EPN1095

You might also like

Download as txt, pdf, or txt
Download as txt, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ ĐO LƯỜNG

1.2.Đơn vị và thứ nguyên


@ Các đại lượng vật lý có thể là vô hướng hoặc hữu hướng(vecto): vận tốc,lực ,
năng luộng, nhiệt độ , dòng điện , điện - từ trường, ...
@ Các đại lượng này có thể được biểu diễn qua 3 đại lượng cơ bản: L,M,T.
=> Các đại lượng khác biểu diễn qua 3 đại lượng cơ bản này gọi là các đại lượng dẫn
xuất

CHƯƠNG 2 : CHUYỂN ĐỘNG

2.1. Đại lượng vô hướng / vector, hệ quy chiếu, hệ tọa độ


@ Đại lượng vô hướng: Đại lượng chỉ có đặc trưng là độ lớn (khối lượng , nhiệt
độ , ...)
@ Đại lượng vecto : Đại lượng có 2 đặc trưng là độ lớn và phương / chiều, được
biểu diễn bằng đoạn thẳng với đau có mui tên.
@ Hệ quy chiếu : Là một hệ thống gồm có vật mốc , hệ tọa độ gắn với với vật mốc và
đồng hồ đo thời gian.
2.2 Các khái niệm liên quan tới chuyển động
@ Quỹ đạo: Chất điểm M chuyển động tạo ra tập hoωpojc tất cả các vị trí trong
không gian . Tập hợp này gọi là quỹ đạo.
@ Hoành đạo cong: Chất điểm M chuyển động trên quỹ đạo (C)
=> Vận tốc là đại lượng vector (V), đặc trưng cho chiều và độ nhanh/chậm của
chuyển động chất điểm .
@ Gia tốc : Là sự biến thiên của vận tốc theo thời gian
+ Khi chất điểm chuyển động theo quỹ đạo cong, gia tốc có 2 thành phần tiếp
tuyến (at) và pháp tuyến(an): a = at + an
# Gia tốc tiếp tuyến:
+ Phương tiếp tuyến với quỹ đạo
+ Biểu thị sự thay đổi giá trị của vận tốc, và có giá trị: at = dv/dt.
+ Có giá trị âm/dương tùy thuộc vào giá trị dv/dt.
# Gia tốc pháp tuyến:
+ Phương trùng với vector pháp tuyến của quỹ đạo
+ Biểu thị sự thay đổi phương chuyển động, và có giá trị : an = (v^2)/R.
@ Độ lớn của gia tốc khi chất điểm chuyển động theo quỹ đạo cong :
a = sqrt(at * at + an * an)
@ Một số chú ý:
+ Chuyển động thẳng: an = 0
+ Chuyển động thẳng đều : a = 0
+ Chuyển động cong đều : at = 0
2.3 Động học chất điểm - Một số chuyển động đơn giản
2.3.1.Chuyển động thẳng đều
@ ĐN: Chuyển động thẳng đều có vận tốc không đổi => a = 0;
@ Vận tốc : v = v0 = const;
@ phương trình chuyển động : x = x0 + v*t;
2.3.2.Chuyển động thẳng biến đổi đều
@ ĐN: Chuyển động trong đó gia tốc tức thời không đổi
@ Gia tốc : a = const, trong đó
+ Gia tốc pháp tuyển : an = 0;
+ Gia tốc tiếp tuyến : at = dv/dt = const;
@ Vận tốc: v = v0 + a*t;
+ phương trình chuyển động : x = x0 + v*t + 1/2*a*t*t;
2.3.3.Chuyển động tròn
@ Vận tốc góc ω(omega) : w = v / R => vận tốc dài : v = R * ω
@ Quan hệ vecto giữa v, R va ω : ω = v * R ( không được giao hoán)
@ Gia tốc hướng tâm : an = v*v/R = R * ω * ω;
@ Gia tốc tiếp tuyến : at = β * R;
+ Với β = dω/dt = dv/dt*R;
2.5. Động lực học chất điểm
2.5.1 Khái niệm lực, khối lượng và trọng lượng
2.5.2 Các định luật của Newton
@ Định luật Newton I(định luật quán tính):
+ Một vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu tổng hợp
các lực tác dụng lên nó bằng 0
=> vật ở trạng thái cân bằng
+ Trạng thái chuyển động giữ nguyên như cũ gọi là chuyển động theo quán tính =>
Định luật quán tính.
@ Định luật Newton II:
+ Chuyển động chất điểm chịu tác dụng của lực tổng hợp khác không là chuyển
động có gia tốc
+ Gia tốc của chất điểm tỷ lệ thuận với lực tổng hợp và tỷ lệ nghịch với khối
lượng, cụ thể: F = m * a
@ Định luật Newton III:
+ Định luật Newton III xét mối liên hệ về lực tương tác giữa hai vật
+ Nếu vật 1 tác động một lực lên vật 2 (F12) thì vật 2 tác dụng một lưc (F21)
bằng vào ngược lại vật 1: F12 = - F21;

CHƯƠNG 3: ĐỘNG LƯỢNG VÀ XUNG LƯỢNG


3.1. Khái niệm
@ Một chất điểm có khối lượng m chuyển động với vận tốc v có động lương(momentum)
p = m * v
+ là một đại lượng vector, ca m và v đặc trưng cho chuyển động về mặt động lực
học
+ Đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động trong va chạm
3.2 Các định lý về động lượng
3.2.1. Định lý 1: dp/dt = m dv/dt = m*a = F => Độ biến thiên của động lượng tren
đơn vị thời gian là tổng hợp lực tác dụng lên chất điểm.
3.2.2. Định lý 2: dp = F * dt ==> Độ biến thiên của động lượng = xung lượng
(impulse) cửa lực
Ý nghĩa của xung lượng : Tác dụng của lực không chỉ phụ thuộc vào độ
lớn mà còn cả thời gian tác dụng
3.3. Định luật bảo toàn động lượng
@ Đối với hệ cô lập (không có lực tác dụng và các chất điểm không tương tác với
nhau), F = 0, và ta có:
==> Tổng động lượng của hệ cô lập được bảo toàn.
#.Chú ý: Trên Trái Đất không tồn tại hệ cô lập vì mọi vật đều chịu tác dụng của
lực hấp dẫn
# =>> Mặc dù tổng động lượng của mọi hệ chất điểm trên Trái Đất không bảo toàn,
nhưng ta vẫn có sự bảo toàn riêng phần của vector động lượng của từng hệ

CHƯƠNG 4 : CÔNG VÀ CÔNG SUÂT


4.1. Công và công suất
4.1.1. Công
@ Khi lực F tác dụng lên vật và làm cho vật di chuyển quãng đường s thì lực thực
hiện một công A = F * s;
@ Công là một quá trình truyền năng lượng
+ A > 0 => công phát động
+ A < 0 => công cản
+ A = 0 nếu hệ không sinh công
4.1.2. Công suất
@ Công suất đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực
4.2. Năng lượng
4.2.1. Khái niệm
@ Năng lượng là một thuộc tính cơ bản của vật chất, đặc trưng cho mức độ vận
động của vật chất.
@ Mỗi hình thức vận động cụ thể của vật chất sẽ ứng với một dạng năng lượng cụ
thể. chẳng hạn:
+ Vận động cơ : Cơ năng - Động năng
+ Vận động nhiệt : Nhiệt năng, nội Năng
+ Sóng điện từ : Năng lượng điện từ...
==>> tạo ra năng lượng cho mục đích của con người.
4.2.2. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
@ Định luật : Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mât đi,
mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật
này sang vật khác
=> định luật cho thấy một thuộc tính cơ bản của vật chất: Sự vận động.
@ Không có một hệ nào sinh công mãi mãi, mà không nhận thêm năng lượng từ bên
ngoài
=> không tồn tại động cơ vĩnh cửu
4.2.3. Mối liên hệ giữa năng lượng và công

CHƯƠNG 5 : DAO ĐỘNG VÀ SÓNG CƠ


5.3. Sóng âm
5.3.1. Các định nghĩa
@ Sóng ấm là một loại sóng dọc, có thể truyền đi trong mọi môi trường vật chất
với tốc độ phụ thuộc vào tính chất của môi trường đó.
+ Trong quá trình truyền sóng, các phần tử trong môi trường dao động để sinh
ra sự thay đôi về mật độ và áp suất dọc theo phương truyền cảu sóng.
Những thay đổi đo tạo nên một loạt các vùng áp suât cao và thâp luân phiên
với nhau.
+ Nếu nguồn sóng âm dao dộng điêu hòa , thi ấp suât am cung thay dổi một cách
điêu hòa
5.3.2. Tốc độ truyền âm
5.5 Hiệu ứng Doppler(Xem thêm)
@ ĐN : Hiện tượng tần số âm thanh cao hơn khi nguồn phát chuyển động tương đối
lại gần người quan sát,
và thấp hơn khi nguồn phát chuyển động tương đối ra xa người quan sát.
CHƯƠNG 6 : NHIỆT ĐỘNG CHẤT KHÍ
6.1
6.1.2. Các khái niệm
@ Nhiệt độ (T) : Liên quan đến năng lượng chuyển động nhiệt
@ Áp suất (p) : Lực nén vuống góc lên đơn vị diện tích
+ Đơn vị áp suất(hệ SI) là N/m2 hay pascal(Pa)
@ Thể tích (V) : Là phần không gian mà vật chất (rắn,lỏng,khí) chiếm chỗ
6.1.3. Khí lý tưởng
@ Các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng, được coi là
những chất điểm.
@ Ở trạng thái cân bằng nhiệt động , các phân tử chuyển động hỗn loạn không
ngừng, và được bằng cơ học Newton
@ Phân tử chuyển động tự do ngoại trừ khi nó va chạm với phân tử khác hay với
thành bình chứa nó
@ Tất cả va chạm được xem là đàn hồi
==> Khí thực ở áp suất thấp và nhiệt độ cao là khí lý tưởng
6.2. Các định luật thực nghiệm về khí lý tưởng
@ Định luật Boyle-Mariotte: khi nhiệt độ của khối khí không thay đổi,tích của
thể tích và áp suất là hằng số
@ Định luật Gay-Luyssac: Khi áp suất của khối khí không đổi, thương số của V và
T là hằng số
@ Định luật Charles : khi thể tích của khối khí không đổi, thương số của p và T
là hằng số
@ Phương trình trạng thái khí lý tưởng : pV = nRT
@ Định luật Avogadro:
+ Tại điều kiện tiêu chuẩn (T0 = 273,15K,p0 = 1 atm), một mol chất khí chiếm
thể tích V0 = 22,4 lít
+ Giá trị R (hằng số khí lý tưởng) R = 8.315 J/mol*K
6.4.3. Nội năng của khí lý tưởng
@ Nội năng là tổng động năng do chuyển động nhiệt của phần tử khí trong hệ.
U = i/2 * n * R * T
trong đó i là bậc số tự do(số chuyển động khả dĩ) của hệ.
+ i = 3 : khí đơn nguyên tử (Ar,He,..)
+ i = 5 : khí lưỡng nguyên tử (CO,NO,H2,O2,...)
+ i = 6 : khí đa nguyên tử (CO2,N3,NH3,NO2,...)

CHƯƠNG 8 : NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC


8.2 Quá trình thuận nghịc và không thuận nghịch
8.2.1. Quá trình thuận nghịch
@ QT thuận nghịch : Là quá trình biến đổi của hệ từ trạng thái 1 sang trạng
thái 2 (QT thuận),
và ngược lại từ trạng thái 2 sang trạng thái 1(QT thuận) sẽ
trải qua các quá trình trung gian mà QT thuận đã đi qua.
==>> Quá trình thuận nghịch là quá tình cân bằng
@ QT không thuận nghịch: là QT mà khi tiến hành theo chiều nghịch, hệ không qua
đầy đủ các quá trình trung gian như trong QT thuận
8.3 Nguyên lý II của nhiệt động lực học
==>> Không thể chế tạo được động cơ hoạt động tuần hoàn biển đổi liên tục nhiệt
thành công
nhờ làm lạnh một vật mà môi trường xung quanh không chịu một sự thay đổi
đồng thời nào.
8.4 Chu trình và định lý Carnot
8.4.2.Chu trình Carnot thuận nghịch
@ Chu trình Carnot là một chu trình lý tưởng và cho hiệu suất cao nhất trong
các chu trình nhiệt động
@ Như vậy: Hiệu suất của chu trình Carnot chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ các nguồn
nhiệt.
@ Định lý Carnot : Hiệu suất của các động cơ thuận nghịch theo chu trình Carnot
với cùng nguồn nóng và nguồn lạnh đều bằng nhau , và không phụ thuộc vào tác nhân
cũng như cách chế tạo máy.
8.4.4. Nhận xét
@ Nhiệt không thể biến đổi hoàn toàn thành công (công mà hệ sinh ra luôn nhỏ
hơn nhiệt lượng mà nó nhận vào)
@ Nhiệt lượng lấy từ vật có nhiệt độ cao luôn có "chất lượng" hơn nhiệt lượng
lấy từ vật có nhiệt độ thấp.
@ Muốn tăng hiệu suất động cô nhiệt phải chế tao sao cho nó càng gần chu trình
thuận nghịch càng tốt
==>> Phải giảm mất mát do truyền nhiệt và ma sát trong hệ
8.5. Entropy(xem thêm)

You might also like