Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG CẦN THƠ

TỔ BỘ MÔN SINH HỌC – CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ

SINH HỌC 11

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN:……………………………………………


LỚP: 11……

NĂM HỌC 2021 – 2022


Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng

CHỦ ĐỀ 6: SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

PHẦN II. BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC


TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao khi nuôi cá rô phi người ta thường thu hoạch cá sau một năm nuôi khi cá đạt
khối lượng từ 1,5 – 1,8 kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ ba khi cá có thể đạt tới khối
lượng tối đa 2,5kg?
Câu 2: Điền tên loại hoocmôn liên quan đến từng hiện tượng tương ứng trong bảng sau:
Hoocmôn
Hiện tượng
liên quan
Các mô, cơ quan cũ của sâu tiêu biến, đồng thời các mô, cơ quan mới hình
thành.
Người trưởng thành cao 120cm, người cân đối
Quá trình biến đổi sâu thành nhộng bị ức chế
Bệnh nhân bị lồi mắt, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, hồi hộp, lo lắng, khó ngủ.
Nòng nọc nhanh chóng biến thành con ếch nhỏ xíu.
Câu 3: Quan sát hình vòng đời của các loài động vật bên dưới, hãy xác định loại sinh trưởng và
phát triển của các động vật này.
Trứng

Ấu trùng

Con
trưởng thành

Thanh trùng

Vòng đời mò đỏ Leptotrombidium deliense Vòng đời muỗi Aedes aegypti

Vòng đời rầy xanh đuôi đen Nephotettic sp. Vòng đời bọ rùa Coccinella septempunctata
Câu 4: Dựa vào những hiểu biết về các nhân tố môi trường (bên ngoài) ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của động vật, hãy đề xuất một số biện pháp kĩ thuật nhằm thúc đẩy quá
trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm tăng năng suất vật nuôi.
Câu 5: Tại sao thiếu Iôt, trẻ em ngừng hoặc chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, chịu lạnh kém?
1
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong trường hợp nào sau đây, nòng nọc nhanh chóng biến đổi thành con ếch nhỏ xíu?
A. Nòng nọc bị cắt tuyến giáp.
B. Bổ sung testosterol vào môi trường nuôi nòng nọc.
C. Cắt bỏ cơ quan sinh dục của nòng nọc.
D. Bổ sung Tirôxin vào môi trường nuôi nòng nọc.
Câu 2: Hoocmôn sinh trưởng (GH) có tác dụng chủ yếu là
A. kích thích và tăng cường chuyển hóa các chất ở tế bào.
B. kích thích mô sụn và xương phát triển, kích thích sụn biến đổi thành xương.
C. kích thích sự phát triển và duy trì các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
D. kích thích sự phát triển bình thường của hệ thần kinh và hoạt động của não.
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Phát triển là quá trình chỉ liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào.
B. Thực chất của sinh trưởng là sự biến đổi về chất có liên quan đến sự phân hóa, phát
sinh hình thái của cơ quan, cơ thể.
C. Tốc độ sinh trưởng của cơ thể không đều tùy thuộc từng giai đoạn sống.
D. Quá trình phát triển của động vật được bắt đầu từ giai đoạn sau khi cơ thể được sinh ra.
Câu 4: Các bà mẹ thường được khuyên là nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm. Mục đích
của tắm nắng sớm là
A. giúp chuyển hóa tiền vitamin D ở da thành vitamin D, vitamin D giúp chuyển hóa
canxi thành xương.
B. giúp chuyển hóa tiền vitamin D ở da thành vitamin D, có tác dụng tăng cường sự phát
triển tế bào thần kinh cho trẻ thông minh.
C. giúp tăng cường quá trình tổng hợp sắc tố melanin ở da để kích thích sinh trưởng và
phát triển nhanh của trẻ.
D. giúp tăng cường quá trình chuyển hóa vitamin D thành canxi cho xương trẻ thêm cứng
chắc.
Câu 5: Ở người, trong thức ăn không được cung cấp đầy đủ nguyên tố vi lượng nào sau đây
trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu?
A. Kẽm. B. Sắt. C. Đồng. D. Iôt.
Câu 6: Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu trúc và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc
sau khi nở ra từ trứng gọi là
A. sinh sản. B. sinh trưởng C. phát triển. D. biến thái.
Câu 7: Một bệnh nhân có các biểu hiện sau: chậm lớn, xương phát triển không bình thường, trí
tuệ kém phát triển, chịu lạnh kém,... Bệnh nhân này được bác sĩ chuẩn đoán bệnh có liên quan
đến hoocmôn nào sau đây?
A. Thiếu hoocmôn GH. B. Nhiều hoocmôn Tirôxin.
C. Thiếu hoocmôn Tirôxin. D. Nhiều hoocmôn GH.
Câu 8: Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm là
A. ấu trùng có cấu tạo và hình thái khác với con trưởng thành, hình thái cấu tạo của ấu
trùng và giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn.
B. ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, ấu trùng và con trưởng thành có hình thái tương tự
nhau.
C. ấu trùng có cấu tạo và hình thái rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung
gian ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
D. ấu trùng có cấu tạo và hình thái gần giống con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác,
ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Câu 9: Trong chăn nuôi, yếu tố qui định tốc độ và giới hạn sinh trưởng, phát triển của động vật là
A. con giống. B. kĩ thuật sản xuất. C. môi trường. D. con người.
Câu 10: Ở gà trống trưởng thành, những đặc điểm như: mào to, bộ lông sặc sỡ, biết gáy, cựa
phát triển,... là do tác dụng của hoocmôn
A. GH. B. Ơstrôgen. C. Tirôxin. D. Testostêrôn.

2
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
Câu 11: Robert Pershing Wadlow sinh năm 1940 đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness là
người cao nhất với chiều cao 2,72m khi qua đời. Chiều cao của Wadlow vẫn tiếp tục tăng khi
ông trưởng thành là do
A. ưu năng tuyến yên. B. khối u trong tuyến giáp.
C. hoocmôn Tirôxin tiết quá nhiều. D. nhược năng tuyến yên.
Câu 12: Ở động vật, sinh trưởng và phát triển không qua biến thái thường gặp ở
A. hầu hết động vật không xương sống. B. hầu hết động vật có xương sống.
C. Chân khớp, Ruột khoang, Thú. D. tất cả động vật có xương sống.
Câu 13: Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm nào sau đây?
A. Có giai đoạn trung gian. B. Các giai đoạn đều sử dụng một loại thức ăn.
C. Con non phải lột xác để lớn lên. D. Có liên quan đến hoocmôn Tirôxin.
Câu 14: Hiện tượng rắn lột da để lớn lên thuộc kiểu sinh trưởng và phát triển nào ở động vật?
A. Phát triển không qua biến thái. B. Phát triển qua biến thái.
C. Phát triển qua biến thái hoàn toàn. D. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
Câu 15: Nếu nòng nọc không được cung cấp đủ Iôt từ thức ăn và từ môi trường nước xung
quanh, điều gì dưới đây có thể xảy ra?
(1) Tuyến giáp phình to. (2) Nồng độ Tirôxin trong máu cao. (3) Tuyến tụy phình to.
(4) Dừng lại ở giai đoạn ấu trùng. (5) Phát triển nhanh. (6) Biến thái sớm thành ếch.
Tổ hợp đúng là:
A. (1), (4). B. (5), (6). C. (2), (3). D. (1), (6).
Câu 16: Khi nuôi cá rô phi, người ta thường thu hoạch cá sau một năm nuôi, khi cá đạt khối
lượng từ 1,5 – 1,8kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ ba lúc cá có thể đạt khối lượng
2,5kg vì sau một năm nuôi
A. tốc độ sinh trưởng cá chậm lại. B. cá dễ mắc bệnh và chết.
C. chất lượng thịt cá sẽ giảm. D. cá không còn khả năng sinh sản.
Câu 17: Ở gà trống con, sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào?
A. Mào nhỏ, có cựa, không biết gáy và mất khả năng sinh sản.
B. Mào to, không có cựa, không biết gáy và mất khả năng sinh sản.
C. Mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và sinh sản bình thường.
D. Mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất khả năng sinh sản.
Câu 18: Muỗi là loài động vật có kiểu sinh trưởng và phát triển ...(1)... Ấu trùng có hình dạng,
cấu tạo và sinh lý...(2)... Ấu trùng phải...(3)... biến đổi thành con trưởng thành. Trình tự (1), (2),
(3) lần lượt là
A. qua biến thái không hoàn toàn; tương tự con trưởng thành; lột xác nhiều lần.
B. không qua biến thái; rất khác con trưởng thành; lột xác nhiều lần.
C. qua biến thái hoàn toàn; gần giống con trưởng thành; qua giai đoạn trung gian.
D. qua biến thái hoàn toàn; rất khác con trưởng thành; qua giai đoạn trung gian.
Câu 19: Nếu thiếu Iôt trong thức ăn và nước uống thường dẫn đến thiếu hoocmôn nào sau đây?
A. Testostêrôn. B. Ecđixơn. C. Ơstrôgen. D. Tirôxin.
Câu 20: Phương pháp chữa trị cho những người bị bệnh lùn tuyến yên là
A. đưa Iôt vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn.
B. tiêm Tirôxin nếu người đó còn ở độ tuổi trẻ em.
C. tiêm hoocmôn sinh trưởng của động vật.
D. tiêm hoocmôn sinh trưởng (GH) ở giai đoạn trẻ em.
Câu 21: Vào giai đoạn dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí do cơ thể
tiết ra nhiều hoocmôn
A. sinh trưởng. B. ơstrôgen (ở nam) và testostêrôn (ở nữ).
C. ơstrôgen (ở nữ) và testostêrôn (ở nam). D. tirôxin.
Câu 22: Nhận định không đúng khi nói về nhân tố thức ăn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của động vật là
A. thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. B. thiếu vitamin E có thể bị còi xương.
C. thiếu Iôt có thể bị bướu cổ. D. thiếu vitamin A có thể bị quáng gà.
Câu 23: Quá trình phát triển của động vật gồm:

3
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
A. sinh trưởng, phân hóa, phân chia. B. sinh trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái.
C. sinh trưởng, phát triển, biến thái. D. sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
Câu 24: Tỉ lệ chiều dài đầu/chiều dài (cao) cơ thể người lúc thai 3 tháng = 1/2; thai 5 tháng =
1/3; sơ sinh = 1/4 và trưởng thành = 1/7. Điều này chứng tỏ
A. tốc độ tăng trưởng lúc nhanh lúc chậm tuỳ thời kỳ.
B. càng gần giới hạn tối đa thì tốc độ tăng trưởng càng chậm.
C. tốc độ tăng trưởng của mỗi cơ quan có đặc trưng riêng.
D. tốc độ tăng trưởng tối đa tuỳ loài.
Câu 25: Ghép tên hoocmôn với nơi sản sinh và tác dụng sinh lí sao cho đúng.
Tên hoocmôn Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí
I. Hoocmôn sinh a. Tinh hoàn 1. Kích thích xương phát triển mạnh.
trưởng (GH) b. Buồng trứng 2. Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.
II. Tirôxin c. Tuyến giáp 3. Gây biến thái nòng nọc thành ếch.
III. Ơstrôgen d. Tuyến yên 4. Kích thích sinh trưởng và phát triển vào giai
IV. Testostêrôn đoạn dậy thì ở nữ.
A. I – d – 1; II – c – 3; III – a – 4; IV – b – 2.
B. I – d – 1; II – c – 3; III – b – 4; IV – a – 2.
C. I – c – 2; II – d – 3; III – a – 1; IV – b – 4.
D. I – c – 2; II – d – 3; III – b – 4; IV – a – 1.
Câu 26: Trong sinh trưởngvà phát triển ở động vật, nếu thiếu coban thì gia súc sẽ mắc bệnh
thiếu máu ác tính, dẫn đến sinh trưởng và phát triển chậm. Hiện tượng này là do ảnh hưởng chủ
yếu của nhân tố
A. độ ẩm. B. thức ăn. C. nhiệt độ. D. ánh sáng.
Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến
sinh trưởng và phát triển của động vật?
A. Khi trời rét, các loài bò sát thường phơi nắng để thu thêm nhiệt sưởi ấm cơ thể.
B. Một số loài bò sát thường phơi nắng sau khi nuốt con mồi lớn nhằm tạo nhiệt độ thích
hợp làm tăng hoạt tính các enzim tiêu hóa.
C. Ánh sáng làm biến đổi tiền vitamin D dưới da thành vitamin D giúp tăng cường chuyển
hóa canxi tạo xương, răng.
D. Ánh sáng giúp loại bỏ tất cả các vi sinh vật trên da của động vật và tạo thuận lợi cho
các quá trình sinh hóa trong cơ thể diễn ra bình thường.

4
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
CHỦ ĐỀ 7: SINH SẢN Ở THỰC VẬT
PHẦN II. BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Câu 1: Ở thực vật có các hình thức sinh sản là
A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
B. sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và sinh sản bằng bào tử.
C. thụ tinh đơn và thụ tinh kép.
D. giâm, chiết, ghép.
Câu 2: Nhóm cây nào sau đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng?
A. Dương xỉ, dừa, cau. B. Rêu, rau muống, ngô, mía.
C. Thuốc bỏng, khoai mì, khoai lang. D. Ngô, mướp, bầu, mía.
Câu 3: Hình thức sinh sản tạo cây khoai tây mới từ củ khoai tây là sinh sản
A. phân đôi. B. bào tử. C. sinh dưỡng. D. hữu tính.
Câu 4: Cỏ dại thường rất khó tiêu diệt hết vì hầu hết chúng sinh sản sinh dưỡng bằng
A. thân bò. B. thân rễ. C. rễ. D. lá.
Câu 5: Các loài thực vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng giống nhau là
A. thuốc bỏng và cỏ tranh. B. gừng, nghệ.
C. khoai tây, khoai lang. D. thuốc bỏng, rau má.
Câu 6: Câu nào sau đây có nội dung sai?
A. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở thực vật là giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô.
B. Thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
C. Cỏ gấu, cỏ tranh, rau má, khoai tây, nghệ, … có thể sinh sản sinh dưỡng từ thân.
D. Có thể tạo được một cơ thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào hay một mẫu mô thực vật.
Câu 7: Phương pháp nào sau đây vừa phối hợp nhân giống vô tính vừa lai tạo giống mới?
A. Giâm cành. B. Chiết cành. C. Ghép cành. D. Nuôi cấy mô.
Câu 8: Trường hợp ghép cành nào sau đây chưa thành công?
A. Mãng cầu ghép bình bát. B. Anh đào trắng ghép với anh đào đỏ.
C. Dưa hấu ghép bầu. D. Cây bắp ghép với cây đậu.
Câu 9: Phương pháp trồng cây nào sau đây làm xuất hiện biến dị ở cây con so với cây bố mẹ?
A. Giâm cành. B. Chiết cành. C. Nuôi cấy mô. D. Gieo hạt.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Hình thức sinh sản bằng bào tử có ở mọi thực vật bậc cao.
B. Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể con cháu thích nghi với môi trường sống thay đổi.
C. Trong sinh sản bằng bào tử, các cây con hoàn toàn giống nhau và giống cây mẹ.
D. Sinh sản sinh dưỡng, cây con hoàn toàn giống nhau và hoàn toàn giống cây mẹ.
Câu 11: Cây mọc từ cành chiết, cành giâm có ưu điểm hơn so với cây trồng mọc từ hạt là
A. con con đa dạng về mặt di truyền, rút ngắn thời gian sinh trưởng sớm thu hoạch.
B. cây con hình thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ nên cây con giống với cây mẹ.
C. cây con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới.
D. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch, biết trước được đặc tính của sản phẩm.
Câu 12: .........là phương pháp tạo điều kiện cho cành ra rễ trên cây sau đó cắt đem trồng.
A. Ghép chồi. B. Chiết cành. C. Ghép cành. D. Giâm cành.
Câu 13: Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa
A. cải biến kiểu gen của cây mẹ.
B. làm tăng năng suất so với trước đó.
C. rút ngắn thời gian sinh trưởng, thu hoạch sớm và biết trước đặc tính của cây.
D. thay cây mẹ già cỗi bằng cây con có sức sống hơn.
Câu 14: Hình thức nhân giống vô tính nào sau đây có thể tạo nên số lượng lớn cây con sạch
bệnh trong thời gian ngắn?
A. Chiết cành. B. Giâm cành, lá, rễ. C. Nuôi cấy mô. D. Ghép.
Câu 15: Vai trò của sinh sản vô tính là:
(1) Nhân nhanh nhiều loại giống cây trồng.
(2) Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài trong tự nhiên.
(3) Tạo được giống có ưu thế lai đạt năng suất cao.

5
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
Đáp án đúng là:
A. (2) và (3) B. (1) và (2) C. (1), (2) và (3) D. (1) và (3)
Câu 16: Trong quá trình hình thành túi phôi, từ một tế bào mẹ (2n) trải qua...(1).... tạo 4 tế bào (n),
chỉ 1 tế bào (n) sống sót và trải qua....(2)... để tạo thành túi phôi. Trật tự (1) và (2) lần lượt là:
A. giảm phân 1 lần, nguyên phân 3 lần. B. nguyên phân 2 lần, giảm phân 2 lần.
C. giảm phân 1 lần, nguyên phân 1 lần. D. nguyên phân 1 lần, giảm phân 3 lần.
Câu 17: Trong sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa, giao tử đực là
A. tinh tử. B. hạt phấn. C. bao phấn. D. nhị.
Câu 18: Thông tin nào sau đây đúng nhất về bộ phận và chức năng của chúng:
Bộ phận Chức năng
I. Nội nhũ 1. phát triển thành quả.
II. Noãn 2. hấp dẫn các động vật thụ phấn.
III. Bầu nhụy 3. giàu chất dinh dưỡng nuôi phôi.
IV. Đài hoa 4. che chở cho hoa trước khi nở.
V. Tràng hoa 5. phát triển thành hạt.
A. I–3; II–4; III–5; IV–1; V–2. B. I–3; II–1; III–2; IV–5; V–4.
C. I–3; II–5; III–1; IV–4; V–2. D. I–2; II–3; III–4; IV–5; V–1.
Câu 19: Trong quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật bậc cao, từ 1 tế bào sinh giao tử cái giảm
phân 1 lần tạo 4 tế bào đơn bội, trong đó 3 tế bào tiêu biến và 1 tế bào sống sót sẽ nguyên phân
mấy lần để tạo thành túi phôi?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 20: Nhóm cây nào có hiện tượng thụ tinh kép trong quá trình sinh sản?
A. Ổi, xoài, mít. B. Thông, đào, bưởi.
C. Thông, lựu, cam. D. Ổi, mít, thông.
Câu 21: Để kích thích quả chín người ta không nên
A. tăng hàm lượng CO2 lên 10%. B. Sử dụng khí đá.
C. sử dụng canxi carbua. D. Bảo quản ở nhiệt độ cao.
Câu 22: Ở thực vật có hoa, mỗi tiểu bào tử đơn bội tiến hành nguyên phân để hình thành...
A. giao tử đực. B. tế bào sinh dưỡng.
C. tế bào sinh sản. D. thể giao tử đực.
Câu 23: Phát biểu nào sai khi nói về quá trình thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt và quả?
A. Thụ tinh là cơ sở cho sự kết hạt, tạo quả. B. Thụ tinh là sự nảy mầm của hạt phấn.
C. Sau thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. D. Thụ phấn là cơ sở cho thụ tinh.
Câu 24: Ở thực vật sinh sản hữu tính, sau khi thụ tinh...(1)...phát triển thành hạt và...(2)...phát
triển thành quả. Trật tự (1) và (2) lần lượt là:
A. noãn, bầu nhuỵ. B. hạt phấn, bầu nhuỵ. C. bầu nhuỵ, noãn. D. hợp tử, phôi nhũ.
Câu 25: Trong sự hình thành hạt phấn, từ tế bào mẹ hạt phấn (2n) xảy ra quá trình …… để tạo
thành hạt phấn.
A. nguyên phân trước, giảm phân sau. B. giảm phân.
C. nguyên phân. D. giảm phân trước, nguyên phân sau.
Câu 26: Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là:
A. kiểu gen của cá thể con giống hoàn toàn kiểu gen của bố hoặc mẹ.
B. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.
C. có quá trình nguyên phân và giảm phân.
D. có quá trình giảm phân và thụ tinh.
Câu 27: Loại nhân nào của hạt phấn trong quá trình di chuyển trong ống phấn sẽ nguyên phân
tạo hai tinh tử?
A. Nhân sinh dưỡng. B. Nhân sinh sản. C. Cả hai nhân. D. Không có nhân nào.
Câu 28: Từ hai tế bào mẹ hạt phấn sẽ tạo được tối đa mấy giao tử đực (tinh tử)?
A. 4 B. 16 C. 8 D. 32
Câu 29: Xét các quá trình sau:
I: Thụ tinh. II: Thụ phấn. III: Tạo hạt phấn, túi phôi. IV: Tạo quả và hạt.
Thứ tự các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa là:
6
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
A. II, III, I, IV B. III, I, II, IV C. I, II,III, IV D. III, II, I, IV
Câu 30: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là
A. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển thành cây mầm.
B. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
C. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
D. tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử).
Câu 31: Thụ phấn là quá trình
A. hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
B. vận chuyển hạt phấn từ nhuỵ đến núm nhị.
C. hợp nhất nhân tinh trùng với một tế bào trứng.
D. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ.
Câu 32: Hạt của những loài nào sau thuộc loại hạt có nội nhũ?
A. Đậu đỏ, đậu đen, đậu bắp. B. Lúa, đậu xanh, ngô.
C. Lúa, bắp. D. Bắp, khoai mì, xoài
Câu 33: Thụ tinh kép là: cùng một lúc giao tử đực thứ nhất thụ tinh với…(1)…, và giao tử đực
thứ hai kết hợp với…(2)… Trật tự (1) và (2) lần lượt là:
A. tế bào trứng tạo thành hợp tử 2n – tế bào đối cực tạo thành hợp tử 3n.
B. noãn tạo thành hợp tử 3n – tế bào kèm tạo thành hợp tử 2n.
C. tế bào trứng tạo thành hợp tử 3n – nhân cực tạo thành hợp tử 2n.
D. tế bào trứng tạo thành hợp tử 2n – nhân cực tạo thành tế bào 3n.
Câu 34: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân. D. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 35: Ở thực vật có hoa, để tạo thành túi phôi có …(1)… nhân, đại bào tử sống sót phải
nguyên phân ...(2)… lần. Trình tự (1), (2) lần lượt là:
A. 4, 3. B. 3, 4. C. 8, 3. D. 3, 8.
Câu 36: Trong quá trình hình thành hạt phấn ở thực vật có hoa, từ 1 tế bào mẹ trong bao phấn sẽ
tạo được bao nhiêu hạt phấn?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 37: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sinh sản ở thực vật có hoa?
A. Thụ tinh kép là quá trình tạo nên hai quả từ một bầu nhụy.
B. Mùi thơm khi quả chín là do khí etylen thoát ra.
C. Hạt phấn chính là giao tử đực.
D. Hạt gạo chúng ta ăn chủ yếu là nội nhũ của hạt lúa.

7
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
CHỦ ĐỀ 8: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dạng cấy ghép mô khó thành công nhất khi ghép mô vào cơ thể là
A. đồng ghép và tự ghép. B. tự ghép.
C. dị ghép. D. đồng ghép.
Câu 2: Sinh sản bằng hình thức phân đôi gặp ở
A. động vật đơn bào và giun dẹp. B. bọt biển và thủy tức.
C. ruột khoang và chân đốt. D. trùng roi xanh và bọt biển.
Câu 3: Đặc điểm không đúng với sinh sản vô tính ở động vật là
A. cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
C. đảm bảo sự ổn định về đặc điểm di truyền qua các thế hệ.
D. có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường sống.
Câu 4: Động vật nào sau đây có trứng được thụ tinh trong và nở thành con, sau đó mới được đẻ
ra ngoài?
A. Cá kiếm và cá mún. B. Cá chép và cá mập.
C. Cá bảy màu và cá rô phi. D. Cá rô và cá lóc.
Câu 5: Trinh sản không gặp ở
A. chim. B. một số loài bò sát. C. chân đốt. D. một số loài cá.
Câu 6: Ưu điểm lớn nhất của sinh sản vô tính ở động vật là
A. tạo các cá thể mới thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi.
B. tạo số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn.
C. tạo các cá thể mới đa dạng về mặt di truyền.
D. cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 7: Trong y học, việc nuôi da người để chữa trị cho bệnh nhân bị bỏng, đây là một ví dụ về
A. nuôi cấy mô sống. B. sinh sản sinh dưỡng nhân tạo.
C. sinh sản vô tính tự nhiên. D. nhân bản vô tính.
Câu 8: Hình thức trinh sản khác với các hình thức sinh sản vô tính khác của động vật ở chỗ hình
thức trinh sản tạo cơ thể mới từ
A. một giao tử (n); các hình thức sinh sản vô tính khác tạo cơ thể mới từ tế bào sinh
dưỡng (2n).
B. một tế bào sinh dưỡng (2n); các hình thức sinh sản vô tính khác tạo cơ thể mới từ một
giao tử (n).
C. nhiều tế bào sinh dưỡng (2n); các hình thức sinh sản vô tính khác tạo cơ thể mới từ một
tế bào sinh dưỡng (2n).
D. một tế bào sinh dưỡng (2n); các hình thức sinh sản vô tính khác tạo cơ thể mới từ nhiều
tế bào sinh dưỡng (2n).
Câu 9: Các động vật mà trên một cơ thể vừa có cơ quan sinh dục đực vừa có cơ quan sinh dục
cái được gọi là
A. động vật trinh sinh. B. động vật đơn tính.
C. động vật lưỡng thê. D. động vật lưỡng tính.
Câu 10: Ghép cột và sắp xếp theo đúng trình tự các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở
động vật tương ứng với cơ sở khoa học của từng giai đoạn sao cho đúng.
Giai đoạn Cơ sở khoa học
I. Giao tử đực kết hợp với giao tử cái a. Nguyên phân, chuyên hóa
II. Phát triển phôi hình thành cơ thể mới b. Giảm phân
III. Hình thành giao tử c. Thụ tinh
A. I – b → III – c → II – a B. III – b → I – c → II – a
C. III – a → I – c → II – b D. I – a → III – c → II – b
Câu 11: Một người được lấy máu lúc khoẻ mạnh và được bảo quản trong ngân hàng máu của
bệnh viện, khi cần thì lấy chính máu của họ truyền cho họ, đây là hình thức cấy ghép mô nào?
A. Tự ghép. B. Đồng ghép.
C. Dị ghép. D. Không phải cấy ghép mô.
8
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
Câu 12: Nhóm động vật nào sau đây có hình thức sinh sản là: giao phối, thụ tinh ngoài, đẻ
trứng?
A. Ễnh ương, cá mập, rắn. B. Rắn, cá đuối, chim.
C. Nhái, gà, cá sấu. D. Cóc, cá lóc, cá chép.
Câu 13: Nhóm động vật nào sau đây trong quá trình phát triển phôi, phôi lấy chất dinh dưỡng từ
noãn hoàng?
A. Rắn lục, rắn mối, cá mập. B. Rắn lục, cá heo, cá mún.
C. Các loài rắn, ếch, Kanguru. D. Cá kiếm, cá voi, cá sấu.
Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn, không có ngoại lệ trong thế giới tự nhiên?
A. Tất cả các loài thú đều đẻ con.
B. Thụ tinh trong chỉ có ở các động vật thuộc lớp chim và thú.
C. Thụ tinh ngoài tạo hợp tử ở bên ngoài cơ thể, còn thụ tinh trong thì ngược lại.
D. Tất cả các loài cá đều thụ tinh ngoài.
Câu 15: Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là
A. có quá trình nguyên phân và giảm phân.
B. có quá trình giảm phân và thụ tinh.
C. kiểu gen của cá thể con giống hoàn toàn kiểu gen của bố hoặc mẹ.
D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.
Câu 16: Những động vât nào sau đây có hiện tượng tự phối trong sinh sản hữu tính?
A. Bọt biển, sán lá. B. Bọt biển, ong, thằn lằn.
C. Ong, bọt biển. D. Sán dây, giun đất, thằn lằn.
Câu 17: Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân mảnh ở động vật có điểm giống với sinh sản sinh
dưỡng ở thực vật là các cơ thể con đều được sinh ra
A. trực tiếp từ một phần của cơ thể mẹ nhờ sự nguyên phân.
B. gián tiếp từ một phần tách rời của cơ thể mẹ nhờ sự nguyên phân.
C. trực tiếp như “mọc” ra từ một phần của cơ thể mẹ nhờ sự giảm phân.
D. gián tiếp từ một phần của cơ thể mẹ nhờ sự giảm phân.
Câu 18: Phương pháp nào dưới đây không phải là kỹ thuật cấy ghép mô sống?
A. Lấy da ở đùi cấy ghép lên vùng bị bỏng ở mặt.
B. Lấy thận của người cho ghép vào người bị hỏng thận.
C. Lấy trứng đã thụ tinh của 1 người cấy vào dạ con của phụ nữ vô sinh.
D. Truyền máu.
Câu 19: Ở loài ong, kết quả của quá trình trinh sản là tạo ra
A. ong đực, mang bộ NST lưỡng bội. B. ong đực, mang bộ NST đơn bội.
C. ong thợ, mang bộ NST đơn bội. D. ong chúa, mang bộ NST lưỡng bội.
Câu 20: Giun dẹp có các hình thức sinh sản vô tính là
A. Phân mảnh, phân đôi. B. Nảy chồi, phân đôi.
C. Phân đôi, trinh sản. D. Nảy chồi, phân mảnh.
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây là nhược điểm của sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền.
B. Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
C. Cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
D. Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sinh sản ở động vật?
A. Trong trinh sản, trứng không thụ tinh lúc nào cũng phát triển thành con đực.
B. Ở loài ong vừa có sinh sản hữu tính vừa có sinh sản vô tính.
C. Ong chúa (2n), ong thợ (2n), ong đực (n).
D. Trinh sản có thể gặp ở một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát.
Câu 23: Thụ tinh chéo (giao phối)
A. chỉ gặp ở động vật đơn tính. B. chỉ gặp ở động vật lưỡng tính.
C. có thể gặp ở động vật đơn tính và lưỡng tính. D. chỉ gặp ở động vật bậc cao.
Câu 24: Cắt con giun dẹp thành 2 phần, mỗi phần về sau sẽ hình thành một cơ thể mới. Hình
thức này được gọi là

9
Chủ đề Sinh học 11 năm học 2021 – 2022 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
A. trinh sản. B. phân đôi. C. nảy chồi. D. phân mảnh.
Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu
tính ở động vật?
A. Từ tự phối ® giao phối. B. Từ đẻ trứng ® đẻ trứng thai ® đẻ con.
C. Từ thụ tinh ngoài ® thụ tinh trong. D. Từ động vật đơn tính ® lưỡng tính.
Câu 26: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài cá đều có hình thức thụ tinh ngoài.
B. Một tế bào sinh trứng sau khi giảm phân tạo ra bốn giao tử.
C. Trinh sinh chỉ gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp, …
D. Các loài động vật đẻ trứng có thể thụ tinh ngoài hoặc trong.
Câu 27: Cá, lưỡng cư, bò sát và rất nhiều loài …(1)… đẻ trứng. Tuy nhiên có vài loài cá và vài
loài …(2)… đẻ con, trứng của chúng sau khi được thụ tinh sẽ nằm lại trong tử cung và phát
triển thành phôi nhờ chất dinh dưỡng …(3)…Thứ tự (1), (2), (3) lần lượt là:
A. động vật có xương sống, lưỡng cư, của cơ thể mẹ.
B. động vật có xương sống, bò sát, của cơ thể mẹ.
C. động vật không xương sống, lưỡng cư, dự trữ ở noãn hoàng.
D. động vật không xương sống, bò sát, dự trữ ở noãn hoàng.
Câu 28: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hình thức thụ tinh ngoài ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài làm tăng tỉ lệ sống sót của con non vì con sinh ra được cả bố và mẹ bảo vệ.
B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể
con cái, do đó ít bị hao hụt trứng.
C. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể
con cái, do đó tỉ lệ hao hụt trứng không thụ tinh rất lớn.
D. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh vì đẻ rất nhiều trứng trong một lứa.
Câu 29: Sinh sản hữu tính ở động vật tạo ra các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền do
A. cá thể con ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng hơn bố mẹ nên tăng trọng nhanh và hình thái
thay đổi nhiều, tạo ra nhiều cá thể có đặc điểm khác nhau.
B. sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể kép tương đồng, sự phân li tự do của các nhiễm
sắc thể trong giảm phân và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
C. chúng sống trong môi trường khác nhau nên phát sinh nhiều đặc điểm khác nhau để
thích nghi với môi trường sống.
D. các cá thể con sinh ra giống bố và mẹ về tất cả các đặc tính nên xuất hiện những biến dị
thích nghi với môi trường sống thay đổi tạo đa dạng di truyền.

–––––––HẾT–––––––

10

You might also like