Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Tên học phần: Pháp luật đại cương


Mã lớp: 231_71LAWG10012_08

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2023


BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
DANH SÁCH NHÓM

STT Họ và tên MSSV Công việc Đánh giá Ký tên


thực hiện %

1 Mai Thị Thúy Kiều 2272104030314 Soạn nội 100 Kiều


dung,
Nguồn
tham khảo
2 Mai Lê Gia Lam 2272104030320 Soạn nội 100 Lam
dung, Danh
sách nhóm
3 Nguyễn Đào Song Lam 2272104030321 Soạn nội 100 Lam
dung,
Chỉnh word
4 Nguyễn Vũ Hoàng Lam 2273401150619 Soạn nội 100 Lam
dung, Danh
sách nhóm,
Chỉnh word
5 Bùi Nguyễn Khánh Linh 2173201080627 Soạn nội 100 Linh
dung
6 Đình Hoàng Khánh Linh 2272104030331 Soạn nội 100 Linh
dung
7 Ngô Thị Trúc Linh 2272104030339 Soạn nội 100 Linh
dung
8 Trương Văn Long 207MA68151 Soạn nội 100 Long
dung, Sơ đồ
9 Chiêm Văn Lộc 2173401150508 Soạn nội 100 Lộc
dung, Sơ đồ
10 Tàu Nguyễn Công Luận 2173401150252 Soạn nội 100 Luận
dung,
Nguồn
tham khảo

Trang 2 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
MỤC LỤC

A.

Trang 3 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

A. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

Quốc hội

Chủ tịch nước

Bộ, cơ quan TAND tối VKSND


ngang Bộ Chính phủ
cao tối cao

UBND cấp HĐND cấp TAND VKSND


Sở
Tỉnh Tỉnh cấp Tỉnh cấp Tỉnh

UBND cấp HĐND cấp TAND


Phòng VKSND
Huyện Huyện cấp cấp Huyện

Ban UBDN cấp HĐND cấp


Xã Xã

Lưu ý:
: Cơ quan chuyên môn giúp việc

Trang 4 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
B.

C. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
1. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội
1. Đứng đầu: Vương Đình Huệ
2. Chức năng
- thực hiện quyền lập hiến
- quyền lập pháp
- quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà
nước.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 70 của Hiến pháp năm 2013)
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
- Quyết định đại xá.
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện
pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Quyết định trưng cầu ý dân
2. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ Tịch nước
1. Đứng đầu: Võ Văn Thưởng
2. Chức năng
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu
vinh dự nhà nước
- quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt
Nam

Trang 5 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chủ tịch nước có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh
trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể
từ ngày pháp lệnh được thông qua...
- Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân
tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá.
3. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Bộ cơ quan ngang bộ
Vị trí và chức năng
Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà
nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ của Bộ
Nghị định dành Chương II với 11 Điều quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về: Pháp luật;
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hợp tác quốc tế; cải cách hành chính; quản lý nhà nước các
dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực; doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh
tế tập thể, tư nhân khác; hội, tổ chức phi Chính phủ; tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số
lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; về cán bộ, công chức, viên chức; kiểm
tra, thanh tra; quản lý tài chính, tài sản.
Cụ thể, Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính
phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị
quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức,
đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Bộ; trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Về cải cách hành chính, Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp
nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương; quyết định phân
cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền
hạn thuộc thẩm quyền của Bộ; quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính,

Trang 6 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
công khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho
các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm
quyền của Bộ; cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao
quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo phân công của Chính phủ.
Về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, Bộ trình Chính phủ
ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện xã hội hóa các
hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
lĩnh vực quản lý; trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công
lập theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc
lĩnh vực quản lý.
Bộ cũng có nhiệm vụ trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và các
chương trình, chiến lược định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế
tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực. Kiểm tra việc thực
hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo quy định của pháp
luật và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.
Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp
công lập, Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức của Bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý; trình Chính phủ
quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung
là tổng cục), vụ, cục và tương đương thuộc Bộ...
4. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ
Chính phủ là trung tâm bộ máy nhà nước. Cải cách hành chính là trọng tâm của cải cách bộ
máy nhà nước.
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của đất nước được quy định cụ thể tại Hiến pháp
Việt Nam, được tổ chức và thành lập nhằm thực hiện quyền hành pháp, thi hành quyền lực nhà
nước nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương nhiệm vụ mà Quốc hội đề ra.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ:
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
– Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc
quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự
án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh
trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Trang 7 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
– Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi
trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các
biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
– Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính –
kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên
chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công
tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng
dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
– Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội;
– Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch
nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân
danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước
ngoài;
– Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ
chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
5. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tòa Án Nhân Dân tối cao
Người đứng đầu: Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao (ông Lê Minh Trí)
Chức năng: thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát các hoạt động điều tra, giam giữ,
xét xử và thi hành án. Bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt
tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
- Kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm
minh, kịp thời.
Nghĩa vụ: bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Quyền hạn:

Trang 8 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị
khởi tố
2. Quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố
3. Quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
4. Công tác điều tra của cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân
5. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
6. Kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, Lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc thi
hành án dân sự, thi hành án hành chính
7. Quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp
6. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy
của các cơ quan nhà nước.
Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo ngành
dọc ở 4 cấp, gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 710 Viện kiểm sát
cấp huyện tại 710 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
- Viện kiểm sát quân sựquân khu và tương đương.
- Viện kiểm sát quân sựkhu vực.
Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý,
chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trang 9 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề
nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi
Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho
đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân
công hoặc uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật
về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ
nhiệm.
7. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Sở
Chức năng: Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy
định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Nhiệm vụ:
Sở sẽ tiến hành Chuẩn bị dự thảo quyết định liên quan đến ngành, lĩnh vực nằm trong phạm vi
quản lý của Sở và các văn bản khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở sẽ lập dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, cũng như chương trình, biện pháp để tổ
chức và thực hiện các nhiệm vụ trong ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp tỉnh, thuộc phạm vi
quản lý của Sở.
Sở sẽ chuẩn bị dự thảo quyết định về việc phân cấp, ủy quyền và giao nhiệm vụ quản lý nhà
nước trong ngành, lĩnh vực cho Sở, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
và thành phố thuộc trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện).
Sở sẽ xây dựng dự thảo quyết định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở, cũng như quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các chi
cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở.
Sở sẽ chuẩn bị dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo
phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

Trang 10 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Sở sẽ tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ, cũng như xây
dựng hệ thống thông tin và lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp
vụ.
Sở sẽ đề xuất dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh theo sự phân công.
Sở sẽ thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Đồng thời, phối hợp công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến và giáo dục về thi
hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
Sở sẽ thực hiện và chịu trách nhiệm về việc giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng,
chứng chỉ trong phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định
của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở sẽ hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực quản lý của
cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Sở sẽ hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành,
lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, quản lý hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.
Sở sẽ thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở tiến hành hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã.
Sở tiến hành kiểm tra và thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, đối với tổ
chức và cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật. Đồng thời, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và tham gia phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp
vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở. Việc này phải được thực hiện phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở, và phù hợp với hướng dẫn chung từ Bộ quản lý
ngành, lĩnh vực và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc
làm, cơ cấu viên chức dựa trên chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở. Đồng thời, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế
độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động

Trang 11 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở uản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo sự
phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở hực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
8. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh
Chức năng: chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm thực hiện chủ
trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các
chính sách khác trên địa bàn.
Nhiệm vụ, quyền hạn: Căn cứ Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh như:
“Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b
và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ
chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công
nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới
giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong
phạm vi được phân quyền.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây
dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị
động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.

Trang 12 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
6. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây
dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa,
thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn
khác theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
8. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.”
9. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Đồng nhân dân cấp tỉnh
Chức năng của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương:
Thông qua hai chức năng quyết định và giám sát, Hội đồng nhân dân bảo đảm việc triển khai
thực hiện Hiến pháp, pháp luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, quyết định các chủ
trương, biện pháp phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển địa phương về mọi mặt vì lợi ích của
nhân dân.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương:
Căn cứ điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng
nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương cơ bản giống như nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND
tỉnh, thêm các nội dung sau:
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm
cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
- Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
- Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối
liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều
chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
10. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tòa Án nhân dân cấp cao
Người đứng đầu: chánh án
Quyền hạn: quyền quyết định, quyền trình, quyền tổ chức, quyền chỉ đạo
Nghĩa vụ: Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội
không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ
tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Quốc hội.

Trang 13 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo
quy định của pháp luật.
11. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Viện Kiểm Sát nhân dân cấp cao
Vị trí, chức năng:
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là một cấp kiểm sát trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là cấp dưới trực tiếp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và là
cấp trên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là
Viện kiểm sát cấp tỉnh) và Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát cấp huyện) về công tác thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện chức năng được quy định tại Điều 107 Hiến pháp
năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày
24/11/2014 của Quốc hội và Nghị quyết số 953/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao; thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải
quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Tòa án cấp tỉnh) có kháng
cáo, kháng nghị; thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi tắt là Tòa án cấp huyện) có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.
Kiểm sát bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp tỉnh, phát hiện những
bản án và quyết định có vi phạm để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị phúc thẩm của
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi xét thấy không có căn cứ.
Tiếp nhận, thụ lý và giải quyết kiến nghị, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện theo quy định của
pháp luật.
Phát hiện những bản án và quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm của Toà áncùng cấp có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới, báo cáo đề xuất việc kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm với Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thông qua công tác kiểm sát xét xử phát hiện, tổng hợp tình hình vi phạm, vướng mắc trong
việc áp dụng pháp luật để kiến nghị, yêu cầu khắc phục; hoặc xây dựng các đề tài, đề án,

Trang 14 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
chuyên đề nghiệp vụ; thông báo rút kinh nghiệm, đế xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao có biện pháp giải quyết.
Thông qua công tác kiểm sát xét xử phát hiện, kiến nghị với các cơ quan hữu quan khắc phục
vi phạm, sơ hở trong công tác quản lý là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.
Chỉ đạo, hướng dẫn. kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểmsát việc giải quyết các
vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện
kiểm sát cấp huyện trong giai đoạn xét xử theo quy chế nghiệp vụ của Ngành.
Thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn khác theo quy đinh của pháp luật và sự chỉ đạo của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
12. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Phòng
- Chức năng:
Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp
Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về
chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt
động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm
bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Thực hiện các mặt công tác khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan
chuyên ngành tỉnh.
13. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Ủy Ban nhân dân cấp huyện
- Chức năng:
Ủy ban Nhân dân huyện vừa làm chức năng quản lý hành chính Nhà nước, vừa làm chức năng
quản lý kinh tế trong huyện, là cấp quản lý kế hoạch toàn diện và có ngân sách. chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương, hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a,
b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị
quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân huyện.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,

Trang 15 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai,
rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên
thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây
dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa,
thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn
khác theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
6. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
14. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Đồng nhân dân cấp huyện
- Chức năng:
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng
của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn
nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực
hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân
huyện.
b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác,
phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản
của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

Trang 16 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên
phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện.
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện;
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện.
đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân
bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân
cấp xã.
g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
h) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trước
khi thi hành.
i) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân
huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi
trường:
a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa
phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong
trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu
tư chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật.
c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện trong
phạm vi được phân quyền.
d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên
trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo
vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương
theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở;
biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc

Trang 17 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia
đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính
sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của
Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, ban của Hội đồng nhân dân cấp
mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội
đồng nhân dân cấp xã.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
15. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tòa Án nhân dân cấp tỉnh
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo
quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết
mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
4. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Chức năng của Tòa án nhân dân:
Tại khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc
khác theo quy định của pháp luật;
Xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình
tố tụng;
Căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc
không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền
nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá
nhân tôn trọng;

Trang 18 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
16. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Viện Kiểm Sát nhân dân cấp tỉnh
Về chức năng, Viện kiểm sát được giao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm
sát các hoạt động tư pháp (kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình
sự của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc
giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc
khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án,
quyết định của Toà án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp).
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản
của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm
của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có các
nhiệm vụ và quyền hạn:
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố
tụng khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
- Đọc cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có; quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến
việc giải quyết vụ án tại phiên toà;
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hoặc quyết định của
Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
- Kiểm sát các bản án, biên bản phiên toà và quyết định của Toà án theo quy định của pháp
luật;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án;
- Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
- Tham gia xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;
- Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải
quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

Trang 19 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
- Tranh luận với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ
thẩm, phúc thẩm;
- Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết
định việc kháng nghị
17. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Ủy Ban nhân dân cấp xã
Chức năng chính của Ủy ban nhân dân cấp xã đó là quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn
xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
Cụ thể tại Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền
hạn của Ủy ban nhân dân xã như sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và
4 Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã.
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được
phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê
duyệt.
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều
chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã.
Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
18. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Đồng nhân dân cấp xã
Theo quy định tại Điều 33 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Hội đồng Nhân dân xã
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân

Trang 20 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân,
Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng Nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, trước khi trình Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê
duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã;
điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách
xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của
Hội đồng Nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân
dân cùng cấp, Ban của Hội đồng Nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của
Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng Nhân dân xã
bầu.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng Nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng Nhân dân xã
xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã.
19. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tòa Án nhân dân cấp huyện
1. Chức Năng:
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương ở Việt Nam
là cơ quan xét xử cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án nhân dân và là tòa án có thẩm quyền xét
xử sơ thẩm các vụ án dân sự và các yêu cầu về dân sự khác. Cấp trên trực tiếp là Tòa án nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương gồm có:
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
20. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Viện Kiểm Sát nhân dân cấp huyện

Trang 21 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Chức Năng:
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi
là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) là cơ quan cấp thấp nhất trong hệ thống Viện kiểm sát
nhân dân bốn cấp tại Việt Nam.(hiện có 691 Viện kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh)
– Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:
+ Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng;
những nơi chưa đủ Điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
2. Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn:
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:
Tại Khoản 3 Điều 41 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân: “Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.”, cụ thể:
+ Chức năng thực hiện quyền công tố:
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định chức năng thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để
thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, Điều tra,
truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Chức năng này còn được quy định tại Điều 20 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: “Viện kiểm sát
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định
việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm
tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm
minh, việc khởi tố, Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.”
Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê
chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong
những trường hợp do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định;

Trang 22 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con
người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và
trong việc khởi tố, Điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra;
d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu Điều tra và yêu cầu Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người
phạm tội;
e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt
động Điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ
xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn Điều tra, truy tố;
i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát
hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
+ Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:
Theo Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ghi nhận:
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp
của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực
hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết
vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các

Trang 23 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù
không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm
minh.
Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp
luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho
Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp
pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý
nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan
áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết
định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của
cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của
pháp luật.”
Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp
luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho
Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp
pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý
nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan
áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;

Trang 24 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết
định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của
cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền;

Trang 25 / 26
BÀI TẬP NHÓM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://thuvienphapluat.vn/
https://luatduonggia.vn/
https://www.toaan.gov.vn/
https://antv.gov.vn/
https://www.qdnd.vn/

Trang 26 / 26

You might also like