Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu hỏi: Tại sao nói Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai

cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình? Liên hệ với thực tiễn
của Việt Nam.
Bài làm
a. Quy luật chung cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là khách quan và do địa vị kinh tế -
xã hội của nó quy định. Để biến những khả năng khách quan thành hiện thực, phải
thông qua yếu tố chủ quan. Trong các nhân tố đó, việc thành lập Đảng Cộng sản là
nhân tố chủ quan quan trọng nhất.
Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội
khoa học (hay chính là chủ nghĩa Mác-Lênin) và phong trào công nhân.
Học thuyết Mác-Lênin ra đời dựa trên các tiền đề khách quan là tiền đề kinh
tế – xã hội, tiền đề khoa học – tự nhiên và tiền đề lý luận tư tưởng. Ngoài ra, không
thể thiếu tiền đề chủ quan bao gồm vai trò của Mác và Ăngghen, được đánh dấu
bởi tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” ra đời vào tháng 2, 1848.
Bên cạnh đó, sự phát triển của phong trào công nhân cũng đã có đóng góp vô
cùng quan trọng cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản. Giai cấp công nhân ra đời gắn
với nền sản xuất lớn của tư bản giữa thế kỉ XIX. Trong quá trình ra đời ấy, giai cấp
công nhân không có tư liệu sản xuất nên họ phải bán sức lao động và luôn bị thất
nghiệp đe doạ đến sự tồn tại. Hơn nữa, khi lao động trong quá trình này thì người
công nhân bị nhà tư bản bóc lột nặng nề giá trị thặng dư. Như vậy, để tồn tại trong
điều kiện này thì người công nhân phải đứng lên đấu tranh chống lại tư sản, từ đó
hình thành nên phong trào công nhân. Một số phong trào công nhân tiêu biểu nhất
có thể kể đến phong trào hiến chương ở Anh, phong trào công nhân dệt ở thành
phố Xilêdi (Đức), phong trào công nhân dệt tơ ở thành phố Ly-ông (Pháp). Khi
phong trào công nhân phảt triển lên cao thì lý luận soi đường là một điều rất cần
thiết. Như vậy, Học thuyết Mác ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó.
Khi học thuyết Mác được truyền bá vào phong trào công nhân, chỉ có một bộ
phận công nhân tiên tiến tiếp thu được học thuyết đó. Sau khi đã tiếp thu học
thuyết Mác, họ ý thức được việc phải thành lập Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong
trào, từ đó mà Đảng Cộng sản ra đời.
b. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin,
kết hợp giữa cái chung (chủ nghĩa xã hội khoa học cùng với phong trào công nhân)
và cái đặc thù (phong trào yêu nước). So với phong trào công nhân thì phong trào
yêu nước ở nước ta xuất hiện trước. Tuy ra đời sớm muộn khác nhau nhưng cả
phong trào công nhân và phong trào yêu nước đều có chung kẻ thù và cùng mục
tiêu đấu tranh là đánh đuổi đế quốc thực dân, đánh đuổi địa chủ phong kiến và
giành lại độc lập dân tộc. Do vậy, khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào
phong trào công nhân thì nó cũng đồng thời được truyền bá vào phong trào yêu
nước.
c. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân
Trước hết, Đảng Cộng sản được xem là lãnh tụ tập thể giai cấp công nhân.
Bởi vì Đảng bao gồm những phần tử tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, là môt bộ phận
của giai cấp công nhân. Đồng thời, Đảng đã vạch ra đường lối, là lãnh tụ chính trị
và là bộ tham mưu chiến đấu. Bên cạnh đó, giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của
Đảng. Vậy nên nếu không có giai cấp công nhân và hệ tư tưởng của nó là chủ
nghĩa Mác-Lênin thì không có Đảng Cộng sản.
d. Vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự thành lập Đảng Cộng Sản đã thay đổi mục tiêu của phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân. Trước đây, cuộc đấu tranh tự phát của giai cấp công nhân
chủ yếu là đấu tranh cho quyền lợi kinh tế (như đòi tăng lương). Tuy nhiên, khi có
Đảng lãnh đạo, mục tiêu đấu tranh của họ đã mở rộng hơn, không chỉ đấu tranh
cho quyền lợi kinh tế mà còn đòi hỏi quyền lợi về mặt chính trị (như đấu tranh để
giành chính quyền).
Sự thành lập Đảng Cộng Sản đã thay đổi quy mô của phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân. Trước đây, các cuộc đấu tranh tự phát của công nhân có
quy mô nhỏ, diễn ra phân tán và không có sự tổ chức. Nhưng sau đó, các cuộc đấu
tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng có quy mô lớn hơn, được thực hiện với sự đoàn
kết và tổ chức chặt chẽ hơn.
Sự thành lập Đảng Cộng Sản đã thay đổi hình thức của phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân. Trước đây, cuộc đấu tranh tự phát của công nhân thường
diễn ra qua các hình thức như đình công, bãi công, biểu tình và đập phá máy móc.
Nhưng sau đó, các cuộc đấu tranh được thực hiện với hình thức cao hơn, tiến bộ
hơn là hình thức đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh với vũ trang.
Sự thành lập Đảng Cộng Sản đã thay đổi đường lối và sách lược của phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Khi chưa có Đảng, các cuộc đấu tranh tự
phát của giai cấp công nhân diễn ra mà không hề có đường lối và sách lược rõ
ràng. Tuy nhiên, sau khi có Đảng Cộng Sản, Đảng đã đề ra đường lối; tuyên
truyền, vận động đưa đường lối vào thực tiễn cuộc sống; tổ chức thực hiện đường
lối và gương mẫu thực hiện đường lối.
e. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Trước năm 1930
Trong thời kì này, Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa ra đời, tuy nhiên phong
trào công nhân và phong trào yêu nước đã phát triển mạnh mẽ. Thực dân Pháp đã
thống trị đất nước một cách tàn bạo, gây ra mâu thuẫn dân tộc gay gắt và nhiều
phong trào yêu nước liên tiếp nổ ra để giải quyết mâu thuẫn đó. Một số phong trào
tiêu biểu bao gồm phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
khởi xướng, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào cải cách của
Phan Chu Trinh.
Ngoài ra, các phong trào công nhân cũng diễn ra mạnh mẽ, với nhiều cuộc bãi
công của các thợ như thuỷ thủ Hải Phòng và Sài Gòn đòi phụ cấp đắt đỏ, các thợ
nhà máy đèn, xát gạo, rượu, dệt ở Nam Định, Hà Nội và Hải Dương. Trong đó,
cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ tại xưởng Ba Son ở Sài Gòn vào năm
1925 đã thành công ngăn chặn tàu Pháp đưa lính sang đàn áp cuộc đấu tranh cách
mạng của nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi.
Tổng thể, các cuộc đấu tranh ở thời điểm này đã khơi gợi lòng yêu nước, chí
căm thù của nhân dân Việt Nam đối với kẻ thù lúc bấy giờ, tiếp nối truyền thống
yêu nước bất khuất của dân tộc. Tuy nhiên, toàn bộ các phong trào này đều thất bại
do khi chưa có Đảng, các phong trào này rơi vào tình trạng khủng hoảng đường lối,
diễn ra một cách tự phát, nhỏ lẻ và không có tổ chức rõ ràng.
Sau năm 1930
Đảng ra đời ngày 6/1/1930. Sau 9 tháng, Đảng ta đã vạch ra đường lối cách
mạng đấu tranh cho dân tộc Việt Nam: thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội mà không qua tư bản.
- Cụ thể, tháng 10/1930, Tổng Bí thư Trần Phú đã viết luận cương chính trị.
Trong đó, bác Trần Phú chỉ ra rằng cách mạng Việt Nam phát triển phải qua hai
giai đoạn: Một là phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện
với mục tiêu độc lập dân tộc. Hai là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
với mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa mà không qua quá trình phát triển tư bản
chủ nghĩa. Để thực hiện đường lối đó trong từng giai đoạn cụ thể, Đảng đã tiếp tục
vạch ra con đường, phương pháp thực hiện nó.
- Với sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta đã diễn ra
những cao trào cách mạng sau đây:
 1930 - 1931
Giai đoạn này chứng kiến đỉnh cao của phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh (hay
còn gọi là Cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất). Chủ trương hoạt động trong thời kỳ
này là hoạt động công khai, cho phép quần chúng tham gia tự do vào các hoạt động
cách mạng. Nhiều đội tự vệ đỏ được thành lập cùng với việc thành lập toà án nhân
dân.
 1936 – 1939
Trong giai đoạn này, xảy ra phong trào dân chủ (còn được gọi là Cuộc tổng
diễn tập lần thứ hai). Đặc trưng của giai đoạn này là hoạt động bí mật, bởi vì các
cơ sở hoạt động của Đảng đã bị lộ ra bên ngoài và bị đối thủ truy bắt và khủng bố.
 1939 – 1945
Vào tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ưởng Đảng Cộng sản
Đông Dương diễn ra và xác định nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh trước mắt là đánh
đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương và làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập. Một số cuộc đấu tranh đã diễn ra như Khởi nghĩa Bắc
Sơn (9/1940), Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940), Binh biến Đô Lương (1/1941). Tuy
nhiên, tất cả đều thất bại, nhưng "đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa
toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương".
Năm 1941, Bác Hồ từ Trung Quốc trở về Việt Nam để trực tiếp chỉ đạo trong
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941). Bác Hồ chỉ ra
rằng tất cả mọi nhiệm vụ phải tập trung vào mục đích cao nhất là giải phóng dân
tộc. Đồng thời, Bác cũng đã xoá bỏ Liên bang Đông Dương, thành lập Mặt trận
Việt Minh. Đây là cơ sở để đoàn kết liên minh công – nông.
Trong thời kì này, nhóm chủ trương phá kho thóc của người Nhật để chia cho
người nghèo với khẩu hiệu: "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta",
nhằm thực hiện khởi nghĩa từng phần, toàn phần.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản, đứng đầu là Hồ Chí Minh,
bốn năm sau, cuộc Cách mạng Tháng tám thành công rực rỡ. Bác Hồ đọc bản
Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, miền Bắc
hoàn thành xong mục tiêu đầu độc lập dân tộc, bước đầu tiến vào thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
 1953 – 1954
Sau khi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong vài tháng, miền
Bắc Việt Nam đã bị Pháp xâm lược lần hai. Nhân dân miền Bắc phải đối mặt với
cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm. Trong giai đoạn này, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đưa ra đường lối chiến tranh nhân dân với các phương châm toàn dân
kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kì kháng chiến và tự lực cánh sinh. Với
quyết tâm “dù cho có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải thắng cho được
kẻ thù” của Đảng, chiến dịch Điện Biên Phủ đã được tiến hành và đạt được thắng
lợi chấn động dư luận toàn cầu. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc
thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh và lập lại
hòa bình ở Đông Dương. Với chiến thắng này, miền Bắc Việt Nam đã chấm dứt
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài 9 năm và bước vào giai đoạn xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
 1975
Trong khi đó, miền Nam vẫn đang chiến đấu chống lại Mỹ để giải phóng dân
tộc. Đảng đã kêu gọi miền Bắc làm hậu phương cho miền Nam để thực hiện độc
lập dân tộc thành công. Các chiến thắng quan trọng bao gồm chiến thắng Ấp bắc
(1963), chiến thắng Mậu Thân (1968) và Cuộc Tổng tiến công (1975). Năm 1975,
cả nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bắt đầu thực hiện xây
dựng xã hội chủ nghĩa mà không qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
 Hiện nay
Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn lãnh đạo nhân dân thực hiện mục tiêu xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Kết luận: Tóm lại, nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
đất nước đã trải qua nhiều thắng lợi và cuối cùng đã bước vào giai đoạn xây dựng
chủ nghĩa xã hội cho đến ngày nay. Thực tế này đã chứng minh rằng Đảng Cộng
Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản nói chung đã giúp phong trào công nhân đi từ sự
tự phát đến sự tự giác. Nói cách khác, Đảng Cộng Sản đã đóng vai trò quan trọng
để giúp giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

You might also like