Chương 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHƯƠNG 7: CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH, KẾT CHUYỂN

CUỐI KỲ VÀ KHÓA SỔ KẾ TOÁN, BÚT TOÁN SỬA SAI


Bút toán có 3 loại:
- Bút toán nhật ký: ghi chép các giao dịch phát sinh ngay tại thời điểm xuất hiện giao dịch.

- Bút toán điều chỉnh: thường được thực hiện vào cuối kỳ

- Bút toán sửa sai: sửa chữa các lỗi trong trong ghi sổ kế toán.

I. CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH:


Cuối kỳ, kế toán cần phải thực hiện các bút toán điều chỉnh để đưa sổ sách kế toán về trạng thái
cân bằng (cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn), qua đó có thể lập các báo cáo tài chính (BCTC).

Các bút toán điều chỉnh bao gồm:

+ Các bút toán phân bổ: phân bổ chi phí trả trước và doanh thu nhận trước, trích khấu hao TSCĐ.

+ Khấu trừ thuế GTGT (áp dụng đối với DN kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)

+ Thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.

+ Trích lập dự phòng.

1, Bút toán phân bổ


Các bút toán phân bổ được thực hiện ở cuối kỳ nhằm ghi nhận và điều chỉnh các khoản khoản
doanh thu và chi phí để đảm bảo nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp với kỳ kế
toán.
Ở các chương trước đã trình bày rất rõ về việc trích khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC. Vì vậy,
ở nội dung này tôi chỉ trình bày về doanh thu nhận trước và chi phí trả trước khi mua bán dịch
vụ.
Trường hợp Doanh thu nhận trước (người bán) Chi phí trả trước (người mua)
Quan hệ đối ứng - Khi nhận tiền của người mua: - Khi trả tiền cho người bán:
Doanh thu nhận trước↑ Chi phí trả trước↑
Thuế GTGT đầu ra↑ Thuế GTGT đầu vào↑
Tiền↑ Tiền↓

Phân bổ doanh thu cho từng kỳ: Phân bổ chi phí cho từng kỳ:
Doanh thu nhận trước↓ Chí phí trả trước↓
Doanh thu bán hàng↑ CP SXC↑/ CP BH↑/ CP QLDN↑
Định khoản - Khi nhận tiền của người mua: - Khi trả tiền cho người bán:
Nợ TK 111/112 Nợ TK 242
Có TK 3387 Nợ TK 133
Có TK 3331 Có TK 111/112

Phân bổ doanh thu cho từng kỳ: - Phân bổ chi phí cho từng kỳ:
Nợ TK 3387 Nợ TK 627/641/642
Có TK 511 Có TK 242

Ví dụ:

DN A mua dịch vụ bảo hiểm cháy nổ cho cửa hàng của mình, do DN B cung cấp.

Giá của dịch vụ bảo hiểm là 24.000.000/năm. DN A quyết định trả tiền 1 lần cho cả năm 2022
vào ngày 2/1/2022 bằng TGNH.

Biết 2 DN thực hiện kỳ kế toán theo tháng.

Hãy định khoản các bút toán ghi nhận doanh thu và chi phí ở 2 phía
Bên DN A (mua BH) DN B (bán BH)
Khi A thanh toán cho Nợ TK 242: 24.000.000 Nợ TK 112: 24.000.000
B Có TK 112: 24.000.000 Có TK 3387: 24.000.000
Cuối kỳ phân bổ Nợ TK 641: 2.000.000 Nợ TK 3387: 2.000.000
Có TK 242: 2.000.000 Có TK 511: 2.000.000

2. Khấu trừ thuế VAT:


Ở phần giao dịch mua – bán, chúng ta đã làm rõ về thuế VAT và cách tính thuế VAT theo
phương pháp khấu trừ, ở đây chúng ta nhắc lại:
Công thức tính thuế VAT:
Thuế VAT = thuế suất thuế VAT x Giá trị tính thuế của hàng hóa, dịch vụ.
Cuối kỳ kế toán ta tiến hành chốt số dư về thuế VAT đầu vào và đầu ra. Trên cơ sở đó ta có
thể tính được thuế VAT phải nộp theo công thức sau:
Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào (thuế VAT được khấu trừ)
Trong thực tế chúng ta có 3 trường hợp:
Trường VAT đầu ra VAT đầu ra = VAT đầu ra <
hợp > VAT đầu vào VAT đầu vào
VAT đầu vào
Thuế VAT >0 =0 <0
phải nộp
Xử lý DN phát sinh DN không phát DN không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế, còn
nghĩa vụ nộp sinh nghĩa vụ được đưa thuês GTGT đầu vào sang kỳ sau
thuế nộp thuế để khấu trừ hoặc hoàn thuế.

* Hạch toán:
Về bản chất, nghiệp vụ khấu trừ thuế VAT này là giảm đi cả 2 khoản mục thuế VAT đầu ra và
VAT đầu vào cùng 1 lượng như nhau theo giá trị của khoản mục nhỏ hơn.
Đối ứng Định khoản
Thuế GTGT đầu ra↓ Nợ TK 3331
Thuế GTGT đầu Có TK 133
vào↓

3. Các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, KQKD và khóa sổ
a, Bút toán kết chuyển:
Kết chuyển được hiểu là chuyển toàn bộ số dư của tài khoản này sang 1 tài khoản khác để bù trừ.
Sau khi thực hiện kết chuyển thì khoản mục đó có số dư bằng 0. Việc kết chuyển có 1 đặc điểm
là đang dư bên nào thì cần hạch toán đảo ngược lại để triệt tiêu hết số dư đó đi.

b, Mở sổ và khóa sổ.

Theo quy định của Luật kế toán và chuẩn mực kế toán. Đầu kỳ kế toán tiến hành mở số ghi chép
và đến cuối kỳ kế toán, sau khi kết thúc mọi hoạt động trong kỳ, DN phải chấm dứt việc ghi sổ
kế toán và khóa sổ kế toán. Trước khi thực hiện khóa sổ cần thực hiện các bút toán kết chuyển
doanh thu, chi phí và lợi nhuận, nhằm xác định kết quả kinh doanh và đưa chúng vào khoản mục
Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán.
c, Hạch toán kết chuyển doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Hạch toán:
- Bước 1: Kết chuyển giảm trừ doanh thu:
Doanh thu bán hàng được khấu trừ đi giá trị của các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết
khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại. Sau bước này, số dư (bên Có) của TK
Doanh thu bán hàng chỉ còn lại Doanh thu thuần. Nếu không phát sinh các khoản giảm trừ doanh
thu thì không cần thực hiện bước này mà sang thẳng bước 2.
 Định khoản:

- Bước 2: Kết chuyển Doanh thu, thu nhập:


Các khoản Doanh thu, thu nhập (đang có số dư bên Có) bao gồm: Doanh thu thuần từ bán hàng
(kết quả bước 1), Doanh thu tài chính, Thu nhập khác được chuyển sang TK Xác định KQKD
(bên Có).
 Định khoản:

- Bước 3: Kết chuyển Chi phí (chỉ bao gồm các chi phí tham gia xác định KQKD):
Các khoản Chi phí (đang có số dư bên Nợ) bao gồm: Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng, Chi
phí QLDN, Chi phí tài chính, Chi phí khác) sẽ được chuyển sang TK Xác định KQKD (bên Nợ).
 Định khoản:

- Bước 4: Kết chuyển Lợi nhuận (lãi lỗ):


Kết quả kinh doanh có thể là Lãi, Lỗ hoặc hóa vốn.

Nếu như DN hòa vốn trong kỳ thì không cần phải thực hiện bước này. Nếu có lãi/lỗ thì cần phải
kết chuyển kết quả kinh doanh này sang khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lũy kế
của các năm trước đến nay mà vẫn chưa được xử lý). Sau bước này ta mới có số dư về Lợi nhuận
chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán.
Trường Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
hợp
Định khoản

Kết quả

- Lưu ý: Cần hiểu rằng việc lập báo cáo KQKD không liên quan gì đến việc hạch toán kết
chuyển kết quả kinh doanh. Việc lập báo cáo KQKD đòi hỏi phải tính ra nhiều chỉ tiêu về các
loại Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận để trên cơ sở đó tính ra các chỉ số phục vụ việc phân tích
tài chính. Còn việc thực hiện các bút toán kết chuyển như trên chỉ giúp chúng ta tính được tổng
lợi nhuận (trước thuế) của DN rồi đưa nó về đích là TK Lợi nhuận chưa phân phối.
II. CÁC BÚT TOÁN SỬA SAI
Khi phát hiện những sai sót này, dù ở thời điểm nào, thời kỳ nào kế toán cần phải áp dụng
các phương pháp sửa chữa sổ kế toán phù hợp với tình huống sai sót theo những nguyên tắc đã
được quy định theo chuẩn mực kế toán và phải đảm bảo không được tẩy xoá làm mờ, mất, hoặc
làm không rõ ràng số cần sửa.Trong kế toán thường xảy ra các tình huống sai sót như sau:
1. Sai không trọng yếu: sai trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài
khoản, không ảnh hưởng đến số tiền ghi sổ.
Trong trường hợp này, kế toán sử dụng biện pháp cải chính: Đính chính những sai sót bằng
cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên
chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế
toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa.
2. Sai thiếu: Số tiền đã ghi nhỏ hơn số tiền thực tế phải ghi, không sai quan hệ đối ứng tài khoản
hoặc ghi sót nghiệp vụ phát sinh.
Trong trường hợp này kế toán sử dụng phương pháp ghi bổ sung: ghi bổ sung bằng mực
thường số tiền chênh lệch còn thiếu.
3. Sai thừa: Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn
hơn con số ghi đúng.
Trong trường hợp này kế toán sử dụng phương pháp ghi số âm: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi
trong ngoặc đơn bút toán số tiền chênh lệch thừa.
4. Sai quan hệ đối ứng: Ghi chép sai tài khoản và có thể sai cả số tiền ghi sổ.
Trong trường hợp này kế toán: Hủy bút toán đã ghi sai bằng cách ghi âm bút toán đó sau đó
hạch toán bổ sung bút toán đúng
BÀI TẬP
Câu 1: Công ty A có số liệu về phát sinh bên Nợ và bên Có trên bảng cân đối thử (đơn vị: đồng)
vào ngày 31/12/X như sau:
Bên Nợ Số tiền Bên Có Số tiền
Tiền mặt 9.960 Hao mòn TSCĐ 160.896
Tiền gửi ngân hàng 29.900 Phải trả người bán 40.860
Phải thu khách 48.000 Phải trả NLĐ 80.400
hàng
Nguyên vật liệu 18.700 Vay ngắn hạn 72.000
TSCĐ hữu hình 1.092.000 Vay dài hạn 534.800
TSCĐ vô hình 313.080 Nguồn vốn kinh doanh 540.100
Giá vốn hàng bán 369.960 Lợi nhuận chưa phân phối 0
CP bán hàng 68.046 Doanh thu bán hàng 682.680
CP QLDN 139.200 Doanh thu tài chính 15.600
CP tài chính 38.490 Thu nhập khác 200.000
Chi phí khác 200.000
Tổng Phát sinh Nợ 2.327.336 Tổng Phát sinh Có 2.327.336

Yêu cầu: Thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ.
Câu 2:
Công ty B tính thuế GTGT theo tháng bằng phương pháp khấu trừ có các hoạt động trong tháng
1 như sau:
Ngày 2/1, mua 1 lô hàng hóa có giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 20.000.000. Chi phí
vận chuyển đã gồm thuế GTGT 10% là 5.500.000.
Ngày 17/1, bán 1 lô hàng hóa với giá đã bao gồm thuế VAT 10% là 33.000.000. Lô hàng có giá
vốn 25.000.000. Chi phí vận chuyển do người bán phải chịu đã bao gồm thuế VAT 10% là
2.200.000.
a, Xác định thuế VAT phải nộp trong tháng. Thực hiện bút toán khấu trừ thuế VAT.
b, Câu trả lời của anh/chị sẽ thay đổi như thế nào nếu giá mua lô hàng ngày 2/1 chưa bao gồm
thuế VAT 10% thay đổi thành 35.000.000?
Đáp án:

You might also like