Nhóm 2 TCN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


----🙣🕮🙡----

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC NGÀNH

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM VIỆT NAM: TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Lớp tín chỉ: : KTE408(GD2-HK2-2223).2


Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Từ Thúy Anh
TS. Chu Thị Mai Phương
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Thành viên : 33- Nguyễn Thị Minh Hằng – 2114410057
69- Đinh Bảo Ngọc – 2114410138
75- Bùi Tú Phương – 2014410113
86- Hà Phương Thảo – 2014420052
97- Hồ Thị Thùy Trang – 2114410195

Hà Nội, Tháng 6, Năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

33 Nguyễn Thị Minh Hằng 2114410057

69 Đinh Bảo Ngọc 2114410138

75 Bùi Tú Phương 2014410113

86 Hà Phương Thảo 2014420052

97 Hồ Thị Thùy Trang 2114410195


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ ...............................................................................................................................1


DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................................................1
1. LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................................2
2. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM .......................................................2
2.1. Thực trạng ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam .......................................................2
2.1.1. Tình hình tiêu thụ thực phẩm trên thị trường trong và ngoài nước .............................................2
2.1.2. Đánh giá chất lượng và năng lượng cạnh tranh của ngành thực phẩm Việt Nam .......................5
2.1.3. Đánh giá tốc độ tăng trưởng và thực trạng tăng trưởng của ngành sản xuất, chế biến thực
phẩm ở Việt Nam ....................................................................................................................................7
2.2. Phân tích mô hình SWOT cho ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam ........................8
3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................... 11
3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................................... 11
3.1.1. Tác động của chuyển đổi số đến kết quả hoạt động doanh nghiệp ............................................ 11
3.1.2. Tác động của vốn và lao động đến kết quả hoạt động doanh nghiệp ........................................12
3.1.3. Tác động của môi trường thể chế đến đến kết quả hoạt động doanh nghiệp .............................12
3.2. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................................................13
3.2.1. Tập trung thị trường (market concentration) .............................................................................13
3.2.2. Các chỉ số về mức độ tập trung ngành .......................................................................................14
3.2.3. Khái niệm Chuyển đổi số ...........................................................................................................16
3.2.4. Vai trò của chuyển đổi số doanh nghiệp tại Việt Nam ................................................................17
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ƯỚC LƯỢNG ........................................................................20
4.1. Mô hình ước lượng .....................................................................................................................20
4.1.1. Xây dựng mô hình ......................................................................................................................20
4.1.2. Phương pháp ước lượng.............................................................................................................20
4.2. Dữ liệu và biến số ..........................................................................................................................21
4.3 Mô tả thống kê và tương quan biến số ..........................................................................................22
5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN .................................................................................24
5.1. Phân tích mức độ tập trung ngành sản xuất, chế biến thực phẩm ................................................24
5.2. Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến kết quả hoạt động doanh nghiệp ............................................24
6. CÂU CHUYỆN VỀ TRÒ CHƠI KINH DOANH: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK VÀ 45 NĂM THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM ......................................28
7. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ........................................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................32
PHỤ LỤC ....................................................................................................................................................35
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2-1: Tổng hợp doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống (August/ 2021 &
August 2022).............................................................................................................. …….2
Hình 2-2: Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm – đồ uống....................…….3
Hình 2-3: Tình hình đăng ký doanh nghiệp.....................................................................7
Hình 6-1: Thị phần các doanh nghiệp Ngành chế biến sữa chua và các sản phẩm từ
sữa năm 2022.....................................................................................................................28

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2-2: Bảng tổng hợp chỉ số sản xuất công nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực
phẩm (2016-2020) ............................................................................................................... 8
Bảng 4-1: Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô hình
............................................................................................................................................ 22
Bảng 4-2: Mô tả thống kê biến số ................................................................................... 22
Bảng 4-3: Ma trận tương quan giữa các biến số........................................................... 23
Bảng 5-1: Các chỉ số mức độ tập trung ngành sản xuất, chế biến thực phẩm giai đoạn
năm 2015 - 2017 ................................................................................................................ 24
Bảng 5-2: Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến KQHĐ của doanh nghiệp ngành sản
xuất, chế biến thực phẩm ................................................................................................. 26

1
1. LỜI MỞ ĐẦU

Sản xuất, chế biến thực phẩm luôn được coi là ngành công nghiệp chế biến lớn, có
tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến nền kinh tế và xã hội của Việt Nam, với sản lượng
và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng và đã có những bước phát triển vượt bậc trong những
năm qua. Theo Cục Thống Kê (2021), ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam đã đạt
được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành công nghiệp
cũng như tăng trưởng kinh tế của cả nước với tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp bình
quân trong 5 năm 2016-2020 là 7%/năm. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thể hiện tầm quan trọng của ngành trong việc đảm
bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, tỷ
trọng giá trị sản xuất cao cho thấy ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có nhiều thế mạnh
với nhiều thương hiệu lớn, có uy tín, thị trường ổn định và có khả năng cạnh tranh cao so
với các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các ngành công nghiệp đều trên con đường
hiện đại hóa và đẩy mạnh áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại cũng như từng bước số hóa.
Chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
tạo ra hiệu quả kinh tế vượt bậc. Bởi vậy, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm cũng phải
bắt kịp xu thế của thời đại, áp dụng chuyển đổi số vào trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam vẫn tồn
tại nhiều hạn chế và bất cập cần tập trung khắc phục trong thời gian tới để nâng cao chất
lượng cũng như đảm bảo sự bền vững. Với bối cảnh trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài:
“ Phân tích ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam: Tác động của chuyển đổi
số đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp”. Thông qua đây, nhóm nghiên cứu lựa chọn
đối tượng là ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam để phân tích về thực trạng phát triển
và đánh giá tác động của chuyển đổi số đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong
ngành này. Phạm vi thời gian thực hiện nghiên cứu là với dữ liệu trong giai đoạn năm 2015
– 2017 và những thông tin khác về thực trạng ngành được cập nhật tính đến thời điểm năm
2022.

2
Bố cục của tiểu luận được trình bày sau đây gồm 7 chương:
Chương 1: Lời mở đầu.
Chương 2: Tổng quan về ngành sản xuất,chế biến thực phẩm
Chương 3: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu.
Chương 5: Kết quả thực nghiệm và thảo luận.
Chương 6: Câu chuyện về trò chơi kinh doanh
Chương 7: Kết luận và hàm ý.

Lời cảm ơn: Tiểu luận này được thực hiện trong phạm vi môn học Tổ chức ngành, lớp
KTE408.2, được giảng dạy bởi PGS.TS Từ Thúy Anh và TS. Chu Thị Mai Phương. Để
thực hiện được tiểu luận này, nhóm đã sử dụng những kiến thức được học trong môn học
trên với sự hướng dẫn của hai giảng viên. Vì thế, nhóm muốn gửi lời cảm ơn chân thành
đến giảng viên. Tuy nhiên, vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, nhóm đã cố gắng hết mình
để hoàn thành tiêu luận, song vẫn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận
được lời góp ý và nhận xét từ giáo viên hướng dẫn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
2. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

2.1. Thực trạng ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam

2.1.1. Tình hình tiêu thụ thực phẩm trên thị trường trong và ngoài nước

• Tình hình tiêu thụ thực phẩm ở thị trường nội địa
Thống kê cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.679,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó là sự trở lại của người lao động và sinh viên tại các thành phố trong nền kinh
tế bình thường tiếp theo, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng tiêu dùng nhanh
(FMCG), trong đó có thực phẩm – đồ uống. Thứ hai, xu hướng dịch chuyển từ các kênh
truyền thống sang hiện đại được định hình bởi giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Y và Z. Khảo sát
người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng, phần lớn giới trẻ tại các thành phố lớn
mua sắm thực phẩm – đồ uống thông qua các kênh hiện đại: siêu thị, đại siêu thị (98%),
online (67%) và cửa hàng tiện lợi (41%) (Report, 2023).
Hình 2-1: Tăng trưởng doanh thu theo kênh phân phối

Nguồn:Vietnam Report (2023)


Tổng chi tiêu hộ gia đình tại Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2022 - 2025.
Người tiêu dùng trong nước sẽ duy trì sức mua mạnh mẽ đối với mặt hàng thiết yếu bao
gồm thực phẩm, đồ uống. Mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành dịch vụ ăn
2
uống có thể lên tới 8,5% trong giai đoạn 2022 – 2027 cho thấy tiềm năng thị trường bùng
nổ trong giai đoạn “bình thường mới” khi mà trước thời điểm đại dịch, CAGR giai đoạn
2021 - 2025 được dự báo ở mức 4,98%. Xu hướng dịch chuyển các ưu tiên trong thói quen
tiêu dùng sang các mặt hàng sản phẩm dinh dưỡng, lành mạnh ngay cả khi giá cả gia tăng.
Thị hiếu của người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm ở phân khúc cao cấp với chất lượng
cao, dành sự quan tâm rất lớn tới tính tiện dụng (4,4/5), hoặc tính thân thiện với môi trường
(4.3/5) bên cạnh những đặc tính cơ bản như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, in rõ thành
phần, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, bao bì đẹp v.v… khi lựa chọn sản phẩm thực phẩm
– đồ uống (Vietnam Report, 2023).

Hình 2-2: Xu hướng gia tăng tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm – đồ uống trong chi
tiêu hàng tháng

Nguồn: Vietnam Report (2023)

• Tình hình tiêu thụ thực phẩm trên thị trường nước ngoài

Phân tích dữ liệu FAOSTAT (2023) cho thấy năng lượng chế độ ăn uống được đo
bằng kcal bình quân đầu người mỗi ngày đã tăng đều đặn trên cơ sở toàn thế giới; sự sẵn
có của calo bình quân đầu người từ giữa những năm 1960 đến cuối những năm 1990 tăng
trên toàn cầu khoảng 450 kcal bình quân đầu người mỗi ngày và hơn 600 kcal bình quân

3
đầu người mỗi ngày ở các nước đang phát triển. Thay đổi này là có xảy ra tuy nhiên không
bình đẳng giữa các vùng. Nguồn cung cấp calo bình quân đầu người có vẫn gần như trì trệ
ở châu Phi cận Sahara và gần đây đã giảm ở các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi
kinh tế. Ngược lại, nguồn cung năng lượng bình quân đầu người đã tăng đáng kể ở Đông
Á (gần 1000 kcal bình quân đầu người mỗi ngày, chủ yếu ở Trung Quốc) và ở khu vực Cận
Đông/Bắc Phi (hơn 700 kcal mỗi đầu người mỗi ngày) (FAOSTAT, 2003).
Bảng 2-1: Tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người trên toàn cầu (kcal bình quân
đầu người mỗi ngày)

Nguồn:World Health Organization (2023)

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng Sản lượng và Năng suất cây trồng của
nông nghiệp thế giới đã chậm lại. Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng thế giới có thể
không thể trồng đủ lương thực và các mặt hàng khác để đảm bảo an ninh lương thực đủ để
cung cấp cho toàn cầu trong tương lai. Tuy nhiên, sự chậm lại đã xảy ra không phải vì thiếu
đất hoặc nước mà là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng đã chậm lại. Điều này
chủ yếu là do tốc độ tăng dân số thế giới đã giảm kể từ cuối những năm 1960, và nhiều
nước đã đạt được những mức độ tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người khá cao, vượt quá
mức tăng thêm sẽ bị hạn chế. Sự thật là một phần không nhỏ của dân số thế giới vẫn còn
nghèo đói do đó thiếu thu nhập để chuyển nhu cầu thiết yếu của họ thành nhu cầu hiệu quả.
Kết quả là, sự tăng trưởng của nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới dự
kiến sẽ giảm từ mức trung bình 2,2% mỗi năm trong 30 năm qua lên mức trung bình
1,5%/năm trong 30 năm tiếp theo. Ở các nước đang phát triển, quá trình giảm sút sẽ nghiêm
trọng hơn, từ 3,7% mỗi năm đến 2% mỗi năm, một phần là kết quả của việc Trung Quốc

4
đã vượt qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng nhu cầu về thực phẩm. Tình trạng thiếu
lương thực toàn cầu khó xảy ra, nhưng Các vấn đề nghiêm trọng đã tồn tại ở cấp quốc gia
và địa phương, và có thể trở nên tồi tệ hơn trừ khi có những nỗ lực tập trung được thực
hiện.

2.1.2. Đánh giá chất lượng và năng lượng cạnh tranh của ngành thực phẩm Việt Nam

Giá trị sản xuất của Ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất
(19,1%) trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam, thể hiện tầm quan
trọng của Ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng
yêu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, tỷ trọng giá trị sản xuất cao cho thấy ngành sản xuất, chế biến
thực phẩm có nhiều thế mạnh với nhiều thương hiệu lớn, có uy tín, thị trường ổn định và
có khả năng cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp nước ngoài. Một số ngành sản xuất và
chế biến sữa, đồ uống, dầu ăn, bánh kẹo được dự báo có xu hướng ngày càng tăng trưởng
cao và trở thành các phân khúc thị trường chế biến năng suất nhất của Việt Nam. Đặc biệt,
sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực, ngành sản
xuất chế biến thực phẩm sẽ được mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư rộng lớn hơn.
Theo Bộ Công Thương, tính đến năm 2020, cả nước có trên 7.500 doanh nghiệp chế biến
nông sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, tổng công suất đạt khoảng 120 triệu tấn
nguyên liệu/năm.
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm chỉ chiếm
gần 1% tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp
mũi nhọn, có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu
thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Số lượng
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và sản xuất rau củ quả chiếm tỷ lệ cao nhất
trong cơ cấu doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm, trong khi đó ngành chế biến
thủy sản đông lạnh lại là ngành thu hút nhiều lao động nhất.
Do có tiềm năng rất lớn nên thị trường ngành sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt
Nam có sức hút rất lớn với nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể kể đến Tập đoàn CJ Cheil Jedang (CJ) của Hàn Quốc. Có mặt tại Việt Nam từ
năm 1999 CJ nhận thấy tiềm năng của thị trường thực phẩm Việt Nam nên thời gian gần
5
đây đã thực hiện hàng loạt thương vụ sáp nhập và mua lại các công ty chế biến thực phẩm
(M&A) để mở rộng thị phần. Năm 2016, CJ đã mua lại thương hiệu kim chi Ông Kim và
chi 300 tỷ đồng mua hơn 4% cổ phần Vissan trong đợt IPO. Tới năm 2017, CJ tiếp tục thâu
tóm Công ty cổ phần Thực phẩm Cầu Tre và đổi tên thành CJ Cầu Tre, đồng thời điều chỉnh
bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh như chế biến rau quả, sản xuất các loại bánh
từ bột và thức ăn chế biến sẵn,…
Theo đại diện CJ cho biết, trong năm 2017, CJ đã quyết định đầu tư một khu phức
hợp thực phẩm với quy mô 1.400 tỷ đồng gồm 3 cơ sở chính là nhà máy sản xuất và gia
công thực phẩm, khu nghiên cứu thực phẩm và khu an toàn thực phẩm để áp dụng những
tiến bộ về xử lý và kiểm tra an toàn thực phẩm sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới.
Đại diện đơn vị này cũng không dấu kỳ vọng tới năm 2020, doanh thu riêng lĩnh vực công
nghiệp thực phẩm sẽ là 700 triệu USD với số lượng sản phẩm đa dạng, thành phẩm tốt, an
toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, phù hợp khẩu vị người Việt và đưa sản phẩm xuất khẩu
ra nước ngoài
Một đơn vị khác là PAN Food đã mua 4 công ty chuyên về thực phẩm gồm: Công ty
Bibica, Lafooco, Thủy sản 584 Nha Trang, Aquatex Bến Tre để cùng đầu tư, phát triển
mảng thực phẩm. Hiện mức doanh thu cả nội địa lẫn xuất khẩu của PAN Food đạt khoảng
90 triệu USD, trong đó có khoảng 45 triệu USD là doanh thu xuất khẩu.
Hay Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam ngoài nhà máy chế biến thực phẩm đã xây
dựng tại một số tỉnh, thành phố, mới đây đã đưa vào hoạt động thêm một nhà máy mới có
diện tích 6 ha tại KCN Tân Phú Trung (Củ Chi, TP.HCM). Nhà máy được thiết kế với công
suất lên đến 13.200 tấn xúc xích và thực phẩm chế biến mỗi năm.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, thị trường M&A ngành sản xuất chế biến thực
phẩm của Việt Nam đang khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Các giao dịch M&A được nhiều
nhà đầu tư xem là cách hiệu quả nhất để thâm nhập thị trường và mở rộng hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam. Số lượng và giá trị các giao dịch M&A hoàn tất tại Việt Nam đang
trên đà tăng trưởng bền vững trong những năm trở lại đây. Dự kiến, M&A còn tiếp tục tăng
trưởng hơn nữa trong bối cảnh EVFTA đã đi vào thực thi.
Việt Nam có dân số trẻ, thu nhập trung bình ngày càng tăng, tạo ra một thị trường tiêu
dùng có mức tăng trưởng tự nhiên ổn định, đặc biệt ở một số đô thị lớn như Thành phố Hà
6
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lý do khiến nhiều dự báo về các thương vụ M&A
trong ngành này sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới mặc dù dịch Covid-19 vẫn chưa được
kiểm soát trên thế giới.

2.1.3. Đánh giá tốc độ tăng trưởng và thực trạng tăng trưởng của ngành sản xuất, chế biến
thực phẩm ở Việt Nam

Tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I năm 2022 có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp
thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong quý I năm 2022 tăng 36,7% so với cùng kỳ
năm trước; tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%, trong đó vốn đăng ký tăng thêm
của các doanh nghiệp đang hoạt động tăng 34,5%. Bên cạnh đó, kết quả điều tra xu hướng
kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh
nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II năm 2022 với 82,3% doanh
nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý I năm 2022. Đây là kết quả quyết tâm
phục hồi và phát triển kinh tế thời gian qua của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin, động
lực cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh (Báo cáo tình
hình kinh tế - xã hội, 2022).
Hình 2-3: Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2022)

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng
tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh
thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong
cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam. Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công
7
nghiệp của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7%/năm,
trong đó năm 2016 tăng 8,2%; năm 2017 tăng 6%; năm 2018 tăng 8,2%; năm 2019 tăng
7,9%; năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ tăng 4,5%.

Bảng 2-1: Bảng tổng hợp chỉ số sản xuất công nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực
phẩm (2016-2020)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Những tháng đầu năm 2021, ngành sản xuất thực phẩm đã thể hiện sự hồi phục rõ rệt
khi dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, các lĩnh sản xuất kinh doanh của nền kinh tế
trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Chỉ số sản xuất ngành chế biến thực
phẩm 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; một số sản phẩm tăng
khá như: Thủy, hải sản chế biến tăng 3,3%; sữa tươi tăng 5,6%; sữa bột tăng 18,1%; thức
ăn cho gia súc tăng 9,2%; thức ăn cho thủy sản tăng 3,2% (Phân tích Công nghiệp, 2021).

2.2. Phân tích mô hình SWOT cho ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam

2.2.1. Điểm mạnh


- Việt Nam có nguồn cung lớn và phong phú các sản phẩm nông sản, thủy sản và công
nghiệp thực phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo.
- Đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
- Có nhiều thế mạnh với nhiều thương hiệu lớn, có uy tín, thị trường ổn định và có
khả năng cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Là lĩnh vực chịu tác động thấp nhất do đại dịch Covid-19 bởi là nhu cầu thiết yếu
của người tiêu dùng hàng ngày.

8
- Nhiều thương vụ M&A diễn ra và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong
những năm tới.
- Đã hình thành được nhiều sản phẩm có thương hiệu gắn với vùng nguyên liệu của
địa phương, tạo việc làm cho người lao động tại khu vực nông thôn.
2.2.2. Điểm yếu
- ¼ lượng thực phẩm sản xuất bị thất thoát trước khi đến được nhà máy chế biến hoặc
trung tâm phân phối. Mặc khác để bù đắp cho lượng sản phẩm mất đi chuỗi cung ứng phải
gia tăng sản xuất , việc này lại tạo ra một lượng thực phẩm lãng phí (2021).
- Nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, tiêu chuẩn của doanh
nghiệp FDI, vì vậy lượng nhập khẩu nguyên liệu khá lớn; tỷ trọng xuất thô vẫn nhiều.
- Doanh nghiệp xuất khẩu chưa chuẩn hóa quy trình sản xuất để đảm bảo tiêu chuẩn
an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến thu hoạch, chế biến, đóng
gói, vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng.
- Chưa tập trung đầu tư máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Chưa đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin sản phẩm với người
tiêu dùng.
2.2.3. Cơ hội
- Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư, đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực sản xuất
chế biến thực phẩm do có nhiều chính sách ưu đãi thuế.
- Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã mở ra rất
nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành thực phẩm phát triển, tăng cơ hội xuất khẩu (Tin tức,
2021).
- Kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam – Canada đạt 25 tỷ USD/năm và duy trì
tốc độ tăng trưởng 25%/năm (Tin tức, 2021).
- Các ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam sẽ có cơ hội lớn hơn để mở
rộng thị phần tại Canada do người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam.
- Nhiều dư địa phát triển để khối nội lẫn khối ngoại lao vào rót vốn đầu tư và cạnh
tranh.
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng.
9
2.2.4. Thách thức
- Đối mặt với nguy cơ mất thị phần
- Giá nguyên liệu chế biến tăng mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
- Nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho những quy tắc, tiêu chuẩn mới mà thị trường
trong nước và ngoài nước đặt ra.
- Thiếu hụt nhân công lao động có tay nghề vẫn chưa được giải quyết.
- Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.

10
3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đã tìm ra nhiều nhân tố có ảnh hưởng tác động đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm các nhân tố xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh
nghiệp và cả các nhân tố xuất phát từ bản thân nội tại của doanh nghiệp. Đồng thời, mỗi
ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng, do đó mà các doanh nghiệp hoạt động
trong những ngành nghề kinh doanh khác nhau thì chịu tác động bởi các nhóm nhân tố tác
động khác nhau. Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu cả lý thuyết lẫn thực chứng kiểm
tra các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu được
thực hiện cho tổng thể thị trường và nghiên cứu cho một ngành đặc thù trong nền kinh tế
cũng đã được nhiều tác giả thực hiện.

3.1.1. Tác động của chuyển đổi số đến kết quả hoạt động doanh nghiệp

Vấn đề nghiên cứu về chuyển đổi số của doanh nghiệp đã và đang được các nhà nghiên
cứu trên thế giới quan tâm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số
để thúc đẩy đổi mới mô hình kinh doanh nhằm cải thiện hiệu suất (Bouwman và cộng sự,
2019). Khả năng công nghệ thông tin mang lại kết quả hoạt động thông qua vai trò trung
gian của chuyển đổi kỹ thuật số (Nwankpa & Roumani, 2016). Chuyển đổi kỹ thuật số đã
mở ra nhiều cơ hội đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Nambisan và cộng sự, 2019).
Chuyển đổi kỹ thuật số là động lực cho những thay đổi trong thế giới doanh nghiệp,
bởi vì chúng thiết lập các công nghệ mới dựa trên internet với những tác động đối với toàn
xã hội (Unruh và Kiron, 2017). Trong khi chuyển đổi số mô tả quá trình chuyển đổi thông
tin tương tự và nhiễu thành dữ liệu kỹ thuật số (Brennen và Kreiss, 2016), chuyển đổi số
được sử dụng để mô tả bất kỳ thay đổi nào trong doanh nghiệp và mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp do họ sử dụng ngày càng nhiều các công nghệ kỹ thuật số để cải thiện cả hiệu
suất và phạm vi kinh doanh (Westerman và cộng sự, 2011).
Khi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tăng lên, các doanh nghiệp có thể đạt được các
dịch vụ khách hàng được cải thiện, tăng sự hài lòng của khách hàng và giảm chi phí bán
hàng (Mithas và cộng sự, 2005). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng công nghệ kỹ

11
thuật số có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều
quy trình kinh doanh bằng công nghệ kỹ thuật số sẽ đạt được hiệu quả cao hơn (Brynjolfsson
& Hitt, 2000). Các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả Nguồn
nhân lực, chuyển đổi số và hiệu quả hoạt động vững chắc của các công ty khởi nghiệp tại
Việt Nam thông qua đồng bộ hóa dữ liệu, thông tin và ý tưởng (Setia và cộng sự, 2013).

3.1.2. Tác động của vốn và lao động đến kết quả hoạt động doanh nghiệp

Từ lâu, nhân tố vốn và lao động đã được các nhà nghiên cứu đánh giá khi xem xét
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trước hết, vốn và lao động là hai biến số chính trong
hàm sản xuất Cob – Douglas. Nghiên cứu của Kinsman và Newman (1999), Abor (2005),
Zeitun và Tian (2007), Ibrahim El-Sayed Ebaid (2009), Bokpin (2010), San và Heng
(2011), Abdul Ghafoor Khan (2011), đã chứng minh được tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc
vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mối tương quan thuận chiều giữa quy mô
doanh nghiệp cũng được làm rõ trong các nghiên cứu của Penrose (1959), Shepherd (1989),
Shergill và Shakaria (1999), Zeitun và Tian (2007). Mặt khác, Singh & Whittington (1968),
Banz (1981) cho rằng quy mô có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của công
ty với lý do là những công ty càng lớn thì càng khó duy trì hiệu quả hoạt động tốt. Nhiều
nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tài sản cố định và cấu trúc
vốn như nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), Shenoy và Koch (1996), Akintoye
(2008) Một tỷ lệ lao động cao hơns giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả hoạt động tốt hơn, điều
đó được chứng minh trong nghiên cứu của Johnson (1982), Gup (1983) và Martin (1991).

3.1.3. Tác động của môi trường thể chế đến đến kết quả hoạt động doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014), vai trò của các
dòng vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương ngày càng được thể hiện
một cách rõ rệt. Tuy nhiên, không phải chính sách nào cũng phù hợp và có tác dụng. Chính
môi trường thể chế địa phương mà cụ thể là thể chế thực thi bao gồm tính minh bạch, tham
nhũng (phí bôi trơn), tiếp cận sử dụng đất có vai trò quan trọng hơn cả đối với việc thu hút
FDI của doanh nghiệp. Việc tiếp cận và sử dụng đất đai được cải thiện có tác động cùng
chiều tới thu hút FDI bởi các doanh nghiệp sẽ dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được địa
12
bàn kinh doanh và sử dụng đất được bảo vệ sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm định hướng
phát triển với các chiến lược lâu dài. Tính minh bạch được cải thiện giúp cho các doanh
nghiệp dễ dàng tiếp cận với các chính sách phát triển, quy hoạch của tỉnh. Đây là một lợi
thế để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình và có những chiến lược đầu tư hiệu quả.
Theo tác giả Phạm Thế Anh và Chu Thị Mai Phương (2015), hầu hết các yếu tố thuộc
môi trường thể chế kinh doanh đều tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp FDI.
Phát hiện này khẳng định sự cần thiết thực thi các chính sách liên quan đến việc cải thiện
chất lượng môi trường kinh doanh đối với việc nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tiếp cận theo hướng tác động của thể chế tới thu hút FDI vào các doanh nghiệp địa
phương, nhóm tác giả Julan Du, Yi Lu and Zhigang Tao (2007) đã xem xét dữ liệu của
6.288 công ty đa quốc gia của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc giai đoạn 1993- 2000 và thấy
rằng các công ty đa quốc gia Mỹ có xu hướng đầu tư vào các vùng địa phương - nơi bảo vệ
tốt quyền sở hữu, quyền thực thi hợp đồng và chính sách chính phủ thông thoáng, ít can
thiệp, góp phần tạo nên môi trường kinh doanh tự do, cạnh tranh. Điều đó cho thấy tác động
của thể chế, các quyền sở hữu đối với doanh nghiệp là vô cùng to lớn.
Có thể thấy, các nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển đổi số và kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu riêng trong phạm vi
ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam vẫn chưa được khai thác triệt để. Vì vậy, nghiên
cứu này sẽ tiến hành phân tích tác động của chuyển đổi số đến kết quả hoạt động doanh
nghiệp thông qua ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam.

3.2. Cơ sở lý thuyết

3.2.1. Tập trung thị trường

Tập trung thị trường (market concentration) hay còn gọi là tập trung bán (seller
concentration) là yếu tố của cấu trúc thị trường biểu thị phân phối số lượng và quy mô
người bán trong một thị trường cụ thể, đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn
trong ngành. Tập trung thị trường ám chỉ đến mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị
trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn trong

13
ngành. Một ngành có mức độ tập trung hóa cao tức là một ngành được chi phối bởi một số
ít hãng. Khi nói trình độ tập trung hoá của một ngành tức là nói đến mức độ tập trung thị
trường của ngành đó. Trong tổ chức công nghiệp, tập trung thị trường có thể được sử dụng
như một thước đo sự cạnh tranh, được giả định là có tương quan cùng chiều đến tỷ suất lợi
nhuận trong ngành.
Nói chung, mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của những hãng
lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có sức mạnh thị trường cao và
ngược lại. Khả năng của một công ty hay một nhóm công ty trong việc tăng và duy trì giá
bán sản phẩm trên mức giá cạnh tranh được gọi là sức mạnh đối với thị trường (market
power). Việc sử dụng sức mạnh đối với thị trường làm giảm sản lượng và tổn thất phúc lợi
xã hội. Tập trung tổng thể có cả quyền lợi chính trị bên cạnh quyền lợi kinh tế, còn tập
trung thị trường chỉ đơn thuần có quyền lực kinh tế.
Trong kinh tế, nếu lượng hóa thì tập trung thị trường là một hàm của số lượng doanh
nghiệp và số thị phần tương ứng của họ trong tổng sản lượng (có thể thay thế bằng tổng
công suất hoặc tổng dự trữ) trên thị trường. Các thuật ngữ thay thế là tập trung vào ngành
(Industry concentration) và tập trung người bán (Seller concentration).

3.2.2. Các chỉ số về mức độ tập trung ngành

a. Chỉ số Cr4
Tỷ lệ tập trung 4 doanh nghiệp (CR4 - Concentration Ratio For The Top 4 Firms) là
chỉ số sử dụng để đo mức độ tập trung hóa của 4 doanh nghiệp trong một ngành. CR4 là
tổng thị phần của 4 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nó được xác định bằng tỷ lệ sản
lượng của 4 doanh nghiệp lớn chung ngành. Đôi khi tỷ lệ tập trung còn đo lường bằng
doanh thu, số nhân công, …Xu hướng ngày nay đo lường bằng doanh thu của doanh nghiệp
có quy mô lớn. Cụ thể:

𝐶𝑅𝑖 = ∑𝑛𝑖=1 𝑆i
Trong đó:
∑𝑚
𝑖=1 𝑞𝑖
𝑆𝑖 : Thị phần của doanh nghiệp i, 𝑆𝑖 =
𝑄

14
n: Số doanh nghiệp 𝑛 ∈ [1,4].
𝑞𝑖 : Doanh thu của doanh nghiệp thứ i
Q: Doanh thu của toàn ngành
Tỷ lệ tập trung này càng tiệm cận với 1 thì mức độ tập trung ngành càng cao, càng
gần với thị trường độc quyền; Tỷ lệ tập trung này càng tiệm cận với 0 thì mức độ tập trung
ngành càng thấp, càng gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo; Nếu CR4 là đóng góp của ít
hơn 4 doanh nghiệp thì CR4 = 1.
b. Chỉ số HHI
Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) được sử dụng đề nhận biết mức độ cạnh tranh
của thị trường là hoàn hảo hay độc quyền cao, chỉ số này được cơ quan cạnh tranh sử dụng
để đánh giá mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm trong hoạt động mua bán, sáp nhập
(M&A) giữa các doanh nghiệp. HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi
doanh nghiệp trong toàn hệ thống.
Công thức đo lường:
Trong đó:
- wi: Tỉ lệ phần trăm thị phần doanh nghiệp thứ i, được tính bằng:
Trong đó: Si là doanh thu của doanh nghiệp thứ i, ST là doanh thu cả ngành
- n: Số lượng doanh nghiệp trong hệ thống Chỉ số HHI. (Có giá trị từ 1/n đến 1, chỉ số
có giá trị thấp nhất (1/m) khi tất cả các doanh nghiệp trong thị trường đều có quy mô
như nhau, và có giá trị bằng 1 trong trường hợp độc quyền).
Chỉ số HHI có thể xác định bằng cách khác:
Trong đó:
- n: Số lượng doanh nghiệp trong hệ thống
- V: Phương sai thống kê thị phần của các doanh nghiệp, được tính bằng:
Trong đó:
- Nếu tất cả các doanh nghiệp có thị phần bằng nhau (có nghĩa là nếu cấu trúc thị
trường là hoàn toàn cân xứng, tức si = 1/n đối với mọi i) thì V = 0 và H = 1/n.

15
- Nếu số lượng doanh nghiệp là không đổi, thì phương sai lớn hơn do mức độ bất đối
xứng về thị phần giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị chỉ số cao hơn.
Thông qua chỉ số HHI, thị trường sẽ được phân loại mức độ cạnh tranh dựa trên cơ sở sau:
- HHI < 0.01: Thị trường có tính cạnh tranh cao
- 0.01 ≤ HHI ≤ 0.15: Thị trường không có sự tập trung
- 0.15 ≤ HHI ≤ 0.25: Thị trường có mức độ tập trung vừa phải
- HHI ≥ 0.25: Mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyền.
Đây là chỉ số cơ bản khi cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét đến sự thay đổi về cấu
trúc thị trường xảy ra sau các hoạt động sáp nhập, hợp nhất (M&A). Pháp luật về cạnh tranh
của nhiều nước quy định cụ thể mức độ tập trung kinh tế thông qua chỉ số HHI trong việc
rà soát các diễn biến về tập trung kinh tế.

3.2.3. Khái niệm chuyển đổi số

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi từ mô hình hoạt động
của doanh nghiệp từ phương thức truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng
công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện
toán đám mây (Cloud)… để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc,
văn hóa công ty.
Theo Công ty Nghiên cứu và Tư vấn công nghệ thông tin Gartner, chuyển đổi số là
việc ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo
thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ tăng trưởng và đạt
doanh số tốt hơn. Còn theo Microsoft, chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối
hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Tuy nhiên, cũng có định nghĩa cho rằng, chuyển đổi số không chỉ ứng dụng công nghệ
trong thay đổi mô hình kinh doanh, mà còn tham gia vào tất cả các khía cạnh của doanh
nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức
doanh nghiệp hoạt động, từ đó tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang
lại giá trị cho khách hàng.

16
Do đó, có thể thấy, chuyển đổi số là thay đổi phương thức làm việc trong cuộc sống,
phương thức sản xuất với các công nghệ số, là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật
số vào tất cả các lĩnh vực của một đơn vị, của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ,
nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao
hơn, những giá trị mới hơn cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số còn là sự thay đổi về văn hóa
của đơn vị, của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, liên tục học hỏi
theo cái mới, cái hiện đại và phải chấp nhận cả thất bại bên cạnh những thành công của sự
đổi mới đem lại.
Sự chuyển đổi này mang tính toàn cầu và liên quan đến việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật số cho cả hoạt động nội bộ và hoạt động bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các nỗ lực
bán hàng, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng.

3.2.4. Vai trò của chuyển đổi số doanh nghiệp tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vai trò quan trọng của chuyển đổi số cũng được nhắc lại nhiều lần.
Ngay trong phiên thảo luận đầu tiên tại Diễn đàn Tech Summit 2020, các diễn giả đến từ
nhiều đơn vị khác nhau như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, viễn
thông, viện nghiên cứu… đều nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong điều kiện hiện
nay. Nhìn từ đại dịch Covid-19, công nghệ chính là chìa khóa mang lại giá trị giúp doanh
nghiệp không chỉ tồn tại sau dịch mà còn là cơ hội để thay đổi mô hình kinh doanh phục
vụ, trải nghiệm của người tiêu dùng.
Ứng dụng công nghệ cũng cho phép còn cho phép các công ty cạnh tranh tốt hơn trong
một môi trường kinh tế liên tục thay đổi để đáp ứng với sự phát triển của công nghệ. Việc
quản lý thích hợp vòng quay kỹ thuật số mang lại cho các công ty cơ hội tiếp cận các lợi
thế hoạt động và sản xuất.
a, Tác động của chuyển đổi số đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung
- Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp: Khi ứng dụng chuyển đổi
số, sự liên kết thông tin giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp được kết nối với một nền
tảng hệ thống công nghệ đồng nhất. Mỗi phòng ban vẫn có các phần mềm riêng để phục
vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn có thể giao tiếp với các bộ phận khác thông qua
hệ thống giao tiếp nội bộ. Điều này sẽ giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp
17
được giải quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong doanh nghiệp không bị tắc
nghẽn không rõ nguyên nhân, gây tác động xấu đến doanh nghiệp, như: phục vụ khách
hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…
- Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Tham gia quá trình
chuyển đổi số, CEO của doanh nghiệp sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các
hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: nhân viên ghi nhận
doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm hiểu sản phẩm sẽ được thể hiện trên các phần
mềm quản trị doanh nghiệp, điều này sẽ giúp giảm sự chậm trễ, giúp CEO quản lý doanh
nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn so với trước đó.
- Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa
năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi những công việc có giá trị gia tăng
thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí trả lương
cho nhân viên, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản
lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo nhận lại
cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối quý.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển
khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi các giải pháp quản
trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh
nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách
chăm sóc và phục vụ khách hàng,…
b, Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm
Chuyển đổi số đã là một khẩu hiệu của nhiều nhà quản lý sản xuất hàng đầu trong
những năm gần đây. Theo một nghiên cứu của Gartner, 79% các CEO doanh nghiệp sản
xuất tuyên bố đang từng bước số hóa doanh nghiệp của họ để tạo ra các dòng doanh thu
mới. Chuyển đổi số đang tái tạo lại các doanh nghiệp và hỗ trợ họ nắm bắt các lợi thế cạnh
tranh trong thời đại mới tạo ra. Tuy nhiên chuyển đổi số chỉ phát huy sức mạnh khi các
doanh nghiệp tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi mô hình kinh doanh và ứng dụng
công nghệ phù hợp.
18
Tại Việt Nam hiện nay có những giải pháp công nghệ góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất, có thể kể đến như giải pháp 3S iFACTORY –
bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện có sự kết hợp giữa tầng IT (công nghệ thông tin) và
tầng OT (là công nghệ vận hành). Đồng thời, giải pháp cũng ứng dụng những công nghệ
tiên tiến hiện nay (như IIoT, AI, Big data), giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất,
cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm các chi phí vận hành và cải thiện tiến độ giao hàng.
ITG – đơn vị phát triển giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY là một trong
những đơn vị tiên phong tại Việt Nam xây dựng giải pháp nhà máy thông minh và doanh
nghiệp thông minh. ITG đã và đang khẳng định được vị trí tiên phong, vai trò của một đơn
vị công nghệ góp phần tích cực vào chuyển đổi số sản xuất. Đến thời điểm này giải pháp
nhà máy thông minh 3S iFACTORY đã được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp sản xuất ở
nhiều doanh nghiệp, góp phần không nhỏ và quá trình chuyển đổi số hoạt động sản xuất.

19
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ƯỚC LƯỢNG

4.1. Mô hình ước lượng

4.1.1. Xây dựng mô hình

Mô hình lý thuyết nghiên cứu sử dụng để phân tích ảnh hưởng của chuyển đổi số đến
kết quả hoạt động của doanh nghiệp là hàm Cobb – Douglas có dạng như sau:
Yi = Aifj (Xj) = Ai Xijj (1.1)
Trong đó, Yi - là sản lượng đầu ra của doanh nghiệp i, Ai là năng lực công nghệ của
doanh nghiệp i, Xj là các yếu tố đầu vào j được sử dụng bởi doanh nghiệp i. Nếu hàm sản
xuất với hai đầu vào chính là lao động L và vốn K thì hàm Cobb – Douglas của doanh
nghiệp được viết lại là: Yi = Ai Ki1Li2
Biểu diễn dạng tuyến tính như sau: ln 𝑌𝑖 = ln 𝐴𝑖 + 𝛽1 ln𝐾𝑖 + 𝛽2 ln 𝐿𝑖 + 𝑣𝑖 (1.2)
Trong đó, trong đó β1 và β2 là hệ số co giãn của sản lượng đối với vốn và lao động
tương ứng, 𝑣𝑖 là sai số ngẫu nhiên của mô hình, giả định có trung bình bằng 0 và phương
sai cố định.
ln 𝐴𝑖 = 𝑎0 + ∑𝑗 𝑎1𝑗𝐶𝑗𝑖 + ∑𝑗 𝛾𝑗ICT𝑗𝑖 + 𝑒𝑖 (1.3)
Trong đó, ICT𝑗𝑖 là vecto đại diện cho tác động của chuyển đổi số doanh nghiệp; 𝐶𝑗𝑖 là
vecto các biến số kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố quản chế và đặc điểm của doanh
nghiệp; 𝑒𝑖 là sai số đo lường có phân phối độc lập và chuẩn hóa với phương sai không đổi.
Kết hợp (1.2) và (1.3) được mô hình tổng hợp như sau:
ln 𝑌𝑖 = 𝛽0 + 𝛽1 ln𝐾𝑖 + 𝛽2 ln 𝐿𝑖 + ∑𝑗 𝑎1𝑗𝐶𝑗𝑖 + ∑𝑗 𝛾𝑗ICT𝑗𝑖 + 𝜀𝑖 (1.4)
Phương trình (1.4) có thể ước lượng với hồi quy dữ liệu chéo (cross – section
regression). Tuy nhiên phương pháp này có thể dẫn đến kết quả sai lệch vì vậy chúng ta sử
dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để khắc phục.
ln 𝑌𝑖t = 𝛽0 + 𝛽1 ln𝐾𝑖t + 𝛽2 ln 𝐿𝑖t + ∑ 𝑎1𝑗𝐶𝑗𝑖t + ∑𝑗 𝛾𝑗ICT𝑗𝑖t + 𝑐𝑖t + 𝑢𝑖t
Trong đó, cit biểu thị hiệu ứng cố định không gian; uit là sai số của mô hình.

4.1.2. Phương pháp ước lượng

Tiểu luận sử dụng một số phương pháp ước lượng chuyên dùng cho dữ liệu bảng:
Phương pháp 1: Mô hình hỗn hợp (Pooled OLS)
20
Là mô hình giả định về tung độ gốc và hệ số độ dốc không thay đổi, sử dụng phương
pháp bình phương nhỏ nhất cổ điển. Mô hình này giả định không tồn tại nhân tố về sự khác
biệt đặc trưng giữa các đơn vị không đo lường được. Hạn chế của phương pháp này là giả
định quá chặt rằng các khác biệt của doanh nghiệp không thay đổi theo thời gian.
Phương pháp 2: Mô hình hiệu ứng cố định (FEM)
Mô hình này giả định cho các trường hợp như sau: (i) Hệ số độ dốc không đổi nhưng
tung độ dốc thay đổi theo các đơn vị; (ii) Hệ số độ dốc không đổi nhưng tung độ dốc thay
đổi theo các đơn vị và thời gian; (iii) Tất cả các hệ số đều thay đổi theo đơn vị; (iv) Tất cả
các hệ số đều thay đổi theo đơn vị và thời gian. Mô hình này được ước lượng bằng phương
pháp bình phương nhỏ nhất cổ điển có biến giả hoặc ước lượng dọc. Hạn chế của mô hình
này là quá nhiều biến giả được đưa vào mô hình dẫn tới tăng khả năng xảy ra đa cộng tuyến
cao cho mô hình và FE không đo lường được nhân tố không thay đổi theo thời gian và giả
định sai số ngẫu nhiên phân phối chuẩn hóa rất khó thực hiện.
Phương pháp 3: Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)
Mô hình giả định có sự khác biệt ngẫu nhiên giữa các đơn vị, sự khác biệt nằm ở phần
sai số ngẫu nhiên không tương quan với biến giải thích. Phương pháp ước lượng cho mô
hình REM là phương pháp bình phương tổng quát (GLS). Sự ưu việt hơn của RE so với FE
là chỉ sử dụng duy nhất một hệ số chặn , là giá trị trung bình của tất cả các đơn vị chéo và
đo lường được các nhân tố không đổi theo thời gian. Để lựa chọn xem mô hình nào là phù
hợp nhất cho bộ dữ liệu, chúng ta thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp
bao: kiểm định nhân tử Lagrange cho lựa chọn giữa mô hình POLS và mô hình RE; kiểm
định Hausman giữa mô hình FE và RE. Cuối cùng, mô hình lựa chọn sẽ sử dụng hồi quy
robust hoặc mô hình GLS cho dữ liệu bảng có chỉnh sửa các khuyết tật để kiểm soát các vi
phạm về khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trong mô hình (Greence,
2002; Wooldridge, 2002).

4.2. Dữ liệu và biến số

Dữ liệu được sử dụng trong bài tiểu luận gồm: (i) Dữ liệu về doanh nghiệp được lấy
từ bộ Điều tra Doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2017;
(ii) Dữ liệu về chuyển đổi số từ bộ dữ liệu đánh giá mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát
21
triển CNTT-TT của Tỉnh – Thành do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt
Nam trong cùng khoảng thời gian (Bảng 4-1).
Trong đó, kết quả hoạt động kinh doanh là biến phụ thuộc được tính bằng doanh thu
bán hàng.
Biến độc lập bao gồm: Hai yếu tố đầu vào sản xuất quan trọng là vốn (Ki,t) và lao động
(Li,t) được đại diện bởi nguồn vốn bình quân và số lao động bình quân, được logarit hóa
đưa vào mô hình; Biến chuyển đổi số (ICTjit) được đo bằng chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng
và phát triển CNTT-TT cấp tỉnh - thành Việt Nam; Biến độc lập kiểm soát ảnh hưởng của
quản chế và đặc điểm riêng của doanh nghiệp (Cjit) bao gồm: loại hình doanh nghiệp (chia
ra làm doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); môi trường kinh
doanh (PCIjit) được đo bằng chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam.
Bảng 4-1: Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô
hình

Ký hiệu Giải thích Kỳ vọng chiều tác


biến số động đến KQKD

lnSales Doanh thu bán hàng sau khi log hoá

lnK Bình quân nguồn vốn của doanh nghiệp sau khi log hoá +

lnL Bình quân lao động của doanh nghiệp sau khi log hoá +

ICT Chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT +
cấp tỉnh - thành Việt Nam (0-1)

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh +

lhdn Biến loại hình doanh nghiệp, nhận giá trị 1 nếu là doanh -/+
nghiệp trong nước, nhận giá trị 2 nếu là doanh nghiệp
nhận vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Tổng hợp từ NNC

4.3 Mô tả thống kê và tương quan biến số

Bảng 4-2: Mô tả thống kê biến số


22
Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

lnsales 143 10,74039 2,2128970 5,460011 16,39791


lnl 143 4,33141 1,4038550 1,386294 7,770645

lnk 143 10,7944 1,5967830 6,895683 15,9094


lhdn 143 1,11888 0,3247862 1 2

pci 143 57,89811 9,6239980 13 68,78


ICT 143 0,4697427 0,1911763 0,1 0,787
Nguồn: NNC tổng hợp từ phần mềm Stata
Thống kê biến số được biểu thị trong Bảng 4-2 trên đây. Tổng số quan sát là 143.
Biến lnsales có giá trị lớn nhất là 16,39791, giá trị nhỏ nhất là 5,460011, giá trị trung bình
là 10,74039. Biến lnL có giá trị lớn nhất là 7,770645, giá trị nhỏ nhất là 1,386294, giá trị
trung bình là 4,33141. Biến lnK có giá trị lớn nhất là 15,9094, giá trị nhỏ nhất là 6,895683,
giá trị trung bình là 10,7944. Biến PCI có giá trị lớn nhất là 68,78, giá trị nhỏ nhất là 13,
giá trị trung bình là 57,89811. Biến ICT có giá trị lớn nhất là 0,787, giá trị nhỏ nhất là 0,1,
giá trị trung bình là 0,4697427.
Bảng 4-3: Ma trận tương quan giữa các biến số

lnsales lnl lnk lhdn pci ICT


lnsales 1

lnl 0,7816 1
lnk 0,7792 0,7230 1

lhdn 0,0824 0,0727 0,1258 1

pci 0,4934 0,3113 0,2315 0,0645 1

ICT 0,3484 0,2477 0,3230 -0,0441 0,2072 1


Nguồn: NNC tổng hợp từ phần mềm Stata

Ma trận tương quan được thể hiện trên đây (Bảng 4-3). Kết quả cho thấy hai yếu tố
đầu vào quan trọng là lao động và nguồn vốn có tương quan mạnh và cùng chiều với kết
quả hoạt động kinh doanh (hệ số tương quan lớn hơn 50%) hoàn toàn phù hợp với lý thuyết
23
kinh tế. Ngoài ra, chỉ số về chuyển đổi số (ICT) và môi trường thể chế (PCI) có tương quan
thấp và cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, loại hình doanh nghiệp
có tương quan thấp và cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh.

5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

5.1. Phân tích mức độ tập trung ngành sản xuất, chế biến thực phẩm

Nhóm nghiên cứu tính được chỉ số CR4 và HHI trong 3 năm được thể hiện bằng bảng
dưới đây:
Bảng 5-1: Các chỉ số mức độ tập trung ngành sản xuất, chế biến thực phẩm giai
đoạn năm 2015 - 2017

CR4 HHI

2015 0,3154556 0,0452163

2016 0,3274983 0,0476156

2017 0,3872839 0,0568168

Nguồn: NNC tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp (GSO) của năm 2015 – 2017
Chỉ số CR4: thể hiện tỷ lệ tập trung của 4 doanh nghiệp đầu ngành không cao, tổng
doanh thu của 4 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành chỉ chiếm hơn 30%. Nguyên nhân là
do số doanh nghiệp trong ngành cao (245 doanh nghiệp), và có mức độ phân bố doanh thu
của các doanh nghiệp khá đồng đều.
Chỉ số HHI: mức độ tập trung của ngành ngành sản xuất, chế biến thực phẩm theo chỉ
số HHI ở mức thấp, hay mức độ phân tán cao dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành. Như vậy,
cả 2 chỉ số đo lường mức độ tập trung của ngành đều cho thấy ngành sản xuất, chế biến
thực phẩm của Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu có mức độ tập trung ở mức thấp, các
doanh nghiệp lớn trong ngành chiếm tỉ trọng thấp, không có sức mạnh độc quyền, mức độ
phân bố doanh thu các doanh nghiệp đồng đều.

5.2. Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến kết quả hoạt động doanh nghiệp

24
Như lập luận ở trên, kết quả của kiểm định nhân tử Lagrange (xttest0) cho thấy rằng
mô hình (1) POLS là không phù hợp. Để lựa chọn giữa mô hình (2) RE và (3) FE, tiểu luận
tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman (hausman). Kết quả cho thấy rằng có sự khác biệt
giữa hệ thống trong các hệ số của hai mô hình trên. Nói cách khác, trong trường hợp này,
mô hình RE là hiệu quả hơn. Kiểm định khuyết tật về phương sai sai số thay đổi (xttest0)
của mô hình (2) RE bác bỏ giả thuyết không. Kiểm định tự tương quan (xtserial) cho kết
quả rằng mô hình RE có tự tương quan. Vì thế, tiểu luận sử dụng mô hình GLS (xtgls) có
chỉnh sửa hai khuyết tật trên cho mô hình.
Kết quả được trình bày ở Bảng 5-2. Sau khi đã kiểm soát hai khuyết tật trên của mô
hình, kiểm định Woolrige cho tự tương quan đối với mô hình GLS đã chấp nhận giả thuyết
không, nói cách khác, mô hình đã đáp ứng giả định không có tự tương quan chuỗi. Dưới
đây, tiểu luận trình bày kết quả cho mô hình (4) GLS đã chỉnh sửa khuyết tật được lựa
chọn.
Kết quả thu được, cho thấy hai yếu tố đầu vào quan trọng là lao động và nguồn vốn
tác động tích cực, có ý nghĩa và cùng chiều tác động cho tất cả các mô hình đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Hệ số hồi quy đại diện cho biến loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp trong nước hay
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) không có ý nghĩa thống kê. Điều này có ý nghĩa
rằng trong cùng môi trường thể chế kinh tế, loại hình doanh nghiệp có không có sự tác động
riêng biệt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm cũng khác biệt so với doanh
nghiệp trong nước.
Về tác động của thể chế kinh tế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản
xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Kết quả cho thấy hệ số hồi quy của chỉ số PCI
chung có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, mang tác động thuận chiều đến kết quả hoạt động
của doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Điều này đúng với kỳ
vọng của NNC, có thể giải thích rằng việc thể chế kinh tế được cải thiện dẫn đến cải thiện
môi trường kinh doanh cho ngành sản xuất, chế biến Việt Nam, gây thuận lợi trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này.

25
Cuối cùng, tác động của chuyển đổi số đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngành
sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Kết quả cho thấy hệ số hồi quy của chỉ số ICT
chung có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, mang tác động tích cực đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Điều này đúng với kỳ vọng
của NNC, có thể giải thích rằng khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông hiệu quả, quy trình sản xuất được tự động hoá, từ đó tăng năng suất và giảm chi phí
sản xuất. Cụ thể, CNTT-TT có thể giúp tối ưu hoá thời gian, quản lý nguồn lực và vật tư
hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách hàng.
CNTT-TT cũng có thể tăng tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường, từ
đó giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ cùng ngành. Vì vậy, khi chỉ
số ICT càng tăng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tăng.
Bảng 5-2: Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến KQHĐ của doanh nghiệp ngành
sản xuất, chế biến thực phẩm
POLS REM FEM GLS
(1) (2) (3) (4)

Biến số lnsales lnsales lnsales lnsales

lnl 0.591*** 0.630*** 0.666*** 0.63***

(0.094) (0.095) (0.126) (0.154)

lnk 0.594*** 0.524*** 0.431*** 0.524***

(0.083) (0.086) (0.123) (0.158)

2.lhdn -0.090 -0.053 -0.117 -0.053

(0.278) (0.284) (0.372) (0.319)

pci 0.061*** 0.063*** 0.064*** 0.063***

(0.010) (0.009) (0.011) (0.012)

ICT 0.712 1.021* 1.662** 1.021**

(0.500) (0.526) (0.730) (0.481)

Constant -2.089** -1.757** -1.252 -1.75

(0.806) (0.832) (1.194) 1.102

26
Kiểm định nhân tử Lagrange chibar2(01) = 20.31
(xttest0) Prob > chibar2 = 0.0000

Kiểm định Hausman chi2(5) = 3.17


(hausman) Prob>chi2 = 0.6732

Kiểm định Woolridge F(1, 40) = 9.622


(xtserial) Prob > F = 0.0035

Số quan sát 143 143

R-squared 0.778 0.753

Number of ma_thue 54 54
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: NNC tổng hợp từ phần mềm STATA

27
6. CÂU CHUYỆN VỀ TRÒ CHƠI KINH DOANH: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA
VIỆT NAM VINAMILK VÀ 45 NĂM THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG SỮA
VIỆT NAM

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
trong ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
từ sữa như sữa tươi, sữa bột, sữa chua, phô mai… Sau 45 năm hình thành và phát triển, với
nỗ lực không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, Vinamilk đã khẳng
định thương hiệu mang vị thế số một của mình, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất
nước, đưa thương hiệu sữa Việt vươn lên các vị trí cao trên bản đồ ngành sữa toàn cầu.
Nghiên cứu thị trường của Nielsen năm 2021, trong 3 năm liên tiếp (từ 2/2018 đến
1/2021), Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường ở ngành hàng sữa nước. Theo báo
cáo thường niên ngành thực phẩm năm 2021 (VNDIRECT RESEARCH), Công ty cổ phần
sữa Việt Nam đạt doanh thu 64.000 tỷ đồng, tăng 5,9% so với năm 2020; lợi nhuận sau
thuế của công ty đạt 10.633 tỷ đồng, đạt 94,6% mục tiêu năm. Vinamilk đã trở thành công
ty có doanh thu cao nhất năm 2021 so với các doanh nghiệp trong cùng ngành… Gần đây
nhất, Vinamilk được xếp hạng 36 trong top 50 các công ty sữa hàng đầu thế giới về doanh
thu, và cũng là đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á trong danh sách này.
Hình 6-1: Thị phần các doanh nghiệp Ngành chế biến sữa chua và các sản phẩm từ
sữa năm 2022

Nguồn: Vndirect research, Auromonitor (2022)

28
Vinamilk đã liên tục đổi mới công nghệ chế biến sản phẩm, đồng thời sản xuất đa
dạng các mặt hàng từ sữa để tạo ra khác biệt cả về số lượng, lẫn giá thành sản phẩm. Doanh
nghiệp tiên phong áp dụng công nghệ IoT vào việc giám sát chăn nuôi từ chế độ ăn đến mọi
khâu chăm sóc, Vinamilk đã đạt năng suất sản xuất 23 lít/con/ngày, 200 con/lần vắt. Hệ
thống 13 trang trại liên tục mở rộng, được đầu tư, áp dụng các công nghệ 4.0 trong chăn
nuôi, quản lý và đạt các chuẩn quốc tế như Global G.A.P, Organic châu Âu.

Do thị trường ngành sản xuất, chế biến thực phẩm vốn có tiềm năng rất lớn nên sức
hút từ thị trường này là không nhỏ. Trong những năm qua, đã có rất nhiều thương vụ M&A
ngành thực phẩm (sáp nhập và mua lại các công ty chế biến thực phẩm) diễn ra sôi nổi,
Vinamilk cũng không nằm ngoài cuộc chơi chiếm lĩnh thị phần này. Vào năm 2019,
Vinamilk đã mua lại 75% cổ phần của công ty sữa GTNFoods với giá 8.600 tỷ đồng.
GTNFoods là công ty mẹ của các công ty sữa Mộc Châu, Vinatea và Ladofoods. Việc mua
lại GTNFoods giúp Vinamilk gia tăng nguồn nguyên liệu sữa tươi từ các trang trại bò sữa
của Mộc Châu, đồng thời mở rộng thị trường tại các tỉnh phía Bắc.

Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường nước ngoài cũng được công ty chú trọng. Năm
2016, Vinamilk đã mua lại 51% cổ phần của công ty sữa Driftwood tại Mỹ với giá 7 triệu
USD. Driftwood là công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm sữa tươi và sữa
chua tại California. Đây là bước đệm để Vinamilk tiếp cận thị trường Mỹ, đặc biệt là cộng
đồng người Việt tại đây. Năm 2019, Vinamilk đã mua lại 100% cổ phần của công ty sữa
Angkor Dairy Products tại Campuchia với giá 10 triệu USD. Đây là công ty sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm sữa và nước giải khát có thương hiệu Angkormilk. Vinamilk đã
đầu tư xây dựng nhà máy sữa hiện đại tại Campuchia từ năm 2013 và bắt đầu hoạt động từ
năm 2016. Việc mua lại Angkor Dairy Products giúp Vinamilk nắm quyền kiểm soát hoàn
toàn hoạt động kinh doanh tại thị trường này.

Có thể nói sức mạnh thị trường của Vinamilk là kết tinh từ nhiều yếu tố. Suốt quá
trình hoạt động, Vinamilk luôn chủ trọng danh mục sản phẩm đa dạng, không ngừng nâng
cao công nghệ, phát triển sản phẩm cả về chất và lượng, và thực thi các phi vụ chiếm lĩnh
thị phần đóng vai trò to lớn trong thành công này.

29
7. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Tiểu luận đã nêu rõ thực trạng phát triển của ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam
trong những năm gần đây. Qua phân tích và tìm hiểu, ngành này đã đang và sẽ luôn là một
trong những ngành có đóng góp lớn vào giá trị kinh tế cũng như giải quyết tình trạng việc
làm cho người lao động. Sau đó, sử dụng các chỉ số mức độ tập trung ngành để tính và phân
tích cho ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam với số liệu từ Bộ số liệu Điều
tra doanh nghiệp (GSO). Kết quả cho thấy rằng ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại
Việt Nam có mức độ tập trung khá thấp, các doanh nghiệp lớn trong ngành chiếm tỷ trọng
không cao, sức mạnh độc quyền không đáng kể. Ngoài ra, nghiên cứu tiếp tục sử dụng mô
hình Cobb Douglas để đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi số đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm cùng một số đặc điểm riêng có khác của
doanh nghiệp. Kết quả cho thấy rằng chuyển đổi số có tác động cùng chiều lên kết quả hoạt
động của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm. Do đó cần đẩy mạnh nghiên cứu và áp
dụng kỹ thuật số vào trong sản xuất và chế biến thực phẩm.
Tóm lại, tiểu luận phần nào chỉ ra rằng ngành sản xuất, chế biến thực phẩm Việt Nam
hiện nay đang có nhiều cơ hội hơn là thách thức để tiếp tục cạnh tranh và phát triển tốt hơn
nữa trong tương lai. Điều cần thiết hiện tại là tạo lập môi trường đầu tư và cải thiện trình
độ công nghệ cho nhân lực và quy trình sản xuất. Thông qua kết quả nghiên cứu có được ở
trên, tiểu luận đề xuất một số hàm ý nhằm phát triển kết quả hoạt động các doanh nghiệp
ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, cụ thể nhứ sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp trong nước cần chú trọng đầu tư mạnh thiết bị, công nghệ
hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất tại các doanh nghiệp và áp dụng kĩ thuật số vào quá
trình sản xuất. Bên cạnh những doanh nghiệp có tầm nhìn đã nhanh chóng áp dụng kỹ thuật,
trang thiết bị hiện đại vào trong khâu sản xuất thì vẫn còn nhiều cơ sở doanh nghiệp vẫn
giữ lối sản xuất khá truyền thống. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến áp dụng chuyển đổi số
vào trong các khâu quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng để không những tạo ra được hiệu
quả kinh tế cao hơn mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm . Kết quả nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng các yếu tố về vốn và lao động có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của các
doanh nghiệp trong ngành này. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh

30
tại các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả đầu tư cho nguồn lực cần được tiến hành song
song để đạt được hiệu quả toàn diện.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và đẩy mạnh quá trình xây dựng
thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Không chỉ tập trung vào số lượng, chất lượng sản phẩm
cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư cho quá
trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm để cải thiện chất lượng sản phẩm mới đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguyên liệu sạch, hướng đến sử dụng các nguyên liệu sẵn
có trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng mà vẫn góp phần phát
triển các ngành khác liên quan.
Thứ ba, các đơn vị liên quan cần xây dựng kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu
thông qua những giải pháp căn cơ theo hướng tăng hiệu quả liên kết giữa các tỉnh, thành
phố, giữa nông dân – doanh nghiệp sản xuất – nhà quản lý để tạo ra vùng nguyên liệu ổn
định. Mặt khác, các doanh nghiệp cần kết hợp với bộ, ngành, địa phương cần tuyên truyền
về định hướng, kế hoạch phát triển từng vùng nguyên liệu với người dân; có các chính sách
hỗ trợ để người dân tham gia, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ tiếp cận và áp dụng
tiến bộ kỹ thuật, tạo sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ; giảm bớt
các khâu trung gian. Việc hình thành liên kết này không những đảm bảo nguồn đầu vào bền
vững mà còn giúp thay đổi phương thức sản xuất của người dân, tránh tình trạng được mùa,
mất giá.
Thứ tư, về phía Chính phủ và các cơ quan bộ ban ngành cũng cần phải có các chính
sách, biện pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm kịp thời và
hiệu quả. Là những người đầu tàu, định hướng sự phát triển cho đất nước, các cơ quan cần
hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường một cách đầy đủ, minh bạch cho doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ về thị trường, môi trường, luật pháp kinh doanh quốc
tế, ứng dụng khoa học đổi mới công nghệ…; tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn
mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả để bảo đảm quyền
lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần tận dụng những
chính sách này để tạo ra tính cạnh tranh cao cũng như xây dựng được thương hiệu, hình
ảnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Banz, R.W., (1981), The Relationship Between Return and Market Value of Common
Stocks, Journal of FinancialEconomics, 9, 3-18.
2. Báo cáo Ngành Thực phẩm và Đồ uống. (2022). VNDIRECT RESEARCH
3. Báo cáo thường niên 2021. (2021). Vinamilk.
4. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội. (2022). From Trang thông tin điện tử tổng cục thống kê.
5. Bouwman, H., Nikou, S., & de Reuver, M. (2019). Digitalization, business models, and
SMEs: How do business model innovation practices improve performance of digitalizing
SMEs? Telecommunications Policy, 43(9), 101- 828.
6. Brennen, J.S, and Kreiss, D. (2016), "Digitalization", in Jensen, K.B., Rothenbuhler, E.W.,
Pooley, J.D. and Craig, RT. (Eds), The International Encyclopedia of Communication
Theory and Philosophy, Wiley Blackwell, Chichester, pp. 556-566.
7. Brynjolfsson, E., & Hitt, L. M. (2000). Beyond Computation: Information Technology,
Organizational Transformation and Business Performance. Journal of Economic
Perspectives, 14(4), 23-48.
8. Chu Thị Mai Phương (2015), Tác động của môi trường thể chế đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp FDI, Tác chí Kinh tế đối ngoại, số 74 (06/2015).
9. Gup, Benton. (1983). Principles of Financial Management. John Wiley & Sons: New York.
10. Hải Hà. (2021). Ngành công nghiệp thực phẩm:Cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
năng lực cạnh tranh. Tạp chí quản lý thị trường.
11. Ibrahim El-Sayed Ebaid (2009), The impact of capital-structure choice on firm
performance: empirical evidence from Egypt, Journal of Risk Finance, Vol.10 No.5, pp.
477-487.
12. Johnson, James M., David R. Campbell, and James L. Wittenbach (1982), Identifying and
resolving problems in corporate liquidity; Financial Executive; May 1982; pp. 41-46.
13. JulanDu, Yi Lu, Zhigang Tab, (2007). Economic Institutions and FDI Location Choice:
Evidence from US Multinationals in China, Journal of Comparative Economics, Vol. 36,
Issue 3, 412

32
14. Kinsman M. and Newman J. (1999), Debt Level and Corporate performance: An Empirical
Analysis, Proceedings of the 28th Annual Meeting of the Western Decision Sciences
Institute, April 6-10, 1999, Puerto Vallarta, Mexico.
15. Linz, C., Müller- Stewens, G. and Zimmermann, A. (2017), Radical Business Model
Transformation Gaining the Competitive Edge in a Disruptive World, Kogan Page,
London, Philadelphia, PA an New Delhi.
16. Mithas, S., Krishnan, M. S., & Fornell, C. (2005). Why Do Customer Relationship
Management Applications Affect Customer Satisfaction? Journal of Marketing, 69(4), 201-
209.
17. Nambisan, S., Wright, M., & Feldman, M. (2019). The digital transformation of innovation
and entrepreneurship: Progress, challenges and key themes. Research Policy, 48(8),
103773.
18. Nguyễn Quốc Việt, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh và Phạm Thị Hiền (2014),
“Đánh giá chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, số 1.
19. Nwankpa, J. K., & Roumani, Y. (2016). IT capability and digital transformation: A firm
performance perspective. Paper presented at the Thirty Seventh International Conference
on Information Systems, Dublin.
20. Penrose ET. (1959), The Theory of the Growth of the Firm. Oxford University Press: New
York.
21. Phân tích Công nghiệp. (2021, May 10). From TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG
CỤC THỐNG KÊ.
22. Rachinger, M., Rauter, R., Müller, C., Vorraber, W., Schirg, E., (2018). Digitalization and
its influence on business model innovation. Emerald Insight.
23. Rachinger, M., Rauter, R., Ropposch, C., Vorraber, W., (2018). Digitalization and its
influence on business model innovation. Journal of Manufacturing Technology
Management.
24. Report, V. (2023). Báo cáo kinh tế thường niên ngành Thực phẩm và Đồ uống năm 2023.
Vietnam Report.

33
25. San, O.T. and Heng, T.B. (2011), “Capital Structure and Corporate Performance of
Malaysian Construction Sector”, International Journal of Humanities and Social Science,
Vol.1 No.2, pp.28-36.
26. Setia, P., Setia, P., Venkatesh, V., & Joglekar, S. (2013). Leveraging Digital Technologies:
How Information Quality Leads to Localized Capabilities and Customer Service
Performance. MIS Quarterly, 37(2), 565-590.
27. Tin tức. (2021). From FBSP - Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại
thương.
28. Unruh, G. and Kiron, D. (2017), Digital transformation on purpose, MIT Sloan
Management Review, November 6, available at https://sloanreview.mit.edu/article/digital-
transformation-on-purpose/ (accessed April 24, 2018).
29. Vinamilk 3 năm liền dẫn đầu ngành hàng sữa nước. (2021). VNExpress.
30. Westerman, G. Calméjane, C., Bonnet, D., Ferraris, P. and McAfee, A. (2011), Digital
transformation: a road-map for billion-dollar organizations", MIT Center for Digital
Business and Capgemini Consulting, Cambridge, MA and Paris.
31. World Health Organization (2023). Global and regional food consumption patterns and
trends. Switzerland: Publications of the World Health Organization.
32. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành chế biến lương thực thực phẩm. (2021). FPTdigital.
33. Zeitun, R and Tian, G.G (2007): Capital structure and corporate performance: evidence
from Jordan. Australasian Accounting, Business & Finance Journal, 1(4), pp 40- 61.

34
PHỤ LỤC

Bảng các câu lệnh được tiểu luận sử dụng để tính toán và ước lượng (dofile – Stata 17)
--------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Tính chỉ số Cr4, HHI
// năm 2015
use "C:/Users/Admin/Downloads/2015_1A_reduced (1).dta", clear
tab nganh_kd
keep if nganh_kd == 10611
rename kqkd1 sales
tab nganh_kd
*** T_sales 10611 là 2.31e+07
*** tính thị phần sales/T_sales
total (sales) if nganh_kd==10611
***
gen w_10611 = sales/2.31e+07 if nganh_kd==10611
sort w_10611
order w_10611
total w_10611 if _n>124
***tính HHI****
**tính bình phương thị phần**
gen w_sq_10611 = w_10611*w_10611
total w_sq_10611
gen year=2015
rename w_sq_10611 HHI_10611
***********************
keep year ma_thue nganh_kd tinh sales w_10611 HHI_10611 tsld ld11 ts11 ts12 lhdn
save "C:/Users/Admin/Downloads/2015_keep(1).dta", replace
//năm 2016
use "C:/Users/Admin/Downloads/2016_1A_reduced (1).dta", clear

35
destring nganh_kd, replace
rename kqkd1 sales
keep if nganh_kd == 10611
total (sales) if nganh_kd==10611
******T_sales
*** T_sales 10611 là 1.95e+07
*** tính thị phần sales/T_sales
gen w_10611 = sales/1.95e+07 if nganh_kd==10611
sort w_10611
order w_10611
total w_10611 if _n>118
------
***Tính HHI***
gen w_sq_10611 = w_10611*w_10611
total w_sq_10611
gen year=2016
rename w_sq_10611 HHI_10611
keep year ma_thue nganh_kd tinh sales w_10202 w_10611 HHI_10611 tsld ld11 ts11 ts12
lhdn
save "C:/Users/Admin/Downloads/2016_keep(1).dta", replace
//năm 2017
use "C:/Users/Admin/Downloads/2017_1A_reduced (1).dta", clear
destring nganh_kd, replace
rename kqkd1 sales
keep if nganh_kd == 10611
total (sales) if nganh_kd==10611
******T_sales
*** T_sales 10611 là 1.43e+07
*** tính thị phần sales/T_sales
gen w_10611 = sales/1.43e+07 if nganh_kd==10611
36
sort w_10611
order w_10611
total w_10611 if _n>109
***Tính HHI***
gen w_sq_10611 = w_10611* w_10611
total w_sq_10611
gen year=2017
rename w_sq_10611 HHI_10611
keep year ma_thue nganh_kd tinh sales w_10611 HHI_10611 tsld ld11 ts11 ts12 lhdn
save "C:/Users/Admin/Downloads/2017_keep(1).dta", replace
-----------------------
append using "C:/Users/Admin/Downloads/2016_keep(1).dta"
append using "C:/Users/Admin/Downloads/2015_keep(1).dta"
save "C:/Users/Admin/Downloads/151617, replace
2. Ghép các bảng dữ liệu và tính toán cho mô hình ước lượng
merge m:m tinh year using "C:/Users/Admin/Downloads/ICT PCI.dta", keep(3)
order ma_thue year
save "C:/Users/Admin/Downloads/nganhhoachat.dta", replace
--------
use "C:/Users/Admin/Downloads/nganhhoachat.dta", clear
replace lhdn=1 if lhdn==6 | lhdn==8 |lhdn ==9| lhdn==10
replace lhdn=2 if lhdn==11 | lhdn==12 | lhdn==13
tab lhdn
gen lnsales = ln(sales)
gen k = (ts11+ts12)/2
gen l = (tsld + ld11)/2
gen lnk = ln(k)
gen lnl = ln(l)
drop if lnsales==.
*** mô tả thống kê ***
37
sum lnsales lnl lnk lhdn pci ICT
corr lnsales lnl lnk lhdn pci ICT
***Hồi quy POLS cho mô hình chính thức***
reg lnsales lnl lnk i.lhdn pci ICT
est store POLS
ssc instal outreg2
outreg2 using tcn.doc, bdec (3) append
estat ovtest
estat vif
estat hettest
****REM***
xtset ma_thue year, yearly
xtreg lnsales lnl lnk i.lhdn pci ICT, re
est store REM
xttest0
outreg2 using tcn.doc, bdec (3) append
**** FEM ****
xtreg lnsales lnl lnk i.lhdn pci ICT, fe
est store FEM
outreg2 using tcn.doc, bdec (3) append
hausman FEM REM
ssc install xttest3
xttest3
3. Kiểm tra tự tương quan và PSSS thay đổi của REM
** PSSS thay đổi
xtreg lnsales lnl lnk i.lhdn pci ICT, re
xttest0
*** Tự tương quan
xtreg lnsales lnl lnk i.lhdn pci ICT, re
ssc install xtserial
38
xtserial lnsales lnl lnk pci i.lhdn ICT
4. Khắc phục PSSSTĐ và tự tương quan bằng mô hình GLS***
***GLS***
use "C:/Users/Admin/Downloads/nganhthucpham.dta", clear
xtgls lnsales lnl lnk pci i.lhdn ICT, panels (heteroskedastic) corr (psar1) force
5. Trình bày kết quả
esttab OLS FEM REM GLS, star (*0.10 **0.05 ***0.01)

39

You might also like