Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN


MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Đề tài:
VAI TRÒ CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Hiếu


Danh sách nhóm:
1. 25A4012657 Nguyễn Thị Minh Anh
2. 25A4012673 Nguyễn Thị Thu Hà
3. 25A4012745 Nguyễn Cẩm Tú
4. 25A4012733 Nguyễn Thị Phương Thảo
5. 25A4012677 Vũ Minh Hằng
6. 25A4012652 Hoàng Vĩnh An
7. 25A4012731 Trần Ngọc Thành
8. 25A4012678 Lê Hiếu
MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................................................1
1. Lực lượng sản xuất..................................................................................................................................1
2. Vai trò của Công cụ lao động (Phân tích cụ thể nội dung này).......................................................2
3. Liên hệ thực tiễn.......................................................................................................................................4
4. Kết luận.....................................................................................................................................................6
Ở tiết trước, chúng ta đã học về nội dung “sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển
xã hội”. Nên giờ ai có thể nhắc lại khái niệm, đặc điểm về sản xuất vật chất (gọi 2 người trả lời)
- KN sản xuất vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên,
cải tạo các dạng vật chất của tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và
phát triển của con người
-ĐĐ: Sản xuất vật chất mang tính khách quan, tính lịch sử-xã hội và tính sáng tạo
“Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội” có 3 vai trò (nói qua 3 vai trò)

1. Lực lượng sản xuất.

- Là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn
của con người trong quá trình sản xuất.
- Kết cấu: Người lao động và Tư liệu sản xuất
 Người lao động

 Là những người có tri thức có kinh nghiệm , kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất
định trong quá trình sản xuất của xã hội.
 Là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng của mọi của cải vật chất xã hội, là
nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất.
 Đóng vai trò quyết định trong các yếu tố tạo thành lực lượng sản xuất.

 Tư liệu sản xuất

 Là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối
tượng lao động.
 Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất mà con người dùng tư liệu lao động
tác động tác động lên, nhằm biến đổi cho phù hợp mục đích sử dụng.
 Tư liệu lao động là yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó tác
động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm
đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người.
 TLLĐ bao gồm công cụ lao động và phương tiện lao động.
 Phương tiện lao động là những yếu tố của sản xuất, cùng với công cụ lao động
mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình sản
xuất.

1
 Công cụ lao động là phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác
động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng, tạo ra của cải vật chất phục vụ
nhu cầu con người và xã hội.

2. Vai trò của Công cụ lao động (Phân tích cụ thể nội dung này)
-Yếu tố vật chất “trung gian”, “truyền dẫn” giữa người lao động và đối tượng lao động trong tiến
hành sản xuất.Đăc biệt, trình độ phát triển của công cụ lao động là nhân tố quyết định năng
suất lao động xã hội.
- Trong lực lượng sản xuất công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm.
- Ngày nay, trong điều kiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển, công cụ
lao động được tin học hóa, tự động hóa và trí tuệ hóa càng có vai trò đặc biệt quan trọng.
- Là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của
mọi biến đổi kinh tế xã hội trong lịch sử, là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của
con người và tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau.
- C.Mác đã khẳng định:”Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra
cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”.
a. VAI TRÒ CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ CÔNG XÃ NGUYÊN
THUỶ.

Trong xã hội nguyên thuỷ lực lượng sản xuất và năng suất lao động hết sức thấp kém, trải
qua quá trình lao động hàng vạn năm, người nguyên thuỷ dần dần tích luỹ được kinh nghiệm
sản xuất đặc biệt là công cụ lao động và phương pháp sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. kết
quả là họ ngày càng tiết kiệm được sức lao động và thu được sản phẩm nhiều hơn.
Trước hết, từ những hòn đá tự nhiên, người nguyên thuỷ chế tạo thành những công cụ đơn
giản, hết sức thô kệch, với những hình thủ nhất định như ghè, đèo một mặt, một đầu cho sắc,
nhọn, có thể cầm tay để chặt. cắt, đập, đảm... như rìu, chủng, lao... những công cụ thô sơ đầu
tiên này được dùng vào rất nhiều việc, kể cả làm việc và sửa chữa công cụ, tự vệ chống thú
dữ. Qua một thời gian dài, những công cụ mới xuất hiện dần thích ứng với nhu cầu thường
ngày. Nhiều loại công cụ sắc bén mới ra đời như cung tên, mũi tên bằng đá nhọn phục vụ cho
việc săn bắn.

2
b. VAI TRÒ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ CHIẾM HỮU NÔ LỆ.
Ngành kinh tế trong xã hội chiếm hữu nô lệ có ba ngành sản xuất chính: Trồng trọt, chăn
nuôi và thủ công nghiệp.
* Trồng trọt: công cụ chủ yếu là bằng đá và gỗ năng suất lao động thấp.
*Chăn nuôi: Ngoài việc cung cấp sức kéo cho nông nghiệp còn cung cấp thực phẩm cho con
người.
* Thủ công nghiệp: Phát triển đáng kể với các công cụ lao động tương đối hoàn thiện ngay từ
thời ấy đã xuất hiện những xưởng thủ công và những công trường khai thác quặng, mỏ lớn.
Người ta bắt đầu chế tạo và sử dụng những công cụ bằng kim loại, đầu tiên là công cụ bằng
đồng đỏ, đồng thau, rồi đến bằng sắt, ngoài những công cụ thông thường như cày, liềm, rìu,
xẻng, cao ....
Mặc dù công cụ lao động trên còn thô sơ và nặng nề nhưng đã tạo điều kiện để nâng cao
năng suất lao động hơn so với khi còn sử dụng những công cụ bằng đá trước kia.

Việc phát hiện ra đồng rồi đến sắt và việc chế tạo ra các công cụ lao động bằng đồng và bằng
sắt đã tạo ra một bước ngoặt to lớn trong sản xuất ra của cái vô chất, nó đã góp phần đưa con
người bước một bước tiến dài trong lịch sử từ thời kỳ nguyên thủy sang thời kỳ chiếm hữu nô
lệ. Cùng với sự chuyển rồi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác là sự văn minh của con người
ngày càng cao giúp cho xã hội ngày càng phát triển đi lên.

c. VAI TRÒ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN.

Dưới chế độ phong kiến ngành kinh tế có vai trò quyết định nhất là nông nghiệp. Trong thời
kỳ đầu của chế độ phong kiến công cụ còn rất thô sơ dần dần về sau mới áp dụng phổ biến
các công cụ bằng sắt do nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm nông nghiệp thời bấy giờ một
số ngành nông nghiệp mới ra đời như trồng nho, rau, chăn nuôi ngựa cừu dẫn đến yêu cầu
phải cải tiến công cụ sản xuất nông nghiệp và nó cũng làm cho một số ngành nghề thủ công
phát triển. Trước hết phương pháp nấu gang và chế biến sắt được cải tiến một bước quan
trọng. Thế kỷ 14 con người đã biết dùng luồng xe nước để thổi bể rèn, giã quặng, thông gió
trong lò, sử dụngcối xay chạy bằng sức gió, sức nước.

d. VAI TRÒ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

3
Thời kỳ này, công cụ lao động vô cùng phát triển do trong thời kỳ này con người có nhiều
thành quả trong phát triển khoa học, kỹ thuật việc chế tạo ra máy móc đã tạo khả năng to lớn
cho việc rút ngắn thời gian lao động và giảm nhẹ lao động tăng thêm của cải cho người sản
xuất cho sự thắng lợi của con người đối với lực lượng tự nhiên. Máy móc và đại công
nghiệp có tác dụng chủ yếu làm cho năng suất lao động tăng vọt, xã hội hoá lao động và sản
xuất ngày càng cao dẫn đến mở rộng thị trường, thúc đẩy sự ra đời của trung tâm công
nghiệp và những thành thị lớn, đồng thời tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật và xã hội
cho một hình thái xã hội mới cao hơn lớn, đồng thời tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật
và xã hội cho một hình thái xã hội mới cao hơn. Công cụ lao động của chủ nghĩa tư bản hay
máy móc còn có những tác động tích cực khác đối với sự tiến bộ xã hội ngày trong điều kiện
chủ nghĩa tư bản như: Trong chủ nghĩa tư bản công cụ lao động cỏ vai trò rất quan trọng tác
động tích cực đến mọi mặt của xã hội làm cho xã hội phát triển nảy vọt đem lại nhiều thành
quả và tạo ra nhiều sự thay đổi mang tính chiến lược. Tuy nhiên, khi máy móc nằm trong
tay giai cấp tư sản, máy móc lại được sử dụng làm phương tiện tăng cường bóc lột giá trị
thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối. Biến người sản xuất thành vật phụ thuộc
vào máy móc làm cho người bị các lực lượng tự nhiên nô dịch.

3. Liên hệ thực tiễn.

- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp hoàn hảo của công nghệ trong các lĩnh vực
vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những kĩ năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác
động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, của thế giới. Cuộc CMCN gắn liền với
2 yếu tố chính không thể tách rời nhau :

+ Công cụ lao động


+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Là thời đại phát triển của công nghệ tin học, máy móc, kỹ thuật,... con người cũng không
ngừng nỗ lực, tiến bộ và nâng cao kỹ năng, trí óc của mình để theo kịp với thời đại. Khi
những thời đại trước con người vẫn còn đang sử dụng sức lao động chính con người là chủ
yếu.

4
Ví dụ: Năng suất của các nhà máy, xí nghiệp tăng nhờ có các loại máy móc tân tiến thay
thế cho con người.

Ví dụ: Việc đồng áng đỡ vất vả hơn nhờ có những chiếc máy cày, máy gặt,…

- Thay vì phải dùng bếp củi hay bếp than, bếp tổ ong có hại cho sức khỏe thì họ sáng tạo ra bếp
ga, bếp điện,..

- Hay tự tạo ra lửa với những vật dụng thô sơ, đơn giản: củi khô, ghè 2 mảnh đá,...

5
Thì hiện nay, trong thời đại 4.0, đời sống cao hơn đồng nghĩa với nhu cầu về máy móc hiện
đại càng nhiều hơn, con người ít phụ thuộc vào sức mình hơn và đã phát minh ra nhiều loại
máy móc hiện đại, đa dạng hơn, có thể thay họ làm những công việc thường ngày.
- Với thời kì công nghệ phát triển, thì việc học tập đã dễ hơn rất nhiều so với trước đây.
Cùng với công nghệ thì việc giảng dạy đã có những bước phát triển mới. Vận dụng các
công cụ lao động như máy chiếu, máy lạnh, micrô,… đã được đưa vào nhà trường để môi
trường học tập hiện đại hơn,tốt hơn và qua đó cũng nhầm đến cùng phát triển tư duy sáng
tạo, có những ánh nhìn thực tế hơn về các bài học. Cùng với quá trình học online trong thời
kì dịch COVID-19 thì đã có các công cụ lao động mới. Các ứng dụng để học online bất đầu
ra đời và phát triển, hình thức học tập bắt đầu thay đổi.

4. Kết luận
Khi mà công cụ lao động cần được nâng cao thì điều đó cũng nghĩa với việc lực lượng sản
xuất sẽ phát triển. Con người đã tạo ra những máy móc, thiết bị hiện đại nhờ có tri thức,
kinh nghiệm, kĩ năng lao động và năng lực sáng tạo trong quá trình sản xuất của xã hội. Ta
cũng đã thấy được tầm quan trọng của công cụ lao động đối với sự phát triển của lực lượng
6
sản xuất trong triết học Mác-Lênin trong đời sống. Đất nước ta từ một đất nước lạc hậu với
nền kinh tế nông nghiệp đi lên nền kinh tế công nghiệp hiện đại, tiền hành công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Không những có mặt quan trọng trong đời sống mà còn quan trọng
trong việc học tập đối với ngành giáo dục hiện nay.

You might also like