ÔN TẬP THI GIỮA KỲ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP THI GIỮA KỲ

I. Triết học và sự ra đời của triết học


1. Triết học là gì? Triết học ra đời khi nào, ở đâu?

 Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí
con người trong thế giưới đó, là khoa học về những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
 Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời
gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên):
o Phương Đông: Trung Quốc và Ấn Độ
 Ấn Độ: Cuối thiên niên kỷ thứ II đầu thiên niên kỷ I tr.CN, phát triển
vào thế kỷ VIII-VI tr.CN.
 Trung Quốc: Manh nha từ cuối thiên niên kỷ thứ II đầu thiên niên kỷ
I tr.CN, phát triển mạnh từ thế kỷ thứ VIII – VI tr.CN
o Phương Tây: Hy Lạp
 Hy Lạp: Phát triển vào thế kỷ VI tr.CN

2. Triết học Mác – Lênin là gì? Điều kiện ra đời? Vai trò của Triết học Mác – Lênin?
 Triết học Mác-Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng.
Đó là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và
tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giai
cấp công nhân và nhân dân lao động để nhận thức và cải tạo thế giới
 Điều kiện ra đời:
 Điều kiện kinh tế xã hội
o Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX khi phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, nhất là Tây Âu
o Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên gây gắt
 Nguồn gốc lý luận:
o Triết học G.V.Ph.Hêghen
o Triết học L.Phoiơbắc
 Tiền đề lý luận:
o Kế thừa triết học cổ điển Đức:
 Kế thừa những tư tưởng biện chứng sâu sắc của heeghen trên
lập trường duy vật
 Kế thừa những hạt nhân hợp lý từ tư tưởng triêt học phoiơbắc –
chủ nghĩa duy vật, vô thần
 Tiền đề khoa học tự nhiên:
o Học thuyết về tế bào
o Thuyết tiến hóa Đácuyn
o Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

 Vai trò:
o Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học
và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn
o Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội
trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
phát triển mạnh mẽ

3. Làm rõ nội dung sự ra đời của Triết học Mác – Lênin là một bước ngoặt trong lịch
sử triết học?
 Triết học Mác đã khắc phục được sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phép
biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học trước đó
 Với sự ra đời triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết
học trong hệ thống tri thức khoa học đã có sự biến đổi
 Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, là "vũ khí lý
luận" của giai cấp này trong công cuộc cải tạo xã hội, giải phóng bản thân và giải
phóng loài người nói chung
 Triết học mác cũng trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung cần thiết
cho sự phát triển của các khoa học cụ thể
II. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
1. Vấn đề cơ bản của triết học
 Vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức, nó
là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết
những vấn đề khác của triết học

2. Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học


 Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau,
cái nào quyết định cái nào?
 Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
III. Phép biện chứng
1. Phép biện chứng là gì? Có những hình thức cơ bản nào?
 Khái niệm:
o Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ
phổ biến vốn có của nó
o Nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động, biến đổi, nằm
trong khuynh hướng chung là phát triển
 Những hình thức cơ bản:
o Hình thức biện chứng tự phát
o Hình thức biện chứng duy tâm
o Hình thức biện chứng duy vật:
2. Phép biện chứng duy vật là gì?
 Là hình thức cao nhất của phép biện chứng, do C.Mác và Engghen sáng lập,
phản ánh sự phát triển của hiện thực theo những quy luật khách quan và những
mâu thuẫn cơ bản.

IV. Vật chất


1. Quan niệm trước Mác về vật chất
 Quan niệm trước Mác về vật chất là quan niệm của các nhà duy vật cổ điển, coi
vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ.
 Các nhà duy vật trước Mác đã đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của nó
như nước, lửa, không khí, nguyên tử.
 Quan điểm này đã bộc lộ những hạn chế nhất định
2. Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về vật chất
 Vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học khác vật chất trong
các khoa học cụ thể khác.
 Vật chất tồn tại khách quan
 Thế giới thống nhất ở tính vật chất - tính tồn tại, độc lập không lệ thuộc
vào ý thức.

You might also like