Nguyễn Đình Chiểu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

1.

Khái quát bối cảnh lịch sử


-Thế kỉ XIX là thời kì hình thành, phát triển và suy thoái của triều đình phong kiến Việt
Nam. Đây cũng là thời kì nước ta liên tiếp phải gồng mình chiến đấu chống xâm lược
ngoại bang, đặc biệt là phong kiến phương Bắc xem nước Nam bé nhỏ là một miếng
mồi ngon, đến mức các triều đại phong kiến phương Bắc đều tìm cách thôn tính, nuốt
trọn nước ta:
+ Thế kỉ 11, đời Lý chiến đấu chống giặc Tống.
+ Thế kỉ 13, đời Trần chiến đấu chống giặc Nguyên Mông (3 lần)
+ Thế ki 15, đời Hậu Lê chiến đấu chống giặc Minh
+ Thế ki 18, triều đại Tây Sơn, chiến đầu chống giặc Than
+Nửa sau thế kỉ 19, văn học cách mạng phát triển mạnh mẽ qua các cuộc đấu tranh
chống Pháp, Mỹ
→ Lịch sử trung đại Việt Nam là sự nối tiếp của những cuộc chiến tranh vệ quốc. Đây là
thời kỳ phát triển rực rỡ của thời kì văn học trung đại VN đánh dấu bước trưởng thành
toàn diện với sự nổi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa yêu nước. Bởi vậy, chủ nghĩa yêu
nước là một nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại, phát triển và là chủ đạo của văn
học trung đại Việt Nam
– Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung quân ái
quốc” (trung với vua là yêu nước, yêu nước là trung với vua).
– Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất phong phú, đa dạng, là âm điệu hào hùng khi đất
nước chống ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết
tha khi đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị.
– Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện tập trung ở một số phương diện như:
+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc (Sông núi nước Nam, Đại cáo bình
Ngô).
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù (Hịch tướng sĩ).
+ Tự hào trước chiến công thời đại (Phò giá về kinh), tự hào trước truyền thống lịch sử
(Phú sông Bạch Đằng, Thiên Nam ngữ lục).
+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
+ Tình yêu thiên nhiên đất nước (những bài thơ viết về thiên nhiên trong văn học Lí –
Trần, trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến…).
2.Biểu hiện
a)Từ thế kỉ X-XIV:
- Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Dân tộc ta giành
được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X.
- Văn học giai đoạn này có những bước ngoặt lớn. Trước hết là văn học viết ra đời (thế
kỉ X) và sự xuất hiện của văn học chữ Nôm (cuối thế kỉ XIII). Nội dung của văn học thế
kỉ X - thế kỉ XIV là tinh thần yêu nước với âm hưởng hào hùng.
-Tiêu biểu phải kể đến “Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của của nước Đại Việt ta với
lòng tự tôn, tự hào hùng hồn về dân tộc của Lý Thường Kiệt:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
- Các tác phẩm như Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô
chiếu) của Lí Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu
cho dòng văn học yêu nước. Những tác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng
hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần
Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch
Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu... tiêu biểu cho nội dung yêu nước.
- Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn như
văn chính luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa (Đại
Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên...), thơ phú (các
sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu,
Nguyễn Trung Ngạn...). Văn học chữ Nôm đặt nền móng phát triển cho văn học viết
bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm
-Nội dung chủ yếu: Âm hưởng chủ đạo là tinh thân yêu nước và lòng tự hào dân tộc với
những biểu hiện cụ thể: Yêu mền tự hào, nhiệt tình ca ngợi vẻ đẹp non sông đất nước
và bản sắc văn hóa lâu đời, truyền thống chống ngoại xâm anh hùng của cha ông, đề
cao lòng tự tôn, ý thức tự chủ; có lòng căm thù giặc sâu sắc, tố cáo tội ác của giặc; có ý
chí quyết chiến quyết thắng cao độ, đề cao những võ công oanh liệt biểu dương sức
mạnh đoàn kết; nêu cao tư tưởng nhân nghĩa khát vọng về một nền thái bình
b)Từ thế kỉ XV-XVII
-Văn học VN từ thế kỉ 15-17 đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội
dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến
+ Văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn với các sáng tác của Nguyễn Trãi như Quân trung
từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô... là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của năm
thế kỉ trước. Thiên Nam ngữ lục (thế kỉ XVII) là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ
Nôm, mang cảm hứng hào hùng, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
- Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn
chính luận (Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) và bước
trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê
Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ). Văn học chữ Nôm cớ sự Việt hóa thể
loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc:
+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn (Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Lê Thánh Tông, Bạch Vân
quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm...).
+ Khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát (Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ
Khải).
+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát (Thiên Nam ngữ lục - khuyết danh) và song thất
lục bát (Thiên Nam minh giám - khuyết danh).

c)Từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX : Văn học Việt Nam ở giai đoạn này là giai đoạn
phát triển rực rỡ nhất của nền văn học dân tộc trong suốt thời kỳ phong kiến. Vì thế, thời
kỳ này đã được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển Việt Nam - một di sản văn học
thuộc về quá khứ, có giá trị ưu tú và được thử thách, được khẳng định qua thời gian.
- Về nội dung : Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX mang tính hình
sự và mang tính trữ tình :
+ Văn học mang tính thời sự : Bởi ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt có
nhiều biến cố trọng đại nên văn học gắn với chính trị và phục vụ cho cuộc đấu
tranh chính trị. Những tác phẩm văn học lúc này đã phản ánh những chủ đề
được quan tâm và nóng hổi của thời đại : Cuộc đấu tranh của nhân ta chống
thực dân Pháp. Ðây được xem là chủ đề chính của văn học thời kỳ này.
+ Văn học mang tính trữ tình : Trong văn học thời kỳ này kế thừa tinh hoa trữ tình
của văn học dân gian và văn học hàn lâm đã tiến thêm một bước theo môi
trường lịch sử mới. Tuy nhiên, chất thơ trữ tình ở đây là tình yêu nước, xuất phát
từ cảm hứng mới về chủ đề lòng yêu nước liên quan đến những sự kiện trọng
đại của đất nước. Văn học thời kỳ này dùng những từ ngữ thâm thúy, nghiêm
trang để thể hiện lòng yêu nước của nhân dân. Vì vậy, yếu tố lãng mạn đóng một
vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo một cái nhìn đáp ứng được cả thực tế
và mong đợi của con người.
- Về hình thức : Bao gồm ngôn ngữ, thể loại và hình thức nghệ thuật :
+ Ngôn ngữ : Ngôn ngữ tồn tại bao gồm 2 loại chữ Hán và chữ Nôm. Một số nhà
văn viết hoàn toàn bằng chữ Hán như Miên Thẩm, Nguyễn Thông, Nguyễn
Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn… Có tác giả viết bằng chữ Hán vừa bằng chữ
Nôm như Nguyễn Khuyến. Có tác giả viết chủ yếu bằng chữ Nôm như Nguyễn
Ðình Chiểu, Trần Tế Xương…
+ Thể loại : Thể loại thể hiện được tính hiện đại, đại chúng và mang tính nhân dân
khá sâu sắc. Các thể loại dài như: Dương Từ Hà Mậu, Truyện thơ Lục vân Tiên,
Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Các thể loại ngắn như: Sử ca, thơ Ðường, thơ lục bát,
về hịch, văn tế… Trong đó hịch và văn tế là là hai thể loại tiêu biểu, bởi chúng
thích hợp để khơi dậy và bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ.
+ Hình thức nghệ thuật : Phương pháp chủ yếu vẫn là phương pháp sáng tác
truyền thống. Tuy nhiên, do yêu cầu phản ánh chân thực, gần gũi để khơi dậy
động cơ đấu tranh, văn học đã sử dụng nhiều chất liệu hiện thực, có những khác
biệt tinh tế và ít nhiều phá bỏ khuôn khổ của lối viết truyền thống.
- Về ý nghĩa : Đây là giai đoạn cuối của nền văn học bị tư tưởng phong kiến thống
trị. Văn học thời kỳ lịch sử việt nam cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 đã bám sát cuộc
đấu tranh giữa nhân dân ta với quân Pháp, ghi lại một cách chân thực giai đoạn
lịch sử đau thương và oai hùng của đất nước, ghi lại cuộc đấu tranh lâu dài của
nhân dân ta. Có thể nói, đặc điểm của thời kỳ này là hiệu quả chiến đấu cao, tính
dân tộc cao, uy tín cao. Từ trước đến nay, các tác phẩm yêu nước luôn là một
chương mới trên tinh thần chống xâm lược, không nhân nhượng, đầu hàng, để
lại nhiều bài học kinh nghiệm không chỉ về tư tưởng, tình cảm mà còn về nhiều
mặt, cả một thời kỳ và một thời gian dài.
d)Nửa cuối thế kỉ XIX :

-Đây là giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn, thực dân Pháp sang xâm lược,
triều đình từng bước đầu hàng. Từ hoạt động quân sự, đến những năm cuối thế kỉ XIX
thực dân Pháp đã bắt đầu khai thác thuộc địa về mặt kinh tế. Trong suốt giai đoạn này,
tinh thần yêu nước của dân tộc bùng lên mạnh mẽ. Nhân dân cả nước vùng lên kháng
chiến mạnh mẽ với rất nhiều hình thức: từ đấu tranh bằng quân sự, chính trị cho đến
chiến đấu bằng ngòi bút văn, thơ. Gắn với bối cảnh mới của lịch sử dân tộc, các chủ đề
yêu nước trong văn học cũng trở nên đa dạng
-Tính chất thời sự chi phối toàn bộ đời sống văn học và làm thay đổi diện mạo văn học.

Văn học giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt có nhiều biến cố

trọng đại nên văn học gắn với chính trị và phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị. Với yêu

cầu cấp thiết đó, văn học đã phản ánh những vấn đề trung tâm nóng hổi của thời đại:

Cuộc đấu tranh của nhân ta chống thực dân Pháp. Ðây là chủ đề chính của văn học thời

kỳ này. Trước kia chưa có một giai đoạn nào mà sự chuyển biến về chủ đề và đề tài

trong văn học lại nhanh chóng và theo sát biến cố đến vậy.

+Nhiều tác phẩm yêu nước ra đời đã ghi lại những biến cố lớn lao của đất nước.

Miên Thẩm có nhắc đến sự kiện Pháp tấn công Ðà Nẵng:

Nẵng tuế Tây di phạm Quảng Nam

Quan quân chiến bại huyết thành đàm.

(Mại chỉ y)

Dịch nghĩa:

Năm kia giặc tây đánh Quảng Nam.

Quân ta thua chạy máu chảy thành đầm.

(Mua áo giấy)

Phạm Văn Nghị trên đường hành quân vào Ðà Nẵng đã làm bài Trà sơn quân thứ nói

lên lòng căm thù giặc của mình.

+Nguyễn Ðình Chiểu có viết hàng loạt tác phẩm yêu nước phản ánh cuộc chiến đấu

của nhân dân, tố cáo tội ác của giặc và kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp: Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,..

+ Một số tác phẩm thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị (Thất tỉnh Vĩnh Long, Hát

bội…), Nguyễn Thông (Ngọa Du Sào thi văn tập, Độn Am văn tập, Kỳ Xuyên văn

sao, Kỳ Xuyên văn độc…), Nguyễn Xuân Ôn (Võ kỳ sơn, Làm ở trong thuyền, Chu

trung tác)...
+ Tư tưởng canh tân đất nước được thể hiện trong các bản điều trần của Nguyễn
Trường Tộ
+ Thơ ca trữ tình với sáng tác của Nguyễn Khuyến (Bạn đến chơi nhà, Chợ Đồng,...),
Tú Xương (Thương vợ, Chúc Tết, Sông Lấp,...)

-Văn học giai đoạn này đã kế thừa tính trữ tình của văn học dân gian và văn học bác

học đồng thời có sự vươn một buớc theo hoàn cảnh mới của lịch sử. Vì vậy nó chịu

ảnh hưởng sâu sắc tính trữ tình của văn học giai đoạn trước, chủ yếu đi sâu vào chủ đề

con người nên chất trữ tình của nó rất phong phú và đa dạng. Nhưng trữ tình ở đây là

trữ tình yêu nước, phát triển trên cảm hứng mới của chủ đề đó là lòng yêu nước gắn

liền với những biến cố lớn lao của đất nước.

->Nền văn học học cuối thể kỉ 19 thể hiện tình cảm yêu nước của nhân dân bằng

những lời lẽ thiết tha sâu nặng. Do đó yếu tố lãng mạn đã giữ vai trò không thể

thiếu được để đảm bảo cái nhìn vừa đúng hiện thực vừa vừa phù hợp với nguyện

vọng của nhân dân. Ngay Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những nhà thơ hiện

thực trào phúng nhưng cũng có những bài thơ trữ tình độc đáo. Có thể nói, văn

thơ yêu nước phong phú về trữ tình nhưng không thiếu tự sự kể cả trào phúng,

tính trữ tình là yếu tố căn bản của văn học yêu nước chống Pháp

2.Nguyễn Đình Chiểu


Một tâm hồn luôn tỏa sáng, vẹn tròn hai chữ hiếu – trung

-Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là phường
Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Thời thơ ấu, được sống trong sự nuôi dạy chu đáo
nhưng đường đời của ông cũng sớm gặp gian truân. Năm 25 tuổi, sau một thời gian nỗ
lực, ra công đèn sách, Nguyễn Đình Chiểu trở ra kinh đô Huế ứng thí, nhưng chưa đến
khoa thi thì hay tin mẹ lâm bệnh nặng đã mất tại Gia Định

-Vì quá đau buồn, thương khóc mẹ, trên đường về chịu tang mẹ lại nhiễm phong sương
và bị chứng đau mắt, dù được chữa trị, nhưng đôi mắt ông mãi mãi không nhìn thấy
nữa. Không còn nhìn thấy ánh sáng, nhưng tâm hồn luôn tỏa sáng, giữ tròn chữ trung,
chữ hiếu, mà hai câu thơ: “Thà đui mà giữ đạo nhà/Còn hơn có mắt ông cha không thờ”
đã nói lên tất cả. Ông mất vào ngày 3/7/1888, được an táng tại xã An Đức, huyện Ba
Tri, tỉnh Bến Tre.

-Cả cuộc đời 66 năm, Nguyễn Đình Chiểu sống bằng nghề dạy học, nghề thầy thuốc và
sáng tác văn chương. Sự nghiệp văn chương của Cụ, trừ một bài thơ viết bằng chữ
Hán, còn lại đều viết bằng chữ Nôm, với các truyện thơ nổi tiếng như: Lục Vân Tiên,
Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, các bài văn tế, thơ điếu, thơ luật
Đường. Nói đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu thì phải nói đến truyện
thơ Lục Vân Tiên, là một tác phẩm đầu tay chứa đựng triết lý, trọng đạo nghĩa, tiết tháo
làm người, thể hiện quan điểm ca ngợi, bảo vệ cái tốt, cái hay, cái đẹp và phê phán,
“ghét cay, ghét đắng” cái xấu, cái ác. Qua tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện tư
tưởng đổi mới Nho giáo mới với những nguyên tắc trung - hiếu - tiết - nghĩa rất gần gũi,
bình dị và rất Nam Bộ.

-Đặc biệt trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu là các bài văn tế, nhất là
bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Các bài văn tế đã đưa ông lên vị trí người mở đầu cho
dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX, một trong những tác giả dẫn đầu phong
trào phi thực dân hóa ở khu vực và quốc tế giai đoạn này. Khác các tác giả trước đó,
Nguyễn Đình Chiểu đã nhìn thấy sức mạnh to lớn của những người nông dân trong
chống giặc xâm lược; kính trọng, ca ngợi họ như những người anh hùng “Nguyễn
Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi
cuộc chiến đấu oanh liệt của Nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay
buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta”. Trong đó, "bài Văn tế Nghĩa
sĩ Cần Giuộc là khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên
ngang”(Thủ tướng Phạm Văn Đồng)

->Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên dùng văn chương tạc vào lịch sử chân
dung những người nông dân - nghĩa binh, những tướng lĩnh đánh giặc

- Văn nghệ sĩ tế cần giuộc:


Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn mong mưa;
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.
=> Lòng căm thù giặc, sự chán Ghét giặc. Xót xa bi kịch là ở chỗ triều đình nhu nhược
không hiểu lòng dân yêu nước. Lòng Căm thù giặc của người nông dân thì không thể
kiềm chế. Chính lòng căm thù giặc đã biến thành hành động vùng lên quật khởi rất hào
hùng

-Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
=> Nỗi đau trước cảnh đất nước bị giặc chiếm đóng.

-Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
=> Trong tác phẩm này, quan niệm về người anh hừng của NĐC rất tiến bộ. Người anh
hùng không chỉ là những sĩ phu, những con người kiệt xuất có tên tuổi cụ thể mà người
nông dân cũng trở thành tập thể anh hùng, họ chính là những thân phận bị lãng quên
nhưng đã đứng lên với trách nhiệm công dân, làm chủ vận nước. Lấy tấm thân trần trụi
chống chọi sắt thép, tinh thần vượt lên sức mạnh vốn có của người nông dân để chống
giặc giữ nước, vai trò ấy cần nổi bật hơn khi nó vừa kế thừa phát huy truyền thống quật
cường của dân tộc. Lại kết hợp và phát huy cái ngang tàng, hào hiệp của tính cách con
người Nam Bộ. Chính họ đã làm rạng ngời một lẽ sống cao đẹp của thời đại.
=> Viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu không chỉ để khóc những người
dã bỏ mình vì nước mà còn có cái nhìn đúng đắn về người anh hùng. Sáng tác của Đồ
Chiểu đã gợi lên cảm khái hào hùng trong niềm xót thương vô hạn của người đọc. Với
Nguyễn Đình Chiểu, những con người bình dị, gần gũi, không tên tuổi cũng có thể trở
thành anh hùng khi họ nặng tình với đất nước, dân tộc.
Có thể nói Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đỉnh điểm tư tưởng nghệ thuật trong văn nghiệp
của Nguyễn Đình Chiểu. Trong kho tàng văn tế Việt Nam xưa, nó xứng đáng được trao
giải nhất chi nhường cho ai? Phạm Văn Đồng trong bài Nguyễn Đình Chiếu - Ngôi sao
sáng trong văn nghệ của dân tộc từng đặt bài văn tế này ngang hàng Đại cáo bình Ngô
của Nguyễn Trãi và cho rằng: Một bên là bài ca về người anh hùng thất thế nhưng mãi
hiên ngang trước lịch sử.
-Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện
được trả thù kia;
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
=> Sự hi sinh nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài học quý giá mà họ đã để lại. Thà chết vinh còn
hơn sống nhục, họ là ngọn đèn soi sáng cho dân tộc VN. Công lao của người nghĩa sĩ
nông dân Cần giuộc sẽ đời đời nằm trong lòng mỗi người dân VN về tấm gương anh
dũng Sẵn sàng xả thân vì độc lập tổ quốc. Cái chết của người anh hùng vì nước là cái
chết bất tử, cái chết ấy có tác dụng bồi vào sự sống, nhân lên sức mạnh cho sự sống.

-Ngoài ra chủ nghĩa yêu nước sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu đã kịp lưu lại trong tác
phẩm Chạy giặc (Chạy Tây), đây chính là một tác phẩm tiêu biểu của phong cách nghệ
thuật Nguyễn Đình Chiểu, được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Tác phẩm đã
trở thành nhân chứng lịch sử, gắn với niềm vui, nỗi buồn của dân tộc. Đây cũng là một
trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX
-Hiện chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ. Căn cứ vào hoàn cảnh
lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng
bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu
tấn công (ngày 17-2-1859)
- Chạy Giặc:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
=> Phần 1: Sáu câu đầu. Cảnh nhân dân và đất nước khi thực dân Pháp đến xâm lược.
- Phần 2. Hai câu còn lại. Tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước cảnh ngộ đất nước bị
xâm lược.
● Phân tích đoạn 1 (6 câu thơ đầu):

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây


- Lúc tan chợ là lúc bắt đầu sự sum họp của gia đình. Cảnh hạnh phúc đầm ấm
đơn sơ sẽ diễn ra ở mọi nhà. Cuộc sống hoàn toàn thanh bình yên ổn. Súng Tây
thời ấy nổ ghê gớm lắm: “súng giặc đất rền”. Nghe tiếng súng thì bọn giặc đã ở
ngay bên cạnh. “Vừa nghe” thế mà cả bàn cờ thế đã hỏng “phút sa tay”. Thất bại
ập đến nhanh quá. Thời gian ngắn ngủi càng tăng thêm tính chất đột ngột, bất
ngờ, căng thẳng của tình thế. Và vì thế, thay cho cảnh sum họp đầm ấm là cảnh
tượng lộn xộn sẻ nghé tan đàn:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát bay.
- Súng vừa nổ, giặc đã ập đến. Người lớn còn chưa kịp đi chợ về hoặc còn đang ở
ngoài đồng. Cho nên hốt hoảng lũ trẻ dắt díu nhau chạy lơ xơ. Đặt chữ “lơ xơ”
lên trước chữ “chạy” là rất gợi tả. Dường như ta chỉ nhìn thấy sự rã rời, hốt
hoảng sắp kiệt sức của những em bé, rồi sau mới biết là các em chạy. Hình ảnh
so sánh đàn chim mất ổ dáo dát với lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ thật là đặc sắc.
Nhưng cũng phải thấy thêm rằng khi giặc đến, chẳng những con người khốn khổ
mà chim muông cũng không được yên ổn. Giặc đến làm đau cả sông núi, đau cả
chim muông, đau cỏ cây.
- Tả chạy giặc, một cuộc chạy vội vã, đột ngột không hề được chuẩn bị, chỉ đặc tả
lũ trẻ và bầy chim là rất thành công. Xa hơn cảnh tượng sống động, bối rối, hốt
hoảng, lộn xộn của lũ trẻ và bầy chim là sự mất mát, thiệt hại của cả một vùng
quê rộng lớn:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
- Của cải bị mất mái, nhà cửa bị thiêu cháy, con cái lạc cha mẹ, và chắc là sẽ
không tránh khỏi sự chết chóc đau thương. Giặc đến gieo bao tội ác lên đầu
nhân dân, trước hết là những người dân lành, “Dân đen” côi cút làm ăn toan lo
nghèo khó trọng ấp trong làng.
=> Như vậy, hai câu đề nói lên một cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ.
Giặc Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định. Trận đánh diễn ra như “một bàn
cờ thế” phút chốc thay đổi bất ngờ “phút sa tay”. Thành Gia Định thất thủ, Đổng
Nai, Bến Nghé rơi vào tay giặc. Vần thơ cất lên như một lời than, làm hiện lên hai
cảnh tang thương điêu tàn nơi Bến Nghé và Đồng Nai.

● Phân tích hai câu cuối:

- Hai câu kết, cảm xúc nghẹn lại bỗng trào lên, biểu lộ một tâm trạng đau đớn, lo
âu. Lo âu cho tính mạng và tài sản của nhân dân ta đang bị giặc Pháp bắn giết,
cướp phá dã man. Lo âu cho vận mệnh đen tối của đất nước. Câu hỏi tu từ thể
hiện tình thương xót nhân dân đau khổ trước hoạ xâm lăng:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
- Không phải chỉ là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang
dẹp loạn của triều đình. Hình như câu thơ còn là một tiếng khóc nghẹn tràn đầy
nước mắt của con người mù loà hết lòng yêu nước thương dân mà không thể
làm gì cho dán trong cơn loạn lạc
=> Như vậy, Chạy giặc là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Phấp và
nói lên tình thương xót nhân dân trước hoạ xâm lặng. Những cảnh mà nhà thơ nghe
thấy (tiếng súng Tây), nhìn thấy, cảm thấy lũ trẻ lơ xơ chạy, đàn chim dáo dát bay, của
tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây) là những chi tiết nghệ thuật rất hiện thực
mang giá trị lịch sử sâu sắc. Bài thơ Chạy giặc là một chứng tích về tội ác giặc Pháp
trong những ngày tháng đầu chúng xâm lược đất nước ta, nó chính là chứng nhân lịch
sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc.
=> Về nghệ thuật, bài thơ có âm hưởng nghiêm trang, ngôn ngữ hàm súc, chứa chan
tình cảm, bài thơ thể hiện tâm hồn trung nghĩa, của Nguyễn Đình Chiểu. Nó cho thấy
tính mẫn cảm chính trị của nhà thơ yêu nước “đám mấy thằng gian bút chẳng tà”. Với
ông, “thơ là súng là gươm”. (Đọc thơ Đồ Chiểu – Lê Anh Xuân).

You might also like