Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI 2: KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG PHÂN CỰC ÁNH SÁNG

I. Mục đích
- Khảo sát hiện tượng phân cực ánh sáng để kiểm định sóng ánh sáng là sóng ngang.
- Cụ thể:
 Nghiệm lại định luật Malus. Khảo sát sự phụ thuộc của hệ số truyền (sự liên hệ của
cường độ ánh sáng tới kính phân tích và cường độ ánh sáng sau khi qua kính phân
tích) vào góc giữa mặt phẳng phân cực (mặt phẳng chính) của kính phân cực và kính
phân tích.
 Nghiệm lại công thức phản xạ Fresnel. Từ công thức Fresnel xác định hệ số phản xạ
của ánh sáng phân cực.
II. Cơ sở lí thuyết
1. Định luật Malus
a. Hiện tượng phân cực ánh sáng khi truyền qua bản Tuamanlin
- Sự phân cực ánh sáng là sự tách khỏi chùm ánh sáng tự nhiên những tia phân cực trong
một mặt phẳng xác định. Sự phân cực ánh sáng quan sát thấy trong sự phản xạ và khúc xạ
của ánh sáng tự nhiên và cả khi nó truyền qua các môi trường dị hướng, các môi trường
này cho các tia dao động trong các mặt phẳng khác nhau đi qua không giống nhau (các
kính phân cực).
- Cho một chùm tia sáng tự nhiên song song hẹp qua bản, theo phương vuông góc với mặt
bản và đặt mắt đón chùm tia ló. Quay bản T1 theo chiều mũi tên quanh phương truyền
SA của chùm sáng, ta không nhận thấy một sự thay đổi nào về cường độ của tia ló (hình
a). Khi cho tia ló qua tiếp một bản Tuamalin T2 hoàn toàn giống bản T1 và quan sát thì ta
nhận thấy rằng khi xoay bản T2 xung quanh phương tia sáng, cường độ tia ló thay đổi
một cách tuần hoàn. Khi trục của hai bản Tuamalin này song song với nhau (T1 T2) thì
cường độ tia ló là cực đại. Khi trục của chúng vuông góc với nhau (T1 ⊥ T2) thì cường
độ tia ló bằng không.

- Thí nghiệm trên chứng tỏ trước khi qua bản T1 ánh sáng có đối xứng tròn xung quanh
phương truyền, tức là đối xứng trục. Sau bản T1 tính đối xứng trục bị mất. Ta gọi chùm
tia sáng ra khỏi bản T1 là ánh sáng bị phân cực và bản T1 được gọi là kính phân cực. Bản
T2 dùng để nhận biết chùm sáng phân cực gọi là kính phân tích. Hai bản T1 và T2 hoàn
toàn giống nhau, vì vậy nếu chiếu ánh sáng theo chiều ngược lại thì bản T2 trở thành kính
phân cực, bản T1 trở thành kính phân tích.
b. Định luật Malus
- Phát biểu: Cường độ chùm sáng qua kính phân cực và kính phân tích tỷ lệ với bình
phương của cosin góc φ hợp bởi mặt phẳng chính của hai kính ấy.

Trong đó: I : là cường độ ánh sáng sau kính phân tích


I0 : là cường độ ánh sáng phân cực tới kính phân tích là góc giữa mặt phẳng chính của
kính phân cực và kính phân tích
- Trong bài thí nghiệm này, cường độ ánh sáng được đo bởi một photodiode. Đó là một pin
mặt trời được tạo từ bán dẫn silic có dòng ngăn mạch có cường độ tỉ lệ với sụt thế U giữa
hai đầu một điện trở nhỏ mắc nối tiếp với photodiode. Như vậy hiệu điện thế U đo được
sẽ tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu vào photodiode.
2. Cồn thức Fresnel

Trong đó: Ei : là vector cường độ điện trường của sóng tới


Er : là vector cường độ điện trường của sóng phản xạ // phân cực song song với mặt
phẳng tới phân cực vuông góc với mặt phẳng tới
III. Dụng cụ thí nghiệm
IV. Xử lý số liệu
1. Nghiệm lại định luật Malus
Bảng 1.2: Nghiệm lại định luật Malus

Góc φ U (mV)

(°) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Utb

0 152.0 153.6 152.6 152.73

10 148.1 148.5 152.3 149.53

20 140.5 140.9 147.9 143.1

30 129.1 130.2 135.4 131.56

40 114.2 113.9 119.2 115.76

50 95.5 93.9 99.8 96.4

60 75.1 74.6 79.7 76.46

70 54.5 54.0 58.2 55.56

80 44.3 43.2 47.4 44.96

90 42.5 41.1 46.2 43.26

2. Nghiệm lại công thức phản xạ Fresnel


α° U⊥ U ¿∨¿¿ α (rad) β (rad) Lý Thực
thuyết nghiệm
U⊥ U ¿∨¿¿ U⊥ U ¿∨¿¿
90 278.6 279.5 1.571 0.712 1.000 1.000 1.000 1.000
80 206.2 145.2 1.396 0.699 0.742 0.485 0.740 0.519
70 186.5 60.2 1.222 0.661 0.559 0.203 0.669 0.215
65 175.6 28.6 1.134 0.634 0.489 0.110 0.663 0.102
60 158.8 15.1 1.047 0.602 0.432 0.037 0.570 0.054
55 153.5 18.5 0.960 0.565 0.385 0.019 0.551 0.066
50 136.5 26.2 0.873 0.524 0.346 0.064 0.490 0.094
45 112.8 35.1 0.785 0.480 0.315 0.099 0.405 0.156
40 109.7 48.6 0.698 0.434 0.289 0.127 0.394 0.174
35 102.8 60.5 0.611 0.384 0.268 0.150 0.369 0.216
30 96.1 70.2 0.524 0.333 0.251 0.167 0.345 0.251
25 87.6 73.5 0.436 0.280 0.237 0.181 0.314 0.263
20 80.9 79.6 0.349 0.225 0.227 0.192 0.290 0.285
15 73.1 81.8 0.262 0.170 0.219 0.200 0.262 0.293
10 68.5 83.2 0.175 0.114 0.214 0.205 0.246 0.298
Nhận xét: Ta thấy đồ thị nghiệm và lý thuyết đều có dạng giống nhau – dạng hình sin, như vậy
thực sự nghiệm phù hợp với lý thuyết. Tuy nhiên, đồ thị thực nghiệm thoải hơn lí thuyết, khi góc
φ càng lớn độ lệch so với lý thuyết càng nhiều do không loại bỏ được hoàn toàn ánh sáng của
môi trường.
- Bằng cách khảo sát hàm g(U) = (Ua - Ur) / Umax với Umax = U0 - U90, ta thu được đồ thị dưới
đây:

- Qua đồ thị ta thấy (Ua - Ur) / Umax = 0,931.cos2 φ + 0.0934. Điều này cho thấy hai hàm
gần như tương đương nhau. Nguyên nhân chính gây ra sự sai lệch là do ánh sáng môi
trường cùng với thông lượng ánh sáng của đèn bị thay đổi do dây nối không chắc chắn,
điện áp ngoài thăng giáng.
 Kiểm nghiệm công thức Fresnel
Góc α 90 80 70 65 60 58 55 53 40 30 20
Góc β 40.183 40.066 37.892 36.325 34.474 33.661 32.371 31.465 24.842 19.075 12.918
Ers| E is 1.000 0.742 0.559 0.489 0.432 0.412 0.385 0.360 0.289 0.251 0.227
r i
Ep ∕ E p 1.000 0.485 0.203 0.11 0.037 0.013 0.019 0.038 0.127 0.167 0.192
Nhận xét: ta thấy dạng đồ thị của thực nghiệm và lý thuyết là giống nhau, khẳng định công thức
Fresnel là chính xác. Tuy nhiên đồ thị bằng thực nghiệm cao hơn so với lý thuyết. Nguyên nhân
chính là ta không thể loại bỏ hoàn toàn ánh sáng của môi trường truyền tới Photodiode.

You might also like