Review 9cd

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Chuyên đề Tổ hợp Ngày 20 tháng 1 năm 2024

Ôn tập tổng hợp


Bài toán 1. Chứng minh rằng trong 52 số tự nhiên bất kì, luôn tìm được hai số mà tổng
hoặc hiệu của chúng chia hết cho 100.

Bài toán 2. Liệu tồn tại hay không một cách điền các số 0, 1, 2, · · · , 9 lên đường tròn sao
cho hiệu hai số nằm kế nhau chỉ có thể nhận giá trị trong {−5, −4, −3, 3, 4, 5} ?

Bài toán 3. Đánh dấu 51 điểm trên một mặt bàn hình vuông có cạnh bằng 7. Chứng minh
rằng tồn tại 3 điểm có thể được phủ bởi một tấm thảm hình tròn có bán kính bằng 1.

Bài toán 4. Cho một hình vuông và 13 đường thẳng mà mỗi đường thẳng đều chia hình
vuông thành hai hình thang có tỉ số diện tích bằng 2 : 3. Chứng minh rằng trong 13 đường
thẳng đó, có ít nhất 4 đường thẳng đồng quy.

Bài toán 5. Cho 4 điểm trên mặt phẳng, trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Chứng
minh rằng tồn tại 3 điểm là 3 đỉnh của một tam giác có một góc không vượt quá 45◦ .

Bài toán 6. Cho 7 điểm trong một đường tròn có bán kính bằng 2. Chứng minh rằng luôn
tồn tại hai điểm trong các điểm đó có khoảng cách nhỏ hơn 2.

Bài toán 7. Cho 21 điểm phân biệt trong một tam giác đều có cạnh bằng 6. Chứng minh
rằng luôn tồn tại một hình tròn bán kính 1 chứa ít nhất ba điểm trong 21 điểm đã cho.

Bài toán 8. a) Cho 7 điểm nằm bên trong hình chữ nhật có kích thước 3 × 4. Chứng

minh rằng tồn tại hai điểm trong các điểm này có khoảng cách nhỏ hơn 5.

b) Giải bài toán tương tự khi thay 7 điểm bởi 6 điểm.

Bài toán 9. Với n là số nguyên dương, viết các số tự nhiên từ 1 đến n thành một hàng
ngang theo thứ tự tùy ý. Sau đó, cộng mỗi số với số thứ tự của nó, ta thu được n tổng.

a) Chứng minh rằng khi n là số chẵn, có hai tổng mà hiệu của chúng là bội của n.

b) Khi n là số lẻ thì kết luận trên còn đúng không ?

Bài toán 10. Một tập hợp các số nguyên dương phân biệt có ít nhất 3 phần tử được gọi là
đều nếu tập hợp đó có ít nhất một số lẻ, và khi bỏ đi một phần tử bất kì thì các số còn lại
có thể chia thành hai phần mà tổng các số trong mỗi phần đều bằng nhau.

a) Chứng minh rằng một tập hợp đều phải có một số lẻ phần tử.

b) Tìm số phần tử nhỏ nhất của một tập hợp đều.

Bài toán 11. Lớp 9A có 6 học sinh tham gia kỳ thi chọn đội tuyển môn Toán, và nhận
được 6 điểm số khác nhau là các số tự nhiên không vượt quá 20. Gọi m là trung bình cộng
các điểm số của 6 học sinh trên. Hai học sinh được gọi là lập thành một cặp hoàn hảo nếu
như trung bình cộng điểm số của hai em đó lớn hơn m.

1
Chuyên đề Tổ hợp Ngày 20 tháng 1 năm 2024

a) Chứng minh rằng không thể chia 6 học sinh thành 3 cặp mà mỗi cặp đều hoàn hảo.

b) Trong 6 học sinh trên, có thể có nhiều nhất bao nhiêu cặp hoàn hảo ?

Bài toán 12. Để khuyến khích phong trào học tập, một trường THCS đã tổ chức 8 đợt thi
cho các học sinh. Ở mỗi đợt thi, có đúng 3 học sinh được chọn để trao giải. Sau khi tổ chức
xong 8 đợt thi, người ta nhận thấy rằng với hai đợt thi bất kì, luôn có đúng 1 học sinh được
trao giải ở cả hai đợt thi đó.

a) Chứng minh rằng có ít nhất 1 học sinh được trao giải ít nhất bốn lần.

b) Chứng minh rằng có đúng 1 học sinh được trao giải ở tất cả các đợt thi.

Bài toán 13. Cho A = {1, 2, 3, · · · , 100}. Lấy S là tập hợp con của A sao cho các tổng hai
phần tử phân biệt bất kỳ của S thì có các số dư đôi một phân biệt khi chia cho 100. Chứng
minh rằng S có không quá 14 phần tử, và chỉ ra một tập hợp S có 10 phần tử.

Bài toán 14 (Vietnam 2004). Cho tập hợp A = {1, 2, 3, ..., 16}. Tìm số nguyên dương k
nhỏ nhất sao cho trong mỗi tập hợp con gồm k phần tử của A, luôn tồn tại hai số a, b phân
biệt mà a2 + b2 là một số nguyên tố.

Bài toán 15. Xét A là một tập hợp con có 100 phần tử của {1, 2, · · · , 178}. Tìm số nguyên
dương k lớn nhất để với mọi cách chọn A, luôn tồn tại hai phần tử của A có hiệu bằng k.

Bài toán 16. Cho số nguyên dương n ≥ 2. Chứng minh rằng khi chọn ra n + 2 số nguyên
dương từ tập hợp S = {1, 2, · · · , 3n}, luôn tồn tại hai số x, y để n < x − y < 2n.

Bài toán 17. Cho tập hợp A gồm 2023 số nguyên dương bất kì. Chứng minh rằng có thể
chọn được hai số trong A để tổng của hai số này không là ước của tổng 2021 số còn lại.

Bài toán 18. Cho tập hợp M gồm 2023 số nguyên dương có ước nguyên tố không vượt quá
23. Chứng minh rằng có thể chọn ra 4 số từ M mà tích của chúng là một luỹ thừa bậc 4.

Bài toán 19. Với n là số nguyên dương, xét n số thực a1 , a2 , ..., an cho trước. Chứng minh
rằng luôn tồn tại số thực x sao cho a1 + x, a2 + x, ..., an + x đều là các số vô tỉ.

Bài toán 20. Cho trước số nguyên dương n. Giả sử rằng A là một tập hợp các số nguyên
dương, sao cho trong n số nguyên dương liên tiếp bất kỳ thì luôn có ít nhất một số chứa
trong A. Chứng minh rằng tồn tại hai số trong A mà thương là số nguyên.

Bài toán 21. Cho số nguyên dương n. Xét bảng ô vuông kích thước 2n × 2n. Một cách điền
vào mỗi ô vuông đơn vị của bảng một số nguyên dương từ 1 đến 10 được gọi là cân bằng
nếu hai số được điền vào hai ô vuông có chung đỉnh thì nguyên tố cùng nhau. Gọi M là số
lần xuất hiện nhiều nhất của một số. Tìm giá trị nhỏ nhất của M .

Bài toán 22. Có 20 học sinh tham dự một giải cầu lông học đường được tổ chức theo thể
thức vòng tròn một lượt. Chứng minh rằng có thể xếp họ xếp thành một hàng dọc sao cho
người đứng trước thắng người đứng ngay phía sau.

2
Chuyên đề Tổ hợp Ngày 20 tháng 1 năm 2024

Bài toán 23. Cho số nguyên dương n. Giả sử rằng tập hợp S = {1, 2, · · · , 2n} được phân
hoạch thành hai phần A = {a1 , a2 · · · , an } và B = {b1 , b2 , · · · , bn } sao cho a1 < a2 < · · · < an
và b1 > b2 > · · · > bn . Chứng minh rằng

|a1 − b1 | + |a2 − b2 | + · · · + |an − bn | = n2 .

Bài toán 24 (PTNK 2021). Cho số nguyên dương n ≥ 5. Xét n số thực x1 ≤ x2 ≤ · · · ≤ xn


thoả mãn x1 + x2 + · · · + xn = 1.
1
a) Chứng minh rằng nếu xn ≥ thì x1 + x2 ≤ xn .
3
2
b) Chứng minh rằng nếu xn ≤ thì tồn tại số nguyên dương k < n để
3
1 2
≤ x1 + x2 + · · · + xk ≤
3 3

Bài toán 25 (Romania TST 2006). Cho a1 , a2 , · · · , an là các số thực để |ai | ≤ 1 và

a1 + a2 + · · · + an = 0.

Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương k ≤ n để


2k + 1
|a1 + 2a2 + · · · + kak | ≤ .
4
Bài toán 26. Cho số nguyên dương n ≥ 4. Xét các số thực x1 , x2 , ..., xn thoả mãn:

i) x1 + x2 + ... + xn ≥ n.

ii) x21 + x22 + ... + x2n ≥ n2 .

Chứng minh rằng max{x1 , x2 , ..., xn } ≥ 2.

Bài toán 27. Ngài Alex muốn chia 121 viên kẹo thuộc 11 loại kẹo khác nhau cho đội hình
thi đấu gồm 11 cầu thủ, sao cho mỗi cầu thủ được nhận đúng 11 viên kẹo. Chứng minh rằng
Ngài Alex có cách chia kẹo để mỗi người nhận không quá hai loại kẹo.

Bài toán 28. Cho 2022 thùng trái cây, mỗi thùng có đủ cả táo, cam và xoài. Chứng minh
rằng có thể chọn ra 1012 thùng sao cho với mỗi loại trái cây, số quả được chọn đều lớn hơn
một nửa số quả loại đó ban đầu.

Bài toán 29. Cho số nguyên dương n. Xét số nguyên dương S chia hết cho mọi số nguyên
dương không vượt quá n, đồng thời (a1 , a2 , · · · am ) là một bộ các số nguyên dương không
vượt quá n và có tổng bằng 2S. Chứng minh rằng có thể chọn ra từ bộ đó một vài số hạng
để tổng của chúng bằng S.

Bài toán 30. Cho số nguyên dương n ≥ 2 và bảng ô vuông kích thước 2 × n. Mỗi ô vuông
đơn vị của bảng được điền một số thực dương sao cho tổng các số tại mỗi cột luôn bằng 1.
Chứng minh rằng ta có thể chọn ra từ mỗi cột đúng 1 số, sao cho tổng các số được chọn
trên mỗi hàng không vượt quá (n + 1)/4.

3
Chuyên đề Tổ hợp Ngày 20 tháng 1 năm 2024

Bài toán 31 (Pi, P123). Chứng minh rằng trong 18 số nguyên dương liên tiếp bất kỳ, mà
mỗi số đều có 3 chữ số, tồn tại ít nhất một số chia hết cho tổng các chữ số của nó.

Bài toán 32 (Pi, P64). Cho một đa giác lồi có 20 đỉnh. Mỗi đỉnh của đa giác được viết các
số nguyên dương từ 1 đến 20, sao cho mỗi số chỉ xuất hiện đúng một lần.

a) Liệu có thể ghi số sao cho giá trị tuyệt đối của hiệu hai số được ghi ở hai đỉnh kề nhau
tùy ý lớn hơn 4 và đồng thời nhỏ hơn 11 hay không ?

b) Giải lại bài toán trên nếu điều kiện "lớn hơn 4" được thay bởi "lớn hơn 5".

Bài toán 33. Cho số nguyên dương n. Xét các số nguyên dương 1 ≤ a1 ≤ a2 ≤ · · · ≤ an ≤ n
có tổng bằng 2n. Chứng minh rằng có thể chọn ra từ đây một số số có tổng bằng n.

Bài toán 34 (Pi, P104). Xét số nguyên dương n và các điểm A1 , A2 , ..., An đôi một phân
biệt nằm theo thứ tự đó trên cùng một đường thẳng. Giả sử rằng với mọi cách tô màu các
điểm bởi một trong hai màu, luôn tồn tại ba điểm Ai , Aj , A2j−i (1 ≤ i ≤ 2j − i ≤ n) được
tô cùng màu. Tìm giá trị nhỏ nhất của n.

Bài toán 35 (Pi, P144). Chọn ra 590 số nguyên dương bất kỳ từ 2060 số nguyên dương
đầu tiên, sao cho hai số bất kỳ trong chúng không hơn kém nhau 4, 6 hoặc 9 đơn vị. Chứng
minh rằng 2018 là một trong các số được chọn.

Bài toán 36 (Hà Nội 2021). Chọn ra 100 số nguyên dương từ {1, 2, · · · , 178}. Chứng minh
rằng với mọi số tự nhiên 2 ≤ n ≤ 22, tồn tại hai số trong các số được chọn mà hiệu bằng n.

Bài toán 37 (Hà Nội 2022). Cho tập hợp A gồm 70 số nguyên dương không vượt quá 90.
Đặt B = {x + y | x, y ∈ A} với x, y không nhất thiết phân biệt.

a) Chứng minh rằng 68 ∈ B.

b) Chứng minh rằng B chứa ít nhất 91 số nguyên liên tiếp.

Bài toán 38 (Hà Nội 2015). Chọn ra 2015 số nguyên dương đôi một phân biệt không vượt
quá 3019. Chứng minh rằng luôn tồn tại trong đó bốn số đôi một phân biệt mà một số nào
đó bằng tổng của ba số còn lại.

Bài toán 39 (KHTN 2022). Trên bàn có 8 hộp rỗng (trong các hộp không có viên bi nào).
Thực hiện các lần thêm các viên bi vào các hộp theo quy tắc sau: mỗi lần chọn ra 4 hộp bất
kì và bỏ vào một hộp 1 viên, một hộp 2 viên, hai hộp còn lại mỗi hộp 3 viên. Cần ít nhất
bao nhiêu lần thực hiện thao tác để số viên bi ở 8 hộp trên là 8 số tự nhiên liên tiếp ?

Bài toán 40 (Hà Nội 2017). Giả sử rằng S là một tập hợp các số nguyên dương để với mọi
x, y ∈ S đôi một phân biệt, ta luôn có 30|x − y| ≥ xy. Tìm giá trị lớn nhất của |S|.

Bài toán 41 (KHTN 2015). Số nguyên dương n được gọi là đẹp nếu như với mọi cách viết
các số nguyên dương 1, 2, · · · , 100 trên một hàng ngang theo thứ tự tuỳ ý, luôn tồn tại 10
số liên tiếp có tổng không nhỏ hơn n. Tìm giá trị lớn nhất của n.

4
Chuyên đề Tổ hợp Ngày 20 tháng 1 năm 2024

Bài toán 42 (Pi, P254). Xét số nguyên dương n. Giả sử rằng có thể ghi vào mỗi ô vuông
đơn vị của bảng ô vuông có kích thước n × n đúng một trong các số 0, 1 hoặc 2, sao cho các
tổng của mỗi hàng và mỗi cột tạo thành 2n số nguyên dương đầu tiên. Tìm tất cả các giá
trị có thể của n.

Bài toán 43. Xét một bảng ô vuông kích thước 13 × 13. Xác định xem liệu có thể điền các
số nguyên dương từ 1 đến 169 lên bảng để thoả mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau:

i) Mỗi ô vuông đơn vị được điền đúng một số.

ii) Hai số nguyên dương liên tiếp được điền vào hai ô vuông đơn vị có chung cạnh.

iii) Tất cả các số chính phương thuộc về cùng một cột.

Bài toán 44 (KHTN 2023). Cho A là tập hợp con của {0, 1, 2, 3, ..., 29}. Giả sử rằng với số
nguyên k bất kỳ và hai phần tử a, b ∈ A bất kỳ (không nhất thiết phân biệt) thì a + b + 30k
không là tích của hai số tự nhiên liên tiếp. Chứng minh rằng |A| ≤ 10.

Bài toán 45 (Pi, P114). Cho bảng ô vuông kích thước 111 × 2017. Mỗi ô vuông đơn vị của
bảng được điền số 0 hoặc số 1, sao cho mỗi cột chứa ít nhất 85 số 1. Chứng minh rằng có
thể bỏ đi 106 hàng sao cho trong bảng mới nhận được với kích thước 5 × 2017, chỉ có thể có
tối đa một cột chứa toàn số 0.

Bài toán 46. Trên bảng viết các số 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi lần cho phép xoá hai số a, b tuỳ ý, sau
đó thay bởi hai số a + b và ab. Hỏi bằng cách thực hiện các thao tác này liên tiếp, có bao
giờ thu được đồng thời các số 18, 27, 64, 90 và 270 hay không ?

Bài toán 47. Trên bảng được viết các số 1, 2, ..., 2022. Mỗi thao tác, có thể xoá đi hai số
a, b tuỳ ý, sau đó viết lên hai số ⌊(a + 3b)/4⌋ và ⌊(3a + b)/4⌋. Chứng minh rằng có thể thực
hiện hữu hạn lần thực hiện các thao tác trên để các số trên bảng cùng là số chẵn hoặc số lẻ.

Bài toán 48. Cho số nguyên dương n > 1. Ban đầu mỗi số nguyên dương từ 1 đến n xuất
hiện trên bảng đúng một lần. Mỗi thao tác, có thể xoá đi hai số a, b có mặt trên bảng rồi
thay bởi 2(a + b). Tiếp tục thực hiện như vậy đến khi trên bảng chỉ còn lại một số. Chứng
minh rằng số đó không nhỏ hơn 4n3 /9.

Bài toán 49. Trên bảng được viết 2023 số nguyên dương. Mỗi phút, nếu trên bảng có hai
số a, b mà không có số nào chia hết cho số còn lại thì xoá chúng đi, sau đó thay bởi hai số
(a, b) và [a, b]. Chứng minh rằng quá trình này phải dừng lại sau hữu hạn bước.

Bài toán 50. Cho số nguyên dương n ≥ 4. Một giải đấu quần vợt theo thể thức vòng tròn
một lượt gồm n tay vợt, và họ cũng được đánh số theo thứ tự từ 1 đến n. Với 1 ≤ i ≤ n, gọi
wi và li lần lượt là số trận thắng và số trận thua của tay vợt thứ i.

a) Chứng minh rằng w1 + w2 + · · · + wn = l1 + l2 + · · · + ln .

5
Chuyên đề Tổ hợp Ngày 20 tháng 1 năm 2024

b) Chứng minh rằng w12 + w22 + · · · + wn2 = l12 + l22 + · · · + ln2 .

c) (IMO Shortlist 2010) Một nhóm bốn tay vợt được gọi là vòng tròn nếu như có một
người thua cả ba người khác, và trong các trận đấu giữa ba người đó, mỗi người thắng
và thua đúng một trận. Giả sử rằng không có bốn tay vợt này tạo thành một nhóm
vòng tròn trong giải đấu này. Chứng minh rằng

(w1 − l1 )3 + (w2 − l2 )3 + · · · + (wn − ln )3 ≥ 0.

Bài toán 51 (Pi, P124). Xét số nguyên dương n ≥ 5. Cho n điểm nằm trên mặt phẳng sao
cho không có ba điểm nào thẳng hàng. Tí và Tèo chơi trò chơi sau: hai bạn luân phiên nhau
kẻ các đoạn thẳng nối hai điểm trong số các điểm đã cho; ở mỗi lượt của mình, mỗi bạn chỉ
kẻ đúng một đoạn thẳng và không có bạn nào kẻ lại đoạn thẳng đã được kẻ trước đó. Nếu
sau lượt kẻ của bạn nào đó mà mỗi điểm, trong n điểm đã cho, đều là đầu mút của ít nhất
một đoạn thẳng (trong số các đoạn thẳng đã được kẻ) thì bạn đó là người chiến thắng.
Giả sử rằng Tí là người kẻ đoạn thẳng đầu tiên. Hãy tìm tất cả các số nguyên dương n
sao cho Tí có chiến lược thắng cuộc.

Bài toán 52. Trên bàn có 2023 viên sỏi. An và Bình tham gia trò chơi sau: các bạn thay
phiên nhau nhặt sỏi, và tại mỗi lượt có thể nhặt k viên sỏi với k ∈ {1, 2, 6}. Ai không thể
nhặt sỏi được khi đến lượt sẽ là người thua cuộc. Giả sử rằng cả hai bạn đều chơi rất giỏi.
Biết rằng An là người đầu tiên nhặt sỏi. Xác định xem bạn nào có chiến thuật thắng cuộc.

Bài toán 53. Trên bảng có số 2024. An và Bình thay phiên thực hiện thao tác sau như một
trò chơi: tại lượt chơi của mỗi bạn, nếu trên bảng đang có số n, họ xoá chúng đi và thay
bằng ⌊n/2⌋ hoặc n − 1. Người thắng cuộc là người đầu tiên viết được số 0 lên bảng. Giả sử
rằng cả hai bạn đều chơi rất giỏi, và An là người bắt đầu trước.

a) Hãy xác định xem bạn nào có chiến thuật thắng cuộc.

b) Câu hỏi tương tự, nhưng luật chơi thay đổi như sau: khi số n được xoá đi, một trong
hai số ⌊(n + 1)/2⌋ hoặc n − 1 được viết lên bảng để thay thế.

Bài toán 54 (KHTN 2022). Xét các điểm A1 , A2 , . . . , A30 nằm trên một đường thẳng theo
thứ tự đó, đồng thời với mỗi số nguyên dương 1 ≤ k ≤ 29, độ dài các đoạn thẳng Ak Ak+1
bằng k. Mỗi đoạn thẳng trong 29 đoạn thẳng trên được tô bởi đúng một trong ba màu
cho trước. Chứng minh rằng với mọi cách tô màu, luôn chọn được hai số nguyên dương
1 ≤ j ≤ j ≤ 29 để các đoạn thẳng Ai Ai+1 , Aj Aj+1 có cùng màu và i − j là số chính phương.

Bài toán 55. Một bộ ba số nguyên dương (x, y, z) đôi một phân biệt được gọi là một bộ ba
Pythagore nếu như x2 + y 2 = z 2 . Xét A là một tập hợp con của {1, 2, · · · , 50}.

a) Chỉ ra một cách chọn A sao cho |A| = 41 và A không chứa bất kỳ ba phần tử đôi một
phân biệt nào hợp thành một bộ ba Pythagore.

6
Chuyên đề Tổ hợp Ngày 20 tháng 1 năm 2024

b) Chứng minh rằng nếu |A| ≥ 42 thì A luôn chứa ba phần tử đôi một phân biệt hợp
thành một bộ ba Pythagore.

Bài toán 56 (PTNK 2022). Xét dãy các số nguyên a1 ≥ a2 ≥ · · · ≥ a22 có tổng bằng 1 sao
cho với mỗi số nguyên dương 1 ≤ i ≤ 22 thì |ai | ≤ 11 và ai ̸= 0.

a) Chứng minh rằng a1 , a2 ≥ 0.

b) Chứng minh rằng có thể chọn ra một vài số hạng âm từ a2 , a2 , · · · , a22 sao cho tổng S
của chúng thoả mãn −10 ≤ a1 + S ≤ 0.

c) Chứng minh rằng có thể chọn ra một vài số từ 22 số ban đầu mà có tổng bằng 0.

Bài toán 57 (KHTN 2023). Cho một bảng ô vuông kích thước 10 × 10. Mỗi ô vuông đơn
vị của bảng được điền một số nguyên dương không vượt quá 100 sao cho mỗi số xuất hiện
đúng một lần. Chứng minh rằng tồn tại hai ô vuông đơn vị kề nhau mà hai số được viết tại
đây có hiệu không nhỏ hơn 10.

Bài toán 58. Cho số nguyên dương n. Đặt M = {−2n + 1, −2n + 2, · · · , 2n − 2, 2n − 1}.
Chứng minh rằng với mọi cách chọn 2n + 1 phần tử đôi một phân biệt từ M , luôn tồn tại
ba phần tử đôi một phân biệt có tổng bằng 0.

Bài toán 59 (ITOT 2020). Tìm tất cả các số nguyên dương n để có thể điền vào mỗi ô
vuông đơn vị của bảng ô vuông kích thước n × n một số thực, sao cho các tổng của hai số
trong hai ô vuông đơn vị kề nhau tạo thành tất cả các số nguyên dương từ 1 đến 2n(n − 1).

Bài toán 60 (Pi, P9). Cho số nguyên dương m. Một tập hợp con A của tập hợp các số
nguyên dương được gọi là m−đầy nếu như tổng các phần tử của A không vượt quá m và
với mỗi số nguyên dương 1 ≤ k ≤ m, tồn tại các phần tử phân biệt nào đó của A có tổng
đúng bằng k. Chẳng hạn, A = {1, 2, 3} là một tập hợp 6−đầy. Chứng minh rằng tồn tại các
tập hợp m−đầy khi và chỉ khi m ̸∈ {2, 4, 5, 8, 9}.

You might also like