Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

HỘI THẢO TẬP HUẤN

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUY HOẠCH VÀ


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Bình Thuận, 13-15/6/2018

Bài 1: Khái niệm mô hình và các ứng dụng mô hình trong quản lý
tài nguyên nước

TS. Nguyễn Duy Bình

Hà Nội - 06/2018
MỤC LỤC

1. KHÁI NIỆM MÔ HÌNH VÀ MÔ HÌNH TOÁN HỌC ............................................. 1


1.1 Giới thiệu mô hình hóa........................................................................................... 1
Mô hình Vật lý Thực nghiệm (Physical Models) ...................................................... 2
Mô hình Ước lượng (Empirical) ................................................................................ 2
Mô hình Toán học (Mathematical Modeling) ........................................................... 2
1.2 Phân loại mô hình toán học .................................................................................... 3
Mô hình Xác định và Mô hình Xác suất (Deterministic vs. Probabilistic) ............... 3
Mô hình Liên tục và Mô hình Rời rạc (Continuous vs. Discrete) ............................. 4
Mô hình Tĩnh và Mô hình Động (Static vs. Dynamic) .............................................. 4
Mô hình Phân bố và Mô hình Gộp (Distributed vs. Lumped)................................... 4
Mô hình Giải tích và Mô hình số (Analytical vs. Numerical) ................................... 4
1.3 Phân loại mô hình thủy văn .................................................................................... 5
1.4 Mô hình hóa trong môi trường ............................................................................... 6

2. MÔ HÌNH TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ........................................... 8


2.1 Vai trò của mô hình trong quản lý tài nguyên nước ............................................... 8
2.2 Mô hình máy tính ................................................................................................... 9
2.3 Mô hình tổng quát quản lý vận hành tài nguyên nước ......................................... 10
Hệ thống mô hình - Modeling Systems ................................................................... 12

3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC .................. 14


3.1 DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC VÀ CÂN BẰNG SỬ DỤNG NƯỚC ................... 14
Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt và công nghiệp ...................................................... 14
Nhu cầu sử dụng nước nông nghiệp ........................................................................ 15
Hệ thống đánh giá và quy hoạch nước (WEAP) - Water Evaluation and Planning
System............................................................................................................... 16
3.2 MÔ HÌNH PHÂN PHỐI NƯỚC.......................................................................... 17
Giới thiệu chung ...................................................................................................... 17
Các ứng dụng mô hình............................................................................................. 18
3.3 MÔ HÌNH NƯỚC NGẦM................................................................................... 18
Giới thiệu chung ...................................................................................................... 18
Các ứng dụng mô hình............................................................................................. 18
3.4 MÔ HÌNH LƯU VỰC MƯA – DÒNG CHẢY ................................................... 19
Giới thiệu chung ...................................................................................................... 19
Các ứng dụng mô hình............................................................................................. 19
Quá trình mưa – dòng chảy trong lưu vực ............................................................... 20
Phân loại mô hình .................................................................................................... 21
3.5 MÔ HÌNH THỦY LỰC MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI ........................................ 21
Giới thiệu chung ...................................................................................................... 21
Các ứng dụng mô hình............................................................................................. 21
Phân loại mô hình .................................................................................................... 22
Giới thiệu phần mềm HEC-RAS ............................................................................. 23
3.6 MÔ HÌNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀ HỒ ........................................... 24
Giới thiệu chung ...................................................................................................... 24
Các ứng dụng mô hình............................................................................................. 24
Các thông số thủy lực và chất lượng nước .............................................................. 24
Phân loại mô hình .................................................................................................... 25
3.7 MÔ HÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA/SÔNG ................................. 25
Giới thiệu chung ...................................................................................................... 25
Các ứng dụng mô hình............................................................................................. 26
Kế hoạch vận hành hệ thống hồ chứa ...................................................................... 26
Phân loại mô hình .................................................................................................... 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................................. 28

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


USACE US Army Corps of Engineers
EPA US Enc=vironmental Protection
Agency
CEAM EPA Center for Exposure
Assessment Modeling
CSMoS EPA Center for Subsurface
Modeling Support
MIKE 11
STELLA Systems Thinking, Experiential
Learning Laboratory
USACE US Army Corps of Engineers
WEAP Water Resources Evaluation and Hệ thống đánh giá và quy hoạch sử
Planning dụng nước trên lưu vực sông
KHÁI NIỆM MÔ HÌNH VÀ CÁC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRONG QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN NƯỚC

1. KHÁI NIỆM MÔ HÌNH VÀ MÔ HÌNH TOÁN HỌC

1.1 Giới thiệu mô hình hóa


Mô hình hóa là quá trình áp dụng những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm để mô phỏng hay
diễn tả một quá trình xẩy ra trong hệ thống tự nhiên nhằm đạt được một mục đích nào đó. Mô
hình có thể trở nên một công cụ có hiệu quả và rất kinh tế khi nó thay thế được một hệ thống tự
nhiên, thường là cực kì phức tạp. Đã từ lâu, việc sử dụng mô hình hóa đã trở thành một thành
phần không thể thiếu trong công tác tổ chức, phân tích và sử dụng số liệu đo đạc, quan trắc các
hiện tượng tự nhiên để có thể hiểu được bản chất và tác động của chúng.
Mục đích và mục tiêu của việc mô hình hóa có thể được phân loại theo hai hướng: mô hình
nghiên cứu và mô hình quản lý. Các mục đích cụ thể có thể là: để diễn tả một hệ thống, để phân
tích các quá trình trong hệ thống, để quản lý, vận hành hay kiểm soát hệ thống nhằm đạt được
kết quả mong muốn; để thiết kế phương pháp nhằm cải tiến hay thay đổi hệ thống; để thử nghiệm
các giả thiết liên quan đến hệ thống; hoặc để dự báo phản ứng của hệ thống đối với các điều kiện
khác nhau. Hiện nay những người nghiên cứu, quản lý và điều hành từ các chuyên ngành khác
nhau như kinh tế, quản lý, kỹ thuật, khoa học đều sử dụng mô hình ở các dạng và mức độ khác
nhau trong nghề nghiệp của họ. Tuy vậy có lẽ những người công tác ở lĩnh vực khoa học kỹ
thuật đã nghiên cứu và sử dụng mô hình nhiều nhất. Các kết quả nghiên cứu mô hình hóa đã tạo
ra những thể hiện logic và cô đọng các hệ thống và quá trình trong tự nhiên. Một mô hình nếu
thể hiện được các giả định và đại diện cho một hệ thống vốn phức tạp trong tự nhiên, sẽ chứa
đựng các thông tin cần thiết cốt lõi nhưng không phải là tất cả các thông tin của hệ thống tự
nhiên; mô hình đó cần biểu thị được những đặc tính chủ yếu của hệ thống tự nhiên liên quan đến
mục đích của việc mô hình hóa. Mô hình hóa một hệ thống có thể chỉ bằng ngôn ngữ (ví dụ diễn
tả kích thước, màu sắc, v.v.), bằng sơ đồ (ví dụ mạng lưới điện, sơ đồ kế hoạch, vận hành, v.v.),
bằng hình ảnh (ví dụ hình họa ba chiều), bằng mô hình thử nghiệm vật lý (ví dụ mô hình thực
nghiệm), bằng công thức ước tính (ví dụ mô hình thống kê), hay bằng ký hiệu toán học (ví dụ
mô hình toán học). Một ví dụ đặc trưng là khi nghiên cứu tính chất chuyển động của xe ôtô, có
thể người ta chỉ diễn tả đơn thuần bằng lời nói như “xe chạy êm” hoặc “xe chạy ngon lành”,
bằng hình tượng khi diễn tả xe đó bằng sơ đồ, bằng hình ảnh khi diễn tả bằng đồ thị hay bằng
video, bằng mô hình vật lý khi sử dụng mô hình xe thực nghiệm, bằng ước lượng khi đưa ra các
thông số đo đạc khác nhau, hoặc bằng ký hiệu khi sử dụng các nguyên lý động học.
Phần lớn các nghiên cứu mô hình hóa trong môi trường có thể sắp xếp vào một trong ba loại
cơ bản: mô hình vật lý thực nghiệm, mô hình ước lượng và mô hình toán học (physical modeling,
empirical modeling, and mathematical modeling). Loại mô hình thứ ba là nền tảng của mô hình
sử dụng máy tính và là chủ đề của chương này. Trong khi ba mô hình trên có đặc tính hoàn toàn
khác nhau nhưng chúng bổ sung lẫn nhau và đều có vai trò quan trọng trong khoa học mô hình
hóa. Chúng ta sẽ thấy là cả mô hình vật lý thực nghiệm và mô hình ước lượng cung cấp những
thông tin vô cùng quan trọng cho quá trình mô hình hóa bằng phương pháp toán học. Do vậy ba
loại mô hình sẽ được giới thiệu chi tiết hơn trong phần tiếp theo.
Mô hình Vật lý Thực nghiệm (Physical Models)
Phương pháp mô hình vật lý thực nghiệm là quá trình thể hiện một hệ thống trong tự nhiên
bằng một mô hình thực có kích thước bé hơn so với thực tế và người ta tiến hành thực nghiệm
trên mô hình đó nhằm thu được giá trị các thông số đo đạc cần thiết. Kết quả thu được trên mô
hình thực nghiệm đó sẽ được ngoại suy và coi kết quả đo đạc này là của hệ thống thực. Các phân
tích thứ nguyên và lý thuyết tương tự thường được sử dụng nhằm mục đích có thể ngoại suy
được các kết quả thực nghiệm cho hệ thống thực. Lịch sử cho thấy chính mô hình vật lý thực
nghiệm là phương pháp nghiên cứu đầu tiên mà các nhà khoa học đã sử dụng để nghiên cứu và
phát triển các lý thuyết cơ sở của các khoa học tự nhiên. Các mô hình này bao gồm các thí
nghiệm trong phòng thí nghiệm, các thí nghiệm hiện trường và các thử nghiệm hiện trường (pilot
scale tests). Phương pháp này cho phép tiến hành thí nghiệm trong điều kiện kiểm soát được các
thông số của thí nghiệm nhưng việc áp dụng nó cho hệ thống thực tế phức tạp sẽ có nhiều hạn
chế: có khi cần thiết phải tăng kích thước hệ thống thực (ví dụ chuyển động các hạt lơ lửng trong
nước) hay giảm đáng kể kích thước hệ thống thực (nghiên cứu mưa a xít); giới hạn về tiếp cận
hệ thống (thu thập số liệu); không thể giảm hoặc tăng động thái của hệ thống (quá trình sinh
trưởng sinh vật); mối nguy hiểm (nghiên cứu phản xạ hạt nhân); kinh phí quá lớn (nghiên cứu
cải tạo các hồ lớn như hồ Great Lakes ở Hoa kỳ); và hạn chế về kích thước mô hình (thay đổi
đường kính của cột nước thí nghiệm trong nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải).
Mô hình Ước lượng (Empirical)
Mô hình ước lượng (hay còn gọi là mô hình hộp đen) dựa trên nguyên lý suy diễn hoặc phân
tích số liệu, trong đó qua việc phân tích các dữ liệu đã thu được trong quá khứ người ta đưa ra
các quan hệ giữa các thông số chủ yếu của hệ thống. Các công cụ thống kê thường được sử dụng
để bảo đảm tính tin cậy khi dùng mô hình để dự báo các thông số của hệ thống thực cần nghiên
cứu. Mô hình suy ra từ phương cách như vậy được gọi là mô hình hộp đen (black box models),
nó chỉ dự báo được điều gì sẽ xẩy ra đối với tác động của hệ thống khi thay đổi dữ liệu đầu vào.
Tuy vậy, phương pháp mô hình hóa này cũng đã chứng tỏ rất có ích khi ta nghiên cứu các hệ
thống phức tạp mà khoa học hiện nay chưa cho phép hiểu rõ bản chất của hệ thống.
Mô hình Toán học (Mathematical Modeling)
Mô hình toán học được thành lập trên cơ sở phân tích lý thuyết bản chất của hệ thống cần
nghiên cứu. Các lý thuyết và nguyên lý cơ bản đối với hệ thống cùng với những giả thuyết đơn
giản hóa sẽ cho phép thành lập những quan hệ toán học giữa các thông số cơ bản của hệ thống.
Sau đó mô hình sẽ được hiệu chỉnh dựa trên dữ liệu đã thu thập trong quá khứ đối với hệ
thống thực và sau cùng mô hình sẽ được kiểm định dựa trên những dữ liệu thu thập bổ sung.
Khi đó các dự báo đối với hệ thống thực mới có thể coi là đáng tin cậy. Khác với mô hình ước
lượng, mô hình toán học mô tả được các tác động của hệ thống sẽ diễn ra như thế nào khi dữ
liệu đầu vào thay đổi. Phương pháp mô hình toán học ngày càng chứng tỏ khả năng khắc phục
các hạn chế của phương pháp mô hình vật lý thực nghiệm và mô hình ước lượng. Về cơ bản thì
mô hình toán học bao gồm việc chuyển đổi hệ thống nghiên cứu từ dạng phức tạp tự nhiên thành
diễn tả bằng các biểu tượng và ký hiệu của ngôn ngữ toán học. Các biểu tượng và ký hiệu mang
những ý nghĩa nhất định và có thể dùng để tính toán theo các định luật toán học. Các nguyên lý
và lý thuyết về các quá trình xẩy ra trong hệ thống được sử dụng để thành lập các phương trình
quan hệ giữa các thông số của hệ thống. Khi ta cho các dữ liệu vào các phương trình thì có thể
giải những phương trình này để biết được kết quả. Trong quá khứ, khi tin học chưa phát triển
thì mô hình toán học chỉ áp dụng được đối với những vấn đề với các phương trình toán học đơn
giản, cho phép các nghiệm giải tích mà không thể áp dụng được vào các hệ thống động thái phức
tạp do thiếu công cụ tính toán.
Sự phát triển của công nghệ máy tính và của các ngôn ngữ lập trình trong suốt ba thập kỷ
qua đã cho phép các kỹ thuật tính toán áp dụng thành công vào nhiều hệ thống động thái phức
tạp. Máy tính ngày nay có thể xử lý những khối lượng số liệu khổng lồ trong khoảng thời gian
kỷ lục và cho phép biểu diễn kết quả theo nhiều hình thức khác nhau theo trí tưởng tượng của
con người. Tuy vậy, việc thành lập mô hình toán học vẫn là lĩnh vực riêng đối với một số ít
người do nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có đủ hiểu biết về hiện tượng cần mô hình hóa và
đồng thời phải được trang bị những kỹ năng tin học nhất định. Thập niên 90 đã sản sinh ra một
thế hệ phần mềm mới, cho phép những nhà chuyên môn với hiểu biết hạn chế về lập trình vẫn
có thể xây dựng những mô hình toán học riêng của mình. Những phần mềm này có thể gọi là
những công cụ mô hình hóa để thành lập các ứng dụng mô hình hay còn được gọi là công cụ
xây dựng phần mềm. Chức năng của những công cụ này tương tự như sau: một trang web có thể
được tạo ra bằng lập trình trực tiếp với ngôn ngữ HTML (hypertext marking language). Tuy vậy
trang web cũng có thể được tạo ra bằng việc sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản như MS
Word® hay phần mềm đặc biệt như PageMill® và người soạn thảo chỉ việc bấm nột nút công
cụ để tạo ra trang web mà không cần hiểu biết gì về ngôn ngữ HTML. Hiện nay đã xuất hiện
một số các phần mềm công cụ tạo mô hình toán học. Chúng có nhiều công cụ đặc biệt như thư
viện mã nguồn các hàm số và phương pháp, thư viện các giao diện thân thiện để cập nhập số
liệu, thư viện các công cụ biểu diễn kết quả như đồ thị và hoạt hình. Mục đích các phần mềm
công cụ này là tạo điều kiện để các chuyên gia các lĩnh vực chuyên môn áp dụng phương pháp
mô hình hóa mà không cần hiểu biết sâu về ngôn ngữ lập trình và toán học.
Ví dụ về xây dựng mô hình trong STELLA.

1.2 Phân loại mô hình toán học


Ta cần phải nhận thức được tính độc đáo sau của mô hình toán học: một phương trình đơn
độc khi biến đổi ý nghĩa các thông số thì có thể áp dụng được cho rất nhiều hệ thống thực khác
nhau trong tự nhiên. Ví dụ phương trình tuyến tính:
Y = mX + C (1.1)

Tính “toán học” của phương trình này rất rõ ràng, kể cả nghiệm của nó. Ta có thể liệt kê các
hệ thống được mô hình hóa bằng phương trình (1.1) (ví dụ, tốc độ rơi của một vật do trọng
trường hoặc lôgarit tốc độ tăng trưởng của quần thể vi sinh vật). Ta lấy ví dụ tiếp theo với
phương trình vi phân
∅ ∅
𝛼 (1.2)

Nó có thể là mô hình cho hiện tượng truyền nhiệt một chiều hay cho sự biến đổi của nồng
độ chất ô nhiễm trong hiện tượng lan truyền khuyết tán một chiều. Như vậy, nhà nghiên cứu
chuyên môn có thể đơn giản hóa mô hình họ đang nghiên cứu về dạng toán học chuẩn và ứng
dụng các thuật toán để giải phương trình đó trước khi phân tích và đánh giá kết quả mô hình.
Mô hình toán học cũng có thể phân loại theo bản chất của các biến số, theo phương pháp toán
học áp dụng và theo đặc tính của hệ thống cần mô hình hóa. Phần tiếp theo sẽ liệt kê những loại
mô hình quan trọng trong môi trường.
Mô hình Xác định và Mô hình Xác suất (Deterministic vs. Probabilistic)
Khi các biến số (trong một hệ thống tĩnh) hay biến động của chúng (trong hệ thống động)
được xác định rõ ràng (các quan hệ giữa các biến có dạng xác định), và chỉ có một tập hợp kết
quả đầu ra duy nhất thì mô hình đó thuộc loại mô hình xác định. Nếu tồn tại một vài biến số liên
quan đến yếu tố ngẫu nhiên hay xác suất thì mô hình đó được coi như mô hình xác suất. Mô
hình xác định có phương trình cơ bản dưới dạng phương trình đại số hay tích phân, trong khi
mô hình xác suất bao gồm một số đặc tính thống kê.
Mô hình Liên tục và Mô hình Rời rạc (Continuous vs. Discrete)
Khi các biến số trong một hệ thống luôn thay đổi giá trị theo thời gian thì mô hình cho hệ
thống đó được coi là liên tục. Nếu những biến động giá trị của các biến số xẩy ra đứt quãng hay
theo chu kỳ thì mô hình liên quan thuộc loại rời rạc. Trong một hệ thống liên tục, những biến
động luôn xẩy ra tuần tự theo thời gian. Trong một hệ thống rời rạc, những biến động chỉ xẩy ra
khi có biến cố xẩy ra mà không theo tuần tự thời gian (khoảng thời gian giữa hai biến cố liên
tiếp cũng ít khi đều đặn). Mô hình liên tục thường được xây dựng trên cơ sở những phương trình
vi phân; còn mô hình rời rạc trên cơ sở những phương trình đại số.
Mô hình Tĩnh và Mô hình Động (Static vs. Dynamic)
Khi một hệ thống ở trạng thái ổn định, lượng đầu vào và đầu ra không thay đổi theo thời
gian và luôn bằng giá trị trung bình. Mô hình diễn tả một hệ thống như vậy được coi là mô hình
tĩnh hay mô hình ổn định. Kết quả của mô hình ổn định là nghiệm duy nhất từ phương trình chủ
đạo của mô hình. Khi đặc tính của hệ thống phụ thuộc vào yếu tố thời gian thì mô hình được
xếp loại mô hình động. Kết quả đầu ra của mô hình động ở một thời điểm nào đó sẽ phụ thuộc
vào kết quả mô hình ở thời điểm trước đó và các lượng đầu vào trong khoảng thời gian giữa hai
thời điểm tính toán gần nhau nhất (bước tính toán). Dữ liệu đầu ra của mô hình động là kết quả
của quá trình tính lặp các phương trình theo các bước thời gian. Mô hình tĩnh thường được xây
dựng trên cơ sở các phương trình đại số, trong khi mô hình động dựa trên các phương trình vi
phân gồm các lời giải theo dạng hàm số.
Mô hình Phân bố và Mô hình Gộp (Distributed vs. Lumped)
Khi biến động giá trị của các biến số trong một hệ thống có tính liên tục theo thời gian và
không gian thì hệ thống đó cần phải mô hình hóa bằng mô hình phân bố (distributed model). Ví
dụ, sự biến đổi của nồng độ, C, trong không gian 3 chiều (x, y, z), có thể được diễn tả bằng hàm
số phân bố C = f (x,y,z). Trong trường hợp những biến động đó không đáng kể theo 3 chiều
không gian trong phạm vi giới hạn bởi các vùng biên của hệ thống, thì C có giá trị đồng đều
theo 3 chiều và không phụ thuộc vào tọa độ x, y, và z. Một hệ thống như vậy được xếp vào loại
hệ thống gộp (lumped system). Mô hình gộp và tĩnh được xây dựng trên cơ sở các phương trình
đại số; mô hình gộp và mô hình động thường được xây dựng trên cơ sở các phương trình vi
phân; và mô hình phân bố được xây dựng trên cơ sở các phương trình vi phân đạo hàm riêng.
Mô hình Giải tích và Mô hình số (Analytical vs. Numerical)
Khi tất cả mọi phương trình chủ đạo của một mô hình có thể xử lý bằng phương pháp giải
tích để đưa ra được nghiệm phương trình dưới dạng biểu thức đại số thì mô hình đó thuộc loại
mô hình giải tích. Nếu không thể đưa ra được nghiệm dạng biểu thức đại số thì chỉ có phương
pháp số mới giải được phương trình chủ đạo và mô hình được xếp vào loại mô hình số.
Việc so sánh các phân loại mô hình ở trên được tổng kết bằng Hình 0-1. Phía dưới sơ đồ
cho ta biết phương pháp giải tích có thể được ứng dụng với loại mô hình nào. Những phân loại
trong tài liệu này chú trọng sự cần thiết về hiểu biết các dữ liệu đầu vào, quá trình thành lập mô
hình, và phương pháp tìm lời giải phương trình chủ đạo, để sau đó có thể đưa ra chỉ dẫn chọn
lựa công cụ phần mềm phục vụ công việc mô hình hóa. Phần lớn các hệ thống môi trường đều
có thể được mô phỏng thay đổi theo thời gian một cách chấp nhận được bằng việc sử dụng mô
hình gộp hoặc mô hình phân bố, ít nhất cũng trong những điều kiện nhất định. Phương án mô
hình giải tích chỉ có thể áp dụng được cho một số lượng rất ít hệ thống. Đối với phần lớn các hệ
thống trong môi trường thì phương pháp mô hình số cho phép nghiên cứu và xem xét chi tiết
đặc tính bên trong hệ thống.

Hình 0-1: Phân loại các mô hình toán học (N = số lượng các biến số).

1.3 Phân loại mô hình thủy văn


Đối với tài nguyên nước các mô hình có thể được phân loại trên cơ sở không gian như các
mô hình gộp, bán phân tán hoặc phân tán. Phương pháp mô hình gộp coi diện tích lưu vực như
một đơn vị duy nhất cho các tính toán với giá trị các tham số và biến số được lấy bằng giá trị
trung bình trên toàn lưu vực. So với các mô hình gộp, các mô hình bán phân bố và mô hình phân
phối xét đến sự biến đổi không gian của các quá trình thủy văn, đầu vào, điều kiện biên và đặc
điểm lưu vực. Đối với các mô hình bán phân tán, các đại lượng nói trên có giá trị thay đổi trong
không gian bằng cách chia lưu vực thành một số tiểu lưu vực nhỏ hơn và các tiểu lưu vực này
được coi là một đơn vị đồng nhất (Hình 0-2). Các mô hình dựa trên bản chất vật lý liên quan
đến các quá trình thủy văn lưu vực và sử dụng phương trình dựa trên cơ chế vật lý để mô tả các
quá trình này. Ví dụ về các mô hình dựa trên vật lý được chấp nhận rộng rãi trên thị trường bao
gồm HSPF, KINEROS2, MIKE SHE và SWAT.
Mô hình quy mô lưu vực cũng có thể được chia nhỏ thành các mô hình mô phỏng sự kiện
hoặc mô hình mô phỏng liên tục theo thời gian. Ví dụ mô hình mô phỏng sự kiện có thể kể đến
mô hình mô phỏng dòng chảy từ trận/đợt mưa riêng lẻ chú trọng dòng thấm xuống đấtvà dòng
chảy bề mặt, trong khi các mô hình mô phỏng liên tục bao gồm diễn tả tất cả các thành phần gây
ra dòng chảy mặt trong khi xem xét đến phân bố độ ẩm đất trong khoảng thời gian giữa các đợt
mưa/bão.

Hình 0-2: Khái niệm mô hình gộp (lumped) and mô hình phân bố (distributed) trong thủy văn.

1.4 Mô hình hóa trong môi trường


Cellier (1991) đã giới thiệu và phân tích khá chi tiết những ứng dụng của mô hình hóa trong
các lĩnh vực khoa học khác nhau. Theo Cellier, các mô hình có thể được xếp loại từ mô hình rất
hoàn chỉnh, đặc trưng được chi tiết các quá trình một cách chặt chẽ như “hộp trắng” đến các mô
hình không có đặc trưng nào cho các quá trình và mang đầy tính ước lượng như một “hộp đen”.
Với mô hình “hộp trắng”, ta có thể yên tâm thiết kế hệ thống đầy đủ nhưng với mô hình “hộp
đen”, ta chỉ có thể xem chúng là như những lý thuyết suy diễn tương đối. Mô hình hóa môi
trường bắt đầu hình thành từ những năm 1900 mà đại biểu là các nghiên cứu của Streeter and
Phelps về ô xy hòa tan. Ngày nay, do áp lực từ những quy định quy chế bảo vệ môi trường, các
nghiên cứu về môi trường đòi hỏi tính liên ngành rất cao, liên quan đến nhiều loại chất ô nhiễm
khác nhau, và biến đổi của các chất này do các quá trình sinh học hay vật lý phức tạp xẩy ra
trong môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, nước biển và trong các tầng không khí và khí quyển
khác nhau. Thêm vào đó, các nghiên cứu về môi trường cũng bao gồm cả các quá trình trong
các thùng và bể phản ứng. Các quá trình này lại có nhiều cơ chế động thái tác động qua lại với
môi trường xung quanh theo nhiều cách khác nhau. Tóm lại, mô hình hóa hệ thống môi trường
trên diện rộng thường rất phức tạp và khó khăn.
Việc nghiên cứu thiết kế, thành lập và ứng dụng mô hình có thể còn giá trị hơn cả chính mô
hình bởi vì khi thành lập mô hình thì các kiến thức về vấn đề đã được tổ chức và nghiên cứu
thấu đáo, được đúc rút ra những điểm cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Những vấn đề và quan
tâm chủ yếu về các hệ thống mô trường và các mô hình toán học tương ứng được liệt kê trong
Bảng 0-1. Ta nhận thấy lĩnh vực mô hình hóa môi trường rộng lớn như thế nào. Hình 0-3 là ví
dụ về sự cần thiết sử dụng mô hình toán học, lĩnh vực nghiên cứu và giá trị mô hình cũng như
các phương pháp toán học để thành lập mô hình toán học

Hình 0-3: Phân loại lĩnh vực liên quan đến mô hình toán học

Bảng 0-1: Những áp dụng tiêu biểu của mô hình toán học
Môi trường
Vấn đề quan tâm Mục đích áp dụng
áp dụng
Khí quyển Ô nhiễm không khí; phát Phân bố nồng độ chất; thiết kế và phân tích
thải khí; phát thải chất độc quá trình kiểm soát các quá trình và thiết
hại; mưa a xít; sương mù; bị; đánh giá các hoạt động quản lý; đánh
CFCs; bụi; ảnh hưởng sức giá tác động môi trường các dự án; vấn đề
khỏe; tăng nhiệt độ tòan quy chế quy định bảo vệ môi trường
cầu

Nước mặt Đổ nước thải đã xử lý; Đổ Biến chuyển và chuyển động của các chất ô
nước thải công nghiệp; nhiễm; dòng chất ô nhiễm; thiết kế và phân
dòng chảy mặt từ diện tích tích quá trình kiểm soát các quá trình và
nông nghiệp và dân cư; thiết bị; phân bổ lượng chất thải; đánh giá
tiêu nước mưa; nguồn nước các hoạt động quản lý; đánh giá tác động
sinh họat; dây chuyền tích môi trường các dự án; vấn đề quy chế quy
lũy chất qua thức ăn định bảo vệ môi trường

Nước ngầm Rò rỉ từ bể vệ sinh; rò rỉ từ Biến chuyển và chuyển động của các chất ô
bãi rác và đất nông nghiệp; nhiễm; thiết kế và phân tích quá trình kiểm
bơm bổ sung nước ngầm; sóat các quá trình và thiết bị; giảm mực
nguồn nước sinh hoạt nước ngầm; vấn đề quy chế quy định bảo
vệ môi trường
Địa chất Bãi chôn chất thải rắn và Biến chuyển và chuyển động của các chất ô
chất thải nguy hại; rò rỉ từ nhiễm; dòng chất ô nhiễm; thiết kế và phân
bãi rác; ô nhiễm nguồn tích quá trình kiểm soát các quá trình và
nước ngầm thiết bị; đánh giá các hoạt động quản lý;

Biển Đổ rác đã xử lý; rò rỉ dầu; Biến chuyển và chuyển động của các chất ô
dây chuyền tích lũy chất nhiễm; dòng chất ô nhiễm; thiết kế và phân
qua thức ăn tích quá trình kiểm soát các quá trình và
thiết bị; đánh giá các hoạt động quản lý

CÂU HỎI THẢO LUẬN


Câu hỏi 1: Anh/chị cho ví dụ về mô hình thực nghiệm vật lý mà anh chị đã từng thực
hiện hay tham gia thực hiện.
Câu hỏi 2: Hình 1-3 giải thích phần nào câu nói phổ biến trong cộng đồng mô hình
“Mọi mô hình đều sai, không thể có mô hình nào mô phỏng chính xác”. Anh/chị có thể
giải thích tại sao người ta nói như vậy?
Câu hỏi 3: Anh/chị có thể giải thích tại sao trước đây, khi chưa có máy tính thì người
ta rất khó áp dụng mô hình toán học..

2. MÔ HÌNH TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

2.1 Vai trò của mô hình trong quản lý tài nguyên nước
Quản lý nguồn nước bao gồm phát triển, kiểm soát, bảo vệ, điều tiết và khai thác sử dụng
nguồn nước mặt (sông và hồ chứa) và nước dưới đất (nước ngầm). Các dịch vụ quản lý nguồn
nước bao gồm: cấp nước cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp và thành phố; thu gom và xử
lý nước thải; bảo vệ và cải tạo môi trường; phòng ngừa ô nhiễm; giải trí; giao thông đường thủy;
thủy điện; tiêu thoát nước mưa; kiểm soát xói lở và bồi lắng; và kiểm soát và giảm thiệt hại do
lũ lụt. Các hoạt động quản lý và quy hoạch tài nguyên nước bao gồm: xây dựng chính sách; đánh
giá tài nguyên quốc gia, khu vực và địa phương; chức năng điều chỉnh và cấp phép; xây dựng
và thực hiện các chiến lược quản lý tài nguyên nước; lập quy hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì
và vận hành các công trình và cơ sở vật chất liên quan; nghiên cứu khoa học và kỹ thuật; và giáo
dục và đào tạo.
Các mô hình máy tính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nguồn nước. Chúng
được áp dụng theo nhiều cách rất đa dạng. Trong thời kỳ đầu của việc áp dụng mô hình, những
năm 1950-1970, các mô hình phát triển tập trung phục vụ công việc quy hoạch và thiết kế công
trình thủy lợi, và những ứng dụng này hiện nay vẫn tiếp tục được coi trọng. Tuy nhiên, trong
thập niên 1970 và 1980 các ứng dụng mô hình đã trọng tâm sang phục vụ công tác quản lý tài
nguyên và vận hành các cơ sở hạ tầng hiện có. Bảo vệ chất lượng nước và bảo tồn tài nguyên
môi trường cũng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong những năm gần đây.
Mô hình hiện nay được sử dụng để phân tích các vấn đề có quy mô và mức độ phức tạp
khác nhau rất nhiều. Ví dụ, một hoặc nhiều gói phần mềm có thể được áp dụng để thiết kế của
một lưu vực nước mưa đô thị với diện tích bé hơn một dặm vuông. Các mô hình khác, hoặc
thậm chí là các mô hình tương tự, có thể được sử dụng để tối ưu hóa các hoạt động của một hệ
thống nhiều hồ chứa, đa mục đích (kiểm soát lũ, cung cấp nước, thủy điện, giải trí) với diện tích
lưu vực hàng ngàn dặm vuông. Ở cấp địa phương, các công ty tư vấn có thể sử dụng các mô
hình để soạn thảo giấy phép mở rộng nhà máy xử lý nước thải của một đô thị nhỏ và cơ quan
quản lý nhà nước cũng sử dụng mô hình để đánh giá đơn xin cấp phép. Tương tự như vậy, trên
quy mô địa lý lớn hơn, các mô hình có thể được sử dụng để xây dựng và đánh giá các biện pháp
giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn diện trong lưu vực. Các mô hình có thể được sử dụng để dự
báo mức độ hạ thấp mực nước ngầm khi một cộng đồng dự kiến tăng lượng nước ngầm bơm lên
hoặc sử dụng để đánh giá nguồn nước ngầm có sẵn trong một tầng chứa nước.
Từ quan điểm của nhà khoa học và nghiên cứu, vai trò của các mô hình toán học là đóng
góp vào việc tang cường hiểu biết về các quá trình trong thế giới thực. Theo quan điểm của
người quản lý tài nguyên nước, vai trò của các mô hình toán học là cung cấp thông tin định
lượng để hỗ trợ các hoạt động ra quyết định. Mô hình giúp cả cá nhân người quản lý nguồn nước
và cộng đồng quản lý nguồn nước để đưa ra quyết định tốt hơn. Các mô hình không làm giảm
bớt gánh nặng đối với những quyết định khó khăn. Chúng chỉ cung cấp một số thông tin bổ sung
để người quyết định xem xét. Các mô hình làm tăng cường cơ sở tri thức hỗ trợ cho quá trình ra
quyết định.
Văn phòng đánh giá công nghệ của Quốc hội Mỹ đã hoàn thành một đánh giá toàn diện về
việc sử dụng các mô hình toán học trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Nhiều chuyên
gia từ các cơ quan, trường đại học và các công ty tư vấn đã tham gia vào nghiên cứu này. Những
phát hiện này khá rộng về phạm vi và bao gồm những vấn đề sau đây:
 Hiện nay có nhiều mô hình có khả năng phân tích nhiều vấn đề về nguồn nước, và có
tiềm năng đáng kể để tăng tính chính xác và hiệu quả của thông tin cho các nhà quản lý,
người ra quyết định và các nhà khoa học. Các mô hình đã mở rộng đáng kể khả năng tìm
hiểu và quản lý tài nguyên nước của Quốc gia. Các mô hình có tiềm năng mang lại lợi
ích lớn hơn cho việc ra quyết định tài nguyên nước trong tương lai.
 Mặc dù Chính phủ Liên bang chỉ chi khoảng 50 triệu đô la mỗi năm cho việc phát triển
và áp dụng các mô hình toán học liên quan đến nước, các công cụ này đóng vai trò quan
trọng trong quá trình quy hoạch cho các khoản đầu tư tài nguyên nước giá trị hàng tỷ đô
la hàng năm và quản lý các công trình hiện có với giá trị hàng trăm tỷ đô la.
 Các mô hình được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý tài nguyên nước.
 Các mô hình tài nguyên nước khác nhau có khả năng và giới hạn rất khác nhau và phải
được các chuyên gia am hiểu lựa chọn cẩn thận.
Kể từ những năm 1980, việc sử dụng các mô hình quản lý nguồn nước đã bùng nổ với sự ra
đời của máy vi tính. Cộng đồng người phát triển và sử dụng đã phát triển đáng kể, đặc biệt là
đối với các cơ quan địa phương, các công ty tư vấn tư nhân và những người dùng phi chính phủ
khác. Hầu hết các mô hình quản lý nguồn nước được trích dẫn trong suốt báo cáo này bao gồm
các phiên bản thực thi dễ sử dụng (sẵn sàng chạy) cho máy tính để bàn. Về cơ bản, tất cả mọi
người trong cộng đồng quản lý nguồn nước hiện nay đều có máy tính cần thiết để chạy các phần
mềm giới thiệu trong tài liệu này.

2.2 Mô hình máy tính


Phát triển và áp dụng các mô hình quản lý nguồn nước đòi hỏi sự hiểu biết sâu về:
 vai trò của các mô hình trong quá trình ra quyết định quản lý tài nguyên nước tổng thể và
các câu hỏi được trả lời bởi các bài thực hành mô hình hóa,
 các quá trình trong thế giới thực được mô hình hóa và các khả năng và hạn chế của các
phương pháp mô tả các quá trình này với các phương trình toán học,
 các kỹ thuật tính toán để giải các phương trình toán học,
 mức độ sẵn có và các hạn chế về dữ liệu,
 kỹ thuật hiệu chỉnh và kiểm định mô hình,
 mức độ sẵn có của phần mềm và phần cứng máy tính và các kỹ năng cần thiết để sử dụng
các công cụ này, và
 khả năng giao tiếp cần thiết để đảm bảo rằng việc phát triển và ứng dụng mô hình đáp
ứng nhu cầu quản lý và quy hoạch tài nguyên nước và kết quả mô hình được sử dụng
hiệu quả trong các quá trình ra quyết định.
Một nhóm gồm nhiều hoặc nhiều chuyên gia có thể được yêu cầu xác định các kiến thức và
khả năng cần thiết để thực hiện thành công một nghiên cứu mô hình hóa. Các nhà quản lý và
quy hoạch tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mục tiêu cần hoàn
thành và các câu hỏi được trả lời bằng cách thực hiện mô hình hóa và kết hợp các kết quả mô
hình vào các quá trình ra quyết định. Các kỹ sư và nhà nghiên cứu từ các ngành khác nhau cung
cấp kiến thức cần thiết để (1) hiểu rõ các quá trình quan tâm thực tế, (2) nắm bắt được bản chất
của các quá trình này với các biểu thức và dữ liệu toán học, (3) xác định các giá trị cho các tham
số mô hình và (4) ) tìm lời giải hiệu quả các hệ phương trình. Cũng cần có các chuyên gia để
lựa chọn, suy tầm và áp dụng phần mềm có sẵn, phát triển các chương trình máy tính và sử dụng
các hệ thống máy tính.
Có nhiều phương pháp tiếp cận và công cụ phần mềm có sẵn để xây dựng mô hình. Những
câu hỏi quan trọng trong việc phát triển một mô hình cho một nghiên cứu cụ thể là liệu:
 xây dựng một mô hình trong môi trường phần mềm mô hình hóa, ví dụ như các chương
trình bảng tính, phần mềm xây dựng hệ thóng mô phỏng hướng đối tượng, công cụ giải
phương trình và phần mềm thương mại khác,
 sử dụng mô hình quản lý nguồn nước tổng quát hiện có như mô hình được trích dẫn trong
Mục 2.3,
 sửa đổi một mô hình hiện có,
 phát triển một chương trình mới bằng cách sử dụng ngôn ngữ FORTRAN truyền thống,
BASIC, C hoặc một số ngôn ngữ lập trình khác,
 phát triển một chương trình mới bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
như C ++, java, v.v.
 hoặc áp dụng một số kết hợp hoặc biến thể của những phương thức trên.

2.3 Mô hình tổng quát quản lý vận hành tài nguyên nước
Tài liệu này đề cập đến các mô hình quản lý nguồn nước tổng quát vận hành tốt. Định nghĩa
của thuật ngữ này phụ hợp với phần giới thiệu chung. Thuật ngữ mô hình có thể được định nghĩa
là bất kỳ biểu diễn đơn giản nào của một hệ thống thế giới thực. Mối quan tâm chính trong tài
liệu này giới hạn việc mô hình hóa các hệ thống liên quan đến nước bằng các công thức/phương
trình toán học được giải quyết bằng máy tính. Tài liệu này tập trung vào mô phỏng với trợ máy
tính các hệ thống tài nguyên nước tự nhiên và có thay đổi do các hoạt động của con người.
Tổng quát có nghĩa là mô hình máy tính được thiết kế để ứng dụng cho một loạt các vấn đề
liên quan đến các hệ thống có cấu trúc và vị trí không gian khác nhau, thay vì được phát triển
để giải quyết một vấn đề cụ thể tại một địa điểm cụ thể. Ví dụ, một mô hình tổng quát có thể áp
dụng cho các hệ thống nước ngầm khác nhau hoặc về cơ bản là bất kỳ hệ thống sông / hồ chứa
nào, thay vì một hệ thống cụ thể nào đó. Thuật ngữ mô hình được sử dụng ở đây cũng có nghĩa
là một thành phần/mô đun/gói trong phần mềm tổng quát. Một mô hình quản lý nguồn nước cho
một vấn đề cụ thể có thể bao gồm một mô đun phần mềm tổng quát kết hợp với dữ liệu đầu vào
được xây dựng cho một ứng dụng cụ thể.
Vận hành tốt (operational) có nghĩa là mô hình được xây dựng với cơ sở dữ liệu thông tin
khoa học và đã được thử nghiệm đầy đủ, và được thiết kế để được sử dụng bởi đông đảo người
sử dụng chứ khong chỉ dành cho các nhà phát triển mô hình ban đầu. Các mô hình tổng quát
phải dễ tiếp cận, dễ hiểu và dễ sử dụng, và phải hoạt động chính xác, đầy đủ chức năng và hiệu
quả. Tài liệu tham khảo, tài liệu trợ giúp người dùng và mức độ thân thiện với người sử dụng
của phần mềm là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn mô hình. Mức độ mà một mô
hình đã được thử nghiệm và áp dụng trong các nghiên cứu thực tế cũng là một cân nhắc quan
trọng.
Hầu hết hàng ngàn mô hình máy tính quản lý nguồn nước được nhắc đến trong các công bố
khó có thể được công nhận đạt tiêu chuẩn khái quát hóa và vận hành tốt. Nhiều mô hình đã được
xây dựng để hỗ trợ một nghiên cứu cụ thể, mà sau khi hoàn thành nghiên cứu thì mô hình cũng
được xếp xó. Nhiều mô hình được xây dựng để hỗ trợ vận hành các công trình hiện có, vẫn đang
tiếp tục được áp dụng thành công cho một hệ thống cụ thể nhưng không được tổng quát hóa để
áp dụng cho các hệ thống khác. Những mô hình khác đã đóng góp đáng kể vào công tác đào tạo
các nhà phát triển mô hình nhưng thường là quá đơn giản và không bao giờ đạt tiêu chí vận hành
tốt như đã đề cập ở phần trên. Ví dụ nhiều mô hình đã được phát triển trong khuôn khổ các đề
tài và luận văn của sinh viên và nghiên cứu sinh tại các trường đại học và có nhiều mô hình được
các chuyên gia thực hành phát triển.
Tất nhiên, các hệ thống phần mềm tổng quát được sử dụng để quản lý dữ liệu, thực hiện tính
toán để mô phỏng các quá trình trong thế giới thực và hiển thị kết quả cho các ứng dụng phân
tích khác nhau. Các mô hình máy tính cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc nghiên cứu
và chuyển giao kiến thức và công nghệ. Sách giáo khoa, sách hướng dẫn kỹ thuật, và các tài liệu
tham khảo có trong các thư viện có truyền thống phục vụ để lưu giữ kiến thức về các quá trình
và phương pháp phân tích trong thế giới thực. Các gói phần mềm mô hình quản lý nguồn nước
tổng quát, bao gồm các chương trình và tài liệu máy tính, cũng đóng vai trò là sách giáo khoa
để tổ chức, lưu trữ và truyền đạt kiến thức tiên tiến.
Một mô hình cho một nghiên cứu cụ thể của một hệ thống tài nguyên nước cụ thể bao gồm
các tập tin dữ liệu đầu vào do người dùng phát triển kết hợp với một hoặc nhiều gói phần mềm
tổng quát. Bất kể mức độ chi tiết như thế nào của một chương trình máy tính tổng quát, thì chất
lượng của các kết quả mô hình hóa cho một ứng dụng cụ thể đều do chất lượng dữ liệu đầu vào
quyết định. Ta cần có giá trị các tham số cho các phương trình chủ đạo đại diện cho các quá
trình đang được mô hình hoá. Một loạt các dữ liệu đầu vào khác cũng phải được xây dựng. Quá
trình thu thập, xử lý và xây dựng bộ dữ liệu đầu vào thường có khối lượng lớn, là một khía cạnh
quan trọng của mô hình hóa.
Người sử dụng phải cung cấp giá trị các tham số của các phương trình trong các mô hình
tổng quát. Hiệu chỉnh và kiểm định đóng vai trò cực ký quan trọng đối với các nghiên cứu mô
hình hóa và thường đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và công sức đáng kể. Một số gói mô hình
hóa tổng quát cung cấp các chức năng hiệu chỉnh mô hình. Ví dụ, phân tích mạng lưới đường
ống (Mục 3.2) và các gói phần mềm thủy lực dòng chảy (Mục 3.5) bao gồm các khả năng tính
toán giá trị cho hệ số tổn thất tốt nhất để đạt được sự phù hợp giữa kết quả mô phỏng và số đo
thực tế. Các phần mềm mô hình lưu vực (Mục 3.4) cũng có thể bao gồm các tính năng tự động
hóa hiệu chỉnh giá trị tham số thủy văn dòng chảy. Tương tự các phần mềm mô hình nước ngầm
(Mục 3.3) thường có mô đun tính toán giá trị các thông số tầng chứa nước dựa trên các kết quả
đo đạc qua thí nghiệm bơm giếng.
Tuy vậy ta cần hiểu rõ một số điều cần lưu ý khi sử dụng các mô hình quản lý nguồn nước
tổng quát. Hy vọng, tài liệu này sẽ góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng các nhà quản
lý nguồn nước về tập hợp các công cụ máy tính mạnh mẽ sẵn có. Điều này chắc chắn sẽ là một
đóng góp đáng kể cho công tác quản lý nguồn nước. Tuy nhiên, không phải công cụ mới sẽ luôn
hỗ trợ tốt cho người sử dụng. Phần mềm máy tính thân thiện đến mấy cũng không làm giảm sự
cần thiết phải có trình độ chuyên môn và kiến thức kỹ thuật cao. Người sử dụng phần mềm có
sẵn vẫn phải có sự hiểu biết thấu đáo về các phép tính toán được thực hiện bởi mô hình và các
khả năng và hạn chế của mô hình trong việc thể hiện các quá trình trong thế giới thực. Các mô
hình phải được áp dụng một cách cẩn thận và tỉ mỉ với sự đánh giá chuyên nghiệp và ý thức
chung. Mặc dù hiệu quả của một nghiên cứu mô hình có thể được tăng cường rất nhiều bằng
cách khai thác các khả năng của phần mềm mô hình sẵn có, nhưng việc xây dựng và áp dụng
mô hình vẫn đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực đáng kể cũng như trình độ chuyên môn của người
sử dụng.
Các mô hình quản lý nguồn nước tổng quát luôn được phát triển và cải tiến theo thời gian
với các phiên bản mới được công bố định kỳ. Việc phát triển và bảo trì phần mềm thường là rất
tốn kém và nguồn kinh phí là một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ vận hành mô
hình. Phản hồi từ người dùng có thể có đóng góp rất lớn vào việc cải tiến mô hình đang phát
triển. Lý tưởng nhất, các bản sửa đổi mô hình và mở rộng phải phản ánh trải nghiệm tích lũy
của nhiều người dùng và nhà phát triển. Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật là quan trọng đối với người
dùng mới. Chia sẻ kinh nghiệm và các bài học kinh nghiệm cũng rất quan trọng đối với người
dùng có kinh nghiệm. Năng lực thể chế là cần thiết để liên tục duy trì, cập nhật, và cải thiện một
mô hình, kể cả cập nhập tài liệu mô hình và hỗ trợ người dùng trong việc áp dụng mô hình. Các
chương trình máy tính có sẵn phải được phổ biến đến cộng đồng người dùng càng nhiều càng
tốt để xứng đáng với các nỗ lực nghiên cứu và phát triển.
Hệ thống mô hình - Modeling Systems
Một ứng dụng mô hình quản lý nguồn nước thường bao gồm một số gói phần mềm được sử
dụng kết hợp. Ví dụ, một ứng dụng quản lý lưu vực sông có thể bao gồm một hệ thống mô hình
bao gồm mô hình mưa - dòng chảy lưu vực (Mục 3.4) được sử dụng để phát triển thủy văn dòng
chảy và tải lượng ô nhiễm trong mô hình chất lượng nước sông và hồ chứa (Mục 3.6) và/hoặc
mô hình vận hành hệ thống sông/hồ chứa (Mục 3.7), từ đó xác định lưu lượng và nồng độ ô
nhiễm tại các vị trí thích hợp trong hệ thống sông / hồ chứa. Ví dụ hệ thống mô hình cũng có
thể bao gồm một mô hình thủy lực dòng sông (Mục 3.5) để tính toán độ sâu dòng chảy và vận
tốc dòng chảy trong sông từ dòng chảy tràn mặt đất và dòng xả hồ chứa được xác định với các
mô hình khác. Hệ thống thông tin địa lý (GIS), chương trình bảng tính và các chương trình quản
lý có sở dữ liệu khác được bao gồm trong hệ thống mô hình để: (1) phát triển và quản lý dữ liệu
đầu vào có khối lượng lớn, (2) thực hiện các phân tích thống kê, đồ họa và phân tích khác và (3)
để hiển thị và truyền đạt kết quả mô hình hóa. Vì vậy, mặc dù các phần trong Chương 3 tập
trung vào các ứng dụng mô hình riêng lẻ, điều quan trọng cần nhấn mạnh là việc phát triển một
hệ thống mô hình hóa cho một ứng dụng cụ thể thường bao gồm việc tích hợp một số loại chương
trình máy tinh/phần mềm khác nhau.
Phần mềm được tích hợp vào các hệ thống mô hình có thể được phân loại theo các tiêu
chuẩn sau:
 mô hình mô phỏng hệ thống thực tế,
 giao diện người dùng,
 các chương trình tiền xử lý để thu thập, chuẩn bị, kiểm tra, thao tác, quản lý và phân tích
dữ liệu đầu vào mô hình và
 các chương trình sau xử lý để quản lý, phân tích, diễn giải, tóm tắt, hiển thị và truyền đạt
các kết quả mô hình hóa.
Phần 3.1 đến 3.7 đề cập các mô hình được phát triển đặc biệt để mô phỏng các hệ thống tài
nguyên nước trong thực tế. Nhiều gói phần mềm bao gồm các chương trình tiện ích xử lý thông
tin trước và sau khi chạy mô hình cùng với các mô hình mô phỏng hệ thống tài nguyên nước.
Mặc dù một số gói phần mềm được trích dẫn trong Chương 3 đã được sử dụng thường xuyên để
phát triển các mô hình quản lý nguồn nước hoàn chỉnh, các gói khác thường được sử dụng như
các chương trình xử lý dữ liệu đầu vào và phân tích kết quả mô hình.
Mô hình phát triển trong những năm gần đây đã chú trọng về phát triển giao diện người
dùng tương tác nhờ sử dụng những tiến bộ gần đây trong công nghệ máy tính để làm cho các
mô hình dễ sử dụng hơn. Giao diện người dùng đồ họa (GUI) hiện nay đã rất phổ biến. GUI là
giao diện người dùng có cửa sổ, biểu tượng, menu và con trỏ (Hix và Hartson 1993). GUI là đặc
biệt quan trọng đối với các ứng dụng liên quan đến việc sản xuất hoặc xử lý các hình ảnh đồ họa
như bản đồ, sơ đồ, bản vẽ và biểu đồ. Giao diện người dùng nâng cao đã được xem xét chính
trong việc phát triển các mô hình quản lý nguồn nước mới và gần đây đã được bổ sung vào một
số mô hình cũ.
Khái niệm về các hệ thống hỗ trợ ra quyết định trở nên phổ biến trong những năm 1980
trong cộng đồng quản lý nguồn nước cũng như trong kinh doanh, kỹ thuật và các lĩnh vực chuyên
môn khác (Johnson 1986; Thierauf 1988). Một hệ thống hỗ trợ ra quyết định là một hệ thống
máy tính hỗ trợ các nhà ra quyết định trong việc giải quyết các vấn đề không có cấu trúc. Khái
niệm hệ thống hỗ trợ ra quyết địn nhấn mạnh các điểm sau:
 giải quyết các vấn đề không có cấu trúc đòi hỏi phải kết hợp sự phán xét của người ra
quyết định cấp quản lý với thông tin định lượng,
 khả năng trả lời câu hỏi "nếu …" một cách nhanh chóng và thuận tiện bằng cách thực
hiện nhiều lần chạy một hoặc nhiều mô hình đồng thời,
 sử dụng giao diện người dùng nâng cao, và
 biểu thị kết quả bằng đồ họa trực quan.
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định bao gồm một tập hợp các gói phần mềm và phần cứng. Ví dụ,
các hệ thống hỗ trợ ra quyết định được sử dụng cho các hoạt động kiểm soát lũ theo thời gian
thực của hệ thống các hồ chứa. Đưa ra quyết định xả nước trong thời gian xẩy ra lũ lụt là một
vấn đề không có cấu trúc vì hoạt động của hồ chứa phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá của nhà
điều hành cũng như quy tắc vận hành được xác định từ trước và lưu lượng dòng chảy hiện tại
và dự báo, mức lưu trữ của hồ chứa và các dữ liệu có sẵn khác. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định sẽ
bao gồm: phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, dòng chảy lưu vực, thủy lực dòng chảy trong sông,
mô hình vận hành hệ thống hồ chứa / sông (Mục 3.4, 3.5 và 3.7), nền tảng máy tính với các thiết
bị phần cứng ngoại vi khác nhau, và hệ thống thu thập dữ liệu thủy văn theo thời gian thực (quan
trắc dòng chảy và lượng mưa).
Các mô hình quản lý nguồn nước được trích dẫn trong tài liệu này thường được sử dụng như
các thành phần của các hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Các mô hình thậm chí còn thường xuyên
được áp dụng trong các tình huống quy hoạch, thiết kế và quản lý tài nguyên nước khác không
thể hiện các đặc điểm của hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Ví dụ, các mô hình thủy lực dòng chảy
và mưa - dòng chảy lưu vực được sử dụng trong hệ thống hỗ trợ ra quyết định để kiểm soát lũ
lụt theo thời gian thực nêu trên cũng được áp dụng cho các vấn đề có cấu trúc hơn như việc phân
định đồng bằng ngập lũ trong Chương trình Bảo hiểm lũ lụt quốc gia và thiết kế đường cao tốc
mới. Về cơ bản tất cả các mô hình là các công cụ hỗ trợ các hoạt động ra quyết định khác nhau.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các quá trình ra quyết định và các hệ thống mô hình khác nhau tùy
thuộc vào ứng dụng quản lý nguồn nước cụ thể.

CÂU HỎI THẢO LUẬN


Câu hỏi 1: Theo anh/chị thì những người xây áp dụng mô hình cần có những hiểu biết
gì?.

3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

3.1 DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC VÀ CÂN BẰNG SỬ DỤNG NƯỚC


Mỗi phần trong Chương 3 từ 3.1 đến 3.7 đều đề cập đến một loại hoặc danh mục cụ thể của
các mô hình quản lý nguồn nước và các ứng dụng mô hình hóa. Các khía cạnh khác nhau của
việc quản lý nguồn cung cấp nước được đề cập trong một số phần. Phần này trình bày các chủ
đề về dự báo sử dụng nước và cân bằng cung cầu nước, có giới thiệu Hệ thống Đánh giá và Quy
hoạch Nước (WEAP) là mô hình kế toán cung và cầu nước, cung cấp khả năng để so sánh các
nguồn cung cấp nước và nhu cầu cũng như cho nhu cầu dự báo.
Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt và công nghiệp
Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước phụ thuộc nhiều vào các dự báo về nhu cầu nước
trong tương lai. Các dự báo sử dụng nước đô thị cần phải được tiến hành trong các công việc
sau:
 quy hoạch và thực hiện mở rộng các công trình hiện có về cung cấp nước, xử lý nước và
phân phối nước, và để thu gom và xử lý nước thải,
 quy hoạch và thực hiện các dự án xây dựng mới như đập nước và các công trình dẫn
nước,
 quy hoạch và thực hiện việc phân bổ lại các quyền sử dụng nước hoặc phân bổ lại dung
lượng lưu trữ trong các hồ chứa hiện có,
 chuẩn bị các kế hoạch phòng chống hạn hán,
 đánh giá hiệu quả của các kế hoạch quản lý thay thế nguồn cung cấp (bảo tồn tài nguyên
nước),
 thực hiện các biện pháp quản lý nhu cầu sử dụng nước trong điều kiện hạn hán,
 dự báo doanh thu dự kiến phí sử dụng nước, và
 xây dựng các đánh giá tài nguyên nước của địa phương, khu vực và quốc gia và xây dựng
các chính sách và kế hoạch quản lý nguồn nước.
Tất cả các hoạt động này đều dựa trên ước tính về các yêu cầu về sử dụng nước trong tương
lai. Tương lai có thể được đo bằng ngày, năm hoặc nhiều thập kỷ. Các công trình xây dựng chính
được lên kế hoạch trong nhiều năm, hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, để đáp ứng nhu cầu kéo dài
nhiều thập kỷ trong tương lai. Mặt khác, việc thực hiện các biện pháp quản lý thỏa mãn nhu cầu
nước trong điều kiện hạn hán có thể tập trung vào nhu cầu nước trong vài ngày hoặc vài tuần
tới.
Việc sử dụng nước ở khu vực đô thị phụ thuộc vào các yếu tố về dân số, khí hậu và kinh tế
xã hội khác nhau như:
 dân số cư trú thường xuyên và biến động theo mùa,
 mức thu nhập cá nhân,
 khí hậu,
 điều kiện thời tiết,
 việc làm và sản phẩm đầu ra,
 giá nước và giá nước thải và cấu trúc giá,
 diện tích tưới nước trong dân cư, khu thương mại và khu vực công cộng,
 các loại bãi cỏ và phương thức tưới nước,
 các thiết bị sử dụng nước, và
 hoạt động quản lý nhu cầu sử dụng nước.
Dự báo sử dụng nước đô thị và công nghiệp dựa trên tiêu chuẩn sử dụng nước đơn vị (như
dân số hay sản lượng sản phẩm) hoặc nhiều yếu tố kết hợp (có thể là một vài hoặc tất cả các yếu
tố trên).
Các chương trình quản lý nhu cầu hoặc bảo tồn nước là yếu tố quyết định quan trọng của
việc sử dụng nước. Quản lý nhu cầu cũng đã cung cấp một động lực chính cho việc cải thiện và
cụ thể hóa các phương pháp dự báo sử dụng nước trong những năm gần đây. Trước cuối những
năm 1970, việc quy hoạch và quản lý cấp nước cơ bản dựa trên việc tăng nguồn cung cấp đáng
tin cậy khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu dự kiến. Vào cuối những năm 1970 và 1980 là chuyển
sang sự phụ thuộc lớn hơn vào việc giảm nhu cầu bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng thay vì
chỉ dựa vào việc tăng cường nguồn cung cấp. Trong những năm gần đây, các phương pháp dự
báo sử dụng nước và đánh giá các kế hoạch bảo tồn nước liên quan chặt chẽ với nhau. Các
phương pháp dự báo sử dụng nước hiện nay thường bao gồm các khả năng phản ánh các chiến
lược quản lý nhu cầu thay thế trong các dự báo.
Nhu cầu sử dụng nước nông nghiệp
Dự báo sử dụng nước nông nghiệp liên quan đến việc dự báo các cơ cấu cây trồng, công
thức canh tác và thực hành quản lý trong tương lai và ước tính lượng bốc hơi nước và nhu cầu
nước cho các loại cây trồng cụ thể. Hiệp hội kỹ sư nông nghiệp Hoa Kỳ (1990) đề cập đến một
loạt các chủ đề quản lý tưới tiêu toàn diện bao gồm mô hình hóa sự thoát hơi nước, tăng trưởng
cây trồng, kinh tế nông nghiệp và quy hoạch tưới tiêu. Cục cải tạo đất Hoa Kỳ (1991) mô tả 14
mô hình máy tính được phân loại là mô hình nhu cầu nước cây trồng. Những mô hình này ước
tính lượng bốc hơi và nhu cầu nước cây trồng và quản lý tưới tiêu. Hầu hết các mô hình được
phát triển bởi Cục bảo vệ đất. Một số là điểm cụ thể, nhưng hầu hết được tổng quát hóa để áp
dụng cho các vùng địa lý khác nhau. Tổ chức lương thực thế giới (FAO, 1993) cũng đã công bố
hướng dẫn tính toán nhu cầu nước của cây trông và đã phát triển chương trình máy tính
CropWAT cho mục đích ứng dụng này
Hệ thống đánh giá và quy hoạch nước (WEAP) - Water Evaluation and Planning System
Mô hình Đánh giá và Quy hoạch Nước (WEAP) là một hệ thống mô hình cân bằng cung và
cầu về sử dụng nước phục vụ một số mục đích bao gồm quản lý cơ sở dữ liệu, dự báo và phân
tích. WEAP cung cấp một hệ thống cơ sở dữ liệu để duy trì thông tin cung và cầu nước. Nó cung
cấp khả năng dự báo nhu cầu và cung cấp nước trên một đường chân trời quy hoạch dài hạn. Nó
là một mô hình mô phỏng để đánh giá các kịch bản sử dụng nước thay thế và các chiến lược
quản lý. WEAP có thể được sử dụng để thực hiện các loại phân tích khác nhau bao gồm dự báo
nhu cầu cấp nước, phân bổ nguồn cung cấp, lưu lượng dòng chảy và mô phỏng lưu trữ hồ chứa,
dự báo thủy điện, ước tính tải lượng ô nhiễm và phân tích chi phí lợi ích. WEAP có thể được áp
dụng cho một hoặc nhiều hệ thống sông liên kết với nhau ở cấp thành phố, khu vực hoặc quốc
gia.
WEAP được phát triển bởi Viện Tellus, một nhóm các nhà khoa học, nhà hoạch định và các
nhà phân tích chính sách được tổ chức thành một tổ chức nghiên cứu và tư vấn phi lợi nhuận.
Viện Tellus là trung tâm Boston của Viện Môi trường Stockholm, một tổ chức quốc tế có trụ sở
tại Thụy Điển. Phiên bản năm 1993 của mô hình WEAP (Viện Tellus 1993) mở rộng phiên bản
1990 ban đầu và tiếp tục được cải tiến. WEAP đã được áp dụng trong các nghiên cứu ở một số
quốc gia. Một nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật Thủy văn (1993) là một trong những ứng
dụng đầu tiên tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu tình huống này được thực hiện cùng với nỗ lực nghiên
cứu của HEC để kiểm tra, nâng cao và áp dụng gói mô hình WEAP.
WEAP chạy trên các máy vi tính dựa trên MS-DOS trong chế độ điều khiển menu tương
tác. Mô hình bao gồm các mô-đun hoặc chương trình sau: thiết lập, nhu cầu, phân phối, cung
cấp và đánh giá.
Chương trình cài đặt mô tả vấn đề đang được nghiên cứu bằng cách xác định khoảng thời
gian nghiên cứu, các yếu tố vật lý bao gồm mạng lưới cung cấp nước, và các mối quan hệ không
gian của chúng. WEAP sử dụng mạng lưới các nút và đường kết nối để biểu diễn cấu trúc của
một hệ thống cung cấp nước. Một nút đại diện cho một thành phần vật lý như một điểm nhu cầu
sử dụng nước (một người sử dụng nước hoặc một cộng đồng người dung nước) hoặc một hồ
chứa hoặc một nguồn cung cấp khác. Các nút được nối với nhau bằng các đường cong đại diện
cho các kết nối dòng chảy tự nhiên hoặc nhân tạo như các kênh sông, kênh rạch và đường ống.
WEAP tính toán dòng chảy qua mỗi đường cong và tại mỗi nút trong mỗi khoảng thời gian của
một mô phỏng.
Mục đích của Mô đun Nhu cầu là dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích sử dụng
nước khác nhau được xác định trong nghiên cứu. Nhu cầu nước dự kiến được xác định trong
Mô đun này được chuyển đến Mô đun Phân phối, Cung cấp và Đánh giá để tiếp tục xử lý và
phân tích. Người sử dụng mô hình nhập thông tin về các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội
hiện tại và tương lai (như dân số, sản lượng công nghiệp, sản xuất nông nghiệp và phát triển nội
địa nông thôn và đô thị) và yêu cầu sử dụng nước đơn vị (bình quân đầu người, sản lượng sản
xuất, hoặc hoạt động nói chung)). Chương trình sẽ tính toán nhu cầu nước theo thời gian bằng
cách nhân từng số đo hoạt động với nhu cầu nước đơn vị của nó. Cả hoạt động và nhu cầu nước
đơn vị có thể được thay đổi theo thời gian. Ba phương pháp tùy chọn được cung cấp để dự báo
mức độ hoạt động và lượng sử dụng nước đơn vị: nội suy, trình điều khiển và mức độ thay đổi,
và tốc độ tăng trưởng. Trình điều khiển là các biến giải thích được lựa chọn cho các dự báo sử
dụng nước, chẳng hạn như dân số, tiêu thụ, sản lượng công nghiệp hoặc đầu tư. Mức độ thay
đổi được sử dụng kết hợp với các trình điều khiển để mô hình hóa mức độ hoạt động hoặc lượng
sử dụng nước đơn vị không thay đổi tương ứng với các trình điều khiển. Mức độ thay đổi được
xác định bởi các mối quan hệ kinh tế.
Mô đun nhu cầu sử dụng nước so cấu trúc phân nhánh để quản lý cơ sở dữ liệu. Các cấp độ
bao gồm: ngành, phân ngành, người sử dụng cuối cùng và thiết bị dung nước. Nền kinh tế được
chia thành các ngành, được xác định cho nghiên cứu cụ thể. Các ngành cho một nghiên cứu điển
hình có thể bao gồm nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Mỗi ngành được chia thành các phân
ngành. Ví dụ, ngành công nghiệp có thể được phân tách bởi các phân loại công nghiệp khác
nhau như hóa dầu, dệt, điện, vv. Ngành nông nghiệp có thể được phân tách theo loại cây trồng.
Mỗi phân ngành được chia thành các đói tượng sử dụng nước cuối cùng. Ví dụ, một phân ngành
cây trồng có thể được đặc trưng bởi các yêu cầu về nước trong các điều kiện đất khác nhau hoặc
ở các vị trí khác nhau trong khu vực nghiên cứu. Mỗi đầu mối được chia thành các thiết bị sử
dụng nước, có thể bao gồm kỹ thuật tưới tiêu, loại thiết bị vệ sinh hoặc các quá trình làm mát.
Mỗi thiết bị được liên kết với một hoặc nhiều điểm yêu cầu nước.
Mô đun phân phối chuyển đổi các nhu cầu hàng năm được phát triển trong Mô đun nhu cầu
thành các yêu cầu cung cấp hàng tháng bằng cách kết hợp các hệ số biến động hàng tháng, tổn
thất phân phối, khả năng vận chuyển và tỷ lệ tái sử dụng cho từng đối tượng có nhu cầu sử dụng
nước. Các tổn thất có thể phản ánh rò rỉ đường ống, rò rỉ đấy kênh và bốc hơi, các kết nối lấy
nước, hoặc tổn thất nước ngoại lai. Tổn thất về nhu cầu điểm được xác định theo phần trăm nhu
cầu. Dòng chảy hồi quy được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nước hồi quy và có thể được trả về
dòng sông hoặc nước ngầm.
Mô đun cung cấp mô phỏng sự phân bổ nước không gian và thời gian giữa các nguồn cung
cấp và các điểm nhu cầu. Hai loại nguồn cung cấp rộng được phản ánh trong mô hình: nguồn tại
chỗ và nguồn sông. Nguồn địa phương đại diện cho tất cả các nguồn mà không cần tính toán
dòng chảy, chẳng hạn như nguồn nước ngầm, chuyển giao liên trại, hoặc chuyển hướng từ một
hồ chứa không phụ thuộc vào dòng chảy của sông. Năng lực của nước ngầm và các nguồn địa
phương khác được thể hiện bằng sản lượng đầu vào của công ty. Khi chế độ mô phỏng sông
hoạt động, dòng chảy được theo dõi dọc theo một con sông chính và các nhánh của nó. Hai
phương thức tùy chọn được cung cấp để xác định dòng luồng: phương thức dữ liệu lịch sử và
phương pháp đơn giản hóa. Dòng luồng lịch sử cho mỗi tháng của giai đoạn mô phỏng có thể
được nhập vào cho tất cả các vị trí thích hợp. Ngoài ra, phương pháp đơn giản cho phép sử dụng
dữ liệu trong năm loại năm: rất ẩm ướt, ẩm ướt, bình thường, khô và rất khô. Lưu trữ hồ chứa
được chia thành bốn khu vực: nước chết, nước đệm, nước bảo tồn và nước kiểm soát lũ lụt.
Mô đun đánh giá cung cấp khả năng so sánh và đánh giá các kịch bản sử dụng nước thay
thế và các chiến lược quản lý về nhu cầu nước và cung cấp nước, tác động môi trường và chi
phí kinh tế và lợi ích. Chương trình tổ chức và hiển thị dữ liệu được nhập vào và tính toán so
sánh các kế hoạch thay thế.

3.2 MÔ HÌNH PHÂN PHỐI NƯỚC


Giới thiệu chung
Phần này đề cập đến vấn đề kỹ thuật thủy lực của mô hình lưu lượng và áp suất trong các
mạng lưới đường ống. Nhiều chương trình máy tính đã được phát triển để thực hiện các tính
toán phân tích mạng đường ống cơ bản. Ví dụ phần mềm mô hình phân phối nước là KYPIPE2
được phát triển tại Đại học Kentucky và WADISO (Mô phỏng và tối ưu hóa phân phối nước)
được phát triển tại Trạm thử nghiệm đường thủy USACE, được áp dụng rộng rãi trong các mô
hình phân tích hệ thống phân phối nước toàn diện.
Các ứng dụng mô hình
Phân tích các hệ thống phân phối nước của thành phố là một ứng dụng mô hình hóa quan
trọng. Các loại mô hình mạng lưới đường ống khác bao gồm hệ thống dẫn nước nước công
nghiệp, hệ thống cấp nước nông thôn, hệ thống tưới phun và hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống
phân phối và vận chuyển bao gồm đường ống, máy bơm, bồn chứa, van và các phụ kiện đường
ống khác nhau. Mặc dù tài liệu này tập trung vào nước, các kỹ thuật mô hình hóa cũng có thể áp
dụng cho các chất lỏng khác như dầu mỏ và các sản phẩm hóa học. Các mô hình được áp dụng
trong việc điều tra các cơ sở hiện có, các phần mở rộng và sửa đổi được đề xuất cho các hệ thống
hiện có, và trong một số trường hợp, các mạng lưới đường ống mới được đề xuất. Kết quả tăng
trưởng đô thị trong việc tiếp tục mở rộng các hệ thống đô thị ở nhiều khu vực. Phục hồi chức
năng của hệ thống phân phối nước đã lạc hậu cũng là mối quan tâm về cơ sở hạ tầng chính trên
toàn quốc.
Các mô hình mô phỏng tác động của các kịch bản nhu cầu nước khác nhau đến áp lực và
dòng chảy trong toàn bộ hệ thống. Ví dụ, tác động của sự phát triển dân cư mới đối với các khả
năng dẫn nước của toàn hệ thống để đáp ứng nhu cầu và duy trì áp lực trong toàn bộ khu vực
dịch vụ cung cấp nước có thể được quan tâm. Các mô phỏng được thực hiện tương tự để phân
tích tác động của các cải tiến hệ thống thay thế như ống mới, máy bơm hoặc bể chứa mới. Mô
hình được sử dụng để lựa chọn kích thước ống, chọn máy bơm và các hệ thống thiết kế khác.
Các nghiên cứu mô hình đã được thực hiện để phát triển các chiến lược vận hành máy bơm đáp
ứng nhu cầu về nước trong khi giảm thiểu chi phí năng lượng điện liên quan đến hoạt động của
máy bơm. Hiệu chỉnh hoặc ước tính giá trị cho hệ số tổn thất năng lượng và các thông số mô
hình khác.

3.3 MÔ HÌNH NƯỚC NGẦM


Giới thiệu chung
Mô hình hóa các hệ thống nước ngầm liên quan đến cả lưu lượng nước và chất lượng nước.
Các mô hình nước ngầm kết hợp các biểu diễn toán học của một số hoặc tất cả các quá trình sau
đây: sự chuyển động của nước và các chất lỏng khác thông qua các phương tiện xốp bão hòa
hoặc không bão hòa hoặc trong các tầng chứa nước; vận chuyển các thành phần hòa tan trong
nước; biến đổi các chất gây ô nhiễm qua các quá trình hóa học, sinh học và vật lý; và quá trình
truyền nhiệt và các tác động liên quan đến các biến đổi nhiệt độ trên dòng nước ngầm và vận
chuyển và biến đổi của chất ô nhiễm.
Các ứng dụng mô hình
Các ứng dụng mô hình nước ngầm thường được thúc đẩy bởi nguồn nước và / hoặc mối
quan tâm về chất lượng nước. Các mô hình cũng đã được sử dụng trong các nghiên cứu về sụt
lún đất do bơm nước ngầm. Các mô hình nước ngầm và nước dưới đất cũng có thể đóng vai trò
quan trọng trong việc quản lý các nguồn tài nguyên môi trường như hệ thống sinh thái ở sông,
cửa sông và vùng đất ngập nước. Mặc dù thường được sử dụng để giải quyết các mối quan tâm
quản lý nguồn nước cụ thể, các mô hình cũng là công cụ nghiên cứu được sử dụng để phát triển
sự hiểu biết chung hơn về các hệ thống và quá trình nước ngầm.
Các mô hình lưu lượng nước ngầm thường được sử dụng trong quy hoạch, thiết kế và quản
lý các giếng. Các mô hình nước ngầm cũng được áp dụng trong các nghiên cứu quy hoạch toàn
diện rộng hơn về các chiến lược quản lý nhu cầu và cấp nước thay thế. Các mô hình có thể được
sử dụng để phân tích: khả năng cung cấp nước hoặc cung cấp nước theo các kịch bản khác nhau;
các giải pháp được dự kiến từ các kế hoạch xây dựng và bơm giếng thay thế; và ảnh hưởng của
điều kiện nạp tiền tự nhiên và do con người gây ra. Các tác động của xâm lấn nước mặn hoặc
các ràng buộc khác đối với cấp nước có thể là một mối lo ngại thúc đẩy các ứng dụng mô hình
hóa. Tương tác tầng-tầng ngậm nước và quản lý liên kết của nước mặt và nước ngầm có thể là
mối quan tâm chính trong một số nghiên cứu.
Các hoạt động quy định để bảo vệ chất lượng nước ngầm cung cấp một động lực chính cho
việc phát triển và áp dụng các mô hình máy tính. Các mô hình vận chuyển ô nhiễm được sử
dụng để đánh giá tác động của ô nhiễm do sự cố tràn, rò rỉ bể chứa, bơm nước thải ngầm, bãi
rác, hoạt động nông nghiệp, khai thác mỏ và các nguồn khác. Các mô hình nước ngầm được sử
dụng để đánh giá thiết kế cho các cơ sở quản lý chất thải có kiểm soát. Các mô hình cũng được
sử dụng trong việc đánh giá các kế hoạch khắc phục để khôi phục các hệ thống nước ngầm bị ô
nhiễm. Các mô hình nước ngầm cũng có thể cung cấp hướng dẫn trong việc thiết kế các hệ thống
giám sát ô nhiễm theo quy định của liên bang, tiểu bang và địa phương.
Các mô hình nước ngầm có thể được mô tả về mặt chức năng như (1) mô hình dự báo mô
tả, (2) mô hình quản lý mô tả, và (3) mô hình nhận dạng tham số. Hầu hết các mô hình nước
ngầm là mô hình dự báo sử dụng dữ liệu đầu vào mô tả hệ thống nước ngầm tự nhiên và phát
triển do con người tạo ra để dự báo điều kiện chất lượng nước và / hoặc nước được mong đợi
cho các kịch bản quản lý được xác định. Các mô hình nước ngầm mô tả thường được sử dụng
mô phỏng dòng chảy, có hoặc không có chất rắn, trong môi trường xốp liên tục. Các mô hình
phức tạp hơn mô phỏng dòng chảy trong môi trường có khe rỗng lớn, dòng đa pha, hoặc hóa
học phức tạp (mô hình địa hóa). Các mô hình cung cấp các dự báo mô tả về phản ứng của hệ
thống đối với một kế hoạch quản lý được chỉ định. Các mô hình quản lý mô tả, mặt khác, được
định hướng để xác định các kế hoạch quản lý tối ưu để đáp ứng các mục tiêu cụ thể. Các mô
hình này liên quan đến việc liên kết thuật toán tối ưu hóa với mô hình vận chuyển dòng chảy và
/ hoặc chất tan. Các mô hình xác định thông số hoặc các mô hình hiệu chỉnh giải quyết vấn đề
nghịch đảo của việc xác định các giá trị cho các tham số mô tả hệ thống nước ngầm. Kỹ thuật
tối ưu hóa cũng được tích hợp trong các mô hình nghịch đảo.

3.4 MÔ HÌNH LƯU VỰC MƯA – DÒNG CHẢY


Giới thiệu chung
Mô hình lưu vực mô phỏng các quá trình thủy văn mà theo đó lượng mưa được chuyển đổi
thành dòng chảy trên mặt đất. Lưu vực là hệ thống được mô hình hoá, với lượng mưa được cung
cấp làm đầu vào và các đặc tính dòng chảy được tính toán. Chất lượng nước cũng bị thay đổi
trong các quá trình thủy văn. Một số mô hình chỉ xem xét lượng nước, trong khi các mô hình
khác mô phỏng cả chất lượng và lưu lượng nước. Kết quả mô phỏng về cơ bản luôn bao gồm
lưu lượng dòng chảy trên mặt đất và đôi khi cũng bao gồm cả các chất gây ô nhiễm liên quan.
Các lưu vực sông được mô hình hóa bao gồm các dòng sông suối, hồ chứa, hệ thống thoát nước
và các công trình quản lý nguồn nước mưa cũng như đất đai và độ che phủ đất khi mà lượng
mưa rơi xuống.
Các ứng dụng mô hình
Các mô hình lưu vực được sử dụng để xây dựng biểu đồ thủy văn dòng chảy sẽ là đầu vào
cho các mô hình thủy lực dòng sông được trình bày trong Mục 3.5 và các mô hình vận hành hệ
thống hồ chứa / sông của Mục 3.7. Mô hình lưu vực có thể cung cấp cả lưu lượng và tải lượng
ô nhiễm cần thiết làm đầu vào cho mô hình thủy lực sông và hồ chứa, và cho các mô hình chất
lượng nước của Mục 3.6.
Biểu đồ dòng chảy và / hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm liên quan là các dữ liệu cơ bản cần
thiết cho nhiều loại ứng dụng mô hình quản lý nguồn nước khác nhau. Thiết kế biểu đồ thủy văn
dòng chảy cung cấp cơ sở cho việc xác định kich thước và cấu trúc thủy lực như đập nước, đập
tràn, công trình kiểm soát lũ lụt, cống thoát nước mưa, bồn chứa, cống và cầu. Biểu đồ dòng
chảy là bát buộc phải có để phân định các đồng bằng ngập lũ nhằm hỗ trợ các chương trình quản
lý lũ lụt đồng bằng. Biểu đồ dòng chảy được nhập vào các mô hình được sử dụng để hỗ trợ các
quyết định vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực. Mô hình lưu vực được sử dụng để
định lượng tác động của thay đổi sử dụng đất và lập kế hoạch quản lý về số lượng và chất lượng
nước dòng chảy. Các ước tính tải lượng ô nhiễm là cần thiết cho các hoạt động quản lý chất
lượng nước khác nhau. Cả quản lý nguồn nước mưa đô thị và kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt
động nông nghiệp bao gồm việc áp dụng các mô hình lưu vực với khả năng mô phỏng chất
lượng nước.
Số đo lưu lượng dòng chảy và dữ liệu nồng độ chất gây ô nhiễm thường được sử dụng cho
các loại ứng dụng được trình bày ở phần trên, mà không cần mô hình lưu vực. Số đo lịch sử về
dòng chảy và dữ liệu chất lượng nước thường được sử dụng trong các nghiên cứu mô hình hóa
ở mức độ có thể. Tuy nhiên, các mô hình lưu vực, kết hợp với dữ liệu lượng mưa, thường được
sử dụng để tổng hợp dòng chảy và tải lượng ô nhiễm vì những lý do sau đây.
 Sự sẵn có của dữ liệu dòng chảy và chất lượng nước phụ thuộc vào các trạm thu thập và
lấy mẫu đã được duy trì tại các vị trí thích hợp trong một khoảng thời gian dài đáng kể
để phát triển một cơ sở dữ liệu đầy đủ.
 Dữ liệu chất lượng nước và lưu lượng lịch sử có thể không đồng nhất và không đại diện
cho điều kiện lưu vực hiện tại và tương lai nếu có thay đổi đáng kể về đặc điểm dòng
chảy xảy ra do đô thị hóa hoặc biến động sử dụng đất, xây dựng hồ chứa mới, biến đổi
nguồn cung cấp nước hoặc nhà máy xử lý nước. xả thải, hoặc các điều kiện thay đổi khác
trong quá khứ.
 Các nghiên cứu mô hình thường liên quan đến việc đánh giá các kế hoạch quản lý được
đề xuất sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy và đặc tính chất lượng của lưu vực sông.
Quá trình mưa – dòng chảy trong lưu vực
Một lượng mưa roi xuống sẽ bị thất thoát qua các quá trình thủy văn tự nhiên như lưu trữ
trên tán lá cây, đọng vũng trên mặt đất, thấm vào đất, bốc hơi, và thoát hơi nước qua quá trình
hô hấp của sinh vật. Lượng mưa còn lại chảy trên mặt đất và thấm qua đất, tập trung lại dưới
dạng dòng chảy trong các vũng nước, các rãnh nhỏ, và cuối cùng trở thành dòng chảy vào sông
suối. Nước ngầm cũng góp phần vào dòng chảy, phần lớn xẩy ra độc lập với các cơn mưa cụ
thể. Chất gây ô nhiễm xâm nhập vào nước trong quá trình nước chảy. Các quá trình chuyển hóa
và biến đổi ô nhiễm khác nhau xảy ra trong các quá trình thủy văn. Việc sử dụng đất, cải thiện
hệ thống thoát nước, cơ sở lưu trữ và các hoạt động phát triển khác ảnh hưởng đáng kể đến các
quá trình mà lượng mưa được chuyển đổi thành dòng chảy. Tuyết rơi và bang tan cũng như
lượng mưa rất quan trọng ở nhiều khu vực. Mô hình lưu vực liên quan đến tốc độ dòng chảy
tính toán và nồng độ chất gây ô nhiễm hoặc tải trọng, như là một hàm của thời gian, tại cửa đầu
ra lưu vực (hoặc nhiều cửa đầu ra tại nhiều tiểu lưu vực) phụ thuộc vào lượng mưa đã xác định.
Các lưu vực sông lớn thường được chia thành một số tiểu lưu vực thủy văn đồng nhất có diện
tích nhỏ hơn phục vụ mục đích mô hình hóa. Các biểu đồ thủy văn dòng chảy từ các lưu vực
phụ được định tuyến qua dòng chảy đến và kết hợp tại các vị trí thích hợp. Dòng chảy từ các
nguồn nước ngầm cũng có thể được định tuyến qua các hệ thống thoát nước mưa và tạm thời
được lưu trữ trong các hồ chứa và các vung lưu trữ nước.
Phân loại mô hình
Các mô hình đầu nguồn có thể được phân loại thành mô hình sự kiện đơn lẻ hoặc liên tục.
Các mô hình sự kiện được thiết kế để mô phỏng các đợt mưa riêng lẻ và không xét đến khả năng
nước thấm vào đất cũng như khả năng tái tạo nguồn nước của lưu vực trong thời gian khô hạn
kéo dài. Các mô hình liên tục mô phỏng các khoảng thời gian dài bao gồm nhiều sự kiện mưa
xẩy ra xen kẽ các khoảng thời gian không có mưa. Một số mô hình có thể được sử dụng tùy
chọn trong một trong hai sự kiện đơn hoặc chế độ liên tục.
Nhiều mô hình đầu nguồn được thiết kế cho các ứng dụng mô phỏng số lượng nước và
không chứa các đặc tính để mô hình hóa chất lượng nước. Các mô hình khác cung cấp khả năng
phân tích chất lượng cũng như số lượng dòng chảy. Mặc dù các sự kiện mưa riêng lẻ có thể được
mô phỏng, hầu hết các mô hình chất lượng nước cung cấp các khả năng mô hình hóa liên tục.
Các mô hình mưa dòng chảy hiện nay có thể chia thành ba nhóm:
 mô hình sự kiện không có khả năng mô phỏng chất lượng nước,
 các mô hình liên tục không có khả năng mô phỏng chất lượng nước và
 mô hình đầu nguồn với khả năng mô phỏng chất lượng nước.

3.5 MÔ HÌNH THỦY LỰC MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI


Giới thiệu chung
Các chương trình máy tính được Phần này đề cập đến mô phỏng các điều kiện dòng chảy
trong các dòng suối và sông, các vùng đồng bằng ngập lũ liên quan, và trong các công trình kênh
dẫn nước. Một số chương trình cũng có thể được áp dụng cho các hồ chứa, cửa sông và vùng
nước ven biển. Đầu vào mô hình bao gồm dữ liệu hình thái kênh dẫn và dữ liệu độ nhám và tốc
độ dòng chảy ổn định hay không ổn định (biến động theo thời gian). Các mô hình dòng chảy ổn
định, đa dạng mặt nước, tính toán độ sâu dòng chảy theo các vị trí dọc theo dòng kênh. Các mô
hình dòng chảy không ổn định tính toán lưu lượng và độ sâu dòng chảy như một hàm số của
thời gian và vị trí. Một số chương trình mô phỏng cả biến động đáy kênh. Các mô hình biến
động biên mô phỏng quá trình xói lở và bồi lắng cũng như thủy lực dòng chảy.
Các ứng dụng mô hình
Các mô hình thủy lực kênh hở thường được sử dụng kết hợp với mô hình chất lượng nước
lưu vực, sông và hồ chứa, và các mô hình vận hành hệ thống hồ chứa / sông được mô tả trong
các Mục 3.5, 3.6 và 3.7. Trong nhiều trường hợp, các mô hình thủy lực hoặc thủy động lực là
một phần không thể thiếu của các mô hình được thảo luận trong các chương khác.
Lưu lượng và vận tốc nước được tính toán với các mô hình thủy lực cung cấp đầu vào cơ
bản theo yêu cầu của các mô hình chất lượng nước. Vận tốc cũng cần được thiết cho các nghiên
cứu xói mòn và xói lở đáy sông. Đường mặt nước là cần thiết cho nhiều ứng dụng quản lý nguồn
nước. Công trình phân bổ nguồn cung cấp nước có thể không vận hành được nếu mực nước sông
giảm xuống dưới mức nhất định. Các hoạt động điều hướng và nghiên cứu thiết kế dựa trên việc
duy trì độ sâu dòng chảy nhất định. Các chương trình quản lý đồng bằng ngập lũ đòi hỏi phải có
các bản phác thảo đồng bằng ngập lũ dựa trên đường mặt nước cho lũ lụt ở tần suất vượt quá
quy định. Công trình kiểm soát lũ lụt và kênh được nạo vét có kích thước dựa trên đường mặt
nước thiết kế. Vận hành hồ chứa được dựa trên số liệu mực nước sông. Xói mòn và bồi lắng
cũng có thể là một cân nhắc đáng kể trong thiết kế và vận hành các công trình kiểm soát dòng
chảy.
Phân loại mô hình
Các mô hình được phân loại dựa trên khả năng mô phỏng các loại điều kiện dòng chảy khác
nhau. Mặc dù thế giới thực là ba chiều, dòng chảy trong các con sông có thể được giả định thực
tế là một hoặc hai chiều. Dòng chảy cũng có thể được mô tả như là dòng chảy ổn định hay không
ổn định và dòng chảy đều hay không đều. Các mô hình cũng có thể được phân loại là có lòng
kênh ổn định (cố định) hay lòng đáy kênh không ổn định (bị dịch chuyển).
Trong các mô hình dòng chảy một chiều (1-D), giá trị gia tốc theo bất kỳ hướng nào khác
so với hướng dòng chảy dọc được cho là không đáng kể. Mặt nước được giả định vuông góc với
hướng dòng chảy. Dòng chảy sông bị ảnh hưởng đáng kể bởi biến động theo chiều dòng chảy
của của mặt cắt kênh hay địa hình đồng bằng ngập lũ, kè cầu, công trình điều tiết và / hoặc các
sông nhánh nhập lưu, mà chúng rõ ràng có thể được mô hình hóa sát với thực tế hơn nếu ta sử
dụng phương trình mô tả chuyển động của nước theo hai chiều. Các phương trình dòng chảy cơ
bản cũng có thể được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau phản ánh các thành phần của dòng
chảy theo ba hướng của hệ tọa độ Descartes. Mô hình hóa theo hai chiều hiện nay phổ biến hơn
nhiều so với mô hình ba chiều. Các mô hình ba chiều đang có xu hướng phát triển mạnh.
Dòng chảy cũng được phân loại dựa trên các đặc tính dòng chảy (lưu lượng, độ sâu, vận tốc,
vv) có thay đổi theo vị trí và theo thời gian hay không. Ổn định so với không ổn định đề cập đến
việc liệu các đặc tính dòng chảy có thay đổi theo thời gian không. Dòng chảy không ổn định có
các đặc tính thay đổi theo thời gian tại một vị trí nhất định. Dòng chảy ổn định là không đổi theo
thời gian. Dòng chảy đều (uniform) và không đều (biến động theo vị trí) đề cập đến việc liệu
các đặc tính dòng chảy có thay đổi theo vị trí dọc theo chiều dài của kênh hay không. Dòng chảy
đều có nghĩa là lưu lượng, độ sâu và vận tốc ở các mặt cắt ngang của kênh đều giống nhau (có
cùng giá trị). Vì dòng chảy về cơ bản không bao giờ đồng thời là không ổn định và đều, nên
dòng chảy không ổn định cũng được coi là dòng chảy không đều. Tuy nhiên, các ứng dụng mô
hình là phổ biến đối với dòng chảy đều ổn định và cả dòng chảy không đều và không ổn định.
Tính toán dòng chảy đều ổn định được thực hiện với công thức dòng chảy đều, thường là
phương trình Manning. Tính toán mặt nước một chiều, biến đổi dần đều (không đều) được dựa
trên phương trình năng lượng. Phương pháp tính lặp của phương trình năng lượng thường được
áp dụng cho các dòng suối và sông, và cũng có thể được áp dụng cho các kênh đào mặt cắt hình
lăng trụ. Phương pháp giải trực tiếp phương trình năng lượng thường được áp dụng cho các kênh
lăng trụ nhưng không áp dụng cho dạng hình học không đều của các dòng sông. Phương trình
Manning cho dòng chảy đều được sử dụng để ước lượng tổn thất năng lượng trong các tính toán
dòng chảy không đều.
Hai phương pháp tiếp cận cho mô hình dòng chảy không ổn định một chiều thường được áp
dụng. Hai phương pháp này có tên gọi là tính truyền thủy văn và tính truyền thủy lực.
Tính truyền thủy lực dựa trên các phương trình St. Venant hoặc dạng đơn giản của phương
trình này. Các phương trình St. Venant là hệ hai phương trình vi phân đạo hàm riêng, thường
được giải quyết bằng phương pháp số, đại diện cho các nguyên lý bảo toàn khối lượng và động
lượng. Tính truyền động đề cập đến giải pháp của các phương trình St. Venant hoàn chỉnh. Các
phương pháp tính truyền thủy lực khác, chẳng hạn như khuếch tán và tính truyền động học, được
dựa trên các đơn giản hóa liên quan đến việc bỏ qua một số thành phần nhất định trong phương
trình động lượng. Không giống như phương pháp tính truyền thủy văn thảo luận dưới đây, các
mô hình tính truyền thủy lực đồng thời đưa ra lời giải cả về tốc độ dòng chảy (hoặc vận tốc
nước) và độ sâu (hoặc độ cao bề mặt nước) trong cùng các thuật toán tính toán.
Các phương pháp tính truyền lưu trữ thủy văn, chẳng hạn như Muskingum, Puls sửa đổi, R
và D, và hệ số lưu trữ biến đổi, được sử dụng trong một số mô hình lưu vực được mô tả trong
Mục 3.4. Các kỹ thuật tính truyền thủy văn dự báo biểu đồ thủy văn dòng chảy (tốc độ dòng
chảy so với thời gian) tại hạ lưu vị trí xem xét, với biểu đồ thủy văn dòng chảy cho trước tại vị
trí thượng nguồn. Tính truyền thủy văn được sử dụng để phát triển biểu đồ dòng chảy tại các vị
trí thích hợp trong hệ thống dòng sông. Do tính truyền thủy văn chỉ liên quan đến lưu lượng
dòng chảy, nếu cần có độ sâu dòng chảy và vận tốc tương ứng, kết quả tính truyền phải được
kết hợp với mô hình thủy lực. Thông thường, độ sâu và vận tốc chỉ được tính cho các đỉnh biểu
đồ dòng chảy (đỉnh lũ hay lưu lượng cực đại). Sử dụng phương trình Manning, được phát triển
cho dòng chảy đều, là phương pháp đơn giản và gần đúng nhất để kết hợp độ sâu và vận tốc
dòng chảy với lưu lượng đỉnh từ mô hình tính truyền dòng chảy. Một cách tiếp cận có phần
chính xác hơn, có kết hợp hiệu ứng nước ngược, là sử dụng mô hình dòng chảy ổn định không
đều dần (như giải pháp phương pháp bước chuẩn giải phương trình năng lượng) để tính toán bề
mặt mặt nước theo chiều dọc cho các lưu lượng đỉnh nhất định tại các mặt cắt khác nhau.
Việc bổ sung mô phỏng xói lở và bồi lắng làm cho mô hình phức tạp hơn nhiều. Trong các
mô hình đáy long kênh di động, các thông số hình học đáy lòng sông và hệ số độ nhám được
gán vào phương trình thủy lực dòng chảy. Các mô hình lòng sông di chuyển kết hợp các phương
trình chuyển tải bùn cát, độ nhám đáy, lớp bùn cát đáy, độ dày lớp bùn cát đáy, cấu trúc vật liệu
đáy, độ xốp và độ nén vật liệu đáy cũng như phương trình liên tục chuyển tải bùn cát sẽ xác định
tốc độ trao đổi giữa lượng chất rắn lơ lủng trong cột nước và mặt đáy sông.
Những đánh giá ở phần tiếp theo sẽ đề cập đến bốn loại mô hình thủy lực sông:
 mô hình bề mặt nước một chiều, ổn định, không đều dần,
 mô hình dòng chảy không ổn định một chiều,
 mô hình dòng chảy ổn định và không ổn định hai chiều, và
 mô hình đáy sông di động.
Giới thiệu phần mềm HEC-RAS
HEC-RAS.- Trung tâm Kỹ thuật Thủy văn của USACE đã phát triển thế hệ tiếp theo
(NexGen) của phần mềm kỹ thuật thủy văn. Gói Hệ thống Phân tích Sông (HEC-RAS), được
phát triển kết hợp với dự án NexGen, cung cấp khả năng mô phỏng dòng chảy ổn định hoặc
không ổn định cũng như chuyển tải bùn cát và dòng kênh có biên di động. Hệ thống HEC-RAS
sẽ có ba thành phần cho: (1) tính toán bề mặt nước dòng ổn định; (2) tính toán dòng không ổn
định; và (3) tính toán thủy lực biên lòng kênh di động. Tất cả ba thành phần sẽ sử dụng một biểu
diễn hình học phổ biến, và các phương pháp tính toán hình học và thủy lực phổ biến. HEC-RAS
sẽ là một hệ thống tích hợp, được thiết kế để sử dụng trong môi trường đa năng, đa người dùng.
Hệ thống sẽ bao gồm giao diện người dùng đồ họa, các công cụ tính toán riêng biệt, các thành
phần quản lý / lưu trữ dữ liệu, đồ họa và khả năng báo cáo. Phiên bản đầu tiên của HEC-RAS
tập trung vào tính toán thủy lực bề mặt nước ổn định, được cong bố năm 1995 và phiên bản mới
nhất gần đây, 5.04, tháng 9/2016, bao gồm cả mô phỏng 2 chiều dòng chảy và chất lượng nước
trong hệ thống sông – công trình.
HEC-RAS được ứng dụng nhiều trong quản lý lũ lụt và nghiên cứu bảo hiểm lũ lụt để đánh
giá diện tích ngập lũ. Một số ứng dụng khác của HEC-RAS: thiết kế và phân tích cầu và cống,
đê, và nghiên cứu thay đổi thiết kế kênh dẫn. Chương trình có thể được sử dụng để phân tích vỡ
đập, mặc dù các phương pháp mô hình hóa khác hiện nay cũng được sử dụng rộng rãi hơn cho
mục đích này.

3.6 MÔ HÌNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀ HỒ


Giới thiệu chung
Phần này giới thiệu đặc điểm các mô hình để mô phỏng điều kiện chất lượng nước trong các
dòng suối, sông, hồ tự nhiên và hồ chứa. Một số mô hình được trích dẫn cũng có thể được áp
dụng cho các cửa sông và vùng nước ven biển. Nhiều mô hình mưa – dòng chảy có dự báo chất
lượng nước của dòng chảy lưu vực, được trình bày trong Phần 3.4. Chất lượng nước ngầm được
đề cập trong Phần 3.3.
Các ứng dụng mô hình
Mô hình cung cấp một phương tiện để dự báo tác động của các quá trình tự nhiên và các
hoạt động của con người đối với các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của nước trong hệ thống
sông / hồ chứa. Các mô hình được sử dụng rộng rãi để đánh giá tác động của chất thải từ các
nhà máy xử lý hoặc tải lượng ô nhiễm từ nhiều nguồn điểm và nguồn diện khác nhau. Các quy
trình vận hành khác nhau của các hồ chứa có thể được đánh giá khi xem xét các tác động của
nguồn thải và lượng nước xả đối với chất lượng nước trong hồ và vùng sông hạ lưu. Các mô
hình có thể được sử dụng kết hợp với các hoạt động giám sát chất lượng nước để nội suy hoặc
ngoại suy dữ liệu từ số liệu phân tích mẫu nước vốn đã được lấy ở các vị trí và thời gian khác
nhau. Các mô hình cũng được sử dụng làm công cụ nghiên cứu để tăng cường sự hiểu biết về
các quá trình và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nước.
Các thông số thủy lực và chất lượng nước
Mô hình chất lượng nước mô phỏng thủy động lực học cũng như điều kiện chất lượng nước.
Thủy động lực học và chất lượng nước thường được thể hiện trong các mô hình riêng nhưng có
thể tích hợp được với nhau. Các mô hình kết hợp các phương trình chuyển động hoặc bảo tồn
khối lượng cho nước và phương trình chuyển tải và biến đổi các chất trong nước. Các phương
trình thủy động lực học bao gồm các biến số về khối lượng nước, lưu lượng dòng chảy, vận tốc
nước và độ sâu mặt nước. Các phương trình chuyển tải và biến đổi các chất trong nước bao gồm
các biểu thức truyền tải năng lượng và biểu thức cân bằng hóa học hoặc động học hóa học và
sinh học. Các công thức cổ điển về hấp thụ chất dinh dưỡng, sinh trưởng, quang hợp, hấp thụ
sinh học và phân hủy vi sinh vật đã được sử dụng trong nhiều mô hình.
Các thành phần chất lượng nước có thể được phân loại thành hữu cơ, vô cơ, phóng xạ, nhiệt
và sinh học. Các chất ô nhiễm có thể được phân loại theo dạng, chẳng hạn như nhu cầu oxy sinh
hóa, nitơ, phốt pho, vi khuẩn hoặc các chất độc hại cụ thể. Các chất gây ô nhiễm không ổn định,
phân hủy theo thời gian, được gọi là chất không bảo tồn (nonconservative). Nhiều chất ô nhiễm
vô cơ được coi là không phản ứng. Các chất ô nhiễm có thể được thải vào nguồn nước từ một
trong hai loại nguồn thải: nguồn điểm hoặc nguồn diện. Các thông số chất lượng nước đã được
mô hình hóa bao gồm: nhiệt độ, tổng chất rắn hòa tan hoặc muối vô cơ, bùn cát lơ lửng vô cơ,
oxy hòa tan, chất dinh dưỡng sinh hóa (phốt pho, nitơ, silic), cacbon vô cơ (cacbon, pH), sinh
khối và chuỗi thức ăn (chất diệp lục, động vật phù du, vv), kim loại (chì, thủy ngân, cadmium),
hóa chất hữu cơ tổng hợp (polychlorinated biphenyls), vật liệu phóng xạ (radium, plutoni), và
thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu (Dieldrin, DDT).
Các giá trị tham số cho các mô hình chất lượng nước thường phải được ước tính và xác định
thông qua các nghiên cứu thực địa và phòng thí nghiệm. Các ước tính ban đầu đôi khi có thể
được ước chừng từ thông tin có sẵn trong các tài liệu hay công bố khoa học. Một bộ giá trị các
tham số mô hình là yêu cầu bắt buộc để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Giá trị các tham số
cũng cần phải có để làm đầu vào mô hình để xác định các điều kiện biên và điều kiện ban đầu.
Các điều kiện biên thường bao gồm chuỗi số liệu dòng chảy và thải lượng vào hệ thống sông
/ hồ chứa. Các điều kiện biên cũng bao gồm các đặc điểm của điều kiện khí tượng chi phối tính
toán dòng năng lượng qua mặt nước và các đặc tính hóa học hoặc sinh học điều chỉnh sự trao
đổi vật chất, chẳng hạn như oxy hòa tan, giữa cột nước và đáy lòng sông. Các mô hình dòng
chảy cũng có thể yêu cầu phải có giá trị lưu lượng dòng chảy hoặc độ sâu nước ở đầu cuối phía
hạ lưu của khu vực mô hình hóa để tính đến hiệu ứng nước ngược.
Các mô hình thủy động học yêu cầu các điều kiện ban đầu để xác định các giá trị tham số ở
giai đoạn mô phỏng đầu tiên. Các điều kiện ban đầu thường được xác định bởi các giá trị ban
đầu của lưu lượng, độ sâu nước và tất cả các thông số chất lượng nước được bao gồm trong mô
hình.
Phân loại mô hình
Các vùng nước lặng (như hồ và hồ chứa) có phần khác so với dòng chảy sông suối. Một mô
hình có thể bao gồm các khả năng mô phỏng dòng sông hoặc hồ chứa hoặc là cả hệ thống sông
hồ. Khả năng mô hình hóa sự phân bố theo chiều dọc của các thông số nhiệt độ và hóa học và
sinh học trong các hồ chứa là một tính năng đặc biệt quan trọng trong một số mô hình. Các mô
hình có thể được tích hợp với mô hình các cửa sông và vùng nước ven biển cũng như các hồ,
ao, hồ chứa, suối và sông.
Mô hình có thể được phân loại thành không - chiều, một - chiều, hai - chiều hoặc - ba chiều.
Mặc dù các mô hình sông hai chiều không phải là không phổ biến, các con sông thường được
coi là một - chiều, với các giá trị về chất lượng nước và các thông số dòng chảy chỉ thay đổi dọc
theo chiều dài sông. Mô hình không gian và đa chiều thường được kết hợp với các hồ chứa. Hồ
chứa cũng nhiều khi được coi là một - chiều, với độ dốc theo hướng thẳng đứng. Do đó, các mô
hình một - chiều thường phản ánh độ dốc theo chiều dọc cho các con sông và độ dốc dọc cho
các hồ chứa. Các mô hình không - chiều không chứa thông tin về thủy động lực học do đã giả
định là nước đã trộn lẫn hoàn toàn. Các mô hình ba - chiều bao gồm các thay đổi theo chiều dọc,
ngang và đứng của chất lượng nước và các thông số dòng chảy.
Trong các mô hình trạng thái ổn định, các giá trị tham số không thay đổi theo thời gian. Các
mô hình động hoặc không ổn định cho phép các thông số thay đổi theo thời gian. Ổn định so với
không ổn định đề cập đến cả hai thông số lượng dòng chảy (lưu lượng, vận tốc, độ sâu) và các
thông số chất lượng nước. Trong một mô hình động năng đầy đủ, cả thông số lượng dòng chảy
và chất lượng nước đều không ổn định. Trong một số mô hình, một số tham số được phép thay
đổi theo thời gian trong khi các tham số khác được giả định là ở trạng thái ổn định.
Để xem xét các mô hình có sẵn, các mô hình chất lượng nước được nhóm lại như sau:
 mô hình trạng thái ổn định cho hệ thống sông,
 mô hình động cho hệ thống sông,
 mô hình một chiều (dọc) cho các hồ chứa và hồ tự nhiên, và
 mô hình đa chiều cho các hồ chứa và hồ tự nhiên.
Ví dụ QUAL2E, MIKE 11 AD và EcoLab.

3.7 MÔ HÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA/SÔNG


Giới thiệu chung
Phần này bao gồm các mô hình mô phỏng và tối ưu hóa để phân tích các khía cạnh số lượng
nước của vận hành các hệ thống hồ chứa. Các cân nhắc về chất lượng nước được đề cập trong
Mục 3.6. Phần này giới thiệu các mô hình tối ưu hóa (quy hoạch toán học) cùng với như các mô
hình mô phỏng. Kỹ thuật tối ưu hóa cũng được áp dụng trong các lĩnh vực mô hình được giải
quyết bởi các chương khác, nhưng không ở mức độ như trong phân tích các hoạt động của hệ
thống hồ chứa / sông.
Các ứng dụng mô hình
Các mô hình phân tích hệ thống hồ chứa / sông được sử dụng cho các mục đích khác nhau
trong một loạt các thiết lập. Các mô hình được sử dụng trong các nghiên cứu quy hoạch để hỗ
trợ xây dựng và đánh giá các kế hoạch thay đổi để đáp ứng các vấn đề và nhu cầu liên quan đến
nước. Nghiên cứu khả thi có thể bao gồm các dự án xây dựng đề xuất cũng như phân bổ lại dung
lượng lưu trữ hoặc các sửa đổi hoạt động khác tại các dự án đã hoàn thành. Một ứng dụng mô
hình khác bao gồm các nghiên cứu được thực hiện cụ thể để đánh giá lại các chính sách hoạt
động cho các hệ thống hồ chứa hiện có. Việc đánh giá định kỳ có thể được thực hiện thường
xuyên để đảm bảo đáp ứng hệ thống với các điều kiện và mục tiêu hiện tại. Tuy nhiên, điển hình
hơn, các nghiên cứu đánh giá lại được thực hiện để đáp ứng với một vấn đề hoặc nhu cầu nhận
thức cụ thể. Các nghiên cứu có thể được thúc đẩy bởi sự tồn tại của các điều kiện hạn hán nghiêm
trọng. Phát triển các kế hoạch dự phòng hạn hán, để chuẩn bị cho hạn hán trong tương lai, là
một hoạt động quan trọng đang ngày càng được chú ý. Việc thực hiện các mô hình trong các
hoạt động hồ chứa thực tế để hỗ trợ các quyết định phát hành theo thời gian thực đại diện cho
một lĩnh vực ứng dụng chính khác.
Kế hoạch vận hành hệ thống hồ chứa
Các phương thức quản lý hệ thống hồ chứa và phương pháp mô hình hóa và phương pháp
phân tích liên quan bao gồm:
 phân bổ dung lượng lưu trữ và dòng chảy cho nhiều loại sử dụng nước và đối tượng dùng
nước;
 giảm thiểu rủi ro và tác hại của tình trạng thiếu nước và lũ lụt;
 tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước, năng lượng và tài nguyên đất;
 và quản lý tài nguyên môi trường.
Kế hoạch điều tiết, quy trình vận hành hồ chứa, hay chính sách xả nước là một bộ quy tắc
để xác định lượng nước được lưu trữ trong hồ và dòng xả hoặc bơm dẫn nước khỏi hồ chứa hoặc
hệ thống các hồ chứa trong các điều kiện khác nhau. Thông thường, một quy trình vận hành bao
gồm tập hợp các tiêu chí định lượng bao gồm cả những phán xét định tính theo kinh nghiệm.
Trong thực tế, các quy tắc vận hành này cung cấp hướng dẫn cho các nhà quản lý nguồn nước,
là những người đưa ra các quyết định vận hành thực tế. Trong các bài tập mô hình hóa, mô hình
phân tích hệ thống hồ chứa bao gồm một số cơ chế để đưa ra các quyết định vận hành theo từng
giai đoạn trong khuôn khổ các quy tắc và / hoặc chức năng tiêu chuẩn được người sử dụng mô
hình xác định trước.
Phân loại mô hình
Các mô hình phân tích hệ thống hồ chứa - sông theo truyền thống được phân loại là (1) mô
phỏng, (2) tối ưu hóa, và (3) kết hợp mô phỏng và tối ưu hóa. Theo nghĩa rộng, tối ưu hóa bao
gồm phán đoán của con người, sử dụng mô hình mô phỏng và / hoặc kỹ thuật tối ưu hóa và sử
dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định khác. Tuy nhiên, theo cách sử dụng phổ biến trong giới
học thuật, thuật ngữ "tối ưu hóa" được sử dụng ở đây, đồng nghĩa với "quy hoạch toán học" bao
gồm công thức toán học, trong đó một thuật toán tối ưu được sử dụng để tính giá trị cho một tập
hợp các biến số quyết định, làm tối thiểu hoặc tối đa hóa một hàm mục tiêu với điều kiện những
ràng buộc nhất định. Trong khi các mô hình tối ưu hóa tự động tìm kiếm một bộ giá trị biến
quyết định "tối ưu", các mô hình mô phỏng dự báo định lượng các tác động lên hệ thống cho
một tập hợp giá trị các biến số do người dùng chỉ định. Một mô hình mô phỏng thể hiện tình
trạng của một hệ thống được sử dụng để dự báo hành vi của hệ thống theo một tập hợp các điều
kiện nhất định. Các lần chạy khác nhau của mô hình mô phỏng được thực hiện để phân tích hiệu
suất của hệ thống trong các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như đối với các chính sách vận hành
khác nhau (kịch bản vận hành).
Mặc dù tối ưu hóa và mô phỏng là hai phương pháp tiếp cận mô hình khác nhau với các đặc
tính riêng biệt, sự khác biệt bị che khuất bởi thực tế là hầu hết các mô hình, với các mức độ khác
nhau, chứa các yếu tố của cả hai cách tiếp cận. Tất cả các mô hình "tối ưu hóa" cũng "mô phỏng"
hệ thống. Thuật toán tối ưu hóa được tích hợp trong nhiều mô hình mô phỏng hệ thống hồ chứa
chính để thực hiện các tính toán tối ưu nhất định. Cách tiếp cận "tối ưu hóa" có thể bao gồm
nhiều lần thực hiện lặp lại của một mô hình mô phỏng, với các lần lặp được tự động hóa ở các
mức độ khác nhau. Mô hình mô phỏng và tối ưu hóa cũng có thể được sử dụng kết hợp. Ví dụ,
một nghiên cứu có thể liên quan đến việc sàng lọc sơ bộ của nhiều lựa chọn thay thế bằng cách
sử dụng một mô hình tối ưu hóa, tiếp theo là một đánh giá chi tiết hơn về các kế hoạch được lựa
chọn bằng cách sử dụng một mô hình mô phỏng.
Phát triển và áp dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định trong các cơ quan tổ chức phát triển
tài nguyên nước đã tập trung vào các mô hình mô phỏng. Cộng đồng học thuật và tài liệu nghiên
cứu đã nhấn mạnh các kỹ thuật tối ưu hóa, đặc biệt là quy hoạch tuyến tính và quy hoạch động,
nhưng cũng sử dụng các phương pháp quy hoạch phi tuyến khác. Các mô hình phân tích hệ
thống hồ chứa dựa trên quy hoạch mạng lưới cho ta thấy một ví dụ đặc biệt đáng chú ý về việc
kết hợp các tính năng ưu việt của mô phỏng với một thuật toán tối ưu hóa chính thức. Trong
những năm gần đây, đã có những quan tâm lớn trong tất cả các lĩnh vực mô hình hóa, không
phụ thuộc vào thuật toán mô phỏng hoặc tối ưu hóa được sử dụng, đã sử dụng máy tính để bàn
cũng như siêu máy tính và tận dụng lợi thế của công nghệ máy tính trong lĩnh vực quản lý cơ sở
dữ liệu, phân tích đầu ra, đồ họa và giao diện thân thiện với người dùng.
Các mô hình phân tích hệ thống hồ chứa / sông có truyền thống, trong quá khứ, được phát
triển bằng FORTRAN hoặc các ngôn ngữ lập trình tương tự. Trong những năm gần đây, các mô
hình cũng đang được phát triển bằng cách sử dụng phương pháp lập trình hướng đối tượng,
thường là với các phiên bản hướng đối tượng của ngôn ngữ C. Như đã lưu ý trong Mục 1, các
hướng dẫn và thông tin được mã hóa và lưu trữ dưới dạng các đối tượng hoặc các mô-đun trong
môi trường phát triển mô hình này. Các đối tượng có thể được tái sử dụng trong các chương
trình và chương trình con khác nhau, và các mô hình dễ sửa đổi hơn. Giao diện người dùng đồ
họa và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thường được kết hợp với các mô hình mô phỏng hướng
đối tượng. Các gói mô hình này dựa trên lập trình hướng đối tượng thường được thực hiện trên
máy chủ.
Các mô hình vận hành của hệ thống hồ chứa / sông có thể được phân nhóm như sau.
 mô hình mô phỏng được phát triển cho các hệ thống hồ chứa cụ thể,
 mô hình tối ưu hóa,
 mô hình mô phỏng hệ thống hồ chứa tổng quát,
 mô hình phân tích hệ thống hồ chứa tổng quát dựa trên quy hoạch mạng lưới, và
 mô hình phân tích hệ thống hồ chứa tổng quát dựa trên quy hoạch hướng đối tượng.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu hỏi 1: Theo Anh/chị thì mô hình hóa có thể trợ giúp các nhà quản lý / các nhà ra
quyết định của Bình Thuận giải quyết các vấn đề nổi cộm về tài nguyên nước trong tỉnh
(gợi ý: Học viên lập bảng các vấn đề về TNN của tỉnh và chọn các ứng dụng tương ứng
từ Phần 3.4 đến 3.7).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Beven, K. J., (2012) Rainfall-runoff modelling: the primer. John Wiley & Sons, Ltd. 472 pages.
Brown, C. M., J. R. Lund, X. Cai, P. M. Reed, E. A. Zagona, A. Ostfeld, J. Hall, G. W.
Characklis, W. Yu, and L. Brekke (2015), The future of water resources systems analysis:
Toward a scientific framework for sustainable water management, Water Resour. Res.,
51, 6110–6124, doi:10.1002/2015WR017114.
Daniel, E.B., J.V. Camp, E.J. LeBoeuf, J.R. Penrod, J.P. Dobbins and M.D. Abkowitz, (2011)
Watershed Modeling and its Applications: A State-of-the-Art Review. The Open
Hydrology Journal, 2011, 5, 26-50.
Khandan, N.N. 2002, Modeling tools for environmental engineers and scientists, CRC Press
LLC N.W., Boca Raton, Florida, U.S.A
Ralph A. Wurbs, R.A., (2000) Computer models for water resources planning and management.
Texas A&M University and U.S. Army Corps of Engineers

You might also like