Nhóm 8 2163scre0111 PPNCKH 2 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 73

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI THẢO LUẬN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên Đại học.
Giảng viên: Lê Thị Thu
Lớp học phần: 2163SCRE0111

Danh sách thành viên:


Trần Thị Huyền Trang Tô Thị Hải Yến
Nguyễn Mạnh Tường Phạm Thu Trang
Lê Thanh Tùng Nguyễn Thị Hà Vân
Nguyễn Thị Tường Vi Trịnh Thị Quỳnh Trang
Hà Trọng Nguyên Đặng Thị Hải Yến
Trịnh Hoàng Việt

1
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................................4


GIẢI THÍCH TỪ NGỮ.............................................................................................................................5
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................6
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................8
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU............................................................................................................................9
1.1. Trình bày bối cảnh nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài):............................................................9
1.2. Tổng Quan nghiên cứu.....................................................................................................................11
1.2.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài:..........................................................................................11
1.2.2. Các công trình trong nước:.......................................................................................................13
1.3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu:......................................................................................................14
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................................................14
1.4. Câu hỏi nghiên cứu:.........................................................................................................................15
1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu..................................................................................................15
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu (Mục đích nghiên cứu)....................................................................................19
1.7. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................................................19
CHƯƠNG II: PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................20
2.1. Các khái niệm...............................................................................................................................21
2.2. Lý thuyết về lựa chọn...................................................................................................................22
2.3. Lý thuyết về quyết định lựa chọn của khách hàng và quyết định lựa chọn chuyên ngành
của sinh viên.........................................................................................................................................24
2.4. Mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh của
David.W.Chapman..............................................................................................................................24
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................27
3.1. Tiếp cận nghiên cứu......................................................................................................................27
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí dữ liệu.....................................................................28
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu............................................................................................................29
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ.......................................................................................................................30
4.1 Kết quả phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn chuyên ngành luật
kinh tế của sinh viên............................................................................................................................30
4.2. Kết quả phân tích mô tả (Xử lí định lượng)................................................................................32
4.3 Kết quả xử lí SPSS...........................................................................................................................41
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................63
5.1. Kết luận..........................................................................................................................................63
5.2. Kiến nghị và đề xuất.....................................................................................................................64
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………..66

2
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu ban đầu.
Hình 4.1: Biểu đồ thống kê theo chuyên ngành học.
Hình 4.2: Biểu đồ thống kê theo giới tính.
Hình 4.3: Biểu đồ thống kê theo năm học.
Hình 4.4: Biểu đồ thống kê theo mức độ tìm hiểu.
Hình 4.5: Biểu đồ thống kê theo phương pháp tiếp cận.
Hình 4.6: Biểu đồ thống kê theo nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất dến quyết định lựa
chọn chuyên ngành luật kinh tế.
Hình 4.7: Biểu đồ Histogram.
Hình 4.2: Biểu đồ P- P.Plot.
Hình 4.9: Biểu đồ Scatterplot.
Hình 4.10: Mô hình sau khi phân tích.

3
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
+ SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): là tập hợp một hệ thống các
phương pháp phân tích thống kê dữ liệu đảm bảo đủ để giúp cho nhà nghiên cứu khoa
học thực hiện việc xử lý nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau.
+ EFA (Exploratory Factor Analysis): là phân tích được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và
tóm tắt các dữ liệu.

4
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan: Bài thảo luận với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành Luật kinh tế của sinh viên đại học” là
toàn bộ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của nhóm chúng em, không sao chép của bất
cứ ai.

5
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương Mại đã
đưa học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt,
nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Lê Thị Thu đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong
thời gian học tập, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học
tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để em có thể vững bước sau này.

6
LỜI MỞ ĐẦU
Trường Đại học Thương Mại là một trong những trường đầu ngành về Kinh tế có rất
nhiều sinh viên đang theo học tại các chuyên ngành khác nhau. Hàng năm, trường có
hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực
kinh tế trên nhiều vùng miền khắp cả nước, nhất là những thành phố lớn, nơi tập trung
nhiều khu kinh tế, tập đoàn, doanh nghiệp, … là môi trường lý tưởng để sinh viên tốt
nghiệp có cơ hội tìm việc làm và phát triển bản thân.
Ngành học và việc làm luôn là vấn đề nóng bỏng của học sinh, sinh viên trước ngưỡng
cửa đại học và tốt nghiệp đại học. Việc định hướng như thế nào cho học sinh, sinh viên
thấy được sự quan trọng của việc lựa chọn học ngành sẽ ảnh hưởng đến tương lai công
việc đã chọn, cũng như tạo ra được sự cố gắng và nhiệt huyết trong học tập là một
trong những tồn tại của xã hội hiện nay. Việc chọn sai ngành học có thể dẫn đến tình
trạng chán học, bỏ học, … Đối với chuyên ngành Luật Kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn học chuyên ngành cũng quan trọng như vậy. Câu hỏi đặt ra là
sinh viên trước khi quyết định đến với chuyên ngành Luật Kinh tế đã chọn ngành nghề
tương lai của mình như thế nào? Dựa vào các tiêu chí nào (ngành “hot” trên thị trường,
kiếm được nhiều tiền, người xung quanh định hướng…)?
Để trả lời cho các câu hỏi trên, cần một nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết
định chọn ngành Luật Kinh tế của sinh viên. Do vậy, hướng nghiên cứu của đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học chuyên ngành
Luật Kinh tế của sinh viên đại học” sẽ tập trung giải đáp, đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố then chốt, từ đó hỗ trợ học sinh, gia đình định hướng cho bản thân và
con em mình, đồng thời nhà trường có thể đề ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất
lượng thông tin đến với người học và nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh của
trường hiện nay.

7
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Trình bày bối cảnh nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài):

Trong quá khứ hay hiện tại, việc lựa chọn ngành học luôn là vấn đề được ưu tiên hàng
đầu trong việc giáo dục con cái nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung. Ngày
nay, trong thời đại 4.0, trước sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật song hành với hội nhập
quốc tế, để đáp ứng cho sự phát triển không ngừng của đất nước, nhóm ngành Kinh tế
trở nên “hot” hơn bao giờ hết và chiếm đa số trong những sự lựa chọn ngành nghề của
học sinh hiện nay vì những lợi thế về vấn đề việc làm sau này cũng như đặc thù ngành
nghề hấp dẫn trên nhiều phương diện đã tạo nên một xu hướng cho các trường Đại học
đào tạo Kinh tế. Một trong những ngành kinh tế nổi bật luôn có điểm chuẩn khá cao
trong những năm gần đây là Luật Kinh Tế - bộ môn kết hợp giữa kiến thức Luật pháp
và Kinh tế.

Khi kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng đồng nghĩa với việc những đòi hỏi
hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được đảm bảo
chặt chẽ và hoàn thiện. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để
triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Luật kinh tế là một ngành luật quan
trọng trong hệ thống pháp luật nước ta, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh
doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Bên cạnh đó, Luật kinh tế ra đời nhằm
đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao
thương cả trong nước và quốc tế, giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương
mại - đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi các hoạt động kinh doanh
diễn ra liên tục và vô cùng sôi động. Luật kinh tế là một trong những ngành nghề
không thể thiếu của nền kinh tế tri thức hiện đại, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản
xuất kinh doanh giữa các chủ thế kinh doanh với nhau. Ngành nghề này còn gắn liền
với sứ mệnh định hướng và kiến tạo, đảm bảo cho môi trường kinh doanh công bằng
và bền vững. Ở những vị trí và công việc nhất định, việc hiểu và năm rõ luật sẽ giúp
chúng ta tránh được những sai phạm, rủi ro trong quá trình thương thảo, hợp tác, đảm
bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương
hay trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Vì thế, ngành Luật Kinh
tế đã trở thành một ngành nghề quan trọng không thể thiếu trong xã hội hiện đại, đang
thu hút nhiều nguồn nhân lực giỏi cho xã hội. Học luật kinh tế cung cấp cho sinh viên
những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh
doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tóm
lại, Luật Kinh Tế là một ngành đáng triển vọng để học sinh đang ôn thi đại học và sinh
viên đại học có nhu cầu mở rộng chuyên môn cân nhắc, suy xét. Chuyên ngành với thị
trường việc làm dồi dào, phong phú, chuyên nghiệp sẽ tạo nên một môi trường đầy hấp
dẫn mang tính cạnh tranh cao để hoàn thiện bản thân, chính là một trong những yếu tố
quyết định cho sự phát triển của Việt Nam và các nước trên thế giới.

8
Nhận thức sâu sắc về vấn đề đó, chúng tôi - những sinh viên năm thứ hai của trường
Đại học Thương mại đã lựa chọn đề tài “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến
việc chọn ngành Luật kinh tế của sinh viên trường Đại học” nhằm đưa ra cái nhìn
toàn diện và thực chất về vấn đề nhu cầu chọn ngành Luật kinh tế và các nhân tố ảnh
hưởng để nghiên cứu từ đó góp phần cải thiện công tác tuyến sinh trong thời gian tới.

1.2. Tổng Quan nghiên cứu.

1.2.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài:

Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sự
tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tương ứng với
mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp mà cá nhân có thể
chọn để có được kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L Holland đã được sử
dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới.

Trong bài nghiên cứu “Factors Affecting Career Choices of College Students
Enrolled in Agriculture”, Đại học Tennessee đã triển khai một bảng câu hỏi để xem
xét các lĩnh vực quan tâm và các thuộc tính có thể đã ảnh hưởng đến sinh viên khi lựa
chọn con đường nghề nghiệp. Bảng câu hỏi được hoàn thành bởi 128 sinh viên trong
các lớp nghiên cứu sinh viên năm nhất của Đại học Tennessee, những người dự định
học chuyên ngành Nông nghiệp. Kiểm định chi bình phương được sử dụng để kiểm tra
mối quan hệ giữa các yếu tố nghiên cứu. Sinh viên đại học chọn lĩnh vực công việc
của họ vì nhiều lý do. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này bao gồm gia đình,
niềm đam mê, tiền lương và kinh nghiệm trong quá khứ. Ngoài những yếu tố này,
chủng tộc và giới tính cũng có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực mà học sinh có thể chọn.
Một số ngành nghề có tỷ lệ phần trăm lớn hơn giới tính hoặc chủng tộc nhất định. Một
điều khác đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của học sinh về lĩnh vực nào
học tập là con người hoặc hình mẫu trong cuộc sống của họ. Những mô hình vai trò
này có thể bao gồm cha mẹ, giáo viên, hoặc một nhà tuyển dụng gần đây. Theo khảo
sát này, học sinh chịu ảnh hưởng của gia đình nhiều nhất khi chọn ngành học; 22%
chọn gia đình là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của
họ. Tuy nhiên, 21% sinh viên chọn “một nghề nghiệp bổ ích cho bản thân” và 20%
chọn “Trải nghiệm FFA / 4-H” là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn
của họ. FFA đóng một vai trò lớn hơn trong việc lựa chọn một ngành học lớn hơn 4-H.
Nền nông nghiệp và quy mô trường học không đóng vai trò trong việc chọn ngành
học. Tuy nhiên, sinh viên có nền tảng nông nghiệp có nhiều khả năng có kế hoạch làm
việc trong nông nghiệp sản xuất hơn so với sinh viên không có nền tảng nông trại. Các
sinh viên hoàn thành bảng câu hỏi có cái nhìn tích cực về nghề nghiệp của họ. Sinh
viên tin rằng nghề nghiệp dự kiến của họ sẽ tạo ra tác động tích cực đến thế giới. Sinh
viên cũng tin rằng có những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời trong nông nghiệp. Định
hướng con đường nghề nghiệp đúng đắn ngày càng trở nên quan trọng đối với các bạn
sinh viên trẻ ngày nay. Sinh viên phải tính đến nhiều thứ khi chọn một ngành nghề và
chuyên ngành đại học. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định của học sinh,
bao gồm cha mẹ, huấn luyện viên, nhân vật tôn giáo hoặc bất kỳ hình mẫu nào trong
cuộc sống của học sinh. Việc tham gia vào các câu lạc bộ nông nghiệp như FFA và 4-
H cũng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

9
Thông qua bài nghiên cứu “Choose Wisely: A Study of College Major Choice and
Major Switching Behavior” của Cameron Wright, một số tài liệu được thu thập cho
biết: Một số bài báo khám phá ảnh hưởng của thu nhập kỳ vọng của các nghề nghiệp
liên quan đến các chuyên ngành khác nhau. Beffy, Fougere và Maurel đã xem xét ảnh
hưởng này trong bài báo năm 2012 của họ. Như với phần lớn công việc về việc lựa
chọn chuyên ngành đại học, họ đã ước tính một mô hình năng động của việc ra quyết
định sau trung học. Sử dụng dữ liệu hành chính từ các trường đại học Pháp, họ nhận
thấy rằng thu nhập kỳ vọng chỉ ảnh hưởng nhỏ đến việc đưa ra các quyết định lớn.
Thay vào đó, các lựa chọn chính chủ yếu được thúc đẩy bởi những cân nhắc phi tiền tệ
như khả năng và sở thích của học sinh đối với một số loại công việc ở trường (Beffy,
Fougere và Maurel, 2012). Các tài liệu khác liên quan đến vai trò của thu nhập dự kiến
là rất gần đây. Wiswall và Zafar đã xuất bản hai bài báo về chủ đề này vào năm 2015,
cả hai dữ liệu được thu thập từ một mẫu không đại diện được thu thập từ một nhóm
sinh viên có thu nhập cao có khả năng cao tại Đại học New York. Đầu tiên chỉ đơn
giản là xem xét vai trò của thu nhập dự kiến trong việc đưa ra quyết định chính. Họ
nhận thấy rằng kỳ vọng về thu nhập (cùng với nhận thức về khả năng của bản thân)
đóng một vai trò lớn trong việc đưa ra quyết định chính của học sinh. Tuy nhiên, họ
phát hiện ra rằng các quyết định chính chủ yếu được thúc đẩy bởi các thị hiếu chính cụ
thể và không được quan sát. Họ giải thích rằng điều này bao gồm sự thú vị của các
môn học và các khía cạnh phi tiền tệ của nghề nghiệp liên quan đến chuyên ngành cụ
thể (Wiswall và Zafar, 2015)

Nói về ngành Luật kinh tế, Đại học Strathclyde Glasgow và Đại học Arizona Global
Campus đã đưa ra các nhân tố mà sinh viên nên chọn ngành Luật kinh tế. Với Đại học
Strathclyde Glasgow: "Học luật kinh tế sẽ phát triển các kỹ năng viết, giải quyết vấn
đề và phân tích tuyệt vời, bên cạnh các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình
mạnh mẽ. Bạn cũng sẽ phát triển khả năng diễn giải và giải thích thông tin phức tạp
bằng cả lời nói và văn bản - một thuộc tính quan trọng khi tham gia vào thế giới kinh
doanh. Là một sinh viên luật kinh doanh, bạn sẽ có cơ hội thực hành những kỹ năng
chính này trong các tình huống thực tế, cải thiện hơn nữa khả năng được tuyển dụng
trong tương lai của bạn."

Còn Đại học Arizona Global Campus cho rằng: "Doanh nghiệp tuân theo pháp luật.
Điều quan trọng là chủ doanh nghiệp, người quản lý và các chuyên gia khác phải có
hiểu biết cơ bản về luật kinh doanh để giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn. Cũng giống
như có những luật áp dụng cho con người, có một lượng lớn luật áp dụng cho kinh
doanh. Các doanh nghiệp cần những luật này vì những lý do giống như mọi người: để
xác định hành vi không được chấp nhận, để cung cấp sự chắc chắn và ổn định, để bảo
vệ công chúng, và cung cấp cơ chế cho các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp". Với
những khảo sát trên, ngành Luật kinh tế đáp ứng rất nhiều nguyện vọng, mong muốn
của sinh viên. Vì vậy, nó thu hút sinh viên đăng ký học với nhiều nhân tố ảnh hưởng
khác nhau.

1.2.2. Các công trình trong nước:

Đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên
tại Đại học Thương Mại” (2020) của nhóm sinh viên khoa Khách sạn - Du lịch
trường DHTM đã chỉ yếu tố cá nhân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự chọn
10
ngành học của cá nhân. Tiếp sau đó là kỳ vọng về cơ hội việc làm và nghề nghiệp, tỷ
lệ nhập học và tốt nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố ảnh hưởng từ những
người xung quanh chỉ có tác động đến giai đoạn đầu của quá trình quyết định mà
không phải là yếu tố quan trọng, yếu tố gia đình - xã hội không có tác động quá nhiều
và quan trọng tới quyết định của cá nhân.

Trong bài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên
khoa kinh tế trường đại học Kinh Tế-Luật “(2013) của nhóm sinh viên trường đại
học Kinh Tế - Luật đã khảo sát trên 155 sinh viên của trường và chỉ ra rằng yếu tố bản
thân là yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn ngành của sinh viên (39%). Tiếp theo
là sự hiểu biết về thông tin (25%), sự hấp dẫn của ngành nghề (19%), áp lực từ gia
đình (8%), và thấp nhất là các yếu tố khác (2%).

Mới đây, trong “Đề án mở ngành Luật - Kinh Tế” của trường Đại học Hoa Sen đã
khảo sát 412 sinh viên thuộc các trường đại học thuộc TP.HCM. Đối với tiêu chí chọn
ngành học, 100% sinh viên chọn mức độ quan trọng cho đến rất quan trọng với tiêu
chí “Giảng viên có năng lực chuyên môn cao “và “Phương pháp dạy học tích cực”,
69.7% chọn tiêu chí “Khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp”, 81.3% bình chọn cho
tiêu chí “Chương trình đào tạo phù hợp thực tế” và 66.7% chọn “Học phí phù hợp” là
rất quan trọng. Bên cạnh đó, khi được hỏi về ngành Luật - Kinh Tế đa phần các sinh
viên đều nhận định đây là một ngành có cơ hội nghề nghiệp cao, phù hợp với nhu cầu
nhân sự hiện tại nhất là trong thời kì thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện
nay. Cụ thể, 53.7% số sinh viên cho rằng ngành Luật - Kinh Tế rất phù hợp với nhu
cầu hiện nay, 35.4% ý kiến cho rằng khá phù hợp và 7.3% cho rằng phù hợp.

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
DHQG TP.HCM do PGS.TS Nguyễn Văn Tài chủ trì khảo sát trên 1787 sinh viên
chính quy thuộc ba trường đại học trên địa bàn TP.HCM đã cho thấy được các yếu tố
chủ quan ảnh hưởng tới động cơ chọn nghề của sinh viên. Chấm trên thang điểm 5,
yếu tố ‘phù hợp với sở thích’ là yếu tố quan trọng nhất với 3.81/5, tiếp sau đó là yếu tố
‘phù hợp với năng lực bản thân’ đạt 3.69/5. Mức quan trọng thứ 3 là do có ‘thông tin
đầy đủ về ngành nghề’ (3.04/5). Ngược lại, các nguyên nhân như ‘theo ý kiến bạn bè’,
‘điểm thi thấp, không vào được các ngành mong muốn’, ‘điểm tuyển thấp và cơ hội
vào học cao’ hay ‘theo truyền thống gia đình’ không phải là động cơ tác động đến lựa
chọn ngành học của sinh viên (chỉ đạt từ 0.95-1.96/5)

Đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh đồng
bằng sông Cửu Long” (2009) đã nghiên cứu những yếu tố tác động đến quyết định
chọn ngành nghề của học sinh 4 tỉnh: Tiền Giang, An Giang, Bạc Liêu và Cần Thơ.
Bài nghiên cứu cũng nhận định: những yếu tố tâm lý bên trong con người như nhu cầu,
nhận thức, thái độ, ... đặc biệt là động cơ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định vì
vậy mà quyết định của mỗi người là khác nhau. Khi chọn ngành, động cơ thúc đẩy đến
việc ra quyết định phải kể đến “Khả năng có việc làm cao”. Theo bài nghiên cứu thì
yếu tố trên được đánh giá là quan trọng nhất vì những kỳ vọng và mong đợi trong
tương lai của học sinh. Yếu tố về “Sở thích ngành nghề” cũng đứng thứ 3 trong bảng
khảo sát, kế đến là dựa trên “Năng lực học tập” của bản thân. Bên cạnh đó, bài nghiên
cứu cũng chỉ ra thêm 4 yếu tố khác bao gồm: thu nhập sau khi ra trường, vị trí xã hội,
học phí, khả năng trúng tuyển và sự tự hào đối với ngành học.
11
Như vậy, có thể thấy cả ở trong và ngoài nước đều đã có rất nhiều những đề tài nghiên
cứu khoa học tìm hiểu về những yếu tố tác động đến việc chọn ngành, chọn trường của
học sinh sinh viên. Song chưa có bất kỳ tác giả nào đi sâu nghiên cứu về những yếu tố
tác động đến việc lựa chọn ngành Luật Kinh Tế của sinh viên hiện nay bởi đây là một
ngành nghề mới nhưng lại mang tính phù hợp và cần thiết với nhu cầu nhân lực cũng
như thị trường hiện nay. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Những
yếu tố tác động tới việc chọn ngành Luật Kinh Tế của sinh viên”

1.3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu:


1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Đưa ra những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn học chuyên ngành Luật kinh
tế của sinh viên đại học.

- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn học chuyên
ngành Luật kinh tế của sinh viên đại học. Nhân tố nào tác động nhiều nhất, nhân tố nào
tác động ít nhất.

- Đề xuất những giải pháp cụ thể cho sinh viên trong học tập, cũng như những khuyến
nghị giúp công tác tư vấn tuyển sinh của nhà trường đạt hiệu quả hơn trong tương lai.

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học chuyên ngành Luật kinh tế của
sinh viên đại học.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu:

- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học chuyên ngành Luật
kinh tế của sinh viên đại học?

- Cá nhân có phải là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học chuyên
ngành Luật kinh tế của sinh viên đại học?

- Người thân có phải là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học chuyên
ngành Luật kinh tế của sinh viên đại học?

- Xu hướng có phải là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học chuyên
ngành Luật kinh tế của sinh viên đại học?

- Cơ hội học tập có phải là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học chuyên
ngành Luật kinh tế của sinh viên đại học?

- Cơ hội việc làm có phải là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học
chuyên ngành Luật kinh tế của sinh viên đại học?

- Ứng dụng thực tế có phải là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học
chuyên ngành Luật kinh tế của sinh viên đại học

12
1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
1.5.1. Mô hình nghiên cứu:

CÁ NHÂN

NGƯỜI THÂN

XU HƯỚNG

CƠ HỘI HỌC TẬP QUYẾT ĐỊNH LỰC CHỌN


HỌC CHUYÊN NGÀNH
LUẬT KINH TẾ CỦA
CƠ HỘI VIỆC LÀM
SINH VIÊN ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG THỰC


TẾ

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu ban đầu.

- Yếu tố cá nhân:
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chuyên ngành Luật- kinh tế của sinh viên,
đặc biệt yếu tố về năng lực, sở thích cũng như tính cách.
Về sở thích, nguyện vọng được theo học tập, tìm hiểu về luật, về chuyên ngành Luật-
kinh tế, nguyện vọng được làm công việc liên quan đến Luật- kinh tế sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến quyết định lựa chọn của sinh viên.
Về khả năng và tính cách của bản thân sinh viên. Sinh viên nhận thức rõ được bản thân
có năng lực, tính cách ra sao, đây là nhân tố cần thiết để bản thân có thể ra quyết định
đúng đắn.
- Yếu tố người thân
Cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành Luật- kinh tế của
sinh viên. Đó là sự định hướng và khuyên bảo của gia đình, tư vấn của các anh chị, của
thầy cô.
Gia đình, đặc biệt là các bậc làm cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến những quyết định của
con cái, họ là những người gần gữi, gắn bó với con cái từ khi còn nhỏ đến lớn nên hiểu
được năng lực cũng như tính cách của con cái. Cha mẹ là những người đi trước nên có
những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, về con người, nghề nghiệp trong xã
hội. Chính vì vậy rất nhiều sinh viên tin tưởng với sự định hướng của cha mẹ. Hay là
những gia đình có truyền thống, có những người đã, đang làm việc có liên quan đến
chuyên ngành Luật- kinh tế cũng sẽ có những lời khuyên, nhưng định hướng nhất
định. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình có xu hướng “ép” con mình vào học một
ngành hay nhóm ngành cụ thể. Đây là một điều đáng buồn với một số sinh viên nếu họ
không được học những gì họ muốn. Dù thế, những gia đình đó lại có thể có khả năng
hỗ trợ con họ kể cả trong giai đoạn sau tốt nghiệp, tìm kiếm việc làm dựa trên những
mối quan hệ có sẵn. Vì vậy vai trò của gia đình quan trọng trong việc lựa chọn chuyên
ngành Luật- kinh tế của sinh viên.
13
Sự tư vấn cũng như những lời khuyên của thầy cô, anh chị hay bạn bè đã học ngành
Luật-kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định của sinh viên về lựa chọn chuyên
ngành này. Nhóm đối tượng này tiếp xúc với sinh viên trong quá trình học tập, nên
cũng có thể có tác động đến suy nghĩ, nhận thức của sinh viên. Đây chính là những đối
tượng thân thiết đối với sinh viên có tác động đến suy nghĩ, nhận thức, hành vi của
sinh viên.
- Yếu tố xu hướng
Luật- kinh tế là một trong những ngành không thể thiếu trong nền kinh tế tri thức hiện
đại, khi mà sự hợp tác, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cả trong nước lẫn nước
ngoài diễn ra ở mọi hoạt động kinh doanh, nên việc nắm vững pháp luật chính là
những điều kiện quyết định thành công và giúp cho doanh nghiệp tránh được những
rủi ro không đáng có. Chính bởi những điều này mà chuyên ngành luật- kinh tế luôn
được nhiều những sinh viên theo học và có nguyện vọng theo học, để đáp ứng được
nhu cầu lớn về nhân lực ngành luật- kinh tế của xã hội hiện nay.
Chuyên ngành luật- kinh tế của trường ĐHTM thông qua công tác truyền thông và
tuyển sinh mạnh, có thể tiếp cận tới các học sinh, sinh viên rất dễ dàng. Các thông tin
về chuyên ngành được nhà trường và khoa cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó
cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về chuyên ngành, chương trình học, triển vọng
nghề nghiệp nhằm chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của mình.
- Yếu tố cơ hội học tập
Sinh viên học ngành luật kinh tế được học những kiến thức chuyên sâu về pháp luật và
những kiến thức chuyên ngành liên quan đến pháp luật về kinh tế.
Sinh viên theo học ngành Luật- kinh tế Trường ĐHTM được học tập, trang bị những
kỹ năng tư vấn pháp lý, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng đàm phán và soạn thảo
hợp đồng, kĩ năng vận dụng quy định của pháp luật để giải quyết những tranh chấp
phát sinh trong lĩnh vực kinh tế, ngoài ra còn có khả năng học liên thông sang các
ngành khác ở trình độ đại học hay tiếp tục học tập ở mức cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ)
trong nước và các cơ sở nước ngoài.
Sinh viên theo học ngành Luật- kinh tế Trường ĐHTM còn được tiếp xúc với một môi
trường năng động, có rất nhiều các clb trong khoa, trong trường được thành lập giúp
sinh viên có thể giao lưu, kết bạn, cùng nhau học tập, nghiên cứu và luyện tập, trau dồi
kỹ năng của bản thân. Sinh viên cũng được tiếp xúc, được học tập với những thầy cô
giảng viên chất lượng cao, giàu chuyên môn, không những thế, các thầy cô giảng viên
còn thân thiện, hòa đồng và năng động.
- Yếu tố cơ hội việc làm
Học ngành Luật- kinh tế sinh viên có thể trở thành chuyên viên tư vấn pháp lý, phân
tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo
đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước và các công ước quốc tế có liên
quan đến lĩnh vực kinh tế tại doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội. Sinh viên
cũng có thể trở thành chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý tại các văn phòng luật
sư, văn phòng công chứng, ... hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương
mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cũng là nơi làm việc lý tưởng
với các vị trí như chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, chuyên viên
hành pháp và tư pháp.
Nếu sinh viên yêu thích công việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế thì các
viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục cũng có rất nhiều cơ hội dành cho bạn. Ngoài ra, sinh
viên còn có cơ hội trở thành chuyên gia hoặc tư vấn tài chính độc lập hay có thể tham
gia khóa đào tạo để trở thành Luật sư.
14
- Yếu tố ứng dụng thực tế
Khi được học những kiến thức về pháp luật sinh viên sẽ hiểu biết, nắm bắt được những
điều được làm hay không được làm, những điều vi phạm phạm luật, hiểu rõ được bản
thân có quyền hạn hay có nghĩa vụ gì và từ đó có thể điều chỉnh hành vi của mình bảo
vệ được bản thân và đưa ra những lời khuyên để bảo vệ những người thân thiết xung
quanh mình. Hạn chế được những rủi ro và tìm kiếm cơ hội.
Pháp luật tồn tại ở mọi mặt trong đời sống, mọi lĩnh vực vậy nên học luật kinh tế sẽ
không bao giờ dư thừa, có thể vận dụng trong công việc của bản thân.
Người học luật sẽ có cái nhìn đa diện, nhiều chiều hơn trong cuộc sống bởi họ có cái
nhìn khách quan, nhiều khía cạnh khi trước những tình huống họ hay đặt vấn đề.
Những hiểu biết về kinh tế khi học luật kinh tế cũng giúp cho sinh viên trang bị những
kiến thức nền tảng nếu muốn phát triển kinh doanh sau này hoặc học cao hơn về kinh
tế.
1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu:

- Yếu tố cá nhân có tác động ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn học
chuyên ngành Luật- kinh tế của sinh viên đại học.

- Yếu tố người thân có tác động ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn
chuyên ngành Luật- kinh tế của sinh viên đại học.

- Yếu tố xu hướng có tác động ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn chuyên
ngành Luật- kinh tế của sinh viên đại học.

- Yếu tố cơ hội học tập có tác động ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn
chuyên ngành Luật- kinh tế của sinh viên đại học.

- Yếu tố cơ hội việc làm có tác động ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn
chuyên nghành Luật- kinh tế của sinh viên đại học.

- Yếu tố ứng dụng thực tế có tác động ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn
chuyên ngành Luật- kinh tế của sinh viên đại học

1.6. Ý nghĩa nghiên cứu (Mục đích nghiên cứu)

Việc nghiên cứu các yếu tố quyết định việc chọn chuyên ngành Luật kinh tế của sinh
viên Đại học Thương mại cho chúng ta biết được những yếu tố, những lý do làm ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết định chọn chuyên ngành Luật kinh tế của sinh viên Trường
Đại học Thương mại. Chúng ta có thể xem xét được tầm quan trọng của từng yếu tố và
sự tác động của các lý do đến từng nhóm cụ thể. Từ đó tìm ra giải pháp, định
hướng cho sinh viên để đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn chuyên
ngành của mình. Việc nghiên cứu này cung cấp một nguồn thông tin toàn diện, tổng
hợp và đáng tin cậy cho hoạt động giáo dục của Khoa, Trường trong thời gian đến.
Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu là cơ sở cho việc hoàn thiện và
triển khai hoạt động nghiên cứu về quyết định chọn ngành Luật kinh tế của sinh viên
trong những lần nghiên cứu sau này.

15
- Về thực tế: Việc nghiên cứu này góp một phần công sức nhỏ vào việc giúp cho các
bạn học sinh đang ở độ tuổi chuẩn bị thi đại học có thể định hướng được ngành nghề
mà mình sẽ lựa chọn. Các bạn sẽ xem xét được ngành Luật kinh tế có phù hợp với khả
năng, năng lực và sở thích của mình hay không. Từ đó đưa ra những quyết định đúng
đắn nhất trong việc xác định ngành nghề mà mình sẽ học sau này.

Như vậy, việc nghiên cứu các yếu tố quyết định chọn chuyên ngành Luật Kinh tế của
sinh viên Đại học Thương mại có ý nghĩa rất quan trọng.

1.7. Thiết kế nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2021 đến 11/2021

- Phạm vi không gian: Trường Đại học Thương Mại

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Đại học Thương Mại

- Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua bảng câu
hỏi thu nhập thông tin từ sinh viên, thông tin thu nhập được xử lý bằng phần mềm
SPSS.

Nghiên cứu định tính: Thông qua hoạt động thảo luận, thu thập ý kiến của các cá nhân
trong nhóm.

16
CHƯƠNG II: PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN
Vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục giáo dục là quá trình
được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức năng
lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học. Quyết định về một ngành mình sẽ
theo học sẽ quan trọng mức nào? Có lẽ bất kì ai cũng đều nhất trí rằng đây là một điểm
then chốt của cuộc đời. Thế nhưng phần lớn cũng phải thừa nhận rằng họ không hề ý
thức đầy đủ tầm quan trọng của nó trước đây. Sự lựa chọn thường hết sức may rủi, lý
do quyết định thường nông cạn và đến bây giờ bạn trẻ ngày nay khi đứng trước
ngưỡng cửa của sự lựa chọn ngành thường cũng không hiểu hết ý nghĩa này của quyết
định đầu đời này. Thời kì học cao đẳng hay đại học là giai đoạn quý báu của đời
người. Đó là thời gian tạo cho ta một khả năng chuyên môn về nghề nghiệp mà ai cũng
phải phải có. Với tay nghề đó con người làm việc, sáng tạo, lao động nhằm thỏa mãn
nhu cầu vật chất của đời người. Thời gian đó cũng là giai đoạn hình thành cơ sở nhận
thức và phán đoàn của mỗi người. Giáo trình đại học cung cấp cho ta những kiến thức,
mà quý báu hơn nó dạy cho sinh viên phương pháp luận để xử lý công việc. Thế nên
chọn ngành học chính là cái quyết định hết cả cuộc đời. Quyết định đó quá quan trọng
nên tại Việt nam nhiều bậc cha mẹ đã làm dùm luôn con cái. Ta vẫn thường nghe các
bậc phụ huynh nói tôi sẽ "cho" con học ngành này ngành kia. Còn các bạn trẻ nếu
được ai hỏi thích học tập những gì, thích làm ngành nghề gì trong tương lai, phần lớn
họ rất lung túng. Họ không biết chính xác họ muốn cái gì, dù trong một thời đại gọi là
" thế kỉ của thông tin” như ngày hôm nay. Lý do chính của "sự chủ động” của cha mẹ
cũng như sự lúng túng của bạn trẻ là ở chỗ tất cả mọi người đều nghĩ tới học ngành gì
để sau này có việc làm, có nghề nghiệp ở mức thu nhập cao. Đó là tiêu chi thật ra rất
chính đáng quan trọng bậc hot mà con người Việt Nam hay ở phương tây đặt ra như
nhau. Thế nhưng các nhà giáo dục và cha mẹ đều biết, khi bạn trẻ học đúng ngành
nghề mình yêu thích thì họ có say mê trong học tập, phát huy khả năng sớm, thành tựu
ngành học một cảnh xuất sắc. Đó chính là điều kiện tiên quyết để có một việc làm
xứng đáng có thu nhập cao và một công việc mà mình say mê thì có lẽ cuộc đời là một
chuỗi của những niềm vui. Các bạn trẻ của ta chịu một thiệt thòi, đó là quá bức xúc để
tìm kiếm một việc làm sáng giá nhất định. Dù vậy ta cần học một kinh nghiệm của giới
trẻ phương tây. Đó là, muốn có năng lực thực sự sinh viên phải yêu thích say mê môn
học của mình lấy nó lấy động cơ để học tập và sáng tạo. Về sau nó là niềm vui trong
nghề nghiệp kéo dài suốt một đời. Dĩ nhiên cuộc đời không luôn luôn cho phép ta
muốn gì được đó. Thế nhưng muốn được điều nổi trên trước hết bạn trẻ cần biết lắng
nghe chính mình, biết khám phá khả năng của mình. Dường như các bạn biết rõ xã hội
muốn gì, cha me muốn gì. Không phải dễ dàng phát hiện ra thiên hướng của mình. Thế
nhưng nó chỉ trả lời khi có ai hỏi nó. Có khi nói đến rất chậm, rồi tất cả đều đã trễ. Có
khi nó ko bao giờ lên tiếng. Tìm hiểu khả năng và trên hưởng của mình ko phải là cấu
kết luận giản đơn của một thời điểm nhất định, mà là một quá trình ngày càng kinh tế
song song, việc học và nghề nghiệp không phải là chuyên của một ngày, một buổi mà
là một cuộc hành trình với càng ngày càng nhiều cơ hội và khả năng. Cuối cùng, nghệ
thuật sống trong quá trình học tập và nghề nghiệp là theo đuổi ý thích và say mê của
mình một cách tối đa nhưng phải phù hợp với điều kiện khách quan cụ thể của đời
mình. Có khi bạn thực hiện được nhiều, có khi ít hơn, nhưng đã cố tâm và cảnh giác
thì bạn sẽ không đánh mất cơ may.

17
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Ngành

- Ngành là tập hợp của các nghề, ngành và nghề có đối tượng trong công việc, yêu cầu
đối với người lao động khá giống nhau và đều có chung mục đích hoạt động.

- Nhóm ngành là tập hợp của các ngành có đối tượng nghề nghiệp, yêu cầu với người
lao động khá giống nhau, nhưng có mục đích hoạt động khác nhau. Các ngành trong
từng nhóm ngành thường hướng tới một trong ba loại mục đích sau:

(1) Nhận thức đối tượng như các nghề thanh tra viên, điều tra viên, KCS (kiểm tra chất
lượng sản phẩm), kiểm toán viên...;

(2) Mục đích biến đổi đối tượng như các nghề sư phạm, bác sĩ, sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, thủ công nghiệp...;

(3) Mục đích phát hiện, khám phá những cái mới như nhà khoa học, nhà sáng tác văn
học nghệ thuật, nhà thiết kế thời trang...)
2.1.2. Chuyên ngành

Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên
sâu của một ngành đào tạo (theo Khoản 4 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012). Trong
đó, ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một
lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều
chuyên ngành đào tạo. (Khoản 3 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012)
2.1.3. Hành vi chọn ngành

Hành vi chọn ngành là hành vi mà cá nhân thể hiện trọng việc tìm kiếm, lựa chọn, sử
dụng, đánh giá ngành học mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn mong ước, nhu cầu cá nhân
của họ.
2.2. Lý thuyết về lựa chọn

Lí thuyết lựa chọn (Choice Theory) hay quyết định lựa chọn có thể được tiếp cận theo
các quan điểm khác nhau. Tùy theo quan điểm của các nhà kinh tế, xã hội học, hay
tâm lý học mà có cách biện luận riêng, có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

- Một là, theo quan điểm của các nhà kinh tế, hành vi lựa chọn của con người nói chung
bị ảnh hưởng bởi “động cơ đồng tiền” (Crossman, 2010) điều này có nghĩa là họ luôn
quan tâm đến các cơ hội để gia tăng lợi nhuận, luôn cân nhắc để so sánh chi phí và lợi
ích trước mỗi quyết định lựa chọn...Vì nguồn lực là khan hiếm, do vậy con người cần
sử dụng nguồn lực đó để sản xuất, phân phối và sử dụng những hàng hóa và dịch vụ
thật hiệu quả. Theo lý thuyết này, mỗi cá nhân là nhà đầu tư. Họ đầu tư vào chuyên
ngành học để tìm kiếm, hi vọng được lợi ích cao hơn sau những năm học tập. Theo
Becker (1993) sự đầu tư vào con người bao gồm đào tạo phổ cập trong nhà trường và
đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc. Lý thuyết đầu tư vốn con người dựa trên

18
lý thuyết mong đợi và lựa chọn hợp lý. Mỗi cá nhân khi lựa chọn chuyên ngành học
đều dựa trên những so sánh về lợi ích mong đợi.

- Hai là, theo quan điểm của các nhà xã hội học, Friedman và Hechter (1988) đã biện
luận, các cá nhân khi quyết định đều có chủ ý và mục đích riêng, họ luôn cân nhắc để
thu được lợi ích cao nhất. Hành vi ra quyết định lựa chọn của một cá nhân nào đó xảy
ra khi họ quan tâm đến hai yếu tố là “chi phí” và “thưởng”. Giá trị của giải thưởng
đóng vai trò quan trọng trong việc có hay không thực hiện hành vi. Nếu cá nhân cảm
nhận được hành vi sẽ được khen thưởng, ủng hộ hoặc đồng hành thì họ sẽ có xu hướng
hành động. Ngược lại sự xử phạt không mang lại hiệu quả và có giá trị tác động tiêu
cực. Bourdieu (1986) đã đề cập đến khái niệm “vốn văn hóa” được hiểu là kiến thức,
hành vi và nhân cách của một cá nhân, có thể được thừa kế từ bố mẹ hoặc thông qua
học hỏi sau đó dần dần hình thành đặc điểm riêng của mỗi người và phát triển hình
thành nên thói quen hay tập tính (habitus) của mỗi người. Vốn xã hội là một “mạng
lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, ít nhiều đã được
định chế hóa” và “khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó phụ thuộc vào
mức độ liên hệ rộng hay hẹp mà cá nhân có thể huy động được trong thực tế, và dựa
vào khối lượng vốn của từng người mà cá nhân có tương tác”. Nghĩa là khi quyết định
lựa chọn, con người thường chịu ảnh hưởng của các tác nhân xung quanh hoặc đặc
điểm riêng của mỗi người. Vì mỗi người có mạng lưới xã hội riêng (rộng hay hẹp),
hay mức độ tác động nhiều hay ít do vậy các quyết định có thể xảy ra hoặc không,
quyết định cũng có thể đúng hoặc sai nhưng đều thể hiện khát vọng và nhận thức riêng
về môi trường xung quanh mà học tự đánh giá và lựa chọn (Bourdieu &
Passeron, 1990). Như vậy, quyết định lựa chọn chuyên ngành học của mỗi cá nhân sẽ
được dựa trên những nhận thức riêng của mỗi người như đặc điểm vốn có của họ (sở
thích, khả năng, phong cách, năng lực...) và những tác động từ mạng lưới quan hệ
xung quanh của cá nhân như: lời khuyên của bố mẹ, thầy cô, bạn bè, sự ủng hộ, tán
dương của những người quan trọng…
Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý (Blau,1964; Coleman, 1973) là lý thuyết xây dựng
dựa trên cả quan điểm kinh tế và xã hội học. Với giả định rằng một cá nhân hoặc tổ
chức có các lựa chọn thay thế có sẵn cho phép họ lựa chọn một lựa chọn được coi là
tối ưu nhất . Có thể mô hình hóa như sau:
Utility = U (a1,a2,a3,...aj)
Trong đó: Utility là lợi ích; a1, a2... aj là các phương án có thể lựa chọn thay thế lẫn
nhau. Phương án tối ưu được lựa chọn trên cơ sở giả định cá nhân có đầy đủ thông tin
và họ cũng ưu tiên những phương án họ “thích” hoặc phù hợp hơn với nhu cầu của họ.
Homans (1961) cũng đã diễn đạt theo kiểu toán học như sau: khi lựa chọn trong số các
cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào sao cho tích của xác suất thành
công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất (C =
[P * V] = Max).

- Ba là, theo quan điểm của các nhà tâm lý học. Những nhà nghiên cứu theo quan điểm
này đã lập luận rằng con người dường như có những nhu cầu giống nhau, và mỗi cá
nhân có nhiều cách khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu đó. Ngay từ khi mới sinh ra
đời, con người đã có những hoàn cảnh đặc biệt có thể là đau buồn hoặc hạnh phúc. Do
có những khác biệt đó, nên họ phải tìm cách để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Vì
những khác biệt trong nhận thức và kinh nghiệm nên mỗi người lại có những ý tưởng
và kiến thức, hành động khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu đó của mình. Những
19
hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu rất đa dạng và phong phú nhằm phù hợp với hoàn
cảnh của mỗi người chẳng hạn có những cá nhân sống rất tích cực và luôn hài lòng với
mọi thứ, biết cách để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và dường như kiểm soát được hầu
hết các giai đoạn quan trọng của cuộc đời. Những nhận thức đó được phát triển thành
lý thuyết hành vi về sự lựa chọn và mỗi cá nhân sẽ dựa vào học thuyết này để tìm ra
các lựa chọn khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau.

Glasser (1998) là người phát triển lý thuyết lựa chọn (Choice theory) trong lĩnh vực
giáo dục. Ông khẳng định mọi hành vi đều có mục đích. Đó là nỗ lực tốt nhất vào từng
thời điểm với những kiến thức và kỹ năng hiện tại để đáp ứng một hoặc nhiều hơn các
nhu cầu cơ bản con người. Những nhu cầu có thể tăng lên theo thời gian.
2.3. Lý thuyết về quyết định lựa chọn của khách hàng và quyết định lựa
chọn chuyên ngành của sinh viên.

Hành vi lựa chọn/mua của khách hàng đã trở thành đề tài nghiên cứu phổ biến trong
nhiều lĩnh vực. Hành vi lựa chọn của khách hàng được khai thác ở nhiều khía cạnh bao
gồm các nghiên cứu về thái độ, hành động, phản ứng. Salomon và cộng sự (1995)
cùng nhiều nhà nghiên cứu khác đồng quan điểm khi cho rằng quyết định lựa chọn của
khách hàng là một quá trình lựa chọn, mua, sử dụng và đánh giá các sản phẩm dịch vụ
của cá nhân hoặc một nhóm người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.
Theo tác giả Trần Minh Đạo (2012), hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành
động mà người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi sản phẩm. Nói cách khác,
hành vi của người mua là một quá trình ra quyết định từ việc nhận biết nhu cầu, đến
tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và đánh giá sau khi mua.
Comegys và cộng sự (2006 ) mô tả quá trình quyết định mua được chia thành 5 giai
đoạn gồm: Nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án lựa chọn,
quyết định mua, đánh giá sau mua.

Đánh giá
Nhận thức Tìm kiến Quyết Đánh giá
các
nhu cầu thông tin
phương án
định chọn sau chọn

Hình 1.1: Quá trình ra quyết định mua/chọn (Nguồn Comegys và cộng sự 2006)
2.4. Mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh
của David.W.Chapman.

D.W.Chapman (1981) đã đề xuất một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại
học của các học sinh qua 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường
đại học của học sinh, đó là đặc điểm của gia đình, cá nhân học sinh và các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng như: các cá nhân, các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực
giao tiếp của trường đại học với các học sinh. Kết quả nghiên cứu của D.W. Chapman
đã được các nhóm khác sử dụng và phát triển để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.

20
Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W.
Chapman và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh:
2.4.1. Yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh

Theo D.W.Chapman, trong việc lựa chọn trường đại học, các học sinh bị tác động
mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình của chính họ. Sự ảnh
hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3 cách sau:

(1) Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học cụ thể nào đó là như
thế nào.
(2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên tham dự thi.
(3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường của học sinh.

Theo Hossler và Gallagher một lần nữa khẳng định ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ của
bố mẹ, sự ảnh hưởng của bạn bè cũng là một trong những ảnh hưởng mạnh đến quyết
định chọn trường của học sinh. Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher còn cho rằng ngoài
bố mẹ, anh chị và bạn bè, các cá nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng không nhỏ
đến quyết định chọn trường của học sinh. Xét trong điều kiện giáo dục của Việt Nam,
cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của học sinh chính là thầy cô
của các học sinh. Do vậy, gia đình, bố mẹ, anh chị, bạn thân và các thầy cô phổ thông
chính là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của học sinh.
2.4.2. Yếu tố về đặc điểm của trường đại học.

Trong nghiên cứu của mình, D.W.Chapman cho rằng các yếu tố cố định của trường đại
học như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá sẽ
có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. M.J. Burns và các cộng sự đã

21
bổ sung thêm một số M.J. Burns và các cộng sự đã bổ sung thêm một số các yếu tố về
đặc điểm của trường đại học có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Cụ thể hơn, yếu tố về học bổng, sự an toàn trong điều kiện ký túc xá, chất lượng của
sinh viên tại trường, mức độ nổi tiếng và uy tín của trường, tỉ lệ chọi đầu vào, điểm
chuẩn của trường và mức độ hấp dẫn của nghành học sẽ là những yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường của học sinh.
2.4.3. Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh

D.W.Chapman cho rằng các yếu tố của tự thân cá nhân học sinh là một trong những
nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của bản thân họ. Trong những
yếu tố đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh là hai yếu tố ảnh hưởng
lớn đến quyết định chọn trường đại học rõ nhất.
2.4.4. Yếu tố về cơ hội học tập cao hơn trong tương lai

D.W.Chpman và Cabrera và La Nasa đều đã khảo sát sự ảnh hưởng của sự mong đợi
về học tập trong tương lai đến quyết định chọn trường của học sinh.
2.4.5. Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai.

Theo Cabrera và La Nasa, ngoài mong đợi về việc học tập trong tương lai thì mong
đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường của học sinh. S.G.Wadhburn và các cộng sự còn cho rằng sự sẵn
sàng của bản thân cho công việc và cơ hội tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
2.4.6. Yếu tố đặc trưng giới tính của học sinh.

Mô hình nghiên cứu của Ruth E. Kallio còn cho thấy rằng giới tính cũng có tác động
đến quyết định chọn trường. Mức độ tác động của các nhóm yếu tố trực tiếp sẽ bị ảnh
hưởng không nhỏ của đặc trưng về giới tính của học sinh. Ruth E. Kallio cho rằng giới
tính khác nhau sẽ có mức độ tác động gián tiếp khác nhau lên quyết định lựa chọn
trường đại học của học sinh.

22
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tiếp cận nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp (định tính và định lượng). Cụ thể về
định tính nhóm sử dụng phiếu phỏng vấn, nghiên cứu thông qua người được phỏng
vấn nhằm thu thập được thông tin cần thiết và đào sau về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên đại học qua câu trả lời,
ngoài ra còn để điều chỉnh, bổ sung các thành phần và biến quan sát của mô hình
nghiên cứu. Về định lượng, nhóm nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát để đưa ra
thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các yếu tố
thông qua các quy trình: xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lí
dữ liệu bằng phần mềm SPSS và những phát hiện trong nghiên cứu được trình bày
theo ngôn ngữ thống kê. Người nghiên cứu sẽ đứng bên ngoài hiện tượng nghiên cứu
để tạo tính khách quan, dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí dữ liệu
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu:

- Phương pháp chọn mẫu của định lượng: nhóm nghiên cứu chọn 150 phiếu khảo sát
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

- Phương pháp chọn mẫu của định tính: nhóm chọn ra 20 phiếu phỏng vấn theo
phương pháp chọn mẫu theo mục đích.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Nhóm thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn

+ Phát phiếu khảo sát online cho sinh viên chuyên ngành kinh tế luật: Tức là gửi
phiếu điều tra lập trên google form cho các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế luật
trong danh sách bạn bè trên facebook và thực hiện khảo sát. Thu về 150 phiếu hợp lệ.

+ Phỏng vấn sinh viên chuyên ngành kinh tế luật qua phiếu phỏng vấn thu về 20
phiếu hợp lệ

- Nhóm chọn lọc dữ liệu thứ cấp thông qua các bài viết nhận xét về chuyên
ngành Luật kinh tế, các bài báo, các bài nghiên cứu khoa học về các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn chuyên ngành trước đó, các bài đánh giá về chọn chuyên
ngành, ...
3.2.3. Phương pháp xử lí dữ liệu:

Sau khi thu thập thông tin quá phiếu phỏng vấn và phiếu khảo sát nhóm nghiên cứu
bước đầu tổng hợp phiếu và sử lí sơ bộ để chọn lọc phiếu và ý kiến phù hợp với nghiên
cứu.

Đối với dữ liệu thứ cấp: chọn các đề bài, bài viết quan trọng, có liên quan và phân tính
kết quả nghiên cứu

23
Đối với dữ liệu sơ cấp: nhập dữ liệu vào excel sau đó đưa vào phần mềm SPSS để
phân tích thống kê mô tả, kiểm tra độ đáng tin cậy cronbach’s alpha, nhân tố khám phá
EFA, hồi quy.
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
3.3.1 Xử lí số liệu định tính:

Chọn lọc thông tin, kết hợp với các nghiên cứu trước để bổ sung, hoàn thiện mô hình
và bảng hỏi phục vụ cho việc khảo sát.
3.3.2 Xử lí số liệu định lượng:

Sau khi nhóm làm sạch dữ liệu thì nhóm bắt đầu thực hiện xử lí số liệu.

(1) Nhóm tiến hành phân tích thống kê mô tả: phân tích đơn giản qua excel, SPSS:
trung bình, trung vị, mode, phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên, giá trị min/
max

(2) phân tích chuyên sâu bằng SPSS.

- Phân tích nhân tố

+ đánh giá độ đáng tin cậy bằng phương pháp Cronbach Alpha

• Hệ số Cronbach’s alpha tổng (chung) > 0.6

• Hệ số tương quan biến – tổng > 0.3

+ đánh giá nhân tố đánh giá bằng phương pháp EFA

• Loại biến nếu phần chung < 0.4

• Phân tích đồng thời EFA cho toàn bộ các tiêu chí đo lường với phép quay góc
Varimax với tiêu chí eigenvalue > 1.0 và phương sai được giải thích > 0.5 để tìm ra
các nhân tố đại diện cho các biến.

+ phân tích quy hồi: tuyến tính đa biến.

24
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ
4.1 Kết quả phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn
chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn qua phiếu phỏng vấn 20 sinh viên đang theo
học chuyên ngành kinh tế luật. Trong đó, phần lớn sinh viên lựa chọn chuyên ngành
kinh tế luật vì những lí do sau:
- Có 10/20 người được phỏng vấn nói rằng yếu tố người thân ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn chuyên ngành Luật kinh tế. Người thân thông qua nghững cuộc trò
chuyện phân tích, tư vấn, truyền cảm hứng tới bản thân và giúp bản thân mình có
những hiểu biết về chuyên ngành luật kinh tế. Khi lựa chọn nguyện vọng ngành theo
học, đa số đều được người thân giới thiệu về một số ngành để theo học. Một vài anh
chị thân thiết đang theo học chuyên ngành này hoặc đã có những thành công khi lựa
chọn chuyên ngành giúp tôi tư duy và lựa chọn chuyên ngành này.
- Có 13/20 người được phỏng vấn nói rằng: chuyên ngành luật kinh tế là chuyên ngành
yêu thích, phù hợp với năng lực của bản thân. Một bạn chia sẻ: “từ khi học các môn
liên quan đến luật pháp tôi bắt đầu hứng thú với ngành này” và khi tìm hiểu tôi phát
hiện bản thân có năng lực phù hợp với chuyên ngành này vì vậy bản thân đã quyết
định lực chọn theo học chuyên ngành luật kinh tế. Khi được theo học chuyên ngành
bản thân tích và phù hợp với năng lực giúp bản thân vui vẻ, đam mê và nhiệt huyết
theo đuổi chuyên ngành luật kinh tế.
- Có 19/20 người được phỏng vấn nói rằng cơ hội việc làm của chuyên ngành Luật
kinh tế rất rộng mở trong tương lai. Luật kinh tế mở ra nhiều cơ hội việc làm cả về
ngành luật và ngành kinh tế. Theo học chuyên ngành luật kinh tế mở ra nhiều cơ hội
việc làm về ngành luật và ngành kinh tế, một số công việc như: tư vấn pháp lí kinh tế,
một bạn nữ có nhận xét “Cơ hội việc làm của ngành sẽ thực sự rộng mở vì hội nhập sẽ
giúp cho các công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn đồng nghĩa
với việc vai trò của những người tư vấn pháp lý kinh tế sẽ được nâng cao và vấn đề
chuyên môn cũng cần được chắc chắn hơn.”, công việc luật sư, thư kí, nhân viên pháp
chế doanh nghiệp,…
- Có 18/20 người được phỏng vấn đồng ý rằng trong quá trình học tập, chuyên ngành
luật kinh tế tạo nhiều cơ hội học tập, cụ thể là những kiến thức chuyêng ngành luật,
chuyên ngành kinh tế, học tập những kĩ năng khác phát triển năng lực của bản thân: có
kiến thức, tư duy về cả pháp luật và kinh tế, phát triển khả năng tư duy nhạy bén, khả
năng phản biện.
- Có 19/20 người được phỏng vấn nói rằng chuyên ngành luật kinh tế có tính ứng dụng
thực tế cao, giúp bản thân có tư duy về những sự việc trong cuộc sống đúng đắn, phù
hợp với luật pháp. Hơn cả thế, nó còn giúp ta bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình,
cũng như hiểu được các yếu tố trong nền kinh tế, sự vận hành của nó. Ở thời đại hiện
nay thì kinh tế là một thứ không thể thiếu trong một quốc gia, nên không phải quá
phóng đại nếu nói luật kinh tế giúp về hầu hết mọi mặt trong đời sống xã hội. những
kiến thức chuyên ngành luật kinh tế đen lại giúp bản thân có thể phân thích tính đúng

25
đắn, phù hợp trong các hoạt động thường ngày, bảo vệ quyền lợi của bản thân, gia
đình, doanh nghiệp, …
- Có 17/20 người được phỏng vấn nói rằng xu hướng là điều kiện để chọn chuyên
ngành Luật kinh tế. Chính độ hot của chuyên ngành đã giúp bản thân có thể hiểu hơn.
Trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp đầu tư vào và cần có
nguồn nhân lực giúp họ tư vấn, phân tích tình hình luật nói chung và luật kinh doanh,
thương mại nói riêng. Vì thế nhu cầu về nguồn lực của chuyên ngành luật kinh tế đang
ngày càng cao. Tuy nhiên việc chọn chuyên ngành luật kinh tế theo xu hướng cũng
đem lại một số hạn chế như thừa nguồn nhân lực trong tương lai, chạy theo số đông
mà không quá hiểu biếu hay phù hợp với chuyên ngành luật kinh tế.
Như vậy, qua phân tích phiếu phỏng vấn đã giúp cho nhóm nghiên cứu có tầm nhìn
rộng hơn về những yếu tố tác động tới chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên, từ đó
hoàn thiện bảng khảo sát và phân tích sâu hơn về những yếu tố tác động.
4.2. Kết quả phân tích mô tả (Xử lí định lượng)
Nghiên cứu được tiến hành điều tra và đã thu được 144 phiếu hợp lệ cho phân tích
thống kê, từ đó cho biết thông tin về các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến quyết
định chọn chuyên ngành Luật – Kinh Tế của sinh viên Đại học Thương mại.
4.2.1. Thống kê theo ngành học:

STT Sinh viên ngành Lượt bình chọn Phần trăm

1 Kinh tế Luật 144 100

Tổng 144 100

Bảng 4.1: Bảng thông kê theo ngành học

Trong 144 người được khảo sát thì tất cả 144 người đều học chuyên ngành Luật –
Kinh Tế, chiếm 100%.

26
Anh/chị là sinh viên ngành?

Kinh tế Luật
100%

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thống kê theo chuyên ngành học

4.2.2. Thống kê theo giới tính:

STT Giới Tính Lượt bình chọn Phần trăm Xếp hạng
1 Nam 34 23.6 2
2 Nữ 102 70.8 1
3 Không xác định 8 5.6 3
Tổng 144 100
Bảng 4.2: Bảng thống kê theo giới tính

Giới tính của anh/chị?


5.60%

23.60%
Nam
Nữ
Không xác định

70.80%

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thống kê theo giới tính


27
Nhận xét: Qua thống kê trong mẫu quan sát, có số lượng nữ khảo sát nhiều hơn số nam
giới, cụ thể: nam chiếm 23.6% (34 người), nữ chiếm 70.8% (102 người). Điều này một
phần cũng do số sinh viên nữ theo học chuyên ngành Luật – Kinh Tế nhiều hơn số
sinh viên nam theo học chuyên ngành này trong trường Đại học Thương Mại. Và 5.6%
(8 người) sinh viên không muốn tiết lộ thông tin về giới tính.
4.2.3. Thống kê theo năm học ở đại học:
STT Sinh viên năm Lượt bình chọn Phần trăm Xếp hạng
1 Năm nhất 6 4.2 3
2 Năm hai 126 87.5 1
3 Năm ba 4 2.8 4
4 Năm bốn 8 5.6 2
Tổng 144 100
Bảng 4.3: Bảng thống kê theo năm học

Anh/chị là sinh viên năm mấy?


2.80%
5.60% 4.20%

Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm bốn

87.50%

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thống kê theo năm học đại học


Nhận xét: Qua thống kê mô tả, có các loại đối tượng phân bổ từ sinh viên năm nhất
đến sinh viên năm thứ tư. Trong đó, sinh viên năm hai chiếm tỷ lệ phần trăm chủ yếu,
lớn nhất (chiếm 87,5%), thấp hơn là sinh viên năm bốn (chiếm 5,6%), cuối cùng là hai
tỷ lệ nhỏ thuộc về những anh chị năm ba và tân sinh viên, cụ thể là sinh viên năm ba
(chiếm 2,8%) và sinh viên năm nhất (chiếm 4,2%), qua đó có thể thấy rằng sinh viên
năm hai là đối tượng được quan tâm và tiếp cận nhiều nhất trong qua trình nghiên cứu.

28
4.2.4. Thống kê theo mức độ tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn ngành
luật kinh tế:

STT Anh chị có tìm hiểu kĩ trước Lượt bình Phần trăm Xếp
khi lựa chọn chuyên ngành chọn hạng
học của mình

1 Có 105 72.9 1

2 Không 39 27.1 2

Tổng 144 100


Bảng 4.4: Bảng thống kê theo mức độ tìm hiểu

Anh chị có tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn


chuyên ngành học của mình

27.10% Có
không

72.90%

Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thống kê theo mức độ tìm hiểu


Nhận xét: Qua thống kê mô tả có đa phần sinh viên đều tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn
chuyên ngành học của mình. Cụ thể sinh viên tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn chuyên
ngành của mình đạt 72,9%, trong khi đó sinh viên không tìm hiểu kĩ trước khi lựa
chọn chuyên ngành chiếm 27,1%.

4.2.5 Thống kê theo phương tiện tiếp cận


29
STT Anh chị biết đến ngành luật kinh tế qua Lượt bình Phần Xếp
kênh truyền thông nào? chọn trăm hạng
1 Sách, báo, tạp chí, … 11 7.6 3
2 Internet, các trang mạng xã hội 98 68.1 1
3 Người thân, bạn bè 35 24.3 2
Tổng 144 100
Bảng 4.5: Bảng thống kê theo phương pháp tiếp cận

Anh chị biết đến ngành luật kinh tế qua kênh


truyền thông nào?

7.60%

24.30%

Sách, báo, tạp chí,…


Internet, các trang mạng xã hội
Người thân, bạn bè

68.10%

Biểu đồ 4.5. Biểu đồ thống kê theo phương tiện tiếp cận

Nhận xét: Qua thống kê mô tả cho thấy sinh viên biết đến ngành Luật – Kinh Tế thông
qua internet, các trang mạng xã hội chiếm phần lớn (68,1%) tiếp theo đó là thông qua
người thân, bạn bè(24,3%) cuối cùng ít nhất là qua sách, báo, tạp chí (7,6%)

4.2.6 Thống kê nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định lựa chọn
chuyên ngành luật kinh tế:

30
STT Nhân tố nào ảnh hưởng nhiều
nhất tới quyết định lựa chọn Lượt bình chọn Phần trăm Xếp hạng
chuyên ngành luật kinh tế của
anh chị
1 Cá nhân 63 43.8 1
2 Người thân 18 12.5 3
3 Xu hướng 8 5.6 6
4 Cơ hội học tập 9 6.3 5
5 Cơ hội việc làm 32 22.2 2
6 ứng dụng thực tế 12 8.3 4
7 Ý kiến khác 2 1.4 7
Tổng 144 100
Bảng 4.6: Bảng thống kê nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định lựa chọn
chuyên ngành luật kinh tế

Nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất tới


quyết định lựa chọn chuyên ngành luật
kinh tế của anh chị
1.40% Cá nhân
Người thân
Xu hướng
8.30% Cơ hội học tập
Cơ hội việc làm
22.20% 43.80% Ứng dụng thực tế
Ý kiến khác

6.30%
5.60%12.50%

Biểu đồ 4.6. Biểu đồ thống kê nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định lựa
chọn chuyên ngành luật kinh tế
Qua thống kê của mẫu quan sát, ta thấy yếu tố cá nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất tới
quyết định lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế (43,8%), sau đó là cơ hội việc làm cũng
gây ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế (22,2%), tiếp đó
là yếu tố người thân ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành (12,5%). Ngoài ra các yếu
tố khác cũng có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành như: ứng dụng thực tế (8,3%),
cơ hội học tập (6,3%), xu hướng (5,6%) và ý kiến khác (1,4%).

 Bảng thống kê mô tả các biến quan sát:


N Minimum Maximum Mean Stđ.Deviation
31
T.1 Anh/chị 144 1 1 1.00 .000
là sinh viên
ngành?
T.2 Anh chị 144 1 2 1.27 .446
có tìm hiểu
kĩ trước khi
lựa chọn
chuyên
ngành học
của mình?
T.3 Anh/chị 144 1 3 2.17 .542
có biết đến
ngành luật
kinh tế qua
kênh truyền
thông nào?
T.4 Nhân tố 142 1 6 2.75 1.985
nào ảnh
hưởng nhiều
nhất tới
quyết định
lựa chọn
chuyên
ngành luật
kinh tế của
anh chị?
CN1 144 1 5 3.37 .967
CN2 144 1 5 3.37 .867
CN3 144 1 5 3.38 .974
NT1 144 1 5 3.15 1.073
NT2 144 1 5 3.01 1.003
NT3 144 1 5 3.03 1.041
NT4 144 1 5 2.66 1.172
XH1 144 1 5 3.44 .944
XH2 144 1 5 3.29 .974
XH3 144 1 5 3.35 .935
CHHT1 144 1 5 3.72 .913
CHHT2 144 1 5 3.61 .902
CHHT3 144 1 5 3.88 .907
CHVL1 144 1 5 3.44 .914
CHVL2 144 1 5 3.63 .981
CHVL3 144 1 5 3.50 .853
CHVL4 144 1 5 3.81 .869
CHVL5 144 1 5 3.23 1.089
UDTT1 144 1 5 3.88 .892
UDTT2 144 1 5 3.94 .863
UDTT3 144 1 5 3.85 .900
32
UDTT4 144 1 5 3.93 .874
QDLC1 144 1 5 3.60 .847
QDLC2 144 1 5 3.85 .819
QDLC3 144 1 5 3.64 .958
Valid N 144
(listwise)

 Thống kê giải thích các biến của thang đo:


STT Tên biến Giải thích
1 CN1 Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp với sở thích của tôi.
2 CN2 Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp với năng lực của tôi
3 CN3 Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp với tính cáchcủa tôi
4 NT1 Gia đình có định hướng cho tôi về chuyên ngành luật kinh tế
5 NT2 Thầy cô đã định hướng cho tôi về chuyên ngành luật kinh tế
6 NT3 Những anh chị khóa trước/ bạn bè có tư vấn cho tôi về chuyên
ngành luật kinh tế
7 NT4 Tôi chọn luật kinh tế vì có người trong gia đình làm trong
ngành này
8 XH1 Luật kinh tế đang là ngành hot đối với sinh viên hiện nay
9 XH2 Tôi chọn ngành luật kinh tế theo xu hướng xã hội
10 XH3 Ngành luật kinh tế được rất nhiều người quan tâm và nhắc đến
trên các trang mạng xã hội
11 CHHT1 Tôi chọn ngành luật kinh tế để học tập và hiểu rõ về luật pháp
và kinh tế
12 CHHT2 Có nhiều cơ hội học liên thông khi tôi học luật kinh tế
13 CHHT3 Tôi được học cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề của những
chuyên gia trong ngành.
14 CHVL1 Nhu cầu nhân lực ngành luật kinh tế cao
15 CHVL2 Tôi muốn trở thành người tư vấn pháp luật về kinh tế
16 CHVL3 Luật kinh tế giúp tôi có cơ hội có mức lương tốt trong tương
lai
17 CHVL4 Luật kinh tế hỗ trợ rất tốt cho tôi khi tôi tham gia những hoạt
động kinh doanh.
18 CHVL5 Tôi muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước.
19 UDTT1 Học luật kinh tế giúp tôi có thể xử lý những tình huống xảy ra
trong kinh doanh và tránh những rủi ro
20 UDTT2 Học luật kinh tế giúp tôi có thể bảo vệ được bản thân và dùng
vốn hiểu biết của mình bảo vệ người thân, gia đình.
21 UDTT3 Trong những hoạt động mua bán dân sự tôi tự tin và không bị
dồn vào thế bị động, không đánh mất quyền và lợi ích của bản
thân.
22 UDTT4 Giúp tôi suy nghĩ và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống
một cách nhạy bén, nhìn nhận những vấn đề một cách khách
quan, tích cực.
33
23 QDLC1 Tôi cảm thấy hài lòng với những gì được học ở chuyên ngành
luật kinh tế
24 QDLC2 Tôi vẫn sẽ tiếp tục theo học ngành luật kinh tế
25 QDLC3 Tôi sẵn sàng giới thiệu cho người quen về chuyên ngành luật
kinh tế

4.3 Kết quả xử lí SPSS


4.3.1. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo:

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi
phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra
các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ &amp; Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay
không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ
lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến
quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng
&amp; Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh
giá độ tin cậy thang đo:

- Hệ số Cronbach’s alpha tổng (chung) >0,6.

- Hệ số tương quan biến-tổng >0,3.

Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu
chí:

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 (đây là
những

biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên

cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này).

- Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên
cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).

Tiến hành khảo sát 144 sinh viên trường ngành luật kinh tế Đại học Thương Mại, phân
tích độ tin cậy, ta thấy:

a) Thang đo nhân tố cá nhân

34
STT Biến quan sát Mô tả
1 CN1 Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp với sở thích của tôi
2 CN2 Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp với năng lực của tôi
3 CN3 Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp với tính các của tôi

 Thống kê độ tin cậy

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.881 3

 Thống kê tổng biến quan sát:

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
CN1 6.74 2.822 .809 .794
CN2 6.75 3.266 .755 .846
CN3 6.74 2.934 .750 .850

Nhận xét: Độ tin cậy của thang đo nhân tố cá nhân là 0,881- đạt giá trị (>0,6) và hệ số
tương quan biến- tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,750) cho thấy tất cả 3 biến quan
sát của thang đo này đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.

b) Thang đo nhân tố người thân.

STT Biến quan Mô tả


sát
1 NT1 Gia đình có định hướng cho tôi về chuyên ngành luật kinh tế
2 NT2 Thầy cô đã định hướng cho tôi về chuyên ngành luật kinh tế
3 NT3 Những anh chị khóa trước/ bạn bè có tư vấn cho tôi về chuyên
ngành luật kinh tế
4 NT4 Tôi chọn luật kinh tế vì có người trong gia đình làm trong ngành
này

 Thống kê độ tin cậy:


35
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.790 4

 Thống kê tổng biến quan sát

Item-Total Statistics
Corrected Item- Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
NT1 8.71 6.907 .579 .748
NT2 8.85 6.774 .678 .701
NT3 8.83 6.998 .589 .743
NT4 9.20 6.582 .560 .761

Nhận xét: Độ tin cậy của thang đo nhân tố người thân là 0,790- đạt giá trị (>0,6) và hệ
số tương quan biến- tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,560) cho thấy tất cả 4 biến
quan sát của thang đo này đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.

c) Thang đo nhân tố xu hướng

STT Biến quan Mô tả


sát
1 XH1 Luật kinh tế đang là ngành hot đối với sinh viên hiện nay
2 XH2 Tôi chọn ngành luật kinh tế theo xu hướng xã hội
3 XH3 Ngành luật kinh tế được rất nhiều người quan tâm và nhắc đến trên
các trang mạng xã hội

 Thống kê độ tin cậy:

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.751 3

 Thống kê tổng biến quan sát:


36
Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
XH1 6.65 2.692 .599 .646
XH2 6.80 2.889 .483 .778
XH3 6.74 2.573 .664 .569

Nhận xét: Độ tin cậy của thang đo nhân tố xu hướng là 0,751- đạt giá trị (>0,6) và hệ
số tương quan biến- tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,483) cho thấy tất cả 3 biến
quan sát của thang đo này đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.

d) Thang đo nhân tố cơ hội học tập

STT Biến quan Mô tả


sát
1 CHHT1 Tôi chọn ngành luật kinh tế để học tập và hiểu rõ về luật pháp và
kinh tế
2 CHHT2 Có nhiều cơ hội học liên thông khi tôi học luật kinh tế
3 CHHT3 Tôi được học cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề của những
chuyên gia trong ngành.

 Thang đo độ tin cậy

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.822 3

 Thống kê tổng biến quan sát

Item-Total Statistics
37
Corrected Item- Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
CHHT1 7.49 2.489 .742 .685
CHHT2 7.59 2.803 .612 .817
CHHT3 7.33 2.641 .678 .753

Nhận xét: Độ tin cậy của thang đo nhân tố cơ hội hoc tập là 0,822- đạt giá trị (>0,6) và
hệ số tương quan biến- tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,612) cho thấy tất cả 3 biến
quan sát của thang đo này đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.

e) Thang đo nhân tố cơ hội việc làm:

STT Biến quan Mô tả


sát
1 CHVL1 Nhu cầu nhân lực ngành luật kinh tế cao
2 CHVL2 Tôi muốn trở thành người tư vấn pháp luật về kinh tế
3 CHVL3 Luật kinh tế giúp tôi có cơ hội có mức lương tốt trong tương lai
4 CHVL4 Luật kinh tế hỗ trợ rất tốt cho tôi khi tôi tham gia những hoạt
động kinh doanh.
5 CHVL5 Tôi muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước.

 Thống kê độ tin cậy:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.793 5

 Thống kê tổng biến quan sát:

Item-Total Statistics

38
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
CHVL1 14.17 8.354 .574 .754
CHVL2 13.99 7.734 .647 .729
CHVL3 14.12 8.105 .698 .719
CHVL4 13.81 8.437 .601 .747
CHVL5 14.39 8.505 .399 .819

Nhận xét: Độ tin cậy của thang đo nhân tố cơ hội việc làm là 0,793- đạt giá trị (>0,6)
và hệ số tương quan biến- tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,399), tuy nhiên khi loại
biến CHVL5 ta thấy độ tin cậy của thang đo tăng cao, vậy nên ta loại biến CHVL5.

f) Thang đo nhân tố ứng dụng thực tế:

STT Biến quan Mô tả


sát
1 UDTT1 Học luật kinh tế giúp tôi có thể xử lý những tình huống xảy ra trong
kinh doanh và tránh những rủi ro
2 UDTT2 Học luật kinh tế giúp tôi có thể bảo vệ được bản thân và dùng vốn
hiểu biết của mình bảo vệ người thân, gia đình.
3 UDTT3 Trong những hoạt động mua bán dân sự tôi tự tin và không bị dồn
vào thế bị động, không đánh mất quyền và lợi ích của bản thân.
4 UDTT4 Giúp tôi suy nghĩ và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một
cách nhạy bén, nhìn nhận những vấn đề một cách khách quan, tích
cực.

 Thống kê độ tin cậy:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.882 4

 Thống kê tổng biến quan sát:

Item-Total Statistics

39
Corrected Item- Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
UDTT1 11.72 5.447 .712 .861
UDTT2 11.66 5.233 .818 .820
UDTT3 11.74 5.493 .688 .871
UDTT4 11.67 5.357 .763 .842

Nhận xét: Độ tin cậy của thang đo nhân tố ứng dụng thực tế là 0,882- đạt giá trị (>0,6)
và hệ số tương quan biến- tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,688) cho thấy tất cả 4
biến quan sát của thang đo này đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.

g) Kiểm định Crombach’s Alpha cho biến quyết định lựa chọn:
STT Biến quan Mô tả
sát
1 QDLC1 Tôi cảm thấy hài lòng với những gì được học ở chuyên ngành
luật kinh tế
2 QDLC2 Tôi vẫn sẽ tiếp tục theo học ngành luật kinh tế
3 QDLC3 Tôi sẵn sàng giới thiệu cho người quen về chuyên ngành luật
kinh tế
 Thống kê độ tin cậy:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.847 3

 Thống kê tổng biến quan sát:

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
QDLC1 7.49 2.503 .775 .731
QDLC2 7.24 2.769 .682 .819
QDLC3 7.45 2.333 .700 .810

Nhận xét: Độ tin cậy của thang đo cho biến quyết định lựa chọn là 0,847- đạt giá trị
(>0,6) và hệ số tương quan biến- tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,682) cho thấy tất
cả 3 biến quan sát của thang đo này đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá
EFA.

40
4.3.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, trong phần này ta
sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Nhân tố khám phá, gọi tắt là
EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F < k) các
nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số
lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với
nhau. Thay vì đi nghiên cứu 20 đặc điểm nhỏ của một đối tượng, chúng ta có thể chỉ
nghiên cứu 4 đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm lớn này gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự
tương quan với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn cho
người nghiên cứu.
Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, chúng ta đang đánh giá mối quan
hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, chứ không xem xét mối
quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở các nhân tố khác. Trong khi đó, EFA xem xét
mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện
ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố
từ ban đầu.
 Các tiêu chí trong phân tích EFA
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều
kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân
tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát
trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Chúng ta cần lưu ý, điều kiện cần để
áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau
của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Điểm này liên quan đến giá trị
hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có
ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét.
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến
quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố
trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1
mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là
phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng
được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị
mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao,
nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.
 Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 cho biến độc lập
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’
KMO and Bartlett's Test

41
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .906
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2047.98
Sphericity 4
df 210
Sig. .000

 Nhận xét:
- Kết quả của phân tích nhân tố khám phá cho thấy hệ số KMO = 0,906 > 0,5 nên
phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
- Trong kiểm định Bartlett’s: chỉ số Sig = 0,000 < 0,05, phân tích nhân tố khám phá
phù hợp đạt yêu cầu, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trong phạm vi tổng
thể.
- Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (% Comulative varlance) và giá trị
Eigenvalues
Total Variance Explained
Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings Loadings
Comp % of % of Cumulativ % of Cumulativ
onent Total Variance Cumulative % Total Variance e% Total Variance e%
1 9.798 46.656 46.656 9.798 46.656 46.656 6.27 29.874 29.874
4
2 2.535 12.069 58.725 2.535 12.069 58.725 3.66 17.446 47.320
4
3 1.117 5.319 64.044 1.117 5.319 64.044 3.51 16.724 64.044
2
4 .961 4.577 68.621
5 .761 3.626 72.247
6 .686 3.265 75.513
7 .642 3.056 78.568
8 .601 2.861 81.430
9 .509 2.422 83.852
10 .454 2.164 86.016
11 .411 1.959 87.975
12 .404 1.924 89.899
13 .345 1.642 91.541
14 .333 1.587 93.128
15 .323 1.539 94.668
16 .256 1.217 95.885
17 .231 1.101 96.986
18 .205 .978 97.963
19 .168 .800 98.764
42
20 .135 .644 99.408
21 .124 .592 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

 Nhận xét:
- Giá trị tổng phương sai trích = 64,044% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 3
nhân tố này giải thích 64,044% biến thiên của dữ liệu.
- Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (≥ 1), nhân tố thứ 3 có Eigenvalues
thấp nhất là 1.117 >1.

- Ma trận xoay nhân tố:


Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3
UDTT4 .809

UDTT2 .788

CHHT3 .770

CN1 .717
UDTT1 .709

CN3 .689
CN2 .689 .530
CHVL4 .654

UDTT3 .627

CHHT1 .622 .518

CHVL2 .594

CHVL3 .550

NT2 .833
NT3 .716
NT4 .710
NT1 .690
XH2 .594
43
CHVL1 .732

CHHT2 .702

XH1 .657
XH3 .572
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.a
a. Rotation converged in 8 iterations.

 Nhận xét: Ta loại biến CN2 và biến CHHT1 do chưa đạt yêu cầu.

 Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 cho biến độc lập
Sau khi loại biến CN2 và biến CHHT1:
- Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of .907
Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi- 1718.2
Sphericity Square 11
df 171

Sig. .000

 Nhận xét:
- Kết quả của phân tích nhân tố khám phá cho thấy hệ số KMO = 0,907 > 0,5
nên phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
- Trong kiểm định Bartlett’s: chỉ số Sig = 0,000 < 0,05, phân tích nhân tố khám
phá phù hợp đạt yêu cầu, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trong
phạm vi tổng thể.

- Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (% Comulative varlance) và giá
trị Eigenvalues

Total Variance Explained


Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of
ent Loadings Squared Loadings
44
% of Cumul
Varian Cumulativ % of Cumulativ % of ative
Total ce e% Total Variance e% Total Variance %
1 8.74 46.001 46.001 8.740 46.001 46.001 5.53 29.112 29.112
0 1
2 2.43 12.838 58.839 2.439 12.838 58.839 3.35 17.631 46.743
9 0
3 1.01 5.342 64.182 1.015 5.342 64.182 3.31 17.438 64.182
5 3
4 .894 4.703 68.885
5 .755 3.976 72.861
6 .657 3.458 76.319
7 .612 3.219 79.538
8 .522 2.746 82.284
9 .490 2.576 84.860
10 .423 2.228 87.088
11 .394 2.074 89.162
12 .377 1.984 91.146
13 .329 1.733 92.879
14 .324 1.707 94.585
15 .269 1.417 96.003
16 .236 1.243 97.246
17 .219 1.151 98.397
18 .168 .886 99.284
19 .136 .716 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

 Nhận xét:
- Giá trị tổng phương sai trích = 64,182% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có
thể nói rằng 3 nhân tố này giải thích 64,182% biến thiên của dữ liệu.
- Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (≥ 1), nhân tố thứ 3 có
Eigenvalues thấp nhất là 1.015 >1.

- Ma trận xoay nhân tố

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3

45
UDTT4 .876

UDTT2 .834

CHHT3 .802

UDTT1 .769

CHVL4 .709

UDTT3 .678

CHVL2 .637

CN1 .566
CHVL3 .561

CN3 .534
XH1 .743
CHVL1 .742

XH3 .710
CHHT2 .669

NT2 .850
NT4 .750
NT1 .704
NT3 .703
XH2 .619
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.a
a. Rotation converged in 5 iterations.
 Nhận xét:
Ma trận trên đã đảm bảo các biến được gom lại thành từng nhóm, và không có biến
nào tải ở cả hai nhân tố hay không có biến nào mà không có hệ số tải, hầu hết các biến
đều có hệ số tải lớn hơn 0.5
Trong đó: 10 biến hội tụ về nhân tố DL1 là: UDTT4, UDTT2, CHHT3, UDTT1,
CHVL4, UDTT3. CHVL2, CN1, CHVL3, CN3 ta đặt là: Ứng dụng thực tế
4 biến hội tụ về một nhân tố DL2 là: XH1, XH3, CHVL1, CHHT2 ta đặt là: Xu hướng
5 biến hội tụ về một nhân tố DL3 là: NT1, NT2, NT3, NT4, XH2 ta đặt là: Người thân
46
 Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến QDLC1, QDLC2, QDLC3
- Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .713
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 188.372
Sphericity df 3
Sig. .000
Nhận xét: Kết quả của phân tích nhân tố khám phá cho thấy hệ số KMO = 0,713
> 0,5 nên phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
- Trong kiểm định Bartlett’s: chỉ số Sig = 0,000 < 0,05, phân tích nhân tố khám
phá phù hợp đạt yêu cầu, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trong
phạm vi tổng thể
- Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (% Comulative varlance) và giá trị
Eigenvalues

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings
Componen % of Cumulative % of Cumulative
t Total Variance % Total Variance %
1 2.309 76.978 76.978 2.309 76.978 76.978
2 .418 13.922 90.900
3 .273 9.100 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
 Nhận xét:
- Giá trị tổng phương sai trích = 76,978% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 3
biến này giải thích 76,978% biến thiên của dữ liệu.
- Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố thứ nhất cao (≥ 1), cụ thể bằng 2.309

- Ma trận xoay nhân tố

Component
Matrixa

47
Componen
t
1
QDLC .908
1
QDLC .866
3
QDLC .858
2
Extraction Method:
Principal
Component
Analysis.
a. 1 components
extracted.
 Nhận xét:
Ma trận trên cho thấy các biến quan sát vẫn giữ nguyên một nhóm, các biến đều có
hệ số tải lớn hơn 0.5
Cả 3 biến đều hội tụ về 1 nhân tố PT là: QDLC1, QDLC2, QDLC3 ta vẫn giữ
nguyên tên gọi: Quyết định lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên

 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha cho nhân tố DL1, DL2, DL3
a) Nhóm biến quan sát DL1(Ở ma trân xoay Rotated Component Matrixa lần
2).

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.927 10

Item-Total Statistics

48
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
UDTT4 33.24 40.727 .746 .918

UDTT2 33.23 40.458 .785 .916

CHHT3 33.29 39.872 .796 .915

UDTT1 33.29 40.963 .706 .920

CHVL4 33.35 40.762 .748 .918

UDTT3 33.31 40.678 .725 .919

CHVL2 33.53 40.237 .693 .921

CN1 33.79 40.614 .671 .922


CHVL3 33.67 41.958 .646 .923

CN3 33.79 40.544 .671 .922

 Nhận xét:
Kết quả kiểm tra cho thấy. Hệ số Cronbach's Alpha = 0.927 > 0.6 nên đạt yêu cầu về
độ tin cậy. Các biến quan sát đều có Corrected Item-Total Correlation (hệ số tương
quan biến tổng) lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến này được giữ lại cho việc phân tích
nhân tố khám phá.
b) Nhóm biến quan sát DL2 (Ở ma trân xoay Rotated Component Matrixa lần
2).

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.855 4

Item-Total Statistics

49
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
XH1 10.41 5.474 .714 .809
CHVL1 10.41 5.572 .722 .806

XH3 10.50 5.650 .675 .825


CHHT2 10.24 5.766 .680 .823

 Nhận xét:
Kết quả kiểm tra cho thấy. Hệ số Cronbach's Alpha = 0.855 > 0.6 nên đạt yêu cầu về
độ tin cậy. Các biến quan sát đều có Corrected Item-Total Correlation (hệ số tương
quan biến tổng) lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến này được giữ lại cho việc phân tích
nhân tố khám phá.

c) Nhóm biến quan sát DL3 (Ở ma trân xoay Rotated Component Matrixa lần
2).

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.819 5

Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
NT2 12.14 10.666 .680 .764
NT4 12.49 10.406 .576 .796
NT1 12.00 10.783 .595 .788
NT3 12.12 10.776 .625 .779
XH2 11.86 11.323 .588 .790

 Nhận xét:
Kết quả kiểm tra cho thấy. Hệ số Cronbach's Alpha = 0.819 > 0.6 nên đạt yêu cầu về
độ tin cậy. Các biến quan sát đều có Corrected Item-Total Correlation (hệ số tương

50
quan biến tổng) lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến này được giữ lại cho việc phân tích
nhân tố khám phá.
4.3.3 Phân tích quy hồi
a/ Lần 1

Model Summaryb
Mode R Adjusted R Std. Error of Durbin-
l R Square Square the Estimate Watson
a
1 .826 .682 .675 .43749 1.679
a. Predictors: (Constant), DL3, DL1, DL2
b. Dependent Variable: PT
 Nhận xét:
Kiểm tra độ phù hợp của mô hình, hệ số Adjusted R Square = 0,675 > 0,5 nên mô
hình có ý nghĩa... Hệ số R2 hiệu chỉnh nhỏ hơn R2 (0. 682) vì vậy dùng hệ số R
Square để đánh giá mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp
của mô hình. Với hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0. 675 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến
tính đã được xây dựng phù hợp với tệp dữ liệu là 67,5 %. Nói cách khác 67,5 % biến
thiên ảnh hưởng của quyết định chọn ngành Luật - Kinh tế của sinh viên được giải
thích bằng 3 nhân tố.

ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regressio 57.407 3 19.136 99.976 .000b
n
Residual 26.796 140 .191
Total 84.203 143
a. Dependent Variable: PT
b. Predictors: (Constant), DL3, DL1, DL2
 Nhận xét:
Xét giá trị F để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy, giá trị F là 99.976
với giá trị Sig là 0.000 < 0.05, mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ
liệu và sử dụng được.

51
Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Toleranc
Model B Std. Error Beta t Sig. e VIF
1 (Constant .313 .207 1.509 .134
)
DL1 .594 .076 .546 7.773 .000 .460 2.17
4
DL2 .326 .074 .328 4.394 .000 .408 2.45
1
DL3 .015 .053 .016 .287 .774 .743 1.34
6
a. Dependent Variable: PT

 Nhận xét:
Giá trị Sig của biến kiểm định t ≤ 0.05 thì biến độc lập có sự tác động lên biến phụ
thuộc. Nên biến độc lập DL1, DL2 tác động mạnh mẽ lên biến phụ thuộc quyết
định. Biến DL3 có chỉ số sig >0.05 nên ta loại biến DL3 và chạy quy hồi lần 2.

b/ Lần 2

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of Durbin-
Model R R Square Square the Estimate Watson
1 .826a .682 .677 .436 1.664
a. Predictors: (Constant), DL2, DL1
b. Dependent Variable: PT

 Nhận xét:
Kiểm tra độ phù hợp của mô hình, hệ số Adjusted R Square = 0,677 > 0,5 nên mô hình
có ý nghĩa... Hệ số R2 hiệu chỉnh nhỏ hơn R2 (0. 682) vì vậy dùng hệ số R Square để
đánh giá mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.
Với hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0. 677 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính đã được xây
dựng phù hợp với tệp dữ liệu là 67,7 %. Nói cách khác 67,7 % biến thiên ảnh hưởng
của quyết định chọn ngành Luật Kinh tế của sinh viên được giải thích bằng 2 nhân tố.

52
ANOVAa
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 57.391 2 28.695 150.905 .000b
Residual 26.812 141 .190
Total 84.203 143
a. Dependent Variable: PT
b. Predictors: (Constant), DL2, DL1

 Nhận xét:
Xét giá trị F để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy, giá trị F là 150.905
với giá trị Sig là 0.000 < 0.05, mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ
liệu và sử dụng được.

Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Toleranc
Model B Std. Error Beta t Sig. e VIF
1 (Constant .330 .198 1.663 .099
)
DL1 .595 .076 .547 7.822 .000 .461 2.168
DL2 .334 .070 .335 4.792 .000 .461 2.168
a. Dependent Variable: PT

 Nhận xét:

Giá trị Sig của biến kiểm định t ≤ 0.05 thì biến độc lập có sự tác động lên biến phụ
thuộc và chúng đều có ý nghĩa với mô hình nghiên cứu. Nên biến độc lập DL1, DL2
vẫn tác động mạnh mẽ lên biến phụ thuộc quyết định.

Các hệ số phóng đại phương sai VIF đều có giá trị lớn hơn 2, chứng tỏ mô hình hồi
quy có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. (Do đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo
Likert nên khi VIF nhỏ hơn 2 sẽ không xảy ra đa cộng tuyến).

Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biển độc lập đưa vào phân tích
hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy
chuẩn hóa Beta, sự ảnh hưởng được xếp thứ tự giảm dần là: ứng dụng thực tế (0,595);
xu hướng (0,334).

53
Hình 4.7 Biểu đồ Histogram

Giá trị trung bình Mean = 2.42E-15 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.993 gần bằng 1,
như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả
thiết phân phối của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.8 Biểu đồ P-P Plot

Các điểm phân vị trong phân phối của phần du tập trung thành 1 đường chéo, như vậy
giả định phân phối chuẩn của phân dư không vi phạm.

54
Hình 4.9 Biểu đồ Scatterplot

Phần dư chuẩn hoá phân bổ tập trung xung quanh đường hoành độ 0, do vậy quan hệ
tuyến tính không bị vi phạm.

THANG ĐO CHÍNH THỨC

Mã biến Biến quan sát

Ứng dụng thực tế (DL1), gồm 8 biến quan sát

UDTT1 Học luật kinh tế giúp tôi có thể xử lý những tình huống xảy ra trong
kinh doanh và tránh những rủi ro

UDTT2 Học luật kinh tế giúp tôi có thể bảo vệ được bản thân và dùng vốn
hiểu biết của mình bảo vệ người thân, gia đình.

UDTT3 Trong những hoạt động mua bán dân sự tôi tự tin và không bị dồn
vào thế bị động, không đánh mất quyền và lợi ích của bản thân.

UDTT4 Giúp tôi suy nghĩ và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một
cách nhạy bén, nhìn nhận những vấn đề một cách khách quan, tích
cực.

CN1 Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp với sở thích của tôi.

55
CN3 Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp với tính cáchcủa tôi

CHVL2 Tôi muốn trở thành người tư vấn pháp luật về kinh tế

CHVL4 Luật kinh tế hỗ trợ rất tốt cho tôi khi tôi tham gia những hoạt động
kinh doanh.

Xu hướng (DL2), gồm 4 biến quan sát

XH1 Luật kinh tế đang là ngành hot đối với sinh viên hiện nay

XH3 Ngành luật kinh tế được rất nhiều người quan tâm và nhắc đến trên
các trang mạng xã hội

CHHT2 Có nhiều cơ hội học liên thông khi tôi học luật kinh tế

CHVL1 Nhu cầu nhân lực ngành luật kinh tế cao

Quyết định lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên (PT), gồm 3 biến
quan sát

QDLC1 Tôi cảm thấy hài lòng với những gì được học ở chuyên ngành luật
kinh tế

QDLC2 Tôi vẫn sẽ tiếp tục theo học ngành luật kinh tế

QDLC3 Tôi sẵn sàng giới thiệu cho người quen về chuyên ngành luật kinh tế

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC SAU KHI ĐIỀU CHỈNH

ỨNG DỤNG THỰC TẾ


QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CHUYÊN
NGÀNH LUẬT KINH TẾ CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC 56
XU HƯỚNG
Hình 4.10 Mô hình sau khi phân tích.

Beta có 2 biến độc lập tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc đó là ứng dụng thực tế
và xu hướng. Từ bảng trên, ta viết được phương trình hồi quy chuẩn hóa:

Quyết định lựa chọn học ngành luật kinh tế của sinh viên của sinh viên
=0,595*UDTT + 0,334*XH

4.4 So sánh kết quả định tính và định lượng:


 Giống:
Sau khi phân tích định lượng chúng ta có 2 nhóm nhân tố chính quyết định việc lựa
chọn chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên
- Về yếu tố người thân thì đây là nhóm câu hỏi có sự đồng tình ít nhất (10/20) trong
các nhóm câu hỏi ở phần định tính. Ở phần kết quả phân tích định lượng nhóm yếu
tố người thân cũng bị loại bỏ ở lần hồi quy thứ 2. Điều này cho thấy yếu tố người
thân đóng không phải là yếu tố quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên.
- Về yếu tố Ứng dụng thực tế thì đây là yếu tố mạnh nhất tác động thuận chiều lên
quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên, với 19/20 sự đồng tình từ kết quả
nghiên cứu định tính và sự chiếm tỉ lệ cao nhất trong phương trình hồi quy.
- Cũng như yếu tố Ứng dụng thực tế thì yếu tố xu hướng cũng là yếu tố có ảnh
hưởng thuận chiều đến quyết định lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế với 17/20 sự
đồng tình ở kết quả định tính và sự góp mặt trong phương trình hồi quy.
 Khác:
- Yếu tố cá nhân trong tỉ lệ ảnh hưởng quyết định lựa chọn chuyên ngành qua quá
trình tổng hợp phiếu hỏi định tính chiếm 43.80% cao vượt trội so với những yếu tố
khác, tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu định tính chỉ có 13/20 tỉ lệ đồng tình. Có
thể do khi được trả lời phỏng vấn và suy nghĩ kĩ càng cùng những câu hỏi có tính
chất đi sâu thì yếu tố cá nhân đã được cân nhắc kĩ hơn.
- Về yếu tố người thân, qua kết quả phỏng vẫn cho thấy có 10/20 người được phỏng
vấn nói rằng yếu tố người thân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành
Luật kinh tế, chiếm 50%. Đối với khảo sát, con số là 12.5% xếp thứ 3 sau các yếu
tố cá nhân và cơ hội việc làm. Vậy trong khảo sát yếu tố này được đánh giá là cao
hơn so với phỏng vấn.
- Xét về cơ hội việc làm của chuyên ngành Luật kinh tế, có tổng số 19/20 phiếu
phỏng vấn đồng ý, tức chiếm gần như tuyệt đối trong số những người được phỏng
vấn và đứng đầu trong số những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên
ngành Luật kinh tế của sinh viên. Cũng là yếu tố này nhưng ở khảo sát chiếm
22.2% và xếp thứ 2 sau yếu tố được ưu tiên hàng đầu là cá nhân. Nhìn chung về
yếu tố này, tuy có sự chênh lệch về con số khá lớn giữa 2 phương thức nghiên cứu

57
nhưng cơ hội việc làm vẫn được xem là yếu tố chiếm tỷ lệ cao trong việc quyết
định lựa chọn của sinh viên.
- Tương tự với cơ hội việc làm thì ứng dụng thực tế trong nghiên cứu định tính cũng
chiếm 19/20 phiếu phỏng vấn song với khảo sát thì con số chỉ dừng ở 12 trên tổng
số 144 phiếu khảo sát. Từ đó ta nhận thấy sự chênh lệch giữa phỏng vấn và khảo
sát về cùng một yếu tố (với phỏng vấn thì ứng dụng thực tế có số phiếu gần như
tuyệt đối còn trong khảo sát chỉ chiếm 8.3% và xếp hạnh tầm trung – hạng 4).
- Về cơ hội học tập, kết quả cho thấy có đến 18/20 người được phỏng vấn đồng ý
rằng trong quá trình học tập, chuyên ngành luật kinh tế tạo nhiều cơ hội học tập.
Nhưng với khảo sát, chỉ có 9/144 phiếu khảo sát lựa chọn cơ hội học tập (6.3%).
- Xu hướng có thể được xem là yếu tố có sự chênh lệch lớn giữa phỏng vấn và khảo
sát khi có 17/20 phiếu phỏng vấn đồng ý nhưng lại chỉ có 8/144 phiếu khảo sát (tức
xếp hạng gần cuối). Có thể nói, trong phỏng vấn người được phỏng vấn do không
bắt buộc phải lựa chọn yếu tố ảnh hưởng nhất đến quyết định của bản thân nên tất
yếu xu hướng vẫn chiếm 1 vị trí khá lớn song với khảo sát chỉ được chọn 1 yếu tố
nên xu hướng vẫn chưa thực sự là yếu tố hàng đầu.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

Từ những kết quả sau khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn
chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên Đại học Thương Mại, có thể rút ra một
số kết luận như sau.

Mô hình mới có thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu. Mô hình mới được rút
ngắn từ mô hình đề xuất giúp cho mô hình gọn gàng hơn. Mô hình đề xuất ban
đầu gồm 6 yếu tố còn mô hình sau khi rút gọn chỉ gồm 2 nhân tố đã được rút
ngắn từ các nhân tố ban đầu. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động khác nhau
của từng nhân tố tới việc lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế. Nhân tố ứng dụng
thực tế và xu hướng tác động nhiều nhất tới quyết định chọn ngành. Qua nghiên
cứu đã giải đáp được những thắc mắc và thỏa mãn được mục tiêu cứu.

Kết quả phân tích đã cho thấy sinh viên lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế chủ
yếu xuất phát từ ứng dụng thực tế của ngành này và xu hướng của xã hội. Sinh
viên có tầm nhìn xa và kỳ vọng cho tương lai của mình, họ nhận thấy rằng
58
ngành luật kinh tế đang ngày càng có nhu cầu về nguồn lực trong hiện tại và
tương lai. Sinh viên mong muốn được ứng dụng những điều được học ở nhà
trường vào đời sống, công việc của bản thân.

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển thì ngành luật kinh tế đang tạo ra
nhiều cơ hội việc làm mà được nhiều người lựa chọn theo học. Luật Kinh tế là
một trong những nhóm ngành thuộc khối ngành Kinh tế đồng thời cũng là một
bộ phận của Pháp luật về Kinh tế ra đời nhằm điều chỉnh và giải quyết các tranh
chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của
các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương. Vì tính cần thiết trong
hoạt động kinh doanh nên nhân lực của ngành luật kinh tế ngày càng được quan
tâm trong thị trường lao động và được nhiều sinh viên lựa chọn theo học. Bên
cạnh việc chọn ngành bắt kịp xu thế của thị trường cũng cần phải chú trọng vào
công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành luật kinh tế.

5.2. Kiến nghị và đề xuất


Đối với sinh viên: Sinh viên lựa chọn ngành học nói chung và ngành Luật kinh
tế nói riêng cần phải căn cứ vào sở thích của mình. Sinh viên cần xác định mình
thích gì, muốn gì để đảm bảo khi đã đưa ra quyết định sẽ hài lòng với quyết định
của mình. Để đưa ra quyết định đúng đắn, sinh viên cần nghiên cứu kỹ những
thông tin liên quan đến ngành học, cơ sở đào tạo (điểm tuyển sinh, địa điểm học,
điều kiện học tập, đi lại và nơi ở để học tập, mức học phí, thời hạn đóng học
phí). Tất cả những thông tin này, Nhà trường đều công bố rộng rãi, đầy đủ và
chính xác trong quá trình tư vấn tuyển sinh cũng như những kênh thông tin
tuyên truyền như: Website nhà trường, Facebook, Zalo, báo đài... sinh viên hoàn
toàn có thể tiếp cận theo nhiều phương thức khác nhau. Đồng thời, sinh viên có
thể tham khảo ý kiến các cựu sinh viên của Trường qua các buổi họp mặt cựu
sinh viên, giao lưu sinh viên, họp mặt kỷ niệm ngày ra trường tại các trường phổ
thông, … để hiểu rõ hơn.
Đối với Trường Đại học Thương mại: Nhà trường có thể triển khai các buổi tư
vấn nghề nghiệp cho sinh viên để giúp sinh viên hiểu rõ tình hình thực tế cơ hội
nghề nghiệp của các ngành học, các yêu cầu về công việc của các ngành, đồng
thời giới thiệu các ngành đang cần nguồn nhân lực lớn, cũng như cơ hội của các
ngành khác để sinh viên có thể chọn lọc thêm ngành học song song nếu đang
chọn trái ngành nhằm tăng khả năng tìm được việc làm trong tương lai. Nhà
trường cần tích cực tuyên truyền các thông tin liên quan đến cơ hội nghề nghiệp
và đặc thù công việc ngành Luật kinh tế với sinh viên và các thí sinh dự thi.
Đối với các trường THPT:
-Thứ nhất, thăm dò nguyện vọng của các học sinh: Nhà trường nên gửi các biểu
mẫu thăm dò để các em học sinh có thể bày tỏ nguyện vọng của mình, chia sẻ về

59
khả năng học tập và ước mơ trong tương lai. Đây sẽ là căn cứ để nhà trường có
thể nắm bắt, lựa chọn ngành nghề phù hợp và tư vấn cho học sinh.
-Thứ hai, tại các lớp học, cần có những buổi hướng nghiệp định kì với những
chủ đề hấp dẫn để các em biết được cách lựa chọn nghành nghề sao cho phù hợp
với bản thân mình.
-Thứ ba, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng: Nhà trường cần tổ chức tư
vấn tuyển sinh với sự tham dự của các trường đại học, cao đẳng, … Đưa các em
học sinh đi tham quan các trường đại học để các em có thể hình dung được phần
nào các kiến thức mà mình sẽ được học khi thi đậu vào trường, giúp các em biết
được ngành học đó có phù hợp với mình hay không…
Đối với học sinh THPT: học sinh cần tìm hiểu xem mình muốn học ngành nào
sau đó mới chọn trường. Việc chọn ngành học phù hợp với những yêu cầu như
khả năng của bản thân, sở thích, năng khiếu, yều cầu nghề nghiệp, cơ hội học
tập, nhu cầu xã hội, …. Dù chọn ngành nghề nào thì các em cũng nên xem xét,
nghiên cứu kĩ về ngành học mình sắp chọn, tham khảo ý kiến của thầy cô, gia
đình, bạn bè, anh chị khoá trước hoặc tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh. Học
sinh THPT có thể chọn ngành nghề mình yêu thích nhưng phải phù hợp với
năng lực học tập của mình và đặc biệt là tố chất của em đó có phù hợp với
ngành nghề đó hay không để tránh trường hợp đỗ vào ngành nghề không phải sở
trường của mình để rồi chán nản, không hiệu quả khi vào học. Ngoài ra, học
sinh có thể tham khảo các nghiên cứu về những ngành nghề nào hợp với tính
cách nào để xem xét mình thuộc nhóm người nào để chọn ngành nghề thích hợp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Phạm Thị Bích Huệ. (2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề
của học sinh trung học phổ thông Thái Nguyên.
2. Đại học Kinh Tế Luật. (2013). Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của
sinh viên khoa kinh tế - Trường đại học Kinh tế - Luật.
3. Trường đại học Hoa Sen. (2021). Đề án mở ngành đào tạo.
4. Nguyễn Văn Tài. (2020). Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến
hoạt động học tập và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
5. Stephen Frimpong. (2016). Lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Trung học Phổ
thông ở Tano Noth District,Ghana.

60
6. Khóa luận tốt nghiệp Sư Phạm. (2020). Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
ngành nghề của học sinh.
7. Cameron Wirght.(2018) Choose Wisely: A Study of College Major Choice and
Major Switching Behavior
8. Darren Fizer .( 2013). Factors Affecting Career Choices of College Students
Enrolled in Agriculture.
9.Đại học Strathclyde Glasgow ( 2019). Why study a business law degree?
10. Đại học Arizona Global Campus.(2017). Why study business law?
11. Nhóm sinh viên kho Du lịch- khách sạn trường Đại học Thương Mại. (2020). Khảo
sát các yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại Đại học
Thương Mại.

61
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 8
Buổi họp nhóm lần thứ: 1
Địa điểm họp: trên Google Meet
Thời gian họp: 21 giờ 00 phút ngày 10 tháng 10 năm 2021
Thành viên tham gia: (đủ) Trần Thị Huyền Trang
Nguyễn Mạnh Tường
Lê Thanh Tùng
Nguyễn Thị Tường Vi
Hà Trọng Nguyên
Tô Thị Hải Yến
Phạm Thu Trang
Nguyễn Thị Hà Vân
Trịnh Thị Quỳnh Trang
Đặng Thị Hải Yến
Trịnh Hoàng Việt
Mục tiêu buổi họp: Thống nhất về phiếu phỏng vấn, phiếu khảo sát.
Nội dung cuộc họp
1. Nhóm trưởng Nguyễn Mạnh Tường chiếu cho nhóm xem về phiếu phỏng vấn
và phiếu khảo sát
2. Nhóm trưởng xem xét và thảo luận cùng nhóm để chỉnh sửa lại phiếu hoàn
chỉnh
3. Sau khi thống nhất về hai phiếu khảo sát và phỏng vấn, nhóm trưởng chỉ ra
những thiếu sót trong các công việc đã giao trước đó và phân chia lần cuối các
công việc còn lại
4. Thư kí Trịnh Hoàng Việt ghi lại biên bản cuộc họp.
5. Cuộc họp kết thúc vào lúc 22 giờ 30 phút ngày 10 tháng 10 năm 2021.

62
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 8
Buổi họp nhóm lần thứ: 2
Địa điểm họp: trên Google Meet
Thời gian họp: 20 giờ 30 phút ngày 26 tháng 10 năm 2021
Thành viên tham gia: (đủ) Trần Thị Huyền Trang
Nguyễn Mạnh Tường
Lê Thanh Tùng
Nguyễn Thị Tường Vi
Hà Trọng Nguyên
Tô Thị Hải Yến
Phạm Thu Trang
Nguyễn Thị Hà Vân
Trịnh Thị Quỳnh Trang
Đặng Thị Hải Yến
Trịnh Hoàng Việt
Mục tiêu buổi họp: Hoàn thiện chạy spss, phân công thêm công việc phát sinh
Nội dung cuộc họp
1. Giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi loại biến.
2. Nhóm trưởng phân công thêm công việc về hoàn thành các đồ thị và so sánh.
3. Thư kí Trịnh Hoàng Việt ghi lại biên bản cuộc họp.
4. Cuộc họp kết thúc vào lúc 22 giờ 00 phút ngày 26 tháng 10 năm 2021.

63
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 8
Buổi họp nhóm lần thứ: 3
Địa điểm họp: trên messenger
Thời gian họp: 20 giờ 30 phút ngày 7 tháng 11 năm 2021
Thành viên tham gia: (đủ) Trần Thị Huyền Trang
Nguyễn Mạnh Tường
Lê Thanh Tùng
Nguyễn Thị Tường Vi
Hà Trọng Nguyên
Tô Thị Hải Yến
Phạm Thu Trang
Nguyễn Thị Hà Vân
Trịnh Thị Quỳnh Trang
Đặng Thị Hải Yến
Trịnh Hoàng Việt
Mục tiêu buổi họp: Thống nhất, chốt kết quả.
Nội dung cuộc họp
1. Nhóm trưởng đưa lại bản word đầy đủ.
2. Nhóm trưởng cùng các thành viên hoàn thiện những thiếu sót cuối và chốt lần
cuối bài làm.
3. Thư kí Trịnh Hoàng Việt ghi lại biên bản cuộc họp.
4. Cuộc họp kết thúc vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 7 tháng 11 năm 2021.

64
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Công việc Người phụ trách Kết quả

Bối cảnh nghiên cứu và tuyên bố


1
đề tài nghiên cứu

Đặng Thị Hải Yến, Phạm Thu Trang,


Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
Trịnh Thị Quỳnh Trang
2 Tổng quan nghiên cứu

3 Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu

Tô Thị Hải Yến, Trần Thị Huyền Trang Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
4 Câu hỏi nghiên cứu

Ý nghĩa nghiên cứu (Mục đích


5
nghiên cứu)

Nguyễn Thị Tường Vi, Nguyễn Thị Hà


Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
Vân, Nguyễn Mạnh Tường
6 Thiết kế nghiên cứu

Lê Thanh Tùng, Hà Trọng Nguyên,


7 Cơ sở lý thuyết Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
Trịnh Hoàng Việt
8 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Cả nhóm Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)

9 Phương pháp nghiên cứu Trần Thị Huyền Trang, Tô Thị Hải Yến Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
Lập phiếu khảo sát, phiếu phỏng
10 Cả nhóm Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
vấn
11 Thu thập dữ liệu Cả nhóm Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
Số liệu định tính: Trần Thị Huyền
Trang, Tô Thị Hải Yến;
Số liệu định lượng: Nguyễn Mạnh
12 Phân tích dữ liệu và kết quả Tường, Hà Trọng Nguyên, Lê Thanh Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
Tùng, Trịnh Hoàng Việt;
So sánh: Nguyễn Thị Hà Vân, Trịnh
Hoàng Việt, và Đặng Thị Hải Yến.
Nguyễn Thị Tường Vi, Nguyễn Mạnh
13 Kết luận, kiến nghị Tường, Hà Trọng Nguyên, Lê Thanh Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
Tùng
Phạm Thu Trang, Trịnh Thị Quỳnh
14 Tổng hợp word Trang, Trịnh Hoàng Việt, Nguyễn Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
Mạnh Tường, Hà Trọng Nguyên
15 Slide Nguyễn Thị Tường Vi Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)
16 Thuyết trình Nguyễn Mạnh Tường Hoàn thành (đạt chỉ tiêu)

65
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ

STT Họ và Tên Đánh giá Ghi chú


1 Nguyễn Mạnh Tường A
2 Trần Thị Huyền Trang A
3 Lê Thanh Tùng A
4 Nguyễn Thị Tường Vi B
5 Hà Trọng Nguyên B
6 Tô Thị Hải Yến B
7 Phạm Thu Trang B
8 Nguyễn Thị Hà Vân B
9 Trịnh Thị Quỳnh Trang B
10 Đặng Thị Hải Yến C
11 Trịnh Hoàng Việt B

66
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Kính chào anh/chị!
Chúng tôi hiện đang là sinh viên năm hai khoa Kinh tế- Luật. Hiện chúng tôi đang
nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
chuyên ngành luật kinh tế của sinh viên đại học”. Rất mong quý anh/chị dành chút thời
gian tham gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời phiếu này.
Chúng tôi cam đoan những thông tin mà quý anh/chị cung cấp chỉ dùng vào mục đích
nghiên cứu.
Mọi sự đóng góp ý kiến của anh/chị sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!

Chúng mình sẽ gửi những phần quà ở cuối bài khảo sát 😍

I. Thông tin cá nhân:


1. Anh/chị là sinh viên năm mấy?
Năm nhất Năm ba
Năm hai Năm tư
2. Giới tính của anh/chị?
Nam Nữ Không muốn nêu rõ.

3. Anh chị có tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn chuyên ngành học của mình

Không
1. Anh chị biết đến ngành luật kinh tế qua kênh truyền thông nào?
Sách, báo, tap chí, ...
Internet, các trang mạng xã hội
Người thân, bạn bè
Khác…
5. Nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định lựa chọn chuyên ngành luật kinh
tế của anh chị
Cá nhân
Người thân
Cơ hội học tập
67
Cơ hội việc làm
Ứng dụng thực tế
Khác…

II. Câu hỏi khảo sát.

Hoàn
Hoàn
toàn Không Phân
Đồng ý toàn
không đồng ý vân
đồng ý
đồng ý
CÁ NHÂN
Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp
với sở thích của tôi.
Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp
với năng lực của tôi
Chuyên ngành luật kinh tế phù hợp
với tính cáchcủa tôi
NGƯỜI THÂN
Gia đình có định hướng cho tôi về
chuyên ngành luật kinh tế
Thầy cô đã định hướng cho tôi về
chuyên ngành luật kinh tế
Những anh chị khóa trước/ bạn bè
có tư vấn cho tôi về chuyên ngành
luật kinh tế
Tôi chọn luật kinh tế vì có người
trong gia đình làm trong ngành này
XU HƯỚNG
Luật kinh tế đang là ngành hot đối
với sinh viên hiện nay
Tôi chọn ngành luật kinh tế theo xu
hướng xã hội
Ngành luật kinh tế được rất nhiều
người quan tâm và nhắc đến trên
các trang mạng xã hội
CƠ HỘI HỌC TẬP
Tôi chọn ngành luật kinh tế để học
tập và hiểu rõ về luật pháp và kinh
tế
68
Có nhiều cơ hội học liên thông khi
tôi học luật kinh tế
Tôi được học cách suy nghĩ và giải
quyết vấn đề của những chuyên gia
trong ngành.
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Nhu cầu nhân lực ngành luật kinh
tế cao

Tôi muốn trở thành người tư vấn


pháp luật về kinh tế

Luật kinh tế giúp tôi có cơ hội có


mức lương tốt trong tương lai
Luật kinh tế hỗ trợ rất tốt cho tôi
khi tôi tham gia những hoạt động
kinh doanh.
Tôi muốn làm việc trong các cơ
quan nhà nước.
ỨNG DỤNG THỰC TẾ
Học luật kinh tế giúp tôi có thể xử
lý những tình huống xảy ra trong
kinh doanh và tránh những rủi ro
Học luật kinh tế giúp tôi có thể bảo
vệ được bản thân và dùng vốn hiểu
biết của mình bảo vệ người thân,
gia đình.
Trong những hoạt động mua bán
dân sự tôi tự tin và không bị dồn
vào thế bị động, không đánh mất
quyền và lợi ích của bản thân.
Giúp tôi suy nghĩ và giải quyết
những vấn đề trong cuộc sống một
cách nhạy bén, nhìn nhận những
vấn đề một cách khách quan, tích
cực.
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
Hành vi sử dụng MXH của bạn ảnh
hưởng bởi các yếu tố chủ quan như:
thái độ sử dụng, nhận thức, …
69
Hành vi sử dụng MXH của bạn ảnh
hưởng bởi các yếu tố khách quan
như: hữu dụng, dễ sử dụng, quy
chuẩn chủ quan, …
Bạn điều chỉnh hành vi sử dụng
MXH của mình rất tốt

Đây là phần quà nhóm mình chuẩn bị dành tặng quý anh/chị. Rất cảm ơn sự đóng góp
ý kiến của anh/chị. Quà tặng bao gồm: Tài liệu IELTS, TOEIC; Giáo trình tự học AI,
PTS, ... https://bitly.com.vn/i1982b

70
PHIẾU PHỎNG VẤN
Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Luật Kinh tế là một trong những nhóm ngành thuộc Kinh tế đồng thời cũng là một
bộ phận của Pháp luật về Kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản
lý kinh tế của Nhà nước và quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh
doanh với nhau. Luật Kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong
kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh
nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương.
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành luật kinh tế của sinh
viên:
Là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyết định lựa chọn vào Ngành
Luật Kinh tế của sinh viên. Nhóm chúng mình đã tổng hợp và đưa ra những yếu tố
sau đây:
1. Cá nhân
2. Người thân
3. Xu hướng
4. Cơ hội học tập
5. Cơ hội việc làm
6. Ứng dụng thực tế
Chào bạn, chúng tôi đến từ khoá 56, khoa Kinh tế-Luật, trường đại học Thương Mại
và chúng tôi phỏng vấn bạn một chút về việc lựa chọn chuyên ngành Luật- Kinh tế
của sinh viên đại học, chúng tôi cam kết mục đích phỏng vấn chỉ để phục vụ cho
nghiên cứu.
I. Thông tin cá nhân
- Tên người được phỏng vấn:
- Lớp hành chính:
- Trường đang theo học:
- SDT liên hệ:
II. Câu hỏi phỏng vấn
1.Luật kinh tế có phải ngành học dự định ban đầu của bạn không? Theo bạn việc tìm
hiểu kỹ về chuyên ngành luật kinh tế trước khi lựa chọn có tầm quan trọng như thế
nào?
2. Theo anh/chị, còn những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên
ngành Luật kinh tế của sinh viên?
3. Cá nhân có phải yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành Luật Kinh Tế của
anh/chị không?
3.1 Anh/chị có đam mê với ngành Luật Kinh Tế từ khi nào?
3.2 Ngành Luật Kinh Tế có vai trò như thế nào đối với anh/chị?

71
3.3 Ngành Luật Kinh Tế có phải là ngành yêu thích hay phù hợp với năng lực của
anh/chị không? Vì sao?
4. Yếu tố người thân có ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành Luật kinh tế
của anh/chị không?
4.1 Những ai thường trao đổi để định hướng chuyên ngành cho anh/chị?
4.2 Họ định hướng cho anh/chị bằng cách nào?
4.3 Nếu bố mẹ anh/chị không đồng ý với việc chọn chuyên ngành luật kinh tế,
anh/chị sẽ xử lý như thế nào ?
5. Cơ hội học tập có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn học chuyên ngành Luật Kinh
tế của anh/chị không?
5.1 Theo anh/chị, cơ hội học tập ngành luật kinh tế giúp phát triển năng lực bản thân
như thế nào?
5.2 Ngoài việc được học những kiến thức về luật anh/ chị có thể được tiếp cận với
những kiến thức nào khác ?
5.3 Khi biết tận dụng những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm trong cơ hội học
tập chuyên ngành Luật Kinh tế, anh/chị sẽ có lợi thế gì cho việc học tập?
6. Xu hướng của ngành có là điều kiện để anh/chị chọn ngành Luật kinh tế không?
6.1 Theo anh/ chị Những yếu tố tạo nên xu hướng chọn ngành Luật kinh tế của sinh
viên?
6.2 Theo anh/chị việc chọn ngành luật kinh tế theo xu hướng có những ưu nhược
điểm gì?
6.3 Theo anh/chị việc chọn ngành theo xu hướng có tác động như thế nào tới việc
chọn ngành luật kinh tế?
7. theo anh/ chị cơ hội việc làm tương lai của ngành luật kinh tế có rộng mở không?
7.1 Theo anh/chị nguồn nhân lực của sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế trong
tương lai đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ở mức độ nào?
7.2 Theo anh/chị các vị trí công việc mà sinh viên luật kinh tế có thể làm việc trong
tương lai là gì?
7.3 Anh/chị nghĩ gì về tầm quan trọng của ngành luật kinh tế trong quá trình hội
nhập kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm như thế nào?
7.4 Anh/chị có thể đưa ra một ví dụ về tác động của cơ hội việc làm tới quyết đinh
học chuyên ngành luật kinh tế?
8. Ứng dụng thực tế có phải là nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành luật kinh tế
của anh/chị không?
8.1 Theo anh/chị, học Luật kinh tế giúp gì cho cuộc sống thực tế của bản thân ?
72
8.2 Theo anh/ chị học luật kinh tế giúp gì cho đời sống xã hội?
8.3 Hãy nêu một ví dụ thực tế mà anh/ chị đã áp dụng, giải quyết bằng kiến thức
ngành luật kinh tế?
9. Đánh giá của anh/chị về học ngành Luật kinh tế?

73

You might also like