Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

NHÓM CHUYÊN MÔN: ĐỊA LÍ

ĐỀ CƯƠNG GỢI Ý ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN ĐỊA LÝ 12, NĂM HỌC 2023 – 2024

PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ÔN LUYỆN


*Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.
1. Đặc điểm vị trí địa lí nước ta.
2. Giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam: Vùng đất, vùng biển, vùng trời.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.
*Bài 6, 7: Đất nước nhiều đồi núi.
1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta.
2. Các khu vực địa hình nước ta:
a. Khu vực đồi núi:
- Địa hình núi: Giới hạn, đặc điểm địa hình các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc,
Trường Sơn Nam.
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.
b. Khu vực đồng bằng:
- Đồng bằng châu thổ sông: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (Diện tích,
nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa hình, đất).
- Đồng bằng ven biển miền Trung (Diện tích, nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa hình, đất).
3. Hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế xã hội.
*Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
1. Đặc điểm khái quát về Biển Đông.
2. Ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam: Khí hậu, địa hình và các hê ̣sinh thái
vùng ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển,
3. Các thiên tai ở vùng biển nước ta và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội.
*Bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
a. Tính chất nhiệt đới (nguyên nhân, biểu hiện).
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn (nguyên nhân, biểu hiện).
c. Gió mùa (nguyên nhân, biểu hiện).
2. Các thành phần tự nhiên khác (nguyên nhân, biểu hiện): Địa hình, đất đai, sông ngòi, sinh vật
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất và đời sống.
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: Thuận lợi, khó khăn.
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: Thuận lợi, khó khăn.
*Bài 11, 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
1. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc – Nam:
a. Nguyên nhân
b. Biểu hiện: Giới hạn, đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía
Nam
2. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông – Tây:
a. Nguyên nhân
b. Biểu hiện: Đặc điểm thiên nhiên của vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển;
vùng đồi núi
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:
a. Nguyên nhân
b. Biểu hiện: Giới hạn, đặc điểm thiên nhiên của đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa
trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi
4. Phạm vi (giới hạn), đặc điểm địa lí tự nhiên, những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự
nhiên của các miền:
- Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
*Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
a. Tài nguyên rừng: Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng, biện pháp bảo vệ tài nguyên
rừng
b. Đa dạng sinh học: Suy giảm đa dạng sinh học, nguyên nhân suy giảm, biện pháp bảo vệ đa
dạng sinh học
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, các biện pháp bảo vệ tài
nguyên đất
3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác: Hiện trạng sử dụng, các biện pháp bảo vệ các tài nguyên
khác
*Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
1. Bảo vệ môi trường
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống: Bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, các thiên
tai khác
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
PHẦN II. THỰC HÀNH KĨ NĂNG
1. Đọc Atlat Địa lí Việt Nam với nội dung: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực
động vật…
2. So sánh, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ, các đối tượng địa lí trên bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
Giải thích nguyên nhân.
PHẦN III. MỘT SỐ CÂU HỎI – BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM NHIỆT CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: 0C)
Địa điểm Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ
trung bình tháng I trung bình tháng VII trung bình năm
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
TP Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1
Nêu nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích nguyên nhân.
a. Nhận xét:
Nhiệt độ nước ta có sự thay đổi khi đi từ Bắc vào Nam:
- Nhiệt độ trung bình tháng I có sự chênh lệch lớn giữa miền Bắc và miền Nam Nam (dẫn chứng).
- Nhiệt độ trung bình tháng VII cao đều trên cả nước và ít có sự chênh lệch giữa miền Bắc và miền
Nam, riêng miền Trung có cao hơn (dẫn chứng).
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng).
- Biên độ nhiệt độ năm dần giảm từ Bắc vào Nam (dẫn chứng).
b. Giải thích:
- Miền Bắc vào tháng I chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, miền Nam gần như không chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, không có mùa đông lạnh.
- Tháng VII là mùa Hè của Bắc bán cầu, góc nhập xạ lớn, nhiệt độ cao đều trên phạm vi cả nước.
Riêng miền Trung có nhiệt độ cao hơn do chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng.
- Càng vào Nam càng gần Xích đạo, góc nhập xạ trong năm lớn và ít có sự chênh lệch; ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc càng giảm sút nên nhiệt độ càng tăng, biên độ nhiệt giảm.
Câu 2:
Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP.HCM
(Đơn vị: 0C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,1 18,2
TP.HCM 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
So sánh sự khác nhau giữa nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm của 2 địa điểm trên và
giải thích tại sao lại có sự khác biệt đó.
*So sánh:
- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội: 23,50C; TP. Hồ Chí Minh: 27,10C.
- Biên độ nhiệt năm của Hà Nội: 12,50C; TP. Hồ Chí Minh: 3,10C.
- Nhận xét chung: Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn so với thành phố Hồ Chí Minh.
Biên độ nhiệt năm của Hà Nội lại lớn hơn so với thành phố Hồ Chí Minh.
*Giải thích:
- Hà Nội chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc có 1 mùa đông lạnh, thành phố Hồ Chí
Minh không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc không có mùa đông lạnh.
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo, góc nhập xạ trong năm lớn, ít có sự chênh lệch; Hà Nội
nằm gần chí tuyến, góc nhập xạ trong năm có sự chênh lệch lớn hơn.
Câu 3:
Cho bảng số liệu sau:NHIỆT ĐỘ CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM NHIỆT Ở NƯỚC TA
Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ tháng nóng Nhiệt độ tháng lạnh
Địa điểm
năm ( 0C ) nhất ( 0C ) nhất ( 0C )
Hà Nội 23,9 29,2 17,2
Huế 25,2 29,8 20,5
TP. Hồ Chí Minh 27,6 29,6 26,0
Hãy nhận xét và giải thích về nhiệt độ của ba địa điểm trên.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam (dẫn chứng). Do vị trí lãnh thổ kéo dài qua nhiều
độ vĩ, càng vào phía nam càng gần Xích Đạo, góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng
nhiều
- Tháng có nhiệt độ nóng nhất nhiệt độ giữa các địa điểm chênh lệch ít. Huế có nhiệt độ tháng nóng
nhất cao nhất trong ba địa điểm trên. Do đây là thời gian lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng của gió
mùa mùa hạ nóng ẩm, lại có góc nhập xạ lớn. Huế chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên nhiệt
độ cao hơn vào mùa hè.
- Tháng có nhiệt độ lạnh nhất có sự chênh lệch lớn giữa 3 địa điểm (dẫn chứng). Do phía bắc chịu
ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc làm nhiệt đô hạ thấp (Hà Nội, Huế), càng vào phía nam
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc càng yếu dần và dừng lại ở Bạch Mã, phía Nam có khí hậu nóng
quanh năm, không có mùa đông lạnh.
- Biên độ nhiệt năm càng vào phía nam càng giảm dần (dẫn chứng) Do càng vào phía nam chênh
lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm càng giảm, lại không chịu ảnh hưởng của gió
mùa đông bắc.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng núi
Trường Sơn Bắc. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu khu vực
Bắc Trung Bộ?
a. Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc
- Giới hạn từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Chủ yếu là núi thấp.
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao 2 đầu (phía Bắc là vùng núi tây Nghệ An, và
phía Nam là vùng núi tây Thừa Thiên – Huế) và thấp trũng ở giữa (vùng núi đá vôi Quảng Bình và
vùng núi thấp Quảng Trị). Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển, đây cũng là ranh giới với
Trường Sơn Nam.
b. Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc đến khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ
- Hướng Tây Bắc – Đông Nam tạo thành địa hình chắn gió Tây Nam vào đầu mùa hạ, gây hiện
tượng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung.
- Địa hình đón gió Đông Bắc gây mưa thu – đông cho vùng Bắc Trung Bộ.
- Dãy Bạch Mã đón gió Đông Bắc làm cho Thừa Thiên – Huế là một trong những nơi có lượng mưa
lớn nhất nước ta và là ranh giới khí hậu giữa 2 miền Bắc – Nam.
Câu 5:
Cho bảng số liệu sau: Lượng bức xạ tổng cộng hàng tháng và cả năm (Đơn vị: Kcal/cm2)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm
Hà Nội 6,5 3,4 4,5 8,7 12,0 12,8 14,0 12,0 11,6 10,3 7,8 6,8 110,4
TP. HCM 12,2 15,2 16,0 14,5 11,1 8,9 8,9 8,6 8,9 10,0 10,3 10,4 135,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét sự khác biệt về lượng bức xạ Mặt Trời tổng cộng hàng tháng và cả năm tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.
Lượng bức xạ Mặt Trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có sự khác biệt đáng kể:
- Lượng bức xạ tổng cộng ở Hà Nội thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh (dẫn chứng).
- Lượng bức xạ tổng cộng hàng tháng giữa các mùa của hai địa điểm cũng khác nhau:
+ Ở Hà Nội, lượng bức xạ cao từ tháng 5 đến tháng 9.
+ Ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng bức xạ cao từ tháng 1 đến tháng 4.
Câu 6:
Phân tích các đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Vị trí: Hữu ngạn sông Hồng đến núi Bạch Mã.
- Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông cùng hướng TB – ĐN (phân tích).
+ Có các cao nguyên, son nguyên, đồng bằng giữa núi (phân tích).
+ Đồng bằng ven biển hẹp, ít phù sa, nhiều cồn cát, bãi tắm, đầm phá (phân tích).
Câu 7:
Tại sao miền Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ lại có một mùa Đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn, miền
Tây Bắc - Bắc Trung Bộ có mùa Đông đỡ lạnh và ngắn hơn?
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có một mùa Đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn vì đây là
vùng đầu tiên đón nhận khối không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống. Do ảnh hưởng của địa hình
với các dãy núi có hình cánh cung mở ra đón gió mùa Đông Bắc nên những đợt gió mùa đầu tiên và
cuối cùng đều ảnh hưởng đến vùng này.
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa Đông đỡ lạnh và ngắn hơn do ảnh hưởng của dãy Hoàng
Liên Sơn - một dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta có hướng Tây Bắc - Đông Nam nên khi gió mùa
Đông Bắc thổi đến vùng này sau khi vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn thì đã bị suy yếu. Những đợt gió
mùa đầu tiên và cuối cùng với cường độ yếu đều không ảnh hưởng đến vùng này nên mùa Đông đỡ
lạnh và ngắn hơn.
Câu 8
Cho bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM NHIỆT Ở NƯỚC TA
Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ tháng nóng Nhiệt độ tháng lạnh
Địa điểm
năm ( 0C ) nhất ( 0C ) nhất ( 0C )
Hà Nội 23,9 29,2 17,2
Huế 25,2 29,8 20,5
TP. Hồ Chí Minh 27,6 29,6 26,0
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc – Nam của nước ta.
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ bắc vào nam (dẫn chứng).
- Tháng có nhiệt độ nóng nhất nhiệt độ giữa các địa điểm chênh lệch nhưng chênh lệch ít.
- Tháng có nhiệt độ lạnh nhất có sự chênh lệch lớn, càng vào phía nam nhiệt độ càng tăng nhanh
(dẫn chứng).
- Biên độ nhiệt năm càng vào phía nam càng giảm dần (dẫn chứng)
Câu 9:
Trình bày ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp.
- Thuận lợi:
+ Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới,thâm canh, tăng vụ năng suất cao.
+ Khí hậu phân hoá theo đa dạng, thuận lợi đa dạng hoá cây trồng (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)
- Khó khăn:
+ Dịch bệnh, sâu bọ phá hoại; sự phân mùa khí hậu gây khó khăn cho sản xuất: mùa khô thiếu nước,
mùa mưa bão gây lũ lụt.
+ Có nhiều thiên tai: bão, lũ, rét đậm, rét hại, hiện tượng phơn; thời tiết thất thường chi phối hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
Câu 10:
Giải thích tại sao mùa khô của khu vực Bắc Bộ ít sâu sắc hơn so với khu vực Nam Bộ và Tây
Nguyên?
- Ở khu vực Bắc Bộ có hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nửa sau mùa Đông gió này di chuyển lệch
về phía đông qua biển có tính chất lạnh ẩm gây mưa phùn.
- Gó mùa Đông Bắc hoạt động theo từng đợt, mỗi đợt gió lạnh từ áp cao Xibia tràn về xuất hiện
frông lạnh làm nhiễu loạn không khí gây mưa.
Câu 11: Trình bày tác động của đai áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta.
- Mùa Đông:
+ Miền Bắc: Tín phong xuất phát từ cao áp này hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, tạo ra thời
tiết ấm áp khi gió mùa Đông Bắc yếu đi.
+ Miền Nam: Gió này chiếm ưu thế, gây mưa cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô cho Nam
Bộ và Tây Nguyên.
- Mùa Hạ: Gió này kết hợp với gió Tây Nam gây mưa đầu mùa cho 2 miền Nam, Bắc và mưa Tiểu
Mãn ở Trung Bộ giữa và cuối Hạ, gây mưa lớn với đỉnh mưa lùi dần từ Bắc vào Nam.
Câu 12: Giải thích tại sao vào mùa khô ở nước ta, các tháng đầu và cuối mùa có lượng mưa lớn
hơn hẳn các tháng còn lại?
- Vì thời gian này có sự tranh chấp giữa các khối khí khô (gió Đông Bắc và Tín phong Bắc bán cầu)
với các khối khí nóng ẩm (gió TBg, gió mùa Tây Nam).
- Đầu mùa khô, khi gió Đông Bắc bắt đầu mạnh lên thì vẫn còn hoạt động của gió mùa Tây Nam,
- Cuối mùa khô, khi gió Đông Bắc suy yếu thì hoạt động của gió mùa Tây Nam bắt đầu mạnh lên.
Câu 13: Giải thích sự khác biêṭ về thời gian mùa mưa giữa Bắ c Bô ̣, Tây Nguyên và Nam Bô ̣ với
Duyên hải miề n Trung.
- Bắ c Bô ̣, Tây Nguyên và Nam Bô ̣ mưa từ tháng V - X do chiụ tác đô ̣ng của gió mùa mùa Ha ̣ thổ i từ
biể n vào: Ở Bắ c Bô ̣ là do đón gió Đông Nam thổ i từ vinḥ Bắ c Bô ̣; Tây Nguyên và Nam Bô ̣ là do đón
gió Tây Nam thổ i từ vinh ̣ Bengan.
Thời gian còn la ̣i mưa ít do chiụ tác đô ̣ng của gió mùa Đông Bắ c có tính chấ t khô (hoă ̣c la ̣nh, khô).
- Duyên hải miề n Trung có mưa từ tháng IX - XII do nằ m ở vi ̣trí đón gió Đông Bắ c từ biể n thổ i đế n,
và các nhân tố gây mưa khác như baõ nhiê ̣t đới, áp thấ p từ Biể n Đông và dải hô ̣i tu ̣ nhiê ̣t đới...
Mùa Ha ̣ vùng có lươṇ g mưa ít do khuấ t gió, chiụ tác đô ̣ng của hiê ̣u ứng phơn Tây Nam.
Câu 14: Giải thích tại sao miền Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) trong mùa Đông vẫn có
những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa Hạ?
- Vào mùa Đông, miền Bắc nước ta chịu tác động song song của hai loại gió: gió mùa Đông Bắc có
tính chất lạnh, khô và gió Tín Phong Bắc bán cầu có tính chất nóng, khô.
- Gió mùa mùa Đông lạnh, khô từ vùng cao áp ở phương Bắc thổi về khiến cho miền Bắc có một
mùa Đông lạnh nhưng gió mùa mùa Đông hoạt động không liên tục mà thổi theo từng đợt.
- Gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động thường xuyên (quanh năm), khi gió mùa mạnh lên thì gió
Tín Phong bị lấn át, ngược lại khi gió mùa suy yếu đi thì miền Bắc lại chịu ảnh hưởng của Tín
phong.
- Như vậy, tác động xen kẽ của gió Tín phong giữa các đợt gió mùa mùa Đông khiến cho miền Bắc
nước ta trong mùa Đông vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa Hạ.
Câu 15: Nêu tác động của Tín phong bán cầu Bắc đối với khí hậu nước ta.
- Là loại gió thổi quanh năm trên lãnh thổ nước ta nhưng tùy mùa mà tính chất có thay đổi.
- Vào mùa đông, gió này thổi theo hướng đông bắc, tác động chủ yếu từ phía Nam dãy Bạch Mã trở
vào, đem lại lượng mưa lớn cho Duyên hải Nam Trung Bộ, tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây
Nguyên.
- Từ vĩ độ 160B trở ra, Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, tạo nên những ngày nắng
ráo trong mùa Đông ở miền Bắc.
- Vào mùa Hạ, Tín phong thường hội tụ với gió Tây Nam trên đường hội tụ nội chí tuyến, gây ra bão
ảnh hưởng đến nước ta.
Câu 16: Vì sao nước ta cần phải bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ, rừng ngập mặn
ven biển?
- Diện tích rừng ngập mặn ven biển đang bị thu hẹp dần do nhiều nguyên nhân khác nhau làm suy
giảm sự đa dạng sinh học, xâm nhập mặn của biển vào sâu đất liền.
- Việc bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển có vai trò:
+ Chống cát bay, sự di chuyển các cồn cát xâm chiếm vùng nội đồng, hạn chế sạt lỡ của bờ biển (đặc
biệt là ven biển miền Trung).
+ Bảo vệ sự đa dạng sinh học trong các khu rừng ngập mặn, hạn chế sự xâm nhập mặn và nước biển
dâng...
Câu 17: Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ CÁC THÁNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)
(Đơn vị: 0C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hà Nội 18,1 20,9 21,9 23,5 28,7 30,9 30,7 28,6 28,7 25,5 22,1 19,4
Cà Mau 25,1 26,7 28,6 28,9 28,2 28,8 27,2 28,1 27,0 25,5 27,4 26,7
Phân tích sự khác nhau về chế độ nhiệt của hai địa điểm trên.
- Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Cà Mau: nhiệt độ trung bình năm 24,90C so với 27,40C.
- Hà Nội có 2 tháng nhiệt độ xuống dưới 200C (12 và 1), trong khi đó Cà Mau quanh năm nóng,
không có tháng nào xuống dưới 200C
- Hà Nội có 5 tháng (5, 6, 7, 8, 9) nhiệt độ cao hơn Cà Mau. Tháng có nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là
tháng 6 (30,90C), Cà Mau là tháng 4 (28,90C).
- Biên độ nhiệt năm ở Hà Nội cao hơn Cà Mau: Hà Nội là 12,80C, Cà Mau là 3,80C.

You might also like