Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Văn học & quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ

Hà cớ gì giữa vạn ngàn tác phẩm được người nghệ sĩ gửi gắm đến văn đàn, chỉ có đâu
đó đôi ba trang văn neo đậu được nơi tâm hồn độc giả. Hà cớ gì giữa một thời dâu bể
khôn cùng, con'chữ của anh lại có thể cất cánh bay lên cùng những nỗi niềm thầm kín
ngập đầy tâm tưởng muốn được sống chết cùng nhân dân. Tại sao không phải nhà văn
này, tại sao không phải nhà thơ nọ, tại sao lại là anh, chỉ riêng anh? .. Bởi có lẽ trong
tâm anh có ngọc và trong văn anh có chữ thần, là cái thứ “ngọc mới nhất, của mình tìm
được, do phong cách văn chương của mình mà có được” (Tô Hoài). Là điều mà mỗi
người mang duyên mực bút đều đau.đáu kiếm tìm, vì nếu không có tỉnh hoa thì cái hồn
của tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả bao nhiêu ước vọng, khát khao ta gửi
gắm
vào sáng tác biết lấy gì mà sống được. ...
Chiếc van tâm hồn tôi mở ra, đón lấy mọi vang động của cuộc đời, cũng tiếp nhận
mọi xúc cảm từ bên trong nội tại”. Như một công việc lao động của kẻ đang dập dìu
giữa mơ và tỉnh, giữa thực và hư, văn học ra đời trong tiếng lòng thổn thức đầy ưu tư
của nhà văn gửi gắm đến loài người. “Văn học nói về cái mất mát để giữ gìn, nói về
nước mắt để hạnh phúc, nói về khiếm khuyết để hoàn thiện. Ấn tượng để rồi dẫn đến
những rung cảm thẩm mỹ gì ở người đọc, đó là điều đặt ra đối với mỗi ñhà văn” :
( Nguyễn Đình Tú).
Chính vì lẽ đó nên có bao giờ người nghệ sĩ được phép buông thả chính mình, được
phép không đoái hoài đến nhân dân trong thời đại của anh ta. .. Làm sao anh ta có thể
viết nên những câu chữ không nâng đỡ bước chân của những kiếp người cùng đường
tuyệt lộ, làm anh anh ta có thể thăng hoa cùng ngòi bút khi không lên tiếng bênh vực
cái thiện, cái đẹp, để niềm vui được len lỏi trong mọi-ngóc ngách nơi trang văn, và
tình người thấm đượm nồng nàn trong từng hơi thở. Để bạn đọc của anh có thể rẽ sóng
tìm gió, ngang dọc trong tác phẩm của anh để tìm ra lẽ đời.
Bởi văn học là tiếng kêu khắc khoải của con người trước một thực tế đời sống không
bao giờ họ cảm thấy hài lòng và sự thật là không bao giờ hiểu được hết. Còn tất cả
nghệ thuật thì đều thể hiện rằng nó ảnh hưởng rất nhiều của lịch sử thời đại - nơi mà
nó vốn dĩ đã thuộc về. Chính vì thế nên chỉ khi “tầm văn hóa càng sâu rộng, tác phẩm
của nhà văn mới càng đạt được tới gần hơn nỗi niềm và tiếng lòng của nhân dân” (Bảo
Ninh). Nếu đi ngược lại với quy luật đó, thì chẳng khác gì một kẻ đứng giữa mảnh đất,
giữa cái nôi nuôi hắn lớn lên cùng xương da máu thịt mà hét to lên rằng hắn không
thuộc về nơi này, dòng máu chảy trong người: hắn không được đắp bồi từ quê hương
xứ sở. Hoặc nếu có, thì tự hỏi rằng những nét chữ vô hồn không lấy văn hóa, không
lấy nhân dân làm điểm tựa ấy có tồn tại được với quy luật băng hoại của cuộc đời này
hay không?
Khi con người ta muốn viết, cũng chính là khi chân tình bên trong họ đã đến lúc muốn
được tỏ bày, và sinh lực bên trong họ sục sôi lên như thể muốn được phóng tầm mắt ra
xa cùng thế giới, cùng trần gian dâu bể ngoài kia. .Và thứ sinh lực để “nuôi dưỡng vốn
liếng ở nhà văn chính là trữ lượng cảm xúc”, bởi văn học nghệ thuật suy cùng vẫn là
câu chuyện của vui buồn, của hỉÏ nộ ái ố, của nhân tình thế thái ở đời. “Nó không phải
là một tác phẩm triết học và càng không phải là một cuốn về đạo đức học. Có lẽ nó
được hình thành từ một nỗi đau sâu kín nào đó của nhà văn” (Nguyễn Việt Hà). Anh ta
dùng cảm xúc làm đòn bẩy để những con chữ bật lên một tiếng thổn thức, nhẹ nhàng
mà thấm thía như con trai ngậm đắng để ngọc không đau.

You might also like