Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TÌM HIỂU THÔNG TIN BẢO HIỂM HÀNG HÓA

XUẤT- NHẬP KHẨU VIỆT NAM


Phần 1: Giới thiệu chung
1. Giới thiệu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một loại bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảo
hiểm, nhằm bảo vệ cho các hàng hóa được vận chuyển qua các đường biên giới, đường hàng hải
và đường hàng không. Bảo hiểm này bao gồm các rủi ro như mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại của
hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Ý nghĩa của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là đảm bảo an toàn cho các hàng hóa trong quá
trình vận chuyển. Việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới, các khu vực khác nhau có thể gặp
phải nhiều rủi ro như va chạm, mất mát, hư hỏng do thời tiết, hoặc thậm chí là tai nạn giao thông.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ trả tiền bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp xảy
ra các sự cố như vậy.

Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp và nhà xuất khẩu, và đảm bảo rằng các
hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn và đúng hạn. Ngoài ra, bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu còn giúp tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp và thu hẹp khoảng cách với các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Doanh nghiệp
cần bảo hiểm hàng hóa để giảm thiểu rủi ro trong quá trình nhập khẩu và xuất khẩu. Bảo hiểm
hàng hóa được bảo hiểm dưới chính sách rủi ro hoặc chính sách lợi nhuận. Hàng hóa có thể là
bất kỳ mô tả nào, ví dụ như hàng hóa, hàng hóa, tài sản và vân vân.
Bảo hiểm hàng hóa có thể giảm thiểu rủi ro tài chính, đẩy nhanh việc phát hành hàng hóa của
bạn, là yêu cầu hợp đồng, cung cấp bảo hiểm cho trách nhiệm giới hạn của vận chuyển và cho
phép bạn kiểm soát hơn các điều khoản bảo hiểm .

Phần 2 : Đối tượng tham gia


2.1 Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ Việt nam xuất khẩu đi các nước trên thế
giới hoặc từ các nước trên thế giới nhập khẩu về Việt nam bằng đường biển, đường bộ hoặc
đường hàng không.
2.2 Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
 Bảo hiểm này có hiệu lực từ khi đối tượng bảo hiểm rời kho hay nơi lưu chứa tại địa

điểm được ghi trong đơn bảo hiểm này để bắt đầu việc vận chuyển, tiếp tục quá trình vận

chuyển bình thường và kết thúc.

 Khi giao tới kho của người nhận hay tới kho lưu chứa cuối cùng ghi trong Giấy chứng

nhận bảo hiểm.

 Vào lúc hết hạn 60 ngày sau khi kết thúc việc dỡ đối tượng bảo hiểm khỏi mạn tàu biển

tại cảng dỡ cuối cùng, tùy theo trường hợp nào ở trên đến trước.

Điều kiện bảo Rủi ro được bảo hiểm

hiểm

1. Cháy, nổ

2. Tàu thuyền mắc cạn, nằm cạn, chìm, lật;


ĐK
3. Phương tiện vận tải lật hay trật đường ray;
“C”

4. Ðâm va của tàu, thuyền, phương tiện vận tải với vật thể khác không phải là
ĐK
nước;
“B”
5. Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
ĐK

“A” 6. Hy sinh tổn thất chung;

7. Vứt hàng xuống biển;

8. Ðóng góp tổn thất chung;

9. Chi phí cứu hộ;

10. Trách nhiệm đâm va trên cơ sở đâm va hai tàu đều có lỗi;

11. Ðộng đất, núi lửa phun, sét đánh.

12. Nước biển, sông hồ tràn vào tàu, thuyền, phương tiện vận tải, container,
nơi để hàng

13. Nước biển cuốn hàng khỏi boong tàu.

14. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào bị rơi mất khỏi boong tàu hoặc

bị rơi trong quá trình xếp, dỡ hàng từ tàu hoặc xà lan.

15. Manh động, hành động manh tâm

16. Cướp biển

17. Các rủi ro đặc biệt: nhiễm bẩn, rò rỉ, hao hụt trong quá trình vận chuyển,

…..

Ngoài các rủi ro theo thông lệ quốc tế quý khách có thể yêu cầu thêm các rủi ro cần được

bảo hiểm thêm (Người mua bảo hiểm phải trả thêm phí )

⦁ Rủi ro trộm cắp và/hoặc không giao hàng.

⦁ Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra.

⦁ Hư hại do nước mưa, nước ngọt, do đọng hơi nước và hấp hơi nóng.

⦁ Va đập phải hàng hoá khác.

⦁ Gỉ và ôxy hoá.

⦁ Vỡ, cong và/hoặc bẹp.

⦁ Rò rỉ và/hoặc thiếu hụt hàng hoá.

⦁ Hư hại do móc cẩu hàng.

⦁ Dây bẩn do dầu và/hoặc mỡ.

⦁ Các rủi ro phụ khác tương tự.

2.3 . Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

a.Điều khoản bảo hiểm hàng hóa ” A”


 Bồi thường những tổn thất chung và chi phí cứu hộ, được quy định hay định đoạt

theo hợp đồng chuyên chở hoặc luật, tập quán hiện hành phát sinh nhằm tránh

hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất bởi bất kỳ nguyên nhân nào không

nằm trong điều khoản loại trừ.

 Bồi thường cho trường hợp hai tàu đâm nhau cùng có lỗi thì người được bảo hiểm

thông báo cho người bảo hiểm.

Bản án số: 33/2020/DS-PT của TAND Tỉnh Quảng Nam

Ngày: 30-6-2020.
V/v Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
– Nội dung vụ án: Ngày 27-9-201, Nguyên đơn Ông N đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với Bị đơn
Công ty B, số tiền bảo hiểm là 4.037.800.000 đồng, thời hạn bảo hiểm từ ngày 27-9-2017 đến
ngày 26-9-2018. Ngày 07-9-2018 tàu biển của Ông N bị cháy và chìm ngoài biển. Sau đó Ông N
đã thực hiện các thủ tục yêu cầu chi trả nhưng công ty B không chi trả, lý do tàu của ông lúc gặp
nạn không có thuyền trưởng, thuộc điều khoản loại trừ bảo hiểm. Ông N khởi kiện yêu cầu Công
ty B chi trả số tiền bảo hiểm là 4.037.800.000 đồng và tiền lãi chậm thanh toán kể từ ngày phát
sinh nghĩa vụ thanh toán bảo hiểm, cụ thể là từ ngày 10-11-2018 cho đến khi xét xử.
– Bản án Sơ phẩm tuyên: Buộc Tổng Công ty Bảo hiểm B phải trả tiền bảo hiểm cho bên được
bảo hiểm là ông Nguyễn Đức N số tiền, là 4.037.800.000 đồng, tiền lãi suất chậm trả của tiền
bảo hiểm tính đến ngày xét xử Sơ thẩm là 225.353.655 đồng.
– Bản án Phúc thẩm tuyên: Buộc Tổng Công ty Bảo hiểm B phải trả cho ông Nguyễn Đức N là
4.037.800.000 đồng và tiền lãi chậm trả tính từ ngày 14-11-2018 đến ngày xét xử Sơ thẩm (30-
11-2019) là 421.480.000 đồng.
b. Điều khoản bảo hiểm hàng hóa “ B”
 Tổn thất , thiệc hại của đối tượng được bảo hiểm có thể quy định hợp lý do:
 Cháy hoặc nổ, tàu thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lập úp , phương tiện chuyên
chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước, dỡ hàng tại cảng lánh nạn , động
đất núi lửa phun , sét đánh, hy sinh tổn thất chung , ném hàng xuống biển hoặc nước
cuống trôi. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi mạn tàu.
 Bồi thường cho tổn thất chung, hau tàu đâm va cùng có lỗi.
Bản án 05/2019/KDTM-PT của TAND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Ngày 26/4/2019
Nội dung vụ án: Nguyên đơn Bà Võ Thị G là chủ tàu cá BV-98506-TS, Bà G mua bảo hiểm cho
tàu cá nêu trên với Bị đơn Công ty B Hai bên thỏa thuận thời hạn bảo hiểm từ ngày 14-02-2016
đến 13-02-2017; đánh giá trị giá tàu là 1.600.000.000đ, trong đó bảo hiểm thân tàu là
1.000.000.000đ và máy tàu là 600.000.000đ; tổng phí bảo hiểm 21.633.500đ; mức khấu trừ thân
tàu + trách nhiệm dân sự là 2,5% tiền bồi thường/vụ tổn thất nhưng không thấp hơn 500.000đ,
không khấu trừ đối với trường hợp bị tổn thất toàn bộ; khấu trừ bổ sung máy là 3.000.000đ; chi
phí lai dắt trục vớt không quá 120.000.000đ. Khoảng 10h ngày 22-6-2016 do biển động nên tàu
cá BV-98506-TS gặp nạn bị chìm. tàu là bà G đã báo với Công ty B và thuê trục vớt tàu kéo về
Vũng Tàu sửa chữa. Sau đó đã cung cấp các thông tin và hồ sơ sửa chữa nhưng 02 năm nay
Tổng công ty cổ phần B không bồi thường với lý do phía chủ tàu vi phạm quy chế bảo hiểm, tàu
trên 350CV nhưng trên tàu không có máy trưởng có bằng hạng tư. Nay bà G yêu cầu Tổng công
ty cổ phần B phải bồi thường giá trị thiệt hại do đắm tàu phải sửa chữa là 900.490.000đ. Tàu cá
này đã được thế chấp tại Ngân hàng TMCP C.
Bản án Sơ Thẩm tuyên: Công ty B phải bồi thường cho bà Võ Thị G và ông Phạm M1 số tiền
là 727.947.613đ; Ngân hàng TMCP C là người trực tiếp được nhận số tiền bồi thường
727.947.613đ.
Bản án bị nguyên đơn và và bị đơn kháng cáo. Tại phiên tòa Phúc thẩm, Nguyên đơn thay đổi
yêu cầu khởi kiện, giảm bớt số tiền yêu cầu bảo hiểm chi trả xuống còn 650.000.000đ.
Bản án Phúc thẩm tuyên: Tổng công ty cổ phần B phải trả cho bà Võ Thị G và ông Phạm M1
số tiền là 650.000.000đ, Ngân hàng TMCP C được nhận số tiền 650.000.000đ trên.
Bản án số: 173/2018/KDTM-PT của TAND TP Hà Nội
Ngày 30/11/2018.
– Nội dung vụ án: Nguyên đơn Công ty cho thuê tài chính BIDVV SM (Công ty SM) và Tổng
công ty cổ phần bảo hiểm BĐ (Công ty BD) à Công ty TNHH vận tải biển MH đã ký Hợp đồng
bảo hiểm tàu biển ngày 12/10/2011 Tài sản bảo hiểm là tàu “MH 26- BIDV”, Số tiền bảo hiểm
thân tàu là 13.000.000.000 đồng. Ngày 31/10/2011 trong lúc chở hàng hóa, tàu MH gặp tai nạn,
nguyên đơn đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Giang Hả (Công ty Giang Hà) với giá trị
của hợp đồng này là 1.150.000.000 để thực hiện việc cứu hộ, sau đó ký thêm hợp đồng với Công
ty Cửa Việt với giá trị là 1.200.000.000 đồng nhằm thực hiện việc kéo tàu. Trong quá trình xảy
ra vụ việc Bị đơn không hợp tác, không có trách nhiệm, Nguyên đơn khởi kiện ysu cầu bồi
thường 11.572.100.000 đồng. Bị đơn từ chối bồi thường do khi hởi hành, tàu thiếu đại mà mà
phias công ty SM không thông báo cho bị đơn, bằng cấp của thuyền trưởng bị sai ngày tháng
năm sinh.
– Bản án Sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn đối với Bị
đơn, buộc bị đơn phải thanh toán cho Nguyên đơn số tiền bảo hiểm thân tàu là 11.572.100.000
đồng.
Bản án bị nguyên đơn và bị đơn kháng cáo.
– Bản án Phúc thẩm tuyên: Chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty SM, buộc Công ty BD
phải trả số tiền bồi thường là 11.572.100.000 đồng và tiền lãi là 6.468.803.900 đồng.
c. Điều khoản bảo hiểm hàng hóa “ C”

Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm có thể quy định hợp lý do: Cháy hoặc nổ, tàu

thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên

ngoài nào không phải nước, dỡ hàng tại cảng lánh nạn, động đất núi lữa phun, sét đánh, hy sinh

tổn thất chung, ném hàng xuống biển .

Tình huống 1: Tàu Hải Trường 36-ALCL – thuộc chủ tàu là Công ty TNHH Vận tải biển Hải
Trường – vận chuyển cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải biển Ngô Đam 3.009 tấn
lô hàng cám, gạo đóng bao từ Cảng Mỹ Thới, tỉnh An Giang đến thành phố Hải Phòng từ ngày
03.7.2015. Trong đó, 2.679 tấn (tương đương 53.580 bao gạo) được bảo hiểm tại Công ty Bảo
Việt Đồng Tháp – đơn vị thành viên của TCT Bảo hiểm Bảo Việt theo Hợp đồng số
DTH.D05.HV.15.HD2.279 trong thời hạn bảo hiểm từ 03/07/2015 đến 02/07/2016 với giá trị
bảo hiểm là 25.625.985.000 đồng.

Khi hành trình đến gần vùng biển Lagi thuộc tỉnh Bình Thuận, tàu Hải Trường 36 đã gặp điều
kiện khí hậu bất lợi, dưới tác động của sóng to, gió lớn đã khiến cho tàu bị mất lái, mắc cạn, sóng
biển tràn lên boong và vào các hầm chứa hàng, gây thiệt hại lớn cho số hàng vận chuyển trên tàu.
Khoảng 600 tấn hàng đã được ném xuống biển để giảm tải, cứu hộ tàu; số hàng còn lại trên tàu bị
tổn thất, ướt, mốc, giảm giá trị thương mại.
 Giải quyết : Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ mắc cạn và tổn thất hàng hóa xảy ra
với tàu Hải Trường 36, Bảo hiểm Bảo Việt đã khẩn trương phối hợp với các cơ quan
chức năng tỉnh Bình Thuận có mặt tại hiện trường để tiến hành giám định mức độ
tổn thất và đánh giá phương án khắc phục, xử lý sự cố. Trên cơ sở kết quả giám định,
đánh giá thiệt hại ban đầu, căn cứ vào đơn bảo hiểm đã cấp, trường hợp tổn thất hàng
hóa chở trên tàu Hải Trường 36 được xác định thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Bảo
hiểm Bảo Việt. Nhằm chia sẻ và hỗ trợ chủ hàng giảm bớt gánh nặng tài chính, an tâm –
nhanh chóng khôi phục và ổn định hoạt động sản xuất – kinh doanh, Bảo hiểm Bảo Việt
quyết định tạm ứng bồi thường đợt 1 cho chủ hàng với số tiền 10 tỷ đồng.
Theo điều khoản bảo hiểm hàng hóa "C", người được bảo hiểm có thể được bồi thường giá trị
của lô hàng bị hư hỏng.
d. Điều khoản loại trừ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Bảo hiểm sẽ không bồi thường cho những loại trừ sau:

 Lỗi cố ý của Người được bảo hiểm.

- Tổn thất chi phí do việc đóng gói, chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm không hợp lý.

- Tổn thất thiệt hại chi phí do người sở hữu không đủ khả năng thanh toán hoặc khó khăn về tài

chính.

- Tổn thất hay thiệt hại do sử dụng vũ khí chiến tranh

- Không đủ khả năng đi biển của tàu, do sự không phù hợp của tàu , máy bay , phương tiện vận

chuyển.

- Không bồi thường do tổn thất chiến tranh , nội chiến, đình công, bắt giữ…

Nội dung chi tiết bản án : https://sg.docworkspace.com/d/sIBjCtK_XAYrqma0G


Phần 3: Các loại bảo hiểm
Mỗi đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ có những chính sách bảo hiểm khác nhau kèm theo mức phí
theo quy định. Khách hàng cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính và loại hình hàng hóa cần
vận chuyển để có thể lựa chọn loại bảo hiểm hàng hóa sao cho phù hợp. Có các loại bảo hiểm
hàng hóa như sau:

 Bảo hiểm vận chuyển: Loại bảo hiểm này đảm bảo cho các hàng hóa trong quá trình vận
chuyển qua các đường biên giới, đường hàng hải và đường hàng không. Bảo hiểm vận
chuyển bao gồm bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất
phát đến nơi đến.

Ví dụ: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Hà Nội (Hapro) là một trong những công
ty vận tải hàng đầu Việt Nam. Công ty này thường xuyên mua bảo hiểm vận chuyển cho hàng
hóa mà mình vận chuyển. Thì Hapro chuyên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giữa Việt
Nam và các nước trên thế giới. Công ty này thường mua bảo hiểm vận chuyển cho các lô hàng
có giá trị cao, chẳng hạn như máy móc, thiết bị, nguyên liệu thô, v.v.

Bảo hiểm nguy cơ hải quan: Bảo hiểm này đảm bảo cho các hàng hóa trong quá trình
vận chuyển qua các cơ quan hải quan và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hải
quan như: phí hải quan, vi phạm về thuế, hoặc chậm giải quyết hải quan. Các lô hàng có
thể bị mất mát, hư hỏng do các vấn đề hải quan, chẳng hạn như bốc xếp, lưu kho, v.v.
Ví dụ: Công ty A vận chuyển một lô hàng máy móc trị giá 1 triệu USD từ Việt Nam
sang Hoa Kỳ. Lô hàng được vận chuyển bằng đường biển từ cảng Hải Phòng đến cảng
Los Angeles. Tuy nhiên, lô hàng bị chậm trễ do hải quan Hoa Kỳ kiểm tra kỹ lưỡng.

Công ty A đã khiếu nại lên công ty bảo hiểm của mình. Công ty bảo hiểm đã bồi
thường cho Công ty A khoản phí lưu kho và các chi phí liên quan khác, tương
đương với 10.000 USD.

 Bảo hiểm rủi ro chính sách: Loại bảo hiểm này bảo vệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu
khỏi các rủi ro phát sinh từ các chính sách thương mại của các quốc gia. Các rủi ro này có
thể bao gồm việc thay đổi thuế nhập khẩu hoặc các quy định liên quan đến xuất
khẩu.

( Marsh là một công ty dịch vụ tài chính toàn cầu khác cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo
hiểm rủi ro chính sách. Aon )

Ví dụ: Công ty A là một công ty sản xuất đồ chơi sang nhiều quốc gia trên thế giới. Một ngày
nọ, chính phủ của một quốc gia nhập khẩu chính của Công ty A tăng thuế nhập khẩu đối với đồ
chơi. Điều này làm tăng chi phí xuất khẩu của Công ty A và làm giảm lợi nhuận của công ty.

Công ty A có thể sử dụng bảo hiểm rủi ro chính sách để bồi thường cho các tổn thất do việc tăng
thuế nhập khẩu gây ra. Bảo hiểm rủi ro chính sách sẽ chi trả cho các khoản lỗ về lợi nhuận, chi
phí tăng, và các chi phí khác của Công ty A.

Trong trường hợp này, nếu Công ty A không có bảo hiểm rủi ro chính sách, công ty sẽ phải tự
chịu các tổn thất do việc tăng thuế nhập khẩu gây ra. Điều này có thể gây ra khó khăn tài chính
cho công ty. ( thường thấy nhất apple; samsung; nike..)

 Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa quá cảnh: Bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển qua lãnh
thổ của một quốc gia mà không phải là điểm đến cuối cùng.

Ví dụ:

Công ty A là một công ty sản xuất đồ gia dụng. Một ngày nọ, Công ty A vận chuyển một lô
hàng gia dụng bằng đường biển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Lô hàng phải quá cảnh tại Singapore.
Tuy nhiên, lô hàng bị hư hỏng khi được dỡ xuống khỏi tàu tại Singapore.

Công ty A có thể sử dụng bảo hiểm vận chuyển hàng hóa quá cảnh để bồi thường cho các tổn
thất do lô hàng bị hư hỏng gây ra. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa quá cảnh sẽ chi trả cho giá trị
của lô hàng, cũng như các chi phí liên quan đến việc vận chuyển lô hàng mới.

 Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đặc biệt:


 Bảo hiểm này bảo vệ cho các loại hàng hóa có nguy cơ dễ hư hỏng, chẳng hạn
như thực phẩm, hoa tươi, hoặc dược phẩm. Bảo hiểm sẽ chi trả cho các tổn thất do
hư hỏng vật lý của hàng hóa, bao gồm vỡ, rách, biến dạng, hoặc biến chất.
 Bảo hiểm hàng hóa dễ cháy nổ: chẳng hạn như hóa chất, xăng dầu, hoặc vũ khí.
Bảo hiểm sẽ chi trả bao gồm cháy, nổ, hoặc phát sinh nhiệt.
 Bảo hiểm hàng hóa có giá trị cao

Ví dụ:

Một công ty tại Việt Nam nhập khẩu một lô hàng hoa tươi từ Hà Lan. Lô hàng được vận chuyển
bằng đường hàng không. Lô hàng hoa tươi là hàng hóa đặc biệt, có thời hạn sử dụng ngắn và dễ
bị hư hỏng. Do đó, công ty nhập khẩu yêu cầu mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đặc biệt cho
lô hàng.

Phạm vi bảo hiểm bao gồm các rủi ro như thiên tai, tai nạn, trộm cắp, hỏa hoạn, v.v.. Trong quá
trình vận chuyển, lô hàng bị hư hỏng do thời tiết. Công ty nhập khẩu yêu cầu công ty bảo hiểm
bồi thường. Công ty bảo hiểm bồi thường cho công ty nhập khẩu theo mức tổn thất thực tế

Tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của các doanh nghiệp, các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu khác nhau có thể được sử dụng để đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản của họ trong quá trình
vận chuyển hàng hóa.

Phần 4 :Điều kiện và điểm cần lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu. Ưu,nhược điểm của bảo hiểm.

Điều Kiện và Điểm Cần Lưu Ý:


 Loại Hàng Hóa:
 Xác định rõ loại hàng hóa bạn muốn bảo hiểm và đảm bảo rằng chúng nằm trong
phạm vi bảo hiểm của chính sách.
 Phạm Vi Bảo Hiểm:
 Kiểm tra kỹ về phạm vi bảo hiểm, đảm bảo nó bao gồm mọi rủi ro từ khi hàng
hóa rời đi tới khi đến đích.
 Nguyên Nhân Gây Hậu Quả:
 Hiểu rõ những nguyên nhân gây hậu quả được bảo hiểm, bao gồm cả hỏa hoạn, tai
nạn vận chuyển, mất mát do hư hại, và các sự kiện khác.
 Thời Gian Bảo Hiểm:
 Xác định thời gian bảo hiểm, bao gồm cả thời gian vận chuyển và thời gian lưu
kho tại cảng.
 Điều Kiện Lưu Kho và Vận Chuyển:
 Đảm bảo rằng điều kiện vận chuyển và lưu kho được xác định rõ ràng trong chính
sách để tránh những tranh cãi không mong muốn.
 Mức Bảo Hiểm:
 Xác định mức bảo hiểm phù hợp với giá trị thực tế của hàng hóa, đồng thời đảm
bảo rằng mức bảo hiểm này đủ để phục hồi mất mát hoặc thiệt hại.
 Điều Kiện Gói Đóng và Đóng Gói:
 Điều này liên quan đến việc hàng hóa được đóng gói và vận chuyển như thế nào.
Việc đóng gói kỹ thuật sẽ giúp giảm rủi ro và tăng khả năng nhận bảo hiểm.

Khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

Khai báo chính xác giá trị hàng hóa để đạt được mức độ bảo hiểm hợp lý

Chọn loại bảo hiểm phù hợp nhất với loại hình vận chuyển và các rủi ro cụ thể của hàng hóa

Xem xét kỹ các điều khoản, phí bảo hiểm, tỷ lệ bồi thường, phạm vi áp dụng và thời hạn bảo
hiểm trước khi ký hợp đồng

Nắm rõ những trường hợp không được thanh toán bảo hiểm, như rủi ro loại trừ, rủi ro cần có bảo
hiểm riêng, rủi ro do nguyên nhân chủ quan

Ưu Điểm của Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu:


 Bảo Vệ Tài Sản Quan Trọng:
 Bảo hiểm giúp bảo vệ giá trị của hàng hóa, giảm thiểu rủi ro tài chính khi có sự
cố.
 Tăng Sự Tin Tưởng Từ Đối Tác và Khách Hàng:
 Việc có bảo hiểm có thể tăng sự tin tưởng từ phía đối tác kinh doanh và khách
hàng.
 Phục Hồi Chi Phí Mất Mát và Hư Hại:
 Trong trường hợp mất mát hoặc hư hại, bảo hiểm có thể giúp chi trả chi phí để
thay thế hoặc sửa chữa hàng hóa.
 Chọn Lựa Linh Hoạt:
 Có nhiều loại chính sách bảo hiểm với điều kiện và giá cả khác nhau, giúp doanh
nghiệp chọn lựa phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.

Nhược Điểm của Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu:
 Chi Phí:
 Bảo hiểm hàng hóa có thể đắt đỏ, đặc biệt là nếu bạn cần mức bảo hiểm cao và
phủ rộng rãi.
 Hạn Chế Phạm Vi Bảo Hiểm:
 Các điều khoản và điều kiện có thể giới hạn phạm vi bảo hiểm, dẫn đến những
hiểu lầm và tranh cãi khi xảy ra sự cố.
 Chấp Nhận Quá Trình Đền Bù Lâu Dài:
 Việc xử lý các yêu cầu đền bù có thể mất thời gian, ảnh hưởng đến quá trình kinh
doanh và tài chính của doanh nghiệp.
 Chỉ Bảo Hiểm Một Phần Giá Trị Thực Tế:
 Trong một số trường hợp, chính sách bảo hiểm có thể chỉ chi trả một phần giá trị
thực tế của hàng hóa, dựa vào điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
 https://accgroup.vn/cac-cong-ty-bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau
Phần 5 :Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để
được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra. Thực chất phí bảo hiểm là
giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Thông thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Tiền hàng, F: Cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển,
tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
CIF: là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm.
R: là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có).

Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được tính dựa trên các yếu tố sau:

 Loại hàng hóa: Hàng hóa có giá trị cao, dễ bị hư hỏng, mất mát sẽ có phí bảo hiểm cao
hơn.
 Phương thức đóng gói: Hàng hóa được đóng gói cẩn thận, chắc chắn sẽ có phí bảo hiểm
thấp hơn.
 Phương tiện vận chuyển: Phương tiện vận chuyển cỡ lớn, hiện đại sẽ có phí bảo hiểm
thấp hơn.
 Tuyến đường vận chuyển: Tuyến đường vận chuyển nguy hiểm, phức tạp sẽ có phí bảo
hiểm cao hơn.
 Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng cao.

Ngoài cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo trị giá FOB, EX-
WORKS, CFR (CNF)…
Cụ thể, công thức tính phí bảo hiểm hàng XNK các loại giá trên như sau:
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá FOB (Free on Board): nếu người mua và người bán thoả
thuận giao hàng theo điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được
giao qua lan can tàu. Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.
Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110%FOB.
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá EX-Works là giá giao hàng tại xưởng (nhà máy) của
người bán. Thoả thuận giao hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại
xưởng, người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.
Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EX-Works hoặc
110% trị giá EX.
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá CFR (CNF): Cost and Freight: Giá này bao gồm Trị giá
hàng hoá (FOB hoặc EX-Works) và cước phí. Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ
là người mua bảo hiểm.
Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR (100% CNF) hoặc
110% CFR (110% CNF), hoặc nếu tham giá bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc
CNF để tính trị giá CIF.
Phần 6 : Mức bồi thường:
Mức bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của các công ty Việt Nam hiện nay được
tính dựa trên các yếu tố sau:
-Giá trị hàng hóa được bảo hiểm: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức bồi thường. Giá
trị hàng hóa được bảo hiểm là giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm bắt đầu vận chuyển, bao
gồm giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản,...
-Mức độ tổn thất của hàng hóa: Mức độ tổn thất của hàng hóa được xác định dựa trên kết quả
giám định của công ty bảo hiểm. Mức độ tổn thất càng lớn thì mức bồi thường càng cao.
-Điều khoản bảo hiểm đã thỏa thuận: Các điều khoản bảo hiểm sẽ quy định rõ các trường hợp
được bồi thường, mức độ bồi thường,...
Mức bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được quy định tại Điều 14 của
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển. Thông thường, mức bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định
trong điều khoản bảo hiểm. Theo đó, mức bồi thường được tính theo giá trị thực tế của hàng hóa
tại thời điểm xảy ra tổn thất, nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm đã mua.

Cụ thể, mức bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của các công ty Việt Nam hiện nay
được tính như sau:
Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng toàn bộ: Mức bồi thường là giá trị hàng hóa được bảo
hiểm:
Mức bồi thường = Giá trị bảo hiểm
Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng một phần: Mức bồi thường được tính theo tỷ lệ giữa
giá trị hàng hóa bị mất mát, hư hỏng với giá trị hàng hóa được bảo hiểm:
Mức bồi thường = Giá trị bảo hiểm x Tỷ lệ tổn thất
Trong đó:

 Giá trị bảo hiểm là số tiền được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, là giá trị của hàng hóa
được bảo hiểm tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm.
 Tỷ lệ tổn thất là tỷ lệ phần trăm (%) tổn thất thực tế của hàng hóa so với giá trị bảo hiểm.

Ví dụ: Một lô hàng hóa xuất khẩu có giá trị 100 triệu đồng được mua bảo hiểm với giá trị bảo
hiểm là 100 triệu đồng. Trong quá trình vận chuyển, lô hàng hóa bị hư hỏng 20%. Tỷ lệ tổn thất
là 20/100 = 0,2.
Mức bồi thường bảo hiểm cho lô hàng hóa này là:
Mức bồi thường = Giá trị bảo hiểm x Tỷ lệ tổn thất
= 100 triệu đồng x 0,2
= 20 triệu đồng
Ngoài ra, mức bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được điều chỉnh theo các
điều khoản bảo hiểm khác nhau. Ví dụ, nếu người mua mua bảo hiểm với điều kiện A, thì mức
bồi thường sẽ được tính theo giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm xảy ra tổn thất, nhưng
không vượt quá số tiền bảo hiểm đã mua. Nếu người mua mua bảo hiểm với điều kiện B, thì mức
bồi thường sẽ được tính theo giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm xảy ra tổn thất, cộng với
chi phí vận chuyển và bảo hiểm.
Để được bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người mua cần cung cấp cho công ty
bảo hiểm các giấy tờ sau:

 Hợp đồng bảo hiểm


 Hóa đơn mua hàng
 Biên bản giám định tổn thất
 Các giấy tờ khác chứng minh tổn thất

Các lưu ý khi khiếu nại bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:
Khi xảy ra tổn thất đối với hàng hóa được bảo hiểm, chủ hàng cần thực hiện các bước sau để
khiếu nại bồi thường:

1. Lập biên bản giám định tổn thất

Biên bản giám định tổn thất là văn bản xác định mức độ tổn thất của hàng hóa. Biên bản giám
định tổn thất phải được lập bởi tổ chức giám định độc lập, được công nhận theo quy định của
pháp luật.

2. Lập hồ sơ yêu cầu bồi thường

Hồ sơ yêu cầu bồi thường cần được lập đầy đủ và chính xác theo quy định của công ty bảo hiểm.
Hồ sơ này bao gồm các giấy tờ sau:

 Biên bản giám định tổn thất


 Hợp đồng bảo hiểm
 Hóa đơn mua hàng
 Vận đơn hoặc các chứng từ vận chuyển khác
 Các giấy tờ khác có liên quan

3. Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường

Hồ sơ yêu cầu bồi thường cần được nộp cho công ty bảo hiểm trong thời hạn quy định. Thời hạn
nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

4. Giải quyết bồi thường

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành xem xét và giải
quyết bồi thường trong thời hạn quy định. Thời hạn giải quyết bồi thường được quy định trong
hợp đồng bảo hiểm.

You might also like