Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

DỊCH MÃ.

Câu 1. Ở sinh vật nhân thực, dịch mã diễn ra ở vị trí nào?


(Dịch mã luôn diễn ra ở tế bào chất, tại bào quan riboxom)
Câu 2. Phân tử nào làm khuôn cho quá trình dịch mã?
(Phân tử mARN được dùng làm khuôn cho dịch mã. Mỗi côđon trên mARN được dịch thành 1
axit amin trên chuỗi polipeptit; Côđon kết thúc thì không quy định axit amin)
Câu 3. Trong quá trình dịch mã, loại axit amin nào được sử dụng đầu tiên?
- Ở sinh vật nhân sơ, axit amin đầu tiên là focminMetionin.
- Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên là Metionin.
Câu 4. Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào?
(anticôđon trên tARN khớp bổ sung với côđon trên mARN)
Câu 5. Hãy viết sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa gen, mARN, protein (mối quan hệ giữa các cơ chế di
truyền ở cấp phân tử).
Gen → mARN → Chuỗi polipeptit → Tính trạng

Gen → mARN → Chuỗi polipeptit → Tính trạng
Câu 6. Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật thông
qua những cơ chế nào?
(Thông qua cơ chế: Phiên mã, dịch mã)
Câu 7. PHÁT BIỂU NÀO SAI? GIẢI THÍCH.
1. Ở sinh vật nhân thực, dịch mã diễn ra trong nhân tế bào.
(Sai. Ở sinh vật nhân thực, dịch mã diễn ra ở tế bào chất.)
2. aa mở đầu ở sinh vật nhân thực là metyonin, ở sinh vật nhân sơ là foocmin metyonin.
3. Bộ ba mã hóa cho aa mở đầu là AUG.
4. Các bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã là UAA, UAG, UGA.
5. Trong quá trình dịch mã, mARN đống vai trò như người phiên dịch.
(Sai. Trong quá trình dịch mã, tARN đống vai trò như người phiên dịch.)
6. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba
đối mã của tARN với bộ ba mã hoá trên mARN.
7. Các ribôxom trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu cho đến
khi gặp bộ ba kết thúc.
8. Dựa vào nguyên tắc dịch mã, nếu biết được trình tự các bộ ba ở trên mARN thì sẽ không
biết được trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
(Sai. Dựa vào nguyên tắc dịch mã, nếu biết được trình tự các bộ ba ở trên mARN thì sẽ biết
được trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.)
Câu 8. Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Làm khuôn cho quá trình dịch mã là mARN.
II. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ
ba đối mã của tARN với bộ ba mã hoá trên mARN.
III. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu cho
đến khi gặp bộ ba kết thúc.
IV. Nếu biết được trình tự các nucleotit của gen thì sẽ biết được trình tự các axit amin trong
chuỗi polipeptit
A. 4. B. 2 C. 3. D. 1.
Câu 9 (Đề minh họa 2020): Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. ADN. B. tARN. C. mARN. D. rARN.
Câu 10 (TN 2019): Triplet 3ATG5 mã hóa axit amin izoloxin, tARN vận chuyển axit amin này
có anticodon là
A. 5GAU3. B. 3GUA5. C. 3AUG5. D. 5UAG3.
Câu 11 (Đề TN 2018): Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Tổng hợp phân tử ARN.
C. Nhân đôi ADN. D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 12 (Đề minh họa 2018). Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào
sau đây?
A. Valin. B. Mêtiônin. C. Glixin. D. Lizin
Câu 13 (TN 2018): Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá
trình dịch mã?
A. 5'AUA3'. B. 5'AUG3'. C. 5'AAG3'. . D. 5'UAA3'
Câu 14 (TN 2017): Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
A. 5’XAA3’. B. 5’GGA3’. C. 5’AUG3’. D. 5’AGX3’.
Câu 15 (TN 2017): Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?
A. 5’UUA3’. B. 5’UAA3’. C. 5’AUG3’. D. 5’UGU3’.
ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN.
Câu 1. Điều hoà hoạt động gen là gì? Ở sinh vật nhân sơ, điều hoà hoạt động gen chủ yếu diễn
ra ở cấp độ nào?
- Điều hoà hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra.
- Ở sinh vật nhân sơ, điều hoà hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở cấp độ phiên mã.
Câu 2. Operon Lac gồm có những thành phần nào? Chức năng của các thành phần?
- Operon Lac gồm có 3 thành phần là: Vùng khởi động (vùng P), vùng vận hành (vùng O), các
gen cấu trúc (gen Z, gen Y, gen A).
- Chức năng của các thành phần:
+ Vùng khởi động (vùng P): Là trình tự nucleotit để enzym ARN polimeraza bám vào và khởi
động phiên mã.
+ Vùng vận hành (vùng O): Là trình tự nucleotit để chất ức chế bám vào và kiểm soát phiên mã.
+ Các gen cấu trúc (gen Z, gen Y, gen A): Mang thông tin quy định cấu trúc của các loại
protein.
Câu 3. Chức năng của gen điều hoà?
Mang thông tin quy định protein ức chế. Protein ức chế sẽ bám lên vùng O để kiểm soát phiên
mã.
Câu 4. PHÁT BIỂU NÀO SAI? GIẢI THÍCH.
1. Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra.
2. Trong cấu trúc 1 operon không có gen điều hòa R.
3. Các thành phần trong 1 operon gồm gen điều hòa R, O, P, các gen cấu trúc Z,Y,A.
(Sai. Trong thành phần của operon không có gen điều hòa R)
4. Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần phiên mã và nhân đôi không bằng
nhau. (Sai. số lần phiên mã và nhân đôi bằng nhau).
Câu 5. Cho sơ đồ mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn đường ruột (E. coli) như sau:
Gen điều hoà Operon Lac

P R P O Z Y A

Các kí hiệu Z, Y, A trên sơ đồ chỉ:


A. Gen điều hoà B. Các gen cấu trúc
C. Vùng vận hành D. Vùng khởi động
Câu 6: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng nào có trình tự nuclêôtit
để ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã ?
A. Vùng khởi động. B. Vùng vận hành. C. Gen điều hoà. D. Các gen cấu trúc.
Câu 7: Trình tự các thành phần cấu trúc có mặt trong operon Lac ở vi khuẩn E.coli bao gồm:
A. vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z.Y.A)
B. gen điều hòa - vùng vận hành - vùng khởi động - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. gen điều hòa - vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. vùng khởi động - gen điều hòa - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 8: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:
A. vùng khởi động. B. vùng kết thúc. C. vùng mã hoá D. vùng vận hành.
Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa tổng
hợp
A. Prôtêin ức chế. B. Prôtêin Lac Y. C. Prôtêin Lac Z. D. Prôtêin Lac
Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có
lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào vùng mã hóa. B. liên kết vào gen điều hòa.
C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng khởi động.

You might also like