giá trị n ghệ th u ậ t ở m ức tru n g bình, chi tiết hoa v ăn trê n
tượng được th ể hiện theo dòng tru y ền th ố n g để nói lên uy lực
của vị th ần .

Ngoài tư ợng n h ân dạng th ì phổ biến hơn tro n g đình là các


tượng linh v ật m à chủ yếu tập tru n g vào hình tư ợng rồng, lân,
bên cạnh đó là hạc và rù a gắn với đồ thờ. N ếu nh ư ở chùa, rồng
và lân đã x u ất hiện từ th ế kỷ 11, thì ở đ ìn h làng chúng ra đời
m uộn tới xấp xỉ 5 th ế kỷ. Vào th ế kỷ XVI người ta đ ã tim gặp
được n h ữ n g tư ợng rồ n g gắn trê n các bộ p h ận kiến trú c m à ít gặp
hìn h tư ợng này ở n h ữ n g vị trí riê n g biệt ngoài trời bằn g ch ất liệu
đá (hiện tư ợng này th ư ờ n g gặp ở đền) m à ch ủ yếu làm bằn g chất
liệu gốm có kích thước khá hơn.

H ình tượng rồng


Có th ể n g h ĩ đến n h iều rồ n g thời Mạc (thế kỷ XVI) bằng đ ất
nung, điển h ìn h ở ch ù a Mui và đ ền Và, n h ư n g ở kiến trú c đình

118
thì hầu n h ư vẫn rấ t hiếm gặp chúng ở trên các góc mái. Chỉ tới
th ế kỷ XVII và XVIII đôi khi chúng đã có m ặt dưới dạng th àn h
bậc tại trước cửa đình và thư ờng được bố trí đôi rồng nguyên con
ở gian giữa và rồng m ây ở hai bên. Thực sự ở trê n nóc đình hiện
chỉ thấy rồng được đắp bằng vôi vữa với niên đại vào cuối th ế kỷ
XIX và đầu th ể kỷ XX m à thôi. Rồng thường được biểu hiện dưới
dạng m ột đầu không th â n n h ư n g có đuôi là cụm vân xoắn lớn,
còn gọi là si vẫn. T rong bố cục này chúng có dạng của th u ỷ quái
M akara hoá th â n th à n h rồng, với m ũi sư tử , m ang nở, m iệng hé
ngậm bờ nóc, đôi khi p h u n ra m ộ t dòng nước cuộn tì trê n bờ này,
rồ n g có sừ n g nai, tai th ú và th ô n g thường sau m ang là 5 lọn tóc
dưới dạng đao đuôi nheo và bằng vào điều tra hồi cố ở nhiều địa
phương, ch ú n g ta tạm hiểu đó là biểu tượng của nhữ ng tia chớp
to ả về năm phương tạo nên m ư a n h u ần m uôn cõi (Đông - T â y -
Nam - Bắc và T rung phương), biểu hiện về m ột ước vọng cầu
được m ùa. Từ sau 5 cụm tóc này có m ột vân xoắn lớn vượt lên
chạy ngược đến đỉn h đầu rồi lộn về phía sau và cuộn lại dưới
d an g hình bầu dục Thực ra hình tượng n h ư nêu trê n đã từ ng
gặp ở các kiến trú c khác có n iên đại từ th ế kỷ XVI, n hư ng trong
n h ữ n g đ ìn h của th ế kỷ này thì chưa thấy chúng x u ất hiện.

Cũng vào khoảng cuối th ế kỷ XIX và th ế kỷ XX trê n nhiều


bờ nóc của đình, đ ã gặp đôi rồng chầu m ặt trời hoặc m ặt trăng.
H iện tư ợ ng nêu trê n hầu như khống có ò các ngôi đình trê n đ ất
Bắc từ n ử a đầu th ế kỷ XIX về trước. Một số n h à nghiên cứu văn
hó a nghệ th u ậ t ngờ rằn g đây là m ột hiện tượng b ắt nguồn từ
n g h ệ th u ậ t Huế ngược ra. N hững con rồng trê n nóc đó thường
đơn giản, đều được đắp bằng vôi vữa, nhiều khi gắn m ản h sành
sứ, p h ần n h iều ch ú n g trở n ên lênh khênh với th â n hình khá
m ản h m ai, đôi khi cũng được th ể hiện dưới dạng hồi long hay
được kết hợp với đôi phư ợ ng ở phía sau v.v... Nhìn chung nhữ ng
con rồng này chư a bao giờ đ ạ t được giá trị n g h ệ th u ậ t cao.

119
Lân

Nếu n h ư ở chùa, đ ền chúng ta đã gặp nhiều lân bằng đá,


bằng gỗ đ ặ t ngồi bên cửa hay chầu bàn th ờ thì ở đình n h ữ n g con
lần đ ứ n g chân trê n m ặ t đ ấ t thư ờ ng rấ t hiếm , có lẽ phải tới cuối
th ế kỷ XVII và đầu th ế kỷ XVIII chúng mới được dè d ặt x u ấ t hiện
ở n h ữ n g vị trí "cối cửa" của n g h i m ôn hoặc gian giữa của đình
(đình Kim Liên, H à Nội, đình Đ ình Bảng, Bắc Ninh). N hững con
lân này được chạm dưới hình thứ c béo tốt để biểu hiện sức
m ạnh, m ặt ch ú n g thư ờng quay n h ìn vào giữa với m ắt tròn, lồi,
m ũi sư tử, răn g nhe, n h iều chi tiế t khác thuộc th ế kỷ XVII, XVIII
được chú ý n h iều là d ạn g đao m ác... Lân thư ờng tạc "tròn", th ế
nằm phủ phục, th ân để trơn, trê n lưng khoét lỗ để làm cối đỡ trụ
cửa. T rong ý n g h ĩa tâm linh, người xưa cũng m ong m uốn thông
q u a n h ữ n g con lân n ày với h ìn h thức nhìn vào giữa để nhằm
kiểm so át tâm hồn kẻ h à n h hương... có nghĩa ră n đe và nhắc nhở
người ta khi tiếp cận với T hành hoàng làng thì cần h ế t sức
n ghiêm chỉnh và th à n h kính. Lân còn được th ể hiện trê n kiến
trúc gỗ (như ở đình làng H ữu Bằng) và nh iều bộ ph ận trê n cao
(đỉnh cột, trê n mái). T rên nghi m ôn tứ trụ th ì hai cột giữa bao
giờ cũng lớn hơn hai cột bên và tạo th à n h hệ th ố n g ba cửa.
Không gian giữa hai cột lón là của thần, để đỉnh m ỗi cột đó
thư ờng đ ặt bốn con phượng n h ìn về 4 hướng, lưng hội sá t lại
n h ư hội dòng sinh khí bốn phương để chảy qua th â n cột m à trà n
vào th ế gian cho m uôn loài sinh sôi. Hai cột bên đã tạo ra hai
cửa ra vào của th ế nhân, khi vào tiếp cận T hánh cần phải giữ cho
tâm th an h , lòng tĩn h với sự kinh cẩn từ tro n g tâm , điều đó cần
phải được chứ ng giám , n ên trê n đầu cột nhỏ này người ta đắp
hoặc gắn lân để kiểm soát. N hững con lân ở đầu cột n h ỏ đó
thư ờng được đắp bằng vôi vữ a theo kiểu tru y ền thống, hoặc
n h iều khi chịu sự ản h hường của hình tượng sư tử hý cầu kiểu
T rung H oa... H iếm có lân trê n đ ỉn h cột làm bằng đá, hay g ắn đ ất

120
nung. N goài Ý nghĩa kiểm soát tâm hồn kẻ hàn h hương, nhiều
khi tro n g n h ận thứ c người xưa, con ỉân còn biểu hiện cho sức
m ạnh tầ n g trên , cho trí tu ệ..., n ên người xư a cũng đưa nó lên
trên m ái dưới dạng tượng tròn. Vị trí của chúng thư ờng nằm ở
"khúc ngư ỷnh" tro n g th ế chạy xuống, nhin vào giửa sân, đó là
những con xô/con náp. Vào th ế kỷ XVII, chúng ta đã gặp lân dưới
dạng th â n hươu có chân khá cao, m ắt quỷ, m iệng lang, sừng nai,
tai thú, cổ rắn, vẩy cá chép... Đôi khi cũng có vẩy kép... Đáng
quan tâ m là điểm xuyến trê n th â n chúng có n hữ ng đao m ác và
vân xoắn... n h ư đã tạo n ên sức linh của con v ật tần g trê n và uy
lực vô b iên của nó. Vào cuối th ế kỷ XIX và đầu th ế kỷ XX, nhữ ng
con lân trê n m ái thư ờ ng chỉ được đắp bằng vôi vữa hoặc làm
theo d ạn g gốm m en n h iều m àu theo kiểu "Sư tử hý cầu", đôi khi
có d áng tu ỳ tiện n h ư lân ở trê n đỉnh của nghi m ôn tứ trụ.

Phượng, hạc, rùa


H iện nay chưa tìm được nhữ ng linh v ật này dưới dạng
chạm trò n bằnq đá m à chỉ tìm thấy chúng dưới dạng bằng gỗ m à
thôi. Cùng là loài chim thiếng, n hư ng hiện nay chúng ta mới chỉ
thấy phượng được tạc theo h ìn h thức khối trò n có niên đại vào
th ế kỷ XVII, m à m ột điển h ìn h là đôi phượng ở đình Phú Gia,
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, đền Trần Khát Chân, T hanh Hóa,
đình Dục Tú, c ổ Loa, Hà Nội và m ột vài nơi khác. X uất hiện
chậm hơn vài chục n ăm là dạn g hạc, chủ yếu là hạc đứng trê n
rù a củ a khá n h iều đìn h đền, n h ữ n g cặp linh v ật này thư ờng khá
lớn, cao từ lm 5 0 trở lên. Trong nh ận th ứ c xưa thì phượng
th ư ò n g được tạc đ ứ n g chân trê n đế kiểu khối hình hộp chữ n h ật
có chạm nổi dạng hồ sen, h ãn hữ u cũng có phượng đứng trên
lưng rùa, riên g hạc th ì hầu h ế t có chân đế là rùa. Trong bố cục
này cách th ể hiện giữa hạc v à phượng cũng có nhiều n é t riêng,
song chúng đều m an g tư cách tượng cho tần g trên , về nguyên
tắc phượng phải có m ỏ khoằm , theo kiểu diều hâu, m ắt giọt lệ,

121
tóc trĩ, cổ rắn, vẩy cá chép (nhiều khi có vẩy nhọn đầu cũng như
để tư ợng trư n g cho lông vũ) cánh cụp, đuôi công, chân được tạc
vẩy đến khuỷu, ống chân cao, ngón chim ưng (ba trư ớc m ộ t sau),
m óng vu ố t nhọn. Phượng thư ờng được th ể hiện béo tố t hơn hạc,
đuôi dài và th ư ờ n g điểm xuyết những đao nhỏ ở trê n th ân , như
phượng tại đìn h Phú Gia có những đao m ác khá đ iển hình m ang
niên đại vào n h ữ n g năm 60, 70 của th ế kỷ XVII.

3.2. Chạm khắc trên đình (phù điêu)


H iện nay, nhiều người nhìn chạm trổ trê n di tích nói chung
nh ư m ộ t h ìn h thứ c tran g trí cho kiến trúc. Do chỉ x u ấ t p h á t từ
nh ận thứ c đó, nên giá trị tâm linh của các m ảng chạm ph ần nào
bị giảm hẳn. N hưng từ lâu nhiều nhà nghiên cứ u dân tộc học
nghệ th u ậ t đã nh ìn th ấy cái động trong cái tĩn h , th ấy được ý
nghĩa ẩn tàn g vẫn còn níu kéo tâm hồn nhữ ng tín đồ khi tiếp
cận, bởi thự c tế các m ảng chạm đó nhiều khi đã có m ột giá trị
biểu tư ợng sâu xa để duy trì nh ận thức và ước vọng tru y ền đời
của tổ tiên.
Các m ảng chạm này, về hình thức cũng đã p h ản ánh về m ột
khía cạn h nào đó của tâm hồn dân tộc. Trong "không gian" của
m ảng chạm , thư ờng người xưa ít khi dành ra n h ữ n g khoảng
trống, n h ấ t là n hữ ng khoảng trống có tín h tư tư ởng. Một đặc
điểm khác cũng trong không gian đó, có nghĩa trê n m ộ t giải ván
nong hoặc lá gió, hay m ột khối chạm khắc nào đó thư ờ ng ít khi
thấy được th ể hiện chỉ m ột đề tài ng h ệ th u ậ t m à n h iều khi lại
đan x en n h ữ n g đề tài khác nhau, không liên q u an tới nhau.
Trong tạo h ìn h dân tộc, bố cục đồng hiện chủ y ếu được phổ biến
m ạn h từ khoảng th ế kỷ XVI (thời Mạc) về sau, đó là giai đoạn m à
nghệ th u ậ t chạm khắc dân dã hình th à n h và p h á t triể n ở các di
tích, n h ấ t là ở ngôi đình, cụ th ể là đình Tây Đ ằng. Một ví dụ cụ
th ể ở đìn h này, cùng trê n m ột m ảnh gỗ nhỏ, đã th ấ y x u ất hiện
cảnh tra i gái "tìn h tự ", th ì sá t cạnh đó lại là m ản g chạm m ang đề

122
tài "ngồi khóc cho m ăng m ọc". Tuy vậy, tính đồng hiện trong
chạm khắc có th ể chỉ đến đỉnh cao thuộc giai đoạn ''n g h ệ th u ậ t
đìn h làng" vào cuối th ế kỷ XVII. Khoảng cuối th ế kỷ XIX, đầu th ế
kỷ XX, tín h đồng h iện phẩn nào giảm để các m ảng chạm m ang
tín h hoạt cảnh liên thông găn với các đề tài có sự tích riêng, như
đề tài về Đ inh Tiên Hoàng, Q uan Âm Thị Kính hay Tây du ký...

Nhìn ch u n g theo thời gian, các m ảng chạm được diễn ra có


sự thay đổi dần về kỹ th u ật, nếu như ở thời Lý, thời Trần, thời Lê
sơ... kể cả chạm trê n đá hay trê n gỗ, thư ờng được th ể hiện dưới
dạng chạm nổi, rấ t ít khi chạm chìm, vói hình thứ c tỉ mỉ, trau
chuốt, đặc kín (thời Lý). Sau đó, đôi khi trê n m ảng chạm cũng có
n h ữ n g khoảng trố n g nhỏ (cuối thời T rần và Lê sơ), song các
m ảnq trố n g này chủ yếu là không gian phù trợ cho n hữ ng đề tài
chính chứ không phải m ang tín h tư tưởng như của người Trung
Hoa, có khi lấy các đề tài chạm khắc (không m ang tín h trọng
tâm ) để p h ản án h m ột ý niệm sâu xa. Ở thời Mạc trở về sau,
những đường chạm nhỏ chỉ được th ể hiện phù trợ cho những
m ảng lớn, chẳng hạn như chúng là đường diềm hai bên sống
đuôi con th ú ... Thời này hình chạm được tập tru n g vào các n ét
lớn hơn thời trước, đó là n h ữ n g hệ vân xoắn, n hữ ng đao để làm
n ền cho n h ữ n g đề tài chủ đạo, nhằm m ục đích th iên g hóa hoặc
để đạt m ộ t ý n g hĩa sâu xa nào đó... Với n hữ ng ý thứ c nh ư vậy,
vói kỹ th u ậ t n gày càng p h át triển và rộng khắp, cụ th ể là ngoài
chạm nổi là cơ bản th ì hiện tư ợng chạm bong kênh, chạm lộng
đã được th ự c hiện với tay ng h ề khá điêu luyện, để lại cho chúng
ta n hữ ng tác p hẩm tương đối hoàn chỉnh. N hững ví dụ cụ thể
n h ư chạm th ủ n g đã x u ất h iện từ thời Mạc, rồi nhữ ng đao rồng
th eo kiểu bong k ênh ở trê n kiến trúc như tại các đầu dư của bộ
vì, hay chạm lộng ở cửa v õ n g ...

C hạm khắc trê n bộ vì và n h ữ n g vị trí khác đã để lại m ột


nh ận thức rấ t sâu đậm tro n g Ý thức của n h ữ n g người được tiếp

123
cận, khiến n h iều khi tâm tư người xem vượt ra ngoài nghệ th u ậ t
đơn th u ầ n để tìm th ấy m ột số vấn đề thuộc lịch sử và xã hội
đương thời gắn với các m ảng chạm đó. Nhìn chung các m ảng
chạm đ ã n ân g giá trị n g h ệ th u ậ t của ngôi đình lên rấ t cao.

3.2.1. Kỹ thuật chạm khắc


C hạm khắc trê n đình là m ột yêu cầu cần th iế t để trá n h đi
n h ữ n g n é t th ô cứng của cấu kiện, đồng thời cũng nhằm phản
án h n h ữ n g ước vọng của con người trong nh iều mối quan hệ
m ang tín h tâm linh và xã hội. Suốt cả m ộ t thời gian dài, qua
n h iều th ế kỷ, dưới thời Lý, thời Trần và thời Lê sơ, chúng ta chỉ
còn tìm được rấ t ít đồ chạm trên chất liệu gỗ, lác đác như ở các
v án lá gió thuộc c ồ n Chè (Nam Định), chùa Thái Lạc (H ưng Yên)
và ch ù a Bối Khê (Hà Nội). Cả ba địa điểm này đều có niên đại
thời T rần, còn đồ gỗ nói chung của thời Lý và thời Lê sơ h iện nay
chưa tìm được. Nhìn chung, trê n cả đồ gỗ và đồ đ á của ba thời kỳ
này mới chỉ gặp các p hù điêu liên quan đến kiến trúc, với kỹ
th u ậ t chạm nổi và p h ần nào chạm chìm. Từ th ế kỷ XIV trở về
sau đã tìm được n h iều hình chạm khắc trê n các ngôi tháp, lăng
mộ bằng đá. Thực ra n g h ệ th u ậ t tạo hình ở nước ta, về cơ bản,
được nuôi dưỡng chủ y ếu bởi kinh tế tập th ể, rấ t hiếm có nhữ ng
nh à hảo tâm giàu có và trí tuệ biết nuôi dưỡng n hữ ng tran g
khách tro n g n h à (hầu n h ư không có quý tộc cha tru y ền con nối,
dạng người n h ư M ạnh Thường Quân). Vì th ế không có n h ân tố
"biết chơi" hỗ trợ tích cực, đứng đằng sau "nghệ sĩ", khiến nghệ
sĩ, m à thự c sự là n h ữ n g nghệ nh ân xưa, không có đủ tâm và lực
để sán g tạo ra n h ữ n g sản phẩm m ang giá trị điển h ìn h tỉ mi, tinh
tế, vi diệu n h ư của T rung Hoa. Nghệ n h ân V iệt thường không
m ấy khi được ghi tê n vào sản phẩm của m ình. Họ không đủ thời
gian để tạo n ê n n h ữ n g tác phẩm cực kỳ điêu luyện, dù cho nghệ
th u ậ t tạo h ìn h Việt trê n kiến trúc ph ần nh iều có giá trị biểu
tượng v à ch ú n g là sản phẩm chung của cả cộng đồng, cá tín h của

124
nghệ n h â n th ư ờ n g chỉ được ẩn vào các giá trị kỹ th u ậ t chứ không
phải n ằm tro n g sự sán g tạo nghệ th u ậ t riên g biệt. Tình hình như
nêu trê n cho th ấy trê n đồ đá chỉ là sự nối tiếp kỹ th u ậ t chạm
khắc cu a thời g ian trước, còn trên đồ gỗ dễ đục chạm hơn, n h ất
là ở đ ìn h làng, đ ã cho phép p h át triển ký th u ậ t chạm khắc từ nổi,
chìm san g kết hợp với bong kênh, thậm chí cả chạm lộng.

Tuy nh iên về đề tài vẫn chỉ nằm trê n dòng chảy chung. Có
chăng sự khác b iệt thư ờng x u ất p h át bởi sự biến động (nhiều
hơn) của lịch sử và xã hội.

3.2.2. Những bộ phận chạm khắc trên kiến trúc


N hư p h ần trê n đã trìn h bày, kiến trú c hiện còn của người
Việt ít n h iều gắn với tôn giáo tín ngưỡng, tro n g lĩnh vực tâm linh
ít n h ấ t ch ú n g lệ thuộc vào hai n ét lớn: th ứ n h ấ t chưa đẩy th ần
linh lên cao, th ứ hai là tính dàn trải theo m ặ t bằng, kể cả nhữ ng
hạn chế khác n h ư ch ất liệu co bản là đá, gỗ và kết cấu của kiến
trúc th ư ờ n g dưới d ạn g lắp ghép. Ngoài ra còn nhiều điều kiện
khác n ữ a khiến cho các th àn h phần cấu kiện của kiến trúc thực
sự ít b ền vững, h ìn h thức của chúng thư ờng ng ắn và m ập. Một
trớ trê u của bộ khu n g này là không tạo được sự th a n h thoát, n ên
đã làm h ạn chế giá trị nghệ th u ậ t kiến trúc.

Đổ giải q u y ết "m âu th u ẫn " này, trong kiến trúc, ngoài m ột


số ít được chạm khắc th ẳn g vào các cấu kiện, th ì chủ yếu các
m ản g chạm khắc chỉ nằm ở kết cấu ghép vào. Đ en thời Mạc,
chạm khắc trê n kiến trúc gỗ n h ấ t là ở ngôi đình tìm th ấy được
nh iều hơn. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng vẫn chủ yếu nằm trên
các bộ p h ận g ắn vào kiến trúc là chính, thời này cũng đã thấy
x u ất h iện n h iều d ần hiện tượng đục th ẳn g vào cấu kiện như
chạm trê n bẩy, v án dong, trê n n hữ ng con chèn, con chống, đấu
ba chạc... Đ ồng thời đã tìm được khá nhiều đầu dư đội bụng câu
đầu có chạm trổ. Còn trê n nhữ ng rường, cột, câu đầu vẫn hiếm

125
có dấu v ế t chạm khắc nghệ th u ật, ngoài m ộ t vài vân xoắn lơn ở
các đầu rường của vì nóc và cốn. Tình trạ n g n h ư n êu trên , về cơ
bản, cũng vẫn th ấy ở các th ế kỷ sau. Song, từ n ử a cuối thế kỷ
XVII, ngoài n h ữ n g vân xoắn lớn nổi khối ở các đ ầu rường thì
h ìn h tư ợng đao m ác cũng đ ã x u ấ t hiện ở phần đ ầu câu đ ầu của
đình, dù cho thự c sự chưa nh iều lắm . Đôi khi ở p h ần giữa m ặt
bên của câu đầu cũng đã th o án g có hình chạm , n h ư m ột bông
cúc cách điệu m ãn khai, hay m ột đề tài nào đó, v ừ a đủ, để trán h
đi sự khô cứng của cấu kiện.(1)

Càng về sau, vào thế kỷ XVIII và XIX thì p h ần đầu quá


giang của đình đã được chạm nh iều hơn, rộng hơn và lan dần
vào giữa, h àn g chữ ghi về niên đại của đình hay m ộ t dòng chữ
m ang yếu tố ước vọng nh ư "Càn, Nguyên, H anh, Lợi, Trinh" trở
nên phổ biến hơn. H ình thứ c chữ ghi niên đại khởi dựng hoặc tu
bổ cũng tìm được ở dạ xà nóc. về cơ bản từ giữa th ế kỷ XIX trở
về trước, ở m ặ t bên th â n của câu đầu hoặc quá giang hiếm có
h iện tư ợ ng chạm kín đặc m à chủ yếu chỉ điểm xu y ết ở hai đầu và
tru n g tâm (hãn h ữ u có m ột vài đường chỉ soi ở m ép).

Cuối th ế kỷ XIX đầu th ế kỷ XX đôi khi cũng đã gặp được


h iện tư ợng chạm gần kín m ặt bên của quá giang, x à nách và m ặt
bên xà đai/xà lòng.

H iện tượng n êu trê n đây n h ư m ột dòng chảy chung của


chạm khắc trê n kiến trú c Việt. Song ở th ế kỷ XVII, trê n m ột số di
tích, ý th ứ c chạm trổ ở m ặ t ngoài của kiến trú c đ ã được qu an
tâm đặc biệt, m à chủ yếu thuộc m ấy vùng vốn v ẫn nổi tiếng về
n ghề chạm n h ư tại Nam Định với cửa đ ền Xám, đ ền Trần K hát
C hân (T hanh Hóa)...

(1> Trong một số trường hợp đặc biệt, như ở đình Hung Lộc (Nam Định), ? rường
vì nóc kê sát vào nhau, tạo thành một mặt phẳng đã đuợc chạm khắc lon đặc
các hình tượng rồng.

126
<&®rse®Ể>
3.2.3. Đề tài chạm khắc cơ bản của đình

Thời M ạc (thế kỷ XVI)


Hiện nay, các n h à n g h iên cứu văn hóa nghệ th u ậ t mới chỉ
tìm được n h ử n g ngôi đinh có n iên đại từ th ế kỷ XVI về sau. Vì
th ế khi bàn về chạm khắc, chúng tôi chỉ có th ể mở cuộc "hành
hương" vào lĩn h vực này từ thời Mạc.

Từ thời Lê sơ về trước hầu n h ư chúng ta chưa tìm được m ột


kiến trú c đầy đ ủ nào để biết được nghệ th u ậ t chạm khắc trê n đó.
Chỉ tới nử a cuối th ế kỷ XVI dưới thời Mạc mới gặp được m ột số
ngôi đìn h (và chùa) để n h ận b iết về n h ữ n g giá trị của ng h ệ th u ậ t
chạm khắc. Trước hết, chính từ chạm khắc của thời Mạc m à có
thể n g h ĩ tới thờ i Lê sơ n h ư m ộ t giai đoạn bản lề chuyển đổi từ
phong cách n g h ệ th u ậ t chịu n h iề u ảnh hưởng của phương Nam,
với gốc Ân Độ, sang m ột phong cách chịu ảnh hưởng nhiều của
phương Bắc với gốc T rung Hoa. Tuy n h iên dưới th ế kỷ XV, thực
sự h iện nay m ới chỉ tìm th ấy n g h ệ th u ậ t chạm khắc phần nào
g ắn với n h ữ n g kiến trú c của triề u đình m à chưa thấy m ở rộng ra
xã hội, chúng chỉ đủ sức tạo sự sang tran g cho tạo hình. Trong
100 n ăm dưới thời Lê sơ, sự p h á t triể n của nghệ th u ậ t chạm
khắc có bị h ạn chế, nó xa lìa dần với tru y ền thống Lý và Trần.
Song, thời n ày cũng không h o àn toàn dập khuôn m ỹ th u ậ t Trung
Iloa, mà mặt nào tự nó cũng tạo điều kiện cho một dòng nghệ
th u ậ t có p h ần p h ản án h tâm th ứ c gắn với vũ trụ và n h ân sinh
của d ân tộc, ch ú n g b ắt buộc phải Việt hóa để phù hợp và tồn tại.

Ở thời Mạc, nghệ th u ậ t chạm khắc nổi b ật trê n kiến trú c với
ch ất liệu gỗ, h ìn h thứ c này được diễn ra ở bộ vì nóc, cốn, lá gió,
các đ ấu, con ch ồ n g kiểu cánh gà... Kiến trú c đình ở thời này hầu
n h ư ch ư a có tư ờ n g bao và h ệ th ố n g ván bư ng ở ngưỡng, nên
n g h ệ th u ậ t chạm khắc chỉ n h ậ n b iết được gắn với các bộ phận
chính (hiện tư ợ n g chạm th ẳn g vào các kết cấu của kiến trú c vẫn

127
còn h ạ n chế). T rong n h ữ n g đ ìn h được xác n h ận vào n iên đại
thờ i Mạc có m ộ t số h ìn h tư ợ ng th ư ờ n g x u y ên gặp, đó là rồng.
C h ú n g được th ể h iện ở ván lá đề của vì nóc, ở các đ ầu dư, đầu
đ òn ta y kê trê n đ ấu b a chạc làm nơi "ngồi" của các th iê n th ầ n ,
rồi ở các con chồng kiểu cánh g à đầu cột quân, n h iều khi cũng
gặp ch ạm nổi trê n v án lá gió n h ư dưới d ạn g cá hoá rồ n g chầu
m ặ t trờ i kiểu ho a cúc cách đ iệu (như ở đình Lỗ H ạnh, Bắc
G iang), h a y đôi rồ n g cuộn th â n với n h a u ở cốn để n â n g m ộ t
chiếc h o à n h phi đề "H oàng đế v ạn tuế". T ất cả nhữ ng con rồng
trê n gỗ n ày đa p h ần đ ã Việt hóa khá m ạn h m ẽ, dù cho m ặ t nào
vẫn có d án g dấp rồ n g thời Minh. So với thời Lê sơ th ì ch ú n g ấm
áp h ơ n với m ắ t to hơn, m õm n g ắn lại, th â n m ập, đặc biệt có
n h ữ n g đao m ảnh, dài lượn sóng n h ẹ bay ra từ m ắt và khuỷu rồi
đè lên th â n , chạy về phía sau.
về n h ữ n g đề tài khác, ngoài hình tư ợng rồng, chúng ta
cũng đã gặp được một số phượng chạm trên gỗ như ở đình Tây
Đ ằng. Đó là đôi phư ợ ng m úa trê n n ền của n hữ ng cụm v ân xoắn
dưcri d ạn g dây leo. H ình tượng này được lồng trong ván lá đề của
vì nóc. Tại vị trí này, ở chùa Bối Khê có đôi phượng cũng đ ã tạc
tro n g lá đề, song được diễn ra dưới dạng ng ậm hoa. Người xưa
th ể h iệ n ch ú n g với n h ữ ng động tác khá sinh động, con cao con
th ấp , m ở rộ n g hai cánh, m à phối hợp giữa hai con tạo th à n h m ột
đư ờng v iền nghệ th u ậ t viên m ãn. Phượng đã vượt ra ngoài
k h u ô n khổ có tín h n g u y ên tắc quy phạm của các thời gian trư ốc
v à sau. M ột con phư ợng khác đầy tín h ch ất dân gian đã được làm
ở vì nóc đ ìn h Thổ Hà, trê n m ặt ngoài ván lá đề và không m ộ t chi
tiế t p h ù trợ. Con phư ợ ng đứ ng ch ên h vênh, m ột m ình, tro n g tư
th ế m ú a. Người ta có cảm giác đ ầu phượng gần gũi với đầu quạ
cách điệu, th â n nhỏ, trơn, chân thấp, hai cánh dang rộng lưa
th ư a v ài chiếc lông, b a dải lông đuôi q u ặt ngược bay lên trên .
T hực sự h ìn h tư ợng rấ t đơn giản n h ư n g bố cục lại khá ch u ẩn
m ự c với n é t khái q u á t cao, đầy gợi cảm.

128
Lân, đình T r ù n g T hư ợng, T h â n trí tuệ (người và lân),
G a V iễn, N in h Bình, T K XVII đình P h ong C ốc, Q u á n g N in h , T K XVII
(T ư liệu: V M T ) (T ư liệu: V M T )

V ẹt, đình Phú Gia, T ừ Liêm, H à N ộ i, TK XVII


(T ư liệu: T ạp chí Di sán V ăn hóa)
C h ạ m khắc rồng, đình A n c ố , Thái Bình, T K XVII
(T ư liệu: V M T )

T hối tiêu, đình H ư ơ n g C anh, Bình X uyên, V ĩn h P húc, T K X V II


( T ư liệu: V M T )
C h ạ m khắc rồng, đình An c ổ , Thái Bình, TK XVII
(T ư liệu: V M T )

Trị tội, đình P h ư ơ n g C hâu, Ban nguồn sữa ngọt, đình V ĩn h T ư ờng,
B a Vì, H à N ội, T K X V I I Vĩnh Phuc, TKL X V IĨ
(T ư liệu: V M T ) (T ư liệu: V M T )
Đ ấu thú, đình T â y Đ ầ n g , Ba Vì, H à N ộ i, T K X V I
( T ư liệu: V M T )

Phượng, trên bộ vì nóc, đình Lỗ H ạn h , H iệp Hòa, Bắc G ia n g , T K XVI


(T ư liệu: V M T )
Lân trên vì nóc, đình T h ô Hà, Việt Y ên, Băc G iang, T K XVII
( T ư liệu: V M T )

Bản vẽ rồng, lân, đình Lồ H ạnh, Hiệp Hòa, Bắc G iang, T K XVỈ
( T ư liệu: V M T )
P h ư ợ n g trên sập thờ, đ ìn h Phú Gia, Bản rập p hư ợ ng trêr bộ vì,
T ừ L iê m , Hà N ội, T K X V II đình T h ổ Hà, Bắc G iang T K X V I I
(T ư liệu: T ạ p chí Di sản V ăn hóa) (T ư liệu: V M T

H ư ơ u, đ ìn h L ỗ H ạnh, N g ự a thần, đình Tá/ Đằng,


H iệp H ò a , B ắc G ia n g , T K X V I B a Vì, H à Nội, TC X V I
( T ư liệu: V M T ) ( T ư liệu: V M ')
Rồng, trên cửa, đình Lỗ Hạnh, H iệp Hòa, B ắc G iang, T K XVI
(T ư liệu: V M T )

Lào N h â n v à b à Đ anh, đình T â y Đ ằn g , Ba V ì, H à N ội, T K XVI


(T ư liệu: V M T )
M ối tình thần thánh, đình T â y Đ ằng, Ba Vì, H à N ội, T K X V I
( T ư liẹu: V M T )

C á c h ung đầu, đ ìn h C a m Đ à, Ba Vì, 1ỉà N ội, T K X V I


( T ư liệu: V M T )
P h ư ợ n g , đình T rà c ổ , Q u a n g N inh, T K XVIi
(T ư liệu: V M T )
T h ú vui đùa, đình T rùng Hạ, G ia Viễn, N in h Bình, T K X V I 1
(T ư liệu: V M T )
C h è o th u y ền , đình H ư ơ ng C anh, C h è o thuyền, đình C a m Đà, C hèo thuyền, đ ìn h H oành Sơn,
Bình X u y ê n , V ĩnh Phúc, T K X V II B a Vì, Hà N ội, T K XVII N ghệ A n, T K XVIII
(T ư liệu: V M T ) (T ư liệu: V M T ) ( T ư liệu: V M T )

T ắ in tiên, đình Đ ô n g V iên, Hà N ộ i, T K X V I 1


( T ư liệu: V M T )

Vi nóc, đình Q u a n L ạn, Q u ả n g Ninh, T K XIX


(T ư liệu: V M T )
B à n thờ, đình Phú G ia, T ừ Liêm, H à Nội, T K X V Iỉ
(T ư liệu: T ạp chí Di sản V ăn hóa)

R ồng, sập thờ, đình P h ú G ia, T ừ Liêm, H à N ội, T K X V ĨĨ


(T ư liệu: T ạp chí Di sản V ăn hóa)
Bài vị, đình Thố Khối, Cửa v õng, đình Diềm ,
Giía Lâm , Hà N ội, T K XVII Bắc Ninh, T K XVII
(T ư l iệu: T ạ p chí Di sản V ăn hóa) ( T ư liệu: V M T )
Bài vị, đình T r ư ờ n g Lâm, L o n g Biên, Hà Nội, T K X IX
( T ư liệu: T ạp chí Di sản V ăn hóa)
C ử a vòng, đình T rà c ổ , Q u ả n g Ninh, T K XVII
( T ư liệu: V M T )

R ồng trên y m ôn, đình K iền Bái, Kiến T hụy, Hải Phòng, T K X V II
( T ư liệu: V M T )
C ử a võng, đình D iềm, Bắc Ninh, T K XV II
( T ư liệu: V M T )
M ột hìn h thứ c dân gian khác lại được th ể hiện ở con
p hư ợng của đình Lỗ H ạnh, con chim th iên g này được bố cục theo
d ạng n h ìn nghiêng, mỏ không khoằm, m ắt giọt lệ, th â n trò n nổi
m ập, rấ t gần gũi với con chim nước. Đuôi là n h ữ n g cụm vân
xoắn được tỏa ra kết hợp với nhữ ng vân xoắn khác tạo th à n h nền
th iê n g liêng cho phượng. Có th ể còn tìm thấy, đó đây, n h iều con
Dhượng khác nữa, n h ư n g suy cho cùng rõ ràng ở thời Mạc, qua
phượng, m ột tin h th ầ n nghệ th u ậ t đã như tự do phóng khoáng
m u ố n vượt ra ngoài khuôn khổ để hòa vào n h ữ n g "th ổ n thức"
đời th ư ờ n g .

Cùng với phượng là hạc, chúng được th ể h iện rấ t ít. Lần


đầu tiê n đã tìm được trê n m ột bộ phận ván gió của đ ìn h Lỗ
H ạnh. Hạc đứ ng nghiêm chỉnh, phần nào có n é t quy ph ạm v à có
bố cục tư ơ ng đồng với nhữ ng con hạc của thời sau, song h ầu như
ch ư a th ấy hiện tư ợng đứng trê n rùa. Thời này củ n g x u ấ t hiện
n h ữ n g con chim nhỏ m ang hình thức khá thực, ch ú n g chỉ có tín h
ch ất điểm xuyết vào m ảng chạm , như tại đình Lỗ H ạnh có con
chim th iên q đang mổ môi lân.

H ình tượng lân được thể hiện khá nhiều. C húng có m ặ t ở


đầu bẩy và trê n m ột số bộ phận kiến trúc khác. Tại đình Tây
Đ ằng, lân được tạc trê n m ặt nền của đầu bẩy cù n g v án dong.
C húng há m iệng ngậm đế chiếc đấu đỡ hoành m ái giọt gianh.
H iện nay, đa số lân ở đình Tây Đằng đã bị xén hoặc xẻ đầu để
tạo m ộ n g ngoàm đỡ tàu mái. Chính hiện tượng này đã cho chúng
ta h iểu m ộ t cách khá chắc chắn rằng ngôi đình Tây Đ ằng của
thời Mạc h ầu n h ư chưa có tàu mái, có nghĩa là chư a có k ết cấu
góc m ái cong lệ thuộc vào tàu m ái (như ph ần kiến trú c đã đề cập
tới), về h ìn h tư ợng lân n h ư đã bắt đầu chịu ả n h hư ởng nh iều
hơn của phong cách Trung Hoa vói m ắt quỉ, m iệng sói, cổ rắn,
vẩy cá chép, chân m óng guốc... chúng được làm ở đ ầu bẩy như
để b iểu tư ợng cho tần g trời cho tính th iên g và v ẫn m an g sức

129
m ạnh trí tu ệ của tầ n g trê n nhằm kiểm soát tâm hồn kẻ h àn h
hương khi tới đình. T rên lĩnh vực tạo hình, nh iều lân được tạc
dưới d ạn g n h ìn th ẳn g từ trê n xuống. Các chi tiế t được th ể hiện
rõ rà n g để ta th ấy ch úng gần gũi với dạng "sư tử hí cầu" của
T rung Hoa. Một số con lân khác được th ể hiện có nh iều y ếu tố
dân gian, n h ư đôi lân ngồi chầu m ặt trời theo kiểu chó ở trê n
đình Lỗ H ạnh. Có th ể coi n h ư đây là m ột bố cục sớm n h ấ t của đề
tài này. Lân có th â n chắc lẳn, thon, cao, sự th iên g hóa chỉ được
đ ặt vào m ột vài chi tiế t kèm theo như ở các biểu tư ợng v ân xoắn,
m ặt
e trời... Hoặc
• lân ở đình Thổ H à lại* được• th ể hiện
• với th ân
dạng đứng, đầu chim , có mỏ, phải chăng đó là m ộ t sự phối hợp
của tư duy liên tư ởng dân dã ở đương thời - m ột dấu ấn rơi rớt từ
nghệ th u ậ t còn ản h hưởng từ phương Nam (có gốc An Độ). Trong
hìn h thứ c này, lân được đứ ng chầu vào ván lá đề chạm rồ n g ở vì
nóc, và n h ư th ế, nó cũng như m ột biểu tư ợng tro n g sự phối hợp
các linh khí của tần g trên .

T rong h ệ bốn chân, chúng ta cũng còn tìm được m ộ t số con


v ật khác, ch ẳn g h ạn n h ư ngựa với đao khuỷu bay chéo lên phía
lưng (đình Tây Đằng) và được thể hiện n h ư chiếc cánh, nó gần
gũi với h u y ền th o ại là linh v ật cõng án h sáng, là án h sán g hay
m ộ t biểu tư ợ ng của nguồn phát sáng. H ình tư ợng n g ự a có đao
bay từ khuỷu chân trước (gần gũi với cặp cánh) còn tìm đựơc ở
trê n gạch của ch ù a T răm Gian (Chương Mỹ, H à Nội), chùa sổ
(Thanh Oai, H à Nội), n h an g án chùa Bút Tháp (Thuận Thành,
Bắc Ninh), ở cửa đ ền T hiên Hậu (Hưng Yên)... C hính "đôi cánh
này" đ ã tạo cho n g ự a vượt ra ngoài con v ật bình thư ờ ng. Cùng
với n g ự a còn tìm th ấy nhữ ng con hươu th ể h iện dưới các dạng
khác n h au tro n g th ế động, đa số chúng được nằm lọt tro n g m ột
v ân xoắn lớn, m à n h ư cố giáo sư Từ Chi đã ngờ rằng, cũng như
ngựa, ch ú n g là biểu tư ợ ng của ánh sáng hay nguồn p h á t sáng
(đình Lỗ H ạnh), có th ể là m ột dạng của m ặt trời hay tin h tú (?)

130
M ột dạng linh v ật khác cũng đáng chú ý đó là voi. Điển
hình là con voi trê n ván lá gió của đình Tây Đằng. Voi này có đầu
nhin về phía sau, vòi cong lên, bộ m ặt n h ư có th ần , chân trước
chân sau đều duỗi, nó n h ư đang bay trong m ột khung, được viền
hai b ên bằng n h ữ n g vân xoắn lớn. Đã có nh iều ý kiến xung
q u a n h n é t tạo h ìn h về con voi này, hầu nh ư m ọi n h ận x ét đều ca
tụ n g về ý thứ c v à tài hoa gắn với tạo hình của người đương thời.
Song, ở lĩnh vực tâm linh, m ộ t số nhà n g h iên cứu dân tộc học
n g h ệ th u ậ t còn n h ư th ấy được ở đây voi là biểu tư ợ ng của nguồn
nước, của m ưa, của sức m ạn h m ang tín h chân lý, nằm ở giữa
n h ữ n g vân xoắn và đang vận động trong th ế n h ư bay... bố cục
này cho phép ch ú n g ta ngờ rằ n g phải chăng đó là m ộ t biểu tượng
cầu m ư a của người xưa.

Ngoài n h ữ n g linh v ật phổ biến như kể trên , h ãn hữ u chúng


ta còn gặp được m ột vài con v ật bốn chân khác m an g đầy tính
ch ấ t dân gian n g ẫu hứng, rồi được thời gian tô điểm , để những
th ớ gỗ nổi hằn, tạo th à n h m ộ t tác phẩm điêu khắc m ang giá trị
rấ t cao, n h ư con hổ ỏ' đinh Lỗ H ạnh. Hổ tro n g th ế đ an g n ử a động
n ử a tĩnh, bố cục n g h iên g n h ư n g m ặt quay ra g ần n h ư nhìn
th ẳn g , đuôi v ắt ngược lên phía trên . Người ta không tạo n ên m ột
con hổ tả thự c, m à là m ột h ìn h tượng đã đọng lại tro n g tâm thức,
rồi được th ể h iện theo lối dân gian, như m ột chân sau được mọc
ra ờ dưới b ụ n g vơi sự "khá tuỳ tiện" m à vẫn không thấy phi lý và
k hiên cưỡng. T hân h ìn h hổ chắc khỏe, n h ư n g chỉ nói lên sức
m ạn h tiềm ẩn m à không nói lên tín h h u n g dữ, h ìn h thứ c này vẫn
m an g n é t m ềm m ại, uyển chuyển, nhịp n h àn g được th ể hiện ở
n h ữ n g đường lượn của bụng, lưng, đuôi... T rong q u an niệm của
người xưa, hổ được coi là m ộ t linh v ật để biểu tư ợ ng cho sức
m ạ n h trầ n gian, cai q u ản m ặt đ ấ t có khả năn g trừ tà sát quỉ (nên
th ư ờ n g x u ất h iện ở m ặt ngoài của bức bình phong đình, đền),
T rong ý th ứ c củ a người xưa hổ không thuộc linh v ật của tần g

131
trên , vì th ế con hổ được chạm ở m ột m ảnh ván trê n cốn củ a đình
Lỗ H ạnh h iện v ẫn còn là m ột dấu hỏi cho các n h à n g h iên cứu.

Vào th ế kỷ XVII tại chùa Láng (Hà Nội), ch ú n g ta cũng đã


gặp đôi hổ tro n g th ế đang vận động, bố cục n g h iên g n h ư n g m ặt
được vặn quay ra dưới dạng nhìn chính diện. Mỗi con đ ều cắn
m ột m ặ t trờ i/trăn g khiến cho nghi vấn về hổ của thời Mạc phần
nào được giải đáp, bởi tro n g nhữ ng trư ờng hợp này hổ đ ã như
đồng n h ấ t với nguồn p h át sáng của tần g trê n hay cù n g với
nguồn p h á t sáng trở th à n h m ột cặp phạm trù thuộc lĩnh vực âm
dương đối đãi.
T rong hệ thống linh v ật nổi tiếng m à sau này hội tụ vào tứ
linh th ì h ầu n h ư con rù a rấ t hiếm x u ất h iện tro n g ch ạm khắc
trê n kiến trú c gỗ, có lẽ bởi người xưa quan niệm nó là con vật
của tầ n g dưới, n hiều khi m ang tín h tích cực, tự th â n đã th ể hiện
m ột cặp p hạm trù âm dương đối đãi hoàn chinh (m à biểu tượng
về ngôi n h à sàn được truyền th u y ết dân gian cho là b ắt ng u ồ n từ
hình tư ợ ng rùa). Rùa còn là biểu tượng cho sự trư ờ ng tồn, song
cũng n h iều khi nó có tín h tiêu cực, cùng với rắ n là cặp th u ỷ quái
gây lụt lội... Trong tạo hình ở th ế kỷ XVI về sau nó th ư ờ n g được
th ể h iện dưới d ạng hóa th â n của hoa lá sen trê n các m ản g chạm
của kiến trúc. Ở đầu thời Nguyễn, tại cung đình H uế rù a cũng
không được th ể hiện tro n g chạm gỗ trê n kiến trúc cung điện, nó
chỉ trở th à n h m ột trong tứ linh b ắt đầu từ thời Gia Long tại các
di tích trê n đ ất Bắc. Dù dưới dạng hóa th â n hay dạn g to àn th ân
cuốn th u ỷ th ì rù a bao giờ cũng nằm ở p h ần bên dưới của cả bố
cục. Ngoài n h ữ n g linh v ật và con v ật được linh hóa n h ư kể trên,
th ì ở thời Mạc đ ã dần dần phổ biến hiện tư ợ ng quái v ật hổ phù
được chạm khắc trê n gỗ. Song, đó chỉ là n h ữ n g biểu tư ợ ng nằm
trê n các h iện vật, tới th ế kỷ XVII chúng mới x u ấ t h iện n h iều dần
trê n kiến trú c, n h ư trê n v án gió của đình Công Đ ình th u ộ c Ninh
Hiệp (Hà Nội) có đôi rồng chầu hổ phù, tro n g trư ờng hợp này có

132
th ể n g h ĩ hổ phù được đồng n h ất với m ặt trăn g (những hình
tượng linh v ật có th â n th iếu thốn thường đồng n h ấ t với m ặt
tră n g hoặc liên q u an đến m ặt trăng). Hổ phù được tạo n é t gồ ghề
(m ắt, m ủi, m ồm ), phối hợp cùng n hữ ng đao m ác bay chéo lên ở
hai bên đã n h ư n h ấ n m ạn h cho nó m ột sức th iên g n h ấ t định.
Trong n h ậ n thứ c củ a người Việt - cư dân trồ n g lúa nước, th ì m ặt
trời là n g u ồ n sinh lực khởi nguyên có sức m ạn h vô bờ bến,
ngu ồ n gốc của m ọi sự sống... còn m ặt trăn g lại có khả năng thúc
đẩy cho sự sinh sôi, gắn với ước vọng được m ùa... Có lẽ vì th ế
m à hiện tư ợng hổ phù đã liên quan trự c tiếp tới các tin h th ể này,
đây là m ộ t hìn h tư ợ n g cầu phồn thực và hạn h phúc m uôn m ặt
của người xưa. H ình tư ợng hổ phù ngày m ột p h át triể n và nó
được h óa th â n với n h iều cách th ể hiện khác nhau. Vào các thời
gian sau ch ú n g ta cũ n g đ ã gặp văn triện rồi hoa lá hóa hổ phù ở
trê n kiến trúc.

M ột vài đề tài khác, thư ờng được thời kỳ này h ế t sức chú ý,
đó là h ệ th ố n g v ân xoắn lớn, có th ể th ấy chúng được biểu hiện
nổi khối m ập, m ặt b ên th â n cong kiểu ốp vỏ m ăng, được chạm ở
đầu các con rường, đề tài này có xu hưởng tạo khối gồ ghề,
n h ư n g v ẫn uyển ch u y ển nhịp nhàng. Qua m ẫu hình đã gặp, hiện
tượng v ân xoắn lớn n ằm ở vị trí tru n g tâm của m ảng chạm , với
n h iều đường chỉ và đường diềm vân xoắn dấu hỏi, có điểm xuyết
các lá cúc cách điệu đã chiếm tới 1/3 không gian của đề tài theo
phương n ằm ngang. Rõ ràn g ở lĩnh vực tạo hình đơn thuần, hiện
tư ợng này cũng làm h ạn chế xúc cảm ng h ệ th u ậ t của người xem .
Song, n ếu n h ìn đây là m ộ t biểu tượng th iên g liêng, m à nhiều
n h à n g h iên cứu cho rằ n g nó gắn với ước vọng cầu m ư a với h ạn h
phúc đa diện, để cõng trê n lưng m ột vẻ đẹp tâm linh, thì m ặc
n h iên ch ú n g trở n ê n có m ột giá trị đặc biệt, th ậm chí làm "nhòe"
đi cả nhược điểm g ắn với tạo hình đơn th u ần . C húng ta cũng đã
gặp các hệ vân xoắn, đ ặt ở dưới và hai bên n h ữ n g đấu, được

133
chạm nổi trê n n ền của ván lá gió. Có lẽ hiện tư ợ ng này chủ yếu
chỉ gặp ở phong cách Mạc vào cuối th ế kỷ XVI đ ầu th ế kỷ XVII.
N hững vân xoắn này lấy gốc từ chiếc đấu (có khi là đấu ba chạc)
làm tâm để tỏa đều sang hai bên. Từ lưng của m ỗi vân xoắn, to
nhỏ nối n h au th eo kiểu tay m ướp, đều bay ra m ộ t chiếc đao có
khi dưới dạng lá th iên g có sống (lá cúc cách điệu). Cũng theo
kiểu thứ c này, n h iều khi n h ữ n g v ân xoắn được k ế t nối với nhau
để th o án g tạo th à n h n h ữ n g đường diềm dưới dạng chạm thủng.

Từ th ế kỷ XVII về sau, h ìn h thứ c vần xoắn n h ư kể trê n chủ


yếu được th ể h iện th iếu sự gồ g h ề m à nh iều khi chỉ chạm n ét
chìm ở n h ữ n g ván nong/dong, các kẻ nối từ cột cái qua cột hiên.
Vào th ế kỷ XVII n h ữ n g vân xoắn này n h ư b ắt n g u ồ n từ bố cục
của hệ vân xoắn ở thời Trần. C húng được th ể h iện hai vân xoắn
lớn tỏa sang hai bên, để đội m ộ t vân xoắn dấu hỏi, phía dưới là
m ộ t chiếc đuôi đơn giản, lượn chéo sang bên. M ột giả th iế t để
làm việc, m ang tín h đột ngột, coi cả cụm vân xoắn n h ư m ây
(Vân) và sấm chớp (Lôi), đuôi chải lượn sóng của nó nh ư m ư a
(Vũ), h iện tượng bay chéo coi n h ư biểu hiện của gió (Phong), hội
lại là tứ pháp tro n g tín ngưỡng/ý thứ c cầu m ư a cho m ùa m àng
sinh sôi, p h át triể n của người xưa.

về đề tài con người, tới thế kỷ XVI đã trở n ê n gần đời hơn.
Đôi khi họ x u ất h iện là th iên th ần , có khi là h o ạt cản h th ế nhân.
Chắc chắn ở đây không còn m an g dấu tích của n h ữ n g con người
thuộc phong cách của thời Lý và T rần nữa. Ở thời Mạc, điển hình
là tại đìn h Tây Đ ằng, hệ thống tư ợ ng trò n m ang tư cách nhạc sĩ
th iê n th ầ n dưới d ạn g cả nam lẫn nữ được điểm x u y ết cưỡi trê n
các đòn tay chạm rồ n g đ ặt trê n đ ấu ba chạc, họ đ ều nằm tro n g
hệ lá gió của đầu cột cái và cột quân, nh ư biểu h iệ n về các tần g
trời cao th ấ p khác nhau. Các tư ợ n c này chỉ được tạo các p h ần
trên , còn n ử a dưới được xẻ th à n h m ộ t m ộng n g o àm ngậm vào
th â n đòn tay, n h ữ n g th iê n th ầ n thư ờ ng cầm n h ạc cụ trong động

134
tác nào đó. Q ua đây, chúng ta có thể thấy được ph ần nào cách
phục tra n g củ a người đưong thời. Đó là khăn m ỏ quạ, khăn như
cái th ớ t (gần gũi tượng nhà m ồ Tây Nguyên), m ột gợi ý về tiền
th ân của k h ăn v àn h dây. N hiều nhạc cụ dân gian củng được tạc
kèm theo. Tượng có khuôn m ặ t tự nh iên m ang n é t khái quát,
n h ư n g p h ân b iệt rõ nam nữ. Với m ột số tượng nữ, hoa tai thường
rấ t dài gần ch ấm đ ến vai, m à bằn g điều tra hồi cố, th ì hình thức
này đã biểu h iệ n cho sự sang quý. Nhìn chung, tu y là th iên th ần
n h ư n g đ ều tỏ ra không xa cách, đôi cánh của tư ợng thư ờng chỉ
tạo đơn giản rồi gắn vào hay được chạm chìm trê n n ền ván lá
gió. Một ý kiến khác, khi đi điền dã với cố giáo sư T rần Quốc
Vượng, ông có gợi ý rằn g hệ th ố n g tượng bao q u an h này phần
nào n h ư chịu ản h hưởng từ tích truyện P hật Giáo, khi đức Thích
Ca M âu Ni x u ấ t thế, các ông v u a trời là Phạm T hiên và Đe Thích
đã cho các n h ạc sĩ th iên th ầ n tu n g hoa n h ã nhạc van g lừng bầu
trời để chúc m ừ ng... Ở đây, h iện tượng này n h ư nh ằm đề cao
th á n h T ản Viên.

Một d ạn g th iê n th ần khác như được đời hóa, để m ang tư


cách phù hợp cho m ối tìn h đặc biệt của th ế gian, th ể hiện trên
bức phù điêu, tạ i lá gió của cột quân góc trong bên trái đình Tây
Đ ằng. T rung tâm của m ảng chạm là m ột ông già có v ết nhăn
trê n trán , cầm chiếc lược đang m uốn chải tóc cho cô gái trẻ, ken
giữ a hai người là m ộ t cây "vũ trụ ". Đ áng qu an tâ m hơn, cùng
h àn g , ở hai b ên là hai th iê n th ầ n có cánh, hai tay cùng cầm
cuống của m ộ t búp hoa, đặc b iệ t nử a dưới của hai th iê n th ầ n này
đ ều là th â n rồ n g /rắn (hình th ứ c này cũng gặp ở cửa võng gian
giữ a của đ ề n v à , th ị xã Sơn Tây). Có m ột lần cố giáo sư Từ Chi
cho b iết rằ n g h iện tượng tạc m ộ t người đàn ông già "tằn g tiu"
với cô gái trẻ là m ột biểu tư ợng về Lão Dương và Thiếu Âm, như
ước vọng tạo ra "th án h n h ân "? Vì người con được sinh ra đã
th ừ a hưởng trí tu ệ của người cha và sức khỏe của người m ẹ.

135
Đồng thời h ìn h tượng nử a trê n là người, n ử a dưới là rồ n g /rắn đã
được coi n h ư bóng dáng về diêm vương trong n h ậ n thứ c của
n h iều cư dân phía Nam dãy Hi Mã Lạp Sơn. Ở đây th iê n th ầ n vừa
có đuôi rồ n g lại vừa có cánh đã được coi n h ư hợp th ể của âm và
dương, hỗ trợ cho mối tìn h đặc biệt gắn với huyền thoại ờ th ế
gian. Ngoài n h ữ n g hìn h tư ợng như n êu trên , n h ìn chung đề tài
con người được làm m ột cách khái quát, đơn giản n h ư n g vô cùng
sinh động để p h ản án h về các m ặt sinh h o ạt trong đời sống như
cảnh đi th u y ền hái hoa (vì nóc), trai gái tìn h tự, ngồi khóc cho
m ăn g m ọc (lá gió), cảnh đẽo gỗ, gán h con, tạo cho ch ú n g ta
n h ữ n g suy n g h ĩ đa diện. Có th ể thấy ở đó là n h ữ n g m ảng chạm
p h ản án h m ột tư duy tạo hình đ ạt đ ến ch u ẩn m ực rấ t cao trong
th ế khái q u át cô đọng. Ví dụ, đứa bé con ngồi tro n g th ú n g (cảnh
m ẹ g án h con), chỉ m ột u trò n tượng cho đầu, m ộ t vòng trò n
tượng cho hai tay ôm lấy hai u tròn tư ợ ng cho hai đ ầu gối... Một
chi tiế t khác của thời kỳ này còn th ể hiện nhữ ng sin h h o ạt văn
hóa vui chơi, n h ư cảnh làm xiếc, chèo th u y ền chạm ở đình Tây
Đ ằng v à chùa Cói. Nổi lên tro n g các hình tượng liên qu an đến
người lao động là phục tran g của người đàn ông, họ thư ờ ng đội
m ũ bì biện (mũ chóp nhọn bằng da ôm sá t đầu) v à m ặc váy có
khi n g ắn trê n đầu gối... Bằng vào n h ữ n g hình tư ợ n g trên , m ột
giả th iế t làm việc đ ặt ra là đương thời nam giới ở tầ n g láp dưới
vẫn còn phổ biến kiểu phục tra n g với váy cũn cỡn v à có th ể đóng
khố (người săn th ú trê n vì nóc đình Tây Đằng). Ở m ộ t số di tích
khác n h ư tại chùa Thổ H à đ ã có h iện tư ợ ng người đ àn bà ngồi
dạng cả chân tay n ân g cầm con rắrr đư a ra phía trước, như m ột
hìn h tư ợ ng khởi đầu cho loại đề tài b à Banh/Đ anh, phổ biến hơn
tro n g chạm khắc trê n kiến trú c và bia ký ở thế kỷ XVII. Đồng
thời ở đ ìn h Lỗ H ạnh với hiện tượng tiên cưỡi th ú h ay cưỡi rồng
n h ư m ộ t tiền đề cho đề tài tương đồng, rấ t phong phú ở thời
gian sau... Suy cho cùng, tấ t cả n h ữ n g hình tư ợ ng con người
chạm gỗ ở th ế kỷ XVI ngoài phản án h về m ột số khía cạnh nào

136
đó của cuộc sống thì hầu n h ư đã được th iên g hóa. Song, các hình
tượng đã gặp phần nhiều như m uốn làm nhòe đi cái ra n h giới
giữa th ế n h â n và siêu nhân.

Thời L ê trung hưng (thế kỳ XVII)


Đây là giai đoạn p h át triển tiếp tụ c của n g h ệ th u ậ t dân gian
b ắt nguồn từ th ế kỷ XVI, để rồi đ ạ t đ ến đỉnh cao ở cuối th ế kỷ
này (chúng tôi không dừng lại trong m ô tả và ý nghĩa về các biểu
tượng linh vật, m à chủ yếu chỉ nói về bước p h át triể n tro n g thời
kỳ này). T rong th ế kỷ XVII, hầu n h ư m ọi linh v ậ t dưới thời Mạc
đ ều được tái hiện. Người đương thời, tro n g không khí p h át triển
của n g h ệ th u ật, đã sản sinh ra rấ t n h iều loại rồng khác nhau.
N hững con rồng th â n vồng khúc lớn đ ể trơn, m ắt quỷ, m iệng sư
tử, răn g nhe, tai th ú lớn bay ngang, g ần n h ư là sản phẩm của
dòng văn hóa chạy từ vùng H ùng Lô, Lâu Thượng tạ t sang Ba Vì
về Quốc Oai. Rồi n h ữ n g con rồng kiểu khác, "chìm " tro n g cả m ột
rừ n g đao m ác, được th ể hiện đặc kín ở mọi nơi m ọi chỗ trong
kiến trúc, có th ể th ấy điển hình như ở cửa võng đình Diềm (Bắc
Ninh), đình Thổ Hà (Bắc Giang), đình Hạ H iệp (Hà Nội) hay ỏ vì
nóc của đình H ưng Lộc (Nam Định) v à ở rấ t nhiều di tích khác
trê n đ ất Bắc Bộ. Tuy n h iên m ột đặc điểm của thời kỳ này (chủ
yếu vào cuối th ế kỷ XVII), người đương thời đã th ể hiện nhữ ng
con rồng dưới dạng nổi, bong, kênh, lộng cùng vái nhữ ng con v ật
bị coi là tầ m thư ờng v à cả con người leo trèo trê n râu tóc của nó.
Vào n h ữ n g năm 70 - 80 của th ế kỷ XX, m ột số người đã lầm
tư ởng đó là n h ữ n g hìn h tượng chống đối phong kiến (dưới chế độ
cũ). N hưng hầu n h ư ở đình chùa làng đều th ể hiện rồng không
phải đại diện cho v ua vì chúng chỉ được th ể hiện từ 4 m óng trở
xuống, n ê n ý n g hĩa của các đề tài liên qu an đ ến rồng chắc chắn
đã m an g tín h ch ất sâu xa hơn. Q uan niệm của nhiều cư dân trê n
th ế giới củng n h ư của người Việt (nông nghiệp) đã nhìn n h ận
m ư a n h ư dòng tin h dịch của trời cha trà n vào lòng m ẹ đ ất cho

137
m uôn loài sinh sôi. Trong tạo h ìn h th ì rồng là biểu tư ợ n g của
m ây với đao m ác của nó là sấm chớp, đó là hợp th ể tạo ra m ưa
tro n g ước vọng cầu phồn thự c của con người, ở m ột khía cạnh
nào đó, người ta đã nh ìn n h ận rồ n g đồng n h ấ t với tin h dịch của
trời cha, n h ư th ế nó cũng trở th à n h linh v ật đầy tính "đĩ th õ a" ăn
nằm với cả rồng (chùa Điềm Giang) và đủ m ọi loài (đền Đ inh Lê,
Hoa Lư, N inh Bình)... Vì th ế có th ể nghĩ rằ n g nhữ ng con v ậ t nhỏ
leo trê n râu rồng là con của nó, n h ư để biểu h iện về tìn h
phụ/m ẫu tử. N hận th ứ c này có lẽ ngày m ột mở rộng, n ê n trong
hình thứ c chạm khắc nhiều khi h ìn h tượng các con th ú và người
đã được th ể hiện tro n g m ột không gian đầy rồng to n h ỏ khác
nhau... và n h iều trư ờ ng hợp không phân định nổi được đó là
rồng cha hay rồng m ẹ và n hữ ng loài kia là con hay là n h ữ n g con
vật được linh hóa điểm xuyết dưới góc độ tạo hình.

v ề n h ữ n g linh v ật khác, so với thời Mạc, trong th ế kỷ XVII,


chúng h ầu n h ư đã p h á t huy đ ến m ức tối đ a tính dân gian, bên
cạnh n h ữ n g ngu y ên tắc quy định về chúng, đó là n h ữ n g con
phượng vũ dưới các dạng khác n h au , đặc b iệt là giống chim cõng
vũ n ữ th iê n th ần , đã được th ể h iện nhiều trê n kiến trúc. Người ta
cũng tìm được n h ữ n g con chim gần gũi với thực tế, được đ ặt
đ ú n g chỗ, tro n g m ộ t động tác vô cùng sinh động như ở đ ìn h Chu
Q uyến và ở n h iều kiến trúc khác. Đặc biệt đối với lân, ngoài hình
thứ c cường điệu bởi n hữ ng chi tiế t thiêng, th ì nhiều con chỉ còn
giữ được khuôn m ặ t và đao khuỷu để xác n h ậ n về tín h thiêng
của chính nó, còn động tác của ch ú n g lại rấ t gần gũi với động tác
của n h ữ n g con th ú bình thường, n h ấ t là của chó, m à m ộ t trong
n h ữ n g điển h ìn h là ở ván lá gió củ a đình Thổ Hà. Một số con v ật
khác n h ư voi, ngựa, hổ cũng được th ể hiện nhiều, song đ a phần
chúng được th iên g hó a th àn h voi, ngự a th ờ (đình Q uang Húc),
hoặc p hù trợ cho n h ữ n g hoạt cảnh của con người nh ư voi đấu hổ,
cảnh săn hổ... C húng ta còn g ặp nhữ ng con thạch sù n g được

138
chạm trước m ặt rồng để cho biết đó là hỏa long (đình Liên Hiệp,
Hà Nội)(lì, hay rắ n chạy ra từ m ũi của rồng, đó là th ủ y long (Phù
Đổng, Hà Nội).

N h ữ na linh v ật ở thời kỳ này, bằnq vào sự đa dạng, đa loại,


với n h ữ n g động tác vô cùng sinh động đã tạo n ên sự náo nức của
cả m ộ t không gian tâm linh tro n g kiến trúc của đương thời.

P h át triển hệ th ố n g biểu tượng dưới thời Mạc, thì ở th ế kỷ


XVII h ầu n h ư được làm tinh tế hơn và kết hợp với n hữ ng đề tài
khác m ộ t cách n h u ầ n nhu y ễn hơn, cho n ên trừ m ộ t số đề tài
m ang tín h quy p h ạm n h ư biểu tượng về m ặt trời dưới dạng m ặt
trò n có đao m ác, ho a th iên g cách điệu, rồi vân xoắn các dạng...
Thì các biểu tư ợ ng khác phần nhiều đã như n h ữ n g bệ đỡ để
th iê n g hóa đề tài trọ n g tâm .

vềhình tư ợ ng con người, b ắt đầu từ nhữ ng năm 70 và n h ất


là 20 năm cuối của th ế kỷ XVII đã th ể hiện khá nh iều dưới các
dạng khác nhau.

Người đương thời đã chạm những th iên th ần có cánh (chủ


yếu là nữ th ần ) với khuôn m ặt phúc hậu, rồi rấ t nh iều hoạt cảnh
khác đầy sự náo nức n h ư đua thuyền, đấu vật, nuôi con... Đặc
biệt là ho ạt cảnh liên q u an đ ến phồn thự c và tìn h yêu nam nữ.
C húng ta đã gặp khá n h iều h ìn h tượng bà B anh/Đ anh dưới dạng
người phụ nữ khỏa th â n ngồi dang rộng chân tay sang hai bên
trê n bia ký, th ì nay cũng x u ất hiện trê n ván gió tại m ặ t trước
tiền đường chùa Thổ H à (Bắc Giang), đình Phù Lão (Bắc Giang),
rồi cản h trai gái ôm n h au n h ư ở đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc) hoặc
trai gái đù a giỡn dưới hình th ứ c tắm khỏa th â n rõ ràng nh ư ở

(1) Thạch Sùng là một biểu tuợng của thần giữ lửa. Chúng được đúc trên các nồi
ba muơi xua (để giữ nóng khi luộc bánh chưng). Chúng cũng xuất hiện nhiều ở
hai bên biểu tuợng mặt trời (Nghệ thuật Tây Nguyên).

139
đình Đ ông Viên, hay làm nhiều chuyện th ầ m kín của vợ chồng
n h ư ở đ ền /ch ù a Điềm Giang (Ninh Bình), đình Phù Lão (Bắc
Giang)... n h ữ n g h ìn h tư ợng ấy rấ t bạo dạn, quá gần với thực.
Cũng khó có th ể tìm th ấy ở đó m ột ý nghĩa cưỡng lại đạo đức
Nho giáo, n h ư m ột thời dài đã lầm tưởng, m à theo các n h à dân
tộc học n g h ệ th u ậ t th ì h ìn h tượng này ít nhiều có x u ất p h á t điểm
từ thự c tế cuộc sống đời thường, ít n h ấ t ở chính địa phương có di
tích. M ặt khác, đó cũng là hình tượng m à người xưa m uốn dùng
chính m ìn h làm m ẫu để gợi ý với th ần linh, nhằm thông qua đó,
để nhắc n h ở th ầ n linh thúc đẩy cho m uôn loài và cây trồ n g sinh
sôi p h át triể n (hiện tượng nh ư trê n đó cũng gần gũi với n h iều lễ
hội có tập tục tự do giữa nam nữ, m à thời gian n ử a đầu th ế kỷ
XX về trước vẫn còn tồ n tại).

Thời Nguyễn (thế kỷ XIX)


Hình tượng có yếu tố dân gian đã chuyển theo chiều hướng khác.

Trong kiến trú c ở th ế kỷ XVIII, hình tượng con người h ầu


n h ư ít gặp. Phải tới cuối th ế kỷ XIX đầu th ế kỷ XX hình tư ợ ng
con ngưòi trê n phù điêu mới được quay trở lại, song tín h khái
q u át đã bị h ạn chế, người ta chú ý nhiều đ ến tả thự c hơn, đồng
thời chú ý n h iều đ ến các tích tru y ện của T rung Hoa n h ư n h ữ n g
tìn h tiế t của Tây du ký, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc chí, hoặc
th eo m ột số h u y ền thoại/tích Việt Nam...

Sở dĩ có h iện tư ợng n h ư trê n vì ph ần nào do các di tích đã


th ay đổi chủ n h â n và cao hơn là từ sự biến đổi về n h ậ n th ứ c xã
hội. Thời kỳ này, n h ấ t là dưói thời Nguyễn, ng h ệ th u ậ t ít n h iều
đã vượt ra ngoài tâm linh dân dã tru y ền thống, m à ph ần nào có
b àn tay của tầ n g lớp Nho sĩ cấp th ấp đã chi phối tới văn hóa xã,
thôn. Đ ồng thời ru ộ n g công ngày càng cạn kiệt, khiến cho kinh
tế cộng đồng và tín h dân chủ làng xã bị cạn m òn, tấ t cả n h ư đã
tạo điều kiện cho sự ảnh hưởng trở lại m ột cách khá m ạn h m ẽ

140
của nghệ th u ậ t T rung Hoa, vì thế, hệ thống linh v ật theo m ột
quy chuẩn khác đã chi phối đến chạm khắc trê n kiến trúc. C húng
ta đã gặp rấ t n hiều m ảng chạm tứ linh và n hữ ng cây cỏ thuộc hệ
tứ liên, tứ hựu. Trong đó, nhiều khi linh v ật có th â n được chạm
nỗi, n h ư n g đầu lại được chạm tròn, đó là n hữ ng hình tượng
(phần nhiều) th uộc th ế kỷ XIX. Khoảng cuối th ế kỷ XIX và đầu
th ế kỷ XX, n h ữ n g con rồng thường m ảnh hơn và có n hữ ng vây
lưng khá gai góc. H ình thức phượng củng trong xu hướng tương
tự ... Nếu, từ th ế kỷ XVII về trước, lân được th ể h iện dưới dạng
gần gũi với th ú được th iên g hóa và con long m ã (m ột dạng lân)
chủ yếu được th ể hiện trê n các hiện vật th ì tới nay chúng xuất
h iện gần n h ư phổ biến trê n kiến trúc, kể cả trê n gỗ và trên
n h ữ n g bức tư ờng xây. Có th ể hiểu được long m ã n h ư sau:

Long = rồng - bay lên = tu n g - kinh tuyến = thời gian


Mã = n g ự a - chạy ngang = hoành - vĩ tu y ến = không gian
Như vậy, lân ngoài ý nghĩa gắn với bầu trời thì nó còn biểu
h iện cho chí tu n g hoành của nam nhi, có khả năng cõng cả
không gian và thời giari chuyển động và nó còn như biểu tượng
cho th á n h nhân, được ẩn chứa m ột sức m ạnh thiêng liêng. Đôi
khi long m ã cõng n h ữ n g biểu đồ tạo lập ra vũ trụ và th ế giới
tro n g hiện tư ợng chịu ản h hưởng của văn hóa T rung Hoa (long
m ã h à đồ, th ầ n quy lạc thư). Nhưng đối với người Việt th ì hà đồ
lạc th ư hiếm được chạm khắc, m à chủ yếu thư ờng để cho long
m ã cõng biểu tượng lưỡng nghi, tứ tượng, b át quái và rùa
th ư ờ n g đội hòm sách n h iều khi có cả bú t kiếm.
Thời kỳ này cũng vẫn sử dụng nhiều biểu tượng như các thời
kỳ trước và cơ bản chúng làm nền để thiêng hóa các đề tài chính.

3.3. Đồ thờ cơ bản trong ngôi đình


Đồ thờ, suy cho cùng, trong m ột giới hạn nào đó, là nhữ ng
"vật" để th ô n g linh, vì th ế trong mọi kiến trú c tôn giáo tín

141
<a®3e@Í!>
ngưỡng th ì q u an trọ n g n h ấ t là bàn thờ của các vị Thần Thánh,
đối tư ợ n g để tiế p cận q u a n g h i lễ. Vì vậy, cần có n h ữ n g h iện
v ậ t để xác n h ậ n về vị th ầ n tro n g di tích đó, n h ư n h ữ n g tư ợ ng
chính, bài vị với tê n tu ổ i cụ th ể . M ột v ấn đ ề khác cần qu an
tâ m là từ chức n ăn g sự n g h iệp của vị th ầ n m à người xư a đáp
ứ n g n h ữ n g đồ th ờ liên q uan, ch ẳ n g h ạn n h ư gắn với n h ữ n g
th ầ n có n h iề u ch iến công th ì hầu n h ư đồ th ờ có bộ chấp kích,
văn võ song to àn th ì có bộ chấp kích kèm b át bửu, th ầ n có công
với đời sống th ư ờ n g n h ậ t của nh ân d ân n h ư chống lụt thì thường
có n h ữ n g "th ần cụ" tro n g việc chống th u ỷ quái, rồi tu ỳ theo công
trạ n g và sự phong th ầ n tro n g quá khứ m à th ầ n có lọng, tàn, tán
khác nhau.
Ngoài ra, đồ thờ còn liên quan đến lòng suy tô n của người
đời, được biểu hiện q ua ngai thờ, ghế thờ, kiệu rước các loại và
các đồ nghi trư ợ ng liên quan. Suy cho cùng, người đời xưa
thư ờng cố gắng tạo uy linh cho th ầ n bởi trong tư duy của họ
th ư ờ n g ng h ĩ rằ n g th ầ n càng uy linh th ì làng xóm càng vinh
quang, sẽ được hư ở ng tố t lành nh iều hơn tai họa..., th ần như
m ột th ế lực siêu hìn h bảo vệ cho con dân tro n g cộng đồng m à
th ần cai quản.

Bàn thờ
T rong m ột đình th ư ờ ng có nhiều ban th ờ n h ư bàn thờ công
đồng, b àn th ờ T hánh, đôi khi cũng có nh iều b àn th ờ khác của
th ầ n linh liên quan. Song, về tin h th ầ n th ì bàn th ờ nào, dù ở thời
nào cũng thế, đ ều m an g m ột tín h ch ấ t cơ bản để biểu hiện về
tần g trời. Người ta có th ể thấy rấ t rõ ở đây với hai cây n ến đều
được đ ố t bằng lửa, để tượng cho m ặt trời, m ặ t trăng. Theo
nguyên tắc tả dương hữ u âm (nhìn từ tro n g ra), cây nến/đèn ở
góc ngoài bên trái là tư ợng cho m ặt trời, b ên phải là tượng cho
m ặt trăn g , b át hương ở chính giữa sá t m ép ngoài của bàn th ờ để
tượng cho tin h tú. T rụ hương vòng, ngoài có khói để thông linh,

142
còn được coi n h ư m ột "trục vũ trụ" nhằm chuyển sinh khí từ
tần g trên xuống tầng dưới, đem hạn h phúc đến cho th ế gian. Vì
th ế no th ư ờ n g sơn m ầu đỏ (sinh khí) và có chữ Hỉ ở giữa th ân
"tượng trư n g cho mọi nguồn h ạn h phúc", nhiều khi người ta
th ay đổi trụ hương vòng bằng m ột cây trầm hoặc kỳ n am khúc
khủy để tư ợng cho cành th iên m ệnh, cũng là m ột trụ c vũ trụ nối
giữa siêu n h iên với cõi thế.

Người xưa thư ờng th ắp hương vòng, theo nguyên tắc khi
cháy phải chạy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, để phản
ánh về ý thứ c thờ m ặt trời, nguồn sinh lực khởi nguyên và
vô biẻn của m uôn loài (được hội về đầu trụ và tru y ền xuống
trầ n gian).

về n g u y ên tắc bao giờ hư ơ ng n ế n cũ n g phải có khói mới


m a n g tín h linh th iê n g và m ới có khả n ăn g th ô n g linh, để con
ngư ời tiế p cận với tầ n g trê n , vì: th eo n h iều n h à n g h iên cứu
d ân tóc học th ì từ thời n g u y ên thủy, con người đ ã tự cảm n h ận
th ấ y hình n h ư có m ộ t th ế lực siêu h ìn h nào đó có khả n ăn g chi
phối tíến m ọi m ặ t tro n g cuộc sống của họ. N hư ng b ằn g vào sự
h iểu biết đơn sơ ở đư ơ ng thời, họ không th ể xác đ ịn h được th ế
lực đc m an g d ạn g th ứ c ra sao v à ở đâu, dần d ần khi p h ân định
được vũ trụ ít n h ấ t có 3 tầ n g 4 th ế giới, khi con người có th ể
tiếp cận được với th ế giới trê n m ặ t đất, dưới m ặ t đ ấ t và dưới
nước, họ k h ô n g th ấy m ộ t bóng dán g nào đại diện cho th ế lực
siêu h ình... Cuối cùng, m ộ t tấ t y ếu của tư duy là đẩy th ế lực
này lên tầ n g trê n , q u á trìn h k h ẳn g đ ịn h vai trò và sự "cao quý"
đối với các th ế lực th iê n g liêng, là hiện tư ợ n g n h â n d ạn g hóa
các th ần linh. Song, n h iều khi sức m ạ n h củ a th ầ n linh cũng
đư ợc thể h iệ n ra b ằn g sức m ạn h tự n h iên của trời đ ất, m ây,
m ư a, ũ lụ t... đ ã th ú c đẩy con người tìm cách giao tiế p với th ầ n
linh, hay đ ú n g hơn là tìm cách cầu xin để các th iê n th ầ n che
chở va để các th ầ n vừ a lòng, bớt gây tai họa. N hưng con người

143
không th ể tự đi lên tầ n g trời, không th ể trự c tiế p gặp gỡ các
th ần , chỉ tới khi họ th ấ y được đặc đ iểm của lử a th ì y êu cầu
tâm lin h đó m ới p h ần nào được giải q u y ết. T hông th ư ờ n g có
lử a th ì có khói, m à khói th ì luôn có xu h ư ớ n g bay lên cao, đó là
m ộ t gợi ý để con người m ượn khói tiế p xúc với các đ ấ n g vô
biên. R ất n h iề u tộc người trê n th ế giới, m à h iệ n n ay v ẫ n còn
tư ơ ng đối phổ b iến ở ch âu Phi đen, th ổ d ân ch âu ú c ... rồi ở
v ù n g rừ n g n ú i ch âu Á, tro n g đó có cả V iệt Nam , th ư ờ n g đốt
n h ữ n g đ ố n g lử a lớn để tổ chức lễ hội. Người ta th ư ờ n g m úa
n h ảy với n h ịp điệu m ạn h , đầy gợi ý, p h ần n h iều v ận ch uyển
th eo bước đi ngược ch iều kim đồng hồ q u a n h đống lửa. C húng
ta có th ể th o á n g n h ư tìm th ấy ở đây m ộ t h ìn h th ứ c gắn với tục
th ờ m ặ t trời (hội Lồng Tồng - lễ xuống đ ồng củ a người th iểu
số V iệt Nam), tro n g đó n h ữ n g động tác m ú a n h ảy đ ã m an g đầy
sự gợi ý b ằn g ch ín h cơ th ể con người, chủ y ếu là giới nữ, lực
lượng tạo n ê n sự sin h nở và nuôi dưỡng (nói lên k h á t v ọ n g cầu
no đủ, sin h sôi, p h á t triển ...). T ất cả có th ể tạ m h iểu rằn g ,
người ta m u ố n d ù n g n h ữ n g h ìn h ả n h v à động tác củ a điệu
m ú a để th ô n g q u a lửa khói m à gửi lời cầu của con người lên
cõi th iê n g liêng. T ạm có th ể diễn giải lời cầu đó n h ư sau: Hỡi
các th ầ n lin h đầy sức m ạn h siêu p h àm , h ãy cho m uôn loài
m u ô n v ậ t th eo sự gợi ý qua th â n xác của ch ú n g tôi đây, m à
b an cho ch ú n g tôi n h iều của cải cho cây trồ n g và v ậ t nuôi sinh
sôi p h á t triể n , để ch ú n g tôi luôn có m ù a vụ bội th u và cuộc đời
đầy h ạ n h phúc.

Vượt qu a thời n guyên thủy, với n h ữ n g p h át kiến phục vụ


ngày càng cao cho cuộc sống, thì ở lĩnh vực sinh h o ạt tâ m linh,
dần dần tro n g các tôn giáo đã hội lửa khói vào n ến và hương,
người ta coi n ến tượng trư n g cho ng u ồ n sáng của đạo pháp,
n h ư n g nó cũng tư ợng trư n g cho nguồn sinh lực khởi nguyên vô
bờ bến là m ặ t trời, m ặ t trăn g ... còn hương đ ã như tin h tú . Đương

144
nhiên, với việc khói bay lên đã như m ang tín h th ô n g linh, đối với
cư dân Á Đ ông ít n h iều ý n g hĩa này đã chịu ản h hưởng của văn
hóa T rung Hoa, về cơ bản, hương m ang ý nghĩa là thơm . Song,
đây là thơm của tin h thần, bởi chất thơm đã biểu hiện lòng
kính trọ n g củ a ch ú n g sinh đối với các th ần linh và n h ấ t là đối với
Phật với tuệ, với tầm . Vì thế, "tâm hương" được hiểu là ngũ hương,
bao gồm:

Giới hương-, sự thơm của giới, nghĩa là n h ữ n g giới trong


"luật" m à người tu h à n h không được phạm .

Định hương-, do giữ được giới m à tâm kẻ h àn h giả không bị


rối loạn, nhờ đó m à tập tru n g tư tưởng đi sâu vào n h ữ n g yếu
nghĩa sâu xa củ a đạo, vào cõi định, th iền định.

Tuệ /Huệ hương-, nhờ định (thiền định) mới có trí tu ệ (Phật
đã dạy tâm tĩn h /đ ịn h tu ệ sinh) từ đó kẻ hàn h giả m ới đoạn tu y ệt
được các m ối tà ác để chứng được chân lý.

Giải thoát hương-, nhờ trí tu ệ mơi dẫn đến giải th o á t khỏi sự
ràng buộc dục vọng để được tự tại, nghĩa là th o á t khỏi sự phiền
não (làm m ê hoặc v à ràn g buộc th â n tâm ), đó là con đường dẫn
tới N iết Bàn.

Giải thoát tri kiến hương-, là dẫn tới sự hiểu b iết cao độ để
đắc đạo. Tri kiến có m ức cao thấp, rộng h ẹp khác n h au tu ỳ theo
khả n ăn g tu ch ứ n g của từ n g h ạn g chúng sinh m à cao n h ấ t là
tri kiến của P h ật N hư Lai, m ang nghĩa giải th o á t hoàn toàn
trọ n vẹn...

T rong n g h i lễ c ủ a người V iệt, sinh h o ạ t cao n h ấ t là thuộc


về trí v à tâ m , q u a n h ệ của tin h th ầ n , ở m ộ t lĩnh vực nào đó là
kh ai m ở cái tâ m c h â n th ự c tức cái ph áp th â n v ĩn h cửu của con
người, m à n h ư P h ật đ ã dạy: h ãy v én đám m ây m ù n g u tối che

145
đ ậy th ầ m tâ m th ì tự n h iê n ánh sán g trí tu ệ sẽ rọi tới (n h ư m ột
cuộc h à n h trìn h đi tìm ch â n lý của đạo củ n g ch ín h ỉà m ộ t cuộc
h à n h h ư ơ n g đi tìm ch ín h m ình) hội cả n g ũ h ư ơ n g được biểu
trư n g b ằ n g m ộ t n é n h ư ơ n g . Thông th ư ờ n g ngư ờ i V iệt th ờ th ầ n
lin h th e o lối th ế g ia n (lối bình dân) th ì p h ầ n n h iề u d ù n g 3 n én
h ư ơ n g , th íc h ứ n g tro n g điều kiện kêu cầu hoặc m ong có sự
c h u y ể n đổi tíc h cực n ào đó, vì th eo q u a n n iệm của ngư ời V iệt,
số 3 là số lẻ, lẻ th ì đ ộ n g chuyển, động th ì b iến đổi, b iến đổi th ì
p h á t triể n .

T rê n đ ây là m ộ t cách bài trí đơn giản n h ấ t của b à n thờ,


so n g , tro n g q u á trìn h p h á t triển , m ỗi thờ i có cách ứ ng x ử khác
n h a u v à x u h ư ớ n g bổ su n g đồ th ờ cho đầy đủ là đ iều tấ t yếu.
N gười ta đ ã sử d ụ n g bộ "tam sự" gồm 2 ch â n n ế n v à b át
h u ơ n g , h a y ''n g ũ sự " (th êm hai lọ để hương) hoặc cũ n g có khi
là th ấ t sự (cả h a i lọ h o a nữa). H iện nay, rấ t h iếm khi tìm th ấ y
được tro n g n h iề u n g ô i đ in h các chân n ế n gốc, lọ cắm h ư ơ n g có
n iê n đ ại từ th ế kỷ XIX về trước, m à ch ú n g th ư ờ n g chỉ đơn sơ
m ộc m ạc, c h ủ y ế u được tiệ n bằn g gỗ hoặc đúc b ằn g đồng, ít có
h o a v ăn , tu y n h iê n tra n g trí n g h ệ th u ậ t th ư ờ n g đ ặ t vào b át
h ư ơ n g là c h ín h . Vào th ế kỷ XVI, XVII ch ú n g ta đ ã gặp được
n h iề u b á t h ư ơ n g b ằ n g gốm , m an g giá trị n g h ệ th u ậ t r ấ t cao,
tr ê n đó đ ắ p nổi n h ữ n g con v ật linh, n h ữ n g b iểu tư ợ n g , cả hoa
lá được th iê n g h o á v à cách điệu. Sự gồ ghề của ch ú n g đôi Khi
ở lĩn h v ự c tạ o h ìn h m a n g tín h ch ấ t điêu khắc rõ rệ t. T ho ảng
h o ặc, c ũ n g có m ộ t v ài b á t hương gỗ ở v ù n g H à Tây (cũ) chạm
trổ r ấ t kỹ, n h ờ đó m à ch ú n g ta xác đ ịn h được n iê n đại của
c h ú n g m ộ t cá c h d ễ d àn g . Vào th ế kỷ XVIII trở về sa u tro n g
đ ìn h là n g n ổ i lên loại b á t hư ơng gốm m e n d a lươn với n h iề u
loại to n h ỏ k h ác n h a u , ch ú n g m an g đầy y ếu tố d ân gian, đó là
s ả n p h ẩ m c ủ a là n g T hổ Hà (Việt Yên, Bắc G iang). T rong
k h o ả n g th ờ i g ia n n à y ,th ự c sự ở n h iều đ ìn h đ ã có b á t hư ơ n g với
n h iề u d ạ n g r ấ t đ ẹp , n h ư n g qua ch iến tra n h v à q u a n h ữ n g tiê u

146
cực c ủ a xã hội n ê n tro n g th ờ i gần đây, c h ú n g đ ã bị đ ậ p bỏ
hoặc đ ã bị m ấ t cắp, khiến m ai m ột g ần h ế t. M ột b á t h ư ơ n g
đ iể n h ìn h về n g h ệ th u ậ t và đầy n é t sá n g tạo ở đ ìn h Lệ M ật
(Long Biên, H à Nội), đó là m ộ t b át hư ơng kép 3, th e o th ế "tam
sơn" b ằn g gốm n u n g , m à ch úng ta ngờ là s ả n p h ẩ m B át T rà n g
(Gia Lâm - H à Nội). Bát h ư ơ ng này nhỏ, b ề rộ n g trê n dưới 40
cm , cao xấp xỉ 25 cm , m an g h ìn h th ứ c r ấ t độc đáo, quý h iếm ,
h ầ u n h ư ch ứ a đ ự n g m ộ t ý th ứ c sán g tạo. Có th ể n g h ĩ là m ộ t
sả n p h ạ m đ ặ t h à n g chứ ch ư a phải là sản p h ẩ m sả n x u ấ t h à n g
loạt. K hoảng cuối th ế kỷ XIX và tro n g th ế kỷ XX, ý th ứ c th ự c
d ụ n g v à đơn g iản ho á các b át hư ơng của đ ìn h th ư ờ n g được th ể
h iện với h ai loại, đ ều dưới d ạn g h ìn h trụ , có v iền nổ i con
ch ạ ch ở s á t ch ân , n h ữ n g b át hư ơ ng gốm m e n trắ n g vẽ h o a v ăn
m àu ch à m , th ư ờ n g có h ìn h lưỡng long ch ầ u n h ậ t/n g u y ệ t, về
b á t h ư ơ n g đ ồ n g cũ n g g ần m a n g h ìn h th ứ c n h ư b á t h ư ơ n g gốm ,
ngư ờ i ta tạo ra đư ờng gân nổi chứ kh ô n g p h ả i v ẽ tr ê n gốm ,
th ư ờ n g có 3 ch ân , đôi khi có cả đế bằn g đồng.
N h ữ n g ch â n n ế n có n iê n đại từ th ế kỷ XVIII v ề sau
th ư ờ n g làm đơn g iản b ằn g đồng, bằng gỗ m à n ay d ạ n g n à y v ẫn
còn p hổ b iến . N hữ ng ch ân n ế n /đ è n của th ế kỷ XVI, XVII đ ã đ ạ t
được g iá trị n g h ệ th u ậ t r ấ t cao. Đó là n h ữ n g cây đ è n c ủ a thờ i
Mạc g iố n g n h ư chiếc độc bình, có b ụ n g v à c h â n là m ộ t khối
riê n g , p h ầ n đ ầu n h iều khi là m ộ t khối riê n g khác, s ở dĩ có h iệ n
tư ợ n g n ày là do ch ú n g n h ư đ ã m an g y ếu tố th ư ơ n g m ại. Các
n h à n g h iê n cứ u n g h ệ th u ậ t d ân tộc học đ ã cho rằn g ; h iệ n
tư ợ n g m ộ t h iệ n v ậ t gốm lớn đầy đủ với sự g á lắp b ằ n g n h iề u
bộ p h ậ n khác n h au , đ ã m an g tín h th ư ơ n g m ại, là đ ể tiệ n cho
sự đ ó n g gói, dễ v ận ch u y ển đi xa, đồng th ờ i th íc h hợp với sự
sản x u ấ t h à n g lo ạt v à tín h ch u y ên b iệt. Đ ầu củ a n h ữ n g cây
đ è n n ày là m ộ t khối trụ cao trê n dưới 10 cm , p h ía tr ê n hơi lõm
x u ố n g và m ặ t đ ứ n g (th àn h đèn) bao q u a n h đ ề u vẽ h a y g ắn
n h ữ n g cá n h se n v u ô n g m à tro n g lòng m ỗi c á n h có v â n xo ắn

147
cù n g h o a cúc cách điệu, c ổ đèn cũ n g là lá th iê n g , B ụng đ èn
được vẽ m ây cuộn và m ộ t đặc điểm nổi b ậ t là được người
đ ư ơ ng th ờ i đ ã tạo n ên m ộ t con rồng bằn g đ ấ t sé t trắ n g luy ện,
th â n r ấ t dài để d án q u a n h b ụng đèn. P hần không gian n g ă n
cách g iữ a đ ầu v à đuôi rồ n g n h iều khi đã được ghi n iên đ ại và
ngư ời công đức cây đ èn cho các di tích cụ th ể , với h ìn h th ứ c
ch ữ v iế t n ày th ư ờ n g là v ạch trê n th â n đ èn khi đ ấ t còn ẩm sau
khi đ ã h o à n ch ỉn h sản phẩm , trư ớc khi n u n g . Vì th ế m ép ch ữ
n h iề u khi khô n g n h ẵ n n h ụ i (nhữ ng n iên đại th ư ờ n g gặp, đó là
D iên T h àn h , Đ oan Thái, Sùng K hang của thờ i Mạc), c ổ dưới
củ a đ è n th ư ờ n g th ó t lại rồi loe ch ân ra để tạo m ặ t đ ứ n g v ữ n g
chãi. Ở p h ầ n b ụ n g dưới và cổ này cũng v ẽ cán h sen v u ô ng,
tư ơ n g tự n h ư p h ầ n đầu, so n g cán h hoa th ư ờ n g cao hơn. M ột số
cây đ è n được làm th eo đơn đ ặ t h àn g h o ặc n h ữ n g cây n hỏ
th ư ờ n g khô n g có rồ n g dán, ch ú n g được làm rấ t kỹ v à h iếm có
h iện tư ợ n g ỉắp ghép.
Ở cuối th ế kỷ XVI và tro n g th ế kỷ XVII n h ữ n g cây đ èn
n ày có p h ầ n ch u y ển hóa th à n h dạn g trụ v u ông. Đ ỉnh củ a cây
đ è n cũ n g làm v u ông, có "tai" ở bốn góc. Người ta làm đư ờ ng
diềm nổi b ằn g k h u ô n rồi d án vào đ ỉn h đ èn v à đầu trụ . Đ ế đ èn
th ư ờ n g có lân p h ụ c. Một tro n g bốn m ặ t củ a trụ n h iề u khi khắc
ch ữ chìm ghi tê n của di tích hoặc người công đức. Ở n h ữ n g
cây đ è n do lân đội này rõ rà n g đ ã m an g tín h c h ấ t sả n x u ấ t
h à n g loạt, y ếu tố th ư ơ n g m ại được sử d ụ n g , ch ú n g ta có th ể
n h ìn n h ậ n n iê n đ ại của ch ú n g th ô n g q u a n h ữ n g h o a văn, m à
chủ y ếu với n h ữ n g đao m ác trê n th â n củ a lân đội đèn. Thời
n ày có n h iề u sả n p h ẩm rấ t đẹp, có loại chỉ cao 20 cm , có loại
cao tr ê n 50 cm , ch ú n g th ư ờ n g được phủ m e n trắ n g ngà, đ iểm
m en x a n h lá cây v à hoa v ă n dán không m en . Theo đ iều tr a hồi
cố, trư ớ c đây ở ch ù a Keo Thái Bình và c h ù a Bối Khê (khi cây
đ èn n ày ch ư a bị m ất), các cụ già địa phư ơ ng cho b iế t nó tư ợ n g
trư n g cho án h sá n g của P h ật Pháp, được coi n h ư m ộ t b iểu

148
tư ợ ng, n ê n to àn bố cục của cây đ èn vừ a hợp lý và ch u ẩn m ực
về n g h ệ th u ậ t n h ư n g cũ n g hợp lý về cả y ếu tố tâm linh...

P hía sa u của b á t hương, g ần như là m ộ t sự b ắ t buộc, ở


b àn th ờ c ủ a đ ìn h nào củng vậy, thường có m ộ t "tam sơn"
(n h ữ n g ta m sơn c ủ a th ế kỷ XVII, XVIII h iện n ay đ ã bị m ấ t hết)
m à chủ y ếu m an g n iê n đại củ a th ế kỷ XIX, XX. T rong n h ữ n g
h ìn h th ứ c củ a h iện v ậ t loại này m à ch ú n g ta đ ã được tiế p cận,
ch ú n g được coi n h ư m ộ t cái ỷ (ghế) tạo n ê n b a cấp ch ên h
n h au , th ô n g th ư ờ n g cấp ở giữ a cao n h ấ t rồi tới cấp b ên trái,
các cấp n à y đ ều có d ạn g khối trụ vuông bằn g gỗ với tra n g trí
các d ạn g h o a lá cá ch đ iệu là chính. Tam sơn có n g h ĩa là quả
n ú i 3 ngọn, người x ư a cũng cho rằn g , đó là bóng d án g của m ột
trụ c vũ trụ nối g iữ a trờ i và đ ấ t. T ính th ự c d ụ n g của đương thời
đ ã tạo cho m ặ t trê n củ a 3 "đ ỉn h núi" là 3 m ặ t vuông để đỡ 3
chiếc đài. Mỗi đài th ư ờ n g có p h ầ n th â n và n ắp h ìn h trụ tròn,
n ú m h ìn h b ú p sen , tro n g m ỗi đài th ư ờ n g để m ộ t ch én nước
th iê n g , đó là nước m ư a hoặc nước giếng. H iện nay tro n g m ột
số di tích n h ư ở đ ền , đ ìn h Phù Đ ổng và m ộ t số đ ìn h khác (ứ n g
Hoà, H à Nội), ch ú n g ta vẫn còn tìm được n h ữ n g chiếc đài cao
xấp xỉ 20 cm và c h â n đế cũ n g cao k h oảng 10 cm được chạm
n h ữ n g h o a v ăn củ a th ế kỷ XVII. Đ ằng sau "tam sơn" th ư ờ n g là
m ộ t chiếc đ ỉn h trò n có n ắp. C hính tâ m là m ộ t con lân đ ặ t ở
đ ỉn h n ắp tro n g th ế ng ồ i q u ay ra ngoài. H ai tai củ a đ ỉn h là m ây
cu ộ n hoặc rồ n g , đ ỉn h trò n th ư ờ n g có 3 chân; (m ột trước, hai
sau), trê n đ ầu b ắp ch ân th ư ờ n g là h ìn h m ộ t bộ m ặ t của quái
v ậ t n h ìn c h ín h d iện , n h ư m ộ t m ặ t hổ p h ù v à p h ầ n dưới th eo
kiểu ch ân quỳ. Đ ỉnh nào cũ n g được đ ặ t trê n m ộ t đ ế trò n th ấp ,
cũ n g có 3 ch ân . T ấ t cả các đ ỉn h tro n g đ ìn h h iệ n n ay chủ yếu
đ ều được làm b ằ n g đồng. Người x ư a th ư ờ n g q u a n niệm , con
lân ở n ắp đ ỉn h n h ư đ ã m an g tư cách tư ợ n g cho tầ n g trờ i (tầng
trê n ), m ộ t b iểu tư ợ n g củ a tr í tu ệ , n ên nó n h ư có chức n ăn g

149
k iểm s o á t tâ m h ồ n kẻ h à n h hư ơng..., nắp đ ỉn h h ìn h m u i luyện
(d ạn g lợi c h ậ u úp , có đục khe cân xứ ng để th o á t khói). Tai
đ ỉn h là n h ữ n g b iể u tư ợ n g của các lực lượng tự n h iê n tro n g ý
th ứ c c ầ u m ư a, g ắ n với sự sinh sôi thuộc tư duy n ô n g n g h iệp
(còn c h â n đ ỉn h là h ìn h tư ợ ng m ộ t con quỳ h ìn h con v ậ t chỉ có
đ ầ u liề n m ộ t c h â n , đ ã được nhắc tới từ đời K hổng Tử, với ý
n g h ĩa tư ợ n g trư n g cho sự x u ấ t h iện của T h án h n h ân ). Suy cho
cù n g , tro n g n h ữ n g n g à y hội, với khói trầ m bay lên c ũ n g m an g
tư cá c h th ô n g lin h v à tạo n ên n é t uy n g h i cho T h à n h h o àn g
làn g . Vào cuối th ế kỷ XIX và th ế kỷ XX, đ ã có h iệ n tư ợ ng
c h u y ể n từ đ ỉn h 3 c h â n san g đỉnh 4 chân. T rong h ìn h th ứ c này,
n h iề u đ ỉn h c ũ n g được tra n g trí bằn g các đề tài nổi ho ặc chìm ,
đôi k h i là b iể u tư ợ n g m a n g yếu tố Dịch học, với h ìn h b á t quái:
Kiền, K hảm , c ấ n , C hấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Ở m ặ t bên
th ư ờ n g có n h ữ n g h ìn h tra n g trí tứ linh, tứ hự u ho ặc n h ữ n g
c ả n h liê n q u a n tới các th á n h n h ân với h ìn h th ứ c " tiê n phong
đạo c ố t" ... N goài ra, còn rấ t n h iều dạng đ ỉn h khác được cúng
vào đ ìn h , đó là sả n p h ẩ m của các hiệp th ợ đúc đồng ở H uế và
r ấ t n h iề u nơi k h ác, n h ư n h ữ n g đỉnh h ìn h trá i đào, đ ỉn h đ ứ n g
tr ê n cóc, h o ặc dưới n h iề u dạn g khác n h a u , suy cho cùng ý
n g h ĩa khởi n g u y ê n c ủ a chúng v ẫn ít khi th a y đổi. Ở thờ i gian
này, tạ i m ộ t số đ ìn h (Ngự Triều Di Quy, c ổ Loa, H à Nội), p h ần
n ào do c h ịu ả n h h ư ở n g của T rung H oa hay do ch ín h người Hoa
c ú n g tiế n m à có m ộ t số đỉnh không m an g d ạn g trê n . C húng
k h ô n g có c h â n q u ỳ m à chỉ có m ộ t con rồ n g u ố n th â n đội đỉnh.
N h ữ n g đ ỉn h n à y k h á đ ẹp , song ch ú n g vư ợ t ra n g o ài n h ậ n th ứ c
tâ m lin h q u e n th u ộ c c ủ a người Việt, bởi ch ú n g có p h ầ n m an g
tín h á p c h ế với n g h ệ th u ậ t nằm ngoài dòng tru y ề n th ố n g .

Ở m ộ t số đ ìn h có vị th ầ n linh th ư ợ n g đ ẳn g v à có sự th a m
g ia c ủ a tầ n g lớp N ho sỹ, th ì n h iều khi, đ ằ n g sau đ ỉn h còn để
m ộ t b á t h ư ơ n g /đ in h trò n bè, th ấp , dạn g b a chân, ta i là hai m ặ t

150
hổ n ổ i vừ a phải, cũ n g có chân m an g h ìn h tư ợ n g củ a con quỳ,
đó là "Bàn trò n T hái cực". Hầu n h ư m ọi h iệ n v ậ t n ày đ ề u làm
b ằn g đồng, h ãn h ữ u có khi được làm b ằ n g gỗ (h iện n ay ch ư a
tìm được m ộ t h iệ n v ậ t tư ơ n g ứ ng nào được làm b ằ n g đ á và
gốm ). N hữ ng trư ờ n g hợp này th ì ch ấ t liệu đ ồ n g đ ã đ ả m bảo
cho y ếu tố linh th iê n g (như đã trìn h bày ở trê n ), còn đ ĩn h gỗ
th ì chắc ch ắ n p h ải là gỗ m ít và được sơn m à u h u y ế t dụ, được
viền v àn h đ en ở m iện g , n h ư th ế, h iện v ậ t gỗ n ày đ ã m a n g ý
n g h ĩa về trí tu ệ v à sin h lực th iê n g liên g ... T hự c ra, h iệ n v ậ t
này n h ư m ộ t b iểu h iệ n về sự đóng góp củ a y ế u tố N ho giáo.
Tuy n h iên , với ngư ờ i d ân bình th ư ờ n g th ì ý n g h ĩa sâ u x a của
nó k h ô n g m ấy được q u an tâm , m ặc dù nó m a n g y ế u tố dịch
học, tự th â n n h ư tư ợ n g cho th ái cực, th á i cực v ậ n đ ộ n g tạo cho
âm dư ơ n g n ảy sin h , đó là lưỡng nghi, n h ư h a i ta i củ a h iệ n v ậ t,
từ đó m à m u ô n loài m u ô n v ật p h á t sinh. Đ ằn g sa u "b à n trò n
th á i cực" th ư ờ n g là ng ai v à bài vị, đa số n h ữ n g n g a i c ủ a đ ìn h
được làm r ấ t cẩn th ậ n , với tay ngai n g a n g v ai c ủ a b ài vị, cũ n g
n h ư n g a n g vai củ a vị th ầ n N hững ngai b ằ n g gỗ sớm nhất, của
nước ta, h iệ n n ay còn tìm được có niên đ ại vào k h o ả n g th ế kỷ
XVI (đình Đ ông K ết, H ư n g Yên).

Người xư a cũ n g th ư ờ n g tạo ra giữ a h ệ th ố n g đồ th ờ b ằn g


m ộ t vách n g ăn , tạo n ê n m ộ t hậu cu n g th â m n g h iê m . T rong
trư ờ n g hợp này, n g ai có bài vị được đ ặ t n g a y tr ê n bục giư ờ ng
th ò tro n g h ậ u cu n g , đ ồ n g thời phía trư ớ c m ặ t n g ai c ũ n g để
m ộ t b á t hư ơ ng, k h o ản g g iữ a b át hư ơng v à n g a i có h ò m sắc của
v u a các th ờ i nối n h a u p h o n g cho th ầ n . Ở các đ ìn h có n h iề u
T h àn h h o à n g làn g th ì có n h iề u ngai khác n h a u v à th ư ờ n g được
đ ặ t n g an g b ằn g ở tro n g h ậ u cung, song, vị th ầ n c h ín h bao giờ
cũ n g có b ài vị to hơn, ch iếm lĩnh vị trí tru n g tâm . T rê n bước
đ ư ờ n g trô i chảy củ a thờ i gian, người x ư a còn đ ặ t lên b à n th ờ
n h iề u h iệ n v ậ t k h ác n h a u n h ư lọ hoa, m â m bồng, đó là b iểu

151
h iệ n về sự h iểu b iế t tro n g quần ch ú n g còn h ạ n chế, n ê n cách
sắp đ ặ t đó v ư ợ t q u a n g u ỵ ên tắc, dẫn tới vị trí của các h iệ n v ật
này không cố định, ch ú n g chỉ p h ản án h m ộ t tin h th ầ n sù n g
kính củ a n h â n gian m à thôi.

N hìn chu n g , n h ữ n g đồ thờ không chỉ có ở b an th ờ chính


m à còn được p h â n bố ở n h iều b àn th ờ khác n h au , m ỗi b à n th ờ
đ ều có cả h ư ơ n g lẫn n ến , song chỉ b àn th ờ chính d à n h riên g
cho th ầ n với sự sù n g kính cao đ ặ t ở h ậ u cu n g là còn h ò m sắc,
hộp m ũ, hộp đai, th ậ m chí cả hộp đự ng q u ần áo th ờ v à ngai,
bài vị. T rong n h iề u trư ờ n g hợp ở n h ữ n g h ậ u cung cổ tru y ề n
m an g tín h c h ấ t lử ng th ì cơ bản đồ th ờ được để trê n sập, Ỷ
th ấ p , n h ư n g ở n h ữ n g h ậ u cung không sử d ụ n g sàn lử n g th ì đồ
th ờ th ư ờ n g đ ặ t trê n b àn cao.

T ro n g n h ữ n g k iến trú c cổ tru y ề n , chủ yếu ở đ ầu th ế kỷ


XVIII trở về trước, m ặ t bằng cơ bản của đ ìn h th ư ờ n g m ang
d ạn g ch ữ N h ất m à ch ú n g ta có th ể th ấ y đ iển h ìn h n h ư đ ìn h
Tây Đ ằng, đ ìn h T hụy Phiêu, đình Chu Q uyến, đình D iềm , đ ìn h
Thổ H à th ì sàn lử ng th ư ờ n g được làm khá cao và chỉ ch iếm vị
trí ch ủ y ếu từ h ai cột cái tro n g chạy đ ến cột q u ân h ậu , với m ặ t
sàn có th ể cao tới 2m và ph ần th ờ T h án h được b ư n g kín bằn g
v án gỗ, m ặ t trư ớ c có từ 4 đ ến 6 cán h cử a th ờ được chạm
th ủ n g với n h iề u đề tà i n g h ệ th u ậ t của đ ư ơ n g thời, đủ tạo n ê n
m ộ t á n h sán g h u y ền ảo nơi T h àn h h o àn g làng n g ự . Người
đư ơ ng thờ i luôn có ý th ứ c xác n h ậ n vai trò của T h à n h h o àn g
làn g với d ân ch ú n g , n ê n đã tạo ra ở p h ía trư ớ c m ặ t c ủ a h ậu
cu n g m ộ t sà n th ờ rộ n g khoảng trê n lm , sàn này tỳ lực trê n hệ
xà rầ m cử a h ậ u cung, đó là 2 xà nối từ cột cái ra đ ầu h ai trụ
p h ụ ở p h ía trư ớ c. Đ ầu h ai trụ n ày lại được nối với n h a u bởi
m ộ t x à lớn, tạo n ê n m ộ t khung sàn p h ụ h ìn h chữ n h ậ t. T hông
th ư ờ n g trê n đ ầu h ai cột phụ người ta cũ n g tra n g trí h ế t sức
đơn g iản , dưới d ạn g đ ấu "nắm cơm " hoặc dưới d ạn g lân chầu.

152
T rên sà n cử a cu n g cấm nay lại bày m ột hệ th ố n g đồ th ờ như
b á t hư ơ ng, ta m sơn, đỉn h đồng, n h iều khi cả đôi h ạc th ờ ngậm
cuống đ ĩa đ è n d ạn g lá sen. T rong trư ờ n g hợp này, hạc và cây
đ èn n h ư đ ã trở th à n h linh v ậ t b iế t giảng về đạo lý, để lúc đó
án h sá n g c ủ a cây đ èn đồng n h ấ t với đạo pháp. Trở lại lĩnh vực
k iến trú c , tro n g ý th ứ c đề cao th ầ n , người x ư a th ư ờ n g làm m ột
h ệ th ố n g "c ử a võ n g " bao lấy m ặ t trước H ậu cung.

T ro n g n h ữ n g cửa võng đ iển h ìn h củ a các ngôi đình cổ


tru y ề n , nổi tiế n g n h ấ t là ở đ ìn h Diềm (Bắc Ninh) rồi đ ến các
cử a v õ n g k h ác n h ư ở đ ìn h Thổ H à (Bắc Giang), Tường Phiêu
(Sơn Tây), Đ ìn h B ảng (Bắc N inh) và còn ở rấ t n h iề u đ ìn h có
n iên đ ại từ th ế 'kỷ XVIII về trư ớ c. Ở đ ìn h Diềm , có bộ cửa võng
g ần n h ư độc n h ấ t vô nhị, được chạm khắc rấ t chi tiế t, rậm rạp,
su ố t từ th ư ợ n g lư ơng (xà nóc) xu ố n g tới tậ n sá t m ặ t đ ất. Ở
p h ầ n s á t x à nóc là tầ n g tầ n g lớp lớp n h ữ n g dải chạm lộng, là
các b iểu tư ợ n g liên q u an tới th ế lực tầ n g trê n , đó là các h ìn h
tư ợ n g m ặ t tră n g được n h â n hóa, là n g h ệ sĩ th iê n th ầ n và
không th ể th iế u được n h ữ n g con rồng cùng phư ợ ng chầu,
m an g n g h ệ th u ậ t đ iển h ìn h củ a th ế kỷ XVII. P hần th â n giữ a
với tru n g tâ m gồm 3 bộ cửa củ a h ậu cung, m à m ỗi bộ cửa lại
lồng tới ch ín lớp cử a võng nhỏ, được xếp th à n h 9 cấp th ấ p dần
từ n g o ài vào, m ỗi tầ n g đều được th ể h iện ở h ai góc là h ai đầu
rồ n g ch ầu , p h ầ n g iữ a được k ế t th eo kiểu dạ cá có m ặ t trời to ả
n h ữ n g tia s á n g th e o kiểu đao m ác bay san g h ai bên. T rong bố
cục n ày n g ư ờ i ta có cảm giác đư ờng vào cửa T h án h v ừ a th â m
n g h iêm v ừ a sâ u h u n h ú t, n h ư tạo n ê n m ộ t không gian riên g
m à con n g ư ờ i đ ứ n g trư ớc th ầ n linh, tu y không xa cách n h ư n g
đ ều khởi lò n g k ín h th u ậ n .

Ở hai b ê n củ a cửa võng, để che sự thô cứng, người đương


thời cũng bố trí ta i Y m ôn là h ai m ảng chạm đầy ch ất nghệ th u ật,
dưới d ạn g ch â n quỳ, để p h ần nào n h ư m ở rộng không gian của

153
H ậu cung. P hần dưới của sàn hậu cung từ xà nối cột phụ và đôi
khi cả đầu cột cũng được chạm trổ rấ t kỹ, thông thư ờng đó là
rồng chầu m ặ t trời điểm xuyết hoa văn, vân xoắn. Có th ể thấy
n h ữ n g th a n h xà của th ế kỷ XVII, thư ờng chỉ ở vị trí này mới
được chạm trổ đặc kín trê n th ân (hiện tượng như nêu trê n không
được th ự c h iện ở các xà phụ và chỉ từ cuối th ế kỷ XIX đến đầu
th ế kỷ XX h iện tư ợng chạm trê n th â n xà, quá giang của đình mới
phổ biến dần).

Thông thư ờng n h ữ n g m ảng chạm liên quan đến cửa cung
sẽ dừng ở đây, n h ư n g riên g đối với đình Diềm, th ế kỷ XVII, niên
đại C hính Hoà 13 (1692) th ì người xưa vẫn tạo nên m ộ t khung
tra n g trí nữa, viền dưới x à cột lửng và cả ở hai bên phía trong
cột cái, có lẽ vị trí này là m ột "ran h giới" ph ân chia giữa th ần và
th ế gian, n ên đã chạm trổ n h ữ n g rồng phượng chầu m ặt trời
điểm x u y ết hìn h tư ợng dân gian vói nhiều hoạt cảnh... Trong
"không gian th iên g " đó, hai tai của cột được chạm th ủ n g , với đề
tài trú c và chim cách điệu cao. Dưới chân của m ảng chạm tai cột
thì h o àn to àn gắn với trầ n gian, có hình tượng tru n g tầm là voi
và ngựa, cùng với q u ản tư ợ ng và giám m ã đều trong hình thứ c
đóng khố đội m ũ h ìn h quả dưa. Một chi tiế t vui của m ảng chạm
th ủ n g bong k ên h này được th ể h iện m ột con quỷ th ân người, đầu
khỉ đ an g ôm phía dưới b ụng ngự a và m ột tay bóp đầu sinh thự c
khí củ a ngựa, H ình tượng này nói lên điều gì trong tâm thức dân
gian hay m an g yếu tố tâ m linh nào(?) thì tới nay chư a th ể b iết
m ột cách chắc chắn...

T rong xu th ế p h át triể n của hậu cung, th ì nhiều đình vốn


đã có h ậu cung lửng, n h ư n g khi tu bổ người thời sau đã xây
th êm (nối kín với gian giữa) m ộ t bộ ph ận kiến trúc khác m ang
h ìn h th ứ c k ết cấu "chuôi vồ" (không h ạ hậu cung cũ xuống), làm
nơi cất giữ đồ ng h i trư ợng. Trong trường hợp đó, tạm gọi cả hệ
th ố n g cũ mới này n h ư m ộ t hệ h ậu cung "kép". Như vậy, trong

154
lòng củ a bộ phận chuôi vồ đã có thêm m ột phần kiến trúc gỗ
nằm lọt tro n g hệ th ố n g cột cái của kiến trúc mới. C húng tôi ngờ
rằng, hiện tượng này là sự kế th ừ a gần gũi của dạng H ậu cung
của kiến trú c ngôi đình hình chữ Nhất bước sang giai đoạn chuẩn
hoá th à n h kết cấu hìn h chữ Đinh, để rồi dần dần bỏ h ẳn Hậu
cung gỗ m à th ay bằng Hậu cung xây, đưa th ầ n ngồi ở bàn thờ
đ ặ t trự c tiếp trê n m ặt đất.
N hìn chung, trê n trụ c tru n g tâm của đình, thư ờng được mô
tả n h ư trên . Song, đồ thờ gắn với đình còn phải được quan tâm
tới cả ở các gian bên như: Đôi hạc lớn đứng trê n rùa, m à trong
đó m iện g hạc thư ờng ngậm viên ngọc sáng tượng cho đạo pháp,
có n g h ĩa chim th iên g này th ay m ặt T hành hoàng làng hay th ần
linh đ ể giáo hóa cho người đời. Hạc còn tượng cho tầng
trên /d ư ơ n g tính, rù a tư ợng cho tầng dưới/âm tính. Cặp hạc, rù a
đã tư ợng cho âm dương đối đãi, gắn với sinh sôi p h át triể n và
trư ờ ng tồn.
Rồi hai hàng Lỗ bộ - chấp kích và Bát bửu nhằm tôn vinh
thần. Ở các gian bên còn có ngự a hồng {đặt ở bên trái thần) và
ngự a bạch (đặt ở bên phải thần) đứng chầu vào, ngự a to như
thực, có lắp b ánh xe để kéo đi rước. Ngựa là linh v ật cõng bầu
trời, có gù trò n ở đầu, tượng cho m ặt trời. Gù trò n ở phía hông
trê n đuôi tượng cho m ặt trăn g , xung quanh viền th ấ t tin h - Yên
ngự a là phượng (Đầu đội công lý và đức hạnh, m ắt là m ặt trời,
m ặt trăn g , lưng cõng bầu trời, cánh là gió, lông là cây cỏ, đuôi
công là tin h tú, chân là đất), tượng trư n g cho vũ trụ - Như thế,
n g ự a và phượng đủ tư cách là vật cưỡi của thần. Vì thế, ngày
thư ờng đầu và đuôi phượng được cất đi để th ầ n luôn tại vị.
Ngoài ra, khi đình chuyển hóa, m ang yếu tố đền với sự
th ầm n ghiêm hóa (bưng ván kín hoặc chỉ bưng ở hậu cung), với
việc tế lễ, th ì đồ thờ thư ờng có thêm cồng đ ặt ở tòa tiền tế (bên
trái thần) và trố n g sấm (trống to sơn đỏ đ ặt bên phải), c ồ n g phải

155
có n ú m (tượng cho m ặ t trời) vành cồng tượng cho bầu tròi.
N hiều chiếc cồng cổ thư ờng bao quanh núm (ở ngoài hoặc tro n g
lòng) là hoa 8 cánh. Qua điều tra hồi cố, khi tế lễ, người xướng
ngôn th ư ờ n g hô: Khởi T rinh (Cồng) cổ (Trống) - T iếng cồng như
tiến g gọi th ô n g linh, xin m ở cửa trời, tiếp sau là tiến g trống th ay
lời cầu m ưa. "Sự chào hỏi" tâm linh này n h ư lời cầu xin T hành
hoàng chứ ng giám cho buổi lễ tế. Tất nhiên trong đình còn nh iều
đồ th ờ khác, n h ư kiệu long đình, kiệu b át cống, kiệu võng, kiệu
bành... tư ơng ứng với vai trò của T hành hoàng làng. Song,
n h ữ n g kiệu này chỉ được lắp trong ngày hội có rước thần, và,
đình nào cũng có lá cờ th ầ n lớn chỉ treo ở cột (đặt) trê n trục th ầ n
đạo khi có hội - Cũng ngày này mới sử dụng cờ ngũ phư ơng/hành
cho việc rước th ần .

Đồ th ờ tro n g đình không nhiều n h ư của chùa và đền, song


cũng đ ủ để dẫn d ắt dân làng vào m ột cuộc sinh hoạt văn hóa đầy
vẻ đẹp về chân, thiện, m ỹ của truyền thống.
<P0 C 0O ỈỈG
VỀ LỄ HỘI
GẮN VỚI ĐÌNH LÀNG

Đ ông phai! s ắ c đào rực rỡ n h ư đem sinh khí tới m uôn nhà.
T huở ấy, khi tiến g pháo đầu m ù a xô đẩy h ạ t m ư a bay và làm
n gập n g ừ n g cơn gió lạnh thì lòng già ấm lại, trẻ nhỏ reo ca... nơi
nơi bừ n g dậy m ột ngu ồ n vui b ấ t tậ n - X uân mới, m ở đầu cho m ột
chu trìn h thời gian m ới chìm tro n g ước vọng - Sức sống trà n về,
người người náo nức lo tới hội xuân. Người ta dàn h nh iều thời
gian cho vui chơi, n g h ỉ ngơi, dọn dẹp tran g hoàng n h à cửa để nơi
tra n g n g h iêm n h ấ t luôn đủ hương đèn đón tổ tiên về. Ngày hội
ch u n g thôi th ú c tâm hồn, cảnh sắc trở n ên ấm áp hơn với câu đối
đỏ, b án h ch ư n g xanh. Và T ết chẳng riêng ai, T ết m ọi nhà...
Song, n g ày tế t ch u n g ấy lại rấ t riêng, ngoài sự th ăm hỏi, chúc
m ừ n g sum họp gia tộc... th ì hiếm có nhữ ng sinh h o ạt cộng đồng.
N hưng, sau đó là sự "dồn n én " mới, chờ ngày khai hội x u ân của
vùng, làng, để m ong cho đ ất trời hoà hợp, cho con người thực
h à n h lẽ th ô n g linh, cho trai gái yêu nhau... Lễ hội, n ếu như
không còn th ì khó m à tưởng tư ợ ng nổi, xã th ô n n h ư trở về m iền
h o an g dã, lấy gì để cân bằng cho m ột năm đầy v ất vả, cho hoà

157
hợp yêu thư ơ ng và phần nào bản sắc sẽ dễ tàn phai, làm cạn
m òn lòng yêu quê hương nguồn cội...
Lễ hội của người Việt là m ột thuộc tín h cơ bản tro n g hệ
th ố n g sinh h o ạt văn hóa của người Việt. Có thể nghĩ rằng, lễ
hội đã được nảy sinh từ thời nguyên thủy hay ít n h ấ t từ khi
người V iệt đ ã gắn sản x u ất nông nghiệp vào n h ận thứ c liên quan
đến thời gian và không gian của tự nhiên và vũ trụ . T rong m ột
giới h ạn n h ấ t địn h chúng tôi đề cập tới lễ hội của cộng đồng,
được thự c hiện ở các công trình, di sản văn hóa, n h ất là với ngôi
đình làng.
Gần đây, n h iều n h à lãnh đạo và nghiên cứu văn hóa đã chú
ý n h iều đến lễ hội, từ đó nảy sinh n h ữ n g qu an niệm rấ t khác
nhau, n h ư n g h ìn h n h ư mới chỉ quan tân đ ến cái "th ể" thự c tại
của lễ hội, m à ch ư a m ấy người chú ý tới cái "m ật" và "dụng" của
nó, n ên đã đưa ra m ộ t số ứng xử có vẻ như vư ợt ra ngoài "đường
ray" của khoa học, dẫn đến nhữ ng hiện tượng như "kịch bản hóa
lễ hội", rồi "tăn g cường hội m à giảm lễ", coi lễ (cơ bản) là cúng
bái và hội chỉ là trò chơi dưới các dạng thư ợ ng võ h ay nhữ ng
sinh h o ạt th ể th ao và vui chơi khác. Có th ể nói rằng, n h ữ n g nh ận
thứ c đó tư ởng n h ư là tích cực, song, rõ rà n g nó đã làm m éo mó
n h ận thứ c về lễ hội tru y ền thống làm nhòe tinh th ầ n tích cực
thuộc lịch sử tro n g vai trò cốt lõi của lễ hội, cũng có ng h ĩa làm
nhòe tin h th ầ n tìm về bản sắc văn hóa d ân tộc theo n h ư Nghị
q u yết 5 của Ban chấp h àn h T rung ương Đ ảng khóa VIII.
Thực ra, vấn đề lễ hội phức tạp hơn rấ t nhiều, bởi chữ hội
không m an g n g hĩa là trò chơi, m à m ang nghĩa là tập hợp. Vậy, lễ
hội là m ộ t cặp p hạm trù thống nhất, vì lễ hội là sự tập hợp m ột
cộng đồng người n h ấ t định để thự c hiện n h ữ n g điều về lễ. Suy
cho cùng, chính lễ là cái cơ bản, m à cúng bái (bị hiểu lầm là lễ)
chỉ là m ộ t thuộc tín h phổ biến tro n g m ối q u an hệ với th ế lực siêu
n h iên /h ìn h m à thôi.

158
C húng ta có th ể thấy được trong lễ hội đã từ n g xảy ra
n h ữ n g hiện tượng tra n h cướp vô cùng m ất trậ t tự để dẫn đến
nh ận th ứ c "tả tơi chơi hội" như: hiện tượng cướp cầu (Phú Thọ),
cướp k én {Sơn Tây), cướp gậy đỏ (Sơn Đồng)... và nhiều hiện
tượng ở các nơi kliác. Cũng trong lễ hội biết bao hiện tưựnq gắn
với th iê n nh iên vũ trụ , n h ư m úa rồng, sư tử, rồi n h ữ n g hình thức
vừa giữ cóc tro n g vòng tròn, đồng thời vừ a thổi cơm thi, ở Hà
Tây xưa. Ngoài ra, còn biết bao tục hèm m à theo n h ận thứ c của
tần g lớp trí th ứ c Nho học coi là tục tữu, kể ra không thiếu...
chúng ta còn phải q u a n tâm đ ến n hữ ng lễ hội cầu m ưa, cầu m ùa
sinh sôi, n h iều khi gắn với tục đốt pháo. Cũng không th ể bỏ qua
được h iện tư ợng rước và tế th ầ n m à hầu n h ư tới nay ở m ọi lễ hội
đình đ ều thư ờ n g có.

Suy cho cùng, tạm có th ể th ấy mối quan hệ tro n g lễ hội


được diễn ra ở m ấy khía cạnh sau:

- Sự quay lại với thời hỗn m ang (troncylịch sử loài người);


- Mối q u an hệ với th ần linh, cộng đồng và bản thân;
- Mối q u an h ệ với th iên n h iên trê n n ền tản g nông nghiệp
(m ột trọ n g tâm của lễ hội)...

1. Sự quay lại vói thòi hỗn mang (thời gian chiêm bao, như
chưa đi vào trật tự):

Người V iệt là cư dân nông nghiệp, chủ yếu sử dụng thời


gian th eo ch u trìn h k h ép kín của m ù a m àng. Vì thế, n h ữ n g ngày
đầu n ă m được coi n h ư khởi đầu cho chu trìn h thời gian sản xuất.
Với tư d uy coi trọ n g tổ tiên, n ê n bước vào năm m ới là lễ gia tiên,
tiếp th eo là lễ hội, rồi tới đón m ư a và cày cấy, chăm lo cho tới
m ù a th u th á n g Tám , th á n g Chín, thư ờng làm lễ cầu tạ n h cho lúa
chắc hạt, để rồi th á n g Mười g ặt hái vào lễ cơm m ới và Một, Chạp
là thời gian gần n h ư không được tín h vào chu trìn h gắn với sản
xuất, n h ư n g đó là thời gian chủ yếu để con người liên hệ với các

159
kiếp đời đã qua. Rồi tế t lại đến và m ộ t chu trìn h m ới gần như
nguyên v ẹn sẽ diễn ra. Chính với chu trìn h sản x u ấ t khép kín
này đã tạo n ên cho người Việt và nh iều cư dân tư ơ n g đồng khác
m ột n h ận thứ c v ăn hóa có phần riêng, đặc biệt là ở tạo h ìn h có
n é t uyển chuyển, m ềm mại, lặp đi lặp lại, đầy c h ấ t trữ tình...
Song, có m ột điều đ áng quan tâm hơn là người V iệt cũng đã
đồng n h ấ t chu trìn h này với lịch sử p h á t triể n của loài người, m à
giai đoạn khởi đ ầu th ì người nguyên th ủ y còn sống tro n g m ông
m uội, chìm tro n g "thời gian chiêm bao" với tư duy liên tư ởng
m ên h m ông n g an g tầm trời đất, nh ư cố Giáo sư T ừ Chi đã nói:
đó là thời kỳ "vàng son" của tư duy n h ân loại. T uy n hiên, thời kỳ
này, vũ trụ và th ế gian còn hỗn độn, chưa hề có tr ậ t tự . Ả nh xạ
của nó vào tro n g lễ hội là nhữ ng hình thứ c có vẻ n h ư ”phi lý",
song th ự c sự vẫn hữ u lý trong tư duy dân gian, n h ư h iện tượng
cướp cầu và n h iều hìn h thức m ất trậ t tự khác. Lấy m ộ t vài ví dụ,
n h ư tục n ém đá chùa Hương, giữa người Yến VT và Đục Khê.
Ngay trước tế t, m ộ t số bà m ẹ của làng Yến Vĩ âm th ầ m tắm rử a
sạch sẽ, ăn chay để phần nào là m ộ t hóa th â n củ a b à m ẹ đất,
khoảng ngày 28 th á n g Chạp, lặng lẽ ra n h ặ t n h ữ n g h ò n đá, vừa
n ắm tay, xếp th à n h đống bên bờ dìa... đến ngày m ồng 2, đàn ông
con trai làng Yến Vĩ xách giỏ n h ặ t n h ữ n g hòn đ á th iê n g đó tới
làng Đục Khê. Và, cuộc ném đá bắt đầu. Cả m ột trời đ á bay, hai
bên n ém n h au (không được sử dụng b ất kể ch ất liệu nào ngoài
đá). Tiếng hò reo vang trời, cho đến sáng ng ày m ồ n g 6 th án g
G iêng với lễ Mở cửa rừ n g th ì tục ném đá mới k ết th ú c. Trong lễ
này, ông Mo k hấn th ầ n linh, đ ất trời... m à n h ư cố Giáo sư Từ Chi
đã tóm tắ t lời khấn, có th ể như sau: Hỡi các th ầ n linh, hôm nay,
ngày rày, cuộc n ém đ á đã dừng lại (thời hỗn m a n g đ ã qua rồi)
xin các th ầ n linh hãy đưa th iên nh iên vũ trụ đi vào trậ t tự , để
m ư a th u ậ n gió hòa, cho chúng tôi th u ậ n tiệ n kiếm được của cải
tro n g rừ n g và m ù a m àng bội th u ... cố Giáo sư Từ Chi có nói
rằng, n h ữ n g ý này không phải là dịch từ tiến g M ường m à chỉ là

160
lấy theo n h ữ n g nghĩa chính của lời khấn m à thôi. Đe giải m ã câu
chuyện này, ông cũng đã chỉ ra, vào thời nguyên thủy, con người
đã chế tác ra n h ữ n g công cụ bằng đ á và bằng đồng (nhiều hiện
v ật m ang giá trị n g h ệ th u ậ t rấ t cao). Rồi thời gian đó qua đi,
n h ữ n g công cụ này không dùng tới nửa, chúng chim dần vào
tro n g lòng đ ất. về sau, do vô tìn h q u a hiện tượng cầy xới, họ tìm
lại được các h iện v ật đó, như ng họ không tin là do chính con
người làm ra, họ cũng không tin là có trong tự nhiên... cuối cùng
họ gán cho là của th ần linh. Và, là của th ầ n linh th ì tự nó đã
chứa đự ng m ộ t sức linh n h ất định. Theo dòng tín ngưỡng thì
ch ất liệu b ằn g đá hay đồng cũng d ần trở n ên thiêng. Cho đến
nay, để đảm bảo sự th iên g liêng đó thì nh iều đồ th ờ cũng làm
bằng ch ất liệu đá, đồng hoặc đ ất luyện... Như vậy, chúng ta có
th ể hiểu được cả m ột trời đá bay là bầu trời sinh lực m ang ước
vọng vô bờ b ến của cư dân nơi đây gắn chặt với nhữ ng tín
ngưỡng liên q u an tới nền sản xuất, ít nhiều đồng n h ấ t với
không/thời gian từ thời hỗn m ang.

M ột h iệ n tư ợ n g m ấ t tr ậ t tự và cần phải tạo n ê n sự m ất


tr ậ t tự đó, để n h ư n h ắc nhở trời đ ấ t sớm đi vào m ư a th u ậ n gió
hòa, ít n h iề u n h ư còn gặp ở h iện tư ợ n g Dô Ô ng Đ ám của đình
làn g Đ ồng Kỵ, rồi tụ c cướp cầu m à n h iề u khi còn đổ nước ra
ru ộ n g , đ ể dễ trơ n trư ợ t lấm lem h ay n h ữ n g h iện tư ợ n g n h ư ở
hội C hen (Nga H oàng, Bắc Ninh), cướp cây bông ở hội Sóc Sơn,
đuổi đ á n h hổ ở đ ìn h Bình Đà, n h ư b iểu h iệ n sự khai p h á đ ất
đ ai... kể ra k h ô n g th iếu . Đ ến th á n g Tư là tế t đ ầu năm , vói tụ c
đón m ư a củ a cư d ân Đ ông Nam Á, có hội Gióng Phù Đổng với
tục cướp chiếu... Rõ ràn g là n h ữ n g h ìn h th ứ c m ất trậ t tự ấy đã
b ắt ngu ồ n từ m ộ t thời kỳ xa lắc xa lơ của n h ân loại. Đương nh iên
nó không th ể chối bỏ nhữ ng dòng chảy văn hóa của các thời kỳ
lịch sử tích tụ vào, khiến cho nh iều khi làm m éo mó bộ m ặt khởi
n g uyên của nó.

161
2. Mối quan hệ với thần linh, cộng đồng và bản thân

N hư trê n đ ã nói, hội là sự tập hợp của cộng đồng n h ấ t định


để thự c h iện m ột số điều về lễ. Ở m ột giới hạn n h ấ t định th ì lễ
tạm được coi n h ư là m ối ứng xử.

2.1. ứ ng xử vói thần linh

Trước đây, người Việt thường chưa đẩy th ần linh lên cao,
tro n g m ộ t giới h ạn n h ấ t định họ đã coi th ầ n linh n h ư m ộ t th ứ
công cụ tin h th ầ n th iên g liêng, phải vì con người m à tồ n tại.
Q uan niệm này p h ần nào cho thấy th ần linh đã rấ t đời v à là sự
tích tụ ước vọng đời thường. Tấm bia đời Thái Hòa (1443 - 1453)
ở chùa Bối Khê, T hanh Oai, Hà Nội đã từ n g ghi: "A nh tú của đ ất
trời là sông núi, an h tú của sông núi là th ầ n linh..." và th ầ n linh
cần phải đ em đ ến cho con người m ưa th u ậ n gió hòa, m ùa m àng
tố t tươi. Từ n h ận thứ c đó, con người luôn ứng xử với th ầ n linh
với m ột lòng kính trọng, m iễn sao th ần đưa đến h ạn h phúc, theo
q u an n iệm của họ. Việc ứng xử với th ầ n linh trong lễ hội thư ờng
diễn ra dưới n h iều d ạn g thức khác nh au n h ư cúng bái, m à nhiều
người n h ầm lẫn đấy mới là lễ, song thự c tế, cúng bái chỉ là m ột
thuộc tín h tro n g m ối ứng xử với th ần linh m à thôi. Cũng từ sự
ứng xử này, người ta đề cao th ần linh, ít n h ất, dưới hai hình thức
khác n h au , đó là: tế th ần , chủ yếu ở đình, rồi sau có cả ở đền.
Đây là m ộ t hìn h thứ c chịu ảnh hưởng từ việc sinh h o ạt của triều
đình, được th ô n g qu a nhữ ng tổ chức chính quyền và các hội
đồng của làng xã, n h ấ t là ở thời kỳ m uộn, được tổ chức theo kiểu
''hư ơng đ ản g tiểu triề u đình". H ình thứ c này có tác dụng đề cao
vị th ần , ít n h iều cũ n g đáp ứng được yêu cầu của qu ần chúng.
M ặt khác, đó cũng là h iện tượng quân chủ hóa vị thần, dẫn tới
m ột tín h tiêu cực của nó là, từ danh nghĩa tô n trọ n g vị th ầ n dưới
h ìn h th ứ c ng h i lễ k h ắt khe, sẽ dẫn tới đồng n h ấ t với việc tôn
trọ n g chế độ q u ân chủ đương thời.

162
M ặt khác, có m ột hìn h thứ c th ứ hai, đó là rước kiệu. Hiện
nay, chúng ta ch ư a tìm được m ột bộ kiệu nào của làng từ th ế kỷ
XVI trở về trước, m à chủ yếu chỉ p h át hiện được ở nử a cuối th ế
kỷ XVII về sau. Như vậy, m ộ t giả th iết đ ặt ra là, việc rước sách
đã được phổ b iến hơn, ít nhiều gắn với thời kỳ chế độ qu ân chủ
tập quyền sau thời Nam Bắc triều. Song, dù cho việc rước sách
đã được d ân g ian hóa (cũng n h ư việc tế lễ nh ằm đề cao thần) th ì
vẫn n h ằm đề cao chính quyền đương nhiệm , vái trố n g rong cờ
m ở chẳng khác gì h iện tượng rước vua, hay gắn với hình thức
vinh quy củ a n h ữ n g người đỗ đ ạt cao. Ở đây, trong đoàn rước,
ngoài cờ biển, b á t bửu, phường b át âm ... th ì n hữ ng ước vọng cầu
m ưa, cầu m ùa, n h ư m úa rồng, hổ, hay n hữ ng tục lệ nổi b ật nào
đó vẫn được bổ su n g vào để tạo n ên m ột hình thứ c rấ t khác với
sinh h o ạt của tầ n g lớp trên .v .v... Có th ể lấy ví dụ như, tro n g hiện
tượng m ú a rồng, người đ ất Bắc luôn cho cọn rồng chạy lên chạy
xuống, bao q u a n h lấy đám rước, n h ư m ột biểu hiện về sự vần vũ
của bầu trời m ây đọng nước, với n hữ ng tiếng trống sấm , làm náo
nức lòng người, n h ư tiến g gọi m ưa rơi, đem sinh lực của trời cha
tràn vào lòng đ ấ t m ẹ, m à ở đây, biểu tư ợng cho đ ất là m ột ông
Hổ vàng. H ình th ứ c đó đã th ích hợp với qu an niệm về ầm dương
thuộc tư duy nông nghiệp của người Việt, đồng thời cũng biểu
h iện cho ước vọng th eo tin h th ần "phi trí b ất hư ng". Bởi rồng là
biểu tư ợng củ a học vị tiến sĩ, Hổ là biểu tư ợng của học vị cử
n h ân tro n g th ế "long hổ hội". Có th ể cho rằng, ý nghĩa th ứ hai
này ít n h iều được nảy sinh từ các n h à nho th ô n dã và được nh ân
dân chấp n h ậ n để q u á trìn h thự c hiện, đã dân dã hóa nó cho hợp
với dòng tư d uy nông nghiệp.

2.2. ử ng xử với cộng đồng và với bản thân

Ở đây là cộng đồng làng xóm và cộng đồng gia tộc. Cộng
đồng làng xóm đã có từ rấ t sớm, ăn sâu bén rễ vào tâm khảm
của từ n g người. Con người luôn có ý thứ c phải xác định được vị

163
th ế của m ình tro n g cộng đồng đó, mối quan hệ này được biểu
hiện th ô n g qu a n h ữ n g hương ước v à hội lệ. Trong hội, con người
trở n ên dễ hòa hợp • X hơn,' m ột
• tôn ty
i trật t tự• th u ộ• c luật
• tụ• c được

nhắc n h ở để tín h vị kỷ được hạn chế và lòng n h ân ái vị th a được
củng cố. Trong hội, người ta n h ư dễ xác n h ận được m ình là ai để
giữ lấy m ộ t tru y ền th ố n g tốt đẹp. Mối quan hệ này tạo điều kiện
cho sự cố k ết cộng đồng, về mối q u an hệ ứ ng xử giữa con người
với dòng tộc, thự c ch ất chỉ p h át triể n m ạn h khi nền kinh tế tư
n h ân đ ã có chân đ ứ ng vững chắc tro n g xã hội m à có th ể nghĩ tới
b ắt đầu từ th ế kỷ XVI. Chính lễ hội của cộng đồng làng xóm
cũng là điều kiện để các dòng tộc tụ hội. Đây là m ột dịp để khối
đoàn k ết họ h àn g được nhắc nhở n h ằm ôn lại công lao của tổ
tiên, trá n h tín h kiêu căng ích kỷ m à p h át triển sự cưu m ang.

Lễ hội còn là dịp con người tự coi lại chính m ình nhằm chấn
chỉnh n h ữ n g lệch lạc của tâm hồn, củng cố lòng tự tin. Đặc biệt
là, với n ền kinh tế nông nghiệp ở nước ta, chủ yếu là kinh tế tiểu
nông - th eo kiểu gia đình m ột vợ, m ộ t chồng, con trâu đi trước,
cái cầy th eo sau... dễ dẫn đến p h át triể n tín h cá nhân. N hưng lễ
hội đ ìn h /đ ền đã kéo họ ra khỏi không gian c h ậ t hẹp ấy, để "ăn
cơm n h à vác tù và h àn g tổng", đi tìm "m ột m iếng giữa làng hơn
m ộ t sàn g xó bếp"... Như vậy, con người mới vư ợt lên trê n được
chính m ìn h để n h ập vào với cộng đồng, góp p h ần đề cao sự đoàn
k ết làng xóm , đó là điều kiện cần th iế t tro n g việc bảo vệ sự bình
ổn của làng xã. Suy rộng ra, cộng đồng làng xóm được bảo vệ và
bình ổn cũng góp phần vào sự bình ổn xã hội, bởi đương thời
làng xóm là tế bào của quốc gia v à nh ư th ế ít nhiều lễ hội góp
phần vào việc giáo dục Ý thức yêu quý b ản sắc văn hóa dân tộc,
yêu quê hương xử sở, n h ấ t là tin h th ầ n yêu nước của người Việt
x ư a kia... Ngoài ra, lễ hội không bao giờ chỉ n h ằm m ục đích vui
chơi, vì n g ày hội thư ờ ng được định bởi không gian thiêng và cả
thời gian th iê n g liên qu an đến di tích. Rõ rà n g là, m ọi thứ trò

164
Đ ồ rư ớ c , đìn h T n r ờ n g L â m , L o n g B iên, H à N ội
( T ư liệu: T ạ p c h í Di s ả n V ă n h ó a)

R ư ớ c kiệu, đ ìn h T h ồ H à , V iệ t Y ê n , B ắ c G i a n g
( T ư liệu: V M T )
N g ư ờ i d â n t ro n g lê hội đ ìn h G iá , H à N ội
( T ư liệu: V M T )

Đ ầu v à đ u ô i rắ n th ần , đ ìn h T r ư ờ n g L â m , L o n g B iên , H à N ội
( T ư liệu: T ạ p chí Di sản V ă n h ó a )
M ú a rồ n g , đ ìn h T r ư ờ n g L â m , L o n g B iên , H à Nội
( T ư liệu: T ạ p c h í Di sả n V ă n h ó a)

H ìn h t ư ợ n g rắ n lột, đ ì n h T r ư ờ n g L â m , L o n g B iên , H à N ộ i
( T ư liệu: T ạ p chí D i s ả n V ă n h ó a)
L ễ tế T h à n h h o à n g đ ìn h L iê n H i ệ p , H à N ộ i
( T ư liệu: V M T )
diễn tro n g hội thư ờng cũng m ang ý nghĩa th iê n g liêng phản ánh
mối q u an hệ và ước vọng của con người m à chủ yếu là với th iê n
nhiên, m ặt nào n h ư m ột gợi ý có tín h "đặt cược" với th ần linh, v í
dụ n h ư hội chọi trâ u ở Đồ Sơn và nhiều đ ìn h /đ ền khác, đã cho
th ấy môi q uan hệ của con người với m ặt trăng, với th ủ y triều và
ước vọng bình yên cho những con thuyền ra khơi. Nó nh ư chỉ
được thự c hiện vào n h ữ n g m ùa m ưa bão. H iện tư ợ ng này được
diễn ra ở ven biển, m ột địa điểm gần gũi với b iển cả, với bão tố.
Rồi sau khi lễ chọi trâ u kết thúc, con trầu n h ấ t được đư a lên
chiếc m ản g chở ra th ậ t xa để hiến tế cho Long Vương... H iện
tượng chọi trâ u có khi đi sâu vào trong đ ất liền, n h ư ở Phú Thọ
hay n h iều khi được chuyển hóa với cách th ứ c làm jnô hình đầu
trâu để người đội lên m à chọi (Hiếu Giang, Đ ông Hà, Q uảng Trị).
Có th ể còn n h iều ví dụ khác để chúng ta tin rằng, n h ữ n g trò diễn
tro n g lễ hội p h ần n h iều không chỉ là trò chơi đơn th u ần , vì th ế
không n ên n h ập n h ữ n g trò diễn tru y ền thố n g cùng với các trò
chơi th ể dục th ể thao n h ư trong lễ hội hiện nay vào trong không
gian th iê n g truyền thống.

3. Mối quan hệ vói thiên nhiên trên nền tảng nông nghiệp
(một trụng tâm của lễ hội)
Ngay từ rấ t sớm, khi bước vào với nông nghiệp, người Việt
đã có n h ận thứ c về mối quan hệ đối đãi âm dư ơng. Khởi nguồn
từ bà m ẹ rừng, m à hội tụ vào bà Đông Cuông, th ì đối trọng với
bà ở bên kia sông đã có đền của Đức Ông, khi xuống tới Phú
Thọ, th ì n ề n nông n g h iệp trồng lúa đ ẫ được k h ẳn g định, đã x u ấ t
hiện với bà m ẹ xứ sở Âu Cơ. Người đương thời đ ã sớm n h ận b iết
có tối - sáng, có ngày - đêm , có trời - đất, có đực - cái, suy cho
cùng, phải có âm và dương thì mới có th ể p h á t sin h p h át triển .
Rồi tro n g q u á trìn h sản xuất, cha trời và m ẹ đ ấ t là đối tượng để
họ cầu m ong. Họ đã sớm n h ận ra m ư a là tin h dịch của trời cha
trà n vào lòng đ ấ t m ẹ cho m uôn loài sinh sôi, n h ư n g không phải

165
lúc nào trời cũng m ư a và khi rời khỏi rừng núi, "quay nhìn lại",
họ th ư ờ n g n h ậ n th ấ y đỉnh núi có mây, ch â n núi ăn vào lòng
đ ất, từ đó d ần d ần có n h ận thứ c n ú i là trụ c sinh ìự c nối bầu
trờ i và m ặ t đ ất, đặc b iệ t với n h ữ n g quả n ú i tư ơ ng đối độc lập.
Và, ngư ờ i V iệt đ ã hội tâm vào nú i Ba Vì. Đó là m ột n g ọ n chủ
sơn củ a d ân tộc (vì th ế m à, trong tín ngư ỡ ng dân gian th ầ n nú i
T ản V iên/C ao Sơn trở th à n h đức T h án h Cả và làm T h àn h
h o àn g làn g ở n h iề u đình). Khi người Việt xu ố n g tới v ù n g tru n g
và h ạ ch âu th ổ th ì họ sớm n h ận ra rằng, nước là yếu tố số m ột
tro n g sản x u ấ t n ô n g nghiệp, m à chủ yếu với phư ơng th ứ c sử
d ụ n g nước tạ i chỗ, ít sử dụng m ương phai (m ột cụ th ể là tro n g
các câu ca dao củ a người xưa h ầu h ế t đ ề u gắn với việc cầu
m ưa). Từ th ự c tế đó lễ hội gắn với nông n g h iệ p ở đ ìn h /đ ề n của
người V iệt th ư ờ n g chủ yếu gắn với việc cầu m ưa. Ý th ứ c này
rấ t m ạ n h v à n h iề u khi ám ản h tro n g tâm thứ c của cả n h ữ n g
ngư ời ở v ù n g trũ n g . Đ ến lễ hội đ ìn h nào cũ n g vậy, ngay từ xa
khách h àn h hương đã nghe thấy tiếng trố n g liên hồi, n hữ ng
chiếc trố n g đó khá lớn được sơn m ầu đỏ và có tên là trống sấm .
Người xưa và nay còn coi đó là tiếng gọi m ù a vui, với sự rộ n rã.
N hưng thự c ch ấ t tro n g sâu thẳm n h ận thứ c thì tiếng trống được
coi n h ư đồng n h ấ t với tiếng sấm , bởi mỗi khi gõ trống th ầ n đã
làm ru n g động bầu sinh khí ờ tần g trên.

Vào tới địa điểm lễ hội, ở nhiều đình thư ờng có m ú a rồng,
m ú a sư tử. Suy cho cùng, hình thức này để biểu hiện ước vọng
liên q u an đ ến cầu nguồn nước. Lấy ví dụ như m úa sư tử của
người Việt, th ì đầu con sư tử (không có th ân ) được coi n h ư đầu
của hổ p h ù đ an g ọe m ặt trăn g ra, đây là h ìn h ảnh gắn với ước
vọng cầu được m ùa. Đuôi sư tử (trước đây) chủ yếu là m ấy m ét
vải đỏ, để khi sư tử m úa thì chiếc đuôi được vẫy theo, n h ư biểu
hiện về m ột sự vận động sinh lực của bầu trời. Kèm theo đó là
trố n g lớn, với tiến g của nó biểu hiện cho sấm . Hai bên có đèn

166
QgrsegỂ)
ông sao tượng cho bầu trời và đèn thiềm th ừ (cóc) nh ư biểu
tượng của vị th ầ n gọi m ưa, phía trước m ặ t của sư tử có m ột
th an h niên m ú a q u ả lôi buộc các giải ngũ sắc, tượng cho sấm
chớp. Hội lại n h ư để tạo nên m ột "cơn m ư a tinh th ần " trong tâm
tư con người và m ong cho m ặt đ ất tố t tươi, tượng bằng ông địa
m ặt tròn, với n ụ cười hớn hở. Suy cho cùng, tiếng trống theo
nhữ ng điệu th ứ c th ậ t vui, cùng n h ữ n g động tác m úa nhảy của sư
tử rộn ràng, không đơn giản chỉ là m ộ t trò chơi ngày hội, m à đó
n h ư còn là m ộ t gợi ý của con người cho th iên n h iên tạo nên
nhữ ng n g u ồ n nước phồn thực th iên g liêng.
Và, cùng m ộ t ý n g h ĩa n h ư vậy là hiện tư ợng m úa rồng để
biểu hiện về sự vần vũ của m ây trời. Một đặc điểm đối với cư dân
đ ất Bắc (trước đây) là không hề có hiện tượng m úa giữa rồng và lân
trong hội đình, v ì quan niệm âm dương trong nông nghiệp chỉ sử
dụng rồng và hổ, m ột trên, m ột dưới tạo nên m ột cặp đối đãi để
gợi ý với th iê n n h iên (người Việt cho rằn g rồng và lân trong
trường hợp này đều m ang yếu tố dương n ên không thích hợp).

Một biểu h iện khác gắn với cầu m ư a là hội pháo, nổi lên với
hội đình Đ ồng Kỵ, song điển hình và tư ơng đối cụ th ể là hội làng
Bối Khê. Hội này vào ngày 12 th á n g Giêng Âm lịch, dân làng
dựng m ột th â n tre cao, trê n đỉnh có g ắn m ột m àn th a n có đường
tròn rộng khoảng 2 thư óc ta được phủ giấy bản q u é t thuốc pháo
đen tượng trư n g cho bầu trời m ây đọng nước, ở m ặ t trê n được ẩn
m ột quả pháo đại v à n h iều quả pháo con. v à o ngày hội, đại diện
các giáp lần lượt vào lễ th ần xin được đốt m àn th a n bằng pháo
nhị th a n h hoặc pháo th ă n g thiên, họ phải cắt thuốc sao cho pháo
bay tới m àn th a n th ì vừa nổ để làm bùng cháy m àn này. Màn
th an cháy, được coi n h ư chớp, dẫn đ ến các pháo con nổ như
tiến g sấm rề n và cuối cùng pháo lớn nổ n h ư tiến g sấm đại.
Người d ân vui m ừ n g coi đó là m ộ t h ìn h thứ c cầu m ư a và như lời
nhắc nhở với th á n h N guyễn Bình An (được thờ ở tro n g di tích),

167
rằng: hỡi T h án h th iên g liêng hãy theo gợi Ý của chúng tôi đây
m à nổi sấm lên gọi m ây về cho m ưa xuống để chúng tôi có vụ
m ù a bội th u . Cùng với việc cầu m ưa thì nh iều khi trong lễ hội
còn có n h ữ n g h iện tượng gắn với việc chống lụ t hay cầu tạn h m à
biểu h iện cụ th ể là chèo thuyền vào th án g Chín, với hình thứ c
người chèo đ ứ n g lên cùng các động tác dậm m ạn h chân (chèo
th u y ề n cầu m ư a tro n g hội xuân thường n h ẹ nhàng hơn), đó là
m ộ t h iệ n tư ợ n g cầu tạn h để cho lúa chắc h ạt. Cũng trong lễ hội
m ù a th u , cầu tạ n h còn có tục th ả diều, th ả chim và nhiều tục
khác nữa.

Từ n h ữ n g ước vọng qua cầu m ưa, nh iều khi hình phức


ph ồ n th ự c còn được diễn ra dưới các hiện tượng giao phối của
m u ô n loài. Nếu n h ư trê n chạm khắc tại ngay trước m ặt của các
th ầ n lin h ở các đình đền, chùa, với hình th ứ c rồng phủ nhau,
rồ n g p h ủ th ú hay hìn h tượng nam nữ ôm n h a u (đình Thổ Tang),
giao phối (đình Phù Lão, Bắc Giang)... Rồi còn đó rấ t nhiều h ìn h
tư ợ n g n h ư b à Đ anh, với bụng nở và h ạ bộ rõ rệ t (đình Phù Lão,
ch ù a Thổ Hà, cùng nhiều nơi khác). N hững h ìn h tượng này
không h ề giấu diếm che khuất, đã cho chúng ta có th ể liên h ệ tới
sin h h o ạ t vợ chồng của người M ãng Ư (Tây Bắc), họ đã để củ và
h ạ t ở dưới gầm giường nh ư m ột gợi ý cho các h ạt giống, hãy bắt
chước sự giao phối của con người m à sinh sôi. Suy cho cùng,
n h ữ n g h ìn h tư ợng ấy cũng chỉ là m ột gợi ý cho th ầ n linh vượt
q u a tín h d âm bôn, để d ẫn tới ưác vọng h ạn h phúc nông nghiệp.
Trở lại với lễ hội rước h ìn h tượng ông Đ ùng bà Đà (hình tư ợng
khổ n g lồ th ể h iện về th ế hệ th ứ n h ấ t của loài người), với n é t dí
dỏm d â n gian đ ã cho ông Đ ùng chui vào váy của bà Đà. Rồi
n h ữ n g h iệ n tư ợ ng khác nh ư ở đền Đồng c ổ , T hanh Hóa, tro n g
h ậ u cu n g nổi lên m ột hòn đá, như biểu tư ợng của linga, giữa
đ êm trư ớ c ngày hội, người ta đã đưa m ột cô gái to àn trin h vào
h ậu cu n g rồi đóng cửa lại để thực hiện việc th iên n h â n hợp khí,

168
với bài hát: Cái L ch ê n h hếch, cái đít choi loi; chổng cho th ầ n coi,
để th ần p h ù hộ (theo Trịnh Ngữ, cán bộ di sản văn hóa T h an h
Hóa, hiện đã về hưu). Còn ở Bắc Giang, người ta đã h át: "C ủa bà
thì m éo, củ a tôi th ì tròn; giã trậ t hai hòn, thờ cô Tích Mễ". Rồi ở
hội đình làng Dị Nậu (gần đền Hùng), cho đến nay vẫn còn thự c
h iện h àn h động "linh tinh tìn h phộc", tạo n ên hình th ứ c giao
phối tư ợ ng trư n g trước m ặt thần, với cả nam và n ữ đ ều cầm
n h ữ n g h ìn h sinh thự c khí khá lớn, để khi tìn h phộc th ì lại cắm
vào n h au ... N hững d ẫn chứng không thiếu, n hư ng suy cho cùng
ở tro n g hội chỉ là n h ữ n g Tĩính thứ c để gợi ý cho th ần n h ằm m ong
với n h ữ n g siêu lực vô biên của các Ngài sẽ tác động tới cây trồ n g
và v ậ t nuôi đem đ ến sự phồn th ịn h cho dân chúng.

Nhìn chung, lễ hội là m ột hình thức sinh h o ạt văn hóa của


cộng đồng, là m ột đối trọ n g cần th iế t để giữ cân bằng cho cuộc
sống th ô n d ã luôn v ất vả của người xưa. Lễ hội m an g tín h dân
gian, đa d ạn g và chư a m ột ai có th ể nắm h ế t được ý ng h ĩa sâu xa
của lễ hội. Song, chỉ m ột vài dẫn chứng n h ư nêu trên , lễ hội đã
đáp ứng n h u cầu th iế t tha của dân chúng làng xã tro n g q u á khứ
và tro n g h iện tại, giú p cho con người vượt qua tín h vị kỷ, hư ớng
về đ o àn k ết cộng đồng, với đầy đủ sự sáng tạo và n h ằm hưởng
th ụ v ăn hóa, lễ hội chứ a đựng n h iều dấu ấn về bản sắc v ăn hóa
của dân tộc và điểm tối thư ợng của lễ hội cổ tru y ền là hư ớ ng con
người đến tin h th ầ n yêu th iê n nhiên, đồng nội, yêu quý con
người, m à đ ỉn h cao là dẫn tới tin h th ầ n yêu nước.
KẾT LUẬN

Đình làng, m ột kiến trúc truyền thống th ần thư ơ ng của


người Việt, ngay từ khi ra đời, đình làng đã là m ột m ản g tâm hồn
của dân tộc, gắn kết chặt chẽ với nhữ ng "thác ghềnh" lịch sử của
th ô n x ã và dân tộc. Đương nhiên, trong quá trìn h tồn tại, nó đã
p hản án h tru n g th à n h bước đi văn hóa và nhu cầu sử dụng của
tổ tiên ta, m ặ t nào đó nó cũng cho thấy mối giao lưu với kiến
trú c của các dân tộc khác. Tuy nhiên, m ộ t đòi hỏi thư ờ ng trực
đối với ch ú n g tôi, là thông qua việc mô tả và sự kiện liên quan
để th ử tiếp cận với đình làng Việt ở góc độ "văn hóa kiến trúc"
đồng thời cố gắng từ thực tế khảo sát, nghiên cứu... rồi suy
n gẫm để m ong tiến dần tới việc bước đầu giải m ã về m ộ t số ''u ẩn
khúc" của loại h ìn h kiến trúc này. Không th ể không th ừ a nhận
rằng, đìn h làng Việt đã được nhiều người quan tâm dưới nhiều
góc độ khác n h au với các chủ đề về T hành hoàng, về nguồn gốc,
về n g h ệ th u ậ t tạo hìn h khiến chúng ta tưởng như v ấn đề đ ã cạn
m òn, n h ư n g trê n th ự c tế, cái đích cuối cùng của nó có vẻ vẫn
I còn rấ t xa vời, vì h ầu h ết các ý kiến đã nêu đều mới chỉ đề cập
tới từ n g m ảng vấn đề hoặc là m ột phần trong công trìn h chung.
Nói n h ư vậy, không có nghĩa chúng tôi tự cho m ình cái quyền
đ án h giá về th à n h q u ả của người đi trước và coi tài liệu của m ình
là đầy đủ hơ n cả, m à điều m ong m uốn của chúng tôi tạm chỉ
được x em n h ư m ột cách đi để rú t ra đôi điều thuộc lĩnh vực nghề
nghiệp trê n n ền tả n g th u th ập tư liệu điền dã có k ết hợp với
n h ữ n g tư liệu đã được công bố.
Từ thự c tế khảo sát những công trìn h kiến trú c cổ tru y ền
của d ân tộc, m à đìn h làng được coi là m ộ t trọ n g tâm , chúng tôi
rú t ra được m ộ t vài vấn đề tạm gọi là cơ bản sau:

170
1. Kiến trúc cổ của người Việt (chùa, đình, đền...) chủ yếu ở nông
thôn, chủ nhân chính là nông dân, trên nền tảng tư duy nông nghiệp, sự
phân hóa xã hội chưa cao, nền kinh tế của quốc gia không tập
trung vào triều đình m à tự phân về các làng xã... Thực tế đó như
quyết định m ột "lối đi" riêng cho các công trình văn hóa truyền
thống là: ngưòi Việt khó có thể có các kiến trúc kỳ vĩ như của các
dân tộc xung quanh, ngược lại di sản văn hóa kiến trúc của người
Việt lại phát triển m ạnh theo số lượng, đa dạng, tràn lan ở nhiều
làng xã và đặc biệt là đậm yếu tố nghệ th u ậ t dân gian. Đó là m ột
hiện tượng được quy đinh bởi hoàn cảnh lịch sử và xã hội riêng.
2. Đ ình làng Việt, ngoài các chức năng cơ bản là m ột trụ sở
của chính quyền dưới thời qu ân chủ chuyên chế, là tru n g tâm
văn hóa của làng xã với tính chất ngôi n h à chung... còn là m ột
kiến trú c tín ngưỡng thờ T h ành hoàng làng, nó đã m ang dấu ấn
của sự dung hội về m ặt chính trị, xã hội, văn hóa giữa chính thể
q u ân chủ với tổ chức làng xã cổ tru y ề n của người Việt - đó là
m ộ t trong n h ữ n g điều kiện để đình làng m ang h ìn h thứ c to lớn
n h ấ t tro n g các kiến trúc ở nông th ô n nước ta.
3. Từ khá sớm, đình đã x u ấ t h iện trong kiến trú c của người
Việt, n h ư đìn h trạm , đình quán, đình tạ, th u ỷ đình, phương
đình... n h ư n g dựa trê n thực tế khảo sát điền dã và m ột số vấn đề
lịch sử liên quan, th ì gần đây, nh iều n h à nghiên cứu cho rằng:
đình làng Việt đã ra đời từ yêu cầu của xã hội vào giữa thời quân
chủ chuyên chế, kiến trúc này m an h n h a từ th ế kỷ XV, định hình
vào th ế kỷ XVI, p h á t triển ở cuối th ế kỷ XVII, suy tà n dần vào
th ế kỷ XIX... T rên bước đường tồn tại này, đình làng đ ã phản
án h được p h ần nào n h ữ n g nhịp th ở văn hóa của xã hội, từ chỗ ít
n h iều có h ìn h th ứ c áp chế chuyển dần sang đại diện cho m ột
p h ần vẻ đẹp và n h ậ n thức tâm linh của quê hương, nó chi phối
tâm hồn (cả đẹp và xấu) của người bình dân th ô n dã như:

Qua đình ngả nón trông đình


Đình bao n h iêu ngói thương m ìn h b ấ y nhiêu

171
Hay:

Toét m ắ t là tại hướng đình


Cả làng to ét m ắ t ch ứ m ình em đâu
4. Trong lĩnh vực kiến ư úc điêu khắc, về cơ bản, kết cấu của
ngôi đình cũng n h ư ở các di tích tín ngưỡng khác đều p h ản ánh
những chuẩn của văn hóa Việt về lĩnh vực phong thuỷ dân tộc
(không "câu nệ" như của phương Bắc), nổi bật lên là ý thức về "âm
dương đối đãi", m à sông, hồ... (yếu tố nước nói chung) là m ộ t phạm
ư ù quan trọng. Nhìn chung, đình có quy mô bề thế hơn các kiến
trúc khác, song ngoài yếu tố khí hậu và chất liệu th ì ở lĩnh vực tâm
linh, người Việt chưa đẩy thần linh lên cao nên cũng chư a có xu
hướng đẩy kiến trúc vươn theo chiều cao, m ặt khác, bởi chủ nhân
của kiến trúc là nông dân nên các công trình văn hóa cũng có xu
hướng dàn trải theo m ặt bằng. Cũng như chùa, đền, m iếu,... trên
m ột phương diện nào đó, đình cũng phản ánh về 3 tầng củ a vũ trụ
(mái: tần g trên, thân: thế gian, đất: tầng dưới) để đáp ứng nhu cầu
thông tam tầng thế giói trong tín ngưỡng. Ở lĩnh vực cấu trúc,
khởi đầu m ặt bằng của đình thường chỉ theo hình chữ Nhất, bắt
đầu từ thế kỷ XVII mới thấy dần dần chuyển hoá th à n h h ìn h chữ
Đ inh (có h ậu cung lối ra ở phía sau) rồi chữ Công... k h á m uộn
sau đó (m anh n h a từ th ế kỷ XVIII, p h át triển vào cuối th ế kỷ
XIX) mới có tả h ữ u vu m ạc, kèm theo là hồ bán nguyệt...
T rong lĩnh vực chạm khắc, đình là nơi hội tụ sinh đ ộng n h ấ t
n h ữ ng đề tài gắn với ước vọng tâm linh tru y ền đời của cư dân
nông n g h iệp Việt, rồi n hữ ng hoạt cảnh náo nức, m ạn h bạo... tạo
n ên m ộ t số "cung bậc" của tâm tư, ph ản ánh ph ần n ào "thác
g h ền h " của xã hội ở thời quá khứ...
Nhìn chung, x ét về m ặt văn hóa và nghệ thuật, đình làng vẫn
còn là m ột "m ảnh đất" chưa được khai phá đầy đủ. Chúng tôi m ong
công trìn h này n h ư m ột bước nhỏ trên con đường tiếp cận tới chân
lý, và, được như vậy, đối với chúng tôi, đã là điều m ay m ắn lắm rồi.

172
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy A nh (1964), Đ ất nước Việt Nam qua các đời, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Phương Anh, Thanh Hương (1973), Hà Bắc ngàn năm văn hiến,
tập 1, Ty Văn hoá xuất bản, Hà Bắc.
3. Phương Anh (1988), "Nhà ở dân gian trong lịch sử ', Tạp chí Kiến
trúc số 3 - 4.
4. Toan Ánh (1968), Hội hè đình đám, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn.
5. Toan Anh (1968), Làng xóm Việt Nam, Phương Quỳnh, Sài Gòn.
6. Trần Huy Bá (1979), "Chùa Cố/', Tạp chí Khảo cổ học số 3.
7. Trần Lâm Biền (1983), "Quanh ngôi đình làng - lịch s ử ', Tạp chí
Nghiên cứu nghệ thuật số 4.
8. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
9. Trần Lâm Biền (2000), Một con đương tiếp cận lịch sử, Nxb. Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
10. Trần Lâm Biền (chủ biên) (2001), Trang trí trong m ỹ thuật truyền
thống của người Việt, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Nxb. Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
11. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb.
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
12. Trần Lâm Biền (chủ biên) (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống
Việt (vùng châu thổ sông Hồng), Hà Nội, Nxb. Văn hoá Thông tin.
13. Trần Lâm Biền - Trịnh Sinh, (2010), Thế giới biểu tượng trong di sản
văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội, Nxb. Hà Nội.
14. Nguyễn Du Chi (1993), Nghệ thuật kiến trúc thời Mạc, M ỹ thuật
thời Mạc, Viện Mỹ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Du Chi (1993), Những công trình kiến trúc thời Mạc nay
còn vết tích nghệ thuật, Mỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ thuật, Hà Nội.
173
16. Nguyễn Từ Chi (1978), Hoa văn Mường, Nxb. Văn hóa dân tộc,
Ha Nội.
17. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và văn hoá
tộc người, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, Nxb. Vàn hóa
thông tin, Hà Nội.
18. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí - 3 tập, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Đoàn Trung Còn (1966), Từ điển Phật học, Sài Gòn.
20. Nguyễn Văn Cương (2000), " về yếu tố đặc sắc của đình làng Bắc
b ộ ", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 7.
21. Nguyễn Manh Cường, Đặng Hữu Tuyền (1989), "Kiến trúc chùa Kừn
Liên với thời đại Tây Sơrí', Tạp chí Khảo cổ học số 1.
22. Ngô Văn Doanh (1986), " Tháp Phổ Minh: m ột tác phẩm nghệ thuật
tiêu biểu của Phật giáoViệtNam đời Trần”, Tạp chí Khảo cổ học số 2.
23. Ngô Đức Thịnh (2001), Tứì ngưỡng Thành hoàng trong tửì ngưỡng
và văn hoá Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Phạm Đức Dương, Châu Thị Hải (chủ biên) (1998), Bước đầu tìm
hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá Việt - Hoa trong lịch sử, Nxb.
Thế giới, Hà Nội.
25. Cao Huy Đỉnh (1964), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
26. Đại Việt sử lược (1960), Bd., Nxb. Văn sử Địa, Hà Nội.
27. Đại Việt sử k ý toàn thư( 1998), Bd. Ngô Đức Thọ, 3 tập, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
28. Kim Định (1971), Triết lý cái đỉnh, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn.
29. Lê Quý Đôn (1987), Đại Việt thông sử, tập 3, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
30. Thu Hằng (1983), "Từcon thuyền đến ngôi đừih", Tạp chí Văn hoá
nghệ thuật số 63.
31. Nguyễn Duy Hinh (1982), về m ột số đặc điểm truyền thống của
kiến trúc cổ Việt Nam, Góp phần nghiền cứu bản lĩnh bản sắc dân
tộc
• Việt
# Nam,9 Nxb. Khoa học
• xã hội,
• ' Hà Nội.

174
32. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng làng Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Hồng Kiên (1991), "Bộ vì nóc của k ết cấu nhà khung gỗ cô
truyền Việt Nam", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 97.
34. Nguyễn Hồng Kiên (1996), "Đình làng Việt”, Tạp chí Kiến trúc Việt
Nam số 1.
35. Nguyễn Hồng Kiên (1996), "Kiến trúc gỗ cổ truyền Việt', Tạp chí
Kiến trúc số 3.
36. Nguyễn Hồng Kiên (1996), "Điêu khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền
Việt', Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 2.
37. Nguyễn Hồng Kiên (1999), "Những thành phần bao che trong kiến
trúc gỗ cổ truyền của người V iệt', Tạp chí Kiến trúc số 3.
38. Nguyễn Hồng Kiên (1999), "Mặt bằng những kiến trúc tôn giáo cổ
truyền của người V iệt', Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 11.
39. Nguyễn Hồng Kiên (2003), Đình làng Việt Nam thế k ỷ 16, Luận án
Tiến sĩ, Viện Khảo cổ học, Hà Nội.
40. Vũ Tam Lang (1999), Kiến trúc cổ Việt Nam. Nxb. Xây dựng,
Hà Nội.
41. Trần Lâm (1993), Trang trí thời Mạc, M ỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ
th u ậ t, Hà Nội.
42. Trần Lâm - Hồng Kiên (1987), "Diễn biến của các loại hình kiến
trúc cổ Việt Narĩi' , Tạp chí Kiến trúc số 2 & 3.
43. Trần Lâm - Hồng Kiên (1996), "Đình Tây Đằncf' , Tạp chí Kiến trúc
số 6.

44. Lưu Bái Lâm (2001), Phong thuy, quan niệm của người Trung
Quốc về m ôi trường sống, Nxb. Đà Nang.
45. Nguyễn Bá Lăng (1972), Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Tập 1. Đại
học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
46. Hoàng Linh (1979), "Bẩy và Kẻ", Tạp chí Nghiên cứu văn hoá nghệ
thuật số 4.
47. L. Bezacier (1955), Ư art Vietnamien. Bản dịch tư liệu Viện Khảo
cổ học.

175
4 8 . B ìn h N g u y ê n Lộc (1 9 7 1 ), Nguồn gốc Mả Lai của dân tộc Việt Nam,
N xb. Lá Bối, Sài G òn.

4 9 . N h iề u tá c g iả (1 9 8 2 ), Góp phần nghiên cứu bản lĩnh bản sắc dân


tộc Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội.
5 0 . Q uốc sử q u á n tr iề u N g u y ễ n (1 9 9 7 ), Đại Nam nhất thống chí, 5 tập,
Bd. Viện Sử học, Nxb. Thuận Hoá.
51. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám
cương mục, Bd. Viện Sử học, 2 tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
52. Nguyễn Quân, Phan cẩm Thượng (1991), M ỹ thuật ở làng, Nxb.
M ỹ th u ậ t, H à N ội.

53. Nguyễn Quân, Phan cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt,
N xb. M ỹ th u ậ t, H à N ội.

54. Ngô Huy Quỳnh (1986), Tỉm hiểu kiến trúc Việt Nam, Nxb. Xây
dựng, Hà Nội.
55. Ngô Huy Quỳnh (1986), Kiến trúc Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
5 6 . T rần M ạnh P h ú (1 9 7 1 ), "Nghệ thuật chạm g ỗ ở đình Tây Đằncj',
Tạp chí Mỹ thuật số 11.
57. Trần m ạnh phú (1972), "Điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam", Tạp chí
Văn hoá nghệ thuật số 2.
58. Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây (1999), Di tích Hà Tây.
59. Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự (1993), Chùa Việt Nam, Nxb. Khoa
h ọ• c x ã h ội,
• 9 H à N ội.

60. Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự (1998), Đhiiì Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ
Chí Minh.
61. Nguyễn Đức Thiềm (1983), "Đóng góp vào việc nghiên cứu nghệ
thuật kiến trúc đình làng miền Bắd', Tạp chí Dân tộc học số 2.
62. Nguyễn Đức Thiềm (chủ biên) (1997), cấu tạo kiến trúc nhà dân
dụng, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
63. Nguyễn Đăng Thục (1973), " Vần hoá đỉnh ỉànự', Tập san Tư tường
số 7, S ài G òn.

64. Phan cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb. Mỹ thuật,
Hà Nội.
176
65. Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và
thời Trần (th ế kỷ 1 1 -1 4 ), N xb. K hoa học xã h ội, H à Nội.
66. Huynh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường - Hồ Tường (1993), Đỉnh
Nam bộ tín ngưỡng và nghi lễ, N xb. Tp. H ồ Chí M inh.
67. Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường (1999), Đình Nam bộ xưa
và nay, N xb. Đ ồ n g Nai.
6 8 . C hu Q u a n g Trứ (1 9 9 9 ), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam,
Nxb. M ỹ thuật, Hà Nội.
69. Chu Quang Trứ (2001), Sáng giá chùa xưa - Mỹ thuật Phật giáo,
Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.
70. Chu Quang Trứ (2002), Văn hoá Việt Nam - nhìn từ M ỹ thuật (2
tập). Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội.
71. Thơ văn Lý Trần (1997), Viện Văn học dịch, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
7 2 . N g u y ễ n A n h T u ấn , N g u y ễ n M ạnh C ường (1 9 9 5 ), "Đừứi làng - tính
hai m ặt và quá trình biến đổỉ', Tạp chí Khảo cổ học số 3.
7 3 . N g u y ễ n Q uốc T u ấ n (1 9 9 2 ), " Thờ cúng Thành hoàng làng Việt ở
Bắc b ộ ', Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật số 1.
74. Nguyễn Khắc Tụng (1996), Nhà ở cổ truyền của các dân tộcViệt
Nam, tậ p 2, N xb. X â y d ự n g, H à N ội.
7 5 . T rần T ừ (1 9 8 4 ), Cơ cấu tổ chức của làng người Việt c ổ truyền ở
Bắc bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
76. Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam (1995), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
77. Trịnh cao tưởng (1979), "Bảy và k ế , Tạp chí Nghiên cứu nghệ
thuật số 1.
7 8 . T rịn h Cao T ư ở n g (1 9 8 1 ), "Kiến trúc đình lànc/ ' , Tạp ch í K hảo cổ
học số 2.
79. Trịnh Cao Tưởng (1982), "Đình làng, điểm lại bước đi ban đầư',
Tạp chí Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật số 1.
80. Trịnh Cao Tưởng (1982), "Kiến trúc đình làng, hình tượncỊ', Tạp
chí Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật số 2.
81. Trịnh Cao Tưởng (1994), Đình làng Phù Lảo - Hà Bắc trong nền
cảnh đình làng Bắc bộ, Luận án PTS Khoa h ọ c lịch sử.

177
8 2 . T h ái Bá V ân (1 9 7 6 ), "Điêu khắc đỉnh ỉàng'', T ạp ch í N g h iê n cứ u
n g h ệ th u ậ t s ố 4.

83. Viện Nghệ thuật - Bộ Văn hóa (1973), M ỹ thuật thời Lý, Nxb. Văn
h o a , H a N ội.

84. Viện Nghệ thuật - Bộ Văn hóa (1977), M ỹ thuật thời Trần, Nxb.
V ă n H oa, H à N ội.

8 5 . V iệ n N g h ệ th u ậ t - Bộ V ăn h ó a (1 9 7 8 ), M ỹ thuật thời Lê Sơ, H à N ội.

86. Viện Nghệ thuật - Bộ Văn hóa (1993), M ỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ
th u ậ t, H à N ội.

87. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1991), Di tích lịch sử văn hoá Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
88. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam,
N x b . K hoa h ọ c x ã hội, H à N ội.

8 9 . V iệ n S ử h ọ c ( 1 9 7 7 - 1 9 7 8 ), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, 2


tậ p , N xb. K hoa h ọ c xã hội, H à Nội.

90. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam - cái nhìn địa văn hóa, Tạp chí
V H N T , N xb V H D T , Hà N ội.

9 1 . T rần Q uốc V ư ợ n g (1 9 98), Theo dòng lịch sử, Nxb. V ăn h ọc, H à N ội.

92. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy
ncfẫiĩì, Tạp chí VHNT, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
MỤC
• LỤC
4

Trang

THAY LỜI M Ở ..............................................................................................5

© H ư o /^ e 1
K H Á I Q U Á T V Ề S ự H ÌN H T H À N H
V À P H Á T T R IỂ N C Ủ A Đ ÌN H L À N G V IỆ T N A M ....................................... 1 7

©HươAịe 2
N G H Ệ T H U Ậ T K IẾ N TR Ú C Đ ÌN H L À N G ................................................... . 5 0

©Hưo^e 3
C H Ạ M K H Ắ C Ở Đ Ì N H L À N G ..........................................................................1 1 6

<pjfụC0ƠHO
VỀ LỄ H Ộ I G Ắ N V Ớ I Đ ÌN H L À N G ............................................................. 1 5 7

K ẾT L U Ậ N ....................................................................................................................... 1 7 0

TÀI LIỆU TIiAM K H Ả O ........................................................................ 173


HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
NH À XUẤT BẢN HÒNG ĐỨC
Đ ịa chỉ: 6 5 .Tràng Thi - Quận H oàn K iếm - Hà Nội
Email: n h axu atb an h on gd u c@ yah oo.com
Đ iệ n thoại: 0 4 .3 9 2 6 0 0 2 4 F ax:04.3 9 2 6 0 0 3 1

ấm LÀNI VIỆT
(CHÂU THỔ BẤC BỘ)

TR Ầ N LÂM BIỀN

Chịu trách n h iệm x u ấ t bản


Giám đốc
BÙI VIỆT BẮC
Chịu trách n h iệm nội d u ng
Tổng biên tập
LÝ BÁ TOÀN
Biên tập
PHAN THỊ NGỌC MINH
Trình bày
NGUYỆT LÊ
Sửa bản in
TUẤN TRỊNH

In 800 cuốn, khổ 16 X 24, tại Doanh nghiệp tư nhân in Hà Phát, số 6 Ngọc Hà,
P.ĐỘi Cấn, Ba Đỉnh, Hà Nội. số đăng ky KHXB: 1039-2017/CXBIPH/22-15/HĐ.
Số QĐXB củaNXB: 867/QĐ-NXBHĐ, ngày 26/5/2017.
In xong và nộp lưu chiểu năm 2017
(ISBN): 9 7 8 - 6 0 4 - 9 5 5 - 3 1 1 - 0

You might also like