Đồ ngọc khai quật được ở Lăng Gia Đàn được chế tác với tay nghề cao

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đồ ngọc khai quật được ở Lăng Gia Đàn được chế tác với tay nghề cao.

Có 3 tượng ngọc
nhân được tìm thấy trong một phần mộ, là một trong những bức tượng ngọc lâu đời nhất
Trung Quốc. Kỹ thuật chạm khắc tượng ngọc đã hoàn thiện với một số chi tiết mà kỹ
thuật hiện đại ngày nay cũng không thể đạt tới.

Mã của bức tượng ngọc nhân đó là 98M29 15, có một cái lỗ hình lỗ mũi bò ở sau lưng
của ngọc nhân. Trong lỗ có một dấu chấm được tạo ra bởi ống khoan. Đường kính mũi
khoan là 0.15mm. Ngay cả với công nghệ hiện đại khoan được một cái lỗ đường kính
0.15mm cũng là bất khả thi.

Các chuyên gia nhận định rằng văn hóa Lăng Gia Đàn đã tồn tại từ 5600 năm trước. Thời
điểm đó, khi mà còn chưa có kim loại và các dụng cụ hiện đại, tổ tiên của chúng ta đã có
thể chế tác ra tượng ngọc nhân điêu luyện đến như thế, đó là thời kì như thế nào? Tại một
phần mồ mả, người ta tìm thấy một tấm ván ngọc. Ở giữa tấm ván ngọc chạm khắc một
vòng tròn, trong đó có hình ngôi sao tám cánh mà trung tâm của nó là hình vuông.

Chúng tôi gọi tấm ván ngọc đó là ‘Nguyên thủy bát quái đồ’ (Sơ đồ bát quái gốc). Nó bị
kẹt ở giữa con rùa ngọc. Kết quả khai quật của trùng tôi trùng khớp với tư liệu lịch sử Hà
Đồ Lạc Thư. Nguyên thủy bái quái đồ chính là sơ đồ bát quái sớm nhất củ Trung Quốc.
Các sơ đồ bái quái do Chu Văn Vương vẽ ra đều là sau thời kỳ này.

Ở khu vực vùng Giang Hoài hơn 5000 năm trước, tổ tiên Lăng Gia Đàn của chúng ta đã
mô tả văn minh huy hoàng của mình bằng chính kỹ năng điêu khắc điệu nghệ. Dưới đây
là một số nghi lễ bái tế thời kỳ đầu Trung Quốc, có cả tư tưởng triết học nguyên thủy hơn
5000 năm trước. Những nghi thức và tư tưởng này được lưu truyền và ngấm sâu vào
dòng máu dân tộc ta.

Đứng sau nền văn minh này là một bộ tộc hùng mạnh đã thống lĩnh vùng Giang Hoài.
Chủ nhân của các hầm mộ kia chắc chắn phải là người đứng đầu bộ tộc.

Đây là Ngưu Hà Lương, nằm ở ngã ba huyện Kiến Bình và thành phố Lăng Nguyên của
tỉnh Liêu Ninh. Việc tìm thấy một số công trình độc đáo được xây bằng đá là điều bình
thường trên các đồi và sườn đất ở vùng đồi này. Có hình tròn, có hình vuông, ai đã tạo
nên những khối đá này ở đây, dùng chúng để làm gì. Sự can thiệp của các nhà khảo cổ
học đã giúp chúng ta khám pha ra những tri thức về bộ tộc bí ẩn này.

Việc khai quật ở Ngưu Hà Lương bắt đầu từ năm 1983. Những tàn tích này đã hơn 5000
tuổi gọi là văn hóa Hồng Sơn. Các mẫu hình được xây dựng bằng đá này được gọi là Tí
Thạch Gia. Một lượng lớn các phần mộ được tìm thấy trong Tí Thạch Gia.

Tí Thạch Gia là nơi chôn cất những người có địa vị đặc biệt từ thời kỳ văn hóa Hồng
Sơn. Những người này khi còn sống là ai? Có thể là những thầy cúng ở những cấp bậc
khác nhau và được chôn cất ở Tí Thạch Gia sau khi chết. Tí Thạch Gia được xây nên
không chỉ dùng để an táng, đồng thời còn để hiến tế những người còn sống, thờ phụng
cho tổ tiên. Đó là lí do tại sao họ chôn cất tiên tổ của họ ở trên đỉnh núi và đỉnh đồi, để
mai táng và cúng bái họ tại Tí Thạch Gia.

Cùng với việc khảo cổ chuyên sâu, một lượng lớn các tàn tích văn hóa được tìm thấy, bộ
tộc tiền sử bí ẩn này đang dần mở ra trước mắt chúng ta. Nhiều đồ ngọc bích cũng được
tìm thấy trong các lăng mộ đều có cùng chung một đặc điểm. Đây là một miếng ngọc có
hình dạng rất kì lạ. Tổng thể trông như một con rồng xoắn , với cái đầu được thiết kế như
con lợn, vì thế nó được gọi là ngọc Trư Long. Ngoài ra còn có một chiếc ngọc Long hình
chữ C. Phần thân của nó được tạo thành hình chữ C lớn, mình mẩy giống như thân rắn,
được biết đến như con rồng đầu tiên của Trung Quốc. Đó là con rồng xuất hiện đầu tiên
nhất trong lịch sử Trung Quốc, là biểu tượng của việc thờ cúng tổ tiên.

Chúng ta thường hay tự xưng bản thân là truyền nhân của rồng có nguồn gốc từ đây mà
ra. Có một số bàn thờ tròn được tìm thấy quanh Tí Thạch Gia. Các bệ thờ này được xây
bằng đá, được chia ra làm 3 vòng quấn quanh nhau.

Một vài chuyên gia giải thích rằng đó là ‘Cái Thiên đồ giải’ sớm nhất của Trung Quốc.
Có thể minh hoa được các mối quan hệ của xuân phân, hạ chí, thu phân đông chí. Thiên
Đàn được xây dựng ở Bắc Kinh thời kỳ Minh Thanh cũng có 3 vòng. Có thể nói Thiên
Đàn có cùng cấu trúc với Tam Hoàn Thạch đàn ở Ngưu Hà Lương. Có thể nói đây là một
minh chứng quan trọng cho lịch sử 5000 năm liên tục của Trung Quốc.
Chúng ta có thể mường tượng rằng ở sông Tây, ở lưu vực sông Tây Liêu 5000 năm trước.
Người dân Hồng Sơn rất giỏi kỹ thuật làm nông đã bắt đầu chú trọng phát triển kinh tế
nông nghiệp. Dân số không ngừng tăng lên, với nguồn lương thực phong phú, một bộ
phận người dân đã có thể không cần trồng trọt mà chuyển sang bắt đầu sản xuất chuyên
dụng, điều này đã làm thúc đẩy sự khác biệt hóa của nghề thủ công và thúc đẩy sự phát
triển của quá trình văn hóa. Sự phát triển của nông nghiệp khiến người Hồng Sơn rất phụ
thuộc vào thời tiết, hơn nữa khu vực Hồng Sơn luôn khô hạn, vậy nên những Ngọc Long
này có thể là công cụ mà tổ tiên chúng ta dùng để cầu mưa. Và nó cũng có nguồn gốc với
câu chuyện cổ tích cầu mưa từ Vua Rồng.

Tí Thạch Gia và những bệ thờ đá chính là nơi thờ cúng và hiến tế, của người Hồng Sơn.
Nhưng qua các cuộc khai quật khảo cổ kéo dài hàng chục năm chúng ta vẫn chưa tìm
thấy được khu vực sinh sống của người dân Hồng Sơn. Tàn tích Ngưu Hà Lương là một
tàn tích lớn.

“Với một diện tích vùng lên đến 50 km2, sau nhiều năm tiến hành khảo cổ học, chúng tôi
đã không thể tìm thấy bất kì địa điểm cư trú nào của người Hồng Sơn quanh khu tàn tích
Ngưu Hà Lương.”

Vị trí cư ngụ chính xác của những người dân Hồng Sơn với phong tục hiến tế bí ẩn này ở
đâu? Lí do nào đã khiến họ đến đây để thờ cúng?

Đây là Hưng Long Câu ở Aohanqi trong nội Mông Mông Cổ, cách Ngưu Hà Lương
130km, nhiều khu định cư Hồng Sơn đã được tìm thấy ở đây bởi các công nhân khảo cổ
học. Một tượng người bằng gốm đã được tìm thấy trong ngôi nhà của văn minh Hồng
Sơn tại Hưng Long Câu năm 2012. Nó có một gương mặt rất tả thực và phần thân dưới tự
do (?). Trên đầu nó đội một cái mũ, đôi mắt sáng và trong veo.

“Đây là bức tượng người gốm lớn nhất được tìm thấy trong tàn tích và là bức tượng có
gương mặt sát với thực tế sống động nhất. Người gốm Hồng Sơn, đây là minh chứng
quan trọng cho việc thờ cúng tổ tiên của người Hồng Sơn. Theo đó, những người Hồng
Sơn sống ở Hưng Long Câu hẳn là chủ nhân của những bệ thờ đá Ngưu Hà Lương. Ngưu
Hà Lương là trung tâm hiến tế và chôn cất của họ. Khoảng cách xa xôi giữa trung tâm
nghi thức và các khu định cư cũng là một phong tục không gián đoạn. Và nguồn gốc của
văn hóa cúng tế Trung Quốc cũng tương tự như Lăng mộ nhà Minh và Thiên Đàn Bắc
Kinh.

Vùng đất dốc này nằm ở quận Ly tỉnh Hồ Nam. Nó tọa vị tại một ngọn đồi thấp cao hơn
một chút so với đồng bằng bao quanh. Người dân địa phương gọi là núi Thành Đầu. Nó
là một cánh đồng được vây quanh bởi một con sông với bề rộng từ 30 – 50m. Ngoài sự
mong đợi của mọi người, nơi đây là thành phố sớm nhất tại Trung Quốc. Dốc đất này là
thành lũy lâu đời nhất.

“Nó là tàn tích sớm nhất mà chúng ta phát hiện được trên toàn quốc của một nền văn
minh có thành lũy. Đó là nền văn minh Đại Khê có niên đại 6300 năm.”

Vì hiếm khi có chiến tranh ở phía Nam Trung Quốc, thành phố cổ này được bảo tồn trong
một tình trạng rất tốt. Cho dù dòng sông kia đã xuất hiện từ 6300 năm trước. Có khoảng
cách là 1000 năm giữa các thành phố phía Bắc và phía Nam Trung Quốc. Sau khi khai
quật thành lũy núi Thành Đầu, chúng ta đã tìm thấy một thành phố cổ đại vượt quá 1000
năm, trải qua thời kỳ văn hóa Đại Khê và văn hóa Khuất Gia Lĩnh.

“Theo kết quả phân tích khảo cổ vể Đại Khê thì nó đã tồn tại từ 6300 năm đến 5300 năm
trước. Sau sự suy tàn của văn hóa Đại Khê là văn hóa Khuất Gia Lĩnh và nó tồn tại từ
5300 năm - 4800 năm trước. Như vậy nó đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử.”

Dựa trên những nhu cầu về việc kiểm soát lũ lụt, thành phố cổ đại núi Thành Đầu được
xây dựng sớm nhất và được sử dụng từ rất lâu về trước. Với vị trí địa hình ưu việti của
mình, núi Thành Đầu, núi Thành Đầu nổi bật so với phần còn lại ở đồng bằng Lật Dương.
Rõ ràng nó có sức thu hút nhất định và đã bị thống trị. Từ số lượng lớn di tích văn hóa
được khai quật có thể thấy rằng nền văn hóa này thời đó vô cùng thịnh vượng. Dân số
đông đúc, các thành phố dày đặc, đầy đủ các loại hàng hóa.

Đây là thị trấn Lương Chử ở quận Dư Hàng tỉnh Hàng Châu. Bãi đất cao cao này được
gọi là núi Mạc Giác.
Năm 1977, nhà khảo cổ học Tô Bình Kỷ từng dự đoán rằng đây chính là Hàng Châu thời
cổ đại. Dự đoán này đã được chứng thực sau 20 năm. Lương Chử trở thành ngôi sao sáng
nhất của khảo cổ học tiền sử Trung Quốc. Năm 1986, Lăng mộ cho quý tộc văn phản văn
hóa Sơn Lương Chử được tiết lộ. 11 ngôi mộ lớn được tìm thấy. Khu lăng mộ Diệu Sơn
được tìm thấy năm 1987, 12 ngôi mộ lớn được phát hiện. 4 ngôi mộ lớn khác của văn hóa
Lương Chử được tìm thấy tại tàn tích núi Huệ Quan năm 1991.

Rất nhiều những viên ngọc tinh xảo được khai quật từ các ngôi mộ này. Công Vương.
Việt Vương. Thần Nhân. Mặt thú. dã gây ra cú sốc cho giới học giả..

“Giai đoạn Lương Chử này đã có sự phân chia giàu nghèo. Và sự phân biệt giàu nghèo
này vô cùng rõ ràng. Chẳng hạn như những ngôi mộ ở Phản Sơn, những ngôi mộ ở Diệu
Sơn, bạn thử mở nắp quan tài ra và nhìn vào trong, tất cả đều là đồ bằng ngọc trắng.

Đồ ngọc chất đầy quan tài từ trên xuống dưới. Nhưng đối với những ngôi mộ của những
người bình thường, chỉ có một dây chuyền ngọc bích nhỏ hoặc một hạt ngọc bích. Trong
lịch sử văn minh Trung Quốc, đồ ngọc có một địa vị rất đặc biệt. Người Trung Quốc yêu
ngọc và tôn kính truyền thống ngọc, từ văn hóa Hồng Sơn, Lăng Gia Đàn, sau này đến
Lương Chử cũng vẫn kế thừa, tiếp tục cho đến ngày nay.

“Người Trung Quốc đặc biệt thích ngọc. Đến bây giờ đa số dân số vẫn rất thích nó. Cảm
thấy ngọc như là một loại nguyên tố mang trên mình rất nhiều điều thiêng liêng, có rất
nhiều điều hay điều đẹp. Trong số tất cả cá Hán tự ở Trung Quốc, chỉ cần có ngọc căm thì
đều có nghĩa là tốt là đẹp.”

“Ông Kỷ Tiên Lâm đã từng nói thế này: Nếu có một vật liệu được dùng để đại diện cho
văn hóa Trung Quốc, thì đó chính là ngọc. Có thể nói rằng nó chính là nhân chứng quan
trọng và là người vận chuyển văn minh Trung Quốc, từ 8000 năm trước cho đến tận ngày
nay.

You might also like