Mẫu Đề Cương Đề Tài NCKHSV (2023-2024) - Khoa . . . . . . . .

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

- Tên đề tài: Ứng dụng họa tiết thời Trần vào thiết kế bộ trò chơi Boardgame Đại Việt
- Nhóm sinh viên: Trương Huyền Trang
Khuất Phương Uyên
- Lớp: 21DH4 Khoa: Thiết Kế Mỹ Thuật
- Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thanh
A. Phần mở đầu:
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, đời sống con người cũng ngày càng nâng
cao, cùng với đó chính là sự gia tăng về nhu cầu vật chất và đặc biệt là những đòi hỏi
về mặt tinh thần. Và trong đó, không thể thiếu những nhu cầu được vui chơi, giải trí,
giao lưu, học tập, kết nối,… giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và cân bằng trạng thái
tinh thần, cảm xúc.
Vậy để cải thiện thể chất tinh thần, việc sử dụng các trò chơi board game có lẽ là
một trong những cách thức hữu hiệu, dễ dàng và gần gũi nhất. Trên thị trường board
game hiện nay, có rất nhiều trò chơi đã du nhập và trở nên nổi tiếng không chỉ với giới
trẻ mà hầu hết ở độ tuổi nào cũng từng trải nghiệm qua ít nhất một lần. Nhưng trong
số những trò chơi đó, số lượng trò chơi thuần Việt lại không nhiều, hay có thể nói là
có sự chênh lệch khá lớn. Chính vì lí do đó, đứng ở vị trí là nhóm sinh viên ngành
Thiết kế Đồ họa, chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc kế thừa và sáng
tạo các thành tựu hay công trình hội họa mà cha ông ta để lại, để có thể ứng dụng các
hoa văn, họa tiết đó vào thiết kế một bộ trò chơi mang bản sắc của người Việt.
Việc kế thừa và sáng tạo là yếu tố cần thiết trong thiết kế song nó đòi hỏi phải có
sự chọn lọc trong nghiên cứu và ứng dụng trên nền tảng vốn có là các di vật, di tích
hiện tồn cho tới nay. Đặc biệt là đối với các hoa văn, họa tiết cổ truyền. Họa tiết cổ
truyền của Việt Nam có tính kế thừa cao, nhưng mỗi thời kì lại mang một đặc điểm và
nét đặc sắc riêng. Ví dụ như hai thời Lý và thời Trần, mặc dù đều được truyền cảm
hứng từ tư tưởng của Phật Giáo nhưng họa tiết thời Trần được đánh giá là phong phú,
phóng khoáng, khỏe khoắn và có sự chân thật trong cảm xúc hơn so với thời Lý.
Cũng như bao thời kỳ và nền văn hóa khác, các họa tiết ở thời Trần và nhu cầu sử
dụng các họa tiết ấy vào việc trang trí là không thể thiếu. Họ trang trí những hoa văn
đó trên các công trình kiến trúc như cung điện, đền thờ, miếu, lăng mộ,… hay trong
đời sống thường ngày, việc bắt gặp các họa tiết đó được đục, vẽ, khắc trên bàn ghế,
giường tủ, áo quần, thuyền bè,… không phải điều hiếm thấy.
Mặc dù có không ít các nghiên cứu liên quan tới họa tiết của thời Trần và board
game. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào khai thác và đưa yếu tố họa tiết
đó vào thiết kế một bộ trò chơi board game thuần Việt. Chính vì vậy, chúng tôi chọn
hướng nghiên cứu “Ứng dụng họa tiết thời Trần vào thiết kế bộ trò chơi
Boardgame Đại Việt” nhằm hoàn thiện hơn và mong muốn đóng góp một phần nhỏ
vào công cuộc bảo tồn, kế thừa và tiếp nối các giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu về họa tiết thời Trần, chúng tôi muốn đưa ra một giải pháp
mới nhằm lưu giữ các giá trị của những công trình mà cha ông ta để lại, ứng dụng vào
trò chơi giải trí board game góp phần vào việc lan tỏa những giá trị ấy tới gần hơn với
đời sống tinh thần, đời sống xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Họa tiết thời Trần
- Cách ứng dụng họa tiết thời Trần vào thiết kế trò chơi board game Đại Việt
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Họa tiết của các công trình kiến trúc, hội họa có trong đời sống thời Trần
- Board game Đại Việt
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Sử dụng các yếu tố hình ảnh, màu sắc, kết cấu của họa tiết thời Trần có sẵn trong tư
liệu lịch sử để phân tích, chọn lọc áp dụng vào board game. Tổng hợp các đặc trưng
của họa tiết có khả năng ứng dụng, tích hợp và sáng tạo để phát triển trong board
game Đại Việt.
- Phương pháp điều tra:
Tìm hiểu, nghiên cứu các dữ liệu sẵn có, thu thập đánh giá, nhận xét, chia sẻ kinh
nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến họa tiết thời Trần.
- Phương pháp so sánh:
Giữa nhiều loại hình đa dạng về chất liệu, tạo hình về hoa tiết của các thời đại trong
lịch sử, chọn lọc so sánh họa tiết thời Trần để phát hiện điểm mới, điểm độc đáo, tính
duy nhất để lựa chọn ứng dụng vào board game Đại Việt.
- Phương pháp thực nghiệm:
Để kiểm tra tính khả thi của board game cần trải qua các thử nghiệm và nghiên cứu sự
biến đổi thông qua các lần tạo sản phẩm thử thực tế.
6. Địa chỉ áp dụng: Áp dụng vào board game Đại Việt.
B. Nội dung:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm khoa học
1.1.1. Họa tiết
1.1.2. Thiết kế
Để có thể đưa ra một định nghĩa chính xác của hai chữ thiết kế không phải là một
điều dễ dàng, vì bản thân nó có rất nhiều cách để định nghĩa và dựa theo ý kiến chủ
quan của mỗi người thì định nghĩa ấy cũng sẽ thay đổi. Nhưng có thể nói, việc thiết kế
đóng một vai trò quan trọng như một nhu cầu cơ bản trong đời sống của con người,
hiện diện ở hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực hiện nay như kiến trúc, xây dựng, nội
thất, thời trang, kỹ thuật, đồ họa, phần mềm, truyền thông,… Tuy nhiên, chúng ta vẫn
có thể đưa ra một số ý kiến chung nhất về đặc điểm cơ bản của thiết kế qua những
định nghĩa sau:
- Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Hồng Đức, “thiết kế” là: “Làm đồ án, xây dựng
một bản vẽ với tất cả những tính toán cần thiết để theo đó mà xây dựng công trình,
sản xuất sản phẩm.”
-
1.1.3. Board game

1.2. Khái quát đặc điểm và ý nghĩa nghệ thuật của họa tiết thời Trần
1.2.1. Lịch sử hình thành và tình hình phát triển của họa tiết thời Trần
1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.2.1.2. Tình hình phát triển của họa tiết thời Trần
1.2.2. Phong cách tạo hình
1.2.3. Ngôn ngữ tạo hình
1.2.4. Ý nghĩa nghệ thuật của họa tiết thời Trần
1.3. Khái quát về Board game
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Board game

1.3.2. Các thể loại board game phổ biển

1.3.3. Vai trò và ý nghĩa của board game đối với đời sống

- Chương 2: Hình thức thể hiện của họa tiết thời Trần qua các đề tài và tiêu chí tạo hình
để thiết kế bộ trò chơi board game Đại Việt
2.1. Các đề tài và hình thức thể hiện của họa tiết thời Trần
2.1.1. Đề tài về tứ linh
2.1.2. Đề tài về Phật giáo
2.1.3. Đề tài về các vật và hiện tượng thiên nhiên
2.1.4. Đề tài về các loài hoa
2.1.5. Đề tài về con người
2.2. Bộ trò chơi board game Đại Việt
2.2.1. Giới thiệu về game
2.2.2. Hình thức
2.2.3. Đặc điểm cấu tạo của board game
2.2.4. Cách thức hoạt động
2.3. Các tiêu chí để thiết kế bộ trò chơi board game Đại Việt
2.3.1. Tạo hình của bộ trò chơi
2.3.1.1. Tạo hình của nhân vật
2.3.1.2. Màu sắc của bộ trò chơi
2.3.1.3 Các họa tiết sử dụng trong bộ trò chơi
2.3.2. Tiêu chí thiết kế bao bì cho bộ trò chơi board game Đại Việt
Chương 3: Ứng dụng hình thức thể hiện của họa tiết thời Trần vào thiết kế bộ trò chơi
board game Đại Việt
3.1. Xây dựng ý tưởng
3.1.1. Xây dựng ý tưởng tạo hình
3.1.2. Xây dựng ý tưởng thiết kế bao bì
3.2. Định hướng và phác thảo thiết kế
3.2.1. Định hướng và phác thảo tạo hình
3.2.2. Định hướng và phác thảo bao bì
3.3. Giải pháp thiết kế
3.3.1. Thiết kế tạo hình cho bộ trò chơi
3.3.2. Thiết kế bao bì
C. Kết luận, khuyến nghị:

Lãnh đạo Khoa Giảng viên hướng dẫn Đại diện nhóm sinh viên

You might also like