Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Văn phòng chính gồm các phòng ban làm việc gián tiếp điều phối và theo dõi

hoạt động
sản xuất- kinh doanh của công ty, đứng đầu các bộ phận đều có quản lý. Phòng nhân sự,
Phòng kế toán, Phòng kinh doanh, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng kế hoạch, Phòng
Maketing, Phòng tổng hợp, Phòng quản lý chất lượng.
Phòng nhân sự: có vai trò quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến xây dựng, quản lý và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng và bền vững nhằm đảm bảo cho sự phát triển của
công ty. Phòng nhân sự có các chức năng chính sau đây: Tuyển dụng, đào tạo, quản lý và
truyền thông (nội bộ). Vậy, các nhiệm vụ của phòng nhân sự là:
 Lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng nhân sự cho công ty.
 Đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực
 Duy trì và quản lý hoạt đô•ng của nguồn nhân lực
 Quản lý thông tin, hồ sơ nhân sự trong công ty.
Phòng kế toán: Là vị trí phụ trách công việc ghi chép, thu thập, lưu trữ, cung cấpvà xử
lý các thông tin về tài chính. Nhân viên kế toán cần thực hiện những công việc sau:
 Hạch toán các khoản thu chi
 Tham gia vào quản lý việc cho vay và các khoản đầu tư tài chính
 Góp ý với ban giám đốc về việc chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và giám sát quá trình
chấp hành các chế độ tài chính nội bộ của công ty và Nhà nước
 Xây dựng các nội quy về tài chính như: quy trình thu – chi, định mức về
lương/thưởng, hàng tồn kho… và chính sách về việc chấp hành nhằm đảm bảo các
kếhoạch tiêu dùng đúng kế hoạch và mang lại hiệu quả cao.
 Cập nhật và tuyên truyền các chính sách quản lý tài chính của Nhà nước đếncác bộ
phận khác, đồng thời kết hợp với các phòng ban liên quan để lên kế hoạch tài
chính, kế toán ngắn hạn, dài hạn.
 Thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính, thống kê các kế hoạch theo quy định và
báo cáo kết quả kinh doanh lên ban quản lý
Phòng kinh doanh: Là bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn
đề liên quan đến việc bán các sản phẩm của công ty ra thị trường, tư vấn về việc nghiên
cứu và phát triển mở rộng thị trường, xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Những
nhiệm vụ chung của phòng kinh doanh:
 Lên chiến lược phát triển cho hoạt động kinh doanh của công ty, từ khâu sảnxuất
sản phẩm tới việc gia nhập thị trường và xây dựng quan hệ với khách hàng.
 Giám sát tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh, đảm bảo theo đúng quy trình và
kế hoạch.
 Phụ trách tìm hiểu thông tin, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác
 Phối hợp cùng ban Marketing đề xuất những chiến dịch quảng bá nhằm tăng độ
nhận diện thương hiệu, nâng cao doanh số.
 Xây dựng chính sách bán hàng với lợi ích hấp dẫn riêng biệt cho từng nhóm khách
hàng và thực hiện các hoạt động gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng đối với
công ty, duy trì và mở rộng lượt khách hàng mới
 Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng một cách khoa học, cẩn thận
Phòng xuất nhập khẩu: Là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt
động của chuỗi cung ứng trong công ty. Phòng xuất nhập khẩu cần đảm bảo tài sản của
công ty được sử dụng hiệu quả, đồng thời vận dụng lợi thế của công nghệ logistics để tối
ưu hóa hiệu quả quá trình vận chuyển hàng hóa. Nhiệm vụ nổi bật của phòng xuất nhập
khẩu:
 Định hướng chiến lược hoạt động xuất nhập khẩu cho công ty
 Nghiên cứu và tìm kiếm thị trường
 Lập phương án kinh doanh
 Tiếp cận, đàm phán và ký kết hợp đồng
 Điều hành việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm lập nên bản kế hoạch kinh doanh cho công ty, giúp
công ty dự đoán được các khó khăn có thể xảy ra và phương án dự phòng cho các khó
khăn đó. Ngoài ra còn tránh tình trạng bỏ xót công việc, việc kiểm tra tiến độ và rà soát
công việc của công/ nhân viên dễ dàng hơn. Các công việc của phòng kế hoạch bao gồm:
 Đề xuất, xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý hoạt động hàng năm
 Điều hành việc thực hiện các kế hoạch hoạt động, theo dõi, giám sát việc thực hiện
các hợp đồng đã ký kết và nghiệm thu kết quả hoàn thành
 Tham mưu, tư vấn các quy trình, tiêu chuẩn và hỗ trợ quản lý kinh tế, khen
thưởng, kỉ luật.
 Quản lý, theo dõi và kiểm tra các tài sản.
 Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch của các bộ phận và lập báo cáo.
 Quảnlý, điều hành hoạt động và chăm lo cho đội ngũ nhân viên phòng kế hoạch.
Phòng tổng hợp: Là một bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của công ty, có chức năng
tham mưu và giúp ban lãnh đạo quản lý về quá trình vận hành, thực hiện nhiều nhiệm vụ
do ban lãnh đạo giao phó
 Tổng hợp thành tích, hạn chế trong công ty.
 Tổ chức các đợt thi đua khen thưởng tạo nên văn hóa doanh nghiệp.
 Tổ chức và bổ nhiệm cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp.
 Giám sát việc thực thi các quy định của công ty.
 Hỗ trợ lên kế hoạch, tổ chức các buổi giao lưu, họp mặt, các kỳ nghỉ lễ du lịch
hàng năm của công ty. Đóng góp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
 Quản lý các trang thiết bị văn phòng, tiếp nhận các mẫu giấy đề xuất mua văn
phòng phẩm cho công ty.
 Tổng hợp và đưa ra các quyết định về tài chính.
 Lên kế hoạch và truyền thông tin của cấp lãnh đạo với đội ngũ nhân viên hoặc
ngược lại
Phòng Marketing: Phòng ban Marketing chịu trách nhiệm quảng bá và xây dựng thương
hiệu của tổ chức. Họ phát triển chiến lược thương hiệu để tạo ra ấn tượng tích cực và
khác biệt trong tâm trí của khách hàng. Việc này bao gồm việc chọn lựa một thông điệp
thương hiệu mạnh mẽ, quảng cáo sáng tạo và xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích
cực thông qua các kênh truyền thông khác nhau.
Phòng quản lý chất lượng: Phòng quản lý chất lượng có chức năng tham mưu, tư vấn
cho Ban giám đốc công ty về các hoạt động quản lý chất lượng máy móc, đảm bảo đáp
ứng được các tiêu chuẩn tiên tiến về quản lý chất lượng. Đồng thời có chức năng quản lý
công tác tiêu chuẩn hóa các quy định và quy trình quản lý chất lượng. Tổ chức thử
nghiệm máy móc.
Kho hàng: Gồm kho hàng máy móc nhập khẩu và kho hàng máy móc nội địa tách biệt
đều có người quản lý chung.

You might also like