Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU, ĐHQG TPHCM

TRƯỜNG
KHÔNG
CHUYÊN

TẬP SAN NĂNG KHIẾU


TẬP SAN ĐẦU TIÊN CỦA NĂNG KHIẾU CƠ SỞ 1

NĂNG KHIẾU EXPRESS | PTNK PHOTOGRAPHY CLUB | Ở NĂNG KHIẾU


LỜI MỞ ĐẦU
Gửi những ai đang cầm trên tay cuốn tập san này,
Khi bạn đọc được những dòng này cũng là lúc tập san Năng Khiếu đầu
tiên của cơ sở I trường Phổ Thông Năng Khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh ra đời. Cuốn tập san này là một ấp ủ của biết bao thế hệ học sinh
Năng Khiếu các khóa; song, việc thực hiện nó vẫn là một điều bất ngờ và táo
bạo đối với mọi người trong nhóm chúng tôi.
Mỗi người thương Năng Khiếu theo một cách khác nhau. Có người thương
Năng Khiếu mãnh liệt, mọi hành động đều thể hiện là hướng về ngôi trường
này, như chúng tôi vậy. Nhưng vẫn có bạn, nhiều bạn nữa là đằng khác,
thương Năng Khiếu một cách nhẹ nhàng chỉ bằng cách ở trong lòng Năng
Khiếu thật lâu, miễn vẫn ở cùng Năng Khiếu là được. Và Tập san này chính là
sự hòa quyện của tất cả chúng ta: những tình thương khác nhau nhưng hòa
một nhịp, những chuyển động khác cường độ nhưng lại cùng một tần số. Đấy
cũng là cách vận hành của Tập san: dựa trên tinh thần Năng Khiếu và hoàn
toàn phi lợi nhuận, bởi lẽ sự gắn kết của chúng ta ở nơi này không phải là tiền
bạc.
Đặt tên cho Tập san, tôi tự nhủ rằng nó phải đại diện cho thứ độc nhất
của trường, và phải nhất thiết là một thứ rất “Năng Khiếu” - vừa thông minh,
lại vừa hóm hỉnh. Tên Tập san phải là thứ gì đấy ai cũng cảm thấy đúng hệt
một chân lí, nhưng nhất thiết phải là một chân lí chưa được gọi tên.
Bạn có để ý rằng tất cả mọi thứ của Phổ Thông Năng Khiếu đều không liên
quan đến chữ “chuyên”? Trường chúng ta không phải là THPT, lại càng không
phải là THPT Chuyên Năng Khiếu. Ta chỉ là Phổ Thông Năng Khiếu, khiêm tốn
và giản dị, chỉ có lớp Toán, lớp Văn,... thay vì những lớp CT, CV,... mà chữ C
được viết tắt cho từ “Chuyên”. Những bạn không trong các lớp ấy cũng hoàn
toàn không phải là “thường” - họ chẳng qua là những người “không chuyên”,
còn “chuyên” là gì, hình như từ điển của Năng Khiếu không có.
Và cũng tại Năng Khiếu, học lớp Toán có thể vào đội tuyển Sinh, học lớp
Văn vẫn có thể theo đuổi Tin học, còn học Không Chuyên thì cũng có lẽ là do
bạn có quá ít thời gian chơi cờ. Những biểu hiện nghe lạ lẫm nhưng rất
thường xuyên ấy được gọi là sự tự do học thuật, nhưng cũng là minh chứng
rằng, Phổ Thông Năng Khiếu chẳng hề là một trường “chuyên”. Nhưng như
cách một số không âm vẫn có khả năng không phải là một số dương, Phổ
Thông Năng Khiếu nào phải một ngôi trường bình thường? Năng Khiếu là số
0 trong tập hợp các số không âm ấy - Năng Khiếu là một thứ gì đó khác. Là
một “Trường Không Chuyên”.
Vì thế, chúng tôi hi vọng rằng Tập san “Trường Không Chuyên” sẽ không
chỉ là một gói nhiều tình thương của học sinh Năng Khiếu mà còn là một chân
lí, một tinh thần mà chỉ những ai ở Năng Khiếu mới có thể hiểu được.
Một tinh thần “Không Chuyên” như thế.
Đại diện Đội ngũ,
Lê Minh Tú (E1720).
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG
Vị trí địa lý
Nằm lọt thỏm trên con đường Nguyễn
Chí Thanh, Phổ Thông Năng Khiếu vẫn
sừng sững 7 tầng lầu, được xem như là
trường cấp 3 cao nhất của thành phố.
Cổng trường bé, chắn ngang một lối dài
dẫn đến hai khu nhà của trường bên
trong, khiến Năng Khiếu như một đấu
trường La Mã ẩn trong lòng nhiều tiệm
sửa xe và chung cư 155 cao lớn. Khi bước
chân lần đầu vào trường, chắc hẳn bạn sẽ
phải ngước đầu đến mỏi cổ để nhìn ngắm
hết toàn cảnh của ngôi trường, bởi lẽ sân
trường quá hẹp để bạn có thể ngắm nhìn
Người trẻ, hoa sứ già,
tâm hồn là vĩnh cửu
Chuyện hoa sứ ở Năng Khiếu, già trẻ lớn bé
ai cũng thích kể. Người ta kể về nó trong văn
viết, văn nói, nhạc, thơ, truyền thuyết, thần
thoại (tình yêu), trong nỗi nhớ, và có lẽ là trong
cả logo trường. Đem liệt kê tất cả sản phẩm
liên quan Năng Khiếu, nếu cụm từ “Năng Khiếu”
xuất hiện nhiều nhất thì “hoa sứ” phải xếp ở vị
trí thứ hai.
Nghe kể, hồi trước, lúc Phổ Thông Năng
Khiếu còn nhỏ hơn bây giờ, trường có 7 cây sứ,
tương ứng 7 lớp Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Anh,
Văn. Thế nên có khi cây sứ còn già hơn những
người đang đọc cái này nữa. Bởi già như vậy
rồi, nên từ mấy năm nay, người ở Năng Khiếu
cũng không còn trông ngóng hoa sứ xuất hiện.
Nhưng mà đừng có buồn, cô Thanh Lài từng
nói, “Hoa sứ còn tồn tại, hoa sứ chính là học
sinh tụi con, và cả những tâm tư của tụi con
dưới mái trường này.”
Tự hào logo Đồng phục
Logo Năng Khiếu là cách điệu chữ HSG, Ban đầu, Phổ Thông Năng Khiếu không hề
viết tắt cho High School for the Gifted, quy định áo thể dục chung cho cả trường mà
nghĩa là “trường học cấp 3 cho những mỗi lớp sẽ tự thiết kế áo sao cho phù hợp với
người có thiên bẩm” - là Phổ Thông Năng cá tính của lớp. Thầy Đường, bấy giờ là Hiệu
Khiếu đó! Chữ HSG này như một ngọn lửa phó, dần cảm thấy những chiếc áo lớp này…
bùng lên khỏi trang sách, biểu hiện cho sự có chút vấn đề. Có chiếc áo lớp in hình hai cô
tỏa sáng của trí tuệ, một đặc điểm nổi bật cậu học trò cạnh nhau, mà theo thầy Thanh
ở môi trường học thuật Năng Khiếu. Dũng nói là “rất thơ, nhưng đối với môi
Thế nhưng, những điều cầu kỳ như thế trường học đường thì không phù hợp lắm.”
nào có phải là thứ mà học sinh Năng Khiếu Lại có cái thì có những khuôn mặt lè lưỡi,
thích mê? Tụi nó mê HSG, nhưng với lí do quỷ quái hệt như bọn học trò tinh nghịch. Và
duy nhất: HSG là Học Sinh Giỏi! Logo như đỉnh điểm nhất chính là những chiếc áo đậm
một cách khác để thể hiện niềm tự tôn của chất kiếm hiệp của lớp Lý 03-06: “Hận đời
những con người Năng Khiếu, nhưng phải không đối thủ - Sinh ra để làm trùm.” Một
là một niềm tự tôn bình dị và giản đơn. chiếc áo ngạo nghễ và ít nhiều “giang hồ”
Đấy có lẽ cũng là lí do vì sao học sinh Năng như thế đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi ngày
Khiếu có thể kêu ca nhiều cái, nhưng ít học sinh được tự do thiết kế; và bên cạnh
thấy ai kêu ca về logo - chủ yếu là tại đẹp lòng tự trọng thì đồng phục thể dục ở hiện
và oách. tại là một trong những nội quy đầu tiên (và
Năng Khiếu từ xa. duy nhất) ràng buộc sự tự do ở ngôi trường
này cách đây hơn 10 năm.

(Thái Thanh KC1 1821 - Lê Minh Tú E1720)


WHAT DID YOU MISS
WHAT DID YOU MISS
WHAT DID YOU MISS Khai giảng -
5/9/2019
LĐHSM

CLUB DAY
14/9/2019 PTNK

PTNK VÔ ĐỊCH
27/10/2019
TRƯỜNG TEEN

ĐÁ BANH GIAO
15/11/2019 HỮU THẦY-TRÒ

NGUYỄN ANH KHÔI (KC3


1720) CHÍNH THỨC TRỞ
THÀNH ĐẠI KIỆN TƯỚNG
29/11/2019
QUỐC TẾ THỨ 11
ĐÃ CÓ GÌ THẾ ?
WHAT DID YOU MISS

GOT STYLE-
12/1/2020
LHMX

NĂNG KHIẾU
13/1/2020 ĐI ĐÀ LẠT

CHÍNH THỨC NGHỈ DỊCH


CORONA, TẠO NÊN KỲ NGHỈ 2/2/2020
TẾT DÀI NHẤT LỊCH SỬ

TRẠI 26/3
26/3/2020 ONLINE

LỄ RA TRƯỜNG - 6/7/2020
TẠM BIỆT 1720
Thầy
Thầy Bé

Năm học 2019-2020 là năm học đầu
tiên Năng Khiếu không được thầy Bé điểm
danh. Có lẽ như đây là một mất mát lớn
của Phổ Thông Năng Khiếu, đặc biệt là đối
với các học sinh… vì ta đã mất đi người
Bảo vệ trong trận Ma sói “Đi Học Trễ”.
- học truyền đạt một chiều. Do đó, học sinh Năng Khiếu
cũng khôn ngoan và quậy phá theo một cách rất “quái”
và thông minh.
Thầy Bé thuộc lòng tính cách của từng khối lớp
chuyên, nắm được từng trò mà tụi nhỏ hay bày, và nghĩ
ra các "hình phạt" phù hợp, lúc thì bắt làm bản kiểm
điểm bằng thơ, bắt chép phạt bài học cho thuộc, phạt
đánh cờ tướng thi với thầy, phạt đi quanh trường nhặt
sạch rác…

Thầy Bé duy nhất


Một cựu học sinh kể lại: “Hồi đó trường ra luật nam
nữ ko đc ngủ (trưa) chung phòng, nên nam lớp
Nhắc đến giám thị, đa số học sinh sẽ… né. Sinh0407 sẽ ngủ chung với nam lớp Anh ở phòng học
Công tác tại trường học nhưng không trực tiếp lớp Anh, nữ 2 lớp sẽ ngủ chung ở phòng học lớp Sinh.
đảm nhận việc giảng dạy mà đóng vai trò lớn Chẳng may, 1 buổi trưa, mình vô tình đi ngang phòng
trong việc duy trì nề nếp của nhà trường, góp học lớp mình (đồng nghĩa với phòng ngủ nữ trưa hôm
phần rèn luyện tính kỷ luật cho các em học sinh, đó). Thầy Bé bắt gặp cảnh tưởng đó, bắt mình xuống
giám thị của nhiều trường học chính là nỗi "kinh sân viết bảng kiểm điểm tội "lén phén vào phòng ngủ
hoàng" của các học sinh. Vì hay "soi" và xử lý nữ". Sau bảng kiểm điểm thì mình phải làm việc đền tội
những trò nghịch phá, những biểu hiện lệch kỷ là chép thơ hay dọn rác thì cũng không nhớ nữa. Nhưng
luật của học sinh, thầy cô giám thị thường bị tóm lại là tội danh nhục không thể tả! Nhớ thầy!”
ghét, bị học sinh ác cảm gọi là ông giám thị, bà Sau 21 năm làm giám thị, thầy Bé đúc kết: "Giám thị
giám thị, hiếm có ai mà được trìu mến gọi là là người đảm bảo học trò tuân thủ các quy tắc, nề nếp
thầy giám thị, cô giám thị chứ đừng mong hơn. nhà trường nhưng bằng cách giáo dục và tôn trọng, tức
Nhưng ở Năng Khiếu thì khác. Đối với học sinh là phải nói cho mấy em nó hiểu chứ không la mắng hay
Năng Khiếu 21 năm qua, nhắc đến thầy Bé, sẽ phạt nặng. Mấy em có những vi phạm của tuổi trẻ mà
không ai hỏi lại "thầy Bé nào?", vì thầy là thầy không đáng như đi trễ, mặc áo không có phù hiệu, tui
Bé yêu quý và duy nhất với rất nhiều thế hệ học vẫn nhắc nhở, phạt nhẹ nhàng, không quá nghiêm khắc
sinh. để các em nhớ và tuân thủ kỷ luật, chứ không phải làm
Ở Năng Khiếu, học trò được làm quen với vì sợ bị phạt".
môi trường học tập, sinh hoạt gần giống như “Tui thì cũng có cái được, nhưng không quyết liệt,
Đại học, các thầy cô là giảng viên Đại học ngoài nội quy kỷ luật đôi khi hơi lỏng lẻo, cũng bị lãnh đạo
cởi mở, lắng nghe tiếng nói, tôn trọng cá tính nhắc đó (cười)".
của học sinh, hướng dẫn kiến thức theo kiểu gợi Bài viết dựa trên thông tin bài phỏng vấn
của thầy Bé với báo Afamily và bài viết “Thầy
mở để suy ngẫm chứ không phải là kiểu dạy Bé ơi ở lại” của Năng Khiếu Express.

Cô Tâm
Tâm

“Những năm đó, kỷ luật còn lỏng lẻo, thiệt, nội


Cô Vũ Thị Thanh Tâm đã là giáo viên bộ quy chỉ là lòng tự trọng, mà người tự trọng
môn Ngữ Văn của trường Phổ Thông Năng không nhất định là phải khuôn thước đoan
Khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí trang!”
Minh suốt 11 năm qua. Giờ đây, cô quyết
định rời xa Năng Khiếu, từ bỏ Sài Gòn, để “Mình thương nó nó thương mình, mình cho nó
về với vùng đất Đà Lạt an yên. sự bao dung thì nó sẽ không đem mình ra làm đề
tài chế meme với nhau. Thành meme cũng chả có
Năm 2019-2020 chính là năm học cuối gì chỉ có bớt già! Bớt già thì bé lại nghe học trò
cùng mà cô Tâm ở lại với Năng Khiếu; nên nói rồi dạ vâng em sẽ sửa mình, mà mấy anh chị
nếu tập san Trường Không Chuyên là một cũng phải lo tu chí đặng làm gương cho em!”
gói kỷ niệm Năng Khiếu của những hoa sứ
đã cũ, bài viết này như một lời tạm biệt “Năng Khiếu bây giờ tất nhiên phải khác Năng
của Năng Khiếu đến với cô Tâm - một cô Khiếu thời xưa. Ai đó than Năng Khiếu giờ không
Tâm sắc sảo và dễ thương đến thế. được như xưa, thì hãy nhìn chính bạn có còn như
xưa không?”
“Học trò nó giỏi thì nó ngông. Mình làm nó
phục thì nó học chăm chỉ; không thì nó “Sau này con lớn lên, mình sẽ luôn nói với con:
quậy hoặc đơn giản là nó không thèm “Điều mẹ ao ước nhất, là con có thể bước chân
học.” vào Năng Khiếu, dẫu đó là một điều đòi hỏi rất,
rất nhiều nỗ lực và tài năng.”
26/3

Lửa cháy bập bùng. Màn đêm chui vào những gian trại. Tớ và cậu,
những hoa sứ Năng Khiếu, ngồi đây…
Trại 26/3 thì có gì vui, cậu nhỉ? Trời thì nóng hôi hổi, những cái lều dựng lên
bằng công sức của mấy đứa học trò tụi mình thì lại nhỏ xíu, nhỏ đến mức cho
dù có nối 3 cái lều với nhau thì cũng chẳng đủ cho cả lớp ngồi thoải mái, huống
chi là dành cả đêm ở đây. Chỗ ngủ không đủ, chỗ tắm cũng không đủ nốt, nên
người tớ chẳng thoải mái lắm.
À không, nghĩ lại thì thấy trại cũng có vui một xíu ấy (một xíu thôi). Tự nhiên
gặp được những con người thật lạ, nhưng nhận ra là cũng thật quen. Lạ vì vốn
dĩ không nhờ trại thì sẽ không bao giờ biết tới nhau; quen lại đơn giản vì áo của
người ta cũng có logo Phổ Thông Năng Khiếu. Trại làm tớ thấy nhỏ bé đi nhiều,
vì còn nhiều người tớ chưa gặp quá - và tớ còn thấy mình là một phần của cái
gì đó lớn hơn.

Ừ tớ yêu lớp tớ thật đấy, nhưng chẳng bao giờ cảm thấy mình là
một phần của tập thể nhiều như ngày hôm nay.
Tớ cảm thấy cơ thể mình được đong đầy, không phải đong đầy bởi thịt nướng
hồi khuya của trại mình đâu, mà là bởi những mọi sự ấm áp ở trại. Cái ấm của
tô mì mà xếp hàng mãi mới có, cái ấm của lửa trại bập bùng và mọi người
không ai hẹn ai tự nhiên chạy loạn hết cả lên, cái ấm của giọng cô Kim Loan khi
đọc từng dòng confessions được gửi gắm, và cả cái ấm của những tia nắng đầu
tiên chiếu đến Năng Khiếu CS2 nữa. Mấy thứ ấm áp này đúng là mỗi năm mới
có một lần, sau này muốn có cũng không được.

Hóa ra năm ngoái là trại 26/3 cuối cùng của tớ rồi.


Nếu được quay lại, cậu có còn muốn làm hoa sứ Năng Khiếu
cùng ngồi bên lửa trại với tớ chứ?
(Minh Tú – E1720)
Đầu năm lớp 10 vào trường, nghe đồn
học Năng Khiếu khỏi mua sách giáo khoa
nên lúc ấy tôi chưa sắm sửa sách vở gì. Để
chắc ăn hơn, tôi ngó đứa cùng bàn, định hỏi
thăm nó mua sách ở đâu thì thấy màu sách
nó hơi cũ, lại còn có mã vạch nhìn như sách
thư viện. Tôi thắc mắc, “Ủa chưa có thẻ học
sinh lẫn thẻ thư viện mà sao bà mượn sách
được dzậy!?” Nó cười hề hề, đáp một câu mà
mãi mãi là ấn tượng sâu đậm đầu tiên của
tôi với thư viện: “Hồi mấy năm trước chị tui
học Năng Khiếu, mượn sách chưa trả, giờ
tui xài, học xong tui trả.”

Thư viện tuy tọa lạc ở vị trí không đắc địa


lắm –nằm giữa phòng tư vấn tâm lí học
đường thường xuyên đóng cửa và hành lang
gió mát yên tĩnh ít người ghé qua, nhưng
ngày nào thư viện mở cửa là ngày đó có
người vào.
Nói đến đây đủ biết sức hấp dẫn của căn
phòng này rồi há.

(Thái Thanh – KC1.1821)


Thư viện không chỉ có sách lịch sử Việt
Nam, sách lịch sử thế giới, mà còn có lịch
sử Năng Khiếu. Hầu hết các cuốn sách giáo
khoa là của những khóa trước để lại, có cả
những cuốn từ 10 năm trước nữa. Tuy học
sinh mỗi thời khác nhau, song thói quen
note vào sách là không thể bỏ.
Từ đây, có những chuyện vui vui ra đời.
Như là có chuyện này cũng hay, rằng bạn
học sinh nọ mượn sách thư viện và vô tình
biết được email của thầy Hiếu dạy Sử (mà
email tên thế nào có lẽ bạn đã biết). Cầm
trên tay quyển sách được chuyền từ xưa
xửa chứa đựng dấu tích văn hóa Năng Khiếu
và bao kỉ niệm của những cái tên mà bạn
còn không hề biết, thời gian như thể đã
dừng lại trên quyển sách vậy.

Có nhiều kiểu người hay lui tới thư viện,


nhất là hai loại: người trống tiết, hoặc
người trốn tiết. Người ta có trốn tiết ra net,
trốn tiết về nhà; ở đây chúng tôi có trốn
tiết xuống thư viện học bài. Điều đó không
sai, ngược lại còn nghe rất tri thức nữa,
miễn bạn đừng để giáo viên dạy tiết đó
nhận ra bạn lúc họ vào thư viện là được.
Mà ở thư viện cũng nhiều thứ để làm lắm,
nên có khi cô thư viện biết bạn trốn tiết mà
còn không la. Bình dân thì vào ngồi học bài,
sang chảnh thì vào phòng đọc đọc sách, còn
bảnh nhất vẫn là ngồi tâm sự với cô thư
viện. Tuy nhiên, cá là cô không ủng hộ bạn
cúp học rồi cắm rễ thư viện đâu, vì sớm
muộn gì cũng bị phát hiện thôi.
Nhắc máy in thì không thể quên máy Ở thư viện có máy in & photo nên giáo
tính. Vì máy tính nằm giữa phòng viên phát bài cho học trò thì gửi bài
thanh thiên bạch nhật, nên dùng máy cho lớp đi in ở đây. Từ đây xuất hiện
tính phải cẩn thận. Đôi khi, họ cười vì thú vui mới của học sinh: bấm kim tài
máy tôi không có internet, còn tôi liệu. Đây là công việc có tính chất gần
cười họ vì họ quên log out Facebook. giống lao động công ích - vất vả mà
Đó là lí do vì sao bạn cần dùng tab vui. Chà, nghe hay đấy, nhưng làm sao
ẩn danh nhiều hơn ở đây. thú vị bằng chuyện không được photo,
buộc lòng ngậm ngùi ra ngoài phố
Ngoài ra thì như đã nhắc ở trên, hãy
photo ở tiệm?
cẩn thận. Nếu bạn có tải gì về máy,
sau khi dùng xong hãy xóa ngay đi. Vì Ở Năng Khiếu đủ lâu, bạn sẽ biết
để tìm hiểu bằng hữu gần xa thì chuyện không có chữ kí giáo viên thì
ngoài Chatible ra, file trong mục không được in tài liệu. Mà cũng đừng
Downloads của máy tính cũng là một nghĩ tới chuyện gian lận, vì nó không
mục tiêu được nhắm đến. khả thi đâu. Nghe phong phanh có ba
thứ tối kỵ không được làm ở thư viện
À, máy tính không chỉ có mình bạn
bạn nên tránh: làm ồn, làm mất thẻ
dùng đâu. Đây còn là nơi để con cô
thư viện và làm giả chữ kí giáo viên để
lao công học Paint nữa. Đấy, ở thư
photo bài.
viện ai cũng học cả.

Đó là khoảnh khắc bạn nghi ngờ niềm tin của chính mình, rằng học bài ở thư viện
chưa chắc có bồ, nhưng học bài ở thư viện chắc chắn sẽ thấy người ta cùng bồ.
Đó là khoảnh khắc tim bạn đập loạn xạ lúc bước vào và thấy người mình thích
đang ngồi học ở bàn.
Đó là khoảnh khắc đáng sợ nhất, khi tất cả mọi người cùng ngẩng đầu nhìn mỗi
lúc bạn bước qua cửa thư viện trong tiếng cót két khó chịu của cái cửa cũ.
Đó là khoảnh khắc đáng sợ hơn nữa, khi bạn nói với cô thư viện rằng bạn đánh
rơi chiếc thẻ thư viện vừa làm tuần trước rồi.
Đó là khoảnh khắc bạn nhận ra, có lẽ sẽ chẳng có cái thư viện nào khác ấm áp và
cho bạn ngủ ngon tới như vậy, dưới tiếng mưa lù rù những chiều trống tiết.

Ba năm ở Năng Khiếu mà không vào thư viện chính là thiếu sót
của bạn, vì ở thư viện có nhiều khoảnh khắc đáng nhớ lắm…
Trại này
nói
Hết (Thái Thanh – KC1. 1821)

Nhớ lại câu nói hùng hồn đó, nó thấy dễ thương ghê. Tiếng cười giòn
rụm của buổi trưa oi bức trộn với mớ snack mua dưới căn-tin tháng 12
năm ấy cũng theo thời gian mà phai vào miền kí ức.

Con người là loài có đặc ân được trải nghiệm cảm xúc - được vui buồn,
giận dữ hay xấu hổ. Hồi mới vào Năng Khiếu chưa có bạn, nó hay ngồi
ban công ngó xuống sân hoặc phóng tầm mắt ra con đường Nguyễn
Chí Thanh rậm cây xem đời tuôn chảy. Nó thấy người ta chia sẻ cảm
xúc với nhau quá chừng. Có người chia niềm vui theo tụm năm tụm
bảy, cười rộn góc ghế đá cây sứ trụi lá. Cũng có nỗi buồn nhỏ giọt kín
đáo trên má người thiếu nữ tuổi mười bảy, chảy tiếp xuống chiếc khăn
tay của một người con gái mười bảy tuổi khác đang dỗ bạn mình nơi
ban công lầu năm cao vút. Nó thấy háo hức, lòng dấy lên chút ước ao
về một Năng Khiếu tràn trề tình cảm. Hẳn là thích lắm.

Nó nói chuyện với nhỏ lần đầu vào một chiều mưa đầu tháng Chín, sau
ngày thứ Hai dài thườn thượt. Tính nó kĩ, nên dù được mẹ đón nhưng
nó vẫn hay để sẵn một cái ô trong ba lô. Nó không rõ lắm sao hôm đó
mẹ rước nó trễ, nhưng nhớ hoài vẻ mặt loay hoay lục lọi cặp của nhỏ.
Nhỏ nhăn nhó, nhấc điện thoại gọi cho bạn mấy lần nhưng đáp lại sự
sốt ruột của nhỏ là những số máy không liên lạc được. Nó liếc trộm
bảng tên lớp - nhỏ học trên nó một tầng. Nghĩ sao đó mà máu anh
hùng nó nổi lên, (và cũng tự nhủ cách nhau một tầng chắc không quỵt
đồ được đâu), nó hỏi nhỏ có cần mượn ô không. Ban đầu hơi ngại nên
nhỏ e dè, mà ngó trời chắc còn nặng hạt tới tối nên nhỏ vừa nhận cây
dù vừa cảm ơn quá trời.

“Cảm ơn bạn nhiều, phải đi bộ ra trạm xe buýt mà mưa quá. Vậy sáng
mai tui đem qua lớp trả bạn nha.”
Lúc đó, cả nó với nhỏ đâu biết, tụi nó nợ nhau
nhiều hơn một chiếc ô mượn.

Sáng hôm sau nó vào lớp trễ, thấy cây dù đã


được xếp ngay ngắn đặt trong hộc bàn. Đứa
ngồi cạnh nói có người trả, nó gật đầu.

Sau lần đó, nó cũng hay bắt gặp nhỏ trong thang
máy với chiếc điện thoại, lâu lâu là ổ bánh mì.
Như bao câu chuyện làm bạn cùng trường khác,
tụi nó kết bạn Facebook rồi nói mấy thứ vớ vẩn
với nhau (và cả trao đổi đề kiểm tra nữa).

Thậm chí mãi sau này, nó vẫn luôn đinh ninh nhỏ với nó có duyên quá chừng, vì
tụi nó có sở thích chung nhiều lắm, từ âm nhạc, môn học cho tới những món ưa
thích ở căn-tin.

Lửa gần rơm cũng không bằng hai con


người hợp nhau ở gần, cảm xúc giữa nó
và nhỏ nhiều dần. Giống mấy cái chuyện
người ta hay nghe, nó cũng chưa dám
thổ lộ, nói kiểu lãng mạn thì là “để thời
gian cho trái tim giải quyết”. Mạnh
miệng là vậy, chứ thiệt ra nó cũng tò mò
không biết tình hình của nhỏ sao. Nó hay
tị nạnh rồi bực dọc vô cớ khi nhỏ cứ kể
về anh X, chị Y mà nhỏ mến mộ. Mấy lúc
ngồi ăn trưa chung, hay mấy chiều cắm
bút ở thư viện cùng, nó buồn miệng
muốn nói nhỏ nghe, nhưng cuối cùng lại
buông vài câu vẩn vơ rồi lảng đi. Lúc đó
nó thấy sao mà dở dễ sợ, gần mười tám
tuổi mà sợ gì chuyện bày tỏ yêu thương.
Không đủ can đảm? Nỗi sợ bị chối từ!?

Nói chung là chưa sẵn sàng.

Chuyện nó thích nhỏ không mấy người biết, duy có đứa bạn thân của nó thì nghe
suốt. Vì nó nhát cáy, nên hầu hết mấy câu chuyện mà đứa bạn thân nghe là về
nỗi bứt rứt chủ-động-bỏ-lỡ-cơ-hội của nó. Những mở đầu kinh điển là “Tiếc
quá!”, “Giá như…” rồi “Biết vậy đã thế này thế nọ...”, và thường kết thúc bằng
những cái vỗ vai mười lần như một của đứa bạn thân: “Thôi, lần khác dũng cảm!”
Tháng mười hai năm đó, lũ tụi nó là những đứa trẻ mười hai cuối cấp. Thấm
thoát, số ngày ở Năng Khiếu cũng đã bộn - dài cỡ hàng xếp đi thang máy lúc 6
giờ 50, nhiều cỡ số bậc thang bộ tụi nó bước mấy năm. Chuyện với nhỏ vẫn thế,
chưa có gì đặc sắc ngoài thời gian đi chơi chung giảm do cả hai bận ôn thi tốt
nghiệp. Nó nhớ dạo đó điều hay lang thang trong đầu nó ngoài nhỏ còn có
chuyện trường lớp. Nó không chỉ nhát con gái (cụ thể là nhỏ), mà còn nhát
phong trào. Hai năm đầu, ngoài Lễ Hội Mừng Xuân với trại 26/3 đầu tiên, nó
chẳng hứng thú mấy với hoạt động tập thể. Lên mười hai, tụi trong lớp dù bận
đủ các thể loại việc nhưng vẫn ráng giữ không khí thoải mái trước ngày về đích.
Thời gian đó nó để ý hơn mấy cái nhỏ nhỏ về những người bạn nó vẫn hằng
ngày gặp trong lớp, như một cách lưu giữ kí ức của kẻ bất hoạt ngôn. Có lẽ mở
lòng hơn làm người ta bước vào thế giới mới đầy rẫy những bất ngờ ngộ nghĩnh
như vậy. Có lẽ vì tồn tại trong nó một chút lo sợ mênh mông mà mập mờ rằng
nếu nó không làm thế, nó sẽ không kịp.
Rồi nó quyết tâm, mười hai rồi, thôi lần này dũng cảm thật. Còn gì mà sợ nữa.
Nó sẽ chơi với lớp nhiều hơn, nó sẽ đi Đà Lạt, nó sẽ nói chuyện với tất cả những
người trong lớp mà nó còn chưa nhắn tin bao giờ. Nó sẽ đi Trại 26/3 chơi thiệt
đã với lớp, nhiệt như lửa đêm bập bùng. Nó sẽ khóc khi nghe confession nếu nó
buồn, cười nắc nẻ khi chơi trò chơi lớn. Lễ Ra Trường tắm mưa, ôm đám bạn
chặt nhất, hát cùng mọi người những bài nó thuộc. Sẽ không còn lại điều gì khi
nó rời Năng Khiếu, vì nó sẽ đem theo tất cả và bước vào hành trình khác.

Và cả nhỏ nữa. Vào một trong những dịp ở Năng Khiếu mà nó thích nhất, ấm áp
nhất, nó sẽ hành động. Nó quyết liệt thông báo với đứa bạn thân, “Trại này tao
sẽ nói với nó, nói hết!”. Một lời hứa với nhỏ, và với chính nó.
Năm đó đi Đà Lạt, đang ăn kem bơ chung, nhỏ
hỏi bâng quơ, “Ê, giữa được bạn thân tặng quà
với được người ẩn danh tỏ tình mày thích cái
nào hơn?”. Hỏi gì mắc cười ghê, nó cười ha hả,
“Tao sống thực tế, nên thích quà.” Nhỏ chìa
lòng bàn tay ra, ở giữa là chiếc móc khóa có
khắc tên nó, không quên bồi thêm một câu, “Ờ
chúc mừng mày đã chọn đúng. Tặng mày đó.”
Nó vừa nhận vừa ngượng, hỏi lại nhỏ cùng câu
hỏi để chữa thẹn. Nhỏ mơ mộng, “Tao thích
được nghe bày tỏ tình cảm, mà ẩn danh. Vừa
cảm động, vừa tò mò.” Thế là sau chuyến Đà
Lạt, nó tức tốc lên kế hoạch soạn ngay một sản
phẩm tặng nhỏ, kĩ lưỡng còn hơn viết luận du
học. Một lời hứa được thành hình cho ngày trại.
Một điều không ai lường trước, trại 26/3 năm đó đã không diễn ra. Dịch viêm
phổi cấp đợt đó bùng lên phức tạp, trên báo nhan nhản tin tức mỗi ngày.

Hôm nhận thông báo mùa trại nó bỏ quên năm 11 là trại cuối của khóa nó, nó
im lìm cả ngày, tự hỏi, rồi giờ sao ha. Tiếc, từ bạn cùng khối tới em khóa dưới
rồi cả thầy cô, ai cũng tiếc. Hụt hẫng, vài đứa kháo nhau hay là dời thành Trại
Hai sáu tháng Năm. Chép miệng, chiếc thơ nó viết cho lớp và nhỏ, giờ làm
sao…
...
Đã gần ba năm từ hồi đèn sân khấu Lễ Ra Trường tắt. Chiếc thơ hồi trại “hụt”,
nó đã để dành đến hôm đó. Cả lớp nó đã cùng hát với nhau như nó mong,
tắm mưa rồi khóc bù lu bù loa thương lắm. Mấy đứa bình thường không ưa
nhau, hôm đó cũng sụt sùi, khóc cười lẫn lộn. Nó thấy nhẹ lòng vì cuối cùng
cũng bù được cho bản thân những tiếc nuối trước đó.

Giờ nó ở một nơi khác không thò chân ra ban công nữa, cũng không còn mua
thiếu một ngàn trà đá của căn-tin. Nhóm chat lớp nó lâu lâu lại ngoi lên rủ
nhau đi chơi, nói mấy câu vô nghĩa, kể mấy chuyện hài hài. Nó cũng hay ghé
trường mỗi khi có dịp, hỏi thăm thầy cô và ngắm nhìn lứa sau nô đùa ở những
tầng lầu mà nó với nhỏ hay lang thang chụp ảnh mỗi khi trống tiết. Nó vẫn
liên lạc với nhỏ, vẫn là hai người bạn hợp nhau. Sau lần bỏ trại, nhỏ với một
bạn cùng lớp thành một cặp, tiếc là vừa ra trường vài tháng đã tan. Cũng
buồn, nhưng nó cũng quyết định không nói gì cả, nó cảm thấy bây giờ có lẽ
đủ rồi. Nó sẽ nói vào một ngày không xa, khi nó muốn.

Lúc trại bị bỏ, hỏi nó có tiếc không? Nó nói có.


Lúc này khi đã rời Năng Khiếu, hỏi nó có tiếc không? Nó nói không. Trại cuối
cùng cũng là trại đầu tiên của nó chưa bao giờ đẹp, nhưng trại là khởi đầu
chậm chạp mà chất lượng cho tình cảm nó dành tới Năng Khiếu.

Gửi vào gió, thổi chút thương về Năng Khiếu của nó...
Công khai Album

Thêm

4. “Áo dài ảo” - áo khoác bên


ngoài, tóc búi cao, mặt lạnh lùng
(và chút sợ hãi) né thầy cô giám
thị.
5. Năng Khiếu không có chuyện
“Thời trang phang thời tiết”, tại
thời tiết nào thì hết sáng thứ Hai
người ta cũng không thấy áo dài.

1. Nhắc Năng Khiếu thì ít nhắc áo dài,


nhưng ở Năng Khiếu thì nhắc áo dài 6. Ba năm một cái áo dài có lẽ là
không ít. Người nhắc áo dài có nhiều điều xa xỉ khi 2020 có kì nghỉ Tết
kiểu, nhiều nhất là kiểu than vãn chán kéo dài gấp ba lần mọi năm.
chê và kiểu nữa là “mừng quá sáng
thứ Hai có tiết Thể dục”.
2. Người khác: áo dài là đặc ân của tụi
con gái; Tụi con gái: tiết GDQP với Thể
dục mới là đặc ân của ngày thứ Hai.
3. Đi học ngày thứ Hai thì có hai thứ
không nên bỏ lỡ: một là ăn trưa món
mình thật bụng thích, hai là đem theo
đồ để thay áo dài.
8. Câu hỏi muôn thuở…

- Con gái: Tại sao con gái phải mặc


áo dài mà con trai thì không? Tui
nghĩ mà tui tức ák!

- Con trai: Bà có tưởng tượng ra


bọn con trai mặc áo dài xong chảy
mồ hôi nó sẽ thế nào không?

7. Áo dài thướt tha? Có.


Áo dài xắn tay tập nhảy? Có.
Vậy… áo dài mở EDM xập xình
hành lang trưa? Cũng có!

Q: Bạn có biết vì sao cô Hồng Minh


hay giận?
A: Vì cô ấy luôn “tím người” :D
10. Nói vui thì vậy, chứ không
phải áo dài bị ghét gì. Áo dài
cũng dễ thương, cây sứ ở
trường chưa ra hoa thì con gái
diện áo dài nở hoa thay cây sứ.

9. Mặc áo dài rèn cho con gái kĩ năng


khéo léo - bí kíp vén tà áo thật duyên
khi ngồi và cẩm nang không đạp tà áo
khi đi cầu thang.

11. Mà ở Năng Khiếu nhiều hoa,


áo dài cũng nhiều màu. Màu nữ
sinh và màu cô giáo. Mà hoa nào
cũng đẹp, nên áo nào cũng xúng
xính.

(Thái Thanh – KC1.1821 Minh Tú – E1720)


(Ở Năng Khiếu) (9 ngày )
Mỗi lần đặt tâm trí vào để viết mấy dòng
này thì suy nghĩ lại gãy vụn, cụt lủn. Chắc
tại cảm xúc cũng vậy, ngắn gọn và đều
đều. Sợ thì nhiều hơn là hào hứng, và
buồn thì nhiều hơn là vui. Bởi vì mình
chưa bao giờ biết việc rời bỏ một múi
giờ, rời bỏ một cuộc sống, rời bỏ một
con người sẽ như thế nào.

(7 ngày )
Gọi điện nhắn tin rủ rê “đi đâu đó với tao
không?”, lúc nào cũng kèm theo dòng
“lần cuối”. Nhanh quá ha, như mới hôm
qua mình gặp nhau lần đầu. Ừa, vì mày
đâu có ý thức được thời gian. Người ta
luôn nói mất rồi mới tiếc mà. Mày thấy
đó, mấy mối quan hệ đến và đi nhanh
như Ariana rời Việt Nam vậy.

(3 ngày )
Ước gì mình đã làm được nhiều hơn cho
mình và cho mọi người, đã nói được
nhiều lời chia tay hơn, có nhiều cái “lần
cuối” hơn. Ước gì mình được ở lại lâu
hơn một chút.

(1 ngày )
Thật ra thì, nỗi do dự lớn nhất là sau khi
rời nơi này, GMT (+7) vẫn sẽ tiếp tục mà
không có mình. Cách vài tiếng, nhiều
tiếng, nửa ngày, rồi cứ thế mà cách xa
nhau. Không một lời hứa hẹn nào cả, vì
có ai dám đảm bảo một năm gặp lại sẽ
không có gì đổi thay? Ừ thì, còn đang ở
hiện tại đành cố gắng làm cho mỗi giờ
phút cuối cùng đều ý nghĩa. Đã bỏ phí
quá nhiều rồi.
Có một Năng Khiếu ngọt ngào đến thế
Dù cách mặt, cũng chả cách lòng
Hay dù không quay vòng bên lửa trại
Tôi và bạn, vẫn lại bên nhau.

Bạn tôi ơi, lần trại nào tôi cũng ước


Cho mặt trăng lên,
Ẩn danh, Trại 26/03 Online 2020. đứng đấy,
đừng tàn
Để muôn lời, dù đúng lúc hay muộn màng,
Vẫn đến bạn, người tôi yêu quý.

Có một Năng Khiếu ngọt ngào đến thế


Cảm ơn nha,
dù xa cách,
vẫn gần.
Dù là tân binh hay già lão luyện
Vẫn phải chịu chuyện nguy cấp quốc gia
Lần trại này, chúng ta không chung bước
Ước gì lúc trước, tôi biết quý trọng thời gian.

Đêm này thôi, xin mọi người đừng ngủ


Vì sắp rồi,
chẳng còn đủ,
những tháng ngày bên nhau.
Tôi không ước cho ngày đừng qua mau
Tôi chỉ ước, đêm nay tôi có bạn
Ta sẽ lại rồi mang bóng hình Năng Khiếu
Rời xa nhau,
nhưng vẫn nhớ về nhau.
Tôi sẽ không khóc trong buổi trại hôm nay
Tôi dành nước mắt cho những ngày sắp tới.
Những ngày mới cùng với các bạn
Khóc xong rồi,
ôm Năng Khiếu,
cười tươi.
Lời tạm biệt, tôi nói dở hơi
Dù cho đời có làm tôi vơi đi lời hứa
Nhưng trái tim tôi vẫn đàng hoàng chan chứa
Trại 20 ấy, chúng mình được bên nhau.
Khi mình gọi

là nhà
“Dành cho chúng mình, những đứa trẻ đã được
nuôi dưỡng và lớn lên ở Năng Khiếu.”

Khi ta gọi một nơi nào đó là nhà, hẳn đó phải là chốn có những người
mình thương thiệt thương và cũng thương mình lại thật nhiều. Nhà là
một chốn bình yên, và cũng là nơi để mình được hóa trẻ thơ, thoải mái
nói cười tự nhiên và làm những trò ngốc nghếch.

Vậy bạn có biết vì sao 153 Nguyễn Chí Thanh lại là ngôi nhà mà ai đã
ghé qua rồi rời đi, cũng phải mang trong mình cả một trời thương nhớ?

Thầy cô ở Khiếu là những con người biết cách


làm xiêu lòng những đứa trẻ này nhất.“Ăn kem
chuối không mấy đứa?” - cái câu hỏi làm nức
lòng biết bao thế hệ học sinh vì độ hấp dẫn cực
cao và tính dự đoán tương lai chính xác, có kem
chuối là xác suất được nghỉ tiết càng lớn.
Cũng chính những người thầy người cô đó, đã
nhiệt tình tham gia vào mọi trò chơi lũ trẻ này
bày ra: nào kéo co rồi đá banh, hay mọi cuộc liên
hoan ăn mừng sinh nhật trong lớp.
Những đứa trẻ theo năm tháng lớn dần lên rồi sẽ
nhớ không, mình đã được dạy dỗ và yêu thương
nhiều như thế này?
Những người thầy, người cô suốt đời thầm lặng.
Ở nhà cãi lộn với em, lên trường cãi nhau với bạn.
“Cãi nhau” với nó coi trưa nay mình ăn món gì, là nó hay mình ngồi chiếm
hơn một nửa cái bàn. Nó là cái đứa đáng ghét, đợi mình ngủ và thản nhiên
chụp hình lại rồi post lên ghi caption: “Gió đưa cành trúc la đà. Hôm nào đi
học cũng ngủ vậy ta”.

Nhưng cũng là nó,


Ướt sũng cùng mình dưới những cơn mưa
Hò hét cùng mình trong mọi trận kéo co.
Cũng là nó,
Để mình dựa lên mà khóc trong những đêm trại
Rồi cùng mình đi hết 3 năm ở Khiếu.

Những người bạn ta không thể gặp lại ai đó giống như họ.

8h30’,8h31’...
“Chuông reng rồi tụi bây ơi!”.
Đứa thì nhanh tức tốc chạy ra bấm nút
thang máy để không phải đi bộ, để không
bỏ lỡ tô bún bò cuối cùng vào sáng thứ
hai. Bằng không thì phải ra sân chơi đá
banh, mua ly trà đá 2 nghìn ngồi nói
chuyện phiếm với tụi bạn. Lúc đó ở Khiếu,
25 phút trôi đi thâu gọn mọi tiếng cười và
đủ chuyện vui của lũ học trò. Rồi chuông
reng, mình vào lại lớp.

Những thứ âm thanh sẽ có lúc mình tha thiết muốn một lần nghe lại.
Ở Khiếu có một nơi đặc biệt mà chúng mình
hay thường gọi là “giếng trời”. Bởi lẽ khi ngồi
dưới khoảng sân của căn tin hay đứng bên
những dãy lan can, chỉ cần ngước mắt lên
thôi ta sẽ nhìn thấy cả một khoảng trời xanh
ngắt nằm yên ở đó.

Bên hông hội trường lầu 5 có một lối đi trống, nghe bảo ai ngồi ở đó cũng
“review” là bình yên lắm, chỉ có tiếng gió rì rào và màu xanh của tòa chung cư
trước mắt. Ở Khiếu có những chốn bình yên đến vậy, để mình thả cho cảm
xúc trôi lửng lơ giữa bảy tầng lầu.
Những cảm giác an toàn không đâu cho ta bằng nhà.

Nếu không phải ở Khiếu thì


sẽ không thể ở đâu hết
Gửi cho chúng mình - những ai đã, đang và sẽ dành 3 năm cấp 3 ở Khiếu.

Có những điều đặc biệt chỉ xảy ra duy nhất một lần trên đời và bạn phải biết
để yêu thương chúng thật nhiều. Những người bạn mình gặp hằng ngày,
những kỷ niệm mình giữ lại trong tim cùng nhau qua những mùa Đà Lạt. Vẻ
đẹp của khoảng sân nhỏ xíu, hàng ban công thẳng tắp bảy tầng lầu hay nụ
cười của chú bảo vệ mỗi sáng đi học. Và còn nhiều lắm, những khoảnh khắc,
niềm vui, hạnh phúc để mình nghĩ về lại thấy nỗi nhớ bám chặt vào tim

Vì khi mình gọi Năng Khiếu là nhà, mọi thứ mới trọn vẹn đến vậy!

Rồi một mai em rời khỏi sân ga


Bay đi xa về một miền đất lạ
Kỷ niệm rồi cũng phai tàn mất cả
Có ai kéo mình về tuổi thơ ta?
Mình dặn nhau Năng Khiếu mãi là nhà
Xa lạ rồi cũng thành thân nhau cả
Niềm vui, nước mắt hóa tan ra vội vã
Thương thật nhiều để nhớ mãi, em nha!
nhu môt tách trà

Ẩn danh, S1720
Trại 26/03 Online 2020
Vì Năng Khiếu mà Đà Lạt với tui Có dịp kia được lên Đà Lạt, tới đâu
không còn như trước nữa rồi. Đà Lạt cũng nghĩ hồi đó tụi mình làm cái này
bây giờ mà không có đạp xe đôi thì cái kia ở chỗ này nè, rồi cười ê mấy cái
không trọn vẹn. Đà Lạt mà không có trò nhạt nhẽo. Tối thì phải mua bằng
xì xụp mì gói hay gặm đồ nướng được ly sữa đậu nành, ổ bánh không
quanh ván bài thì không trọn vẹn. Đà ngon nhưng mà ấm lòng. Mấy cái tên
Lạt mà không có cái vòng tròn sáng từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trương Công
cãi nhau đêm tâm sự tới lúc mặt trời Định đến Windmills, L'angfarm cũng
ló thì không trọn vẹn. Đà Lạt mà thành kỷ niệm. Rồi mấy câu đùa, lời
không có khoác vai nhau đi từ sáng hát. Lúc đó mới biết thế nào là Đà Lạt
tới đêm như thể Trái Đất này là của mộng mơ, vì cả ngày cả buổi chỉ mơ về
chúng mình thì không trọn vẹn. hồi với đồng bọn.

Đà Lạt mà không có mấy bạn cùng tui thì không trọn vẹn,
mấy bạn thành Đà Lạt của tui rồi.
(Ở Năng Khiếu)
.
“Hàng trăm ô cửa kính. Đó là bộ mặt
của thành phố lớn, cái cách mà ngay
cả khi đang ở trong không gian riêng
tư của mình, ta vẫn bị đặt dưới sự
giám sát của hàng triệu con mắt khác...
Tất cả mọi việc đều có thể được ghi
nhận bởi một đôi mắt xa lạ. Một bể cá
thành thị khổng lồ, mà trong đó ta có
thể vừa đóng vai con cá vừa đóng vai
người quan sát, như trong tranh của
Edward Hooper. Vừa cô lập vừa phơi
bày.” - Mai Chi, “Haprocrates và bông
hồng phía trên thành phố”.

Có lẽ chỉ cần ta bước ra khỏi Năng Khiếu


thôi, mỗi đứa tụi mình sẽ gặp vô vàn những
ô cửa đô thị khác. Sẽ đến một lúc, ta
ngoảnh đầu lại và nhớ về những khung cửa
của chung cư 155 này, nơi mà tất cả chúng
ta đã cùng nhau và có nhau. Mình gửi lại
155 những kí ức của vài buổi chiều ba, năm,
bảy trên một ban công nào đó, ta đã nằm
dài trên sàn, yên lặng cùng nhau tận hưởng
một buổi chiều đầy gió và nắng ở Năng
Khiếu. Mấy khi, cái sân nhỏ của trường
được bù lại bằng bảy tầng lầu cao chót vót
mình lại thấy càng hay. Vốn dĩ chúng ta cần
gần mây nhiều hơn để một mai khi tất cả
bay xa, ta vẫn thấy mình gần tụi nó, gần
Năng Khiếu, gần cả 155 với những ô cửa đô
thị một thời đã chứng kiến tụi mình ròng rã
ba năm vui buồn và trưởng thành với nhau.
Lâu rồi mình không ở lại trường muộn. Hôm
nay, một chiều thứ năm mình quyết định ở
lại rồi bỗng thấy Năng Khiếu của mình đáng
yêu quá. Ba năm dành hết tình cảm cho
Năng Khiếu rồi thì trái tim nào còn cho yêu
đương nữa đây heng!
(Phương Nghi – V1720)
153 Nguyễn Chí Thanh, quận 5

Có những buổi sáng,


xe Grab chở mình bon bon đến Quận 5
Chú nào vui tính cũng thăm hỏi:
“Năng Khiếu gì vậy con?”
“Năng Khiếu thể dục thể thao, bơi lội hay hội hoạ?”
Những lúc như vậy,
mình chỉ thầm cười rồi lẳng lặng mà nói
“Năng Khiếu của con, đặc biệt lắm chú ơi!”

Trường “không chuyên” nhưng đa sắc đa tài


Trải dài đủ bộ Văn, Anh, Lý, Hoá, Toán, Sinh, Tin
Cả lớp “Ka Xê” nhưng văn võ song toàn,
giỏi đủ môn và cũng thật tài nghệ.
Ở Năng Khiếu, ai cũng tỏa sáng theo cách của riêng mình.

Học ở đây rồi con mới hiểu


Không phải cứ chăm, cứ siêng rồi đều đặn lên lớp
Là đủ để hoàn thành bổn phận của một người trò ngoan
Cách mình tự học, phản biện hay nói lên suy nghĩ
Song hành cùng thầy cô rồi trau dồi quan điểm
Những cái tôi khác nhau hoà lại tạo nên một môi trường độc nhất
Học là nhiều hơn thế, mình cùng nhau phát triển và lớn khôn.
Người ta hay nói sân Năng Khiếu bé lắm con ơi
Ừ sân thì bé nhưng lòng người thì rộng
Cái khoảnh sân cho tụi con chấp hết mọi trận banh, kéo co hay văn nghệ thật lớn
Sân cho tụi nó tắm mưa, tụ họp rồi rôm rả trò chuyện
Những dòng người đan xen không thể tách rời
Vì tim dâng niềm vui hoà chung nhịp đập.

Con đã gặp những người cho con thấy Năng Khiếu đẹp như bầu trời xanh
Những người thầy người cô thầm lặng yêu thương con mãi mãi
Lúc hát con nghe, lúc dúi tay con vài cây kem
Giảng con nghe những điều rất đẹp về cuộc đời rộng lớn
Con chỉ ước cho mình bé hoài.

Con đã gặp những người bạn cho con hiểu về những điều kỳ diệu
Ngày hôm nay dỗi hờn hôm sau đã kề tay ly trà sữa
Những bối rối, ngỡ ngàng ngày con lớn
Không có bạn thì san sẻ cùng ai
Để biết mình được thấu hiểu và ôm ấp vỗ về.
Những chuyến đi xa về Đà Lạt lạnh cóng
Không có tụi nó, làm sao đây để thấy ấm trong lòng.
Con biết những vùng đất sẽ khác đi rất nhiều nếu không đi cùng những người
mình thương
Những cái siết tay, kề vai làm con sợ một mai sẽ nhớ về tha thiết.

Ba năm ở Khiếu
Con đã sống trọn vẹn hết một chữ “thương”
Những ký ức riêng dành không thể nhường cho ai khác
Nút bấm thang máy đến lớp mình học, cơn mưa đầu hạ ướt nhoè đi khoảng sân
Những dãy hành lang, ban công con cùng bạn trò chuyện
Cái mắng yêu của cô Hạnh thầy Bé, cô Loan thầy Huy
Cái mùi thơm nức của bánh canh, bún bò nơi căn tin toả ra
Đôi mắt hiền hậu của chú bảo vệ nhìn con mỗi lúc con cúi đầu xuống chào.

Con sợ mình không còn được thấy


Những ánh mắt, nụ cười và khuôn mặt ấy nữa
Tất cả sẽ trôi đi và con không thể làm gì
Nên con dặn lòng một điều duy nhất
Còn ở Khiếu ngày nào thì hãy thương cho trọn bằng cả trái tim
Ngôi trường “không chuyên” nhưng lại đặc biệt vô cùng,

Chuyên để lại,
thật nhiều nhớ thương. (Phương Nghi – V1720)
Luu' bút

Lưu bút
Luu' bút

Lưu bút
LỜI NHẮN TỪ
PTNK ALUMNI NETWORK
Gửi khóa 17-20,

Chúc mừng các em đã hoàn thành tốt 3 năm đáng nhớ nhất cuộc đời học sinh của mình
tại ngôi trường PTNK. Tuy 3 năm ngắn ngủi đã trôi qua nhưng gia đình PTNK của
chúng ta không chỉ là những người bạn cùng lớp và những thầy cô ở trường PTNK, mà
còn có những anh chị em cựu học sinh luôn dõi theo và đồng hành, hỗ trợ nhau trong sự
nghiệp và cuộc sống.

Hội Cựu học sinh PTNK hân hạnh chào đón các em trở thành thành viên chính thức của
PTNK Alumni Network! Cùng với PTNK Alumni Network, các em sẽ có cơ hội học hỏi từ
các anh chị đi trước và truyền cảm hứng cho các em thế hệ sau.

Mong sớm được gặp các cựu học sinh PTNK 17-20. Một lần nữa chúc mừng các em!

Trân Trọng,

PTNK Alumni Network: facebook.com/groups/ptnkalumni/


Ban Liên Lạc CHS PTNK: banlienlac@chsptnk.org
ĐỘI NGŨ THỰC HIỆN
TỔNG BIÊN TẬP
Lê Minh Tú - E1720

CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH ẢNH


Hoàng Phương Anh - H1821
Nguyễn Tha nh Bình - KC3 1821

BAN NỘI DUNG


Nguyễn Phương Nghi - V1720
Nguyễn Trần Như Ngọc - V1720
Nguyễn Thị Thái Thanh - KC1 1821

BAN HÌNH ẢNH


Bảo Phước Ngọc Anh - S1821
Nguyễn Thành Long - KC2 1821
Nguyễn Hoài Thanh - KC2 1821
Huỳnh Trọng Trí - KC2 1821
Hoàng Khánh Linh - L1922
Lê Viết Tín - KC3 1922
Nguyễn Lê Văn - KC3 1922

BAN THIẾT KẾ
Nguyễn Ngọc Quỳnh Như - H1821
Hoàng Phương Anh - H1821
Nguyễn Thành Long - KC2 1821
Trương Ngọc - KC3 1922

BAN ĐỐI NGOẠI


Trần Xuân Đạt - KC2 1821
Lê Đình Khôi Nguyên - H1922

Tập san “Trường Không Chuyên” là một ấn phẩm ược


thực hiện bởi Năng Khiếu Express, PTNK Photography
Club và Ở Năng Khiếu, với sự hỗ trợ từ PTNK Alumni
Network và Ban Phụ huynh Học sinh của trường Phổ
Thông Năng Khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM.

You might also like