Hoa 11 CK1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC 2023-2024

KHỐI 11
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: [NB] Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
B. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.
D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.
Câu 2: [NB] Khi ở trạng thái cân bằng
A. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
B. các chất không phản ứng với nhau.
C. tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch.
D. nồng độ các chất tham gia tăng dần, còn nồng độ các chất sản phẩm giảm dần.
Câu 3: [NB] Chất không điện li là
A. dung dịch hydrochloric acid. B. dung dịch sodium hydroxide.
C. dung dịch saccharose. D. dung dịch muối ăn.
Câu 4: [NB] Theo thuyết Bronsted-Lowry, acid là chất
A. cho proton. B. nhận proton.
C. cho electron. D. nhận electron.
Câu 5: [NB] Chọn phát biểu không đúng?
A. Nitrogen là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
B. Hai nguyên tử N trong phân tử nitrogen liên kết với nhau bằng liên kết ba.
C. Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật phẩm trong y học.
D. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ.
Câu 6: [NB] Khí NOx là một trong các nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa acid, mù quang hóa, hiện
tượng phú dưỡng,… làm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động nào sau đây là nguyên nhân tự nhiên làm phát sinh NOx?
A. Hoạt động giao thông vận tải. B. Hoạt động của nhà máy nhiệt điện.
C. Hoạt động của núi lửa. D. Hoạt động đốt nhiên liệu.
Câu 7: [NB] Khi bị bỏng sulfuric acid cần rửa ngay với nước lạnh, sau đó trung hòa acid bám trên da
bằng
A. dung dịch NaOH đặc. B. dung dịch NaOH loãng.
C. dung dịch HCl loãng. D. dung dịch NaHCO3 loãng.
Câu 8: [NB] Chọn phát biểu đúng?
A. Trong tự nhiên, sulfur chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. B. Mỗi phân tử sulfur chỉ có 1 nguyên tử S.
C. Quặng pyryte có thành phần chính là FeS. D. Trong tinh thể sulfur, các phân tử S8 tương
tác với nhau bằng tương tác Van der Waals.
Câu 9: [NB] Chất hữu cơ là
A. sodium carbonate. B. carbon dioxide.
C. methane. D. potassium cyanide.
Câu 10: [NB] Nhóm chức là
A. nhóm nguyên tử carbon trong đó có chứa liên kết đơn, đôi, ba.
B. một nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.
C. nhóm nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.
D. nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.
Câu 11: [NB] Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào
A. sự hòa tan khác nhau của chúng trong 2 môi trường không trộn lẫn.
B. sự hòa tan khác nhau của chúng trong 2 môi trường trộn lẫn.
C. sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp.
D. độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ.
Câu 12: [NB] Bước cuối cùng tiến hành phương pháp sắc kí cột là
A. Cho hỗn hợp cần tách lên cột sắc kí.
B. Loại bỏ dung môi để thu được chất cần tách.
C. Cho dung môi thích hợp chảy liên tục qua cột sắc kí. Thu các chất hữu cơ được tách ra ở từng phân
đoạn khác nhau sau khi đi ra khỏi cột sắc kí.
D. Sử dụng các cột thủy tinh có chứa các chất hấp phụ dạng bột (pha tĩnh), thường là aluminium oxide,
silicagel,…
Câu 13: [NB] Loại công thức nào say đây cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của
mỗi nguyên tố trong phân tử?
A. Công thức phân tử. B. Công thức tổng quát.
C. Công thức đơn giản nhất. D. Công thức tổng quát hoặc công thức đơn giản nhất.
Câu 14: [NB] Camphor (có trong cây long não) là chất rắn kết tinh màu trắng hoặc trong suốt giống
như sáp với mùi thơm đặc trưng. Qua phân tích phổ khối lượng xác định được khối lượng phân tử của
camphor là 152. Camphor có công thức phân tử là (cho nguyên tử khối H=1; C=12; O=16)
A. C10H12O. B. C10H12O2.
C. C5H6O2. D. C8H10O.
Câu 15: [NB] Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết cấu tạo hóa học?
A. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự
nhất định.
B. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon không thể liên kết trực tiếp với nhau.
C. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV.
D. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.
Câu 16: [NB] Các chất đồng đẳng của nhau là
A. các chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay
nhiều nhóm CH2.
B. các chất hữu cơ có cùng công thức phân tử.
C. các chất hữu cơ có cùng công thức đơn giản nhất.
D. các chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau từ 2 nhóm
CH2 trở lên.
Câu 17: [TH] Cho cân bằng: 2 SO2 + O2 ⇌ 2 SO3 rH < 0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. tăng áp suất, giảm nhiệt độ. B. giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
C. giảm áp suất, giảm nhiệt độ. D. tăng áp suất, tăng nhiệt độ.
Câu 18: [TH] Khi nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến sự chuyển dịch cân bằng: 2 NO2 (g) không
màu ⇌ N2O4 (g) nâu đỏ, người ta lấy một ống xi – lanh đựng NO2, đẩy pít – tông xuống để làm tăng áp suất
trong ống. Lúc này, màu của khí trong ống xi – lanh đậm hơn. Sau một thời gian, khí trong ống sẽ
A. nhạt màu hơn. B. tiếp tục đậm lên.
C. không thay đổi. D. mất hẳn màu.
Câu 19: [TH] Theo thuyết Bronsted-Lowry, HCO3- là
A. acid. B. base.
C. chất trung tính. D. chất lưỡng tính.
Câu 20: [TH] Nhúng quỳ tím vào dung dịch Na2CO3. Quì tím
A. chuyển đỏ. B. chuyển xanh.
C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 21: [TH] Sau cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen sẽ được chuyển hóa thành ion nitrate là một
dạng phân đạm mà cây trồng hấp thụ được để sinh trưởng, phát triển. Phản ứng nào sau đây không có mặt
trong quá trình đó?
A. N2 + O2 ⇌ 2 NO. B. 2 NO + O2  2 NO2.
C. N2 + 3 H2 ⇌ 2 NH3. D. 4 NO2 + O2 + 2 H2O  4 HNO3.
Câu 22: [TH] Ammonium nitrate được dùng làm phân bón, khi dùng phân này thì không nên bón
cùng với chất nào sau đây?
A. Ure. B. Vôi. C. KNO3. D. Ca(NO3)2.
Câu 23: [TH] Sulful phản ứng được với chất nào sau đây ở nhiệt độ phòng?
A. Fe. B. N2. C. Hg. D. O2.
Câu 24: [TH] Để pha loãng H2SO4 đặc cách làm nào sau đây đúng?
A. Cách 1. B. Cách 2. C. Cách 3. D. Cách 1 và 2.
Câu 25: [TH] Cho phổ hồng ngoại của ethanol:

Số sóng (cm-1) hấp thụ đặc trưng của nhóm -OH là


A. 2981. B. 3391. C. 1102. D. 1055.
Câu 26: [TH] Để nhuộm màu sợi vải, người ta có thể giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung
dịch màu để nhuộm. Bản chất của cách làm này là
A. phương pháp chưng cất. B. phương pháp chiết.
C. phương pháp kết tinh. D. phương pháp sắc kí cột.
Câu 27: [TH] Propene có công thức đơn giản nhất là CH2, khối lượng phân tử bằng 42. Công thức
phân tử của propene là
A. C2H4O. B. C3H6. C. C4H8. D. C3H6O2.
Câu 28: [TH] Dãy nào sau đây gồm 2 chất là đồng đẳng của nhau?
A. CH3CH2OH và CH3OCH3. B. CH3CH2OH và CH3OH.
C. CH3CH2OH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH3CH3.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: [VD] (1,0 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng quì tím lần lượt vào các dung dịch
a. Na2CO3
b. Al2(SO4)3
Câu 2: [VD] (1,0 điểm)
Acetone là một hợp chất hữu cơ dùng để làm sạch dụng cụ trong phòng thí nghiệm, tẩy rửa sơn móng tay
và là chất đầu của quá trình tổng hợp hữu cơ. Kết quả phân tích nguyên tố của acetone thu được 62,07%
C, 27,59% O về khối lượng, còn lại là hydrogen. Phân tử khối của acetone được xác định thông qua phổ
khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 58. Xác định công thức phân tử của acetone.
Câu 3: [VDC] (0,5 điểm) Cho cân bằng CO(g) + H2O(g) ⇌ H2(g) + CO2(g)
Ở 700C , hằng số cân bằng KC = 8,3. Cho 1 mol khí CO và 1 mol hơi nước vào bình kín dung tích 10 lít
và giữ ở 700C . Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
Câu 4: [VDC] (0,5 điểm) Trong công nghiệp, nitric acid được dùng để sản xuất phân bón hóa học.
CaCO3 + 2 HNO3  Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Giả sử từ 1 m3 dung dịch HNO3 63% (khối lượng riêng 1,25 g/mL), tính khối lượng phân đạm chứa 60%
Ca(NO3)2 được sản xuất được theo phương trình trên.

--------------------- HẾT ---------------------

You might also like