Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG: LIÊN KẾT HÓA HỌC


Câu 1: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:
A. Sự góp chung các electron độc thân.
B. Sự cho – nhận cặp electron hoá trị.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.
Câu 2: Chỉ ra nội dung SAI khi nói về ion:
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
Câu 3: Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4
B. Cl2, CO2, C2H2
C. HCl, C2H2, Br2
D. NH3, Br2, C2H4
Câu 4: Chọn phát biểu ĐÚNG, theo thuyết VB về hóa trị của nguyên tố:
A. N có hóa trị 3 ở trạng thái cơ bản và hóa trị 5 ở trạng thái kích thích
B. Dù ở trạng thái cơ bản hay kích thích, S chỉ có hóa trị 2
C. Cl có thêm hóa trị 3, 5, 7 ở trạng thái kích thích
D. Be ở trạng thái cơ bản có hóa trị 2.
Câu 5: Số cặp electron KHÔNG liên kết của các nguyên tử trung tâm trong
các phân tử CO2, H2O và SO2 lần lượt là:
A. 2, 1 và 2
B. 0, 2 và 2
C. 0, 2 và 1
D. 2, 2 và 2
Câu 6: Công thức nào sau đây ứng với công thức Lewis của phân tử PCl 3 ?

Trang 1
A. Công thức 1.
B. Công thức 2.
C. Công thức 3.
D. Công thức 4.
Câu 7: Nguyên tử Carbon trong phân tử CH4 lai hoá?
A. sp
B. sp2
C. sp3
D. sp3d
Câu 8: Sự xen phủ bên là :
A. Là sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau
và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.
B. Là sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau
và song song với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.
C. Là sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết vuông góc với nhau
và song song với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.
D. Là sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết vuông góc với nhau
và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.
Câu 9: Đâu là công thức Lewis bền vững nhất của SCN- ?

A. Công thức (a)


B. Công thức (b)
C. Công thức (c)
D. Không có công thức nào.
Câu 10: Dãy gồm các chất lai hoá sp2 là :
A. AlCl3, BeH2, H2O, N2O, NO.
B. CH4, NH3, NF3, XeF4, SO2.
C. AlCl3, SO2, BH3, BCl3, NO2.
D. AlCl3, BF3, N2O5, NH3, SO2.

Trang 2
Câu 11: Mặc dù CO2 và H2O đều là các phân tử có 3 nguyên tử, tuy nhiên H 2O
lại có dạng hình học cong (chữ V) còn CO2 lại có hình dạng đường thẳng, là
vì:
A. C có độ âm điện cao hơn H.
B. C có độ âm điện thấp hơn H.
C. Trong phân tử H2O, O còn cặp e chưa tham gia liên kết còn trong CO2 thì không
có.
D. Trong phân tử H2O, O đóng vai trò là nguyên tố trung tâm và còn cặp e chưa
tham gia liên kết, còn trong phân tử CO2 thì không có.
Câu 12: Thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tăng dần góc liên kết cho các cấu tử
là:
−¿¿

A. NO +¿<
2
NO < NO ¿
2 2

−¿< NO2 ¿

B. NO +¿<
2
NO
2 ¿

+¿< NO2 ¿

C. NO−¿<NO
2
2 ¿

+ ¿¿

D. NO−¿<NO
2
2 < NO ¿ 2

Sử dụng đoạn thông tin bên dưới đưa ra phương án đúng nhất cho các câu hỏi
sau:
Thuyết VSEPR là một phương pháp xử lý đơn giản được sử dụng để dự đoán dạng
hình học của các phân tử. Nó dựa trên giả định rằng các cặp electron đẩy nhau và
do đó có xu hướng ở cách xa nhau nhất có thể. Theo lý thuyết này, hình học phân
tử có thể được xác định bằng lực đẩy giữa các cặp đơn độc và các cặp đơn độc; cặp
đơn độc và cặp liên kết và cặp liên kết và cặp liên kết. Thứ tự của các lực đẩy này
như sau:
Cặp tự do – cặp tự do > cặp liên kết – cặp tự do > cặp liên kết – cặp liên kết
Những hiệu ứng đẩy này dẫn đến sự sai lệch so với hình dạng lý tưởng hóa và sự
thay đổi góc liên kết trong phân tử.
Câu 13: Dạng hình học của phân tử OF4S:
A. Vuông phẳng
B. Lưỡng tháp tam giác
C. Bập bênh
D. Bát diện đều
Câu 14: Dạng hình học phân tử của IO(OH)5 được dự đoán gần giống với
A. Tháp đáy tam giác
B. Tháp đáy vuông

Trang 3
C. Bát diện đều
D. Vuông phẳng
Câu 15: Sự dự đoán dạng hình học nào bên dưới là chưa chính xác?
A. Sb(Ph)5: tháp đáy vuông
B. TeCl2−¿¿
6 : bát diện
−¿¿
C. PCl6 : bát diện
D. InCl 2−¿¿
4 : vuông phẳng
Cho độ âm điện H(2,20), C(2,55), N(3,04), O(3,44), F(3.98), Na(0.93), Mg(1.31),
Cl(3.16), K(0.82), Ba(0,89)
Câu 16: Trong các chất sau, chất có phần trăm ion trong liên kết nhỏ nhất là:
A. BaCl2 B. KCl C. MgO D. CCl4
Câu 17: Biết rằng tốc độ thẩm thấu các ion qua màng tế bào tỉ lệ nghịch với
bán kính ion. Chọn phát biểu đúng:
A. Ion K+ thẩm thấu qua màng tế bào nhanh hơn ion Na+.
B. Ion Cl- và Na+ thẩm thấu qua màng tế bào nhanh như nhau.
C. Ion Na+ thẩm thấu qua màng tế bào nhanh hơn ion K+.
D. Ion Ca2+ thẩm thấu qua màng tế bào chậm hơn ion K+.
Câu 18: Trong các chất: H2, BaF2, NaCl, NH3, chất nào có phần trăm tính ion
cao nhất và thấp nhất?
A. H2 và BaF2 B. BaF2 và H2 C. NaCl và H2 D. BaF2 và NH3
Câu 19: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:
• Tổng số proton trong hợp chat M2X bằng 46.
• Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.
• Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử.
Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần
lượt là
A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
B. 19, 8 và liên kết ion
C. 15, 16 và liên kết ion
D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị
Câu 20: M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm
71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Liên kết giữa X và M trong
hợp chất thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết ion.

Trang 4
B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết cho nhận
D. Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.
Câu 21: Một loại liên kết rất yếu, hình thành bởi tương tác hút tĩnh điện giữa
các cự trái dấu của phân tử là:
A. Liên kết hydrogen
B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết ion
D. Tương tác vander waals
Câu 22: Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen
là:
A. N B. O C. F D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau
đây:
A. CH4 B. NH3 C. PH3 D. CH3-O-CH3
Câu 24: Tại sao ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là những chất khí, còn
bromine là chất lỏng?
A. Do giữa các phân tử bromine có tương tác van der Waals.
B. Do độ âm điện của bromine thấp hơn fluorine, chlorine.
C. Do năng lượng liên kết của bromine lớn hơn fluorine, chlorine.
D. Do bán kính nguyên tử bromine lớn hơn fluorine, chlorine.
Câu 25: Cho các chất sau: (1) CH 3-CH2-OH , (2) CH3-COOH, (3) CH3-CH3,
(4) CH4. Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần của nhiệt độ sôi.
A. (1), (2), (4), (3)
B. (4), (3), (2), (1)
C. (2), (1), (4), (3)
D. (4), (3), (1), (2)
Câu 26: Cho Z của các nguyên tử Be(Z=4); N(Z=7); F(Z=9) và Li(Z=3). Phân
tử nào không có trên thực tế:
A. N2 B. Li2 C. F2 D. Be2
Câu 27: Chất nào dưới đây thuận từ:
A. N2 B. C2 C. O2+ D. O22-
Câu 28: Xét phân tử NO ( theo thuyết MO) mệnh đề nào sau đây sai:
A. MO có năng lượng cao nhất chứa electron là MO* (phản liên kết)

Trang 5
B. Bậc liên kết của MO bằng 2
C. Phân tử NO có tính thuận từ
D. Nếu ion hóa NO thành NO+ thì liên kết sẽ bền hơn
Câu 29: Cấu hình electron của ion CN- là :
A. (σs)2(σs*)2(σz)2(πx,y)4
B. (σs)2(σs*)2(πx)2(σz)2(πy)2
C. (σs)2(σs*)2 (πx,y)4(σz)2
D. (σs)2(σs*)2(π*x)2(σz)1(πy)3
Câu 30: Chọn phát biểu sai về phương pháp MO
A. Các electron trong phân tử chịu ảnh hưởng của tất cả các hạt nhân nguyên tử
trong phân tử
B. Các electron phân bố theo quy tắc như trong nguyên tử nhiều electron
(ngoại trừ quy tắc Kleskovski)
C. MO liên kết có năng lượng lớn hơn AO ban đầu
D. Ngoài MO liên kết và phản liên kết (MO*) còn có MO không liên kết

Trang 6
ĐÁP ÁN
Câu Đáp án
1 C
2 B
3 B
4 C
5 C
6 B
7 C
8 A
9 B
10 C
11 D
12 D
13 B
14 C
15 D
16 D
17 C
18 B
19 B
20 A
21 A
22 D
23 B
24 A
25 D
26 D
27 C
28 B
29 C
30 C

Trang 7

You might also like