Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Ngày soạn: 15/03/2023 Buổi 21

LUYỆN ĐỀ
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Hệ thống tổng hợp kiến thức về câu, văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
2. Kỹ năng: phát hiện, phân tích, cảm thụ, lập luận để phân tích chi tiết, phân tích cảm
xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình, dựng đoạn liên quan đến vb...
3. Thái độ, phẩm chất: bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào, cảm phục lãnh tụ; yêu đất
nước; sống và làm việc theo tấm gương đạo đức, phong cách HCM ...
4. Năng lực: tự học, tư duy, làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề ...
II- Chuẩn bị
1- Giáo viên: Soạn bài theo hệ thống kiến thức: tài liệu, máy chiếu, phiếu học
tập...
2- Học sinh: Ôn tập bài.
III- Tiến trình lên lớp.
* Ổn định lớp
* Tổ chức dạy và học ôn tập
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý vào bài học mới.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não
- Tiến trình:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nghe và xem video bài hát “Viếng lăng Bác”.
? Bài hát trên được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ bài thơ nào? Của ai?
Bước 2: HS trả lời
Bước 3: HS nhận xét về phần trả lời
Bước 4: GV nhận xét, dẫn vào bài: Ôn tập văn bản “Viếng lăng Bác” của Viễn
Phương
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Thực hành làm đề tổng hợp
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận, dự án,
- Kĩ thuật: Động não
- Cách thức: Hoạt động cá nhân, nhóm
HĐ1: Phân tích đề
Bước 1: Giao nhiệm vụ

Trang 1
Đọc đề, phân tích đề
Bước 2: HS trình bày
Bước 3: HS khác nhận xét về phần trả lời
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Hãy đọc trích đoạn bài báo dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“(...) Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải
chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời
gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm... mỗi chúng ta vẫn đang say mê với
những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao
nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc”. Đó
không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó
còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư... và sau cùng, thu về được? Đó chắc
chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm
túc. (...)”.
(Dân theo công nghệ số thay đổi văn hóa đọc"; http://vanhoadoisong.vn)
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề
gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu
sau:
“Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn
giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.".
Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian
cho việc đọc sách?
Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như
thế nào?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về lợi ích của việc đọc sách.
Câu 2 (5,0 điểm):
(...) " Bác nằm trong giấc ngủ bình
yên Giữa một vầng trăng sáng dịu
hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước
mắt Muốn làm con chim hót quanh
lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa
hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ."
(Trích "Viếng lăng Bác" (Viễn Phương), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2018)
Trình bày cảm nhận cả em về hai khổ thơ trên. Em cần làm gì để xứng đáng với những

Trang 2
công lao to lớn của Bác.
HĐ2: Hướng dẫn làm đề
Bước 1: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn làm đề
Bước 2: HS thực hành làm đề
Bước 3: HS trình bày nội dung bài làm
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề: văn hóa
đọc
Câu 2 (0,5 điểm): Phép liên kết câu trong 2 câu sau:
Phép thế: Đó = văn hóa đoc
Phép lặp: "đầu
tư"
Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian
cho việc đọc sách: mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận”
Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như
thế nào:
+ Xác định mục đích của việc đọc sách đó
+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.
+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)
- Vai trò của tri thức đối với loài người, và sách chính là một nền tảng để nâng cao tri
thức.
- Đọc sách là điều vô cùng cần thiết và nó đem lại vô vàn lợi ích cho con người.
- Ý nghĩa tác dụng của sách: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu
trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời
sống xã hội.
- Chứng minh tác dụng của việc đọc sách:
+ Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách
nhanh nhất (nêu dẫn chứng).
+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn
chứng)
+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)
- Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.
- Phương pháp đọc sách:
+ Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.
+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.
- Khẳng định sách là người bạn tốt

Trang 3
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách.
Văn mẫu: Nghị luận về lợi ích của việc đọc sách
Câu 2 (5,0 điểm):
I. Mở bài:
Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm.
Trích dẫn 2 khổ
thơ
II. Thân bài: Cảm nhận về 2 khổ
thơ
1. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:
- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng
viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian
ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:
"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh
sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành
thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng
dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.
2. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:
– Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng
Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng
mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở
bên Người.
“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
– Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự
tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
– Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên
Bác:

“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn


ở bên Người một chút”
III. Kết bài: Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện
được niềm xúc động tràn đầy và lớn lao
trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác
Hồ.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

Trang 4
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua làm các đề bài để khắc sâu kiến thức về văn bản đã học.
- Phương pháp: Viết bài
- Cách thức: Hoạt động cá nhân

Bước 1: Yêu cầu HS - Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn
phân tích đề, nêu yêu Phương
cầu của đề bài, gạch 1. Mở bài:
chân những từ khóa. - Cách 1: mở bài trực tiếp
- Phương thức biểu + Dẫn vấn đề: giới thiệu tác giả, tác phẩm.
đạt: Nghị luận văn + Nêu vấn đề: niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết
chương (phân tích) thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả khi từ Miền
- Vấn đề nghị luận: Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
niềm xúc động, thành + Phạm vi: Văn bản “Viếng lăng Bác”
kính, xót xa, ....
- Phạm vi: Bài thơ 2. Thân bài: Gồm có các luận điểm sau:
“Viếng lăng Bác” a. Khái quát chung
Bước 2: Lập dàn ý b. Luận điểm 1: Niềm xúc động, xót thương vô hạn của
? Có mấy cách mở nhà thơ khi ở trong lăng ( khổ 3)
bài? Nêu những nội
*Ấn tượng sâu sắc của Viễn Phương về hình ảnh Bác đang
dung chính trong phần
yên giấc ngàn thu
mở bài.
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
(- Cách 2: Mở bài gián
giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"
tiếp: Dẫn vấn đề: từ
- Giấc ngủ bình yên:
chủ đề lãnh tụ kính
+ Cách nói giảm nói tránh -> làm dịu bớt nỗi đau thương, nhói
yêu...)
buốt, như thầm nhủ rằng Bác chỉ đang ngủ- một giấc ngủ dài,
Bước 3: 3 nhóm. Mỗi
bình yên.
nhóm trình bày ý
+ Gợi tâm hồn thanh thản của Bác sau khi đã cống hiến trọn
chính của 3 khổ thơ.
vẹn cuộc đời mình cho dân tộc
(Khổ 1,2,3) Riêng khổ
- Vầng trăng sáng dịu hiền
4 xem lại câu 7- bài
+ Gợi khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong ánh sáng dịu
tập 1
nhẹ trong lăng (ko gian, thời gian ngưng đọng…)
+ Ẩn dụ: gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong, hiền từ, thân thiết
của Bác
- + Gợi những vần thơ tràn đầy trăng của Bác (sinh thời,
Bác với trăng là tri kỉ) Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động

Trang 5
cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời
gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi
tả rất đạt:
"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự
yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của
không gian trong lăng Bác.
+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi
mãi, Người đã hóa thành
thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng
định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh
không bao giờ mất đi.

* Trong giây phút thanh tĩnh, trang nghiêm ở trong lăng,


lòng người như lắng xuống, xót xa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
- Trời xanh là mãi mãi: ẩn dụ -> trường tồn của Bác với non
sông đất nước, với thời gian..
- Dù vẫn biết là như thế, nhưng nhà thơ vẫn "nghe nhói ở
trong tim"
+ Từ “nhói” - từ biểu cảm trực tiếp + ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác -> cảm nhận được nỗi đau quặn thắt, tê tái trong sâu
thẳm đáy tâm hồn. Nỗi đau ấy, niềm xót xa ấy cứ trào dâng
không thể ngăn nổi, nhói buối trong tim...
- Cụm từ “Vẫn biết”... “mà sao” -> tạo hình ảnh tương phản
làm cho lời thơ thêm xúc động, nghẹn ngào. Dù lí trí mách
bảo Bác còn đó nhưng con tim không thể không nhói buốt
trước sự ra đi của Người ...
-> Giọng thơ trang nghiêm, trầm lắng; hình ảnh ẩn dụđẹp,
lớn lao, kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ (vầng trăng, bầu trời) ->
nghẹn ngào, xót thương vô hạn...
Luận điểm 2: Niềm lưu luyến, bịn rịn không muốn rời
lăng (khổ 4)
c.Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước
lúc khi trở về miền Nam:

Trang 6
– Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của
nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết
rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng
mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở
bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.
“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt Muốn làm
con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa
hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
– Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ
thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh
cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
– Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung
hiếu, muốn được gắn bó bên Bác:
Bước 4: Mỗi HS tự “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở
chọn ý chính của khổ bên Người một chút”
1, 2 hoặc khổ 3 để viết 3. Kết bài:
thành một đoạn văn - Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Bước 5: Trình bày, - Gía trị bài thơ (trong lòng bạn đọc, trong nền văn chương VN...)
sửa lỗi (lỗi dùng từ, hoặc cảm xúc của bản thân...
Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn
đặt câu, lỗi diễn đạt...)
đầy và lớn lao
trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm
thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.

Viết đoạn văn (khoảng Bài tập 3: Gợi ý:


1 trang giấy thi) trình a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề
bày suy nghĩ của em về b. Thân bài:
một trong 5 điều Bác * Giải thích:
Hồ dạy “Yêu Tổ quốc, - Yêu Tổ quốc: tình cảm gắn bó, yêu mến tất cả những gì
yêu đồng bào” - đặc thuộc về đất nước mình: bờ cõi lãnh thổ, con người, thiên
biệt của thế hệ trẻ trong nhiên, phong tục tập quán,...
giai đoạn hiện nay. - Yêu đồng bào: yêu mến, sẻ chia với những con người cùng
Yêu cầu: chung dòng máu, chung nguồn gốc, tổ tiên mình (nói chung,
Bước 1: Phân tích đề đó là những người người VN – con Lạc cháu Hồng )
- Kiểu bài: nghị luận Đây là tình cảm thiêng liêng, cao cả của mỗi con người
(nghị luận đời sống) -> Khẳng định: lời dạy của Bác hoàn toàn đúng đắn, nhân
- Vấn đề nghị luận: văn, cao đẹp...
Yêu Tổ quốc, yêu đồng (Lựa chọn, nêu được một vài biểu hiện trong các lĩnh vực:
bào - đặc biệt là của thế công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, trong văn

Trang 7
hệ trẻ hiện nay. chương, trong công cuộc chống thiên tai, dịch bệnh hiện
- Phạm vi: trong đời nay...)
sống . * Phân tích và bàn luận:
Bước 2: HS thảo luận - Là đạo lí truyền thống, là trách niệm, nghĩa vụ cao cả của
nhóm: lập ý, lập dàn ý mỗi con người, thể hiện rõ lòng tự tôn dân tộc. ..
(theo nhóm) - Đó là nơi cha ông ta đổ bao mồ hôi, thậm chí cả xương
Bước 3: Đại diện máu để giữ vững từng tấc đất...
nhóm trình bày dàn bài - Là nơi ta sinh ra, lớn lên, gắn bó với bao kỉ niệm; được
Bước 4: HS, GV sống trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, thầy
nhận xét, chốt ý chính cô, của những người xung quanh...
trên máy chiếu - Tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân đẩy lùi mọi khó khăn,
Bước 5: Viết bài hoàn nguy hiểm: nạn ngoại xâm, thiên tai, dịch bệnh...
chỉnh (Về nhà làm) - Giúp con người vơi bớt khó khăn để vươn lên trong cuộc
sống
-> Xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, hùng cường,
nhân nghĩa ...
- Mở rộng, mặt trái -> phê phán...
* Trách nhiệm của mỗi người – đặc biệt của thế hệ trẻ:
- Bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải
của Tổ quốc.
- Xây dựng đất nước gàu mạnh: giữ gìn nền văn hóa cổ
truyền; bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống; tiếp thu KHKT
để đưa đất nước đi lên trong thời đại 4.0...
- Đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia, giúp đỡ những
người xung quanh - đặc biệt trong lúc khó khăn, hoạn nạn...
- Đặc biệt: trong đại dịch Covid 19...
c. Kết bài: khẳng định ý nghĩa, liên hệ bản thân.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG


Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Kĩ thuật: Động não, dự án
+ Khái quát lại nội dung bài học.
+ HS trình bày bài hát “Viếng lăng Bác” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp
+ Về nhà: viết hoàn chỉnh bài tập 3 vào vở.
+ Chuẩn bị: Ôn tập bài “Sang thu”
-------------------------------------------------------------------

Trang 8
Trang 9

You might also like