Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC UEH

PHÂN HIỆU VĨNH LONG

KHOA QUẢN TRỊ

BÀI THU HOẠCH


MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

NHÓM 10 - LỚP KINH DOANH QUỐC TẾ

TP. Vĩnh Long, ngày 31 tháng 08 năm 2022


ĐẠI HỌC UEH
PHÂN HIỆU VĨNH LONG

KHOA QUẢN TRỊ

BÀI THU HOẠCH


Môn: Kinh doanh quốc tế

Giảng viên: Trương Thị Hoàng Oanh


Mã lớp học phần: 22C9BUS50305202
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng
Trương Tấn Đạt
Trần Lê Phương Linh
Trần Ngọc Thảo Ly
Trần Minh Phương
Nguyễn Thị Thanh Thùy
Khóa – Lớp: K47 – IB001

TP. Vĩnh Long, ngày 31 tháng 08 năm 2022


Danh sách thành viên nhóm
Nhóm 10

Thành viên Tỷ lệ phần trăm đóng góp


1. Phạm Tiến Dũng 100%
2. Trương Tấn Đạt 100%
3. Trần Lê Phương Linh 100%
4. Trần Ngọc Thảo Ly 100%
5. Trần Minh Phương 100%
6. Nguyễn Thị Thanh Thùy 100%
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN I. KHÁI NIỆM TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP....................................................1
1. Khái niệm toàn cầu hóa...................................................................................................1
2. Tác động của toàn cầu hóa đến ngành công nghiệp không khói của Thái Lan..........1
PHẦN II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN NGÀNH DU LỊCH CỦA
THÁI LAN................................................................................................................................2
1. Ngành du lịch của Thái Lan............................................................................................2
1.1 Sự hình thành ngành công nghiệp không khói – ngành du lịch của Thái Lan..............2
1.2 Quy mô ngành du lịch của Thái Lan.............................................................................5
2. Sự thay đổi của ngành du lịch do tác động của toàn cầu hóa.......................................6
 Về tổng quan............................................................................................................6
 Sự trưởng thành của ngành du lịch Thái Lan để thích nghi với con sóng toàn cầu
hoá và phát triển thế mạnh du lịch quốc gia.......................................................................6
 Du lịch Thái Lan dưới tác động của đại dịch...........................................................8
 Sự phát triển của ngành du lịch Thái Lan sau tác động của đại dịch.......................8
3. Những thách thức và khó khăn mà toàn cầu hóa mang lại cho ngành du lịch Thái
Lan.......................................................................................................................................10
 Vấn đề ô nhiễm môi trường và cần có kế hoạch phát triển dài lâu........................10
 Dịch bệnh...............................................................................................................10
 Ngôn ngữ thương mại............................................................................................11
 Gìn giữ nét trong sáng của văn hóa.......................................................................11
 Bất ổn chính trị......................................................................................................12
4. Những giải pháp để các doanh nghiệp du lịch của Thái Lan phát triển tốt hơn......12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Lời nói đầu
Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng nguồn thu nhập
quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là Thái Lan – quốc gia có nền kinh tế
mũi nhọn là ngành công nghiệp không khói này. Tuy nhiên, phát triển du lịch trong bối cảnh
hiện nay bị tác động rất lớn bởi quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển
không ngừng của khoa học, công nghệ.
Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mà điển hình gần
đây nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch toàn cầu và du
lịch Thái Lan, đặc biệt là tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du khách,
đưa toàn ngành du lịch vào thế phải không ngừng thay đổi để thích nghi và đáp ứng được các
nhu cầu về du lịch trong tình hình mới.
Với cách nhìn nhận về bối cảnh chung như vậy, chúng em quyết định chọn đề tài này
để nghiên cứu thông qua chuyên đề ngành du lịch dưới tác động của toàn cầu hóa ở Thái Lan
hiện nay. Các nhận định xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của khách du lịch, hoạt động cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các công ty, đơn vị làm du lịch, cùng với đó là các chính
sách ưu tiên trước mắt của Chính phủ nhằm phát triển du lịch ở Thái Lan phù hợp xu hướng
chung của du lịch trên thế giới.
Nội dung chính
PHẦN I. KHÁI NIỆM TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm toàn cầu hóa


Thuật ngữ toàn cầu hóa (Globalization) là khái niệm dùng để chỉ, miêu tả những thay
đổi trong xã hội và trong nền kinh tế của thế giới. Đặc biệt trong nền kinh tế của thế giới,
chúng ta đã phát triển lên từ nền kinh tế mà các quốc gia là những chỉnh thể tương đối khép
kín, tự cô lập với nhau bởi nhiều yếu tố như thương mại, không gian, thời gian, ngôn ngữ,
văn hóa, chính trị, hệ thống kinh doanh,… sang một nền kinh tế mới. Mà trong quá trình toàn
cầu hóa, các quốc gia trên thế giới đang dần dần liên kết, hợp tác với nhau, nơi mà nhiều rào
cản thương mại đã được xóa bỏ, nơi mà sự khác biệt về ngôn ngữ không còn là vấn đề khó
khăn, những tiến bộ trong giao thông vận tải, trong công nghệ dần thu hẹp khoảng cách nhận
thức, đầu tư xuyên quốc gia ngày càng phát triển và các nền kinh tế các quốc gia đang từ từ
hội nhập vào một hệ thống hỗ trợ, phụ thuộc lần nhau, quá trình này chính là toàn cầu hóa.

2. Tác động của toàn cầu hóa đến ngành công nghiệp không khói của Thái Lan
Ngành du lịch của Thái Lan được xem là ngành “xương sống” của vương quốc Thái
Lan, là ngành chính của quốc gia này nhờ điều kiện thuận lợi về khí hậu, thiên nhiên, cảnh
quan và vị trí trung tâm Đông Nam Á. Nền kinh tế thị trường ở Thái Lan phụ thuộc lớn vào
xuất khẩu và đặc biệt là du lịch, đóng góp khoảng 6,7% GDP cho Thái Lan vào năm 2007.
Năm 2007, có đến hơn 14 triệu khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, đem về cho Thái Lan
nguồn lợi nhuận khổng lồ, khoảng 11 tỷ Euro, đi kèm với đó là nguồn doanh thu từ du lịch
nội địa cũng tăng trưởng mạnh, mang lại cho Thái Lan khoảng 7,8 tỷ Euro cùng năm.
Trong quá trình toàn cầu hóa, đã tác động lên ngành công nghiệp không khói của Thái
Lan ở nhiều mặt, đem lại rất nhiều lợi ích cho Thái Lan, cùng với đó cũng là những thử thách
mà quốc gia phải đối mặt. Ngành du lịch dưới sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 và quá
trình toàn cầu hóa đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy Thái Lan hội
nhập, hợp tác, giúp Thái Lan giải quyết được nhiều vấn đề về khí hậu, khủng bố, bảo vệ tài
nguyên, mở cửa với thế giới bên ngoài,… mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia này như trao
đổi, giao lưu văn hóa, những yếu tố này giúp du lịch Thái Lan ngày một phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, việc IMF hỗ trợ Thái Lan vay vốn để đầu tư,… chứng minh cho việc hội nhập
là xu thế khách quan có tác động tích cực rất lớn đối với Thái Lan nói chung và ngành du lịch
của quốc gia này nói riêng.

1
PHẦN II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN NGÀNH DU LỊCH CỦA
THÁI LAN

1. Ngành du lịch của Thái Lan

1.1 Sự hình thành ngành công nghiệp không khói – ngành du lịch của Thái Lan
 Lịch sử
Người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Người
Thái thành lập vương quốc tại Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan) và có chữ viết riêng.
Với nền dân chủ được cải thiện, du lịch Thái bắt đầu ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX.
Vào những năm 1960, với nền chính trị tương đối ổn định so với các quốc gia trong khu
vực, thủ đô Bangkok của Thái Lan dần trở thành một đầu mối giao thương quan trọng trên
thế giới. Không dừng lại, trong thời kỳ đó ngành công nghiệp bán lẻ và nghỉ dưỡng cũng dần
dần được hình thành. Đồng thời kỳ này, khi chất lượng sống ngày càng được nâng cao ở các
nước phát triển khiến ngành du lịch thế giới ngày càng nâng cao và du lịch định kỳ được xem
như trò tiêu khiển. Nhận thấy được tiềm năng to lớn từ du lịch. Du lịch đã được Thái Lan
phát triển thành một thế mạnh của quốc gia, trở thành một phương pháp nghiên cứu chuyên
sâu đáng cho rất nhiều nước trong khu vực học hỏi.
Nhưng phải đến những năm 1970, du lịch được Thái Lan coi trọng. Đầu tiên, cơ quan
quản lý du lịch của Thái Lan - Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) được chính thức thành lập
1960 dưới sự quản lí chính phủ trung ương. Đến năm 2002, TAT được chuyển đổi dưới sự
quản lí của Bộ Du lịch và Thể thao, cơ quan phụ trách việc tiếp thị, quảng bá và sáng tạo du
lịch.

 Địa lý
Vương quốc Thái Lan nằm ở ngã tư chiến lược trong khu vực Đông Nam Á. Với diện tích
hơn 200.000 dặm vuông là quốc gia lớn thứ hai Đông Nam Á, Thái Lan là mái nhà chung của
một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Thái Lan có một cảnh quan đa
dạng gồm núi rừng, cao nguyên khô hạn, đồng bằng sông màu mỡ và những bãi biển đầy cát.
Đặc điểm tự nhiên của bán đảo Thái Lan là đường bờ biển dài, các hòn đảo ngoài khơi và
đầm lầy ngập mặn. Vị trí trục của quốc gia đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của xã hội và
văn hóa của Thái Lan.
Về địa hình, đặc điểm Thái Lan nổi bật với núi cao, một đồng bằng trung tâm và một
vùng cao nguyên. Đặc biệt, hình dạng thế nước tạo nên hình khối liên tục được ví như cái đầu
voi với cái vòi vươn ra, tạo nên bán đảo ở phía Tây Nam, tai voi hướng về phía Bắc. Với
những bãi cát trắng trải dài ở khu vực cộng với cảnh sắc đẹp và phong phú.

2
Hơn nữa, nơi đây lại có khí hậu nhiệt đới. Có thể thấy nơi đây rất phù hợp với du lịch, là
động lực để đẩy mạnh du lịch cũng như toàn bộ đất nước Thái Lan.

 Văn hóa
Tôn giáo
Phật giáo được xem là quốc giáo của Thái Lan với khoảng 92,6% dân số theo tôn giáo
này (worldpopulationreview.com, 2020), là quốc gia nằm ở trung tâm khu vực lục địa Đông
Nam Á, từ lâu được biết đến với tên gọi như “Miền đất tự do”, “Quốc gia Phật giáo”, hay
“Miền đất của những chiếc áo cà sa”. Chính vì điểm này mà Thái Lan thu hút được nhiều
khách hành hương cũng như đến đây để tham quan.
Con người
Trong cuộc sống, người Thái thường giữ cho cuộc sống thật sanuk (sự vui vẻ như một
hoạt động có giá trị nội tại). Tâm trạng họ luôn thoải mái ở bất cứ nơi đâu. Đó cũng là một
trong những lý do Thái được biết đến là “Đất nước của những nụ cười” bởi họ hiểu rằng việc
thể hiện cảm xúc tích cực rất quan trọng.
Vì vậy với du khách, người Thái rất giản dị, cởi mở. Một ưu thế tuyệt đối và rất khó
sao chép từ người Thái là sự hiếu khách, lịch sự, ân cần, chu đáo nên thường được quý mến.
Họ nhận được không ít lời khen ngợi bởi sự đón tiếp nồng hậu và luôn sẵn sàng giúp đỡ du
khách từ bạn bè quốc tế. Tinh thần hiếu khách của người Thái được lan truyền rộng rãi đến
đỗi không khó để tìm thấy trên các diễn đàn du lịch.

Ẩm thực
Bên cạnh đó, khi du khách đến với xứ chùa vàng còn được biết đến với ẩm thực
phong phú và truyền thống từ lâu đời trải qua hàng ngàn năm. Hương vị món ăn đậm đà, ẩm
thực được chia thành nhiều vùng là nét độc đáo của ẩm thực Thái Lan. Nhiều món ngon nổi
tiếng của Thái Lan có thể dễ dàng kể đến như tom yum (súp chua cay Thái), pad Thái (miến
xào kiểu Thái), som tam (gỏi đu đủ Thái),…

Lễ hội và nghệ thuật


Ngoài sự thân thiện và hiếu khách, do chịu ảnh hưởng của Phật giáo tạo nên các đặc
trưng được thể hiện qua nhiều lễ hội văn hóa và truyền thống như:
• Giao thừa, Tết Nguyên Đán
• Lễ hội hoa Chiang Mai
• Lễ hội hoa đăng Loy Krathong
• Lễ hội té nước Songkran
• Lễ hội voi Surin

3
Đây chỉ mới là những lễ hội tiêu biểu và còn nhiều lễ hội khác nhau ở từng vùng từng
địa phương khác nhau giúp du lịch Thái Lan thu hút được nhiều khách du lịch từ nhiều nơi
không những trong nước mà còn cả quốc tế.
Không riêng lễ hội mà nghệ thuật cũng bị tôn giáo ảnh hưởng không kém, Thái Lan
không có kịch nói nhưng vẫn hấp dẫn khán giả trong và ngoài nước bởi các điệu múa dân
gian và cung đình Thái. Một số nghệ thuật múa có thể nhắc đến như:
• Múa mặt nạ Khon
• Múa sạp Lao Kra Top Mai
• Kịch Nang
• Múa Ramwong
Ngoài ra, Thái Lan còn được nhắc đến với võ Muay Thái, môn võ thuật truyền thống
được mọi người xem nhiều nhất đồng thời mang tính biểu tượng quốc gia.
Các hoạt động giải trí như trên không đơn thuần được vạch ra chỉ vì lợi nhuận mà đó
còn là một trong những cách quảng bá mà người Thái muốn bạn bè quốc tế biết đến rộng rãi
hơn, đồng thời đó cũng là cách để trân trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa, truyền thống dân
tộc của họ.
Đây là những món ăn tinh thần bổ ích lưu lại dư vị khó quên trong tim khán giả mà
không thể nào tìm thấy ở bất kỳ quốc gia nào khác.

Kiến trúc
Không thể phủ nhận, tinh túy của bốn nền nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là Ấn Độ giáo
dưới bàn tay tài hoa khéo léo cùng sự phối hợp hài hòa, người Thái đã tạo nên bản giao
hưởng có một không hai trong nền kiến trúc nước nhà. Những nét ảnh hưởng đó được thể
hiện trong cách trang trí mà du khách có thể thấy qua dễ dàng tại các tượng Phật, cung điện,
chùa, tháp... đặc trưng theo từng thời kỳ:
• Tượng phật tại Wat Mahathat - Công viên lịch sử Sukhothai
• Chùa Phật Ngọc - Wat Phra Kaew (thời kỳ Rattanakosin)
• Cung điện Hoàng Gia Grand Palace, Bangkok
• Cung điện Chitralada tại Quảng trường Hoàng Gia, Bangkok
• Cầu Rama VIII, Bangkok
• Bảo tàng Suan Pakkad, đại lộ Sri Ayutthaya Road
• Tháp voi khổng lồ, Chatuchak

 Du lịch Thái không chỉ đến để du lịch


Thái Lan rất thông minh khi nắm vững nguyên tắc vàng “khách hàng là thượng đế” trong
lĩnh vực mua sắm và nghỉ dưỡng, họ thấu hiểu những người đi du lịch có nhu cầu tiêu dùng

4
cao hơn các đối tượng khác. Nắm bắt tốt nhu cầu đó, họ cung cấp đầy đủ quần áo, thực phẩm
cùng những món đồ từ những khu chợ Thái với với giá vô cùng rẻ, đến các trung tâm mua
sắm cao cấp hơn với hàng loạt nhãn hiệu đắt đỏ trên thế giới nhưng chương trình hạ giá gần
như có quanh năm.
Đồng hành theo đó là sự phát triển vượt trội của nền công nghiệp khách sạn. Sự kết hợp
xóm chùa với Airbnb đã cung cấp rất nhiều sự lựa chọn cho du khách với chi phí chỉ bằng ¼
so với phương Tây.
Về cơ sở hạ tầng, Thái Lan cũng đã sử dụng và phát huy rất tốt các phương tiện giao
thông. Tại các trung tâm lớn như Bangkok, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho du khách như xe
bus nhanh, tàu điện ngầm, xe tuk tuk … với chất lượng cao và giá cả không hề đắt luôn trong
tâm thế sẵn sàng phục vụ các du khách trải nghiệm khắp nơi.
Hơn thế nữa, các du khách còn đến Thái Lan để trải nghiệm các dịch vụ y tế chuyên
nghiệp với chi phí thấp cùng những dịch vụ thư giản, nghĩ dưỡng, thiền, spa và massage
truyền thống bởi chính phủ Thái Lan luôn có những chính sách để tạo điều kiện tối ưu cho du
khách nói chung và ngành công nghiệp không khói nói riêng của mình.

1.2 Quy mô ngành du lịch của Thái Lan


Du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan khi trong nhiều thập kỷ
ngành du lịch đóng góp những khoản thu lớn cho nền kinh tế. Cụ thể, năm 2019, ngành du
lịch đóng góp 3 nghìn tỷ baht cho nền kinh tế Thái Lan, chiếm 18% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của đất nước.
Theo tờ Thailand Business News (9/5/2022), dẫn tin từ TAT, quốc gia này vừa được
xếp hạng là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 trên thế giới hậu Covid-19, là một trong những thị
trường du lịch phát triển nhất Châu Á. Bên cạnh đó, theo kết quả từ các báo cáo, Thái Lan và
các từ khóa liên quan đến du lịch Thái Lan cũng được tìm kiếm tích cực trên các công cụ.
Theo Visa trích dẫn một nghiên cứu do Hiệp hội Lữ hành châu Á - Thái Bình Dương (PATA)
chỉ ra, ngành du lịch của Thái Lan đang ngày càng thu hút, với số lượng khách du lịch được
dự báo sẽ mở rộng trong vòng 3 năm tới, ước tính sẽ đạt khoảng 46,96 triệu du khách vào
cuối năm 2024. Có thể nhận ra, du lịch Thái rất mạnh và có uy tín lớn trên trường quốc tế. Từ
đó, Thái Lan ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường du lịch Đông Nam Á nói
riêng và thế giới nói chung.
Từ các yếu tố về lịch sự, địa lý, văn hóa đã hình thành nên du lịch ở Thái Lan. Du lịch
tại Thái Lan không phải chỉ là dịch vụ nhỏ mà phát triển thành một ngành công nghiệp mũi
nhọn của đất nước. Thành quả đó là nhờ vào sự kết hợp nhiều yếu tố, lĩnh vực một cách linh
hoạt và hỗ trợ lẫn nhau, nó vận hành như một quy trình, cơ chế của ngành công nghiệp để tạo

5
ra những trải nghiệm một cách hoàn chỉnh và toàn diện, đảm bảo rằng nhu cầu của khách du
lịch được đáp ứng một cách khả thi, đầy đủ và hoàn thiện.

2. Sự thay đổi của ngành du lịch do tác động của toàn cầu hóa
 Về tổng quan
- Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2010, số lượt khách du lịch quốc tế đến Thái Lan có
xu hướng tăng trưởng từ hơn 5 triệu đến khoảng 15 triệu khách. Từ năm 2010 trở đi đến 2019
số lượng khách quốc tế tại quốc gia này tăng mạnh hơn so với giai đoạn trước đó. Từ 15 triệu
khách quốc tế viếng thăm năm 2010, Thái Lan năm 2019 đón hơn 39 triệu lượt du khách
nước ngoài. Mặc dù số lượng du khách có suy giảm vào giai đoạn năm 2014-2015 do tình
hình chính trị trong nước bất ổn, Thái Lan vẫn giữ vững mức phát triển của ngành du lịch
trong những năm tiếp theo.
- Thái Lan gia nhập GAT (General Agreement on Tariffs and Trade) năm 1982, WTO
(world trade organization) năm 1995 và UNWTO (world tourism organization) năm 1996;
qua đó mở rộng hợp tác và quan hệ ngoại giao thúc đẩy quá trình quảng bá, phát triển ngành
du lịch trên thị trường quốc tế.
 Sự trưởng thành của ngành du lịch Thái Lan để thích nghi với con sóng toàn cầu hoá
và phát triển thế mạnh du lịch quốc gia:
• Thị trường du lịch trong nước:
- Từ 1998 đến 2007 lượt du khách đến Thái Lan gấp đôi kể cả du khách nước ngoài lẫn
nội địa, tổng cộng tăng từ 7.76 đến 14.46 triệu.
- Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019 ngành du lịch Thái Lan phát triển mạnh với số
lượng du khách nước ngoài dao động từ 22 đến 40 triệu mỗi năm, kéo theo đó tỉ lệ thất
nghiệp giảm và dao động ở mức từ 0.3 đến 0.8% mỗi năm.
• Vị trí của ngành du lịch Thái Lan trên thị trường:
- Năm 2013, Thái Lan trở thành đất nước thu hút nhiều lượt khách nước ngoài nhất ở
Đông Nam Á và được bầu chọn ở vị trí thứ 10 trong số “Top tourist destination” theo số liệu
thu thập được của United Nations World Tourism Organization. Cũng theo tổ chức này,
doanh thu ngành du lịch Thái Lan tính đến năm 2019 xếp thứ 4 thế giới với 60.5 tỉ đô la, tăng
3.2% so với năm 2018.
• Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch:
- Bằng cách áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, chính sách xuất nhập cảnh. Cụ
thể đơn giản hoá các biện pháp xuất nhập cảnh tạo điều kiện cho du khách tiếp cận du lịch
Thái Lan, đặc biệt là các chính sách miễn thị thực, visa du lịch, thoả thuận song phương với
các quốc gia như Brazil, Hàn Quốc, Pêru, Ác-hen-ti-na, Chi-lê về nhập cảnh. Bên cạnh đó

6
Thái Lan còn thu hút số lượt du khách viếng thăm bằng nhiều chính sách thuế hấp dẫn giúp
cho việc mua sắm tại quốc gia này mang lại nhiều lợi ích hơn trong mắt của du khách.
- Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông được chính phủ chú trọng đầu tư,
nâng cấp và có liên kết với nhau. Ở Thái Lan du khách có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng các
phương tiện giao thông như tàu điện ngầm, xe công nghệ, xe tuk tuk, xe buýt,…
• Nỗ lực phát triển nguồn nhân lực:
- Từng bước đào tạo nguồn nhân lực chưa có kinh nghiệm trở nên chuyên nghiệp,
truyền thông mở rộng về du lịch trong khắp cả nước. Người dân địa phương được truyền
thông và quen thuộc với ngành du lịch, có kinh nghiệm và đóng vai trò như hướng dẫn viên
cho cả khách du lịch nội địa và du khách nước ngoài. Sự chân thành, niểm nở, luôn phục vụ
tận tâm, ấm áp, mang đến cho du khách cảm giác thân quen, giản dị, thoải mái là một điểm
mạnh của ngành du lịch Thái Lan.
- Các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích khởi nghiệp và sáng tạo nhằm
đóng góp vào nền công nghiệp du lịch của quốc gia. Các cuộc thi khởi nghiệp du lịch do TAT
tổ chức góp phần tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước phát triển hơn, và năng động
hơn.
• Đẩy mạnh marketing:
- Thái Lan không ngừng quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia đến với bạn bè quốc tế
thông qua các kênh phương tiện truyền thông, phim ảnh, âm nhạc, sự kiện, xuất khẩu văn
hóa, ẩm thực.
- Theo TAT, số lượt khách Trung Quốc đến Thái Lan tăng 93% vào quý đầu năm 2013,
sự gia tăng là do bộ phim “Lost in Thailand” được quay tại huyện Chiang Mai gây được vang
lớn. Truyền thông Trung Quốc cho rằng Thái Lan đã thay thế vị trí của Hồng Kông trở thành
điểm đến hàng đầu cho du khách Trung Quốc trong kì lễ quốc tế lao động tháng 5 năm 2013.
- Thông điệp “Amazing Thailand” được lan toả nhằm quảng bá hình ảnh về con người,
các nét đẹp văn hoá Thái Lan đã tạo nên hiệu quả đột phá trong việc thu hút khách du lịch
đến với đất nước này. Thái Lan tập trung nhấn mạnh vẻ đẹp về con người, lòng hiếu khách
của người dân bản xứ và quảng bá hình du lịch bản địa trên các kênh truyền thông mạng.
Điển hình là năm 2014, một chiến dịch mang tên “I hate Thailand” được thực hiện, những
chia sẻ về nét đẹp thiên nhiên và cuộc sống người dân Thái Lan nồng hậu được chia sẻ dưới
dạng video phóng sự trải nghiệm của một cá nhân ngẫu nhiên mang đến một cái nhìn đầy mới
mẻ và sáng tạo đối với trải nghiệm du lịch tại Thái Lan trong mắt du khách nước ngoài.
• Phát triển đa dạng sản phẩm ngành:
- Vào cuối thập niên 90, với sự mở cửa hội nhập của Việt Nam, Campuchia và Lào,
Thái Lan không còn giữ thế độc quyền du lịch và đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các
ngành công nghiệp du lịch mới nổi trong khu vực Đông Nam Á. Để giải quyết khúc mắc,

7
Thái Lan hướng đến tự tạo thị trường ngách từ những đặc điểm sẵn có của quốc gia nhằm
tăng lợi thế cạnh tranh như: du lịch chữa bệnh, du lịch nông nghiệp, du lịch mua sắm,… Bên
cạnh đó, kết hợp nhu cầu du lịch với các hoạt động khác nhằm mở rộng thị trường. Các loại
hình du lịch được đa dạng hoá để phù hợp mọi nhu cầu của khách hàng, có thể kể đến du lịch
văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng, hội thảo,
triễn lãm...)
- Điển hình, hơn 600,000 lượt khách nước ngoài đến Thái Lan trải nghiệm du lịch chữa
bệnh năm 2002 và ước tính tăng đến khoảng 2 triệu lượt vào năm 2009. Nguyên nhân là do
Thái Lan có những bệnh viện và dịch vụ y tế thuộc hàng top đầu thế giới, trình độ y tế của
Thái Lan được đánh giá cao do những bác sĩ Thái Lan được cử đi đào tạo tại những trung tâm
y tế hàng đầu thế giới, việc đến Thái Lan điều trị mang lại nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí
hơn nhiều so với các quốc gia phương tây. Bên cạnh đó Thái Lan chú trọng việc chăm sóc và
cá nhân hoá liệu trình của bệnh nhân, điều đó tạo ra điểm nhấn giúp Thái Lan ghi điểm mạnh
hơn so với các nước cạnh tranh. Kết hợp với việc vừa du lịch nghỉ dưỡng vừa điều trị y tế
giúp cho du khách có được trải nghiệm tuyệt vời và ưu tiên chọn Thái Lan làm điểm đến của
mình.
 Du lịch Thái Lan dưới tác động của đại dịch:
- Do đại dịch, các nước không cho phép cư dân nước ngoài vào nội địa thực hiện các
hoạt động tham quan, du lịch, Thái Lan không ngoại lệ cũng đã từ chối những chuyến bay
quốc tế hạ cánh tại sân bay quốc gia.
- Quý đầu năm 2020, lượt khách du lịch giảm đến 6,691 triệu so với 10.795 triệu tính từ
quý đầu năm 2019 (tức giảm 38.01%). Tuy nhiên, phần lớn lượt khách viếng thăm chỉ bắt
đầu giảm mạnh từ tháng 3 năm 2020 với chỉ khoảng 819.429 lượt du khách so với con số
3473088 thống kê được vào tháng 3 năm 2019 (giảm 76.41%).
 Sự phát triển của ngành du lịch Thái Lan sau tác động của đại dịch:
Theo thống kê trong 6 tháng đầu năm nay, Thái Lan đã đón khoảng 2 triệu lượt du khách
nước ngoài và tạo doanh thu 1,27 nghìn tỷ baht (tương đương 35,7 tỷ USD) trong năm 2022.
Điều này cho thấy ngành du lịch tại xứ sở chùa vàng đang có dấu hiệu phục hồi sau khoảng
thời gian bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng của đợt dịch Covid-19.
• Phát triển du lịch chất lượng được Thái Lan ưu tiên để thúc đẩy phục hồi hậu đại dịch
COVID-19
Tại Bangkok, kế hoạch vào quý I/2022 là thu hút 1 triệu khách du lịch chất lượng được
Thái Lan coi là một chương trình quan trọng nhằm phục hồi và thúc đẩy kinh tế sau đại dịch
COVID-19 ảnh hưởng gần hai năm.
Năm 2021, khoảng 6,7 triệu lượt du khách nước ngoài đến Thái Lan, khoảng 300 tỷ
baht doanh thu được tạo ra, so với năm 2019 vẫn kém xa con số gần 40 triệu lượt.

8
• Nỗ lực phục hồi ngành du lịch Thái Lan sau đại dịch COVID-19
Một khoản ngân sách hơn 100 triệu baht (khoảng 2,88 triệu USD) được Tổng cục Du
lịch Thái Lan (TAT) lập ra để vực dậy ngành du lịch bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19 và sẽ
đề xuất phê duyệt với Trung tâm Xử lý Tình hình Kinh tế (CESA).
Thị trường Ấn Độ đã duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ, qua đó, nhằm thúc đẩy du
lịch phát triển ở các thị trường tiềm năng tương tự, các chương trình triển lãm và quảng bá
thương mại quốc tế tại những địa điểm như Indonesia (In-đô-nê-xi-a) và những thành phố
nhỏ ở Trung Đông được các nhà khai thác địa phương tham gia nhiều hơn.
Vào năm 2030, Chính phủ Thái Lan hướng đến mục tiêu GDP đạt 30% mức đóng góp
của ngành du lịch.Để thực hiện mục tiêu này và nhằm đảm bảo phát triển bền vững ngành du
lịch hậu đại dịch COVID-19, mới đây, công bố một chiến lược mới có tên gọi là “SMILE”
(Nụ cười) đã được Chính phủ Thái Lan công bố.
Chiến lược “SMILE” của Thái Lan được viết tắt từ các chữ S (Bền vững về mọi khía
cạnh), M (Nhân lực: Nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc
tế), I (Nền kinh tế bao trùm: Đảm bảo tất cả các khu vực kinh tế đều được đưa vào ngành du
lịch), L (Bản địa hóa: Thúc đẩy tính độc đáo của các cộng đồng như là điểm thu hút du lịch),
và E (Hệ sinh thái: Thúc đẩy du lịch sinh thái và môi trường địa phương).
Ngành du lịch của Thái Lan sẽ được cải thiện bền vững bởi Chiến lược “SMILE” và
nước này sẽ được đảm bảo để thích ứng với sự thay đổi của thế giới về mọi khía cạnh. Điều
này sẽ là bước đệm giúp Thái Lan thúc đẩy nền kinh tế và hướng tới mục tiêu trở thành điểm
đến du lịch chữa bệnh.
• Thành quả:
- Kể từ khi tình hình dịch Covid-19 bắt đầu giảm nhiệt, Thái Lan đã thu được 114 tỷ
baht nhờ 1,9 triệu lượt du khách quốc tế nhập cảnh vào nước này.
- Thương mại qua biên giới, với số người nước ngoài nhập cảnh qua các cửa khẩu
đường bộ tăng mạnh trở lại, đạt mức cao nhất trong vòng hai năm qua là cột mốc đánh dấu sự
khởi sắc từ việc Thái Lan chính thức hủy bỏ yêu cầu đăng ký nhập cảnh Thailand Pass.
- Qua đó, dường như dỡ bỏ mọi hạn chế cho ngành công nghiệp không khói. Hơn
400.000 khách quốc tế đã đến Thái Lan vào tháng 5 khi chương trình Test&Go được dỡ bỏ
và có ít nhất 900.000 người/tháng được kỳ vọng sẽ ghé thăm quốc gia này vào tháng 7. Vào
mùa cao điểm, con số này dự đoán đạt 1,5 triệu mỗi tháng.
• Mục tiêu và kế hoạch.
- Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, mục tiêu năm nay của ngành du lịch nước này là
đón từ 7 đến 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Mục tiêu đó sẽ tăng gấp đôi lên 20 triệu lượt
vào năm sau.

9
- Để hoàn thành mục tiêu này, Tổng cục Du lịch Thái Lan dự kiến sẽ trình yêu cầu bổ
sung thêm ngân sách 100 triệu baht để chi cho hoạt động tiếp thị chung cùng với các hãng
hàng không nhằm tăng số lượng chuyến bay tới Thái Lan từ châu Á, châu Âu và Australia.
Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch Thái Lan cũng đề xuất miễn phí thị thực cho du khách quốc tế
và gia hạn thời gian nhập cảnh từ 30 ngày đến 45 ngày đối với du khách từ các quốc gia
không thị thực.

3. Những thách thức và khó khăn mà toàn cầu hóa mang lại cho ngành du lịch Thái Lan
 Vấn đề ô nhiễm môi trường và cần có kế hoạch phát triển dài lâu
Một trong những tác động tiêu cực đầu tiên phải nhắc đến của quá trình toàn cầu hóa
chính là ô nhiễm môi trường. Sự dịch chuyển của các ngành công nghiệp nói chung và ở đây
là ngành du lịch của Thái Lan nói riêng đã làm môi trường sinh thái ngày càng kém khỏe
mạnh.
Là bối cảnh bãi biển thiên đường tuyệt đẹp trong bộ phim Hollywood “The beach”, vịnh
Maya của Thái Lan nhanh chóng được chú ý, thu hút nhiều du khách và góp phần quảng bá
cho hình ảnh của xứ sở chùa vàng này rất nhiều. Vẻ đẹp nguyên sơ của bãi biển miền Nam
Thái Lan, những rạn san hô, hang nhỏ, bơi lặn cùng những đàn cá thu hút đông đảo khách du
lịch và tàu thuyền đến đây. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển du lịch đại trà và không kế
hoạch, vịnh Maya đã bị hư hại nặng nề về hệ sinh thái khiến chính phủ Thái Lan phải đóng
cửa vịnh này để “thiên nhiên có thể tự chữa lành chính mình” vào tháng 6/2018. Sau hơn ba
năm vắng bóng khách du lịch, đầu năm nay, vịnh Maya lại tiếp tục mở cửa hoạt động với kế
hoạch giới hạn số du khách và tàu thuyền vào vịnh mỗi ngày. Thế nhưng, vào đầu tháng 8,
vịnh lại tiếp tục đóng cửa hai tháng để phục hồi hệ sinh thái. Nhà sinh vật biển kiêm Giáo sư
- Tiến sĩ Thon cho biết, cách đây 30 năm, 70-80% rạn san hô của vịnh còn nguyên vẹn nhưng
sau nhiều năm, chỉ khoảng 8% rạn san hô còn lại.
Không chỉ hệ sinh thái vịnh Maya bị ảnh hưởng tiêu cực, nhiều địa điểm du lịch khác ở
Thái Lan như vườn quốc gia Khao Yai gần Bangkok, công viên quốc gia Similan cũng tuyên
bố đóng cửa tháng 5 đến tháng 10 mới mở cửa lại hay ô nhiễm không khí ở thành phố du lịch
như Bangkok và Chiang Mai. Những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường không chỉ tác
động đến sức khỏe các hệ sinh thái của đất nước này mà còn là mối nguy hại đến sức khỏe
của người dân ở đây.

 Dịch bệnh
Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, vấn đề sức khỏe được mọi người đặt lên hàng đầu và
quan tâm nhiều hơn. Theo các khảo sát, tâm ý e ngại về vấn đề sức khỏe do dịch bệnh khiến
nhiều người không muốn đi du lịch hay chỉ đi du lịch nội địa. Khách du lịch Trung Quốc vốn

10
là nguồn thu lớn cho các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Lan. Năm 2019, một năm trước
khi đại dịch bùng nổ, khách du lịch Trung Quốc chiếm gần 30% tổng số du khách nước ngoài
đến nước này. Tuy nhiên, vì chính sách Zero Covid-19 của xứ tỷ dân, các địa điểm du lịch
Thái Lan vắng bóng khách Trung Quốc, đem lại một tổn thất lớn, ít nhất 22 tỷ USD do giảm
chi tiêu từ du khách xứ Trung. Không chỉ du khách Trung Quốc, các lệnh cấm do dịch bệnh
cũng khiến thu nhập từ khách quốc tế của Thái Lan năm 2020 giảm 82,63% (so với năm
2019), tổn thất gần 51 tỷ USD. Hơn thế nữa, theo ước tính của Hội đồng Du lịch Thái Lan, kể
từ đầu đại dịch đến quý 3/2021, ngành du lịch Thái Lan mất hơn 3 triệu lao động.
Không chỉ đại dịch Covid-19 gần đây, vào năm 2003, đại dịch SARS cũng ảnh hưởng
lượng khách du lịch trong sáu tháng đầu năm 2003 của Thái Lan giảm 19,3% xuống 3,02
triệu lượt, so với mức tăng 5% một năm trước đó. Sau khi khủng hoảng kết thúc, Thái Lan đã
phải điều chỉnh lượng khách du lịch dự kiến từ 11,13 triệu xuống 9,70 triệu, giảm 10,15% và
giảm mục tiêu thu nhập trước đó là 360.600 triệu baht xuống 289.600 triệu baht, giảm
10,47%. Tháng tồi tệ nhất đối với Thái Lan là tháng năm, khi số lượng khách du lịch trong
thời gian này giảm mạnh hơn bao giờ hết. Tổng lượt khách đến xứ sở voi trong năm 2003
giảm 7,36% so với năm trước đó. Doanh thu đến từ khách du lịch cũng bị ảnh hưởng không
hề nhẹ khi so với năm trước đại dịch SARS, Thái Lan giảm khoảng 33,884 nghìn tỷ baht.
Tóm lại, có thể nói, dịch bệnh là một trong những mối lo hàng đầu đối với không chỉ
riêng ngành du lịch mà còn là nên kinh tế của Thái Lan.

 Ngôn ngữ thương mại


Thái Lan là một đất nước có ngành du lịch phát triển và tiếp đón rất nhiều khách quốc tế.
Người dân Thái luôn thân thiện và sẵn sàng trợ giúp các du khách. Tuy nhiên, một trở ngại
lớn của ngành du lịch Thái Lan là tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến thứ hai toàn cầu. Theo chỉ số
thông thạo tiếng Anh mới nhất (EF EPI), Thái Lan chỉ xếp thứ 100/112, mức độ rất thấp (năm
2021). Ở những thành phố lớn như Bangkok, Chiang Mai, tiếng Anh khá là phổ biến; tuy
nhiên ở những vùng nông thôn, hầu như không ai có thể giao tiếp tiếng Anh tốt, thậm chí ở
mức độ cơ bản. Nhân viên ở những trạm tàu, cảnh sát địa phương của Thái Lan cũng rất hiếm
người có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh với du khách quốc tế. Khi các khách du lịch hỏi
đường, người dân Thái chỉ có thể biểu đạt bằng ngôn ngữ hình thể rất hạn chế. Từ đó hình
thành một rào cản trong phát triển du lịch ở Thái Lan.

 Gìn giữ nét trong sáng của văn hóa


Trong bối cảnh toàn cầu hoá, đối với một quốc gia nói chung và ngành du lịch Thái Lan
nói riêng, thì việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc cũng là vấn đề cấp

11
thiết. Việc toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng đã tạo ra sự giao thoa văn hoá giữa các nước
một cách sâu, rộng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, làn sóng văn hóa phương Tây không chỉ mang lại những tinh hoa, văn hóa có
giá trị mà cách tiếp nhận sai, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông còn đem đến
những giá trị trái ngược. Những hành vi thiếu đạo đức về cách cư xử, ăn mặc không phù hợp
lứa tuổi, thiếu tôn trọng với người lớn, tiếp xúc chất gây nghiện, văn hóa phẩm đồi trụy và
cuộc sống trụy lạc về đêm ở giới trẻ đang dần phát triển theo một chiều hướng tiêu cực trong
xã hội Thái Lan.
Và đứng trước thách thức giá trị văn hóa Thái Lan có thể bị pha trộn, hoà tan, hoặc mai
một do tiếp thu tràn lan, thiếu chọn lọc, nhận thức chưa rõ ràng dần làm mất đi bản sắc dân
tộc vốn có của đất nước mình; để hạn chế và khắc phục điều đó, người dân lẫn chính quyền
Thái Lan phải có biện pháp khẳng định, giữ gìn, phát huy, hòa nhập chứ không hòa tan. Từ
đó, giữ vững ấn tượng tốt trong mắt bạn bè quốc tế nói chung và khách du lịch quốc tế đến
quốc gia này nói riêng.

 Bất ổn chính trị


Cuối cùng là vấn đề nội chiến. Biểu tình, bạo loạn lật đổ, đảo chính nhà nước không chỉ
gây mất an ninh trật tự quốc gia, mà còn là nguyên nhân khiến kinh tế Thái Lan trong những
thập niên gần đây bị trì trệ.
Cuộc đảo chính vào năm 2014 đã gây nhiều khó khăn cho ngành du lịch. Nhiều chuyến lữ
hành dự kiến bị hủy bỏ, các hội thảo bị hoãn, khách sạn vắng khách,… khiến cho việc kinh
doanh mảng khách sạn bị gặp khó khăn. Theo dữ liệu của STR Global, lượng khách tại các
khách sạn ở Bangkok đã có sự sụt giảm đáng kể trong quý I năm 2014. Tỷ lệ sử dụng phòng
tại các khách sạn này chỉ đạt 55,2% trong quý I năm 2014 so với mức 79,7% cùng kỳ năm
2013. Là nơi đón tiếp hơn một nửa lượng khách du lịch nước ngoài tới Thái Lan, số khách tới
Bangkok trong bốn tháng đầu năm 2014 đã giảm 14%. Việc di chuyển trong giờ giới nghiêm
hay luôn phải mang theo giấy tờ tùy thân cũng dẫn đến sự không thoải mái của các du khách.
Theo một nghiên cứu của văn phòng ForwardKeys, chuyên cung cấp các dữ liệu về du
lịch, thì hôm sau cuộc đảo chính, các công ty hàng không đã ghi nhận 5.000 vé bị hủy (so với
28.000 vé đi Thái Lan vào ngày 19/05). Dữ liệu từ Worldbank cũng chỉ ra, năm 2013, số du
khách đến du lịch Thái Lan đạt con số kỷ lục 26,5 triệu lượt; tuy nhiên, vì ảnh hưởng của
cuộc đảo chính, năm 2014, con số này giảm còn 24,8 triệu lượt. Bởi lẽ tâm lí chung của phần
lớn khách du lịch và nhà đầu tư quốc tế đều không dám đầu tư hay nghỉ dưỡng trải nghiệm vì
những lo ngại về mặt sức khoẻ, tinh thần, vật chất đối với các quốc gia bất ổn chính trị tương
tự.

12
4. Những giải pháp để các doanh nghiệp du lịch của Thái Lan phát triển tốt hơn
 Tập trung vào chất lượng
Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp tập
trung vào chất lượng du khách nhiều hơn là số lượng, cụ thể là đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng
hoá của du khách nước ngoài khi đến Thái Lan, nâng mức chi tiêu cho các dịch vụ, ăn uống
và mua sắm, đồng thời tăng thời gian lưu trú, khuyến khích du lịch theo gói gia đình, mở
rộng phạm vi sản phẩm và các loại hình dịch vụ,…

13
 Giá cả phù hợp
Dù chứng kiến bước phát triển đột phá về ngành du lịch của Thái Lan, ta không thể
phủ nhận được rằng thị trường du lịch quốc tế vẫn đang trong thế độc quyền nghiêng về phía
thị trường châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, khi xét về tổng chi phí bỏ ra, du khách đến Thái Lan
bỏ ra khoảng chi phí rẻ hơn nhiều so với chi phí du lịch tại các quốc gia phương Tây. Từ đó
cho thấy Thái Lan hiện đang nắm giữ thế mạnh về chi phí, cũng vì thế để thực hiện mục tiêu
tối đa hoá chi tiêu của du khách, các doanh nghiệp cần đảm bảo mức giá cả phù hợp đáp ứng
nhu cầu chi tiêu, đồng thời mở rộng phạm vi sản sẩm ngành để hướng tới nhiều tệp khách
hàng tiềm năng với khả năng chi tiêu cao hơn.

 Tập trung vào thế mạnh của mỗi địa phương:


Đối với hoạt động du lịch tại các địa phương cụ thể, mỗi địa điểm du lịch đều thu hút một
tệp khách hàng nhất định có nhu cầu nhiều mặt phù hợp với các đặc điểm về địa lý, khí hậu,
văn hoá, ẩm thực,… của nơi đó. Theo đó, các doanh nghiệp trong ngành muốn tạo đà phát
triển tốt có thể tập trung đầu tư và mở rộng thế mạnh du lịch địa phương để thúc đẩy doanh
thu và tạo được một tệp khách hàng trung thành nhất định.

 Các yếu tố địa phương


Khi kinh doanh hoạt động du lịch tại một địa phương nhất định, đặc biệt ở Thái Lan, nước
công nghiệp mới có nền văn hoá đa sắc, doanh nghiệp cần cân nhắc yếu tố phù hợp và chấp
thuận của cư dân, người dân địa phương, bên cạnh đó là các quy định về văn hoá, môi trường,
pháp luật và cộng đồng cũng cần được đảm bảo để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
có khả năng phát triển thuận lợi trong tương lai.

 Cần có kế hoạch để đối mặt và đưa doanh nghiệp thích nghi với những vấn đề xã hội
mới của quá trình hội nhập
Ngành du lịch Thái Lan đang dần được mở rộng và đầy tiềm năng phát triển trong tương
lai, tuy nhiên không thể phủ nhận được những vấn đề thường xuyên nổi lên trong nước xuyên
suốt quá trình toàn cầu hoá như: bạo loạn, biểu tình, bất ổn chính trị, các vấn đề an ninh xã
hội, xói mòn và hoà tan giá trị văn hoá cộng đồng, …. Vì vậy việc chủ động và khắc phục
trước những vấn đề của thị trường hiện tại có thể giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị và
định hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.

 Liên tục đổi mới


Các hoạt động du lịch ở một địa phương nhất định thường đi theo một chu kỳ và đạt đến
điểm bão hoà khi nó phát triển đến một mức độ nhất định. Đến khi điểm du lịch dần đạt đến

14
tình trạng bão hoà, khả năng cạnh tranh của nó sẽ kém phát triển hơn so với những điểm du
lịch mới nổi khác trên thị trường. Đối thị trường du lịch Thái Lan có sự cạnh tranh gay gắt, để
duy trì doanh thu và thoát khỏi tình trạng bão hoà, doanh nghiệp cần cân nhắc tái cấu trúc các
hạng mục đầu tư, sáng tạo và đổi mới liên tục.

 Định hướng phát triển các lợi ích xã hội, đầu tư dài hạn

Hoạt động du lịch dễ bị tác động bởi những xu hướng và biến động của tình hình thế giới,
tuy nhiên những yếu tố kể trên phần lớn thay đổi nhanh và mang tính thời đại, doanh nghiệp
không nên đầu tư toàn bộ vào các dự án ngắn hạn, chạy theo xu hướng. Thay vào đó, quá
trình đầu tư nên được xem xét trong dài hạn, chú trọng vào các vấn đề cốt lõi và có tầm ảnh
hưởng sâu rộng như: văn hoá, truyền thống, môi trường, xã hội … nhằm định hướng doanh
nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. Đặc biệt là không phát triển du lịch đại trà, du
lịch theo xu hướng nhanh mà cần có kế hoạch dài hạn, cân nhắc bảo vệ môi trường sinh thái
trong quá trình đầu tư và phát triển để có thể hoạt động dài lâu.

 Đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao


Sự vui vẻ, gần gũi, thân thiện, luôn luôn tươi cười và luôn sẵn sàng phục vụ là một điểm
mạnh của người làm du lịch Thái Lan. Tuy nhiên, không chỉ có thế, các doanh nghiệp du lịch
cần đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt hơn. Nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể
giao tiếp, tư vấn, giúp đỡ, phục vụ du khách quốc tế chỉn chu hơn; đồng thời, học tập, trao
đổi, tiếp thu các nền văn hóa khác. Việc tìm hiểu, học tập, tôn trọng và nâng cao trình độ,
kiến thức về các nền văn hóa, phong tục, tư tưởng, quan điểm khác nhau cũng cần được chú
trọng và quan tâm hơn.
 Đa dạng phương thức truyền thông
Thái Lan quảng bá hình ảnh đất nước mình thông qua các kênh phương tiện truyền thông
đại chúng như phim ảnh, âm nhạc, sự kiện,… và thường có xu hướng gắn bó với phương thức
truyền thống trên. Tuy nhiên, trong thời đại không gian mạng đang bùng nổ và phát triển
mạnh mẽ, Thái Lan cần có bước chuyển mình trong hình thức quảng cáo du lịch. Các doanh
nghiệp cần quan tâm đầu tư tiếp thị hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội, nền tảng kỹ thuật
số để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Hơn thế nữa, việc tạo dựng hình
ảnh hiện đại, ấn tưởng, có sức ảnh hưởng lan rộng hơn không chỉ thu hút khách hàng mà còn
giúp giữ vững và nâng cao vị thế của ngành du lịch Thái Lan.

15
Danh mục tài liệu tham khảo

1. Mộc Châu Tourism. 2019. Với Thái Lan, du lịch là một ngành công nghiệp thực sự.
Truy xuất từ https://mocchautourism.com/vi/news/Kien-thuc-cho-nguoi-lam-du-
lich/Voi-Thai-Lan-du-lich-la-mot-nganh-cong-nghiep-thuc-su-845.html
2. Green Apple. 2021. Top 10 Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Thái Lan. Truy xuất
từ https://toplist.vn/top-list/cong-trinh-kien-truc-noi-tieng-nhat-thai-lan-9213.htm
3. Vinhomes. 2021. Khám phá những đặc điểm thú vị trong kiến trúc Thái Lan. Truy
xuất từ https://vinhomes.vn/vi/kham-pha-nhung-dac-diem-thu-vi-trong-kien-truc-
thai-lan
4. Netherlands Embassy in Bangkok. 2017. Tourism industry in Thailand. Truy xuất từ
https://www.rvo.nl/sites/default/files/2017/06/factsheet-toerisme-in-thailand.pdf
5. Sang, L. T. & Tri thức trẻ. 2018. Ngành du lịch Thái phát triển như thế nào?. Truy
xuất từ https://www.brandsvietnam.com/15754-Nganh-du-lich-Thai-phat-trien-nhu-
the-nao?
fbclid=IwAR1xAg3Hoc9qA7DNfC8_7MsWQsw3adNzBYwjeDMPsXN0Ldze4WP
0XRXJh5w
6.

16

You might also like