Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

CHUYÊN ĐỀ 1: TRÁI ĐẤT

VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ HỆ QUẢ


I. Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng
1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất
- Ban đầu, hệ Mặt Trời là một đám mây bụi quay tròn (Tinh vân Mặt Trời)
- Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một
cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó.
- Khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời; phần
còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc.
- Các vành xoắn ốc dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh,
trong đó có Trái Đất.
2. Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
a. Vỏ Trái Đất
- Trạng thái: Rắn chắc.
- Vị trí: nằm ở ngoài cùng của Trái Đất.
- Bao gồm: Vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Độ dày: 5km (ở đại dương)-70km (ở lục địa).
b. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
- Thành phần: Khoáng vật và đá (Vỏ Trái Đất có 5000 loại khoáng vật, trong đó 90% là nhóm
khoáng vật silicat).
- 3 loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất: Đá mac-ma, đá trầm tích, đá biến chất.
+ Đá mac – ma (Đá gra – nit, ba-dan,..): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau.
Được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy dưới sau, khi trào lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.
+ Đá trầm tích (đá phiến sét, đá vôi,...): có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác
nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự
lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phá hủy từ các loại đá khác nhau.
+ Đá biến chất (đá hoa, đá gơ-nai,...): có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình
thành từ các loại đá mac-ma và trầm tích bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động
của nhiệt độ cao và sức nén lớn.
3. Thuyết kiến tạo mảng
- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo (7 mảng lớn: Mảng Thái
Bình Dương, Ấn Độ -Australia, Âu - Á, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực và một số mảng
nhỏ: mảng Philippines, mảng Arap...). Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển
là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các mảng kiến tạo nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc hần trên của lớp man-ti. Hoạt động
của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trê đã làm cho
các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quảnh dẻo này.
- Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (Chỉ khoảng vài cm
/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau; kết quả là tạo ra
các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ...
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Đặc điểm vận động tự quay quanh trục của trái đất
- Hướng: Từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ nhìn từ cực Bắc xuống).
- Thời gian tự quay hết 1 vòng: 23h 56’ 46’’ (1 ngày đêm).
- Vận tốc tự quay rất lớn, khác nhau ở các vĩ độ: lớn nhất ở xích đạo (464 m/s và giảm dần về
cực (0 m/s)
- Trục tưởng tượng, luôn nghiêng 66033’ so với mặt phẳng hoàng đạo.
- Khi chuyển động tự quay quanh trục mọi địa điểm trên Trái Đất đều thay đổi vị trí, trừ cực
Bắc và cực Nam.
2. Các hệ quả
2.1. Hệ quả 1: Hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất
- Do Trái Đất có hình cầu, một nửa luôn được Mặt trời chiếu sáng, một nửa không được chiếu
sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.
- Do TĐ tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt TĐ đều được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại
chìm vào bóng tối, tạo nên hiện tượng ngày, đêm luôn phiên.
2.2. Hệ quả 2: Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương (Giờ Mặt Trời): Do TĐ dạng hình cầu và tự quay quanh trục theo hướng
từ Tây sang Đông nên trong cùng 1 thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ thấy
vị trí MT ở độ cao khác nhau. => có giờ khác nhau. Đó là giờ địa phương.
+ Các kinh tuyến ở phía Đông sẽ nhìn thấy mặt trời sớm hơn nên có giờ sớm hơn các
kinh tuyến ở phía Tây.
+ Các địa phương ở các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau -> gây nhiều bất
tiện trong đời sống KT - XH -> sử dụng loại giờ khác thay thế là giờ múi.
- Giờ múi: Là giờ thống nhất cho toàn bộ các địa điểm cùng nằm trong một khu vực giờ, lấy
theo giờ Mặt Trời của kinh tuyến giữa múi đi qua chính giữa múi đó.
+ Người ta chia bề mặt TĐ ra 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
+ Múi giờ số 0 có kinh tuyến 00 (kinh tuyến gốc) đi qua chính giữa (đi qua đài thiên
văn Grinuych, ngoại ô TP Luân Đôn, Anh). Giờ của múi số 0 được gọi là giờ quốc tế (Giờ
GMT). Ranh giờ của múi giờ này là từ 7030’T -> 7030’Đ. Từ múi giờ số 0, đánh số thứ tự
các múi giờ tiến dần về phía Đông lần lượt từ 1 -> 23. Mỗi múi cách nhau 1 giờ.
- Đường chuyển ngày quốc tế:
+ Do Trái Đất hình cầu, theo quy ước tính giờ: múi khu vực giờ 0 và 24 trùng nhau,
trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy cần có một
kinh tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày
+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương
làm đường chuyển ngày quốc tế
Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch.
Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì tăng một ngày lịch

III. HỆ QUẢ VẬN ĐỘNG QUAY XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
1. Đặc điểm vận động quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
- Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời trên quĩ đạo hình elip.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
- Khi quay trục Trái Đất luôn tạo với mặt phẳng Hoàng đạo 1 góc 66033’, hướng nghiêng của
trục không đổi (chuyển động tịnh tiến).
- Thời gian quay xung quanh Mặt trời là 365 ngày 5 giờ, 48 phút và 46 giây.
- Khoảng cách chuyển động trên quỹ đạo lúc gần, lúc xa Mặt Trời. Khi chuyển động Trái Đất
có lúc ở điểm cận nhật (cách 147 triệu km, vào 1/1 và 3/1 vận tốc 30,3km/s), có lúc ở điểm
viễn nhật (cách 152 triệu km, vào ngày 5/7 -7/7 vận tốc 29,3km/s).
2. Hệ quả vận động quay xung quanh mặt trời của trái đất
2.1. Hệ quả 1. Chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong năm
- Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt, nhưng không thực có. Trong một
năm, những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu
vực giữa hai chí tuyến. Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt
Trời.
- Mặt Trời lên thiên đỉnh: Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng
mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất, góc nhập xạ = 90 độ)
Ở Trái Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23027’
N (ngày 22/12) cho tới 23027’ B (ngày 22/6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23027’N. Điều đó làm cho
ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển suốt năm giữa 2 đường chí tuyến.
=> Như vậy:
+ Các địa điểm có 2 lần MT lên thiên đỉnh trong năm: nằm trong phạm vi hai đường
chí tuyến (vùng nội chí tuyến)
+ Các địa điểm chỉ có 1 lần MT lên thiên đỉnh trong năm: Tại 2 đường chí tuyến B
và Nam, lần lượt vào 22/6 và 22/12.
+ Các địa điểm quanh năm không bao giờ thấy MT lên thiên đỉnh: ngoài 2 đường chí
tuyến về cực
+ Hình vẽ đường biểu kiến của Mặt Trời

- Nguyên nhân: Do TĐ hình cầu + chuyển động quanh Mặt Trời + trục của Trái Đất luôn
nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’và không đổi nên phạm vi giữa hai vĩ độ
23027’ B và N là giới hạn xa nhất mà tia sáng MT có thể tạo được góc 900 với tiếp tuyến bề
mặt đất lúc 12h trưa.
2.2. Hệ quả 2. Hiện tượng mùa trên Trái Đất
- KN: Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.
- Nguyên nhân sinh ra các mùa:
+ Do TĐ chuyển động quay xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng 1 góc 66033’
và không đổi hướng.
+ Các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt trời. Từ đó, thời gian chiếu
sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong
năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.
- Mùa ở hai bán cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.
- Cách chia mùa: Một năm chia 4 mùa xuân, hạ, thu, đông
+ Theo dương lịch ở BBC bốn ngày 21/3; 22/6; 23/9; 22/12 là ngày khởi đầu các mùa
(các nước ôn đới có sự phân hóa khí hậu ra 4 mùa rõ rệt)
Mùa xuân: từ 21/3 đến ngày 22/6.
Mùa hạ: từ ngày 22/6 đến ngày 23/9.
Mùa thu: từ ngày 23/9 đến ngày 22/12.
Mùa đông: từ ngày 22/12 đến ngày 21/3.
+ Theo âm dương lịch: Những vùng nằm trong vùng nội chí tuyến, quanh năm nhận
được lượng nhiệt gần như nhau nên sự phân hóa 4 mùa không rõ rệt. Việt Nam và một số
nước châu Á theo âm dương lịch ngày bắt đầu các mùa sớm hơn 45 ngày so với dương lịch.
Ngày lập xuân 4 hoặc 5/2, lập hạ 5 hoặc 6/6, lập thu 7 hoặc 8/8, lập đông 7 hoặc 8/11.
2.3. Hệ quả 3. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ, theo mùa.
a, Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất theo vĩ độ
- Nguyên nhân: do TĐ hình cầu, trục TĐ nghiêng 66 độ 33’và không đổi hướng trong suốt
quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời. Có thời kì NBC ngả về phía Mặt Trời, có thời
kì BBC ngả về phía Mặt Trời, vị trí đường phân chia sáng tối (so với trục TĐ thường xuyên
thay đổi tạo nên hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
- Ở xích đạo: quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau = 12h
Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, diện tích
chiếu sáng bằng diện tích khuất tối nên ngày và đêm dài bằng nhau.
- Càng xa xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
Do càng về cực, đường phân chia sáng tối càng cách xa trục Trái Đất, độ chênh lệch
diện tích chiếu sáng và khuất tối càng lớn nên độ dài ngày đêm càng chênh lệch nhiều.
Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngắn lại. Mùa đông ngược
lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn.
Ngày 22/6 BBC có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm, Ngày 22/12 BBC có đêm
dài nhất, ngày ngắn nhất trong năm. NBC ngược lại.
- Từ vòng cực về cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24h (ngày địa cực, đêm địa cực).
Do Càng về cực số ngày đêm dài 24h càng tăng.
- Tại 2 Cực sẽ có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
Do mùa hè BBC ngả về phía Mặt Trời, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc nằm hoàn toàn
trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24h. Ở NBC ngược lại có hiện
tượng đêm dài 24h
- Càng lên vĩ độ cao, ngày càng dài, đêm càng ngắn vào mùa xuân
- Càng lên vĩ độ cao, ngày càng ngắn, đêm càng dài vào mùa thu
b, Hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa.
- Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung
quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng
ngày đêm dài, ngắn khác nhau.
- Mùa theo dương lịch và độ dài ngày đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau.
Xét mùa theo dương lịch ở BBC như sau:
- Mùa xuân, mùa hạ (Từ ngày 21/3 đến ngày 23/9) ngày dài hơn đêm.
Do bán cầu Bắc hướng về phía Mặt trời, vòng phân chia sáng – tối đi qua sau cực Bắc
và trước cực Nam. Nửa cầu Bắc quay về phía Mặt Trời nên càng về phía cực phần diện tích
được chiếu sáng lớn hơn phần bị khuất trong bóng tối.
+ Mùa xuân (21/3-22/6): Ngày dài hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc
ngày càng dài, đêm càng ngắn.
+ Mùa hạ (22/6-23/9): Ngày dài hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần xích đạo thì ngày
càng ngắn dần, đêm càng dài dần.
- Mùa thu, mùa đông (Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3) đêm dài hơn ngày
Do bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời, cực Bắc nằm phía sau đường phân chia sáng tối,
nửa cầu Nam quay về diện tích chiếu sáng nhỏ hơn diện tích khuất tối.
+ Mùa thu (23/9-22/12): đêm dài hơn ngày. Khi Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến
Nam thì ngày càng ngắn, đêm càng dài. Ngày 23/9 Ngày = đêm =12h ở mọi nơi.
+ Mùa đông (22/12-21/3) Ngày ngắn hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần xích đạo thì ngày
càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Ngày 22/12 có thời gian đêm dài nhất, ban ngày ngắn nhất
trong năm.
- Vào ngày Hạ chí (22/6) tất cả các địa điểm ở BBC có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong
năm. Do Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12h trưa tại chí tuyến Bắc
- Ngày Đông chí (22/12) có ngày ngắn nhất đêm dài nhất. Do Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12h
trưa tại chí tuyến Nam.
- Ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên TĐ có ngày = đêm = 12h. Do vào các ngày này, Trái Đất
hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích
đạo nên diện tích được chiếu sáng và khuất tối bằng nhau => mọi nơi có số giờ chiếu sáng
như nhau (12giờ), ngày và đêm dài bằng nhau.

You might also like