Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 137

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

NGUYỄN VÂN YÊN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ


NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN- VỆ SINH
LAO ĐỘNG KHU VỰC KHÔNG CÓ
QUAN HỆ LAO ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN


VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 834 04 17

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động” là
công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của
GS.TS. Lê Vân Trình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn

Nguyễn Vân Yên


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Công
Đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo Khoa Sau đại học và
Khoa Bảo hộ lao động đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo GS.TS. Lê Vân Trình đã cho em ý tưởng làm luận văn và thầy
đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Đồng chí: Hà Tất Thắng - Cục trưởng, Cục An toàn lao động, các đồng chí
Bùi Đức Nhưỡng, Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng, Cục An toàn lao động.
Và toàn thể cán bộ Phòng Pháp chế - Thanh tra và cán bộ, công chức
Cục An toàn lao động đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian
tìm hiểu và hoàn thành luận văn.
Trân trọng!
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chức viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
5. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................. 3
6. Kết cấu luận văn ........................................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ
SINH LAO ĐỘNG KHU VỰC LÀM VIỆC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO
ĐỘNG .................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động ................. 5
1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý.................................................... 5
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về An toàn và vệ sinh lao động .................. 6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
lao động trên thế giới và ở Việt Nam.......................................................................... 9
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
lao động trên thế giới .......................................................................................... 9
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
lao động tại Việt Nam ....................................................................................... 32
1.2.3. Nhận xét .................................................................................................. 40
1.3. Nghiên cứu tổng quan tình hình về quản lý an toàn vệ sinh lao động
trong khu vực không có hợp đồng lao động ...........................................................42
1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................. 42
1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................. 44
1.3.3. Vai trò quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, đề tài
“Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không
theo hợp đồng lao động ở Việt Nam” ............................................................... 45
1.3.4. Nhận xét .................................................................................................. 46
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 47
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM...... 48
2.1. Khu vực làng nghề................................................................................................48
2.1.1. Đặc điểm về người lao động tại các làng nghề ....................................... 48
2.1.2. Thông kế tai nạn lao động tại các làng nghề ........................................... 49
2.1.3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các
làng nghề ........................................................................................................... 51
2.1.4. Tình hình an toàn vệ sinh lao động tại một số lĩnh vực, ngành sản xuất
đặc thù tại một số làng nghề theo dự án Bộ giao thực hiện .............................. 54
2.2. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp ..............58
2.2.1. Nguy cơ trong quá trình làm đất ............................................................. 58
2.2.2. Nguy cơ trong khâu gieo trồng (khi sử dụng các loại máy móc gieo,
trồng) ................................................................................................................. 58
2.2.3. Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật .. 59
2.2.4. Các nguy cơ mất an toàn khi sử dụng máy xay, xát gạo ........................ 60
2.2.5. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong nuôi trồng thuỷ sản ............. 61
2.3. Điểm qua tình hình tai nạn lao động tại khu vực người lao động làm việc
không có hợp đồng lao động ......................................................................................62
2.4. Kết quả thanh tra về an toàn lao động thí điểm tại một số hộ gia đình
theo Quyết định Bộ giao thực hiện ...........................................................................65
2.4.1. Làng nghề gỗ-mỹ nghệ và Cô, đúc nhôm Bắc Ninh ............................... 65
2.4.2. Làng nghề tiểu thủ công, giày da, may mặc Hà Nội ............................... 68
2.4.3. Làng nghề gỗ Biên Hòa, Đồng Nai ......................................................... 70
2.4.4. Làng nghề mộc Yên Lạc Vĩnh Phúc ....................................................... 72
2.4.5. Làng nghề Nam Trực, Nam Định ........................................................... 74
2.4.6. Làng nghề làm miến Thái Bình............................................................... 75
2.4.7. Đánh giá chung ....................................................................................... 77
2.5. Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao
động và nguyên nhân...................................................................................................78
2.5.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an
toàn vệ sinh lao động......................................................................................... 78
2.5.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh lao
động ................................................................................................................... 79
2.5.3. Báo cáo, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp ................................................................................................................ 79
2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động ............................ 80
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 81
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO
ĐỘNG ............................................................................................................... 83
3.1. Tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho làng nghề và
hộ gia đình .....................................................................................................................83
3.2. Cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp WISE ................................86
3.2.1. Giới thiệu phương pháp WISE................................................................ 86
3.2.2. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp WISE ...................................... 86
3.2.3. Các nội dung của phương pháp WISE .................................................... 87
3.3. Triển khai áp dụng giải pháp cải thiện điều kiện làm việc ...........................96
3.3.1. Nội dung, địa điêm triển khai thực hiện.................................................. 96
3.3.2. Kết quả thực hiện tại Bắc Ninh ............................................................... 96
3.3.3. Nội dung hoạt động trước và sau khi kháo sát đánh giá của tư vấn viên
được thực hiện qua phiếu khảo sát đánh giá theo các nội dung sau ................. 99
3.3.4. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương pháp
WISE tại Bắc Ninh .......................................................................................... 106
3.3.5. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương pháp
WISE tại Phú Yên ........................................................................................... 110
3.4. Nhận xét, đánh giá chung..................................................................................113
3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 113
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 114
3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 116
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 118
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 122
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AT : An toàn
ATLĐ : An toàn lao động
ATSKMT : An toàn, sức khỏe và môi trường (gọi tắt là an toàn)
ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao đông
BHLĐ : Bảo hộ lao động
BNN : Bệnh nghề nghiệp
LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NNĐHNH : Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
PCCN : Phòng chống cháy nổ
PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SAM : Sức khỏe - An toàn - Môi trường
TNLĐ Tai nạn lao động
TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh
TLĐLĐVN : Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
VSLĐ : Vệ sinh lao động
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2018 và năm 2017 khu vực
không có hợp đồng lao động ............................................................ 64
Bảng 2.2. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2019 và năm 2018 khu vực
không có quan hệ lao động .............................................................. 65
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng lao động .............................................................. 66
Bảng 2.4. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn .............. 66
Bảng 2.5. Sử dụng lao động .............................................................................. 68
Bảng 2.6. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn .............. 68
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động tại làng nghề gỗ Tân Hòa .................... 70
Bảng 2.8. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng
nghề gỗ Tân Hòa .............................................................................. 70
Bảng 2.9. Sử dụng lao động tại làng nghề mộc Vĩnh Đông ............................. 72
Bảng 2.10. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng
nghề mộc Vĩnh Đông........................................................................ 72
Bảng 2.11. Sử dụng lao động tại làng nghề Đồng Côi ..................................... 74
Bảng 2.12. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng
nghề Đồng Côi .................................................................................. 74
Bảng 2.13. Sử dụng lao động tại làng nghề Miên dong .................................... 76
Bảng 2.14. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng
nghề Miên dong ................................................................................ 76
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Phun thuốc không có các phương tiện BVCN .................................. 59
Hình 2.2. Đường đi lại trên lồng bè dễ gây nguy hiểm..................................... 62
Hình 3.1. Loại đi những vật liệu, đồ dùng không cần thiết, để chỗ làm việc
gọn gàng, ĐKLV tốt hơn .................................................................. 88
Hình 3.2. Kẻ vạch rõ, tạo ra đường vận chuyển thông thoáng ......................... 88
Hình 3.3. Tránh để vật liệu trên sàn nhà ........................................................... 89
Hình 3.4. Sử dụng giá nhiều tầng để tiết kiệm diện tích ................................... 89
Hình 3.5. Sắp xết đồ dụng, từng loại dụng cụ rõ rang, thuận tiện .................... 90
Hình 3.6. Cải thiện bố trí điều kiện làm việc giúp người lao động thuận tiện
trong làm việc ................................................................................... 90
Hình 3.7. Sử dụng giá, kho chứa di động.......................................................... 91
Hình 3.8. Sử dụng xe đẩy để di chuyển vật liệu, sản phẩm dễ dàng ................ 91
Hình 3.9. Không nâng vật nặng quá sức của mình ........................................... 92
Hình 3.10. Sử dụng bục cao để thực hiện thao tác nâng có hiệu quả ............... 92
Hình 3.11. Các bộ phận truyền động được bao che đầy đủ .............................. 93
Hình 3.12. Hoá chất độc hại phải để riêng có tên nhãn .................................... 94
Hình 3.13. Chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc.................................................. 94
Hình 3.14. Bố trí nơi nghỉ ngơi uống nước và nhà vệ sinh............................... 95
Hình 3.15. Tổ chức bố trí công việc, chỗ làm việc hợp lý, khoa học ............... 95
Hình 3.16. Tập huấn, hướng dẫn cho tư vấn viên ............................................. 97
Hình 3.17. Tập huấn tại nơi làm việc ................................................................ 97
Hình 3.18. Kết quả tư vấn sau khi sửa chữa cầu dao điện để đảm bảo an toàn
cho hộ ông Nguyễn Văn Hạc, Thọ Khê, Đông Thọ ....................... 107
Hình 3.19. Kết quả tư vấn xếp gọn gàng nơi làm việc cho hộ ông Nguyễn Hữu
Thu, Thọ Khê, Đông Thọ ............................................................... 107
Hình 3.20. Kết quả sau khi tư vấn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho hộ
ông Nguyễn Văn Phong, Thọ Khê, Đông Thọ ............................... 108
Hình 3.21. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp nguyên vật liệu tại cơ sở đồ gỗ mỹ
nghệ ................................................................................................ 108
Hình 3.22. Kết quả sau khi tư vấn lắp đặt cơ cấu an toàn cho máy cưa ......... 109
Hình 3.23. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp mặt bằng làm việc và kẻ đường di
chuyển nguyên, vật liệu .................................................................. 109
Hình 3.24. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp lại dụng cụ sản xuất .................... 110
Hình 3.25. Tập huấn tại Phú Yên .................................................................... 111
Hình 3.26. Tư vấn xác định nguy hiểm có hại tại Phú Yên ............................ 111
Hình 3.27. Sau khi tư vấn dãn nhãn hóa chất ................................................. 112
Hình 3.28. Sau khi tư vấn cải tạo lại vị trí làm việc ....................................... 112
Hình 3.29. Sau khi tư vấn cải tạo lại đường dây và ổ điện ............................. 113

Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cho khu vực không có
hợp đồng lao động ............................................................................ 85
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về nguyên tắc, ở đâu có việc làm thì ở đó cần được đảm bảo về An
toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Tuy nhiên, chính sách của nhà nước về
ATVSLĐ mới chỉ tập trung chủ yếu đến người làm công ăn lương, ít quan
tâm đến người lao động làm không theo hợp đồng lao động.
Sau nhiều năm phát triển, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với hơn 33 triệu người lao động (chiếm hơn
2/3 lực lượng lao động) là làm việc không theo hợp đồng lao động (như
những lao động tự do ở thành thị, những người nông dân,...). Theo số thống
kê chưa đầy đủ, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, mỗi
năm có trên 1.400 người bị chết và hàng vạn người bị thương do tai nạn lao
động (gấp hơn 2 lần khu vực làm công ăn lương) và đang tiếp tục gia tăng.
Điều này tạo ra những gánh nặng lớn cho gia đình, xã hội, ảnh hưởng tiêu cực
tới các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Luật ATVSLĐ được thông qua lần đầu tiên ngày 25/6/2015 đã mở rộng
đối tượng áp dụng đến cả những người lao động không theo hợp đồng lao
động. Luật khuyến khích người lao động nâng cao ý thức phòng ngừa tại nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), đồng thời cũng nêu trách nhiệm
của cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động thực hiện
biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
Tuy nhiên, để triển khai Luật ATVSLĐ nói riêng, công tác ATVSLĐ
nói chung trong khu vực này một cách hiệu quả đang là một thách thức lớn,
bởi kinh nghiệm triển khai của Việt Nam chưa có, đồng thời đang có nhiều
hạn chế về nguồn lực (cả nhân lực, vật lực).
Từ tình hình thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường công tác quản
lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao
động” làm đề tài luận thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bởi
2

đây là một nội dung có một ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn hiện nay
ở nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích công tác quản lý ATVSLĐ trong khu vực không có
quan hệ lao động trong và ngoài nước hiện nay.
- Đánh giá thực trạng công tác ATVSLĐ tại một số địa phương hiện nay
trong khu vực không có quan hệ lao động.
- Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý ATVSLĐ ở khu vực không có
quan hệ lao động.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ khu vực không có quan hệ
lao động;
3.2 .Phạm vi nghiên cứu
Tại một số địa phương, làng nghề ở Bắc Ninh, Nam Định, Phú Yên ....
4. Phương pháp nghiên cứu
Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là
phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
4.1. Phương pháp hệ thống hóa
Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan nghiên cứu có liên
quan đến ATVSLĐ các nội dung của quản lý công (thể chế, tổ chức, nhân sự,
tài chính công và công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước), tập trung phân
tích những điểm tồn tại và đề xuất giải pháp có tính đến các điều kiện để bảo
đảm khả thi, nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ
đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây
dựng. Đồng thời chọn một số ngành nghề, khu vực điển hình để khảo sát,
3

đánh giá thực trạng; đánh giá tác động của chính sách thông qua khảo
nghiệm thực tiễn.
4.3. Phương pháp thống kê và so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng. Với các
kỹ thuật: lượng hoá các dữ liệu điều tra; xử lý các số liệu đo đạc; sử dụng các
phần mềm tính toán…
4.4. Phương pháp quy nạp và diễn dịch
Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm của vấn đề
nghiên cứu.
4.5. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án
chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình
nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; các báo cáo của Bộ, ngành, văn
bản luật pháp liên quan đến công tác ATVSLĐ.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước
về ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân và
yêu cầu cấp thiết quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động làm
việc không theo hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay.
- Đưa ra giải pháp quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động
làm việc không theo hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay.
Như vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn là rất cần thiết, có ý nghĩa
thực tiễn và ý nghĩa khoa học bởi vì đề tài sẽ đóng góp một nghiên cứu mới
mà chưa có một nghiên cứu nào đề cập sâu tới về vấn đề quản lý nhà nước về
ATVSLĐ khu vực không có hợp đồng lao động và giúp cho cơ quan quản lý
có công cụ để quản lý công tác ATVSLĐ trong khu vực lao động chiếm đa số
hiện nay trong nền kinh tế ở Việt Nam.
4

Đề tài thành công sẽ giúp cho việc phòng ngừa, giảm thiểu thương
vong, bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, đồng thời chia sẻ rủi ro, giảm
bớt gánh nặng do TNLĐ gây ra ở nước ta hiện nay.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo luận văn bao gồm:
Chương 1: Tổng quan chung công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động
trong khu vực không có quan hệ lao động.
Chương 2: Thực trạng hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong
khu vực không có quan hệ lao động ở Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý an toàn vệ sinh lao
động tại khu vực không có quan hệ lao động.
5

Chương 1
TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH
LAO ĐỘNG KHU VỰC LÀM VIỆC KHÔNG CÓ QUAN HỆ
LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động
1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý
Khái niệm về quản lý khá phức tạp và đa dạng, có thể thấy có nhiều cách
lý giải khác nhau về quản lý. Quản lý ra đời từ xa xưa, cùng với sự hợp tác và
phân công lao động. C.Mác đã coi sự xuất hiện của quản lý như là kết quả tất
nhiên của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với
nhau thành một quá trình lao động được phối hợp lại. Chức năng quản lý là
chức năng của một nhạc trưởng thể hiện ở sự điều hoà những hoạt động cá
nhân. Theo một nghĩa nào đó, quản lý là một nghệ thuật điều khiển người khác.
Theo giáo trình "Quản lý hành chính Nhà nước" của Học viện Hành
chính Quốc gia thì khoa học và thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng quản lý
được hiểu theo hai góc độ: góc độ tổng hợp mang tính chính trị - xã hội và
góc độ mang tính hành động thiết thực. Theo góc độ chính trị - xã hội thì quản
lý là sự kết hợp giữa tri thức với lao động, còn theo góc độ hành động (qui
trình công nghệ của tác động) thì qui trình quản lý là điều khiển. Theo khái
niệm này, có ba loại hình quản lý, đều có một xuất phát điểm chung là "do
con người điều khiển", nhưng khác nhau về đối tượng, đó là:
- Con người là trung tâm, điều khiển các vật hữu sinh, song không bắt
chúng phải thực hiện ý đồ và ý chí của người điều khiển. Đó là quản lý trong
môi trường, sinh học, thiên nhiên.
- Con người điều khiển các vật vô tri, vô giác để bắt chúng thực hiện ý
đồ của người. Đó được xem là quản lý kỹ thuật.
- Con người điều khiển con người. Đó là quản lý xã hội.
Sau đây, chúng ta quan tâm nghiên cứu loại hình quản lý thứ ba, quản
lý xã hội.
6

Chúng ta biết rằng, đối tượng của quản lý là những tổ chức, con người
cụ thể cùng các nguồn lực và công việc của họ, cho nên dựa vào sự khác nhau
của các lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội và các dạng tổ chức khác nhau
mà chúng ta có thể phân loại quản lý thành quản lý vĩ mô và quản lý vi mô,
quản lý các tổ chức xã hội, khoa học, kinh tế, giáo dục, quản lý tài chính,
quản lý chất lượng, quản lý nhân sự v.v..
Nói về quản lý vĩ mô là quản lý quốc gia nói chung, là quản lý của Nhà
nước về những lĩnh vực, ngành kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công
nghệ, y tế, giáo dục, dân số và lao động, ATVSLĐ,... còn quản lý vi mô là
quản lý một tổ chức cụ thể như một doanh nghiệp, cơ quan, trường học... mà
chúng ta có thể gọi chung là quản lý ở cơ sở. Giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi
mô có mối quan hệ qua lại với nhau. Quản lý vĩ mô là quản lý một cách gián
tiếp bằng đường lối chung, pháp luật, chính sách, công cụ điều tiết tạo ra môi
trường chung cho các tổ chức vi mô (cơ sở) hoạt động. Đồng thời kết quả
hoạt động của các tổ chức vi mô là hiệu quả và sự thành bại của các chính
sách quản lý vĩ mô.
Từ phân tích trên, cho thấy quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng
không thể thiếu trong đời sống xã hội.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về An toàn và vệ sinh lao động
Quản lý xã hội là quá trình phức tạp, đa dạng vì đối tượng tác động -
khách thể của nó là hành vi con người có ý chí và tư duy độc lập, là hoạt
động của cơ quan, tổ chức của con người. Chủ thể của quản lý xã hội là
Nhà nước, một tổ chức chính trị đặc biệt, các bộ phận cấu thành khác của
hệ thống chính trị (giai cấp, chính đảng, tổ chức xã hội...). Như vậy quản
lý xã hội bao hàm khái niệm quản lý các công việc của Nhà nước (tức là
phần quản lý xã hội do Nhà nước đảm nhận, hay còn gọi là quản lý Nhà
nước) và quản lý các công việc xã hội (phần quản lý xã hội còn lại do các
chủ thể khác đảm nhận).
7

Ta có thể hiểu quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và bằng pháp
quyền của bộ máy của nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và các
hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, nhằm giữ gìn trật tự xã hội và
phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định.
Như vậy, quản lý nhà nước là khoa học sử dụng quyền lực để tổ chức,
điều hành công việc quản lý của Nhà nước trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động
kinh tế - xã hội. Nó cũng là nghệ thuật chỉ huy với sự vận dụng sáng tạo, thích
ứng với tình thế nhưng không vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật để đem lại
hiệu quả cao nhất cho công việc.
Để thực hiện nhà nước quản lý có hiệu quả, cần phải thực hiện tốt qui
trình quản lý bao gồm 7 vấn đề sau đây:
- Quy hoạch và kế hoạch: trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, quan điểm, đường lối của Đảng và sính sách pháp luật của Nhà nước, xây
dựng kế hoạch quy hoạch cụ thể cho lĩnh vực mà chúng ta đang quản lý.
- Tổ chức bộ máy: cần xây dựng một bộ máy gọn nhẹ, có qui định chức
năng, nhiệm vụ, quan hệ phối hợp đầy đủ và quản lý chặt chẽ hoạt động của
bộ máy quản lý.
- Sắp xếp, bố trí, quản lý nhân sự: cần xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu và
sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức vào các nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy;
quản lý, đánh giá chính xác đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tốt các chế
độ chính sách đối với họ.
- Ra các quyết định quản lý: trên cơ sở tập hợp đầy đủ các thông tin, xử
lý và đề ra phương án khác nhau, lựa chọn và thẩm định sau đó ban hành các
quyết định quản lý nhà nước.
- Phối hợp: cần phải có một cơ chế phối hợp có hiệu quả trong quá trình
thực hiện các hoạt động.
- Sử dụng các nguồn lực: đây là một nội dung quan trọng, liên quan đến
ngân sách, tài chính, cơ sở vật chất cần được khai thác, quản lý một cách có
hiệu quả, chặt chẽ.
8

- Chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết, đánh giá: có sự chỉ đạo sát sao để thực
hiện các quyết định, đồng thời phải tiến hành kiểm tra, đánh giá để có những
biện pháp điều chỉnh kịp thời, cần sơ, tổng kết, đánh giá kết quả việc thực
hiện các quyết định quản lý.
Như đã trình bày ở phần trên, quản lý nhà nước là vĩ mô về các lĩnh
vực của đời sống xã hội khác nhau. Trong thực tế hiện nay, Nhà nước thực
hiện chức năng quản lý trên tất cả các mặt chủ yếu của xã hội: kinh tế, quốc
phòng và an ninh, về tài chính, tiền tệ, về văn hoá tư tưởng, về khoa học công
nghệ, về y tế, về giáo dục, về dân số và lao động... Các lĩnh vực quản lý nhà
nước nói trên đã được thực hiện trong nhiều năm với mục tiêu, nhiệm vụ,
chức năng, phương pháp quản lý đã được xác định rõ, ngày càng đổi mới,
hoàn thiện. Trong khi đó, quản lý nhà nước về ATVSLĐ tuy cũng đã được
thực hiện trong nhiều năm qua, nhất là từ khi có Bộ luật Lao động (1995),
nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, chưa được giải quyết tốt và hoàn chỉnh.
Bởi vậy, việc không ngừng nghiên cứu để góp phần xây dựng, hoàn
thiện sự quản lý nhà nước về ATVSLĐ là nội dung quan trọng trong chiến
lược về ATVSLĐ của nước ta.
Nói đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ là nói đến các cơ quan quản lý
của Nhà nước, trên cơ sở những văn bản pháp luật chủ yếu đã được Quốc hội
thông qua, ban hành, các văn bản pháp qui dưới luật, sử dụng các phương
pháp quản lý nhà nước thích hợp, thực hiện các hoạt động theo qui trình quản
lý để chỉ đạo, hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động ATVSLĐ nhằm phát triển
công tác này đạt mục tiêu đã đề ra.
Ở đây có một vấn đề đặt ra từ trong thực tiễn hoạt động ATVSLĐ
những năm qua là làm sao phân biệt rõ chức năng của quản lý nhà nước với
hoạt động của các cơ quan chuyên môn, tổ chức xã hội để tránh sự dẫm đạp,
chồng chéo, bao biện lẫn nhau và cũng không để sót việc, không có người
chăm lo đến hoạt động này. Theo quan điểm đó, quản lý nhà nước là tạo ra
hành lang pháp lý, hướng dẫn, điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động phải đi đúng
9

quỹ đạo, nằm đúng trong hành lang pháp lý đó, còn các cơ quan chuyên môn,
khoa học, các tổ chức, cá nhân khi đã tôn trọng hành lang pháp lý đó thì được
phép thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn, khoa học của mình. Tránh việc cơ
quan quản lý vừa tạo hành lang pháp lý, vừa đứng ra hoạt động tác nghiệp
chuyên môn, khoa học, không cho phép và không tạo điều kiện cho các cơ quan
chuyên môn, khoa học hoạt động tác nghiệp của mình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an
toàn vệ sinh lao động trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an
toàn vệ sinh lao động trên thế giới
Có thể thấy, tùy thuộc vào mỗi mước hệ thống luật pháp của quốc gia
mà mỗi nước có một cách quản lý ATVSLĐ riêng. Tuy nhiên về cơ bản nó
cũng giống như nội dung của công ước 187 của ILO, tức là quản lý trên nền
tảng của các luật ATVSLĐ với các tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật. Dưới đây,
là hệ thống quản lý ATVSLĐ chung ở một số nước trên thế giới.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về quản lý ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp. Ví dụ như: Alexander Cohen, Michael J. Colligan, ở viện An
toàn sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) Ohio, Cicinaty trong bộ giáo trình
“huấn luyện ATVSLĐ”[24]; Bottomley B trong công trình"Hệ thống quản lý
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp" [25]; Gallagher C, Underhill E và Rimmer
M với công trình “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống quản lý OHS trong
việc đảm bảo nơi làm việc lành mạnh và an toàn” [32]; Winder C, Gardner D
F và Trethewy R với nghiên cứu “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp: những phát triển gần đây” [47]; Gallagher C, ở trường đại học
Monash với “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe: Phân tích các loại hệ
thống và hiệu quả” [30]; Walters, D “Chiến lược về sức khỏe và an toàn trong
một Châu Âu đang thay đổi” [48]; Haruhiko Sakurai với “An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp ở Nhật Bản: Hiện trạng và tương lai” [31]; Jungsun Park và
Yangho Kim với “Lịch sử của dịch vụ y tế nghề nghiệp ở Hàn Quốc, sức khỏe
10

công nghiệp”[29]; Surasak Buranatrevedh với công trình “Quản lý an toàn và


sức khỏe nghề nghiệp trong 5 nước ASEAN”[43],…
Helen lingard và Stephen M. Rowlinson, các tác giả của cuốn sách
"Kiểm soát an toàn và sức khỏe trong lĩnh vực xây dựng" đi sâu phân tích nội
dung làm thế nào để tăng cường các biện pháp pháp lý để thực hiện ATLĐ;
tăng cường hiệu lực quản lý của chủ doanh nghiệp và của Chính phủ. Đồng
thời, cuốn sách cũng dành thời lượng đáng kể cho nghiên cứu các biện pháp
phòng chống TNLĐ, BNN trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cách thức đảm
bảo an toàn đối với những rủi ro từ thiên tai.
Barbaga A. Plog đã viết trong tác phẩm "Những yếu tố cơ bản về vệ
sinh trong công nghiệp" về các yếu tố gây nguy hại cho NLĐ trong môi
trường công nghiệp sản xuất và cách thức phát hiện các yêu tố nguy hại đến
sức khỏe, tính mạng của NLĐ khi tham gia lao động sản xuất nhằm đưa ra các
biện pháp kiểm soát giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tính mạng của NLĐ. Tác
phẩm này đề xuất các biện pháp của Chính phủ nhằm bảo đảm ATVSLĐ
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và có tính thực tiễn.
Ngoài các công trình nghiên cứu về ATVSLĐ, chúng ta còn cần kể đến
các văn bản pháp luật của các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số
nước Châu Á liên quan đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ như: "Luật An
toàn & sức khỏe công nghiệp" của Quốc hội Hàn Quốc; "Luật an toàn và sức
khỏe nơi làm việc" của Quốc hội Singapore; Luật An toàn, sức khỏe nghề
nghiệp của Quốc hội Malaysia [48]; "Luật An toàn Lao động của Nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa" của Quốc hội Trung Quốc.
Như vậy, nghiên cứu các công trình ở nước ngoài có liên quan đến đề
tài luận văn là khá đa dạng, phong phú. Song, tâp trung chủ yếu nghiên cứu
về hệ thống quản lý hay mô hình QLNN đối với ATVSLĐ; các Luật, văn bản
dưới Luật về đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên,
nghiên cứu về QLNN về ATVSLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp
đồng lao động ở Việt Nam thì chưa thấy có công trình nghiên cứu nào.
11

Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu, có thể thấy trong giới hạn của luận
văn xin tổng hợp lại hệ thống quản lý của các nước và các tổ chức quốc tế
công bố như sau:
* Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo hướng dẫn của Tổ chức lao động
Quốc tế (ILO-OSH 2001)
ILO đặt ra Hiến chương với các nguyên tắc để bảo vệ người lao động
khỏi bệnh tật và phát sinh chấn thương từ việc làm của họ. Trên cơ sở đó, ILO
xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm cung cấp
các công cụ cần thiết cho chính phủ các nước thành viên, NSDLĐ và NLĐ để
bảo đảm tối đa sự an toàn trong công việc.
ILO đưa ra nguyên tắc là người lao động cần được bảo vệ khỏi bệnh
tật, bệnh tật và thương tích do phát sinh từ việc làm của NLĐ. Tuy nhiên,
thực tế là rất khác nhau. ILO ước tính rằng mỗi năm có 2,02 triệu người chết
vì các tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc. Hơn 317 triệu người bị
bệnh nghề nghiệp, và có khoảng 337 triệu vụ tai nạn liên quan đến công việc
gây tử vong và không gây tử vong mỗi năm. Sự đau khổ gây nên bởi những
tai nạn và bệnh tật như vậy đối với công nhân và gia đình họ là không thể
đếm được. Về mặt kinh tế, ILO đã ước tính rằng 4% GDP hàng năm của thế
giới bị mất do hậu quả của BNN và TNLĐ. Người sử dụng lao động phải đối
mặt với những khoản tiền hưu sớm sớm, mất nhân viên có tay nghề, phí bảo
hiểm cao do các tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc. Tuy nhiên, nhiều
bi kịch này có thể ngăn ngừa thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng
ngừa, báo cáo và kiểm tra. Các tiêu chuẩn của ILO về an toàn và vệ sinh lao
động cung cấp các công cụ thiết yếu cho các chính phủ, người sử dụng lao
động và người lao động để thiết lập các thông lệ như vậy và để đảm bảo an
toàn tối đa trong công việc.
Với chiến lược toàn cầu, bên cạnh công ước khung 155 về an toàn và
sức khỏe nơi làm việc, ILO còn khuyến nghị theo 12 công ước, như: An toàn
trong xây dựng, An toàn trong khai thác mỏ, sử dụng Amiang… ILO còn đưa
12

ra một bộ “Qui tắc thực hành” (Code of Practice) đặt ra những hướng dẫn
thiết thực cho các cơ quan QLNN, NSDLĐ, đại diện NLĐ nhằm xây dựng
những qui định riêng để quản lý ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Ví dụ: Quy tắc
thực hành hướng dẫn về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ở một số ngành
kinh tế (xây dựng, các mỏ lộ thiên, mỏ than, các ngành công nghiệp sắt thép,
kim loại màu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu và sửa chữa tàu,
lâm nghiệp…). Nội dung bảo vệ người lao động đối với nguy hiểm nhất định
(bức xạ, laser, đơn vị hiển thị hình ảnh, hóa chất, amiăng, chất khí…) với các
biện pháp nhất định (hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp; hướng
dẫn giám sát sức khỏe của NLĐ,…).
Theo đó, ILO đã thông qua hơn 40 tiêu chuẩn cụ thể nhằm đối phó với
ATLĐ và sức khỏe, cũng như hơn 40 Quy tắc thực hành. Gần một nửa số
công cụ của ILO để giải quyêt trực tiếp hoặc gián tiếp với các vấn đề an toàn
và SKNN.
Trong tất cả các công ước và các tiêu chuẩn của ILO, thì không có công
ước, tiêu chuẩn nào giành riêng cho các khu vực có quan hệ lao động và
không có HĐLĐ (không phân biệt). Mà đích nhắm tới của họ là tính mạng và
sức khỏe NLĐ, cho dù họ làm việc ở đâu, trong môi trường nào [14].
Trong tất cả các hệ thống do ILO công bố, có riêng hệ Hệ thống quản
lý ATVSLĐ (viết tắt là ILO-OSH 2001): Hệ thống quản lý này được đánh giá
dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, nghiên cứu các chuyên gia
đầu ngành trên thế giới. Là một công cụ quốc tế quan trọng để Hệ thống quản
lý ATVSLĐ có thể phát triển tại các quốc gia do ILO đưa ra nhằm mục đích
nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ đã được các chính phủ,
đại diện của NLĐ, NSDLĐ công nhận trên toàn cầu.
Trong thực tiễn, quá trình sản xuất - kinh doanh của bất kỳ một doanh
nghiệp hay cơ sở nào đều phải tuân thủ 05 khâu sau để đảm bảo ATVSLĐ:
Một là, chính sách quản lý ATVSLĐ: tức là công tác quản lý ở cơ sở
muốn tốt thì việc thực hiện đưa hệ thống quản lý ATVSLĐ vào là rất cần
13

thiết, tạo điều kiện liên tục để đánh giá có hệ thống thực trạng công tác
ATVSLĐ từ đó xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện được các hoạt
động ATVSLĐ; thúc đẩy sự tham gia của NLĐ và đại diện của NLĐ ở cơ
sở; định kỳ đánh giá tính khả thi của chính sách nhà nước về ATVSLĐ.
Hai là, hoạt động quản lý ATVSLĐ được tổ chức vận hành: nhằm thực
hiện yếu tố tổ chức trong hệ thống quản lý ATVSLĐ, các chủ thể sản xuất -
kinh doanh phải vận hành các hoạt động quản lý ATVSLĐ trong đó phải có
sự tham gia của NLĐ và NSDLĐ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đảm
bảo ATVSLĐ cho NLĐ đồng thời chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực
hiện các hoạt động ATVSLĐ và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống ATVSLĐ.
Ba là, quản lý ATVSLĐ thông qua lập kế hoạch và tổ chức thực hiện:
công tác ATVSLĐ muốn tổ chức và thực hiện có hiệu quả ở cơ sở cần phải
lập kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở. Kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở cần phải đầy đủ,
phù hợp với cơ sở và phải xây dựng trên cơ sơ đánh giá các yếu tố rủi ro
(thông qua các bảng kiểm định về ATVSLĐ). Kế hoạch ATVSLĐ khi đã
được thông qua thực hiện nhằm hỗ trợ việc tuân thủ và thực hiện tốt hơn các
quy định của luật pháp quốc gia; thực hiện tốt hơn hệ thống quản lý ATVSLĐ
ở cơ sở; trợ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện ĐKLĐ, giảm TNLĐ,
BNN.
Bốn là, đánh giá và giám sát quản lý ATVSLĐ: đánh giá và giám sát
công tác ATVSLĐ phải được lập hồ sơ theo dõi và định kỳ thường xuyên
xem xét lại. Khi đánh giá phải dựa trên cơ sở trách nhiệm và nghĩa vụ của
từng thành viên được phân công ở 2 yếu tố của Hệ thống quản lý ATVSLĐ.
Người đại diện thực hiện công tác đánh giá và giám sát được lựa chọn phải
phù hợp với quy mô, tính chất của từng mục tiêu ATVSLĐ ở cơ sở; các biện
pháp định tính, định lượng trong quá trình đánh giá phải khách quan, phù hợp
với yêu cầu của cơ sở.
Năm là, hoạt động cải tiến, hoàn thiện chu trình, nội dung quản lý
ATVSLĐ: là việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa, khắc phục các tồn tại dựa
14

trên kết quả kiểm tra, đánh giá đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp, xếp
đặt thứ tự ưu tiên để cải thiện, đánh giá hệ thống quản lý để tiếp tục hoàn thiện.
Để xây dựng được một hệ thống quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp
hay cơ sở sản xuất - kinh doanh phải tuân thủ cả 5 yếu tố trên của hệ thống
quản lý một cách thường xuyên.
* Hệ thống quản lý ATVSLĐ do Cơ quan tiêu chuẩn Anh công bố (BS
8800: 2004)
Đây thực chất là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ATVSLĐ ở doanh
nghiệp đã được Cơ quan tiêu chuẩn Anh (BSI) biên soạn và ban hành lần đầu
vào năm 1996 có tên tiêu chuẩn BS 8800: 1996. Năm 2004 phiên bản được
thay đổi (BS 8800:2004).
Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800: 2004 bao gồm 07 thành phần chính:
(1) Xem xét ban đầu (Initial Review);
(2) Chính sách (Policy);
(3) Tổ chức bộ máy (Organizing);
(4) Hoạch định và thực hiện (Planning & Implementing);
(5) Đo lường kết quả hoạt động (Measuring performance);
(6) Kiểm toán (Audit);
(7) Xem xét kết quả hoạt động (Performance review).
* Hệ thống quản lý ATVSLĐ của nước Mỹ (ANSI Z10)
Hoa Kỳ ANSI Z10 xây dự Tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý
ATVSLĐ được xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh Công
nghiệp Hoa Kỳ (AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện
tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI, American National Standards Institute).
Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ANSI Z10 được ban hành năm 2005 và sử
dụng chu trình quản lý Deming (Plan - Do - Check - Act), bao gồm 4 thành
phần chính:
(1) Hoạch định (Planning);
(2) Thực hiện và vận hành (Implementation and Operation);
15

(3) Đánh giá và hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action);
(4) Xem xét của lãnh đạo (Management Review). Sự quản lý của lãnh
đạo và sự tham gia của NLĐ luôn được thể hiện trong các khâu này.
* Hệ thống quản lý ATVSLĐ do Viện Tiêu chuẩn Anh công bố
OHSAS 18001:2007.
Viện Tiêu chuẩn Anh nghiên cứu về Hệ thông quản lý ATVSLĐ - Hướng
dẫn thực hiện OHSAS 18001:2007 (Occupational Health and Safety Management
Systems - Guide lines for the Im plemen ta tio nof OHSAS18001:2007). Tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007 là phiên bản hiện đang được sử dụng phổ biến
rộng rãi trong ATVSLĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Về thực chất, OHSAS
18001: 2007 là một tiêu chuẩn mang tính hệ thống về quản lý an toàn, sức
khỏe nghề nghiệp. Hiện nay, Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được quốc tế
công nhận và được áp dụng phổ biến, rộng rãi tại các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất. Đồng thời, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đã giúp cho các chủ thể kinh
tế, tổ chức kiểm soát được việc tuân thủ các yêu cầu của luật định về vấn đề
an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
* Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý ATVSLĐ do tổ chức Tiêu chuẩn
quốc tế công bố (ISO 45001-2018).
Hệ thống quản lý ATVSLĐ ISO 45001-2018 do Ủy ban tiêu chuẩn hóa
quốc tế ISO ban hành. Tên đầy đủ của tiêu chuẩn là: ISO 45001 - 2018 - Hệ
thống quản lý ATVSLĐ - các yêu cầu, được chính thức ban hành ngày
12/3/2018.
ISO 45001 là một tiêu chuẩn dần thay thế OHSAS 18001 trong tương lai
và sẽ trở thành tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn sức khỏe
nghề nghiệp. Không chỉ thay thế cho OHSAS 18001 mà nó còn tương thích
với hệ thống quản lý khác như tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001,..
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản
lý sức khỏe và an toàn lao động. Thêm vào đó là hướng dẫn sử dụng, cho
phép doanh nghiệp, cơ sở chủ động cải thiện hiệu suất Sức khỏe và An toàn
16

Nghề nghiệp.
ISO 45001 cho phép một doanh nghiệp, cơ sở thông qua hệ thống quản
lý Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp, để tích hợp các khía cạnh khác về sức
khỏe và an toàn như chăm sóc sức khỏe/phúc lợi nhân viên; nhưng cần lưu ý
rằng một doanh nghiệp có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành
để giải quyết các vấn đề đó.
Giống như Tiêu chuẩn BS OHSAS 18001, tiêu chuẩn mới ISO 45001
được thiết lập dựa trên mô hình "Hoạch định, Thực hiện, Kiểm tra, Hành
động" (PDCA). Giống như các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn ISO 45001 phù
hợp với “Cơ cấu cao cấp” (cơ cấu, các mô-đun và định nghĩa được tiêu chuẩn
hóa), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích hợp với các hệ thống quản lý
đã từng được thực hiện theo các tiêu chuẩn khác nhau.
Các điều khoản được cấu trúc Tiêu chuẩn hóa:
Cấu trúc các điều khoản của Tiêu chuẩn ISO 45001 là một lợi thế quan
trọng. Tiêu chuẩn quốc tế này hướng đến tiêu chuẩn hóa "Cấu trúc các điều
khoản", nhằm đảm bảo một cách hệ thống, đồng nhất cho mọi hệ thống quản
lý cũng như cách áp dụng thống nhất các văn bản và thuật ngữ chung.
Cấu trúc thống nhất được xem là cơ sở cho việc chứng nhận các hệ thống
quản lý, giúp chúng ta hiểu được tiêu chuẩn cũng như tạo điều kiện cho việc
xây dựng và chứng nhận tích hợp các hệ thống quản lý. Ví dụ: Việc tiêu
chuẩn hóa "Cấu trúc các điều khoản" đảm bảo tương đồng về mặt cấu trúc với
các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001 dành cho chất lượng và ISO 14001
dành cho môi trường.
Hiện nay trên thế giới, các quốc gia đều có hệ thống quản lý nhà nước về An
toàn vệ sinh lao động. Dưới đây trình bày về hệ thống quản lý Nhà nước về an
toàn vệ sinh lao động ở một số quốc gia tiêu biểu. Cụ thể như sau:
* Australia
Theo Luật ATVSLĐ Australia, người sử dụng lao động, nhà kinh
doanh, người lao động được yêu cầu phải đảm bảo "sức khoẻ và an toàn của
17

người lao động, và những người khác tại nơi làm việc" cho đến mức "thực tế
hợp lý".
Để xác định "thực tế hợp lý" tất cả các vấn đề liên quan được tính
đến, bao gồm:
- Khả năng xảy ra nguy cơ hoặc rủi ro liên quan xảy ra;
- Mức độ nguy hại có thể là kết quả của nguy cơ hoặc rủi ro; những gì
mà người có liên quan được biết, hoặc phải biết một cách hợp lý về nguy cơ
hoặc nguy cơ, và về cách loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro;
- Phải có các giải pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ;
- Sau đánh giá mức độ rủi ro và các giải pháp có thể loại bỏ hoặc giảm
thiểu rủi ro, NSDLĐ cần tính toán đến các chi phí liên quan để loại bỏ hoặc
giảm thiểu rủi ro, so với thiệt hại do nguy cơ gây ra (tính toán chi phí-lợi ích).
Luật ATVSLĐ yêu cầu NSDLĐ, NLĐ bất kể làm việc trong nhà máy
hay ở làm việc tại nhà phải tuân thủ với một số tiêu chuẩn. Trường hợp luật
ATVSLĐ yêu cầu phải tuân thủ đến những tiêu chuẩn cụ thể nào, nếu
không làm theo sẽ bị coi là vi phạm luật.
Điều quan trọng cần lưu ý là các tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn về các
vấn đề cụ thể, Tiêu chuẩn có thể được áp dụng cho tòa án khi xác định một
TNLĐ hay BNN xem NSDLĐ hay NLĐ đã tuân thủ luật ATVSLĐ không. Ví
dụ, có thể có các biện pháp kiểm soát rủi ro khác mà mà một tiêu chuẩn đã
nêu để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ trong hoàn cảnh của mỗi cơ sở.
Theo cơ quan ATLĐ Australia (WorkSafe), Tiêu chuẩn là tài liệu được ban
hành để cung cấp các hướng dẫn giúp đảm bảo an toàn, đảm bảo hiệu suất và có độ
tin cậy thông qua các đặc điểm của sản xuất, hàng hoá, dịch vụ và hệ thống.
Ở Australia, có thể sử dụng song hành các tiêu chuẩn Australia và quốc
tế, cũng như các tiêu chuẩn do các nhà quản lý quy định và các tiêu chuẩn
ngành do các hiệp hội ngành nghề tạo ra nhằm mục đích duy trì một tiêu
chuẩn về hiệu quả hoạt động trong các ngành.
18

Tiêu chuẩn có thể được coi là thông tin mà NSDLĐ, NLĐ biết hoặc
phải biết một cách hợp lý về một nguy cơ và về các giải pháp để giảm thiểu
rủi ro hoặc loại bỏ.
Khi xem xét một sự việc có liên quan tới ATVSLĐ, cơ quan quản lý sẽ
phải đánh giá sự liên quan của một tiêu chuẩn tới quá trình làm việc. Có thể
cần phải thực hiện các biên pháp quản lý rủi ro vượt ra ngoài các mục tiêu đã
nêu trong một tiêu chuẩn nhằm loại bỏ hoặc làm giảm nguy cơ cho đến mức
có thể thực hiện một cách hợp lý.
Doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro và kiểm soát nó thường xuyên theo
kế hoạch. Thông qua những đánh giá này, có thể đề xuất sửa đổi hoặc ban
hành một tiêu chuẩn mới để xác định và giải quyết các rủi ro mà trước đây
chưa được xem xét.
Nếu một tiêu chuẩn mới hoặc tiêu chuẩn được sửa đổi xác định những
mối nguy mới hoặc đưa ra các kiểm soát rủi ro mới hoặc tốt hơn mà trước đây
chưa được xem xét thì doanh nghiệp nên áp dụng để giải quyết các mối nguy
đó và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp.
Theo luật Australia, việc tuân thủ tiêu chuẩn của Australia là bắt buộc,
để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý của Australia. Vì tiêu chuẩn
Australia được xây dựng cho các nơi làm việc của Australia, kể cả trong nhà
máy và lao động cá thể và có thể chứa nhiều thông tin liên quan hơn cho các
điều kiện hoạt động trên lãnh thổ Australia, như các yếu tố địa lý, điều kiện
khí hậu, yêu cầu về giấy phép vv. Tiêu chuẩn quốc tế có thể là được xem xét
kết hợp với Tiêu chuẩn Australia tương đương. Tiêu chuẩn quốc tế có thể là
một nguồn bổ sung hữu ích cho người làm nhiệm vụ, đặc biệt khi sử dụng đạt
được mức độ an toàn chung tương đương hoặc tốt hơn so với Tiêu chuẩn
Australia, tương đương.
Đối với một danh sách các tiêu chuẩn đã được tham chiếu vowis
của Luật An toàn và sức khỏe nghề nghiệp 1996. Chuẩn tham chiếu này có
thể được xem như qui định bắt buộc.
19

Australia, trước những năm 1970 đã có những đạo luật, các tiêu chuẩn
kèm theo nhằm điều chỉnh các mối nguy hiểm, yếu tố rủi ro tại nơi làm việc.
Cho đến những năm 1970 và những năm 1980, các tiêu chuẩn này tập trung
chủ yếu vào các biện pháp quy tắc như xác định các biện pháp ngăn ngừa
thương tích cho công nhân vận hành máy, thiết bị có yếu tố nguy hiểm. Tuy
nhiên, kể từ khi Quốc Hội Australia thông qua đạo luật Sức khỏe và An toàn
năm 1985 (sửa đổi qua các năm 2004, 2008, 2012) Australia đã ban hành các
quy chế về sức khỏe và ATLĐ để thiết lập các tiêu chuẩn cần đạt được cho
việc quản lý các mối nguy hiểm, yếu tố rủi ro đặc biệt như sử dụng máy, thiết
bị, hóa chất, tiếng ồn và lao động thủ công.
Từ tháng 7 năm 2008, trên cơ sở hài hòa các Luật An toàn và sức khỏe
nghề nghiệp của các tiểu bang, Australia xây dựng đạo Luật An toàn và sức
khỏe nơi làm việc (WHS) toàn lãnh thổ Australia với mục tiêu chính là xác
định nguy cơ, đánh giá, đánh giá và kiểm soát yếu tố rủi ro [21].
* Cộng hòa Liên bang Đức:
Năm 1974, Quốc hội Đức thông qua luật Lao động mới và văn bản
dưới luật là Pháp lệnh (Auftrag) về An toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Đến năm
1996 Pháp lệnh này được sửa thành luật Môi trường làm việc
(Arbeitsschutzgesetz). Trong đó các qui định về phòng chống tai nạn thương
tích, nhận định các vấn đề về an toàn của thiết bị điện, bình áp lực, thiết bị khí,
trang thiết bị bảo hộ cá nhân, chống cháy nổ, máy móc thiết bị, thang máy, bao
bì,… với yêu cầu bắt buộc tuân thủ như là Quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc.
Khung pháp lý về ATVSLĐ của Đức được đặc trưng bởi việc ảnh
hưởng tới các chỉ thị của Châu Âu. Chỉ thị này thực hiện ở cấp quốc gia. Các
quy định và hành động quốc gia của Đức. Các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật bổ
sung cho các quy định quốc gia trên cơ sở tự nguyện.
Hệ thống ATVSLĐ của Đức (OSH) bao gồm nhiều bên liên quan:
Trong khi Nhà nước Liên bang (Bund) và đặc biệt là Bộ Lao động & Xã hội
20

Liên bang ban hành các đạo luật về ATVSLĐ và hành động ở cấp quốc gia,
các bang (Länder hoặc Bundesländer) dưới sự giám sát của Liên bang.
Hướng dẫn 89/391/EEC của Cộng đồng kinh tế Châu Âu về việc
khuyến khích áp dụng các biện pháp cải tiến về an toàn, sức khoẻ tại nơi làm
việc của NLĐ mà chủ yếu được chuyển đổi theo Đạo luật An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp của Đức (Arbeitsschutzgesetz, ArbSchG). Đó chính là các
nguyên tắc cơ bản về ATVSLĐ cho NSDLĐ và NLĐ.
Các luật và quy định quan trọng khác về an toàn và sức khoẻ tại nơi
làm việc là:
- Luật Hóa chất;
- Đạo luật an toàn sản phẩm;
- Đạo luật thời gian làm việc;
- Luật về ATVSLĐ cho lao động trẻ tuổi;
- Luật bảo vệ bà mẹ nuôi con;
- Đạo luật khai thác khoáng sản liên bang;
- Pháp lệnh về ATVSLĐ nơi làm việc;
- Pháp lệnh về An toàn sản xuất;
- Pháp lệnh về các chất nguy hại;
- Pháp lệnh về Bệnh nghề nghiệp;
- Pháp lệnh về an toàn và sức khoẻ trong công việc liên quan; đến các
cơ sở sinh học;
- Pháp lệnh an toàn trong xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, các tổ chức bảo hiểm tai nạn xã hội (là tổ chức công
cộng) - trên cơ sở pháp định của quyển VII của Bộ luật Xã hội Đức - ban
hành các quy định về ngăn ngừa tai nạn. Quy định này liên quan đến lĩnh vực
nào và nó cụ thể hoá các luật, các quy định về ATVSLĐ nói chung.
Các quy tắc kỹ thuật (Technische Regeln) và các quy tắc khác là các
khuyến nghị nhằm giải thích thêm cho luật và cho các quy định. Chúng phản
ánh tình trạng công nghệ, ATVSLĐ cũng như nhận thức khác liên quan đến
21

các hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ các chất độc hại). Các quy tắc
này không có tính pháp lý, nhưng nếu người dùng (NSDLĐ, cá nhân NLĐ)
thực hiện theo các quy tắc này, họ sẽ hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý của
họ, bao gồm:
- Các quy tắc kỹ thuật đối với các chất nguy hại;
- Các quy tắc kỹ thuật cho các tác nhân sinh học;
- Các quy tắc kỹ thuật về an toàn vận hành;
- Các quy tắc kỹ thuật cho ATVSLĐ tại nơi làm việc;
- Các quy tắc kỹ thuật cho việc điều chỉnh tiếng ồn và rung động;
- Các quy tắc về chăm sóc sức khoẻ nghề nghiệp;
- Các tiêu chuẩn và các quy định dưới luật khác là những cơ hội để cụ
thể hóa luật về ATVSLÐ.
Bộ Lao động & Xúc tiến Liên bang chịu trách nhiệm quản lý các doanh
nghiệp cũng như các cá nhân trong công tác ATVSLĐ. Các cá nhân khi tham
gia lao động đều phải tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN cho các cơ quan bảo
hiểm TNLĐ của Đức tham gia kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật lao
động của các tổ chức và cá nhân.
Các mục tiêu chung của: Đạo luật An toàn & sức khỏe nghề nghiệp là
duy trì, cải thiện và thúc đẩy sự an toàn & sức khoẻ của NLĐ thông qua việc
thực hiện có hiệu quả và có hệ thống ATVSLĐ, bao gồm các biện pháp
khuyến khích sức khoẻ tại nơi làm việc (WHP). Ngoài ra, tăng cường nhận
thức về an toàn và sức khoẻ trong NSDLĐ và NLĐ bằng Đạo luật An toàn và
SKNN. Giảm tai nạn lao động và bệnh tật liên quan đến công việc của NLĐ.
Hiện nay, Đức có 42 nhóm các chế định kỹ thuật (Các tiêu chuẩn kỹ
thuật bắt buộc) được hiểu là Quy chuẩn (Verordnung) và có 78 BNN được
nhà nước bảo hiểm với 6 nhóm bệnh được công nhân và thực hiện [15].
* Hoa Kỳ
An toàn, sức khoẻ nghề nghiệp là trọng tâm của công tác quản lý sản
xuất của Hoa Kỳ vì mỗi năm gần 5.000 NLĐ chết vì tai nạn ở nơi làm việc,
22

trong khi khoảng 6 triệu NLĐ ở cả trong và ngoài nước bị tai nạn thương tích
từ nhẹ tới nặng không gây tử vong, với chi phí hàng năm cho bảo hiểm tai nạn
thương tích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là trên 125 tỷ đô la.
Năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật về ATLĐ và sức khỏe
để đảm bảo an toàn cho NLĐ. Mục tiêu là các doanh nghiệp phải đảm bảo an
toàn, sức khoẻ cho NLĐ tại nơi làm việc, như việc hạn chế tiếp xúc với các
hóa chất độc hại, mức độ ồn quá mức, nguy hiểm cơ khí, nhiệt hoặc lạnh,
hoặc điều kiện làm việc không vệ sinh.
Năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập cơ quan ATVSLĐ (OSHA)
va yêu cầu cơ quan này ban hành và thực thi các tiêu chuẩn cho việc đảm
bảosức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc. OSHA là một bộ phận của Bộ Lao
động Hoa Kỳ giám sát việc quản lý Đạo luật và thực thi các tiêu chuẩn ở tất
cả 50 tiểu bang.
Đồng thời, Quốc hội thành lập Viện Quốc gia về An toàn & Sức khỏe
nghề nghiệp (NIOSH), có nhiệm vụ là để cung cấp cho OSHA, doanh nghiệp
và NLĐ về các kiến thức và nghiên cứu các vấn đề về an toàn và sức khoẻ tại
nơi làm việc; Ủy ban đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (OSHRC) có
chức năng thanh tra, kiểm tra, đồng thời xem xét phúc thẩm các hành động
cưỡng chế thực hiện của OSHA.
NSDLĐ nước ngoài, những người làm việc tại Hoa Kỳ bị ràng buộc
bởi các tiêu chuẩn và quy định của OSHA. Tuy nhiên, Mục 4 của Đạo luật An
toàn Lao động quy định thẩm quyền của OSHA được giới hạn tại nơi làm việc
trong phạm vi nước Mỹ.
OSHA có quyền hạn rất lớn để tiến hành kiểm tra tại nơi làm việc, phát
hành thông báo vi phạm và lệnh giảm nhẹ, phạt tiền, ban hành các tiêu chuẩn
mới, đình chỉ hoạt động hoặc buộc NSDLĐ phải thực hiện các giải pháp đảm
bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc có nguy cơ cao cho NLĐ.
23

Theo Đạo luật về ATVSLĐ, NSDLĐ, người lao động tự do phải tuân
thủ các tiêu chuẩn cụ thể do OSHA ban hành, như được nêu trong mục 29 của
Quy chế Liên bang (29 CFR) để đảm bảo an toàn cho NLĐ.
Nhìn chung, các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn ATVSLĐ ở Hoa
Kỳ đều rất có quy tắc và có xu hướng tập trung vào các mối nguy và kỹ thuật
cơ bản, không chú trọng đến các hệ thống quản lý, quá trình và sự lãnh đạo
(tương đối giống với phong cách của Đạo luật Nhà máy Anh năm 1961).
Ở Mỹ, các tiêu chuẩn an toàn luôn phải thay đổi để theo kịp sự phát
triển công nghiệp và công nghệ. Tuy nhiên, có nhiều điểm mà yêu cầu về
an toàn tại nơi làm việc ở Mỹ tụt hậu so với các nước EU.
Các tiêu chuẩn An toàn & sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) ban hành
phải xây dựng một quá trình mở rộng và kéo dài tới bao gồm thời gian gia
công, thông báo để các doanh nghiệp và đại diện người lao động tham gia
đóng góp [23].
* Anh
Vương quốc Anh quy định có truyền thống lâu đời nhất thế giới (từ
năm 1853) về các liên quan đến y tế và ATLĐ.
Luật về sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc năm 1974 (còn gọi là
HSW) là bộ luật chính về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp ở Anh. Cơ quan
quản lý Sức khoẻ và An toàn, chính quyền địa phương (và các cơ quan thực
thi khác) có trách nhiệm thực thi Đạo luật và các tiêu chuẩn ATVSLĐ có liên
quan đến môi trường làm việc.
Đạo luật HSW đưa ra vấn đề mà các quy định, tiêu chuẩn phải đi vào
cụ thể. Các quy định, tiêu chuẩn được sử dụng để bổ sung chi tiết cho các
nhiệm vụ chính trong Đạo luật HSW.
Bộ Y tế và An toàn (HSE) là nơi phê duyệt và ban hành các qui tắc và
tiêu chuẩn an toàn & sức khỏe nghề nghiệp. Các qui tắc và tiêu chuẩn này
cung cấp các hướng dẫn thực tế về các điều trong Đạo luật HSW hoặc các yêu
cầu của thực tế sản xuất. Các quy định đặt mục tiêu; các qui tắc và tiêu chuẩn
24

này không phải là luật nhưng có một vị thế pháp lý đặc biệt, có nghĩa là nếu
xảy ra những rủi ro mà xác định doanh nghiệp không tuân thủ các qui tắc và
tiêu chuẩn này, thì doanh nghiệp sẽ bị truy tố.
Đạo luật HSW dựa trên nguyên tắc là những người tạo ra rủi ro cho
nhân viên, cho chính mình hoặc những người khác khi thực hiện các hoạt
động làm việc có trách nhiệm kiểm soát những rủi ro đó. Đạo luật đặt trách
nhiệm cụ thể lên NSDLĐ, người đang làm việc (kể cả làm việc tự do), nhà
thiết kế, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà cung cấp.
Theo các điều khoản chính của Đạo luật, NSDLĐ có trách nhiệm pháp
lý về sức khoẻ và sự an toàn của nhân viên và những người có thể bị ảnh
hưởng và chịu rủi ro tại nơi sản xuất của họ và được quyền đảm bảo an toàn
& sức khỏe nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn hiện hành.
Có rất nhiều quy định về sức khỏe và An toàn (HSE) để qui định và
triển khai ở nơi làm việc khác nhau, từ sức khỏe và an toàn tại cơ sở như
trường học, bệnh viện, nhà máy, công trường thi công: khí đốt, dầu lắp đặt
ngoài khơi, an toàn của lưới điện và hệ thống phân phối điện, cơ sở hạt nhân,
hàng hóa và nhiều khía cạnh khác để bảo vệ NLĐ và cả người tiêu dùng.
An toàn & sức khỏe nghề nghiệp qui định là các tiêu chuẩn bắt buộc,
thống nhất mà tất cả các tổ chức và cá nhân đều phải thực hiện trên cơ sở cơ
quan An toàn, sức khỏe và môi trường thuộc quốc hội Anh đảm trách (HSE)
qui định từ năm 1999 [20].
* Nhật:
Năm 1911, khi ban hành Luật Nhà máy thì một trong những điều khoản
buộc chủ các nhà máy thực hiện để hạn chế NLĐ tiếp xúc với các bệnh truyền
nhiễm đến sức khỏe NLĐ. Năm 1938, một quy định bắt buộc khám sức khỏe
hàng năm của NLĐ để kiểm soát bệnh lao được sửa đổi. Các chính sách liên
quan đến SKNN đã tiếp tục phát triển kể từ đó, và nhiều loại hình đánh giá
các mối nguy hiểm tiềm năng trong lao động đã được giới thiệu [18].
25

Hệ thống pháp luật ATVSLĐ của Nhật bao gồm: Luật (Luật an toàn &
sức khỏe công nghiệp; Luật tổ chức phòng chống tai nạn công nghiệp và Luật
quan trắc môi trường làm việc), văn vản dưới Luật (hướng dẫn về ATLĐ và
hệ thống quản lý y tế; đánh giá rủi ro) là các pháp lệnh khác có liên quan
(Order - tương đương với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo cách giải
thích của GS.TS.H.Jonai, trường Đại học kỹ thuật Tokyo).
Luật An toàn & sức khỏe công nghiệp sửa đổi năm 2005 có hiệu lực
tháng 4.2006, Nhật Bản đã yêu cầu các cơ quan liên quan xây dựng các tiêu
chuẩn đánh giá rủi ro tại nơi làm việc cho các ngành sản xuất khác nhau.
Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ của Nhật đều không qui định đối
tượng áp dụng cho khu vực có hay không có HĐLĐ, mà phạm vi áp dụng của
nó bao phủ tất cả những nới có lao động [18].
* Trung Quốc:
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản làm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong thập kỷ qua, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trung bình khoảng 10%
mỗi năm. Trung Quốc đã đạt được một sự phát triển kinh tế nhanh chóng, đặc
biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Trong năm 2010, Trung Quốc đã trở thành
nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với sản lượng sản xuất vượt Mỹ và Nhật Bản.
Đằng sau sự phát triển kinh tế nhanh chóng này, một dân số lao động khổng
lồ đang hướng đất nước này tiếp tục có những tiến bộ to lớn trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Theo số liệu điều tra dân số được công bố vào tháng 4 năm
2011 (Trung Quốc đại lục), dân số Trung Quốc đã vượt qua con số 1,33 tỷ
người, với hơn 700 triệu người trong độ tuổi lao động.
Theo báo cáo năm 2015 đã có hơn 200 triệu người bị các nguy cơ nghề
nghiệp tồn tại trong 16 triệu doanh nghiệp (Giống ở Việt Nam, Trung Quốc
không có các số liệu ở khu vực lao động tự do). Tuy nhiên, số liệu thống kê
còn cách xa với thực tế, theo Bộ Y tế thống kê số liệu trong năm 2012 đã phát
hiện 27.240 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tăng gấp đôi so với 13.218
trường hợp năm 2001. Trong số này, bệnh bụi phổi chiếm 94%.
26

Hiện nay Trung Quốc đã trở thành "Công xưởng của thế giới" và các
luật, hệ thống luật pháp về sức khoẻ & an toàn nghề nghiệp đang nỗ lực để
theo kịp được được tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Trong 20 năm qua, những thay đổi kinh tế và xã hội đang diễn ra ở
Trung Quốc là chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Người dân Trung Quốc
đã trải qua một quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ xã hội nông nghiệp nông
thôn sang xã hội công nghiệp đô thị và người lao động đã phải đối mặt với
nhiều loại hình công nghiệp mới và nguy cơ sức khoẻ trong một thời gian
ngắn. Pháp luật về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của Trung Quốc đang cố
gắng điều chỉnh và thậm chí cải cách để theo kịp với những thay đổi này.
Chính phủ đã ban hành một loạt các luật, quy định và các nghị định quy
định về quyền của NLĐ và bảo vệ sức khoẻ và an toàn.
Luật Lao động được ban hành từ ngày 5 tháng 7 năm 1994 và có hiệu
lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Luật này là cơ sở cơ bản để xét xử quan hệ
lao động và đã thiết lập hệ thống hợp đồng lao động và hợp đồng nhóm, cơ
chế phối hợp ba bên để giải quyết tranh chấp và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn
lao động.
Khung quy định của chính phủ có tác động quan trọng đến hệ thống
pháp luật về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp. Năm 2001 và 2002, Quốc hội
Trung Quốc đã thông qua luật phòng chống bệnh nghề nghiệp và Luật an
toànsản xuất. Hai luật quan trọng này cho phép Bộ Y tế và Cục ATLĐ đảm
nhận nhiệm vụ và trách nhiệm theo 2 hệ thống.
Hệ thống quy định về sức khoẻ nghề nghiệp
Hệ thống quản lý y tế toàn quốc từ chính quyền trung ương đến chính
quyền quận hạt bao gồm các bộ phận hành chính y tế của Bộ Y tế, tỉnh, thành
phố và cấp quận. Ngoài ra, trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) và viện
phòng chống bệnh nghề nghiệp các cấp là các cơ quan dịch vụ y tế rất quan
trọng, liên kết với hệ thống quản lý này. Các cơ quan này nằm dưới sự giám
sát của phòng hành chính Y tế, phạm vi công việc của họ bao gồm:
27

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp;
- Chuẩn đoán, khám sức khoẻ BNN và điều trị;
- Giám sát và báo cáo, đánh giá rủi ro nghề nghiệp;
- Nghiên cứu kiểm soát BNN và biện pháp phòng ngừa.
Ví dụ, các viện nghiên cứu phòng chống BNN các cấp cung cấp hỗ trợ
kỹ thuật và phối hợp với các bệnh viện để điều trị bệnh nghề nghiệp và ngộ
độc lao động. CDC quốc gia đã thiết lập một hệ thống báo cáo mạng lưới toàn
quốc về đăng ký trường hợp BNN. Mỗi trường hợp được phát hiện có BNN
và ngộ độc lao động sẽ được đăng ký thông qua hệ thống này, và những dữ
liệu liên quan đến sức khoẻ đó sẽ được thông báo cho cơ quan hành chính y
tế. "Bệnh nghề nghiệp" trong luật đề cập đến các bệnh do bụi công nghiệp,
chất độc hại, chất phóng xạ và các chất có hại khác trong công việc.
Cơ quan Y tế thường xuyên tiến hành đánh giá các mối nguy hiểm
nghề nghiệp để đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn này.
Hệ thống quản lý ATLĐ của Trung Quốc:
Hệ thống quản lý ATLĐ của Trung Quốc bao gồm: Ủy ban Nhà nước
về ATLĐ, các ban hành chính về ATLĐ ở cấp tỉnh, thành phố và cấp quận để quản
lý công tác ATVSLĐ của các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn mình.
Không giống như cơ quan quản lý y tế tập trung vào phòng chống
BNN, cơ quan quản lý ATLĐ chủ yếu chịu trách nhiệm về:
- Tính an toàn của tính mạng NLĐ và tài sản tại nơi làm việc;
- Xây dựng các tiêu chuẩn ATLĐ;
- Đánh giá công tác ATLĐ;
- Cứu nạn trong tai nạn;
- Điều tra tai nạn;
- Quản lý hóa chất nguy hiểm như chất dễ cháy, chất nổ, chất phóng xạ
và các chất độc hại cao.
Tính đến tháng 6 năm 2008, Trung Quốc có khoảng 60.000 nhân viên
thực thi pháp luật trong các đơn vị hành chính về ATLĐ trong cả nước, nghĩa
là có khoảng một thanh tra ATLĐ cho mỗi 12.000 NLĐ.
28

Thanh tra an toàn thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp công nghiệp,
tiến hành đánh giá ATLĐ và kiểm tra các giấy phép về sức khoẻ và ATLĐ để
thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy định về an
toàn lao động [17].
* Hàn Quốc
Luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc được ban hành năm 1953 để
điều chỉnh các TNLĐ và BNN, các hành vi pháp lý đầu tiên được nêu trong
Chương VI (từ Điều 64 đến Điều 73) của Luật Tiêu chuẩn Lao động.
Các điều khoản của Luật yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo các
biện pháp an toàn và sức khoẻ của người lao động.
Nền kinh tế Hàn Quốc đang phát triển nhanh nên Luật Tiêu chuẩn Lao
động không đủ điều chỉnh sự gia tăng nhanh chóng các vụ tai nạn trong công
nghiệp. Do đó Luật An toàn & Sức khoẻ Công nghiệp được ban hành năm
1981 và Luật các bệnh bụi phổi năm 1984 đã đảm bảo cho sự an toàn & sức
khoẻ của NLĐ nhằm cải thiện môi trường và ĐKLV. Hai luật này đã nêu rõ
ràng và cụ thể: nghĩa vụ của việc tổ chức đảm bảo an toàn & sức khoẻ trong
các doanh nghiệp, các biện pháp phòng ngừa tác hại nguy hiểm, áp dụng các
tiêu chuẩn an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp dưới sự giám sát, chỉ dẫn của
chính phủ hoặc các tổ chức nghề nghiệp.
Qui định Quản lý An toàn và sức khỏe tại nới làm việc:
Để duy trì sự an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc, chủ sử dụng lao
động phải chuẩn bị cho việc quản lý an toàn và sức khoẻ. Các quy định bao
gồm các vấn đề sau:
- Các vấn đề liên quan đến quản lý an toàn & sức khoẻ, huấn luyện an
toàn và chức năng của nó;
- Các vấn đề liên quan đến việc quản lý an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc;
- Các vấn đề liên quan đến điều tra tai nạn và xây dựng kế hoạch phòng
ngừa tai nạn;
- Qui định về an toàn, sức khoẻ không được trái với thỏa thuận tập thể
và các tiêu chuẩn ATVSLĐ được áp dụng cho nơi làm việc có liên quan [19].
29

* Thái Lan
Để bảo vệ sức khoẻ và phúc lợi, các chiến lược phát triển, hướng dẫn và
các qui chuẩn do Bộ Lao động Thái Lan xây dựng, Thái Lan đã chú trọng vào
việc thúc đẩy các quyền lao động cơ bản, đặc biệt là về an toàn và vệ sinh lao
động, số giờ làm việc, không phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội cho người lao
động nữ và người cao tuổi cũng như NLĐ khuyết tật. Qua đó xây dựng các
tiêu chuẩn cần thiết về quản lý ATVSLĐ phù hợp với các tiêu chuẩn
ATVSLĐ quốc tế.
Chương trình quốc gia về ATVSLĐ lần thứ nhất của Thái Lan cho giai
đoạn 2007-2011 bao gồm 7 chủ đề chính:
- Xây dựng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động;
- Phát triển nhân lực ATVSLĐ;
- Xây dựng mạng lưới thông tin ATVSLÐ;
- Đẩy mạnh nghiên cứu Khoa học ATVSLÐ;
- Phòng chống TNLĐ và thương tích;
- Thúc đẩy các hoạt động phong trào ATVSLÐ.
Chương trình lần thứ hai 2012-2016 tiếp tục bao gồm 4 nội dung chính:
- Xây dựng các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động, phù hợp với các tiêu
chuẩn quốc tế;
- Theo dõi và xây dựng hệ thống kiểm tra ATVSLÐ có hiệu quả;
- Tiến hành nghiên cứu để phát triển, đổi mới về ATVSLĐ;
- Đẩy mạnh và khuyến khích các cơ sở sản xuất thực hiện hệ thống quản
lý ATVSLÐ bền vững.
- Mở rộng phạm vi bảo vệ ATVSLĐ ra khu vực lao động cá thể và lao
động gia đình.
Ủy ban Quốc gia về An toàn, Sức khoẻ và Môi trường làm việc Thái
Lan là cơ quan điều hành, theo dõi, đánh giá chương trình quốc gia. Ủy ban
gồm có Thường trực Bộ Lao động làm Chủ tịch (thứ trưởng), Vụ trưởng Vụ
Quản lý Ô nhiễm, Cục trưởng Cục Kiểm soát bệnh, Vụ trưởng vụ Phát triển
Kỹ năng, Tổng cục trưởng Công trình và Quy hoạch Thị xã và Thành phố,
30

cục trưởng cục công trình, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa phương và cục
trưởng Cục Bảo vệ Lao động và Phúc lợi là thành viên, bao gồm 21 người: 8
lãnh đạo, chuyên viên của 8 cơ quan nói trên và 5 chuyên gia đủ tiêu chuẩn
được bổ nhiệm [37].
Uỷ ban có các quyền hạn và nhiệm vụ:
- Đưa ra kiến nghị với Bộ trưởng về chính sách, công việc kế hoạch,
biện pháp về an toàn lao động, sức khoẻ và môi trường;
- Đề xuất với Bộ trưởng về việc ban hành Tiêu chuẩn, Quy chuẩn,
thông tư để thi hành Luật an toàn, sức khỏe nghề nghiệp Thái Lan;
- Đưa ra ý kiến cho các cơ quan chính phủ về việc thúc đẩy ATLĐ, sức
khoẻ và môi trường;
- Giải quyết các khiếu nại.
* Singapore
Mặc dù diện tích nhỏ hơn thành phố Đà Nẵng (60%). Với dân số
3.360.000 người, có khoảng 70% lao động làm việc trong các ngành dịch vụ,
16% trong ngành sản xuất và 13% trong ngành xây dựng và công trình công
cộng. Trung bình thời gian làm việc của NLĐ là 46,2 giờ/ mỗi tuần, đặc biệt
trong ngành xây dựng lên tới 53 giờ/tuần. Trong năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp
của Singapore chỉ dưới 2,0%.
Năm 2005, Chính phủ Singapore khởi xướng một cuộc cải cách lớn liên
quan tới các quy định về an toàn & sức khỏe nhằm nâng cao trình độ của người
dân trong việc bảo vệ sức khỏe và các vấn đề liên quan đến công tác ATVSLĐ.
Một trong những mục tiêu chính của họ là giảm tỷ lệ tử vong do TNLĐ xuống
còn gần 1,8/100.000 người vào năm 2018, vượt xa con số 4,9/100.000 người
năm 2004. Hầu hết trong số họ bị trượt chân, vấp ngã hoặc rơi từ trên cao xuống.
Bệnh kém thính do tiếp xúc với tiếng ồn chiếm 88% trong các BNN. Tuy nhiên,
trong một số ngành như xây dựng, sản xuất và hàng hải, tỷ lệ TNLĐ vẫn rất cao.
Năm 2006, Luật An toàn & Sức khỏe tại nơi làm việc được thông qua là
công cụ pháp lý về công tác ATVSLĐ của quốc đảo này. Thông qua đó tất cả
các vị trí làm việc, rách nhiệm cụ thể của tất cả các bên liên quan nhằm giảm
31

thiểu rủi ro tận nguồn (đánh giá rủi ro, xác định trách nhiệm về phía công ty,
vv…). Luật này ra đời không chỉ đơn giản là yêu cầu các bên tuân thủ các yêu
cầu pháp lý mà còn khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư một cách tích
cực trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn trong lao động. Mặt khác,
luật cũng yêu cầu tất cả các bên liên quan có biện pháp “thực tiễn hợp lý” để
đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho những người làm việc trong những ngành
có nguy cơ cao.
Luật ATVSLĐ [26] là cơ sở pháp lý trong thực hiện công tác ATVSLĐ.
Luật nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý chủ động ATVSLĐ thông qua
việc yêu cầu các bên liên quan thực hiện các biện pháp khả thi hợp lý để đảm
bảo an toàn và sức khỏe của NLĐ và những người khác do ảnh hưởng bởi
công việc đang được thực hiện.
Hiện nay ở Singapore có 39 bộ quy tắc (Regulation) ATSKLV được
thông qua và rất nhiều hướng dẫn nhằm cung cấp những hướng dẫn về an
toàn và sức khỏe cho từng lĩnh vực cụ thể.
Các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chính về ATVSLĐ cụ thể như sau:
Luật ATVSLĐ được quản lý bởi cố vấn ATVSLĐ thuộc Bộ Nhân lực
(MOM) Singapore. Phòng ATVSLĐ (OSHD) là đơn vị thuộc Bộ Nhân lực
chủ yếu chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho NLĐ nhằm tạo ra
một môi trường làm việc tốt.
Ngày 01/4/2008, Ủy ban ATVSLĐ được thành lập, đại diện bởi ba bên
và các bên liên quan quan trọng khác nhằm thực hiện những sáng kiến về
ATVSLĐ. Ủy ban có chức năng chính là xây dựng các qui chuẩn, tiêu chuẩn
nhằm quản lý ATVSLĐ tốt hơn, thúc đẩy ATVSLĐ.
Viện ATVSLĐ được thành lập tháng 4/2011, với mục đích tăng cường
năng lực ngang tầm với các nước về ATVSLĐ của Singapore. Đồng thời Viện
sẽ giúp xây dựng các chiến lược và giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp giải
quyết các vấn đề KHCN ATVSLĐ.
Chiến lược ATVSLĐ đến năm 2018 của Singapore:
32

Các hệ thống, cơ chế quản lý ATVSLĐ quốc gia được hướng dẫn trong
Chiến lược ATVSLĐ đến năm 2018 (WSH2018). WSH2018 được xây dựng
bởi Ủy ban ATVSLĐ và được hoàn thành sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi
của các bên liên quan. Một trong những mục tiêu trọng điểm quốc gia là giảm
tỷ lệ TNLĐ chết người xuống dưới 1,8% trên 100.000 công nhân vào năm
2018. Từ khi ra mắt vào năm 2005, Khuôn khổ ATVSLĐ Singapore vẫn tiếp
tục có nhiều tiến bộ theo hướng giảm tỷ lệ TNLĐ chết người (từ tỷ lệ 4,9%
năm 2004 xuống còn 2,2% năm 2010). Năm 2010, tỷ lệ BNN là 17,2% trên
100.000 công nhân [26].
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn
vệ sinh lao động tại Việt Nam
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về An toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam
Đây là một vấn đề tương đối mới ở Việt Nam, hiện nay, ít nhiều cũng
có một số tác giả đề cập tới công tác quản lý ATVSLĐ trong các công trình
của mình, như:
- Nguyễn An Lương trong sách chuyên khảo "Bảo Hộ Lao động”
(2012) đã nêu “Thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay
và đề xuất giải nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATVSLĐ”. Đây là cuốn
sách được xuất bản bởi một Chuyên gia đầu ngành về bảo hộ lao động nói
riêng, ATVSLĐ nói chung đã có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, quản lý
về BHLĐ chỉ đạo và là tác giả trực tiếp giữ vai trò chủ biên. Cuốn sách đã tập
hợp được những kiến thức quý giá, là một tài liệu rất bổ ích đề cập một cách
đầy đủ nhất đến những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ [14].
- Lê Vân Trình trong “Quản lý môi trường lao động” (2010) và “Giáo
trình quản lý ATVSLĐ”, Đại học Công đoàn (2017) đã tổng hợp các hệ
thống quản lý ATVSLĐ trên thế giới và các phương thức quản lý tốt. Trong
đó tác giả có đề cập tới phương thức quản lý “Chi phí-Lợi ích”, đề xuất
phương pháp tính toán thiệt hại do ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường lao
động [19; 20].
33

Đặc biệt Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế
xã hội của các giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ
và xây dựng mối quan hệ với năng suất lao động nhằm nâng cao tính cạnh
tranh và bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập” Chủ nhiệm đề tài
GS.TS. Lê Vân Trình năm 2011. Nghiên cứu này cho thấy môi trường làm
việc và điều kiện làm việc là hai yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp và
NLĐ. Trong đó, tác động của môi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đời sống của NLĐ.
- “Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý rủi ro trong sản xuất
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ ở các cơ sở sản xuất
vừa và nhỏ” tác giả Nguyễn Thắng Lợi [15], đề cập: Nâng cao hiệu quả quản
lý ATVSLĐ cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, như:
+ Cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống
quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ (Tầm vĩ mô);
+ Cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của doanh
nghiệp đối với ATVSLĐ (Tầm vi mô).
- Nguyên Diệp Thành với cuốn sách "Luật Lao động cơ bản". Nội dung
chính của sách tập trung vào việc phân tích các vấn đề về: Cơ sở lý luận về
ATVSLĐ; trách nhiệm về ATLĐ và VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; trách nhiệm của cơ
quan nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ, thanh tra về ATVSLĐ); vai trò của
Công đoàn trong lĩnh vực ATVSLĐ; các biện pháp và tiêu chuẩn về
ATVSLĐ. Cuốn sách cung cấp những kiến thức hữu ích trong nghiên cứu và
hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nói chung, doanh nghiệp
sản xuất - kinh doanh khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng.
- ATVSLĐ trong ngành mỏ của Bùi Xuân Nam, cuốn sách đưa ra nội
dung hệ thống pháp luật và QLNN về ATVSLĐ. Qua đó, giúp ích cho người
đọc hiểu rõ những vấn đề quan trọng, như: ATVSLĐ trong khai thác mỏ, như:
34

VSLĐ trong ngành mỏ; hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về
ATVSLĐ trong đó đưa ra một số vấn đề: khái niệm về BHLĐ, ATVSLĐ;
ĐKLĐ và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động; đồng thời giúp những
người làm công tác quản lý, NSDLĐ, NLĐ có những kiến thức về nhận dạng
mối nguy, đánh giá và phân tích nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc từ đó
giúp cho người làm công tác quản lý, công tác an toàn, NSDLĐ, NLĐ có ý
thức được với công việc của mình, giúp cho công tác phòng tránh tác hại của
các yếu tố nêu trên đạt hiệu quả, giảm thiểu được tối đa những nguy cơ xảy ra
đối với con người trong quá trình làm việc. Giáo trình này là tài liệu rất hữu
ích để nghiên cứu sinh có thể tham khảo những kiến thức về tổ chức thực hiện
và triển khai công tác ATVSLĐ để đưa ra các giải pháp về ATVSLĐ đối với
các DNKTĐXD tại Việt Nam.
- "Sức khỏe nghề nghiệp" của Đỗ Văn Hàm, cuốn sách là một trong
những tài liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa.
Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về y học lao động và BNN bao
gồm cả lý thuyết và thực hành. Tác giả hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp kiến
thức cơ bản ban đầu về lý thuyết và thực hành các các biện pháp vệ sinh công
nghiệp, các biện pháp nhằm phòng người BNN có thể xảy ra.
- Nguyễn Văn Ất và Đỗ Minh Nghĩa với cuốn sách "An toàn trong xây
dựng" cuốn sách giới thiệu về ATLĐ trong một ngành, lĩnh vực, cụ thể trong
ngành xây dựng, ngành sản xuất công nghiệp có tần suất và khả năng rủi ro
xảy ra cao đối với an toàn cho NLĐ và cách phòng chống, đảm bảo an toàn
cho NLĐ.
- Về các luận án:
+ Luận án tiến sĩ của Hà Tất Thắng năm 2015 với đề tài “Quản lý nhà
nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt
Nam”. Trong đó, chủ yếu nêu cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá ở Việt Nam để tìm hiểu đặc
điểm, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng quản lý nhà nước trong các doanh
35

nghiệp khai thác đá. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém để đưa ra
những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
ở Việt Nam [18].
+ Luận án tiến sĩ của Lê Kim Dung về “Hoàn thiện pháp luật về bồi
thường tai nạn lao động”. Luận án tập trung nghiên cứu các quy phạm pháp
luật Việt Nam hiện hành về bồi thường TNLĐ được quy định trong Bộ luật
Lao động, trong Luật Bảo hiểm xã hội và văn bản hướng dẫn thi hành. Những
vấn đề lý luận về bồi thường TNLĐ và pháp luật về bồi thường TNLĐ. Thực
trạng, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường TNLĐ ở
Việt Nam [10].
+ Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải Yến với đề tài: "Quản lý nhà
nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt
Nam". Trong đó, đã đề cập đến một số nội dung cơ bản của quản lý nhà nước
về ATVSLĐ, đề xuất một số quan điểm ý tưởng và một số giải pháp hoàn
thiện, cơ chế áp dụng pháp luật về ATVSLĐ để góp phần ngăn chặn, phòng
ngừa TNLĐ, BNN ở Việt Nam [23].
- Về các báo cáo:
- "Báo cáo về tình hình TNLĐ, BNN giai đoạn 2009- 2014" Bộ Lao
động - TBXH, trên cơ sở báo cáo tổng hợp về hình hình TNLĐ của 63 tỉnh,
thành phố trong cả nước hằng năm, Bộ Lao động - TBXH tổng hợp, phân tích
tình hình TNLĐ, BNN có thể phân loại theo các yếu tố ngành và lĩnh vực.
Việc tổng hợp báo cáo này rất thuận lợi cho việc xác định các nguyên nhân
chính có thể gây TNLĐ, BNN, từ đó để cơ quan QLNN đưa ra các chính sách
quy định điều chỉnh cho phù hợp tiến tới loại bỏ hoặc làm giảm thiểu đến mức
tối đa các TNLĐ, BNN. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc báo cáo, thống kê này
hiện nay vẫn chưa được tốt. Đặc biệt tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp (chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) về các Sở Lao động - TBXH địa phương
36

vẫn rất thấp, gây khó khăn trong việc tổng hợp, đánh giá tình hình TNLĐ trên
phạm vi cả nước.
- "Báo cáo kết quả tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản và hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng" Bộ Tài nguyên
& Môi trường, dựa trên kết quả thanh, kiểm tra tại 221 doanh nghiệp, bản báo
cáo đã chỉ ra được những tồn tại về công tác QLNN, những tồn tại ngay tại
các cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Báo cáo cũng xác định
được ra một số nguyên nhân về: Thể chế, chính sách; Công tác lập, phê duyệt
quy hoạch khoáng sản; Bộ máy, Cán bộ làm công tác quản lý; Thực hiện thẩm
quyền cấp phép hoạt động khoáng sản; phối hợp trong công tác QLNN về
khoáng sản. Về phía các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, công tác đôn đốc việc
thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện chưa thường
xuyên, hiệu quả còn thấp. Thông qua những tồn tại và xác định được nguyên
nhân, Báo cáo đã đưa ra các biện pháp xử lý, đề xuất giải pháp khắc phục.
- "Báo cáo tổng kết 18 năm thi hành pháp luật ATVSLĐ và định hướng
triển khai đến năm 2020" Bộ Lao động - TBXH, là kết quả tổng kết 18 năm
thi hành pháp luật đối với công tác ATVSLĐ. Báo cáo là một bức tranh toàn
cảnh về thực trạng công tác ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay và trong những
năm gần đây, qua đó giúp cho các cơ quan QLNN, những người làm chính
sách ATVSLĐ có cái nhìn chân thực nhất để đưa ra những quy định, điều
chỉnh phù hợp trong thời gian tới [6].
1.2.2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam
Quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động gồm một số nội dung chủ
yếu sau:
Cũng như các lĩnh vực khác, công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta hiện
nay gồm có quản lý vĩ mô của Nhà nước về ATVSLĐ và quản lý vi mô của tổ
chức cơ sở về ATVSLĐ. Phải nói một cách thẳng thắn rằng, nội dung chủ yếu
của công tác quản lý ATVSLĐ, ở cả hai cấp độ hiện nay ở nước ta vẫn còn
nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh. Trên cơ sở qui định
37

của pháp luật, tham khảo hướng dẫn hệ thống quản lý ATVSLĐ của ILO,
chúng ta cần xác định một cách rõ ràng, đầy đủ hơn những nội dung, nhiệm
vụ quản lý của Nhà nước về ATVSLĐ cũng như quản lý của cơ sở về
ATVSLĐ.
Vấn đề quản lý nhà nước trong công tác ATVSLĐ ở Việt Nam được
pháp luật qui định chung trong Điều 235, 236 của Bộ luật Lao động năm
2012; Điều 82 đến 91, chương 6, tại một số Nghị định hướng dẫn thực hiện
Luật ATVSLĐ như Nghị định 37/2016/NĐ-CP, 39/2016/NĐ-CP,
44/2016/NĐ-CP. Căn cứ vào các qui định của pháp luật và thực tế những năm
hoạt động trong công tác ATVSLĐ vừa qua ở nước ta và tham khảo hệ thống
quản lý ATVSLĐ của ILO, chúng ta có thể tổng hợp và nêu lên những nội
dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về ATVSLĐ bao gồm những điểm
chính sau đây:
- Ban hành các văn bản pháp luật để điều hành thống nhất hoạt động
ATVSLĐ. Các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ, căn cứ vào Bộ luật Lao
động đã được Quốc hội thông qua, xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy
dưới luật (Nghị định, thông tư, hướng dẫn, qui định...) về ATVSLĐ cũng như
các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ để hướng dẫn, điều chỉnh các
mối quan hệ, đặc biệt là NSDLĐ và NLĐ trong công tác ATVSLĐ.
+ Trên cơ sở chiến lược phát triển công tác ATVSLĐ của nước ta trong
từng thời kỳ phát triển (2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2035), tiến hành xây
dựng chương trình quốc gia về ATVSLĐ cho từng giai đoạn 5 năm. Trong
chương trình phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp, các dự án, đề tài về
ATVSLĐ và huy động đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện.
- Nhà nước xây dựng Kế hoạch hoạt động hàng năm cho ATVSLĐ và dự
toán kinh phí để đưa vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, các cá nhân NSDLĐ đóng góp
nguồn lực, tài chính cho sự phát triển ATVSLĐ.
38

- Tổ chức bộ máy, người làm công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ
từ trung ương đến địa phương. Theo qui định của Chính phủ, ở nước ta Bộ
Lao động - TBXH được giao chủ trì quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ.
Ngoài ra một số bộ khác được giao quản lý nhà nước từng phần theo chức
năng của mình. Bởi vậy việc củng cố bộ máy tổ chức và bố trí đội ngũ cán bộ
quản lý ATVSLĐ ở các bộ nói trên phải được quan tâm đúng mức tương ứng
với nhiệm vụ được giao. Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, huấn luyện cho
đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở để họ nắm vững pháp luật, nâng cao năng lực,
làm tốt công tác quản lý ATVSLĐ ở cơ sở.
- Nhà nước tạo cơ chế và khi cần thiết thì thành lập tổ chức để tư vấn
cho Chính phủ ra quyết định thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động quốc gia
(nay là Hội đồng ATVSLĐ quốc gia) là một việc làm cụ thể, hết sức có ý
nghĩa theo tinh thần trên. Đồng thời các cấp chính quyền ở các tỉnh, thành phố
cũng cần theo tinh thần đó.
- Nhà nước quản lý trên các lĩnh vực thông tin khoa học, tuyên truyền,
huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về ATVSLĐ, nghiên cứu KHKT
ATVSLĐ... Việc quản lý nhà nước ở đây là đưa ra những qui định, yêu cầu,
phân công, phân cấp, xây dựng kế hoạch, chương trình, đặt hàng các nhiệm vụ
v.v.. và theo dõi, hướng dẫn, tạo điều kiện để cho các cơ quan chuyên môn, các
tổ chức nghề nghiệp thực hiện các hoạt động tác nghiệp cụ thể về các nội dung
trên, chứ không nên ôm đồm, bao biện, làm thay, đứng ra đảm nhận luôn cả các
công việc đó. Có như vậy thì mới phát huy được vai trò của các cơ quan chuyên
môn, các hội nghề nghiệp trong công tác ATVSLĐ.
- Nhà nước thực hiện quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, khen
thưởng, xử phạt trong công tác ATVSLĐ, mà chủ yếu là:
+ Tổ chức hệ thống thanh tra nhà nước về ATVSLĐ. Cần nâng cao hiệu
lực và năng lực của thanh tra trong công tác ATVSLĐ.
+ Tổ chức các đoàn kiểm tra của Nhà nước, đoàn kiểm tra liên ngành để
thực hiện các cuộc kiểm tra về ATVSLĐ khi cần thiết.
39

+ Tổ chức các đoàn điều tra TNLĐ theo qui định của pháp luật. Thống
nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về TNLĐ.
+ Thực hiện việc khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác
ATVSLĐ. Tiến hành xử phạt, kể cả đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự những
người vi phạm trong công tác ATVSLĐ.
- Nhà nước quản lý những vấn đề liên quan đến sức khoẻ NLĐ, chủ
yếu là:
+ Thống nhất quản lý, bổ sung danh mục BNN ở Việt Nam.
+ Quản lý việc giám định, công nhận người bị mắc BNN ở cơ sở.
+ Quản lý, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho những NLĐ bị
TNLĐ và BNN.
- Nhà nước ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào
quần chúng hoạt động ATVSLĐ; chủ trì tổ chức Tháng hành động quốc gia
về ATVSLĐ hàng năm.
- Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ
chức đại diện NSDLĐ và tổ chức đại diện NLĐ, các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, được chủ động tích cực tham gia vào các hoạt
động ATVSLĐ theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng của mình. Nhà nước
tạo điều kiện để từng bước xã hội hoá công tác ATVSLĐ ở nước ta.
- Vai trò quản lý của Nhà nước được tăng cường để mở rộng hợp tác
quốc tế về ATVSLĐ, tạo điều kiện để cho các ngành, địa phương, các tổ
chức, cá nhân được mở rộng quan hệ trao đổi hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ
vững quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, nội dung phân cấp QLNN về ATVSLĐ đã được quy định
trong Luật ATVSLĐ. Khoản 1, điều 83 của Luật ATVSLĐ qui định: Chính
phủ thống nhất QLNN về ATVSLĐ trong phạm vi cả nước. Chính phủ phân
định thẩm quyền, trách nhiệm cho các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các
cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước
về ATVSLĐ. Cụ thể là Việt Nam đang áp dụng mô hình QLNN về ATVSLĐ
theo sơ đồ:
40

Sơ đồ 1.1. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động từ Trung ương
Nguồn: [11]
Như vậy, mô hình quản lí trên thể hiện rõ sự phân cấp trong quản lí
ATVSLĐ rõ rệt. Đó là, Chính phủ thực hiện chức năng quản lí các Bộ, ngành
(Bộ Lao động - TBXH, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công thương,…); Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ theo
ngành, lĩnh vực được giao phụ trách; UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về
ATVSLĐ trên địa bàn địa phương của mình.
1.2.3. Nhận xét
Qua phân tích các công trình nghiên cứu ở trên, người nghiên cứu nhận thấy:
Trên thế giới, hệ thống quản lý về ATVSLĐ đã được nghiên cứu từ lâu
và được hoàn thiện sau năm 2006 khi Tổ chức lao động quốc tế (ILO) công
41

bố Công ước số 187 về khung chính sách thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động
năm 2006 và Khuyến nghị số 197. Trong công ước 187 có nêu:
“Mỗi Nước thành viên gia nhập Công ước này cần thúc đẩy việc cải
thiện không ngừng ATVSLĐ để ngăn chặn TNLĐ, BNN và tử vong do lao
động, thông qua việc xây dựng, hỏi ý kiến các tổ chức đại diện nhất của
NSDLĐ và NLĐ về chính sách quốc gia, hệ thống quốc gia và chương trình
quốc gia.
Mỗi Nước thành viên phải có các bước đi chủ động để tiến đến môi
trường lao động an toàn và lành mạnh thông qua một hệ thống quốc gia và
chương trình quốc gia về ATVSLĐ phù hợp với những nguyên tắc trong các
văn kiện của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến cơ chế thúc đẩy
ATVSLĐ”.
Trên cơ sở đó, các nước đều xây dựng cho mình một hệ thống quản lý
ATVSLĐ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do mỗi nước có một hình thái kinh tế-chính
trị khác nhau, sự phát triển khác nhau, đặc tính và văn hóa dân tộc khác nhau,
nên hình thức và phương thức quản lý có khác nhau, như đã nêu ở mục 2.1.
- Việt Nam chúng ta đã gia nhập Công ước 187, nên cũng đã xây dựng
riêng cho mình một hệ thống quản lý ATVSLĐ, nhất là sau khi Quốc hội
thông qua Luật ATVSLĐ (2015).
Nghiên cứu ở nước ta hiện nay về vấn đề này còn rất ít và phiến diện.
Có các nghiên cứu chung về các mặt của công tác ATVSLĐ và phân tích
thêm về quản lý nhà nước như của Nguyễn An Lương và Lê Vân Trình. Có
những nghiên cứu sâu, nhưng chủ yếu theo mảng chuyên đề, như nghiên cứu
của Hà Tất Thắng về QLNN trong các cơ sở khai thác đá xây dựng, hay
Nguyễn Thị Hải Yến trong việc nêu một số quan điểm ý tưởng và một số giải
pháp chung để hoàn thiện, cơ chế áp dụng pháp luật về ATVSLĐ để góp phần
ngăn chặn, phòng ngừa TNLĐ và BNN ở Việt Nam.
Cũng như các lĩnh vực khác, công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta hiện
nay cũng bao gồm có quản lý vĩ mô của Nhà nước về ATVSLĐ và quản lý vi
42

mô của tổ chức cơ sở về ATVSLĐ. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của công tác
quản lý ATVSLĐ ở cả hai cấp độ hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề
cần phải nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh, nhất là NLĐ làm việc trong khu vực
không theo hợp đồng lao động ở Việt Nam.
1.3. Nghiên cứu tổng quan tình hình về quản lý an toàn vệ sinh lao
động trong khu vực không có hợp đồng lao động
1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu về vấn đề này không nhiều và không có nghiên
cứu sâu. Họ quan niệm rằng, chỉ ở những nơi có quan hệ lao động (nơi có hợp
đồng lao động) mới xảy ra xung đột lao động do nhiều yếu tố, mà trong đó
yếu tố môi trường, điều kiện làm việc không hợp lý là một trong những
nguyên nhân. Còn ở những nơi NLĐ làm việc không có hợp đồng lao động
(lao động cá thể, lao động tự do,…) thì hệ thống pháp luật đã hoàn chỉnh, nếu
để xảy ra TNLĐ và BNN, thì cứ chiểu theo luật pháp mà thi hành.
Pearse. W, Đại học Tây Sydney (UWS), trong công trình “Triển khai
các hệ thống quản lý OHS trong các công ty sản xuất kim loại nhỏ và
vừa”cũng nêu ra vấn đề quản lý ATVSLĐ của các hộ gia đình gia công kim
loại ở Australia với quan điểm các hộ phải tự quản lý mình theo Luật và theo
các tiêu chuẩn đã được qui định. Khi bị TNLĐ hay bệnh tật, sẽ có đoàn kiểm
tra của cơ quan bảo hiểm xã hội đến và khi xác định thấy không tuân thủ, sẽ
không được nhận bảo hiểm. Vì thế nhiều lao động cá thể đã đăng ký tham dự
những lớp huấn luyện ATVSLĐ theo qui định của pháp luật [41].
Berger Y. trong công trình nghiên cứu “Tại sao không thay đổi công tác
ATVSLĐ trên sàn cửa hàng?”, cũng đã đề cập tới việc quản lý công tác
ATVSLĐ cho các cửa hàng, ví dụ qui định kích thước các giá để hàng, phương
thức bày hàng và việc sắp xếp các loại hàng cho đảm bảo ATVSLĐ [27].
Dawson S. và các cộng sự tại trường đại học Cambridge trong công
trình "An toàn tại nơi làm việc: giới hạn tự điều chỉnh” lại nêu quan điểm tại
những nơi làm việc cá thể hay gia đình, không nhất thiết bắt họ phải tuân thủ
43

hoàn toàn các qui định pháp luật về ATVSLĐ mà họ sẽ tự điều chỉnh sao cho
làm việc thoải mái và thích hợp là được, miễn sự điều chỉnh ấy không ảnh
hưởng tới người khác [29].
Guastello S. Trong tạp chí Khoa học an toàn với chuyên đề "Một số
đánh giá an toàn về việc sử dụng các sáng kiến an toàn của các nhóm làm
việc" có nêu sáng kiến, các nhóm làm việc sẽ kiểm tra chéo công tác
ATVSLĐ của nhau và chấm điểm, cuối năm nộp cho cơ quan bảo hiểm tai
nạn lao động, các nhóm được điểm cao sẽ được trích thưởng từ quĩ phòng
ngừa tai nạn lao động [34].
Xét về mặt tổng thể việc triển khai chính sách tới các đối tượng này là
rất ít, không mang tính hệ thống; các quy định pháp luật ràng buộc trách
nhiệm nếu để ra tai nạn theo pháp luật dân sự. Chẳng hạn, một số quốc gia đã
áp dụng riêng lẻ chính sách bảo hiểm xã hội đối với người làm việc khu vực
phi chính thức (phần lớn người làm việc không theo hợp đồng lao động là
trong khu vực này), để giúp họ chia sẻ rủi ro; qua rà soát các chương trình
BHXH của 169 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy:
- Có 56 nước đang triển khai chương trình bảo hiểm xã hội về TNLĐ
cho lao động phi chính thức (tuy nhiên, nhiều quốc gia phát triển không có
gói bảo hiểm này); trong đó có 23 quốc gia triển khai dưới hình thức Bảo
hiểm tự nguyện.
- Độ bao phủ theo luật định thấp ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình, kể cả ở những khu vực có chế độ BHXH tự nguyện. Thực hiện
BHXH tự nguyện về TNLĐ không làm tăng tỷ lệ bao phủ thực tế. Tỷ lệ giữa
số người tham gia BHXH về TNLĐ thực tế thường thấp hơn nhiều tỷ lệ bao
phủ theo luật định. Đặc biệt, những nước đang triển khai BHXH tự nguyện về
tai nạn lao động thì độ bao phủ thực tế và độ bao phủ theo luật định còn cách
xa nhau, cho thấy BHXH tự nguyện không làm tăng độ bao phủ thực tế.
Indonesia và Tanzania chỉ đạt chưa đến 10% lực lượng lao động, mặc dù tỷ lệ
bao phủ theo luật định lên đến hơn 70%.
44

Một số nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho BHXH tự nguyện có độ


bao phủ không cao so với kỳ vọng (dù đã chọn lọc, không phải điều chỉnh tất
cả những lao động không tham gia BHXH bắt buộc) như sau: đối tượng điều
chỉnh trong khu vực phi chính thức có năng lực tài chính hạn chế; thiếu hiểu
biết về tầm quan trọng và ý nghĩa của bảo hiểm; do tự nguyện nên nhóm ít
nguy cơ về TNLĐ thường không tham gia...
% tỷ lệ bao phủ so với lực lượng lao động

BHXH bắt buộc Bao phủ thực tế


BHXH tự nguyện

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ bao phủ theo luật định và thực tế so với lực lượng lao
động ở một số nước (Theo báo cáo toàn cầu của ILO về bảo hiểm xã hội)
Nguồn: [36]
1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Có thể nói, cho tới nay ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên
cứu về nội dung quản lý ATVSLĐ tại khu vực NLĐ làm việc không có hợp
đồng lao động, ngoại trừ một số nghiên cứu đánh giá thực trạng ATVSLĐ tại
nông thôn, làng nghề và đề xuất các giải pháp cải thiện, như: nghiên cứu của
Tôn Thất Khải về “Cải thiện điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp,
sử dụng phương pháp WIND” [13]. Lê Vân Trình, Nguyễn Trinh Hương với
nghiên cứu “Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho các làng nghề cơ
khí ở Nam Định” [21].
Các công trình nghiên cứu còn lại, đều về sức khỏe và môi trường và
hầu hết đều đánh giá thực trạng rồi đề xuất giải pháp cải thiên, trong đó có
giải pháp quản lý, có thể lấy ví dụ một vài trong số đó như:
45

Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Ngô Khần, Lê Việt Anh, Nguyễn
Trần Bảo Thanh với “Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường tại các cơ sở
sản xuấtsản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa đến sức khoẻ người dân tạihuyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre” [8].
Trần Văn Thiện với đề tài "Thực trạng ô nhiễm môi trường, sức khoẻ
người lao độngvà hiệu quả biện pháp can thiệptại làng nghề tái chế kim
loạiVăn môn, Yên phong, Bắc ninh” [17].
Ngô Thị Thu Hiền, Ðỗ Thị Thúy Hường với nghiên cứu "Thực trạng môi
trường làng nghề mộc Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội năm 2015” [12].
Nguyễn Thị Duyên với đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản Sen Chiểu, Phúc
Thọ, Hà Nội” [11].
1.3.3. Vai trò quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, đề
tài “Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc
không theo hợp đồng lao động ở Việt Nam”
Tổng quan về quản lý nhà nước lĩnh vực ATVSLĐ là bước đầu tiên,
đóng vai trò quan trọng, việc tập hợp các nghiên cứu điển hình về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực ATVSLĐ nói chung, đối với NLĐ làm việc không theo
hợp đồng lao động nói riêng đã công bố trong và ngoài nước. Đây là cơ sở
xác định và đánh giá các giá trị khoa học và thực tiễn liên quan đến nội dung
của luận văn này đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn, từ đó xác định những
nội dung kế thừa, xác định những hạn chế hoặc thực tiễn chưa được khảo sát
nghiên cứu, hoặc những vấn đề mới dự kiến sẽ phát sinh trong quản lý tại
Việt Nam.
Ngoài ra, tổng quan về quản lý nhà nước lĩnh vực ATVSLĐ cũng đóng
vai trò quan trọng việc tập hợp, xây dựng bức tranh tổng quan chung về nội
dung, phương pháp quản lý ATVSLĐ ở trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó
so sánh đánh giá áp dụng riêng cho khu vực “người làm việc không theo hợp
đồng lao động” ở Việt Nam.
46

Vì vây, nghiên cứu tổng quan đặc biệt có ý nghĩa, nhất là khi nội dung
“Quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với người làm việc không
theo hợp đồng lao động ở Việt Nam” lần đầu tiên nội dung quyết định triển
khai một cách hệ thống tại Việt Nam từ năm 2016.
1.3.4. Nhận xét
Như vậy, có thể thấy chưa có một công trình nào ở ngoài nước cũng
như trong nước nghiên cứu đầy đủ về công tác QLNN về ATVSLĐ trong khu
vực NLĐ làm việc không có hợp đồng lao động (lao động tự do, hộ gia
đình,…).
Ở các nước phát triển với hệ thống luật ATVSLĐ và các tiêu chuẩn là
đồng bộ và hoàn chỉnh, nên những người lao động tự do hay cá thể chỉ việc áp
dụng theo và nếu để xảy ra tai nạn do không chấp hành đúng thì sẽ bị cắt bảo
hiểm tai nạn, nên họ chấp hành khá nghiêm chỉnh. Vì thế các công trình
nghiên cứu chỉ nêu việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn ATVSLĐ của
các cá thể này.
Ở các nước đang phát triển, mặc dù lao động tự do khá nhiều (thậm chí
chiếm đa số) nhưng hệ thống pháp luật nhất là các tiêu chuẩn, qui phạm vừa
không đầy đủ lại vừa không có chế tài bắt buộc áp dụng, nên việc tuân thủ của
người lao động và việc quản lý là rất khó khăn. Trong khi đó, do không được
quan tâm nên không có một công trình nghiên cứu về vấn đề này.
47

Tiểu kết chương 1


Như vậy có thể thấy các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới đều
tập trung vào quản lý nhà nước về ATVSLĐ khu vực NLĐ làm việc có quan
hệ lao động và đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý đã có cùng với việc
đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hơn các biện pháp quản lý trong khu vực
này. Còn trong khu vực NLĐ làm việc không có HĐLĐ thì các công trình
nghiên cứu chỉ tập trung vào việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn
ATVSLĐ của các cá thể này mà không chú trọng vào các phương thức và
biện pháp quản lý.
Ở Việt Nam cũng như vậy, các nghiên cứu đã nêu cũng chỉ tập trung vào
quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong một khu vực sản xuất có quan hệ lao động
và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hơn các biện pháp quản lý trong khu vực
này. Còn ở khu vực NLĐ làm việc không có hợp đồng lao động, lao động nông
nghiệp thì chỉ có các nghiên cứu rải rác về công tác ATVSLĐ ở làng nghề và
một phần lớn là nghiên cứu về công tác bảo vệ môi trường mà thôi.
48

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG
KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
2.1. Khu vực làng nghề
2.1.1. Đặc điểm về người lao động tại các làng nghề
Hiện nay, với hơn 5400 Làng nghề đang hoạt động ở 6 lĩnh vực chính:
làng nghề thủ công mỹ nghệ; làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn
nuôi và giết mổ; làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da; làng nghề tái chế
phế liệu; làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá; và các nhóm
ngành nghề khác đã thu hút khoảng 14 triệu lao động tham gia, kim ngạch
xuất khẩu từ làng nghề hàng năm đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
Các làng nghề phát triển đã phát sinh ra các yếu tố nguy hiểm, gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, cộng đồng
dân cư như bụi, ồn, hóa chất độc hại.
Việc phát triển làng nghề mang tính tự phát, hoạt động với mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận nên các chủ hộ gia đình/doanh nghiệp thường ít chú ý đầu tư
cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, việc thực hiện các trách nhiệm pháp lý
về Môi trường, ATVSLĐ hầu như không thực hiện.
Hầu hết các cơ sở sản xuất đều không có hệ thống thông gió, hút bụi,
xử lý hơi khí độc trong nhà xưởng, ngay cả các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều
hoá chất, nhiều chất dễ cháy, dễ nổ (a xít, xút, cao su, xà phòng, đồ nhựa,…);
không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân
cho NLĐ; không có hoặc thiếu bộ phận làm công tác ATVSLĐ; việc tổ chức
huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ mang tính sơ sài, hình thức, thậm chí nhiều
nơi không tổ chức huấn luyện; không có sổ sách theo dõi, thống kê đầy đủ
tình hình TNLĐ, BNN và thực hiện không nghiêm túc chế độ khai báo khi
xảy ra TNLĐ với các cơ quan chức năng.
Công tác quản lý ATVSLĐ các cấp đối với khu vực này gần như đang
bị bỏ ngỏ: rất ít các cuộc thanh kiểm tra việc tuân thủ luật pháp về lĩnh vực
49

ATVSLĐ, kiểm tra việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn tại các hộ gia đình/doanh nghiệp.
2.1.2. Thông kế tai nạn lao động tại các làng nghề
Những năm gần đây rất nhiều tiêu chuẩn quy phạm ATVSLĐ cũng như
văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ được Chính phủ, các Bộ ban hành,
bổ sung và sửa đổi, đó được các doanh nghiệp trên toàn quốc cập nhật và tổ
chức thực hiện. Song các quy định pháp luật trên vẫn chưa tiếp cận được với
khu vực kinh tế hộ gia đình, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
theo đó các quy định pháp luật về ATVSLĐ chưa đi vào cuộc sống là do:
- Chủ cơ sở sử dụng lao động ít quan tâm đến việc thực hiện công tác
ATVSLĐ: phần lớn chủ sử dụng lao động đều xuất phát từ thợ làm nghề, họ
có tay nghề cao, nắm được kỹ thuật và kinh nghiệm làm nghề, có chút vốn
liếng và vay mượn thêm để mở xưởng, mở doanh nghiệp, thuê người làm và
trở thành chủ sử dụng lao động. Số doanh nghiệp, cơ sở lao động có nhà
xưởng, dây chuyền sản xuất, máy, thiết bị mới, hiện đại, đảm bảo an toàn
không nhiều; còn lại đa số các cơ sở sản xuất mặt bằng chật hẹp, nhà xưởng
lán trại tạm bợ cũ nát, xuống cấp không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh lao
động như (chiếu sáng, thông gió, bụi, hơi khí độc ,…); dây chuyền SX mang
nặng tính thủ công truyền thống, sử dụng nhiều loại máy thiết bị tự chế lạc
hậu, cũ hay bị hư hỏng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động;
nước thải, rác thải ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp còn gây ô nhiễm nghiêm
trọng môi trường lao động, môi trường sống.
- Người lao động thủ công: họ phần lớn có trình độ văn hoá hạn chế, lại
hầu như chưa được học qua trường đào tạo nghề nào cả, mà học theo kiểu
truyền nghề “cầm tay chỉ việc”, phải mất nhiều thời gian mới quen việc, thạo
việc vì thế kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật chuyên ngành cũng như kiến thức
cơ bản về ATVSLĐ còn rất hạn chế.
- Công tác tuyên truyền về ATVSLĐ còn hạn chế, đặc biệt công tác
huấn luyện ATVSLĐ choNSDLĐ và NLĐ hiện còn bỏ trống, chưa được các
50

địa phương, các cấp, các ngành quan tâm dẫn tới nhiều chủ doanh nghiệp, chủ
sử dụng lao động chưa có sự hiểu biết các quy định pháp luật về ATVSLĐ, vì
vậy họ không biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tổ chức
thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ tại cơ sở do mình quản lý như:
Hàng năm NSDLĐ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho
NLĐ; phải hướng dẫn, huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ; phải đăng ký, kiểm
định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.... Song thực tế
trên khắp địa bàn trong toàn quốc nhiều chủ sử dụng lao động giác ngộ, biết
đến đâu làm đến đó hoặc thực hiện pháp luật AT-VSLĐ một cách đối phó.
- Sự quan tâm của chính quyền và cơ quan quản lý các cấp đối với công
tác ATVSLĐ trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ: do tính chất sản xuất nhỏ lẻ,
dàn trải, sử dụng lao động không nhiều, công việc làm thủ công là chính; chủ
yếu phát triển ở khu vực kinh tế tư nhân, hộ gia đình… vậy nên chính quyền,
cơ quan quản lý các cấp chưa quan tâm được nhiều, công tác kiểm tra đôn
đốc, giám sát thi hành quy định pháp luật về ATVSLĐ đối với các chủ sử
dụng lao động trong chế tác, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ chưa đi vào nề
nếp; những vi phạm không được nhắc nhở xử lý kịp thời; ở một số địa
phương còn buông lỏng quản lý, thực hiện các quy định pháp luật một cách
tuỳ tiện, tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng không tốt tới việc phát triển bền vững
ngành nghề thủ công mỹ nghệ tại địa phương.
Kết quả khảo sát về ATVSLĐ tại 6 làng nghề của 2 tỉnh Hưng Yên và
Phú Thọ do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - TBXH phối hợp với Tổ
chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) công bố cuối năm 2017 cho thấy,
các làng nghề đã có cải thiện điều kiện làm việc từ thủ công sang sử dụng
máy, thiết bị. Tuy nhiên, môi trường lao động chật hẹp, tình trạng ô nhiễm
còn nhiều; người lao động hầu như không được trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân; chưa được huấn luyện, thiếu kiến thức về ATVSLĐ.
Quy trình bỏ ngỏ
51

Để đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ khu vực phi chính thức, Nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách quy định tại Điều 140, 141, 142, 143, 144, 145 Bộ
luật Lao động 2012 và các Điều 19, 24, 26, 27, 38, 39 Luật ATVSLĐ 2015
quy định, NSDLĐ phải có trách nhiệm từ việc sơ cứu, điều trị, trợ cấp cho
NLĐ bị TNLĐ, BNN, đến việc bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của
NLĐ sau khi đã được điều trị... Những quy định này là rất cần thiết, nhằm
giảm bớt khó khăn cho người lao động khi rơi vào hoàn cảnh bị BNN, TNLĐ
mà còn nhằm tăng trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ ở
đơn vị mình. Tuy nhiên, thực tế ở các làng nghề cho thấy, để tiết kiệm chi phí,
thu nhiều lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh không quan tâm đến
việc thực hiện các quy định về bảo đảm sức khỏe cho NLĐ.
Theo đánh giá cho thấy: máy móc sử dụng trong sản xuất tại các làng
nghề phần lớn không bảo đảm an toàn, không có tài liệu kỹ thuật để hướng
dẫn vận hành thiết bị,...; qua khảo sát cho thấy gần 80% các khâu trong dây
chuyền NLĐ phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, vất vả; không được
trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và bản thân
họ cũng không quan tâm đến việc tự bảo vệ mình,... Trong khi đó, chế độ đối
với người bị TNLĐ, BNN thuộc trách nhiệm của NSDLĐ rất khó thực hiện.
2.1.3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
tại các làng nghề
Trong những năm gần đây rất nhiều tiêu chuẩn quy phạm ATVSLĐ
cũng như văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ được Chính phủ, các Bộ
ban hành, bổ sung và sửa đổi, đã được các doanh nghiệp trên toàn quốc cập
nhật và tổ chức thực hiện. Song các quy định pháp luật trên vẫn chưa tiếp cận
được với khu vực kinh tế hộ gia đình, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nông thôn theo đó các quy định pháp luật về ATVSLĐ chưa đi vào cuộc sống
là do:
52

1) Điều kiện lao động không an toàn


Phần lớn các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp trong các khu vực
Làng nghề đều ở quy mô nhỏ, vốn đầu tư cho cơ sở vật chất nhà xưởng, sân
bãi,… có nhiều khó khăn, bất cập theo đó nhiều nơi NLĐ đang phải làm việc
trong điều kiện lao động thủ công nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại không đảm bảo
an toàn.
2) Tổ chức lao động không tốt
Phần lớn ở các cơ sở lao động trong các cơ sở Làng nghề chưa qua đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nên kiến thức, hiểu biết về tổ chức lao
động còn nhiều hạn chế, chủ yếu kiến thức rút ra từ kinh nghiệm làm nghề
của bản thân, do đó không biết cách tổ chức lao động, phân công lao động
theo đúng quy trình đảm bảo ATLĐ. Đó cũng là nguyên nhân gây ra TNLĐ.
3) Máy, thiết bị, phương tiện không đảm bảo an toàn
Chỉ một số ít nhà sản xuấtđầu tư, mua sắm máy, thiết bị mới, hiện đại
còn lại đa số chủ sử dụng lao động chỉ có khả năng mua máy, thiết, phương
tiện cũ, sử dụng lâu năm, hoặc mua máy phương tiện tự chế, tiềm ẩn nhiều
nguy cơ mất an toàn khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng nhiều cơ sở khai
thác máy vượt quá công suất; việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ
chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc theo quy định dẫn đến máy, thiết bị
thường xuyên hư hỏng, gây sự cố bất thừng dẫn đến tai nạn lao động.
4) Không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn, người lao động vi
phạm nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn
Thực tế nhiều lao động chưa có nhận thức, hiểu biết các quy định pháp
luật về ATVSLĐ, không xây dựng nội quy an toàn tại nơi làm việc; quy trình
vận hành an toàn cho các máy, thiết bị; biện pháp làm việc an toàn đối với
công việc nguy hiểm có nguy cơ gây ra TNLĐ do vậy họ không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ. Theo đó ở nhiều NLĐ làng nghề nhỏ đều không
biết gì đến nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn; hoặc cơ sở có xây
dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn nhưng không đảm bảo
53

yêu cầu pháp lý, không có cơ sở khoa học, hoặc nội dung không đầy đủ; hoặc
cơ sở không tổ chức hướng dẫn, huấn luyện cho NLĐ về nội quy, quy trình
làm việc an toàn.
Đa số NLĐ chưa được đào tạo nghề hoặc đào tạo cấp tốc, hoặc đào tạo
theo kiểu truyền nghề là phổ biến trong các làng nghề cho nên chưa thuộc
nghề, dẫn tới nhiều người lao động trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, ít
người thạo việc, chưa có đủ các kiến thức hiểu biết về yếu tố nguy hiểm, có
hại nguy cơ xảy ra TNLĐ hoặc chưa chưa quan tâm thực hiện biện pháp làm
việc an toàn, các quy trình kỹ thuật, các nội quy, quy trình. Nhiều người biết
trước mối nguy hiểm của công việc, nhưng vẫn “nhắm mắt làm liều”, phó
mặc tính mạng cho số phận dẫn đến tai nạn lao động;
5) Không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc không sử
dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
Trên thực tế, nhiều NLĐ trong các cơ sở Làng nghề không trang bị
hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định, một
phần do không hiểu biết quy định pháp luật, phần vì đặt lợi nhuận lên hàng
đầu nên cắt giảm tối đa chi phí, trong đó có phương tiện bảo vệ cá nhân. NLĐ
không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, nhất là các loại phương
tiện bảo vệ cá nhân có yêu cầu kỹ thuật cao như ủng cách điện, găng tay cách
điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, mũ chống chấn thương, áo phao… cho
nên khi tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm trong sản xuất họ có nguy cơ cao bị
TNLĐ.
6) Công tác thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động
Công tác thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ của địa phương còn
nhiều hạn chế, đặc biệt công tác tập huấn ATVSLĐ cho NLĐ làng nghề hiện
còn bỏ trống, chưa được các địa phương, các cấp, các ngành quan tâm dẫn tới
việc nhiều lao động chưa có sự hiểu biết các quy định pháp luật về ATVSLĐ,
vì vậy họ không biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc thực
hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ tại cơ sở sản xuất của mình.
54

7) Sự quan tâm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý các cấp
về ATVSLĐ
- Do tính chất sản xuất nhỏ lẻ, dàn trải, sử dụng lao động không nhiều,
công việc làm thủ công là chính; chủ yếu phát triển ở khu vực kinh tế tư nhân,
hộ gia đình… vậy nên chính quyền, cơ quan quản lý các cấp chưa quan tâm
được nhiều, công tác kiểm tra đôn đốc, giám sát thi hành quy định pháp luật
về AT-VSLĐ đối với các chủ sử dụng lao động; những vi phạm không được
nhắc nhở xử lý kịp thời; ở một số địa phương còn buông lỏng quản lý để chủ
cơ sở thực hiện các quy định pháp luật một cách tuỳ tiện, tạo tiền lệ xấu, ảnh
hưởng không tốt tới việc phát triển bền vững ngành nghề.
2.1.4. Tình hình an toàn vệ sinh lao động tại một số lĩnh vực, ngành
sản xuất đặc thù tại một số làng nghề theo dự án Bộ giao thực hiện
2.1.4.1. Làng nghề Gỗ
Trong khuôn khổ hoạt động động của Dự án 3: Tăng cường an toàn, vệ
sinh lao động thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm
và An toàn lao động năm 2018, hoạt động “Triển khai áp dụng các hệ thống
quản lý An toàn, vệ sinh lao động phù hợp tại làng gỗ La Xuyên, Ý Yên, Nam
Định” đã khảo sát và đánh giá, nguy cơ mất ATVSLĐ tại làng gỗ mỹ nghệ La
Xuyên, xã Yên Ninh với các đánh giá cụ thể sau đây:
* Nhà xưởng không đảm điều kiện an toàn: Hầu hết các cơ sở sản xuất
gỗ mỹ nghệ trong xã đều bố trí khu vực sản xuất bằng việc tận dụng không
gian sân, vườn của gia đình làm nhà xưởng; diện tích nhà xưởng nhỏ, hẹp, cơ
sở tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, ít trang bị hệ thống chiếu sáng, 100% hộ
gia đình, cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý bụi, hệ thống xử lý rác thải,
nước thải; máy móc, nguyên vật liệu bố trí thiếu khoa học, sản phẩm, công cụ
và dụng cụ để bừa bãi ....
* Sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc đơn giản, lạc hậu: là làng nghề
truyền thống, mô hình tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, siêu nhỏ, nhiều công
đoạn mang tính thủ công nên công cụ, dụng cụ chủ yếu là máy móc cầm tay
55

và dụng cụ cầm tay. Trong quá trình phát triển của làng nghề, nhiều công
đoạn đã được hỗ trợ bằng các loại máy móc, thiết bị cơ giới, hiện đại hơn
phục vụ cho quá trình sản xuất như xe nâng, máy đục, máy chạm khắc. Tuy
nhiên, phần lớn các công cụ, dụng cụ, máy móc sử dụng chính tại các cơ sở
sản xuất đều là thiết bị cũ, lạc hậu và thiếu an toàn.
* Công tác quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa
được đặt đúng vị trí yêu cầu
- Quản lý ATVSLĐ tại cơ sở chưa được quan tâm đúng mức: Việc tự
đánh giá tình hình quản lý ATVSLĐ tại cơ sở làm căn cứ để xây dựng mục
tiêu, kế hoạch ATVSLĐ là biện pháp quan trọng trong xây dựng hệ thống
quản lý ATVSLĐ tại chỗ. Tuy nhiên, tới thời điểm khảo sát, công tác quản lý
ATVSLĐ tại cơ sở như xây dựng nội quy làm việc an toàn, thực hiện, kế
hoạch, tiến độ, nội dung công tác quản lý ATVSLĐ đều chưa có cơ sở nào
thực hiện đúng.
- Kiến thức, hiểu biết văn bản pháp luật về ATVSLĐ còn nhiều hạn
chế: Hầu hết NLĐ chưa được phổ biến kiến thức pháp luật về lao động nói
chung và luật pháp về ATVSLĐ nói riêng.
- Không huấn luyện kiến thức về ATVSLĐ: Địa phương chưa tổ chức
hoặc không có hình thức khuyến khích để NLĐ tham gia các khóa huấn luyện
công tác ATVSLĐ, các nội dung được hướng dẫn huấn luyện xoay quanh các
kỹ năng làm nghề.
- Không trang bị các phương tiện, hệ thống xử lý kỹ thuật vệ sinh: cơ
sở sản xuất trong các Làng nghề ít chú ý đầu tư cải thiện điều kiện làm việc
cho NLĐ, gần như không có lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, xử lý hơi khí
độc. Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cũng chưa được trang bị đầy đủ, đúng
chủng loại, việc thực hiện khám sức khỏe nghề nghiệp chưa được thực hiện.
* Công tác quản lý, thanh kiểm tra ATVSLĐ trong khu vực làng nghề
còn lỏng lẻo
56

Nội dung công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra ATVLSĐ đã được quy
định trong Điều 86 của luật ATVSLĐ, nhưng việc thiếu các hướng dẫn chi
tiết cũng gây ra những lúng túng, hạn chế thực thi về công tác quản lý, thanh
kiểm tra ATVSLĐ của chính quyền địa phương đối với các cơ sở sản xuất có
các hành vi vi phạm ATVSLĐ, địa phương không có cơ chế phân công theo
dõi, đánh giá việc đảm bảo ATVSLĐ và thống kê, quản lý, sử dụng máy, thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn tại các CSSX. Địa phương cũng chưa có
chế tài và cách thức quản lý phù hợp trong công tác quản lý và yêu cầu tuân
thủ các quy định về ATVSLĐ cho cơ sở sản xuất cũng như thúc đẩy việc cải
thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu các yếu tố nguy hại, phòng ngừa TNLĐ
và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ tại từng cơ sở sản xuất trên địa bàn.
2.1.4.2. Làng nghề đúc đồng Tống Xá
Trong báo cáo đề tài “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu
và khuyến cáo tới cộng đồng” tại làng nghề Tống Xá của Viện nghiên cứu
KHKT Bảo hộ lao động (2014) đã có phân tích điều tra đánh giá tổng quan
hiện trạng sản xuất môi trường, sức khoẻ tại làng nghề Tống Xá. Cụ thể, nghề
đúc chính của làng nghề Tống Xá gồm đúc thép, đúc gang và đúc đồng.
Nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất chủ yếu gồm: sắt phế liệu, đồng
phế liệu, gang phế liệu và một phần các nguyên liệu chính phẩm. Kết quả
đánh giá điều kiện môi trường cho thấy: Không khí đã bị ô nhiễm do bụi có
chứa thành phần silic tự do có thể gây các bệnh hô hấp trong đó có bệnh bụi
phổi-silic; bụi có chứa kim loại nặng trong đó có chì có thể tác động trực tiếp
đến con người hoặc gây ra ô nhiễm nước mặt, nước mưa, đất trồng trọt từ đó
ảnh hưởng đến con người. Không khí còn bị ô nhiễm bởi hơi kim loại và các
chất khí cơ bản do nung kim loại và đốt than. Nước mặt, nước sinh hoạt và
đất đều có biểu hiện của ô nhiễm kim loại nặng, trong đó có chì.
Cộng đồng dân cư Tống Xá có một số bệnh có tỷ lệ mắc cao là : Nhóm
bệnh đường tiêu hóa (35,7%); bệnh cơ - xương khớp (35,7%), nhóm bệnh tâm
57

thần- thần kinh (25,2%); bệnh tim mạch- huyết áp (29,45%) & bệnh phế quản
-phổi ( 15,8%).
- Các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng đã phát hiện được: 50% số người
khám có bạch cầu ưa a xit tăng; 39,2% số người được kiểm tra delta ALA
niệu vượt ngưỡng sinh học cần được theo dõi và 01 trường hợp (0,9%) cần
được cách ly khỏi môi trường tiếp xúc với chì. Trong số bệnh tim mạch cần
chú ý biểu hiện thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ 10,9%. Có 05 trường hợp nghi
ngờ mắc BBP-SiO2 ở thể O/1P & 1/OP (5,0%).
- Những bệnh có tỷ lệ mắc cao và các biến đổi qua kết quả xét nghiệm
cận lâm sàng ở cộng đồng dân cư Tống Xá là những bệnh liên quan nghề
nghiệp hoặc BNN thường gặp ở những cơ sở tiếp xúc với các yếu tố tác hại
nghề nghiệp như: bụi, hơi khí độc, nóng thường gặp trong nghề đúc cơ khí.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy, các bệnh được phát hiện từ kết quả
khám có tỷ lệ cao hơn so với kết quả phỏng vấn cộng đồng dân cư, kết quả
khám thể hiện khách quan và chính xác hơn so với kết quả phỏng vấn. Nhóm
nghiên cứu cho rằng mô hình tính toán dịch tễ học nên được điều chỉnh theo
kết quả khám và được điều chỉnh như sau:
1) Giả thiết tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp đối với NLĐ sản xuất làng
nghề (4,9%, theo TS. Nguyễn Thị Liên Hương) nên được điều chỉnh là
15.8%; đối với BBP - silic có kết quả thử nghiêm 5,0%, do vậy không cần
thiết phải điều chỉnh.
2) Đối với một số tỷ lệ mắc các bệnh khác, nên được điều chỉnh theo
kết quả khám lâm sàng:
- Nhóm bệnh đường tiêu hóa: 35,7%;
- Bệnh cơ - xương khớp: 35,7%;
- Bệnh tâm thần - thần kinh: 25,2%;
- Bệnh tim mạch - huyết áp: 29,45%.
3) Đối với nguy cơ nhiễm độc chì: nguy cơ thực sự có 0,9% (delta ALA
niệu >10mg/l, theo M. Karvoen & M I. Mikheev).
58

2.2. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp
2.2.1. Nguy cơ trong quá trình làm đất
- Sử dụng các máy làm đất: Hiện nay khâu làm đất đã được cơ giới hoá.
Nhiều máy móc cơ giới được sử dụng trong khâu làm đất, như máy cày, máy
bừa, máy thái đất...
- Nguy cơ từ máy làm đất:
+ Máy đổ, lật, đè...
+ Các bộ phận chuyển động của máy khi không có bao che sẽ gây
cuốn, kẹp cho người vận hành;
+ Khi máy chạy có thể làm văng, bắn đất, bùn lên mặt người điều
khiển...
+ Điều khiển lâu bằng tay (máy cày đẩy tay) sẽ làm mỏi, run tay người
điều khiển dẫn đến rối loạn mất tỉnh táo, dễ gây tai nạn...
2.2.2. Nguy cơ trong khâu gieo trồng (khi sử dụng các loại máy móc
gieo, trồng)
- Gây thương tích, nếu không tuân thủ hướng dẫn, quy định sử dụng
của nhà chế tạo: nhảy lên xuống sàn khi máy đang làm việc, gỡ tắc kẹt khi các
bộ phận máy đang chuyển động,…
- Lật đổ máy do khi di chuyển vượt qua bờ có độ dốc quá quy định;
- Chịu tác động của tiếng ồn, rung do máy kéo gây ra, làm cho người
mệt mỏi, điều khiển máy không chuẩn xác gây tai nạn; ….rung có thể gây đau
cột sống;
- Say nắng: Do máy kéo không có ca bin và làm việc lâu dưới ánh nắng
mặt trời có thể bị say nắng;
- Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật khi gieo hạt giống có phun phủ thuốc
bảo vệ thực vật, do dùng tay bốc, đảo trộn hạt giống …
-Trong trường hợp máy làm việc trên ruộng đất sét quánh hoặc bùn sâu,
đứng trước máy, nếu không rút chân ra kịp, máy đè lên chân;
- Máy đè lên tay, do khi tháo lắp bánh kê đỡ máy không chắc chắn;
59

- Khi dừng máy để tiếp mạ, nhưng không ngắt li hợp cấy và đứng phía
sau máy cấy để tiếp mạ, có thể nỉa cấy đâm vào chân.
2.2.3. Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng thiết bị phun thuốc bảo vệ
thực vật
Khi sử dụng thiết bị phun thuốc trừ sâu (thuốc BVTV), người sử dụng bị
thuốc xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và đường da và đường tiêu hóa,
cho nên có nguy cơ bị nhiễm độc thuốc và dị ứng thuốc.
* Nguyên nhân thuốc thâm nhập
- Khi pha chế, phun thuốc không đeo khẩu trang;
- Phun thuốc ngược chiều gió;

Hình 2.1. Phun thuốc không có các phương tiện BVCN


Nguồn: Tác giả
- Dùng tay bốc, pha chế thuốc;
- Khi vòi phun tắc dùng miệng để thổi;
- Ăn, uống, hút thuốc lá khi phun thuốc;
- Bình chứa thuốc bị nứt hoặc các chỗ nối không kín, làm thuốc rò rỉ ra
ngoài ngấm vào quần áo;
- Bình thuốc đổ quá đầy, khi đeo bình lên vai bị sóng ra ngoài ngấm vào
quần áo.
* Nhiễm độc thuốc và dị ứng thuốc
60

Nhiễm độc thuốc


Hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật đều có tính độc. Khả năng gây
nhiễm độc của thuốc tùy thuộc vào mức độ độc của thuốc, nồng độ thuốc và
lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể.
- Nhiễm độc cấp tính: Ngay sau khi thuốc xâm nhập vào cơ thể thì tác
động ngay, gây ra triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bải hoải, buồn nôn, đi lỏng,
toát mồ hôi, run và cảm giác mệt. Nếu nhiễm độc nặng còn gây ra co giật, rối
loạn hành vi, gây ngất xỉu và có thể dẫn đến tử vong.
- Nhiễm độc mãn tính: Thuốc xâm nhập và được tích lũy lại trong cơ
thể, đến một mức độ nào đó chúng có khả năng gây đột biến tế bào, kích thích
u ác tính phát triển, ảnh hưởng đến tế bào thai và gây ra dị dạng… Triệu
chứng ban đầu thường là da xanh, ăn ngủ thất thường, nhức đầu, mỏi khớp,
mỏi cơ, suy gan, rối loạn tuần hoàn…
Dị ứng thuốc
Mức độ gây dị ứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nồng độ thuốc BVTV
được sử dụng và thời gian tiếp xức của mỗi người hoặc vật nuôi và điều kiện
môi trường. Triệu chứng thường thấy là đau rát ở mắt hoặc nổi các vết mẩn
ngứa ở da nếu không được chữa trị ngay sẽ dẫn đến hiện tượng phồng rộp
hoặc bong tróc da. Có thể mắc dị ứng ngay sau khi tiếp xúc với thuốc, nhưng
nếu tiếp xúc với rau hoặc lúa mới được phun thuốc có nồng độ thấp thì chỉ
đến khi da bị phồng rộp hoặc tróc vảy mới phát hiện.
2.2.4. Các nguy cơ mất an toàn khi sử dụng máy xay, xát gạo
- Các puli, dây đai truyền chuyển động từ động cơ đến trục bộ phận xay
xát và các bộ phận khác thiếu thiết bị che chắn gây ra cuốn, kẹp tóc, quần
áo,... người sử dụng máy.
- Cửa nạp liệu cao quá tầm với của người nên người nạp liệu có nguy
cơ bị ngã.
- Dụng cụ sửa chữa máy và các đồ vật cứng để gần cửa nạp liệu, khi lọt
vào trong máy gây ra kẹt máy hay va vướng vào các bộ phận chuyển động
văng bắn ra ngoài gây tai nạn.
61

- Máy xay xát phát sinh rất nhiều bụi trấu và bụi cám. Bụi chủ yếu là
các hạt bột nhỏ li ti có kích thước dưới 5m có thể vào tới phế nang, đọng lại
gây ra các bệnh bụi đường hô hấp nghề nghiệp như: dị ứng mũi, hen, viêm
phế quản mãn... Ngoài ra còn gây đau mắt, viêm da, viêm niêm mạc.
- Tiếng ồn phát ra từ các bộ phận của máy xay xát tác hại tới hệ thần
kinh người vận hành gây mệt mỏi, suy nhược thần kinh, gây ù tai và tăng tỷ lệ
tai nạn lao động.
2.2.5. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong nuôi trồng thuỷ sản
Việc nuôi trồng thuỷ sản hiện nay chủ yếu thực hiện bằng 2 cách: nuôi
trong hồ ao và nuôi trong lồng bè.
Tuy nhiên nuôi trồng thuỷ sản là công việc gắn với sông nước, nên an
toàn lao động ở lĩnh vực này cũng chủ yếu liên quan đến sông nước.
Các nguy cơ mất an toàn trong việc nuôi trồng thuỷ sản:
- Đối với việc nuôi trong hồ ao, liên quan đến đào đất, be bờ, bơm - xả
nước. Công việc có thể làm thủ công (ao hồ nhỏ), hoặc dùng cơ giới (ao hồ
lớn). Đối với làm thủ công, nguy cơ dụng cụ đào đất (mai, thuổng, kéo xắn
đất…) gây ra tai nạn đứt chân, đứt tay…; đất bị sụt khi đào đắp…
- Đối với việc nuôi trong lồng bè, nguy cơ bè chìm, bè bị cuốn trôi do
nước chảy xiết, giông bão gió to thổi làm sập nhà bè… gây tai nạn cho người
trên bè.
- Nguy cơ bị đuối nước (nhất là trẻ vị thành niên) trong quá trình xây
dựng, kiểm tra hoạt động của các lồng bè; bị ngã xuống nước khi đi lại trên
bè, nhất là khi tối trời.
62

Hình 2.2. Đường đi lại trên lồng bè dễ gây nguy hiểm


Nguồn: Tác giả
- Nguy cơ bị điện giật từ các máy bơm nước, máy sục khí, nhất là khi
các máy đó làm việc ở môi trường hở, ẩm ướt.
- Bị các cánh quay của guồng sục khí gây tai nạn; bộ phận nghiền của
các máy nghiền thức ăn gây kẹp tay…
- Bị ngạnh cứng của cá, tôm chọc vào tay gây thương tích khi thu
hoạch; bị rắn hoặc các con có hại cắn, đốt.
2.3. Điểm qua tình hình tai nạn lao động tại khu vực người lao
động làm việc không có hợp đồng lao động
Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực kể từ ngày
01/7/2016, tính đến ngày 31/12/2016 việc thống kê báo cáo TNLĐ đối với
NLĐ làm việc trong khu vực này chưa được triển khai toàn diện theo quy
định của pháp luật. Việc lập biên bản ghi nhận TNLĐ trong khu vực này của
UBND cấp xã triển khai còn rất hạn chế, chưa được triển khai toàn diện theo
quy định của pháp luật.
Năm 2016, theo thông kê từ các địa phương trên toàn quốc đã xảy ra 393
vụ TNLĐ làm 445 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị
nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 144 vụ;
- Số vụ TNLĐ có 2 người bị nạn trở lên: 11 vụ;
- Số người chết: 151 người;
- Số người bị thương nặng: 97 người;
63

- Nạn nhân là lao động nữ: 80 người.


Các vụ TNLĐ xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực khai thác thủy sản, hải sản,
xây dựng, khai thác khoáng sản.
Năm 2017 đã có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai
thống kê TNLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao
động; trong đó 39 tỉnh báo cáo có TNLĐ, 9 tỉnh báo cáo không có TNLĐ,
một số báo cáo chưa phân loại theo mã nghề nghiệp như mẫu quy định tại
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn
quốc đã xảy ra 1.207 vụ TNLĐ làm 1.266 NLĐ làm việc không theo hợp
đồng lao động bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 250 vụ;
- Số vụ TNLĐ có 2 người bị nạn trở lên: 31 vụ;
- Số người chết: 262 người;
- Số người bị thương nặng: 234 người;
- Nạn nhân là lao động nữ: 410 người.
Các vụ TNLĐ xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí luyện kim.
Các địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất là Phú Yên,
Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Ninh,... Một số địa phương TNLĐ
xảy ra đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động cao hơn
so với khu vực có quan hệ lao động như Phú Yên, Yên Bái, Lạng Sơn.
Năm 2018, theo báo cáo của 51/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trên toàn quốc đã xảy ra 907 vụ TNLĐ làm 970 người lao động làm việc
không theo hợp đồng lao động bị nạn trong đó:
- Số người chết: 417 người;
- Số vụ TNLĐ chết người: 394 vụ;
- Số vụ TNLĐ có 2 người bị nạn trở lên: 36 vụ;
- Số người bị thương nặng: 255 người;
- Nạn nhân là lao động nữ: 178 người.
64

Khu vực NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động tăng 18,6% so
với năm 2017 do việc chấp hành báo cáo TNLĐ trong khu vực này tốt hơn so
với năm 2017 (51/43 địa phương tổng hợp báo cáo).
Các vụ TNLĐ xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, mộc, hàn điện,
nuôi trồng thủy sản. Các địa phương có số người chết vì tai nạn lao động
nhiều nhất trong năm 2018 là: Hải Dương, Yên Bái, Cà Mau, Thái Nguyên,
Phú Yên, Quảng Nam,...
Theo số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2018 so với năm 2017 cụ
thể như sau:
Bảng 2.1. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2018 và năm 2017 khu
vực không có hợp đồng lao động
Năm Năm Tăng (+)
TT Chỉ tiêu thống kê
2017 2018 /giảm(-)
1 Số vụ 1.207 907 -300 (-24,85%)
2 Số nạn nhân 1.266 970 -296(-23,38%)

3 Số vụ có người chết 250 394 +144(+57,6%)

4 Số người chết 262 417 +155(+59,16%)

5 Số người bị thương nặng 234 255 +21(+8,97%)

6 Số lao động nữ 410 178 -232(-56,58%)

7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 31 36 +5(+16,1%)


Nguồn: Bộ LĐTBXH-Thông báo TNLĐ
Năm 2019 Tình hình TNLĐ trong khu vực NLĐ làm việc không theo
hợp đồng lao động giảm so với năm 2018 cả về số người chết và số vụ TNLĐ
chết người.
Theo báo cáo của 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn
quốc đã xảy ra 1.020 vụ TNLĐ làm 1.060 NLĐ làm việc không theo hợp
đồng lao động bị nạn trong đó:
- Số người chết: 369 người;
65

- Số vụ TNLĐ chết người: 355 vụ;


- Số vụ TNLĐ có 2 người bị nạn trở lên: 27 vụ;
- Số người bị thương nặng: 300 người;
- Nạn nhân là lao động nữ: 236 người.
Các vụ TNLĐ xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, mộc, cơ khí, khai
thác thủy sản, nông nghiệp. Các địa phương có số người chết vì tai nạn lao
động nhiều nhất trong năm 2019 là: Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Ninh,
Quảng Nam, Hà Nội, Lào Cai,...
Theo số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2019 so với năm 2018 cụ
thể như sau:
Bảng 2.2. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2019 và năm 2018 khu
vực không có quan hệ lao động
Năm Năm Tăng (+)
TT Chỉ tiêu thống kê
2018 2019 /giảm(-)
1 Số vụ 907 1.020 +113(+12,5%)
2 Số nạn nhân 970 1.060 +90(+9,28%)

3 Số vụ có người chết 394 355 -39(-9,9%)

4 Số người chết 417 369 -48(-11,5%)

5 Số người bị thương nặng 255 300 +45(+17,65%)

6 Số lao động nữ 178 236 +58(+32,6%)

7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 36 27 -9(-25%)


Nguồn: Bộ LĐTBXH-Thông báo TNLĐ
2.4. Kết quả thanh tra về an toàn lao động thí điểm tại một số hộ
gia đình theo Quyết định Bộ giao thực hiện
2.4.1. Làng nghề gỗ-mỹ nghệ và Cô, đúc nhôm Bắc Ninh
Trong vai trò thanh tra chuyên ngành an toàn lao động, học viên đã tham
gia thanh tra tại 15 cơ sở thuộc Làng nghề: Cô, đúc nhôm thôn Mẫn Xá, xã
Văn Môn và Gỗ Mỹ nghệ thôn Ngô Nội, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
66

với 08 hộ gia đình thuộc địa phận thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn với nghề cô đúc
nhôm (gọi chung là Làng nghề cô, đúc nhôm) và 07 hộ gia đình thuộc địa
phận thôn Ngô Nội, xã Trung Nghĩa với nghề sản xuất đồ gỗ Mỹ nghệ - Bàn
ghế Âu á (gọi chung là Làng nghề gỗ Mỹ nghệ), kết quả thanh tra ghi nhận:
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng lao động
Dưới 13 13 - dưới 15 - dưới Đủ 18 tuổi
Độ tuổi
tuổi 15 tuổi 18 tuổi trở lên
Lao động làm thuê 0 0 0 28

Lao động tự làm 0 0 0 80


Tổng 0 0 0 108
Nguồn: Tác giả
Bảng 2.4. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn
Số cơ sở vi Số máy vi
Lỗi vi phạm
phạm phạm
Không che chắn cua-roa, puli, bộ phận truyền 7 14
động
Không nối trung tính vỏ kim loại của thiết bị 7 10
sử dụng điện
Không theo dõi, bảo dưỡng định kỳ 5 9
Không kiểm định (đối với máy, thiết bị có 1 1
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động)
Không có biển cảnh báo, hoặc chỉ dẫn an toàn 15
với thiết bị
Hộp cầu dao, bảng điện, tủ điện không an 15 15
toàn
Nguồn: Tác giả
Nhận xét
* Xã Văn Môn nằm ở phía Tây Nam huyện Yên Phong với diện tích tự
nhiên là 424,84 ha, xã có 05 thôn và 05 tổ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
67

Tính đến tháng 06/2018 toàn xã có khoảng 11.975 người; hơn 3.274 hộ.
Trong đó: hộ sản xuất nông nghiệp: 690 hộ, chiếm 21,0% tổng số hộ, hộ sản
xuất phi nông nghiệp: 2584 hộ, chiếm 79% tổng số hộ. Trên địa bàn xã có 130
công ty và doanh nghiệp tư nhân hoạt động; hơn 300 hộ làm nghề cô đúc
nhôm đồng; gần 200 hộ làm nghề thu mua phế liệu; Nghề làm mộc và chạm
khắc mỹ nghệ hoạt động với hơn 500 hộ. Ngoài ra còn có các hộ làm nghề
làm men, nấu rượu, gò hàn, thợ nề.
Thôn Mẫn Xá có 933 hộ với 3.364 nhân khẩu. Người dân thôn Mẫn Xá
chủ yếu làm nghề truyền thống là nghề cô đúc nhôm, đồng (có khoảng hơn
300 hộ làm nghề cô đúc). Công nghệ sản xuất cơ bản đều thủ công lạc hậu
những cơ sở sản xuất nhỏ hầu như nhà nào trong làng cũng có ít nhất 1 lò cô
đúc, còn hộ lớn thì trên 10 lò/1 hộ, công tác ATVSLĐ hầu như không thực
hiện, tất cả hoạt động thường xuyên: không qua bất kì khâu xử lý môi trường
nào, tất cả đều được thải trực tiếp ra môi trường: gồm những cột khói đen thải
ra không khí, còn bã xỉ nhôm thì đổ trực tiếp xuống ruộng, ao hồ, các hàng
hóa, vật liệu, phế liệu để ở dọc các tuyến đường, cổng trường học, khu vực
công cộng.., gây ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng.
* Địa bàn xã Trung Nghĩa có 2893 hộ với 12068 nhân khẩu, số hộ sản
xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ chiếm 96%. Phương tiện, công cụ sản suất:
35 hộ dùng máy xẻ gỗ CD; 12 hộ xẻ gỗ máy vi tính; 235 dàn máy khắc gỗ vi
tính; 11 dàn cẩu gỗ trụ xoay; 1852 hộ có xưởng máy cưa; máy bào và các
công cụ bằng máy khắc....thu hút 4150 lao động.
Nhìn chung các hộ gia đình, chủ sử dụng lao động chưa có sự hiểu biết
về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ trong quá trình làm việc,
sản xuất. Qua thanh tra, kiểm tra ghi nhận: chủ các cơ sở, hộ gia đình, NLĐ
không tham gia các khoá tập huấn về ATVSLĐ (một số ít có tham gia nhưng
cũng không hiểu ý nghĩa của công tác này), không tự nhận diện được các
nguy cơ gây mất ATLĐ, không được cảnh báo về các mối nguy tiềm ẩn trong
công việc hàng ngày; các hộ gia đình sử dụng máy cưa (cưa vòng, cưa
68

đĩa,...), máy cắt, máy tu bị, máy tiện, máy chà nhám, máy bào,...bình nén
khí, xe nâng hàng chưa có nội quy vận hành, không có bao che lưỡi cưa;
máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng không
được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, người vận hành không có chứng
chỉ vận hành, hầu hết NLĐ cởi trần, đi chân đất trong quá trình cưa, chế
biến gỗ; không niêm yết nội quy, quy trình, biển cảnh báo an toàn tại nơi
làm việc; hệ thống điện, cầu dao, ổ cắm có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây mất
an toàn lao động.
2.4.2. Làng nghề tiểu thủ công, giày da, may mặc Hà Nội
Thanh tra tại 15 hộ gia đình thuộc địa phận xã Phú Yên, huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội, kết quả thanh tra ghi nhận:
Bảng 2.5. Sử dụng lao động
Dưới 13 13-dưới 15 15 - dưới Đủ 18 tuổi
Độ tuổi
tuổi tuổi 18 tuổi trở lên
Lao động làm thuê 0 0 0 17
Lao động tự làm 0 1 0 35
Tổng 0 1 0 52
Nguồn: Tác giả
Bảng 2.6. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn
Số cơ sở Số máy
Lỗi vi phạm
vi phạm vi phạm
Không che chắn cua-roa, puli, bộ phận 02 02
truyền động
Không nối trung tính vỏ kim loại của thiết bị 12 12
sử dụng điện
Không theo dõi, bảo dưỡng định kỳ 06 13
Không kiểm định (đối với máy, thiết bị có 06 13
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động)
Không có biển cảnh báo, hoặc chỉ dẫn an 06 06
toàn với thiết bị
Hộp cầu dao, bảng điện, tủ điện không an 0 0
toàn
Nguồn: Tác giả
69

Nhận xét
- Xã Phú Yên nằm ở phía Tây Nam huyện Phú Xuyên, cách trung tâm
huyện 5km, với tổng diện tích đất tự nhiên là 419,34 ha, trong đó đất nông
nghiệp 563 ha. Xã có 4 thôn với 1.773 hộ, 5.780 nhân khẩu. Trong đó có 3
thôn được thành phố công nhận làng nghề truyền thống, 01 thôn đang đề nghị
xét duyệt. Trong xã có 780 hộ sản xuất, ngành nghề phát triển mạnh ở xã là
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ như giầy da, may mặc, ấp nở... tạo thu thập và
đời sống vật chất được nâng lên.
- Công tác phòng cháy chữa cháy là rất quan trọng đối với xã có nhiều
làng nghề và chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp vì vậy Đảng ủy-HĐND-UBND
đã tập trung chỉ đạo tích cực với nội dung cụ thể:
+ Quán triệt tại các hội nghị tới toàn thể các ban ngành, đoàn thể trong
xã tuyên truyền tới hội viên của mình.
+ Tích cực tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã để nhân
dân được biết và nắm rõ tầm quan trọng.
+ Năm 2018, xã đã phối hợp với công an huyện tổ chức 02 buổi tập
huấn về phòng chống cháy nổ cho nhân dân đã nhận được phản ánh rất tích
cực giúp người dân tự phòng chống tại gia đình, hộ sản xuất.
+ UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể phối kết hợp với ban
công an xã ký cam kết phòng chống chảy nổ nhân dịp tết Nguyên Đán và
trong quá trình sản xuất 100% các hộ được ký cam kết.
+ Vận động, khuyến khích nhân dân mua dụng cụ phòng chống cháy nổ
và được nhân dân đồng tình ủng hộ cao.
- Tuy nhiên, nhìn chung các hộ gia đình, chủ sử dụng lao động chưa có
sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao
động trong quá trình làm việc, sản xuất. Qua thanh tra, kiểm tra ghi nhận: chủ
các hộ gia đình, NLĐ hầu như không tham gia các khoá tập huấn về
ATVSLĐ (một số người có tham gia nhưng cũng không hiểu ý nghĩa của
công tác này), không tự nhận diện, đánh giá được các nguy cơ gây mất an
70

ATLĐ, không được cảnh báo về các mối nguy tiềm ẩn trong công việc hàng
ngày; một số hộ gia đình có sử dụng các loại máy máy ép khí nén,máy khâu,
máy rẫy, máy cắt viên, máy gân, bình khí nén,...; máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng không được kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động, người vận hành không có chứng chỉ vận hành, không niêm yết
nội quy, quy trình làm việc an toàn tại nơi làm việc; không có cảnh báo khu
vực nguy hiểm; hệ thống điện, cầu dao, ổ cắm có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây
mất an toàn lao động.
2.4.3. Làng nghề gỗ Biên Hòa, Đồng Nai
Thanh tra tại 15 hộ gia đình thuộc làng nghề gỗ Tân Hòa, P.Tân Hòa,
TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, kết quả ghi nhận:
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động tại làng nghề gỗ Tân Hòa
Dưới 13 13 - dưới 15 - dưới Đủ 18 tuổi
Độ tuổi
tuổi 15 tuổi 18 tuổi trở lên
Lao động làm thuê 0 0 0 75
Lao động tự làm 0 0 0 43
Tổng 0 0 0 118
Nguồn: Tác giả
Bảng 2.8. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại
làng nghề gỗ Tân Hòa
Số cơ sở vi Số máy vi
Lỗi vi phạm
phạm phạm
Không che chắn cua-roa, puli, bộ phận truyền 15 46
động
Không nối trung tính vỏ kim loại của thiết bị 0 0
sử dụng điện
Không theo dõi, bảo dưỡng định kỳ 0 0
Không kiểm định (đối với máy, thiết bị có 10 12
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động)
Không có biển cảnh báo, hoặc chỉ dẫn an 15 55
toàn với thiết bị
Hộp cầu dao, bảng điện, tủ điện không an 6 8
toàn
Nguồn: Tác giả
71

Nhận xét đánh giá


- Phường Tân Hòa nằm ở phía BắcHòa, tỉnh Đồng Nai. Với diện tích tự
nhiên là: 410ha, phía đông giáp xã Hố Nai 3 thuộc huyện Trảng Bom, phía
nam giáp phường Long Bình, phía bắc giáp xã Thiện Tân thuộc huyện Vĩnh
Cửu, phía tây giáp phường Tân Biên. Phường có 12 khu phố, với tổng số hộ
8.883 và 44.239 nhân khẩu. Đa số là đồng bào dân tộc kinh (99% theo đạo
Thiên Chúa Giáo, gồm 04 xứ đạo, 03 dòng tu và 02 nhà nguyện), với ngành
nghề truyền thống sản xuất kinh doanh mộc, chế biến gỗ (khoảng 30-40%
(trên 200 hộ) vừa sản xuất, chế biến vừa kinh doanh (bán) đồ gỗ; khoảng gần
400 hộ là các hộ chỉ sản xuất, gia công làm hàng mộc cho các Công ty xuất
khẩu, không làm dịch vụ sản xuất trọn gói; các hộ sản xuất tập trung tại các
khu phố 3; 6; 7; 11; 4; 4a, 5; và 9 chuyên sản xuất, chế biến, gia công, buôn
bán mộc dân dụng và xuất khẩu). Quá trình sản xuất ra sản phẩm cũng có
nhiều công đoạn các hộ tự thuê thêm lao động ở các công đoạn như lắp ráp,
chà nhám, chạm trổ, phun PU… và một số cơ sở sản xuất, chỉ chuyên thương
mại, mua bán đồ gỗ và dịch vụ.
- Tuy nhiên, nhìn chung các hộ gia đình, chủ sử dụng lao động chưa có
sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao
động trong quá trình làm việc, sản xuất. Qua thanh tra, kiểm tra ghi nhận: chủ
các hộ gia đình, NLĐ không tham gia các khoá tập huấn về ATVSLĐ (một số
ít có tham gia nhưng cũng không hiểu ý nghĩa của công tác này), không tự
nhận diện được các nguy cơ gây mất an toàn lao động, không được cảnh báo
về các mối nguy tiềm ẩn trong công việc hàng ngày; các hộ gia đình đều sử
dụng máy cưa (cưa vòng, cưa đĩa,...), máy cắt, máy tu bị, máy tiện, máy chà
nhám, máy bào,...bình nén khí, xe nâng hàng chưa có nội quy vận hành,
không có bao che lưỡi cưa; máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
nhưng không được kiểm định kỹ thuật ATLĐ, người vận hành không có
chứng chỉ vận hành, hầu hết NLĐ cởi trần, đi chân đất trong quá trình cưa,
chế biến gỗ; không niêm yết nội quy, quy trình làm việc an toàn tại nơi làm
72

việc; không có biển báo khu vực nguy hiểm; hệ thống điện, cầu dao, ổ cắm có
nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây mất ATLĐ.
2.4.4. Làng nghề mộc Yên Lạc Vĩnh Phúc
Thanh tra tại 15 hộ gia đình thuộc làng nghề mộc Vĩnh Đông, thị trấn
Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả ghi nhận:
Bảng 2.9. Sử dụng lao động tại làng nghề mộc Vĩnh Đông
Dưới 13 13 - dưới 15 - dưới Đủ 18 tuổi
Độ tuổi
tuổi 15 tuổi 18 tuổi trở lên
Lao động làm thuê 0 0 0 121

Lao động tự làm 0 0 0 54


Tổng 0 0 0 175
Nguồn: Tác giả
Bảng 2.10. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại
làng nghề mộc Vĩnh Đông
Số cơ sở vi Số máy vi
Lỗi vi phạm
phạm phạm
Không che chắn cua-roa, puli, bộ phận truyền 15 51
động
Không nối trung tính vỏ kim loại của thiết bị 0 0
sử dụng điện
Không theo dõi, bảo dưỡng định kỳ 0 0
Không kiểm định (đối với máy, thiết bị có 11 14
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động)
Không có biển cảnh báo, hoặc chỉ dẫn an toàn 17 53
với thiết bị
Hộp cầu dao, bảng điện, tủ điện không an 6 9
toàn
Nguồn: Tác giả
Nhận xét đánh giá
- Thị trấn Yên Lạc nằm ở phía Nam thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc. Với diện tích tự nhiên là: 704ha , với tổng số hộ 3.782 và 16.300 nhân
73

khẩu, sống quần cư trong 04 Làng văn hóa và được chia thành 16 tổ dân phố
với 380 nhóm liên gia tự quản. Đa số là đồng bào dân tộc kinh, với 04 Làng
nghề mộc truyền thống (Làng nghề mộc: Vĩnh Đông, Vĩnh Đoài, Vĩnh Trung
và Vĩnh Tiên) chuyên sản xuất kinh doanh mộc, chế biến gỗ (khoảng 30-40%
(trên 400 hộ) vừa sản xuất, chế biến vừa kinh doanh (bán) đồ gỗ; khoảng gần
500 hộ là các hộ chỉ sản xuất, gia công làm hàng mộc cho các Công ty xuất
khẩu, không làm dịch vụ sản xuất trọn gói; các hộ sản xuất tập trung tại 16 tổ
dân phố chuyên sản xuất, chế biến, gia công, buôn bán mộc dân dụng và xuất
khẩu). Quá trình sản xuất ra sản phẩm cũng có nhiều công đoạn các hộ tự thuê
thêm lao động ở các công đoạn như lắp ráp, chà nhám, chạm trổ, phun PU…
và một số cơ sở sản xuất, chỉ chuyên thương mại, mua bán đồ gỗ và dịch vụ.
- Tuy nhiên, nhìn chung các hộ gia đình, chủ sử dụng lao động chưa có
sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao
động trong quá trình làm việc, sản xuất. Qua thanh tra, kiểm tra ghi nhận: chủ
các hộ gia đình, chưa tham gia các buổi tập huấn về ATLĐ (một số ít có tham
gia nhưng cũng không hiểu ý nghĩa của công tác này), không tự nhận biết
được các nguy cơ gây mất ATLĐ, không được cảnh báo về các mối nguy tiềm
ẩn trong công việc hàng ngày; các hộ gia đình đều sử dụng máy cưa (cưa
vòng, cưa đĩa,...), máy đục đa năng, máy cắt, máy tu bị, máy tiện, máy chà
nhám, máy bào,... chưa được nối đất vỏ máy; bình nén khí phục vụ phun sơn,
tời nâng tự chế vận chuyển người, nâng hàng chưa có nội quy vận hành,
không có bao che lưỡi cưa; không kiểm định kỹ thuật ATLĐ đổi với máy,
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, người vận hành không có chứng
chỉ vận hành, NLĐ gần như không được trang bị phương tiện BVCN; không
tham gia bảo hiểm TNLĐ, bảo hiểm tự nguyện; không trang bị các tủ thuộc
tại các xưởng; không niêm yết nội quy, quy trình làm việc an toàn tại nơi làm
việc; không có biển cảnh báo khu vực nguy hiểm; không có bình cứu hỏa,
không có hệ thống nước, không có thùng cát tại chỗ, một số hộ không có bể
hút, túi thu gom sử lý bụi gỗ, bụi sơn mà xả bụi trực tiếp ra môi trường, xuống
74

ao, rãnh tiêu nước thải; hệ thống điện nhà xưởng còn cuốn xuong quanh chạy
thẳng trên các xà sắt nhà xưởng, cầu dao, ổ cắm có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây
mất ATLĐ.
2.4.5. Làng nghề Nam Trực, Nam Định
Thanh tra tại 10 hộ gia đình thuộc làng nghề Đồng Côi, thị trấn Nam
Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, có nguy cơ cao về tai nạn lao động,
kết quả ghi nhận:
Bảng 2.11. Sử dụng lao động tại làng nghề Đồng Côi
Dưới 13 13 - dưới 15 - dưới Đủ 18 tuổi
Độ tuổi
tuổi 15 tuổi 18 tuổi trở lên
Lao động làm thuê 0 0 0 20
Lao động tự làm 0 0 0 21
Tổng 0 0 0 41
Nguồn: Tác giả
Bảng 2.12. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại
làng nghề Đồng Côi
Số cơ sở vi Số máy vi
Lỗi vi phạm
phạm phạm
Không che chắn cua-roa, puli, bộ phận 10 41
truyền động
Không nối trung tính vỏ kim loại của thiết 04 09
bị sử dụng điện
Không theo dõi, bảo dưỡng định kỳ 0 0
Không kiểm định đối với máy, thiết bị có 02 02
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
(nồi hơi, bình chứa khí nén)
Không có biển cảnh báo, hoặc chỉ dẫn an 10 45
toàn với thiết bị
Hộp cầu dao, bảng điện, tủ điện không an 4 6
toàn
Nguồn: Tác giả
75

Nhận xét đánh giá


- Thị trấn Nam Giang thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Với diện
tích 702,11ha, tổng số hộ 5.084 bằng 17.833 nhân khẩu, với 17 tổ dân phố.
Hiện tại thị trấn có 02 làng nghề với 250 hộ (Làng nghề Đồng Côi, gồm 02 tổ
dân phó 13, 14 chuyên sản xuất bu lông, ốc vít, linh kiện xe đạp điện, xe
máy,..; làng nghề Vân Tràng, gồm 03 tổ dân phố 15, 16, 17 chuyên sản xuất
nhôm, kéo cắt, dao, xong, nồi,...); với 76 Công ty, doanh nghiệp đóng trên địa
bàn thị trấn…
- Tuy nhiên, nhìn chung các hộ gia đình, chủ sử dụng lao động chưa có
sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao
động trong quá trình làm việc, sản xuất, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệp,
bằng truyền nghề. Qua thanh tra, kiểm tra ghi nhận: chủ các hộ gia đình, NLĐ
chưa được phổ biến về ATVSLĐ do chính quyền xã phối hợp với các cơ quan
tổ chức, không tự nhận diện được các nguy cơ gây mất ATLĐ, nhận diện các
mối nguy tiềm ẩn trong công việc hàng ngày; các hộ gia đình đều sử dụng các
máy cơ khi, sử dụng nguồn điện lớn, sử dụng máy nén khí, cầu trục chưa
được kiểm định kỹ thuật ATLĐ. Hệ thống điện, cầu dao nhiều cơ sở không
đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ điện giật; các máy cơ khí có bộ phận truyền truyển
động chưa được bao che hoạc có biện pháp đảm bảo an toàn; người vận hành,
người lao động hầu hết làm bằng kinh nghiệm; người lao động tự trang bị bảo
hộ lao động; không tham gia bảo hiểm TNLĐ, bảo hiểm tự nguyện; không
trang bị các tủ thuộc tại các xưởng; không niêm yết nội quy, quy trình làm
việc an toàn tại nơi làm việc; không có biển cảnh báo khu vực nguy hiểm;
không có bình chữa cháy; hệ thống nước thải chảy thẳng ra kênh, mương môi
trường xung quanh.
2.4.6. Làng nghề làm miến Thái Bình
Thanh tra tại 10 hộ gia đình thuộc làng nghề Miên dong, xã Đông Thọ,
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, kết quả ghi nhận:
76

Bảng 2.13. Sử dụng lao động tại làng nghề Miên dong
Dưới 13 13 - dưới 15 - dưới Đủ 18 tuổi
Độ tuổi
tuổi 15 tuổi 18 tuổi trở lên
Lao động làm thuê 0 0 0 54
Lao động tự làm 0 0 0 22
Tổng 0 0 0 76
Nguồn: Tác giả
Bảng 2.14. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại
làng nghề Miên dong
Số cơ sở vi Số máy vi
Lỗi vi phạm
phạm phạm
Không che chắn cua-roa, puli, bộ phận 15 51
truyền động
Không nối trung tính vỏ kim loại của 10 20
thiết bị sử dụng điện
Không theo dõi, bảo dưỡng định kỳ 0 0
Không kiểm định đối với máy, thiết bị có 09 18
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
(nồi hơi, bình chứa khí nén)
Không có biển cảnh báo, hoặc chỉ dẫn an 10 30
toàn với thiết bị
Hộp cầu dao, bảng điện, tủ điện không an 5 7
toàn
Nguồn: Tác giả
Nhận xét đánh giá
- Xã Đông Thọ thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Với diện
tích 1,69km2, tổng số hộ 1.670 bằng 4.764 nhân khẩu. Dân số là người cao
tuổi chiếm 24%, Nông nghiệp chiếm 11%, lao động trong độ tuổi chiếm
khoảng 40% (1.900 lao động) đang làm việc cho các doanh nghiệp, xây dựng,
77

làng nghề. Hiện tại xã có 6 thôn, trong đó có một làng nghề (Làng nghề Miến
rong) với 13 hộ làm nghề nằm dải rác tại hai thôn (Đoàn Kết, Thống Nhất.
Quá trình sản xuất chủ yếu sử dụng lao động địa phương (lao động tại chỗ).
- Tuy nhiên, nhìn chung các hộ gia đình, chủ sử dụng lao động chưa có
sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ trong quá
trình làm việc, sản xuất. Trong quá trình sản xuất không tự nhận diện được
các nguy cơ gây mất ATLĐ, không được cảnh báo về các mối nguy tiềm ẩn
trong công việc hàng ngày; các hộ gia đình đều sử dụng nồi hơi tự chế, không
có van an toàn, đồng hồ đo áp kế, có ống thủy (tự chế), các hồi hơi chưa được
kiểm định kỹ thuật ATLĐ. Tất cả các nồi hơi này do cơ sở sản xuất cơ khí
Hoàng Văn Phu, địa chỉ xóm 7, xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái
Bình sản xuất từ năm 2016, 2017, hiện nay cơ sở này đã dừng hoạt động. Hệ
thống điện, cầu dao nhiều cơ sở không đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ điện giật khi
người lao động làm việc trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc với nước, ẩm
ướt, người lao động hầu hết là không sử dụng giày, dép (đi chấn trần) khi làm
việc; các máy thái miến sử dụng mô tơ điện, các thiết bị này chưa được nối
đất vỏ máy; bình nén khí phục vụ sản xuất chưa được kiểm định kỹ thuật
ATLĐ; người vận hành nồi hơi không có chứng chỉ vận hành, hầu hết làm
bằng kinh nghiệm; người lao động tự trang bị bảo hộ lao động nhưng đều
không trang bị; không tham gia bảo hiểm tự nguyện; không trang bị các tủ
thuộc tại các xưởng; không niêm yết nội quy, quy trình làm việc an toàn tại nơi
làm việc; không có biển cảnh báo khu vực nguy hiểm; không có bình chữa
cháy; hệ thống nước thải chảy thẳng ra kênh, mương môi trường xung quanh.
2.4.7. Đánh giá chung
Kết quả thanh tra tại 80 hộ gia đình của 06 làng nghề trên địa bàn các
tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, qua
thanh tra đã chỉ ra và hướng dẫn khắc phục 371 kiến nghị.
Nhìn chung các chủ cơ sở sản xuất chưa có sự hiểu biết về ý nghĩa và
tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ trong quá trình làm việc, sản xuất. Qua
78

thanh tra, kiểm tra tại 80 hộ gia đình ghi nhận: chủ các hộ gia đình, NLĐ chưa
được tuyên truyền, tập huấn về ATVSLĐ do chính quyền xã phối hợp với các
cơ quan tổ chức (một số ít có tham gia nhưng cũng không hiểu ý nghĩa của
công tác này); không tự nhận diện được các nguy cơ gây mất ATLĐ, không
được cảnh báo về các mối nguy tiềm ẩn trong công việc hàng ngày; các hộ gia
đình đều sử dụng nhiều máy, thiết bị cũ, thiếu đồng bộ, thiếu che chắn các bộ
phận truyền động, chuyển động, máy, thiết bị tự chế; sử dụng mày thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ chưa được kiểm định, không có lý lịch; hệ
thống điện, cầu dao nhiều cơ sở không đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ điện giật khi
NLĐ làm việc trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc với nước, ẩm ướt, người
lao động hầu hết là không sử dụng giày, dép (đi chân trần) khi làm việc; NLĐ
tự trang bị bảo hộ lao động hoặc không sử dụng trang bị bảo hộ; không tham
gia bảo hiểm tự nguyện về TNLĐ; không trang bị các tủ thuộc tại các xưởng;
không niêm yết nội quy, quy trình làm việc an toàn tại nơi làm việc; không có
biển cảnh báo khu vực nguy hiểm; không có bình chữa cháy; hệ thống nước
thải, bụi chưa có biện pháp xử lý, vẫn thải thẳng ra môi trường xung quanh.
2.5. Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ
sinh lao động và nguyên nhân
2.5.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động
Một là, chính sách của Nhà nước hiện nay chưa thu hút và huy động
hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác ATVSLĐ, phát triển các
dịch vụ trong lĩnh vực này.
Hai là, nội dung ATVSLĐ quy định trong Bộ luật Lao động, Luật
ATVSLĐ đồng thời cũng được quy định phân tán tại nhiều văn bản pháp luật
khác như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Khoáng sản, Luật Hóa chất, Luật Xây
dựng, Luật Hàng không, Luật Hàng hải, Luật Dầu khí, Luật Năng lượng
nguyên tử,..
79

Ba là, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ chưa được kịp thời rà
soát để sửa đổi, bổ sungnhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất,
phù hợp với quy trình, công nghệ và vật liệu mới.
2.5.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn vệ
sinh lao động
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trong
các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp
phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động,
đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, cần tăng cường phổ biến pháp luật, nâng cao hiệu quả công
tác phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật đối
với NLĐ đã được các cấp ngành quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân rất đáng quan tâm là, dù hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ đã khá đầy đủ, từ Luật ATVSLĐ đến
các văn bản hướng dẫn từ cấp Chính phủ đến các Bộ, ngành liên quan, tuy
nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, nhất là tại các địa phương, doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế.
Qua giám sát thực tế tại một số địa phương, đơn vị, cho thấy công tác
thông tin, tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ chưa được quan tâm, sâu rộng
và thường xuyên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những vi phạm, thậm chí
vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong lĩnh vực ATVSLĐ.
2.5.3. Báo cáo, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
Luật ATVSLĐ qui định, hằng năm, NSDLĐ phải thực hiện thống kê,
báo cáo về ATVSLĐ tại nơi làm việc như sau:
- Báo cáo về công tác ATVSLĐ, TNLĐ, BNN sự cố kỹ thuật gây mất
ATVSLĐ nghiêm trọng theo quy định.
80

Từ khi Luật có hiệu lực, công tác thống kê, báo cáo về ATVSLĐ đã
đước các doanh nghiệp và địa phương thực hiện tốt.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật về ATVSLĐ không phải
doanh nghiệp nào cũng hiểu đúng, hiểu đủ và nghiêm túc thực hiện. Việc
chấp hành chế độ báo cáo, thống kê TNLĐ của các doanh nhiệp vừa và nhỏ
cũng như khu vực NLĐ làm việc không có HĐLĐ chỉ chiếm từ 5 - 7%. Đặc
biệt, doanh nghiệp dịch vụ, cơ quan hành chính hầu như không báo cáo về
TNLĐ, BNN.
Bên cạnh đó, còn tình trạng khi xảy ra TNLĐ, người sử dụng lao động
che giấu, không khai báo mà thỏa thuận bồi thường với người lao động hoặc
thân nhân người lao động bị tử vong.
2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
Công tác thanh tra, kiểm tra chế tài xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn
đe đối với các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không hợp tác, không thiện
chí khắc phục tồn tại, thiếu sót mà đoàn kiểm tra đưa ra, nếu có làm chỉ mang
tính đối phó hoặc không chấp hành các quyết định xử phạt của các cơ quan
QLNN khi vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ hoặc tái phạm về ATVSLĐ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là nhận thức của một số NSDLĐ
và NLĐ về công tác ATVSLĐ chưa đầy đủ, chưa thấy hết nguy cơ đe doạ đến
tính mạng và sức khoẻ của người lao động, nhất là các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến chủ quan lơ là.
81

Tiểu kết chương 2


Kết quả khảo sát về ATVSLĐ tại 5 làng nghề của 2 tỉnh Hưng Yên và
Phú Thọ và kết quả thanh tra tại 80 hộ gia đình của 06 làng nghề trên địa bàn
các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Nam Định, Bắc Ninh, qua
khảo sát, thanh tra đã chỉ ra và hướng dẫn khắc phục 371 kiến nghị.
Nhìn chung các hộ gia đình, chủ cơ sở, NLĐ chưa có sự hiểu biết về ý
nghĩa và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ trong quá trình làm việc, sản
xuất. Qua thanh tra, kiểm tra tại 80 hộ gia đình ghi nhận: chủ các hộ gia đình,
NLĐ chưa được tập huấn hoặc tuyên truyền, phổ biến về ATVSLĐ do chính
quyền xã phối hợp với các cơ quan tổ chức (một số ít có tham gia nhưng cũng
không hiểu ý nghĩa của công tác này); không tự đánh giá, nhận diện được các
nguy cơ gây mất ATLĐ, không được cảnh báo về các mối nguy tiềm ẩn trong
công việc hàng ngày; các hộ gia đình đều sử dụng nhiều máy, thiết bị cũ,
thiếu đồng bộ, thiếu che chắn các bộ phận truyền động, chuyển động, máy,
thiết bị tự chế; sử dụng mày thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ chưa
được kiểm định, không có lý lịch; hệ thống điện, cầu dao nhiều cơ sở không
đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ điện giật khi NLĐ làm việc trong điều kiện thường
xuyên tiếp xúc với nước, ẩm ướt, NLĐ hầu hết là không sử dụng giày, dép (đi
chân trần) khi làm việc; người lao động tự trang bị bảo hộ lao động hoặc
không sử dụng trang bị bảo hộ; không tham gia bảo hiểm TNLĐ, bảo hiểm tự
nguyện; không trang bị các tủ thuộc tại các xưởng; không niêm yết nội quy,
quy trình làm việc an toàn tại nơi làm việc; không có biển cảnh báo khu vực
nguy hiểm; không có bình chữa cháy; hệ thống nước thải, bụi chưa có biện
pháp xử lý, vẫn thải thẳng ra môi trường xung quanh.
Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thì việc thống kê
báo cáo TNLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động chưa
được triển khai toàn diện theo quy định của pháp luật. Việc lập biên bản ghi
82

nhận TNLĐ đối với người làm việc không theo HĐLĐ của UBND cấp xã
được triển khai còn rất hạn chế.
Công tác điều tra, lập biên bản TNLĐ đối với khu vực NLĐ làm việc
không theo hợp đồng lao động của UBND cấp xã được triển khai còn rất hạn
chế, chưa được triển khai toàn diện theo quy định của pháp luật.
83

Chương 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KHÔNG CÓ
QUAN HỆ LAO ĐỘNG
3.1. Tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho làng
nghề và hộ gia đình
Khoản 4, Điều 88 về trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ của
UBND các cấp, Luật ATVSLĐ đã nêu:
1) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban
hành theo thẩm quyền văn bản QPPL, QCKT địa phương.
2) Chịu trách nhiệm quản lý ATVSLĐ tại địa phương; xây dựng và tổ
chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tại địa phương.
3) Hằng năm, báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật
ATVSLĐ tại địa phương với HĐND cùng cấp hoặc báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4) Hằng năm, bố trí nguồn lực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ
cho NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.
5) Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp
luật về ATVSLĐ tại địa phương.
Theo học viên qui định như Luật là đầy đủ, vấn đề là làm thế nào để
phát huy vai trò quản lý nhà nước trong công tác ATVSLĐ của UBND, nhất
là cấp phường xã, trong đó có vai trò và nhận thức cũng như kiến thức của
cán bộ phụ trách.
Để tăng cường công tác quản lý ATVSLĐ tại khu vực không có HĐLĐ
ở các địa phương, theo học viên, cần phát huy vai trò của 2 tổ chức chính trị
xã hội ở địa phương là Mặt trận tổ quốc và Hội Nông dân tập thể. Trong đó:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần:
84

+ Phối hợp với UBND tổ chức tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện về
ATVSLĐ cho NLĐ khu vực không có HĐLĐ;
+ Tham gia ý kiến, giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng chế
độ chính sách, pháp luật vềATVSLĐ cho NLĐ khu vực không có HĐLĐ;
+ Tham gia đề xuất giải pháp cải thiện ĐKLĐ, phòng, chống TNLĐ,
BNN cho NLĐ khu vực không có HĐLĐ
+ Vận động đoàn viên, hội viên là NLĐ trong khu vực không có HĐLĐ
thực hiện công tác đảm bảo ATVSLĐ;
+ Phát hiện và kiến nghị với UBND đồng cấp xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Hội Nông dân tập thể, cần:
+ Tham gia, phối hợp với UBND trong việc thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về ATVSLĐ có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của NLĐ là nông dân; tham gia điều tra TNLĐ khi người
bị TNLĐ là nông dân.
Đề xuất sơ đồ hệ thống quản lý theo đúng luật cho 3 loại hình làng
nghề và hộ gia đình sản xuất cụ thể như sau:
Hệ thống 1: Hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các làng nghề có cụm
công nghiệp làng nghề

UBND Xã/phường

Ban quản lý cụm CN


(Lãnh đạo, CBLĐ xã, Lãnh đạo thôn)

Doanh nghiệp Hộ gia đình/cơ sở sản xuất

Hệ thống 2: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các làng
nghề chưa có cụm công nghiệp - các hộ sản xuất nằm rải rác
85

UBND XÃ

THÔN (TRƯỞNG THÔN) CÁN BỘ


LĐ - VH

HIỆP HỘI LÀNG NGHỀ/


HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

HỘ GIA ĐÌNH

Hệ thống 3: Tổng hợp với các làng nghề có cụm công nghiệp và tỷ lệ
xen cư cao
UBND XÃ

Thôn (trưởng thôn) Cụm CN

DN, CS/Hộ sản xuất

Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cho khu vực không
có hợp đồng lao động
Ghi chú:
Mối quan hệ chỉ đạo/báo cáo
Mối quan hệ phối hợp/hỗ trợ

+ Tham gia hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho người dân.
+ Phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc chăm lo cải thiện ĐKLĐ,
phòng ngừa TNLĐ, BNN cho người dân.
+ Vận động nông dân tham gia phong trào bảo đảm ATVSLĐ cho nông
dân theo quy định của pháp luật.
86

3.2. Cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp WISE
Trước thực trạng tình hình công tác ATVSLĐ tại các cơ sở sản xuất
nhỏ, hộ gia đình ở các nước đang phát triển có nhiều vấn đề tồn tại do sản
xuất nhỏ lẻ, nhận thức và ý thức của NLĐ về công tác ATVSLĐ còn thấp,
trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp của Kazutaka Kogi và Tsuyoshi Kawakami
(Nhật), ILO đưa ra một phương pháp cải thiện ĐKLĐ cho các cơ sở sản xuất
nhỏ, trong đó có hộ gia đình, đó là phương pháp WISE. Phương pháp này tập
trung vào giáo dục hành động nhằm đưa ra những hình mẫu điển hình theo
các chuyên đề, ví dụ: Sắp xếp nơi làm việc, an toàn vận chuyển nguyên vật
liệu, tổ chức lao động hợp lý, an toàn máy, thiết bị,... nhằm giúp NLĐ nhận
thức nhanh và vận dụng theo hướng vừa làm việc, vừa tiến hành cải thiện
ĐKLV theo hướng thuận tiện và đảm bảo ATVSLĐ.
Để quản lý công tác ATVSLĐ cho khu vực ngoài quan hệ lao động tốt,
hiocj viên lựa chọn phương pháp WISE để phổ biến áp dụng.
3.2.1. Giới thiệu phương pháp WISE
WISE viết tắt của tiếng Anh “Working Improvement in Smal an Medium-
sizi Enterprises”- Cải thiện ĐKLV cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
WISE, là một phương pháp hữu hiệu, giúp cho các doanh nghiệp nhỏ,
hộ gia đình từng bước cải thiện ĐKLĐ theo hướng có lợi nhất bằng cách khai
thác triệt để các nguồn lực sẵn có trong cơ sở sản xuất áp dụng trực tiếp trong
cải thiện ĐKLĐ.
3.2.2. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp WISE
* Dựa vào thực tiển, tại chỗ làm việc, tại doanh nghiệp
Dựa vào cơ sở vật chất hiện có của Doanh nghiệp, môi trường thuận lợi
để thiết kế đơn giản linh hoạt mô hình sản xuất, nhất là chú trọng đến điều
kiện cải thiện hạn chế chi phí. Quan tâm đến từng bộ phận phân xưởng phát
huy sáng kiến khoa học kỹ thuận, hợp lý hoá sản xuất.
* Chú trọng đến kết quả đạt được
87

Điều quan tâm là chú trọng đến thành quả có giá trị, nhằm phát huy
tính sáng tạo và hạn chế mắc phải sai sót đồng thời đưa ra giải pháp cải thiện
ĐKLV. Mà cần ngồi lại với nhau bàn bàn điều chỉnh biện pháp hiệu quả hơn.
* Giải pháp phát huy sáng kiến không đi ngược lại quy định
Các giải pháp phải đúng quy trình hoạt động của doanh nghiệp và nhất
là không vi phạm quy định pháp luật của nhà nước cũng như pháp luật
BHLĐ.
* Áp dụng phương pháp vừa làm việc vừa cải thiện ĐKLĐ
Các hành động cải thiện phải gắn liền với hoạt động cải thiện ĐKLĐ,
nhất là quan tâm tới những lĩnh vực có thể tiến hành ngay những hoạt động
cải thiện.
Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của những nhà quản lý khác hoặc
đội ngũ tay nghề cao, để thực hiện các hoạt động cải thiện ĐKLĐ.
* Học tập, trao đổi kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng, nhân rộng
sáng kiến
Tạo điều kiện trao đổi học tập nhóm, học tập kinh nghiệm đơn vị khác.
Kịp thời biểu dương khen thưởng cá nhân có thành tích. Nhằm kích thích
NLĐ tích cực cho hoạt động cải thiện.
* Thúc đẩy sự tham gia của người lao động
Sự cải thiện phụ thuộc vào trình độ và sự hiểu biết của người lao động,
vì vậy cần tạo điều kiện cho họ trao đổi kiến thức lẫn nhau về những hoạt
động cải thiện sáng tạo.
3.2.3. Các nội dung của phương pháp WISE
Bao gồm 6 nội dung:
(1) Cải tiến sắp xếp, vận chuyển vật liệu
* Loại đi những vật liệu không cần thiết: xem xét những dụng cụ, đồ
dung, sản phẩm có tái sử dụng được không? có thực sự cần thiết không? Nếu
không thì thải bỏ, sắp xếp lại khu vực sản xuất.
88

Hình 3.1. Loại đi những vật liệu, đồ dùng không cần thiết,
để chỗ làm việc gọn gàng, ĐKLV tốt hơn
Nguồn: Tác giả
* Kẻ vạch phân định khu vực để vật liệu, sản phẩm tạo đường đi, lối lại
vận chuyển thông thoáng, loại bỏ nguy hiểm do tai nạn và hoả hoạn gây ra:

Hình 3.2. Kẻ vạch rõ, tạo ra đường vận chuyển thông thoáng
Nguồn: Tác giả
Hại chế để vật liệu trên sàn nhà: sàn phân xưởng để bừa bộn thì
nguyên liệu, dụng cụ lại càng dễ mất, NLĐ mất thời gian để đi tìm chúng;
vì thế, chúng ta cần sắp xếp vật liệu, sản phẩm gọn gang, thuận tiện cho lao
động sản xuất.
89

Hình 3.3. Tránh để vật liệu trên sàn nhà

Nguồn: Tác giả


Cải thiện ĐKLV bằng cách, sử dụng giá khung nhiều tầng, để sắp xếp
nguyên vật liệu:
+ Tiết kiệm được diện tích trên sàn nhà;
+ Dễ dàng, thuận tiện lấy được dụng cụ làm việc và các thứ khác;
+ Tăng cường việc quản lý hàng tồn kho.

Hình 3.4. Sử dụng giá nhiều tầng để tiết kiệm diện tích
Nguồn: Tác giả
- Sắp xết, quy định cho từng loại dụng cụ và vật dụng (hình 3.5) Giúp
quản lý dụng cụ, vật dụng tốt hơn và tìm các dụng cụ cần thiết nhanh hơn.
90

Hình 3.5. Sắp xết đồ dụng, từng loại dụng cụ rõ rang, thuận tiện
Nguồn: Tác giả
* Rút ngắn thời gian di chuyển:
- Sắp xếp theo phương pháp vật thường dùng càng phải để gần:
+ Tất cả các dụng cụ thường xuyên được sử dụng đều nằm trong tầm
với dễ dàng của NLĐ;
+ Sắp đặt các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ làm việc theo thứ tự tần số sử
dụng: những dụng cụ nào liên tục sử dụng thì đặt trên bàn làm việc hoặc treo
để không tốn thời gian di chuyển mỗi khi sử dụng. Ngược lại các dụng cụ,
nguyên vật liệu ít được dùng hơn có thể đặt trên các giá khung bên cạnh nơi
làm việc. Các dụng cụ chỉ cần dùng một hoặc hai lần mỗi ngày có thể để ở nơi
cất giữ (kho).

Hình 3.6. Cải thiện bố trí điều kiện làm việc giúp người lao động
thuận tiện trong làm việc
Nguồn: Tác giả
91

- Sử dụng các tủ đựng di động:


+ Thiết kế các giá đỡ hoặc tủ di động để đựng vật liệu, di chuyển nhiều
thứ cùng một lúc;
+ Các giá đựng, tủ đựng vật liệu, dụng cụ nên thiết kế các bánh xe
thuận tiện trong lúc di chuyển, cải thiện tốt ĐKLĐ cho NLĐ trong quá trình
làm việc.

Hình 3.7. Sử dụng giá, kho chứa di động

Nguồn: Tác giả


- Giảm thiểu sức lao động bằng cách sử dụng các xe đẩy, xe kéo tay hoặc
gắn bánh xe vào thùng chứa dụng cụ để di chuyển hàng, vật liệu, sản phẩm.

Hình 3.8. Sử dụng xe đẩy để di chuyển vật liệu, sản phẩm dễ dàng

Nguồn: Tác giả


92

* Hạn chế và tăng hiệu quả cho thao tác di chuyển nâng
- Không nâng vật nặng quá mức cần thiết: thao tác nâng vác không
đúng thường dễ gây ra tai nạn, hư hỏng máy móc, ảnh hưởng sức khỏe NLĐ...
Vì thế tốt hơn hết là cải thiện ĐKLV, loại bỏ các thao tác nâng khi có thể,
như: vận chuyển sếp từ dưới thấp lên cao và ngược lại để tránh phải nâng
những vật nặng, tư thế lao động gò bó; sử dụng các thanh đường ray hay các
phương tiện giao thông đặt ở vị trí thấp hơn để cho hàng hoá không phải nâng
lên khi bốc dỡ hàng khỏi phương tiện

Hình 3.9. Không nâng vật nặng quá sức của mình
Nguồn: Tác giả
- Bố trí điều kiện làm việc, thao tác nâng có hiệu quả và an toàn:

Hình 3.10. Sử dụng bục cao để thực hiện thao tác nâng có hiệu quả
Nguồn: Tác giả
93

+ Khi treo vật nặng cần lưu ý mối nguy hiểm (đặc biệt trong phân
xưởng nhỏ và đông), vì thế luôn giữ độ cao của vật nặng cần di chuyển so với
mặt đất càng thấp càng tốt;
+ Sử dụng bục kê, giá đứng để bốc dỡ các vật nặng.
(2) An toàn thiết bị, máy
Không ai muốn TNLĐ xảy ra, vậy mà việc đảm bảo an toàn trong sử
dụng máy móc, thiết bị từ NSDLĐ và ngay cả NLĐ lại thường không được
chú trọng vì được xem là tốn kém, không hiệu quả. Tuy nhiên, một khi TNLĐ
xảy ra, không những NLĐ và gia đình của họ phải gánh chịu những tổn thất
nặng nề về tính mạng, tài sản và tinh thần không gì bù đắp được, mà chính
NSDLĐ cũng chịu những thiệt hại lớn về kinh tế, uy tín doanh nghiệp... Việc
tạo ra điều kiện an toàn, sử dụng máy, thiết bị an toàn là hạn chế TNLĐ sự cố
xảy ra.
Những nguy hiểm do sử dụng máy, thiết bị trong lao động, sản xuất
thường tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau khi làm việc: tại vị trí thao tác đóng
ngắt điện, tiếp nguyên liệu, các chi tiết chuyển động...
Các giải pháp đảm bảo an toàn máy, thiết bị gồm:
+ Lựa chọn mua máy, thiết bị đảm bảo an toàn.
+ Cẩn lắp đặt các bộ phận bao che, che chắn các bộ phận truyền động:
trục quay, bánh xe, trục cuốn, ròng rọc, các bộ phận: cắt, đột dập, xén, uốn
cong phải được bao che đầy đủ;

Hình 3.11. Các bộ phận truyền động được bao che đầy đủ
Nguồn: Tác giả
94

(3) Kiểm soát và quản lý phân loại hoá chất độc hại
Hoá chất độc hại phải để riêng có tên nhãn, bảo đảm độc hại không
xâm nhập cơ thể con người, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Hình 3.12. Hoá chất độc hại phải để riêng có tên nhãn
Nguồn: Tác giả
(4) Chiếu sáng tại nơi làm việc
Đủ độ sáng để làm việc chính xác không bị ảnh hưởng mắt, sử dụng
ánh sánh tự nhiên, tiết kiệm.

Hình 3.13. Chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc

Nguồn: Tác giả


95

(5) Công tác phúc lợi quan tâm quyền lợi NLĐ và tổ chức lao động
Có nhà ăn, nhà tắm, nhà nghỉ chờ ca, nước uống vệ sinh, trang bị cứu
thương và huấn luyện NLĐ biết phương pháp sơ cấp cứu sơ cấp cứu.

Hình 3.14. Bố trí nơi nghỉ ngơi uống nước và nhà vệ sinh
Nguồn: Tác giả
(6) Tổ chức bố trí công việc hợp lý khoa học
Phân công CV đúng ngành nghề, phù hợp sức khoẻ. Phân định rõ trách
nhiệm từng cá nhân, từng nhóm đội. Loại bỏ mâu thuẩn tâm lý và bè phái,
đoàn kết cởi mở hoà hợp cùng động nghiệp

Hình 3.15. Tổ chức bố trí công việc, chỗ làm việc hợp lý, khoa học
Nguồn: Tác giả
96

3.3. Triển khai áp dụng giải pháp cải thiện điều kiện làm việc
Năm 2019, học viên cùng các cán bộ Cục An toàn lao động đã tiến
hành triển khai việc áp dụng giải pháp cải thiện ĐKLV theo phương pháp
WISE cho một số cơ sở, hộ sản xuất/kinh doanh tại 6 xã theo Dự án Bộ giao
thí điểm thực hiện.
3.3.1. Nội dung, địa điêm triển khai thực hiện
Tập huấn, tư vấn, hỗ trợ cho các tư vấn viên, tập huấn mẫu nhận biết
được các yếu tố rủi ro, nguy hiểm, có hại trong quá trình lao động, nâng cao
nhận thức và năng lực cho NSDLĐ và NLĐ; phổ biến các biện pháp cải thiện
theo WISE; Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các thành tựu.
- Bắc Ninh: triển khai tại 03 xã Trung Nghĩa, Đông Tiến, Đông Thọ,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, thời gian thực hiện từ tháng 5 đến tháng 12
năm 2019;
- Phú Yên: triển khai tại 03 xã Hòa An, Hòa Định Đông, Hòa Thắng,
huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, thời gian thực hiện từ tháng 5 đến tháng 12
năm 2019.
3.3.2. Kết quả thực hiện tại Bắc Ninh
Địa điểm lựa chọn là huyện Yên Phong, sau khi khảo sát, đánh giá với
các loại hình làng nghề và các lĩnh vực khác nhau đã tổng hợp lựa chọn 03 xã
(Trung Nghĩa, Đông Tiến, Đông Thọ) thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Băc
Ninh, tập trung vào lĩnh vực ngành nghề sản xuất chính là đồ gỗ mỹ nghệ.
Bước 1: Lựa chọn xã, thôn, lĩnh vực ngành nghề, lựa chọn tư vấn viên
Đưa ra đúng thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ, đặc điểm sản xuất
cũng như xác định các nguy cơ gây TNLĐ, BNN, tổng hợp thông kê báo cáo
TNLĐ là hết sức quan trọng cho các bước triển khai tiếp theo. Do vậy, bước
đầu tiên phối hợp với Sở Lao động - TBXH, phòng Lao động - TBXH huyện
tổ chức hội nghị tham vấn với Đảng ủy, UBND xã để rà soát các văn bản, quy
định của địa phương về vấn đề ATVSLĐ đồng thời chia sẻ thông tin về kinh
tế, văn hóa, xã hội tại địa phương cũng như đặc điểm sản xuất của hộ gia
đình/cơ sở sản xuất (CSSX) trên địa bàn (gọi chung là cơ sở).
97

- Sau khi có sự nhất trí của địa phương, lựa chọn người tham gia tư vấn
viên (công chức Lao động - TBXH xã, trưởng thôn, hội phụ nữ, hội cựu chiết
binh, đội công tác tình nguyện xã hội,...gọi chung là tư vấn viên, có quyết
định của UBND xã về việc cử tư vấn viên), lựa chọn cơ sở, tiến hành bước 2.
Bước 2. Triển khai tập huấn cho các tư vấn viên, các cơ sở, tư vấn mẫu
cho tư vấn viên tại một số cơ sở
Tập huấn triển khai công tác ATVSLĐ, nhận diện các nguy cơ, tiềm ẩn
xảy ra TNLĐ, xác định TNLĐ, thống kê, tổng hợp báo cáo.

Hình 3.16. Tập huấn, hướng dẫn cho tư vấn viên


Nguồn: Tác giả

Hình 3.17. Tập huấn tại nơi làm việc


Nguồn: Tác giả
98

Các tư vấn viên sau khi tập huấn lựa chọn số cơ sở đăng ký tham gia hỗ
trợ, tư vấn theo phiếu khảo sát.
Bước 3. Kết quả hoạt động của tư vấn viên
Hoạt động của tư vấn viên trước khi khảo sát: Đến trực tiếp các cơ sở
đăng ký tham gia tư vấn, cùng nhận diện, đánh giá những mối nguy hiểm, yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại xưởng, cơ sở làm việc; đánh giá các mối nguy
hiểm về hệ thống điện; đánh giá điều kiện làm việc, lán, xưởng (sắp xếp
nguyên vật liệu, lối đi lại), các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, lối thoát
hiểm; sử dung thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; sử dụng phương
tiện BVCN; tuyên truyền tập huấn về ATVSLĐ; tham gia bảo hiểm tự nguyện
(BHXH, BHYT, BHTM); thông tin TNLĐ.
Kết quả hoạt động của tư vấn viên sau khi tư vấn: các cơ sở có nhận
diện được những mối nguy hiểm, yếu tố nguy hiểm, có hại tại xưởng, CSSX;
biệt nhận diện, đánh giá các mối nguy hiểm về hệ thống điện; đánh giá điều
kiện làm việc, lán, xưởng (sắp xếp nguyên vật liệu, lối đi lại), các phương tiện
phòng cháy, chữa cháy, lối thoát hiểm; kiểm định kỹ thuật an toàn và đăng ký
sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; sử dụng phương tiện
bảo vệ cá nhân khi làm việc; được tuyên truyền tập huấn về ATVSLĐ; tham
gia bảo hiểm tự nguyện (BHXH, BHYT, BHTM); biệt tổng hợp, thông tin,
báo cáo TNLĐ.
Bước 4. Tổ chức Hội thảo: Chia sẻ kinh nghiệm hệ thống báo cáo thống
kế, tư vấn hỗ trợ pháp luật an toàn vệ sinh lao động và báo cáo thống kê tai nạn
lao động trong khu vực người lao động làm việc không có hợp đồng lao động.
Kết quả sau hội thảo: Công tác tổ chức quản lý ATVSLĐ của cán bộ
xã, tư vấn viên, các hộ gia đình/cơ sở SXKD, người lao động đã có những
thay đổi tích cực. Nếu như trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương hầu
như không có hoạt động cụ thể nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp hạn chế các
rủi ro, sự cố, TNLĐ cũng như thống kê, tổng hợp báo cáo TNLĐ, thì sau khi
được triển khai tư vấn, tập huấn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát
99

tờ dơi, phát trên loa truyền thanh cụm xã, phổ biến lồng ghép trong các buổi
sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư, sinh hoạt hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn
thanh niên, tổ dân phòng,… thì các hộ gia đình/cơ sở SXKD, người lao động
đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ATVSLĐ, biết triển
khai thực hiện tốt hơn, chia sẻ những thông tin hữu ích về ATVSLĐ.
3.3.3. Nội dung hoạt động trước và sau khi kháo sát đánh giá của tư
vấn viên được thực hiện qua phiếu khảo sát đánh giá theo các nội dung sau
3.3.3.1. Đánh giá chung
1) Tổng số cơ sở điều tra, phân tích:
Số hộ/Tổng
Loại hình cơ sở số phiếu
điều tra
1. Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động 73/91
2. Hợp tác xã, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh 14/43
3. Hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh 28/54
4. Hộ kinh doanh cá thể, trang trại, tổ hợp tác không đăng 37/52
ký kinh doanh
5. Khác (cụ thể)...................................................................... 12/44

2) Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính:


Số hộ/Tổng số phiếu điều
Lĩnh vực hoạt động
tra
1. Chế tác thủ công, mỹ nghệ 13/29
2. Chế biến gỗ 89/109
3. Chế biến tóc 4/34
4. Xây dựng dân dụng ........../...........
5. Làm việc với hoá chất, phun sơn ........../...........
6. Cơ khí, sửa chữa 4/34
7. Đúc kim loại 3./15
8. Ngành nghề khác:................................... 6/52
100

3) Sử dụng lao động đang làm việc


Tổng Trong đó
Chỉ tiêu
số nữ
1. Tổng số lao động được điều tra/Tổng số cơ sở 308 88

2. Trong đó, số lao động ký hợp đồng lao động

3. Số lao động thuê theo thời vụ (không ký Hợp 180 22


đồng LĐ)

3.3.3.2. Nội dung trước khi tư vấn


1) Nhận diện những mối nguy hiểm, yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại
xưởng làm việc
Không: Số hộ/số hộ
Nội dung nhận diện Có: Số hộ/số hộ điều tra
điều tra
Điện giật/ phóng điện: 47/60 14/35

Máy cán/ cuốn: 6/18 17/17

Phay/ Cắt/ Đục: 37/37 0/8

Vật đổ/ đè: 5/18 17/17

Nổ thiết bị áp lực: 1/18 17/17

Rơi/ ngã cao: 0/8 8/8

Cháy/hỏa hoạn: 29/37 8/17

Bụi và bệnh do bui: 52/52 0/8

Ồn và bệnh do tiếng ồn: 27/33 0/8

Yếu tố nguy hại khác:.... ........../........... ........../...........


101

2) Hệ thống điện
Lựa chọn ưu tiên
Có không
Đạt/có cần cải tiến, thực
Hệ thống điện sinh hoạt, đạt/không có
TT Số hộ/số hiện
điện sản xuất Số hộ/số hộ
hộ điều tra Số hộ/số hộ điều
điều tra
tra
1 Cầu dao/atomat tổng 59/66 27/37 ........../..........
2 Bảng điện/tủ điện 57/46 63/76 ........../..........
3 Cầu dao/atomat từng máy 77/76 19/27 5/18.
4 Ổ cắm/phích cắm 62/76 .19/27 2/18
5 Dây dẫn, mối nối 62/76 16/27 6/18
6 Thực hiện nối trung tính 35/37 21/35 ........../..........
hoặc nối đất trực tiếp vỏ
máy đối với máy, thiết bị

3) Điều kiện lán, xưởng (sắp xếp nguyên vật liệu, đánh dấu,kẻ vạnh
đường đi), sử dụng các phương tiện PCCC, lối thoát hiểm
Lựa chọn đối
Không
tượng ưu tiên
Đạt/có đạt/không
cải tiến, thực
TTT Các biện pháp an toàn Số hộ/số hộ có
hiện
điều tra Số hộ/số hộ
Số hộ/số hộ điều
điều tra
tra
1 Thiết bị phòng cháy tại chỗ 10/10 55/74 ........../..........
2 Bình chữa cháy, bảng tiêu 2/10 55/55 ........../..........
lệnh
3 Bố trí lối thoát hiểm 29/29 27/27 ........../..........
4 Sắp xếp nguyên vật liệu 19/19 45/45 ........../..........
đảm bảo phòng cháy
5 Hướng dẫn, sử dụng thiết ........../.......... 45/64 ........../..........
bị phòng cháy và cách thoát
hiểm
102

4) Sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (máy


nén khí, xe nâng, tời nâng)
Tình trạng hoạt Lựa chọn đối
Tên loại thiết bị và tính Số động /đã kiểm tượng ưu tiên
TT
năng lượng định KTAT/chưa cải tiến, thực
kiểm định KTAT hiện
1 Máy nén khí 10 Đã kiểm định
KTAT

5) Sử dụng các phương tiện BVCN


Lựa chọn đối tượng
Số
TT Loại phương tiện bảo vệ cá nhân ưu tiên cải tiến, thực
lượng
hiện
1 Khẩu trang 190

2 Găng tay 40

3 Băng gạc 40

6) Sử dụng tủ thuốc sơ cấp cứu thông thường


Lựa chọn đối
tượng ưu tiên
Có Không có
cải tiến, thực
Tiêu chí Số hộ/số hộ Số hộ/số hộ
hiện
điều tra điều tra
Số hộ/số hộ điều
tra
Trang bị tủ thuốc sơ cấp 45/46 11/27 ......../..........
cứu thông thường
103

7) Thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ


Có Không
Có thì
Số hộ/số Số hộ/số
TT Nội dung số lượng
hộ điều hộ điều
(lần)
tra tra
1 Cơ sở đã từng được nghe các thông
tin về AT-VSLĐ qua đài phát 46/46 1 10/10
thanh
2 Cơ sở đã từng được nghe các thông
tin về AT,VSLĐ qua các buổi tập 27/46 10/10
huấn trực tiếp
3 Cơ sở đã từng được nghe các thông
tin về an toàn vệ sinh lao động qua 27/46 10/10
các chương trình truyền hình
4 Cơ sở đã từng được nghe các thông
tin về an toàn vệ sinh lao động từ 27/46 10/10
các cán bộ quản lý địa phương
5 Cơ sở đã từng được nghe các thông
tin về an toàn vệ sinh lao động qua 27/27 10/10
tạp chí, sách báo
6 Cơ sở đã từng được nghe các thông
tin về an toàn vệ sinh lao động qua
27/46 1 10/10
tư vấn, hướng dẫn của cán bộ
Trung ương
7 Cơ sở đã tự tìm hiểu các thông tin
về an toàn vệ sinh lao động qua 27/27 10/10
internet
8 Cơ sở đã từng biết các mô hình
quản lý ATVSLĐ đối với cơ doanh 27/27 10/10
nghiệp, CSSX nhỏ và vừa
9 Cơ sở đã được biết thông tin gì về
27/27 10/10
góc bảo hộ lao động chưa
104

8)Tham gia bảo hiểm tự nguyện (BHXH, BHYT, BHTM)


Lựa chọn đối tượng
Có Không có
ưu tiên cải tiến,
Tiêu chí tham gia Số hộ/số hộ Số hộ/số hộ
thực hiện
điều tra điều tra
Số hộ/số hộ điều tra
Bảo hiểm xã hội 34/47 46/46 ......../.......
Bảo hiểm y tế 65/83 0/8 ......../........
Bảo hiểm thương mại 0/8 18/18 ......../.......
9) Thông tin TNLĐ
Năm 2018, năm 2019 đến thời điểm tư vấn cơ sở có để xảy ra TNLĐ:
Có ; không 
Nếu có ghi tổng số của các hộ được điều tra:
Số
TT Nội dung ĐVT
lượng
1 TNLĐ trong quá trình lao động, sản xuất
- Tổng số vụ tai nạn lao động Vụ
- Số vụ có người chết (nếu có) Vụ
- Số vụ có người bị thương (kể cả các thương tích nhỏ) Vụ
- Tổng số người bị tai nạn lao động Người
- Số người chết vì tai nạn Người
- Số người bị thương Người
2 Người bị TNLĐ chia theo nguyên nhân
- Do máy, thiết bị gây ra Người
- Chưa được huấn luyện hoặc huấn luyện chưa đầy đủ Người
- Không được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân Lần
- Khách quan khó tránh, cụ thể:...................................... Người
- Nguyên nhân khác chưa kể đến, cụ thể : .................... Người
3 Khai báo TNLĐ với cơ quan chức năng (UBND Xã) Vụ
- Số cơ sở đã khai báo Người
- Só cơ sở chưa khai báo Người
- Bao nhiêu hộ đã nhận thức được việc khai báo TNLĐ Số hộ/số hộ điều tra
45/118
105

Tổng số cơ sở được hỗ trợ tư vấn pháp luật ATVSLĐ: 118 cơ sở,


trong đó:
- Sử dụng lao động tại chỗ (dưới 10 lao động), không ký HĐLĐ: 118
cơ sở;
- Hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh: 118 cơ sở;
- Chế tác thủ công, mỹ nghệ: 31/118 cơ sở (Đông Tiến);
- Chế biến gỗ: 64/118 cơ sở (Trung nghĩa, Đông Thọ);
- Chế biến tóc: 4/118 cơ sở (Đông Thọ);
- Cơ khí, sửa chữa: 4/118 cơ sở (Đông Thọ);
- Đúc kim loại: 3/118 cơ sở (Đông Thọ);
- Ngành nghề khác: 6/118 cơ sở (Đông Thọ);
- Tổng số lao động: 348 người, trong đó nữ: 109 người.
* Nhận diện những mối nguy hiểm, yếu tố có hại, nguy hiểm tại xưởng
làm việc (điện, bụi, ồn, nguy cơ cháy, chấp, cán, cuốn,...): 118 cơ sở.
* Hệ thống điện (cầu dao, ổ điện, atomat tổng,...): 118 cơ sở.
* Điều kiện lán, xưởng (sắp xếp nguyên vật liệu, đánh dấu, kẻ vạnh
đường đi), sử dụng các phương tiện PCCC, lối thoát hiểm: 118 cơ sở có nhà,
xưởng, tuy nhiện việc sắp xếp nguyên vật liệu, đánh dấu, kẻ vạnh đường đi),
sử dụng các phương tiện PCCC, lối thoát hiểm: hầu hết các cơ sở chưa biết
cách thực hiện đúng.
* Tuyên truyền về ATVSLĐ: 118 cơ sở đã từng được nghe các thông
tin về ATVSLĐ qua đài phát thanh, ti vi; chưa tham gia tập huấn, sách báo, tủ
pháp luật,...
* Tham gia hiểm tự nguyện (BHXH, BHYT, BHTM): 118 cơ sở có
tham gia 1 loại bảo hiểm.
* Thông tin về TNLĐ: 6/118 cơ sở có thông tin về TNLĐ (thôn Phù
Lưu, Trung Nghĩa-chế biến gỗ); chưa phản ảnh hết...; chưa biết cách khai báo.
Sau khi được tư vấn viên tư vấn về pháp luật ATVSLĐ cho thấy: 118
cơ sở đã nhận diện được những yếu tố sau:
106

Một là, những mối nguy hiểm, yếu tố có hại, nguy hiểm tại CSSX, đã
được nhận diện đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện công việc.
Hai là, hệ thống điện đã được cải thiện, các ổ cắm, cầu dao không đảm
bảo an toàn đã được thay thế, được để ở vị trí thuận tiện, dễ sử dụng.
Ba là, điều kiện lán, xưởng (sắp xếp nguyên vật liệu, đánh dấu, kẻ
vạnh đường đi), sử dụng các phương tiện PCCC, lối thoát hiểm, cơ bản
được cải thiện, bố trí tủ thuốc y tế, các nguyên vật liệu, sản phẩm, thành
phẩm được sắp xếp, dễ lấy, dễ vận chuyển, tạo ra lối đi thông thoáng, mái
nhà, xưởng được cải tạo thiết kế hệ thống lấy ánh sáng tiết kiệm điện,
thông gió cho NLĐ.
Bốn là, sử dụng máy có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (máy nén
khí, xe nâng, tời nâng) phải thực hiện kiểm định và sử dụng đúng cách, bố
trí niêm iết các nội quy, quy trình vận hành, người vận hành được hướng
dẫn, sử dụng đảm bảo an toàn, biết kiểm tra an toàn trước, trong và sau
khi sử dụng.
Năm là, sử dụng các phương tiện BVCN: có chuyển biến, sử dụng khẩu
trang, găng tay, áo bảo hộ trong quá trình làm việc.
Sáu là, nhận biết TNLĐ xảy ra trong quá trình làm việc như xây sát
chân tay, vật đổ đè, biết khai báo TNLĐ cho chính quyền địa phương (cán bộ
làm công tác Lao động - TBXH cấp xã), cấp xã đã kết hợp với Y tế thống kê
từ mẫu sổ A6/YTCS-sổ theo tử vong để sàng lọc thống kê nhưng trường hợp
chết do TNLĐ (nếu có), tổng hợp báo cáo theo quy định.
3.3.4. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương
pháp WISE tại Bắc Ninh
Một số kết quả cụ thể bằng hình ảnh sau khi áp dụng phương pháp
WISE để cải thiện điều kiện cho các hộ gia đình:
107

Hình 3.18. Kết quả tư vấn sau khi sửa chữa cầu dao điện để đảm bảo an
toàn cho hộ ông Nguyễn Văn Hạc, Thọ Khê, Đông Thọ

Hình 3.19. Kết quả tư vấn xếp gọn gàng nơi làm việc cho hộ ông Nguyễn
Hữu Thu, Thọ Khê, Đông Thọ
108

Hình 3.20. Kết quả sau khi tư vấn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
cho hộ ông Nguyễn Văn Phong, Thọ Khê, Đông Thọ

Hình 3.21. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp nguyên vật liệu tại cơ sở đồ gỗ
mỹ nghệ
109

Hình 3.22. Kết quả sau khi tư vấn lắp đặt cơ cấu an toàn cho máy cưa

Hình 3.23. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp mặt bằng làm việc và kẻ
đường di chuyển nguyên, vật liệu
110

Hình 3.24. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp lại dụng cụ sản xuất
3.3.5. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương
pháp WISE tại Phú Yên
Nơi lựa chọn khảo sát tư vấn là huyện Phú Hòa, sau khi khảo sát, đánh
giá với các loại hình làng nghề và các lĩnh vực khác nhau đã tổng hợp lựa
chọn 03 xã (Hòa An, Hòa Định Đông, Hòa Thắng) thuộc huyện Phú Hòa, tỉnh
Phú Yên, tập trung vào lĩnh vực ngành nghề sản xuất là đồ gỗ mỹ nghệ, bánh
tráng, thợ xây,...
Bước 1: Lựa chọn xã, thôn, lĩnh vực ngành nghề, lựa chọn tư vấn viên
Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ, đặc điểm sản
xuất cũng như xác định các nguy cơ gây tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề
nghiệp (BNN), tổng hợp thông kê báo cáo TNLĐ là hết sức quan trọng cho
các bước triển khai tiếp theo. Do vậy, bước đầu tiên Cục phối hợp với Sở Lao
động - TBXH, phòng Lao động - TBXH huyện tổ chức hội nghị tham vấn với
Đảng ủy, UBND xã để rà soát các văn bản, quy định của địa phương về vấn
đề ATVSLĐ đồng thời chia sẻ thông tin về điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
của địa phương cũng đặc điểm sản xuất của hộ gia đình/CSSX trên địa bàn
(gọi chung là cơ sở).
- Sau khi có sự nhất trí của địa phương, lựa chọn người tham gia tư vấn
viên (công chức Lao động - TBXH cấp xã, trưởng thôn, hội phụ nữ, hội cựu
111

chiết binh, đội công tác tình nguyện xã hội,...gọi chung là tư vấn viên, có
quyết định của UBND xã về việc cử tư vấn viên), lựa chọn cơ sở, tiến hành
bước 2.
Bước 2. Triển khai tập huấn cho các tư vấn viên, các cơ sở, tư vấn mẫu
cho tư vấn viên tại một số cơ sở
Tập huấn triển khai công tác ATVSLĐ, nhận diện các nguy cơ, tiềm ẩn
xảy ra TNLĐ, xác định TNLĐ, thống kê, tổng hợp báo cáo.

Hình 3.25. Tập huấn tại Phú Yên

Hình 3.26. Tư vấn xác định nguy hiểm có hại tại Phú Yên
112

Hình 3.27. Sau khi tư vấn dãn nhãn hóa chất

Hình 3.28. Sau khi tư vấn cải tạo lại vị trí làm việc
113

Hình 3.29. Sau khi tư vấn cải tạo lại đường dây và ổ điện
3.4. Nhận xét, đánh giá chung
3.4.1. Kết quả đạt được
Sau kết quả điều tra khảo sát và áp dụng giải pháp cải thiện ĐKLV theo
phương pháp WISE cho khu vực không có HĐLĐ, học viên rút ra những kết
quả sau:
- Bước đầu thực hiện Luật ATVSLĐ đã có tác động thúc đẩy công tác
ATVSLĐ trên phạm vi cả nước, ở các lĩnh vực ngày càng đi vào nề nếp hơn,
kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Được sự quan tâm, tổ chức thực hiện của
các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp, công tác ATVSLĐ tiếp
tục có nhiều chuyển biến tích cực, quy định Luật ATVSLĐ dần đi vào cuộc
sống, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu và từng bước kiểm soát tình hình
TNLĐ và BNN. Một số chính sách, nội dung mới tại Luật ATVSLĐ đã tăng
cường vai trò quản lý của Nhà nước về ATVSLĐ trong công tác huấn luyện,
công tác quản lý hoạt động kiểm định, chất lượng sản phẩm, hàng hoá và đối
với các lĩnh vực chuyên ngành, lĩnh vực làng nghề, khu vực không có HĐLĐ.
- Văn bản chỉ đạo, điều hành được ban hành đầy đủ, kịp thời đã góp
phần tăng cường công tác chỉ đạo và hướng dẫn và bảo đảm thực thi chế độ,
chính sách về ATVSLĐ cho NLĐ phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là hệ
114

thống các văn bản về quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ, kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN...
- Công tác tuyên truyền về ATVSLĐ được triển khai sâu rộng với
nhiều hình thức linh hoạt. Bước đầu triển khai công tác quản lý ATVSLĐ đến
cấp huyện, xã. Triển khai nhiều hoạt động thí điểm, hỗ trợ, mô hình quản lý
ATVSLĐ, hướng dẫn, tư vấn đến khu vực phi chính thức.
- UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành các Chương trình ATVSLĐ
giai đoạn 2016 - 2020. Đã hỗ trợ doanh nghiệp đưa hệ thống quản lý
ATVSLĐ vào hoạt động trong doanh nghiệp; hỗ trợ, tập huấn công tác
ATVSLĐ cho người làm công tác ATVSLĐ, công đoàn, ATVSV trong doanh
nghiệp; tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về lao động cấp huyện, thị và
xã, phường, thị trấn.
- Các doanh nghiệp đã quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến các giải pháp
phòng ngừa TNLĐ, BNN, áp dụng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, giải pháp kiểm
soát yếu tố nguy hiểm, có hại về ATVSLĐ.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ được tăng cường. Tình
hình TNLĐ, BNN trong các doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Công tác
phối hợp của các Bộ, ngành đã được triển khai hiệu quả.
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù vậy, do thời gian và kinh phí có hạn, cũng như do những khó
khăn khách quan (chính quyền địa phương và người dân không thể thay đổi
nhận thức trong thời gian ngắn về ATVSLĐ,...) công tác ATVSLĐ trong khu
vực không có HĐLĐ vẫn còn nhiều điểm hạn chế, vẫn còn phải tiếp tục trong
thời gian tới:
- Nhiều cơ sở chưa thực sự quan tâm, thiếu nguồn lực và nhân lực,
nghiệp vụ thực hiện công tác ATVVSLĐ. Việc thực hiện các giải pháp phòng
ngừa vẫn bị động, chưa được chú trọng đúng mức. Các biện pháp bảo đảm
ATLĐ mới chưa nhiều. Các giải pháp kỹ thuật chưa phải là giải pháp cơ bản
trong việc bảo đảm ATVSLĐ. Các giải pháp khắc phục sự cố tại doanh
115

nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên. Lực lượng ứng cứu sự cố khẩn
cấp, phòng cháy chữa cháy còn thiếu, chưa tập luyện thường xuyên, phương
thức hoạt động theo phòng trào, thiếu trang thiết bị nên thiếu hiệu quả.
- Việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ chuyên ngành vẫn chưa
đầy đủ, kịp thời, chưa đúng quy trình thủ tục; một số chính sách còn chưa có
quy định chi tiết, kịp thời hướng dẫn. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về
ATVSLĐ còn thiếu và chậm được rà soát sửa đổi.
- Việc quản lý khu vực không có HĐLĐ còn nhiều hạn chế về huấn
luyện ATVSLĐ, quản lý máy có yêu cầu nghiêm ngặt, kiểm soát TNLĐ. Việc
tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn của địa phương tới khu vực không có
HĐLĐ còn hạn chế. Việc triển khai thực hiện trách nhiệm của cấp huyện, xã
còn nhiều lúng túng. Môi trường lao động tại khu vực các làng nghề đã và
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ còn hạn chế, hiệu quả chưa
cao. Vẫn tồn tại sự chồng lấn, giao thoa trong quản lý đặc biệt là về thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Hằng năm số doanh nghiệp được thanh tra,
kiểm tra, hướng dẫn về ATVSLĐ còn thấp, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã,
hầu như không có cán bộ được đào tạo và phụ trách lĩnh vực này. Do đó, hiệu
quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ cấp huyện, cấp xã thấp.
- TNLĐ, BNN trong các lĩnh vực lao động có nguy cơ cao, doanh
nghiệp nhỏ và vừa còn xảy ra nhiều. Công tác thông kê, báo cáo TNLĐ, BNN
còn hạn chế, số doanh nghiệp tuân thủ quy định báo cáo TNLĐ rất thấp
(khoảng 5-7% tổng số doanh nghiệp).
- Hiện tượng kiểm định kỹ thuật ATLĐ thực hiện chưa đúng Quy trình
còn xảy ra. Chất lượng huấn luyện ATVSLĐ ở một số doanh nghiệp còn thấp.
Hiện tượng cấp giấy chứng nhận, thẻ ATLĐ chưa đúng quy định đã xuất hiện.
Việc quan trắc MTLĐ chưa tuân thủ nguyên tắc đo lường và kiểm soát yếu tố
có hại gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi thực hiện chế độ
về BNN như khám, chuẩn đoán, giám định và điều trị BNN.
116

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện ATVSLĐ từ quỹ bảo
hiểm TNLĐ, BNN đến nay mới triển khai được cho một số doanh nghiệp.
Các địa phương đang tích cực triển khai hỗ trợ hoạt động của năm 2018 và
2019 sau khi có định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện được ban hành.
3.4.3. Nguyên nhân
- Nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về ATVSLĐ trong một bộ phận
doanh nghiệp, làng nghề, khu vực không có HĐLĐ còn hạn chế. Đội ngũ làm
ATVSLĐ trong nhiều doanh nghiệp còn thiếu; doanh nghiệp còn thiếu nguồn
lực đầu tư cho công tác ATVSLĐ. Lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ thấp, công
việc theo mùa vụ, thiếu các chế độ bảo hiểm xã hội cơ bản, dẫn đến ý thức
chấp hành kém, tùy tiện, thiếu kỷ luật lao động.
- Phân định trách nhiệm trong quản lý nhà nước về ATVSLĐ còn nội
dung chưa rõ ràng. Sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với biên chế và trình
độ cán bộ các cấp chưa được giải quyết kịp thời. Thiếu hụt đội ngũ cán bộ
quản lý ATVSLĐ đảm bảo tiêu chuẩn. Chế tài xử lý vi phạm còn thấp. Lực
lượng công chức quản lý ATVSLĐ, thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ, thanh
tra lao động có chuyên môn phù hợp với ATVSLĐ còn rất thiếu (lực lượng
thanh tra có chuyên môn kỹ thuật và công chức quản lý ATVSLĐ rất mỏng,
chỉ có khoảng 100 người có chuyên môn kĩ thuật về ATVSLĐ và 01 bác sĩ trong
lực lượng thanh tra này. Tính trung bình mỗi Thanh tra viên lao động kiểm soát
khoảng gần 2.500 doanh nghiệp, bên cạnh đó mỗi năm trung bình chỉ có 0,22%
doanh nghiệp đang hoạt động được thanh tra pháp luật lao động).
- Các địa phương chưa bố trí nguồn lực hỗ trợ công tác huấn luyện
trong khu vực NLĐ làm việc không có HĐLĐ, chưa có biện pháp kiểm soát,
chế tài xử lý vi phạm trong khu vực này. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa khó tiếp cận các chính sách, pháp luật.
- Chi phí của doanh nghiệp đầu tư cho công tác ATVSLĐ chưa được
quan tâm đúng mức, hầu hết thiếu nguồn lực cho các hoạt động ứng phó sự
cố, khắc phục thiệt hại về ATVSLĐ. Các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng trang
117

thiết bị thiếu thường xuyên. Công tác huấn luyện, đào tạo cho đội ngũ làm
công tác khắc phục sự cố, rủi ro chất lượng còn thấp. Người làm ATVSLĐ
thay đổi nhiều, thiếu chuyên nghiệp.
- Công tác nghiên cứu khoa học về AT-VSLĐ, cải thiện ĐKLĐ chưa
được đẩy mạnh và thiếu tính ứng dụng thực tiễn. Công tác tư vấn, hỗ trợ của
nhà nước, của các nhà khoa học về ATVSLĐ cho doanh nghiệp khi chọn lựa
công nghệ, thiết bị, quy trình sản xuất để bảo đảm ATVSLĐ còn hạn chế.
- Tình trạng không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ pháp luật
ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất còn nhiều nhưng chưa được phát hiện và
xử lý kịp thời, từ đó cũng ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước. Việc xử
lý vi phạm cũng chưa nghiêm, từ năm 2016 đến nay có gần 20 vụ TNLĐ chết
người đề nghị Cơ quan công an điều tra, nhưng vẫn chưa có vụ nào xử lý hình
sự. Vi phạm pháp luật về ATVSLĐ trong khai thác khoáng sản, thi công xây
dựng xảy ra nghiêm trọng, xử lý vi phạm ATVSLĐ chưa nghiêm.
118

Tiểu kết chương 3


Việc áp dụng phương pháp WISE trong các cơ sở sản xuất/ hộ gia đình,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mang tính khả thi có hiệu quả nhằm thực hiện
các giải pháp cải thiện ĐKLV, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu sự cố,
tai nạn đáng tiệc xảy ra đồng thời tạo điều kiện, môi trường làm việc an toàn,
mang lại hiệu quả năng xuất cao.
Để làm tốt công tác ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất/ hộ gia đình đặc
biệt là thay đổi nhận thức của NSDLĐ, NLĐ thì việc trưng dụng các tư vấn
viên là cán bộ xã, tư vấn viên, các hộ gia đình/cơ sở SXKD, NLĐ đã mang lại
hiệu quả tích cực, cụ thể: các cơ sở có nhận diện được những mối nguy hiểm,
yếu tố rủi ro, nguy hiểm tiềm ẩn tại xưởng, CSSX hay không; biết nhận diện,
đánh giá các mối nguy hiểm về hệ thống điện; đánh giá điều kiện làm việc,
lán, xưởng (sắp xếp nguyên vật liệu, lối đi lại), các phương tiện phòng cháy,
chữa cháy, lối thoát hiểm; nhận diện các máy có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATLĐ cần phải kiểm định kỹ thuật an toàn và đăng ký sử dụng; sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc; được tuyên truyền tập huấn về
ATVSLĐ; tham gia bảo hiểm tự nguyện (BHXH, BHYT, BHTM); biệt tổng
hợp, thông tin, báo cáo TNLĐ.
Nếu như trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương hầu như không
có hoạt động cụ thể nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp hạn chế các rủi ro, sự
cố, TNLĐ cũng như thống kê, tổng hợp báo cáo TNLĐ, thì sau khi được triển
khai tư vấn, tập huấn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát tờ dơi, phát
trên loa truyền thanh cụm xã, phổ biến lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ
dân phố, khu dân cư, sinh hoạt hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên,
tổ dân phòng,… thì các hộ gia đình/cơ sở SXKD, người lao động đã nhận
thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ATVSLĐ, biết triển khai thực
hiện tốt hơn, chia sẻ những thông tin hữu ích về ATVSLĐ.
119

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận
Luận văn đã tổng quan được các kinh nghiệm và nghiên cứu trong,
ngoài nước về công tác quản lý ATVSLĐ khu vực NLĐ làm việc không có
HĐLĐ một cách có hệ thống, chỉ rõ những kết quả đã đạt được và những hạn
chế/giới hạn của các công trình đã công bố trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về ATVSLĐ.
Đã đánh giá được thực trạng công tác ATVSLĐ trong khu vực không có
HĐLĐ tại một số địa phương, một số làng nghề cho thấy nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách, quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động
trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động, song thực tế để tiết kiệm
chi phí, thu nhiều lợi nhuận thì hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh/ hộ kinh
doanh cá thể đã không thực hiện công tác ATVSLĐ, như: sử dụng máy, thiết
bị không đảm bảo an toàn, không được kiểm định kỹ thuật an toàn (đối với
những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động); hệ thống điện đặc
biệt các cầu dao, attomat, ổ cắm có nguy cơ tiềm ẩn điện giật; nhà xưởng chật
hẹp, thiếu ánh sáng, sắp xếp nguyên vật liệu, đồ dùng chưa khoa học; NLĐ
hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, trong quá trình làm việc
không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, không tham gia bảo hiểm TNLĐ,
NSDLĐ và NLĐ thiếu kiến thức về ATVSLĐ, chưa được tập huấn, phổ biến
thường xuyên hoặc tự bảo vệ mình khi làm việc, thống kê, báo cáo TNLĐ
theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc.
Sau khi triển khai thực hiện đã có sự thay đổi rõ rêt, đối với cấp chính
quyền đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương về tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của người dân, người lao động trong công tác
ATVSLĐ, đầu tư nguồn lực, quan tâm hơn trong công tác ATVSLĐ; đối với
cơ sở sản xuất kinh doanh/ hộ kinh doanh các thể đã nhận thức rõ vai trò,
quyền, trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ, đưa ra các biện pháp, phương án
hành động cải thiện ĐKLĐ theo phương pháp WISE, cấp phát PTBVCN cho
120

NLĐ, kiểm tra công tác ATVSLĐ trước, trong và sau ca, ngày làm việc của
NLĐ, biết phân loại, tổng hợp, báo cáo TNLĐ; NLĐ thấy được quyền, trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác ATVSLĐ, biết tự bảo vệ bản thân,
tự nhận diện mối nguy hiểm, nguy cơ rủi ro trong quá trình làm việc.
Đã áp dung thử nghiệm phương pháp WISE cho 6 xã thuộc 2 tỉnh Bắc
Ninh và Phú Yên theo chương trình Bộ phê duyệt cho kết quả khả quan. Công
tác tổ chức quản lý ATVSLĐ của cán bộ xã, tư vấn viên, các hộ gia đình/cơ
sở SXKD, người lao động đã có những thay đổi tích cực. Nếu như trong nhiều
năm qua, chính quyền địa phương hầu như không có hoạt động cụ thể nhằm
đánh giá và đưa ra giải pháp hạn chế các rủi ro, sự cố, TNLĐ cũng như thống
kê, tổng hợp báo cáo TNLĐ, thì sau khi được triển khai tư vấn, tập huấn,
tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát tờ dơi, phát trên loa truyền thanh
cụm xã, phổ biến lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư,
sinh hoạt hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, tổ dân phòng,… thì các
hộ gia đình/cơ sở SXKD, người lao động đã nhận thức được tầm quan trọng
của công tác quản lý ATVSLĐ, biết triển khai thực hiện tốt hơn, chia sẻ
những thông tin hữu ích về ATVSLĐ.
2. Khuyến nghị
2.1. Về Luật pháp, chế độ, chính sách
Sớm tham mưu ban hành Nghị định quy định về chính sách bảo hiểm,
TNLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động, quy định chế tài
xử phạt lĩnh vực AT-VSLĐ đối với CSSX kinh doanh/hộ kinh doanh cá thể.
2.2. Về tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện An toàn vệ sinh lao động
Tăng cường nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ, tuyên truyền, tập
huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ bằng nhiều hình thức (trên
đài phát thanh, họp tổ dân phố, sinh hoạt chuyên để các tổ chức đoàn thể,
phát tờ rơi, tranh áp phích,...) đến các tổ chức, hộ gia đình, NLĐ làm việc
không theo hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 6 và Điều
13, 14 Luật AT-VSLĐ;
121

2.3. Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp


Tiếp tục bố trí, bổ sung nguồn lực; tổ chức tuyên truyền bằng nhiều
hình thức, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn phù hợp với
điều kiện cụ thể của địa phương theo quy định tại Điều 86 Luật ATVSLĐ.
2.4. Đối với Mặt trận Tô quốc và các đoàn thể công tác xã hội địa phương
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần phát huy và làm tốt
hơn quyền và trách nhiệm của mình trong công tác ATVSLĐ quy định tại
Điều 8, 9, 10, 11 Luật ATVSLĐ.
2.5. Đối vơi cơ quan quản lý nhà nước, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh, thành phố
- Tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyền truyền, giáo dục pháp luật ATVSLĐ
bằng nhiều hình thức; báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật
AT,VSLĐ tại địa phương theo quy định tại Điều 13, 14, 86 Luật ATVSLĐ.
- Thống kê báo cáo TNLĐ đối với khu vực lao động phi chính thức của
UBND cấp xã phường, thị trấn và việc điều tra TNLĐ đối với cấp huyện trở
lên theo quy định tại Điều 34, 35, 36 Luật ATVSLĐ; Nghị định số
44/2016/NĐ-CP và Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quản lý, tổ chức thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật ATLĐ, chú
trọng quan tâm triển khai đối với khu vực làng nghề; huấn luyện ATVSLĐ,
quan trắc môi trường lao động trên địa bàn quản lý theo quy định tại Điều 43
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
- Tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường nguồn lực cho công tác
ATVSLĐ, đặc biệt là cho khu vực phi kết cấu.
122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tham khảo trong nước
1. Ban Cán sự đảng Chính phủ (2019), Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện
Chỉ thị 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương về đẩy
mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập, Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Báo cáo tình hình thực hiện
pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 1995-2012 và triển khai công tác giai
đoạn 2013-2020, Hà Nội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Báo cáo tình hình thực hiện
chính sách pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 2016-2018, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Thông báo tình hình tai nạn
lao động năm 2018, Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Thông báo tình hình tai nạn
lao động năm 2019, Hà Nội.
6. Chính phủ (2014), Tờ trình Quốc hội số 309/TTr-CP ngày 04/9/2014 về dự
án Luật an toàn, vệ sinh lao động, Hà Nội.
7. Chính phủ (2016), Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật TVSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an
toàn, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động.
8. Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Ngô Khần, Lê Việt Anh, Nguyễn Trần
Bảo Thanh (2013), “Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường tại các cơ
sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa đến sức khoẻ người dân tại
huyện châu thành, tỉnh Bến Tre”, Hội thảo khoa học, Viện Vệ Sinh Y Tế
Công Cộng TP.HCM.
9. Cục An toàn lao động (2019), Báo cáo kết quả công tác thanh tra khu vực
phi kết cấu, Hà Nội.
10. Lê Kim Dung (2012), “Hoàn thiện pháp luật về bồi thường tai nạn lao
động”, Luận văn tiến sĩ, Học viện Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
123

11.Ngô Thị Thu Hiền, Ðỗ Thị Thúy Hường (2015), “Thực trạng môi trường
làng nghề mộc Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội năm 2015”, Kỷ yếu
công trình khoa học Trường Ðại học Thăng Long, Hà Nội.
12.Tôn Thất Khải (1998), Cải thiện điều kiện lao động trong sản xuất nông
nghiệp (WIND).“Nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ cho người lao
động khu vực Đồng bằng song Cửu Long”, Hội thảo, Cần Thơ, 10/1998.
13.Nguyễn An Lương, Lê Vân Trình và nhiều tác giả (2012), Bảo hộ lao
động, NXB Lao động, Hà Nội.
14.Nguyễn Thắng Lợi (2009), “Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý
rủi ro trong sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác an toàn,
vệ sinh lao động ở các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ” Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
15.Quốc hội CHXHCNVN (2015), Luật số: 84/2015/QH13, Luật An toàn Vệ
sinh lao động.
16.Trần Văn Thiện (2016), “Thực trạng ô nhiễm môi trường, sức khoẻ người lao
độngvà hiệu quả biện pháp can thiệp tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn,
Yên Phong, Bắc ninh” Luận án tiến sĩ, Viện Vệ sinh dịch tễ, Hà Nội.
17.Hà Tất Thắng (2015), “Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam”, Luận án Tiến
sĩ, Học viện CTQG HCM, Hà Nội.
18. Lê Vân Trình (2010), Quản lý môi trường lao động, NXB Lao động, Hà Nội.
19. Lê Vân Trình (2017), Giáo trình Quản lý An toàn vệ sinh lao động giành cho
học viên cao học ngành quản lý ATVSLĐ, Đại học Công đoàn, Hà Nội.
20.Lê Vân Trình, Nguyễn Trinh Hương (2005), “Cải thiện môi trường và
điều kiện làm việc cho các làng nghề cơ khí ở Nam Định”, Dự án sức
khỏe, môi trường WHO, Hà Nội.
21.Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (2019), Báo cáo kết quả giám sát
chuyên để "Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ giai
đoạn 2016-2018" tại thành phố Hà Nội, Hà Nội.
124

22.Nguyễn Thị Hải Yến (2012), "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an
toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam”, Luận văn
thạc sĩ , Đại học QG HN, Hà Nội.
B. Tài liệu tham khảo nước ngoài
23.Alexander Cohen, PhD; Michael J. Colligan, PhD. Occupational Safety
and Health Training.Cincinnati, NIOSH,Ohio 45226-June 2008.
24.Bottomley B. Occupational health and safety management systems:
information paper. Sydney: National Occupational Health and Safety
Commission, 1999.
25.BAuA .European Agency for Health and Safety at Work. Dormund 2012
26.Berger Y. Why hasn’t it changed on the shop floor? In: Mayhew C and
Peterson C (eds). Occupational health and safety in Australia: industry,
public sector and small business. Sydney: Allen & Unwin, 1999: 52–64.
27.Chinese Center for Disease Control and Prevention 2010. National
Occupational Disease Report (P.R China). Accessed March 11, 2014.
28.Dawson S, Willman P, Bamford M and Clinton A. Safety at work: the
limits of selfregulation. Cambridge: Cambridge University Press, 2008.
29.Haruhiko SAKURAI1. Occupational Safety and Health in Japan: Current
Situations and the Future. Occupational Health Promotion Foundation,
Japan Received June 6, 2012 and accepted June 20, 2012
30.Gallagher C, Underhill E and Rimmer M. Review of the effectiveness of
OHS management systems in securing healthy and safe workplaces.
Sydney: National Occupational Health and Safety Commission, 2010.
31.Gallagher C. Health and safety management systems: an analysis of
system types and effectiveness. Melbourne: National Key Centre in
Industrial Relations, Monash University, 2007.
32.Guastello S. Some further evaluations of the International Safety Rating
Sy taking of safety initiatives by work groups. Safety Science 1995; 21
(2): 113–129.
125

33.Kawakami, Sara Arphorn and Yuka Ujita (2006), Work improvement for
safe home, International Labour Organization, Thailand.
34.ILO, World Social Protection Report 2014/15 “Building economic
recovery, inclusive development and social justice”, Geneva 2014.
35.International Labour Conference.ILO standards-related activities in the
area of occupational safety and health: An in-depth study for discussion
with a view to the elaboration of a plan of action for such activities.91st
Session 2003.
36.Occupational Safety and Health in The United Kingdom: Securing Future
Workplace Health and Wellbeing.Industrial Health 2012, 50, 261–
266.June 26, 2012
37.Occupational Safety and Health Bureau. National profile on occupational
safety and health of Thailand, 2012. Bangkok: Department of Labour
Protection and Welfare, Ministry of Labour; 2012. 3. Markkanen PK.
38.Occupational Safety and Health Ac. Malaysia (1994).
39.Pearse, W. (2000) Club Zero: Implementing OHS Management Systems in
Small to Medium Fabricated Metal Product Companies, Paper presented at
the First National Conference on Occupational Health and Safety
Management Systems, UWS, Sydney.
40.S Krungkraiwong, T Itani and R Amornratanapaichit (2006), “Promotion
of a healthy work life at small enterprises in Thailand by participatory
methods”, Ind Health. 44 (1), page 108-11.
41.Surasak Buranatrevedh MD, DrPH*.Occupational Safety and Health
Management among Five ASEAN Countries: Thailand, Indonesia,
Malaysia, Philippines, and Singapore.J Med Assoc Thai Vol. 98 Suppl. 2
2015.
42.Safe Work Australia (Consequential and Transitional Provisions) Act
2008 (No. 157, 2008)
126

43.Silverstein, M (2008): ‘Getting Home Safe and Sound: Occupational


Safety Health Administration at 38′, in American Journal of Public Health,
March 2008, Vol.98, No.3
44.Singapore, Workplace Safety and Health Act. (2006).
45.Winder C, Gardner D F and Trethewy R. Occupational health and safety
management systems: recent developments. Journal of Occupational
Health and Safety – Australia and New Zealand 2011; 17 (1): 67–77.
46.Walters, D. (1998) Health and Safety Strategies in a Changing Europe,
International Journal of Health Services, 28 (2), 305-331.

You might also like