lý thuyết Bóng đá

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

NỘI DUNG CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Anh, chị hãy tóm lược lịch sử phát triển Bóng đá trên Thế giới?, Ở Việc Nam.
Trả lời: Môn bóng đá vốn có một nguồn gốc lâu đời. Mặc dù chưa xác định được chính xác
cội nguồn của môn thể thao này, nhưng các nhà nghiên cứu đều tìm thấy ở nhiều nơi, nhiều lục
địa khác nhau những di tích của người cổ đại đã có những trò chơi được coi là thủy tổ của môn
bóng đá. Tuy nhiên, nước Anh vẫn có nhiều cơ hội được thừa nhận là nơi thủy tổ của môn bóng
đá, vì từ những ngày xa xưa, trong những bữa tiệc mừng chiến thắng, binh lính Anh thường
dùng đầu lâu của những tử sỹ thuộc đạo quân Đan Mạch xâm lăng để đá qua đá lại. Ngày nay,
người ta vẫn luôn xem nước Anh như “bảo tàng viện” lớn nhất trong thế giới bóng đá.
Vào ngày 26/10/1863, 12 câu lạc bộ bóng đá đã họp tại quán trọ Freemason (Freemason ,s
Tavern) ở London để thành lập liên đoàn bóng đá (FA – Football Association

– Hiệp hội bóng đá đầu tiên với 14 điều luật. những điều khoản quan trọng nhất là qui định số
lượng cầu thủ trong một đội bóng (tối đa là 11 cầu thủ và tối thiểu là 7 cầu thủ).
Ngày 02/06/1886, Hội đồng Luật (Football Association Board) ra đời và phiên họp đầu tiên
gồm 4 thành viên (Anh, Scotland, Xứ Gan và Ireland) với nhiệm vụ giám sát những điều luật
bóng đá, đánh dấu một bước phát triển mới cho môn bóng đá.
Vào ngày 23/05/1904 tại Paris, những phái đoàn của LĐBĐ Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan,
Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ đã đồng ý thành lập LĐBĐ quốc tế (Fe’de’ration
Internationale de Football Association) mà thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là
FIFA. Sự vắng mặt đáng tiếc nhất là không có đại diện của LĐBĐ Anh. Những người Anh từ
chối việc đến dự hội nghị này và theo quan điểm của họ là: “Chúng tôi không thấy có gì hay
trong ý tưởng này”.
Lịch sử FIFA đã ghi nhận trận đấu bóng đá quốc tế chính thức đầu tiên là trận Bỉ gặp Pháp
diễn ra tại Brussels (nước Bỉ) vào ngày 01/05/1905.

Theo các tài liệu để lại, tại Việt Nam, năm Ngày 23/04/1950, Liên đoàn bóng đá đầu tiên tại
Việt Nam được chính thức thành lập.
Trong ngày Quốc khánh đầu tiên (02/09/1945), Bác Hồ đã đá quả bóng danh dự mở đầu cho
trận đấu giữa hai đội Vệ quốc đoàn (quân đội) và Công an tại sân Septo (sân Hàng Đẫy hiện
nay).
Kể tên các đặc điểm của môn Bóng đá?

 Trả lời:
Bóng đá là một môn thể thao mang tính tập thể cao.
Bóng đá là môn thể thao mang tính chiến đấu cao
Bóng đá là môn thể thao phức tạp
Bóng đá là môn thể thao có tính thương mại hoá cao
Bóng đá mang tính nghệ thuật cao

Câu 2: Nhiệm vụ của các vị trí trong đội hình chiến thuật? Các cơ sở để lựa chọn đội hình?

 Thủ môn: Là người bảo vệ cầu môn đây là tuyến phòng ngự cuối cùng của đội. Nhiệm vụ của
thủ môn là bắt bóng và phá bóng không để bóng lọt vào cầu môn, chỉ đạo phòng thủ và phát động
tấn công. Thủ môn là cầu thủ phải có óc phán đoán tốt và phản xạ nhanh, hành động quyết đoán,
dũng cảm, có thể hình và thể lực tốt.

 Hậu vệ biên: Là cầu thủ phòng thủ khu vực biên – đây là nhiệm vụ mang tính cổ điển của hậu vệ
biên. Ngày nay nhiệm vụ của hậu vệ biên đã được mở rộng, các hậu vệ biên còn có nhiệm vụ tổ
chức và tham gia tấn công với tư cách như là một tiền đạo biên. Hậu vệ biên phải là cầu thủ có tốc
độ tốt, xoay trở nhanh, kỹ thuật tranh bóng tốt đồng thời cũng phải biết chuyền bóng tốt.

 Trung vệ: Là cầu thủ phòng thủ phía trước cầu môn, cũng như hậu vệ biên ngày nay trung vệ
còn có nhiệm vụ tổ chức và tham gia tấn công. Trách nhiệm của trung vệ rất nặng nề vì còn bảo vệ
các khu vực xung yếu nhất. Trung vệ phải là cầu thủ biết chỉ huy, điềm tĩnh nhưng quyết đoán, có
khả năng phân tích, đánh giá các tình huống và đưa ra quyết định đứng đắn. Trung vệ phải là người
có kỹ chiến thuật toàn diện. Các hệ thống chiến thuật khác nhau thì việc bố trí trung vệ cũng có sự
khác nhau về nhiệm vụ cụ thể và số lượng trung vệ.

 Tiền vệ: Là cầu thủ phụ trách khu vực giữa sân, là vị trí giữa hậu vệ và tiền đạo nên tiền vệ vừa
có nhiệm vụ phòng thủ vừa có nhiệm vụ tấn công. Tiền vệ là cầu nối giữa hậu vệ và tiền đạo. Phạm
vi hoạt động của tiền vệ rất rộng nên tiền vệ cần phải có một nền tảng thể lực cực tốt. Tiền vệ phải
là người nhanh nhạy, sáng tạo nắm bắt và xử lý tốt các tình huống.

 Tiền đạo: Chủ yếu hoạt động ở khu vực trước cầu môn đối phương. Đây là khu vực có nhiều
điền kiện để ghi bàn nhưng cũng là khu vực được phòng thủ chặt chẽ nhất. Nhiệm vụ chủ yếu của
tiền đạo là phối hợp với tiền vệ, đặc biệt là ở khu vực trước cầu môn. Khi đối phương tấn công
phải lùi về hỗ trợ phòng thủ và nhận bóng khi phản công. Ngoài ra, tiền đạo phải có trình độ kỹ
chiến thuật điêu luyện, có sức rướn và xoay chuyể tốt, có óc sáng tạo và hành động dũng mãnh.

 Đội hình có vai trò rất quan trọng trong thi đấu, tuy nhiên mỗi đội hình đều có ưu nhược
điểm của nó, để phát huy vai trò của đội hình chiến thuật cần chú ý các điểm sau: Khi lựa chọn đội
hình phải nắm chắc được trình độ kỹ chiến thuật, sở trường và đặc điểm của từng cầu thủ, Phải tính
đến chiến thuật và đội hình của đối phương nhằm làm hạn chế điểm mạnh của đối phương và xây
dựng đội hình chiến thuật sở trường để cầu thủ nắm chắc chức năng nhiệm vụ và có sự phối hợp tốt
với đồng đội.
Câu 3: SÂN THI ĐẤU

Các trận đấu có thể tổ chức trên mặt sân cỏ tự nhiên hoặc mặt sân cỏ nhân tạo, theo quy định của
Điều lệ giải.

- Mặt sân cỏ nhân tạo phải có màu xanh lá cây.

- Trong các trận đấu giữa các đội tuyển quốc gia hoặc các trận đấu quốc tế cấp câu lạc bộ, mặt sân
cỏ nhân tạo được sử dụng phải đáp ứng các qui định về chất lượng của FIFA hoặc tiêu chuẩn quốc
tế, trừ trường hợp đặc biệt được FIFA cho phép.

 Các đường giới hạn và các điểm đánh dấu trên sân.
- Sân thi đấu phải là hình chữ nhật và được đánh dấu bởi các đường giới hạn. Bề rộng những
đường giới hạn khu vực nào là thuộc về khu vực đó.
- Hai đường giới hạn dài hơn gọi là đường biên dọc. Hai đường giới hạn ngắn hơn gọi là
đường biên ngang.
- Đường nối hai điểm giữa của hai đường biên dọc gọi là đường giữa sân, đường giữa sân
chia sân thi đấu thành hai nửa bằng nhau.
- Tâm của sân là điểm chính giữa của đường giữa sân. Lấy điểm này làm tâm, kẻ một vòng
tròn có bán kính 9,15m, gọi là vòng tròn giữa sân.
- Có thể kẻ các đoạn thẳng đánh dấu ngoài sân thi đấu, cách cung phạt góc 9,15m, về phía
các đường biên dọc và biên ngang, nhằm bảo đảm bảo các cầu thủ đội phòng ngự tuân thủ
đúng khoảng cách khi thực hiện quả phạt góc.
 Kích thước
- Chiều dài sân (đường biên dọc): Tối thiểu: 90m; Tối đa: 120m Chiều rộng sân (đường biên
ngang): Tối thiểu : 45m Tối đa: 90m. Tất cả các đường giới hạn phải có độ rộng bằng nhau,
không được phép quá 12 cm.
- Các trận đấu quốc tế Chiều dài: Tối thiểu: 100m Tối đa: 110m, Chiều rộng: Tối thiểu: 64m
Tối đa: 75m
- Khu cầu môn: Kẻ về phía trong sân hai đoạn thẳng có độ dài 5,5m,
- Khu phạt đền: Trong mỗi khu phạt đền có một điểm phạt đền được đánh dấu rõ ràng, cách
điểm giữa đường biên ngang 11m.
- Các cột cờ góc: Ở mỗi góc sân cắm một cột cờ góc, không nhọn đầu và cao tối thiểu 1,50m.
- Cầu môn: Khung cầu môn được đặt ở chính giữa mỗi đường biên ngang. Khung cầu môn
được cấu tạo bởi hai cột dọc vuông góc với đường biên ngang và cách đều hai cột cờ góc,
được nối với nhau bởi một xà ngang. Xà ngang và cột dọc phải được làm bằng gỗ, bằng
kim loại hoặc các chất liệu được phê duyệt khác. Tiết diện của cột dọc và xà ngang phải là
hình vuông, chữ nhật, tròn hoặc elip và không gây nguy hiểm cho cầu thủ. Khoảng cách
giữa mép trong các cột dọc là 7,32m và khoảng cách từ mép dưới của xà ngang xuống mặt
đất là 2,44m. Các cột dọc, xà ngang của cầu môn phải được sơn màu trắng.
Sân thi đấu

Kích thước sân thi đấu


Câu 4: THỜI GIAN CỦA TRẬN ĐẤU

- Thời gian trận đấu

Mỗi trận đấu sân 11 chuẩn có 2 hiệp, mỗi hiệp là 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa
trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu. Bất kỳ đề nghị nào thay đổi thời gian của trận đấu (ví
dụ: Vì điều kiện ánh sáng, chỉ thi đấu mỗi hiệp 40 phút) phải có sự thoả thuận trước khi bắt đầu
trận đấu và tuân theo những quy định của Điều lệ thi đấu.

- Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp

Cầu thủ được quyền có thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.
Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp không được quá 15 phút.
Điều lệ giải phải quy định rõ thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.
Thời gian nghỉ chỉ có thể thay đổi nếu được sự đồng ý của trọng tài.

- Bù thời gian

Những tình huống sau đây được tính để bù thời gian cho mỗi hiệp đấu: Thay thế các cầu thủ dự bị.
Quá trình chăm sóc cầu thủ bị chấn thương. Di chuyển cầu thủ bị chấn thương ra ngoài sân để
chăm sóc. Thời gian bị trì hoãn.

Các nguyên nhân khác.


Trọng tài là người quyết định thời gian phải bù cho mỗi hiệp đấu.

- Đá phạt đền tại thời điểm kết thúc hiệp đấu: Nếu một đội bóng được thực hiện hoặc thực
hiện lại quả phạt đền tại thời điểm kết thúc hiệp đấu, thì thời gian hiệp đấu đó phải được
kéo dài thêm để thực hiện xong quả phạt đền.
- Trận đấu bị đình chỉ: Trận đấu bị đình chỉ được tổ chức lại nếu được quy định trong Điều lệ
giải.

Câu 5: BÀN THẮNG

 Bàn thắng hợp lệ


Bàn thắng hợp lệ khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà
ngang nếu trước đó không xảy ra bất kỳ vi phạm nào về Luật của đội ghi bàn.

 Đội thắng cuộc


Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội không ghi được bàn
thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hoà.

 Quy định đối với Điều lệ thi đấu nếu bắt buộc xác định đội thắng cuộc khi Điều lệ giải quy định
phải có một đội thắng sau trận đấu, hoặc 2 đội vẫn hoà nhau sau khi thi đấu sân nhà - sân đối
phương, thì IFAB chỉ cho phép sử dụng những trình tự sau đây để xác định đội thắng:

 Số bàn thắng ghi được trên sân đối phương.

 Thi đấu hiệp phụ.

 Thi đá luân lưu 11m.

 Công nghệ đường biên ngang


Hệ thống công nghệ đường biên ngang có thể được sử dụng để giúp trọng tài ra quyết định về bàn
thắng hợp lệ hay không hợp lệ. Việc sử dụng công nghệ đường biên ngang phải được nêu rõ trong
Điều lệ giải.

VIỆT VỊ

- Vị trí việt vị: Cầu thủ chỉ ở vị trí việt vị thì không coi là phạm luật việt vị. Cầu thủ ở vị trí
việt vị khi:

 Đứng gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và gần hơn cầu thủ đối phương cuối cùng
thứ 2.

Cầu thủ không ở vị trí việt vị khi: Còn ở phần sân nhà, ngang hàng với cầu thủ đối phương cuối
cùng thứ 2, ngang hàng với 2 cầu thủ đối phương cuối cùng.

- Vi phạm Luật

Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị chỉ bị xử phạt nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng,
theo nhận định của trọng tài, cầu thủ đó tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực như:

Can thiệp vào trận đấu


Cản trở đối phương.
Được hưởng lợi từ vị trí việt vị.

- Không vi phạm

Cầu thủ ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ: Quả phát bóng. Quả ném biên.
Quả phạt góc.

- Xử phạt những vi phạm

Khi cầu thủ vi phạm luật việt vị, trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy
ra vi phạm (xem Luật XIII - Vị trí đá phạt)

Câu 6: LỖI VÀ HÀNH VI KHIẾM NHÃ

Cầu thủ phạm lỗi và có hành vi khiếm nhã sẽ bị xử phạt như sau:

1. Những lỗi phạt trực tiếp

Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp nếu cầu thủ vi phạm 1 trong 7 lỗi sau đây mà
theo nhận định của trọng tài là bất cẩn, liều lĩnh hoặc dùng sức mạnh một cách quá mức:

1.1. Đá hoặc tìm cách đá đối phương.


1.2. Ngáng hoặc tìm cách ngáng đối phương. 1.3. Nhẩy vào đối phương.
1.4. Chèn đối phương.
1.5. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương. 1.6. Đẩy đối phương.
1.7. Xoạc đối phương.

Đội đối phương cũng sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp khi có cầu thủ phạm một trong ba lỗi sau
đây:

1.8. Lôi kéo đối phương.


1.9. Nhổ nước bọt vào đối phương.
1.10. Cố tình chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn trong khu phạt đền của đội mình).

Quả phạt trực tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi (xem Luật XIII - Vị trí đá phạt).

Phạt đền

Cầu thủ vi phạm bất kỳ lỗi nào trong mười lỗi phạt trực tiếp, phạm lỗi trong khu phạt đền của đội
mình, không kể bóng đang ở đâu miễn là đang trong cuộc, sẽ bị phạt quả phạt đền.

2. Những lỗi phạt gián tiếp

Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình phạm một trong bốn lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:

2.1. Giữ bóng trong tay lâu quá 6 giây trước khi thả bóng khỏi tay.
2.2. Chạm bóng trở lại bằng tay sau khi đã thả bóng khỏi tay, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu
thủ nào khác.
2.3. Chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình đá bóng về cho anh ta.
2.4. Chạm bóng bằng tay từ quả ném biên về của đồng đội.

Theo nhận định của trọng tài, cầu thủ phạm một trong bốn lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:

2.5. Có lối chơi nguy hiểm.


2.6. Ngăn cản đường tiến của đối phương.
2.7. Ngăn cản thủ môn thả bóng khỏi tay.
2.8. Vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong Luật XII mà bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.

Quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra vi phạm (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

3. Xử phạt (bằng thẻ)

3.1. Thẻ vàng được sử dụng để cảnh cáo đối với cầu thủ đang thi đấu, cầu thủ dự bị, hoặc cầu thủ
đã được thay thế.

3.2. Thẻ đỏ được sử dụng để truất quyền thi đấu đối với cầu thủ đang thi đấu, cầu thủ dự bị, hoặc
cầu thủ đã được thay thế.
3.3. Thẻ vàng, thẻ đỏ chỉ được sử dụng đối với cầu thủ đang thi đấu, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã
được thay thế.

26

3.4. Trọng tài có quyền đưa ra các hình thức xử phạt kể từ khi bắt đầu vào sân cho đến khi rời khỏi
sân sau khi thổi còi kết thúc trận đấu.
3.5. Cầu thủ có hành vi vi phạm Luật thi đấu trong hoặc ngoài sân đấu đối với đối phương, đồng
đội, trọng tài, trợ lý trọng tài hay bất kỳ cá nhân nào khác sẽ bị xử phạt theo đúng những quy định
dưới đây:

4. Những lỗi bị cảnh cáo

4.1. Cầu thủ vi phạm một trong bảy lỗi sau đây sẽ bị cảnh cáo:

- Có hành vi phi thể thao.

- Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài.

- Liên tục vi phạm Luật.

- Trì hoãn hoặc cản trở việc bắt đầu lại trận đấu.
- Không tuân thủ quy định về cự ly yêu cầu trong những quả phạt, phạt góc hoặc ném biên.

- Vào hoặc trở lại sân không được sự cho phép của trọng tài.

- Tự ý rời khỏi sân không được trọng tài đồng ý.

4.2. Cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã bị thay thế sẽ bị cảnh cáo nếu vi phạm một trong ba
lỗi sau đây:

- Có hành vi phi thể thao.

- Có lời lẽ hoặc hành động phản đối quyết định của trọng tài.

- Cản trở việc bắt đầu lại trận đấu.

- Những lỗi bị truất quyền thi đấu

Cầu thủ, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã bị thay thế vi phạm một trong bảy lỗi sau đây sẽ bị
truất quyền thi đấu:

1. Phạm lỗi nghiêm trọng.


2. Có hành vi bạo lực.
3. Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ người nào khác.
4. Ngăn cản một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng

cách cố tình chơi bóng bằng tay (không áp dụng đối với thủ môn trong khu phạt

đền của đội mình).

5. Ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng hành động phạm lỗi sẽ

bị xử phạt quả phạt hoặc phạt đền.

6. Dùng lời lẽ, hành động xúc phạm, xỉ nhục hoặc lăng mạ.
7. Nhận thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu.

Cầu thủ, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã bị thay thế bị phạt thẻ đỏ phải rời khỏi khu vực kỹ thuật, kể
cả khu vực gần sân thi đấu.

You might also like