Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Phần I: Phân tích kết cấu


I. Mô hình hoá kết cấu
1. Hệ trục toạ độ
?. Khái niệm hệ trục toạ độ tổng thể :
Hệ trục toạ độ tổng thể là hệ trục toạ độ dùng để mô tả các đại lượng như chuyển
vị, nội lực của toà bộ kết cấu.
Trong các chương trình phân tích kết cấu, hệ trục toạ độ tổng thể thường là Đề
Các vuông góc, tuân theo quy tắc tam diện thuận, ký hiệu X,Y,Z ( thường ứng với 3
phương ngang, dọc, thẳng đứng ).
Đối với bài toán phẳng ( bài toán chủ yếu trong kết cấu cầu), kết cấu thường
được mô tả trong hệ toạ độ X-Z.

x
? Khái niệm hệ trục toạ độ địa phương.
Tại những vị trí cục bộ, nơi do đặc điểm tính toán mà một phần tử hay một bộ
phận phần tử nào đó cần những mô tả chi tiết về nội lực và chuyển vị. Thì ta sử dụng hệ
trục toạ độ địa phương để mô tả.
Thường các chương trình phân tích kết cấu định dạng hệ toạ độ địa phương có
dạng giống như dạng của hệ toạ độ tổng thể,tuy vậy, ta có thể tuỳ ý thay đổi dạng của hệ
toạ độ địa phương để việc mô hình được đơn giản và sát hợp hơn.
Ví dụ: Tại những vị trí gối nghiêng, ta có thể xoay hệ trục toạ độ đặt trên gối đi
theo chiều nghiêng của gối để tiện mô tả.

Thông thường trong bài toán mô hình hoá kết cấu cầu, ta gặp các hệ toạ độ địa
phương đặt tại nút và phân tử.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 1


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

2. Nút và phần tử.


? Khái niệm nút và phần tử
Trong phương pháp phần tử hữu hạn, kết cấu được mộ hình thành một vật thể liên
tục như là tổ hợp của nhiều phần tử liên kết với nhau bởi một số hữu hạn các điểm.
Các điểm liên kết này được gọi là các nút.
Các phần được hình thành qua quá trình mô hình hoá gọi là các phần tử hữu hạn,
Quy tắc chung là chia các nút và phân tử sao cho hệ hữu hạn bậc tự do thu được
có ứng xử trước các tác dụng bên ngoài tương đương với kết cấu thực. Tất nhiện điều đó
rất khó đạt được, trong trường hợp như vậy, ta chấp nhận điều kiện : Năng lương bên
trong mô hình thay thể phải băng năng lượng bên trong kết cấu.

? Các loại phần tử sử dụng trong các chương trình tính toán kết cấu.

Nói chung các chương trình phân tích kết cấu khác nhau dựa vào đặc điểm của
loại kết cấu quan tâm mà đưa ra các loại phân tử không hoàn toàn giống nhau.
Chương trình Sap2000 đưa ra các loại phần tử sau đây

Tên Đặc điểm, phạm vi áp dụng


Phần tử thanh thẳng dùng cho bài toán
Frame
thanh
Phần tử vỏ không gian dùng trong các bài
Shell
toán tấm, bản, vỏ
Phần tử phẳng dùng trong các kết cấu đặc
Plane làm việc ở trạng thái ứng suất phẳng, biến
dạng phẳng
Phần tử đối xứng trục dùng trong các bài
ASolid toán kết cấu đặc đối xứng trục chịu tải
trọng đối xứng
Phần tử đặc dùng trong các bài toán kết cấu
Solid
đặc không gian
Phần tử nối phi tuyến dùng trong các bộ
phận phi tuyến cục bộ của bài toán như các
NILink
khe hở, giảm chấn, phân cách. Chỉ tác dụng
với các bài toán phân tích động phi tuyến

Chương trình Midas/Civil đưa ra các kiểu phần tử tiện dụng hơn cho mô hình kết
cấu cầu như sau:

Tên phần tử Đặc điểm Phạm vi ứng dụng


Truss-element - Phần tử - là phần tử thẳng 3 chiều 2 Mô hình giàn, mô hình
giàn điểm nút, có một kích thước giằng chéo
rất lớn so với 2 kích thước
còn lại.
-Phần tử giàn chỉ chịu lực
dọc trục và chỉ biến dạng

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 2


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

dọc trục.
Tension only Element - -là phần tử thẳng 3chiều, 2 Dùng để mô hình dây treo
Phần tử chỉ chịu kéo nút.
+ Truss Phần tử này chỉ chịu kéo và
+ Hook biến dạng kéo dọc trục
Cable Element - Phần tử Là phần tử có 2 điểm nút
cáp nằm trong không gian 3
chiều.
- Chỉ có khả năng truyền
lực kéo, có tính đến độ võng
của dây cáp
Compression only Element Là phần tử 3 chiều, 2 nút Sử dụng trong mô hình điều
- Phần tử chỉ chịu nén kiện biên đỡ.
+ Truss
+ Gap
Beam Element Giống phần tử Frame của Sử dụng mô hình dầm,
Sap, được định nghĩa bởi 2 khung,...
nút, có mặt cắt thay đổi
hoặc không đổi.
Chịu đủ các thành phần nội
lực và biến dạng như kéo,
nén, trượt, uốn, xoắn.
Plane Stress Element Có dạng hình tam giác hoặc Dùng để mô hình dầm chịu
- Phần tử ứng suất phẳng chữ nhật. những tải trọng khác nhau
Không tồn tại các thành trong mặt phẳng hay có liên
phần ứng suất theo phương kết gối thay đổi trong mặt
vuông góc với mặt phăng. phẳng.
Two-dimensional plane Không tồn tại biến dạng Áp dụng cho những cấu trúc
strain Element theo phương vuông góc với dạng băng (tường chắn,
Phần tử biến dạng phẳng 2 mặt phẳng. hầm, đập nước...)
chiều Các thành phần ứng suất Chỉ áp dụng cho phân tích
theo phương vuông góc mặt tĩnh.
phẳng xác định thông qua
hệ số Poisson
Two-dimensional Áp dụng với những kết cấu
Axisymmetric Element có dạng hình học đối xứng
Phần tử hai chiều đối xứng trục, vật liệu đối xứng và
dọc trục chịu tải trọng đối xứng (Áp
dụng cho tính toán ống dẫn,
bình trụ..)
Plate Element Có dạng tam giác hoặc tứ Áp dụng cho các bài toán
Phần tử tấm gián vỏ mỏng.
Chịu kéo, nén, biến dạng
trượt trong mặt phẳng hoặc
theo phương vuông góc với
mặt phẳng

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 3


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Chịu uốn theo phương


vuông góc với mặt phẳng.
Solid element Có thể có 4,6, 8 nút, có Dùng cho mô hình kết cấu
Phần tử khối dạng tứ diện, hình nêm hoặc khối, kết cấu vỏ dày
hình sáu mặt.

3. Đặc trưng vật liệu và đặc trưng hình học


? Đặc trưng vật liệu và phạm vi ứng dụng trong các bài toán phân tích kết cấu

Tuỳ theo phạm vi phân tích kết cấu là ở trong hay ngoài vùng đàn hồi mà một
phần tử sẽ cần khai báo các đặc trưng vật liệu khác nhau. Dưới đây đưa ra các đặc trưng
vật liệu cần phai báo cho phần tử thanh trong làm việc trong vùng tuyến tính.

Thành phần độ cứng Đặc trưng vật liệu Kí hiệu ( Midas/Civil)

Dọc trục và uốn Mô đun đàn hồi E1


Hệ số Poisson và môđun
Xoắn và cắt N11, G12
đàn hồi trượt
Tải trọng nhiệt độ Hệ số giãn nở nhiệt A1

Tải trọng bản thân Trọng lương riêng w


Ma trận khối lượng phần
Khối lượng riêng M
tử

Tuỳ vào việc phần tử khai báo chịu những thành phần nội lực nào mà khai báo
đặc trưng vật liệu (ứng với thành phần độ cứng) tương ứng. Với các đặc trưng vật liêụ
không cần thiết thì để bằng 0.

? Các đặc trưng mặt cắt và phạm vi ứng dụng.

Với phần tử thanh, ta cần khai báo một số đặc trưng mặt cắt như sau

Đặc trưng mặt cắt Vai trò, ứng dụng Kí hiệu (Sap2000)

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 4


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Diện tích mặt cắt ngang Cùng với E1 tạo nên độ A


cứng dọc trục của phần tử
Hệ số kháng xoắn Cùng với G12 tạo nên khả j
Torsional constant năng chống xoắn của mặt
cắt
Momen quán tính quanh Thể hiện độ cứng chống I33
trục 3 uốn quanh trục 3
Mômen quán tính quanh Thể hiện độ cứng chống I22
trục 2 uốn quanh trục 2
Diện tích chống cắt theo Cùng với G12 tạo độ cứng As2
truc 2 chống trượt theo trục 2

Diện tích chống cắt theo Tạo độ cứng chống biến As3
trục 3 dạng trượt tương đối theo
trục 3

Các thông số trên thường chỉ phải nhập khi ta tiến hành phân tích với phần tử có mặt cắt
bất kì, nếu phần tử có dạng mặt cắt thông thường, ta có thể tra thư viên mặt cắt của
chương trình, nhập các thông số về hình dạng, các thông số khác sẽ được tự động tính
toán.
Trong các thông số trên, tuỳ thuộc vào đặc trưng làm việc của phần tử mà ta có thể bỏ
qua không nhập một hay một vài thông số. ( Cho bằng O ). Ví dụ trong mô hình hoá bà
toán dàn bằng phần tử Frame trong Sap2000, ta chỉ cần nhập E1 và F vì các thanh giàn
chỉ chịu lực dọc trục.

4. Điều kiện biên

? Bậc tự do của nút

Là số thành phần chuyển vị có thể của nút, các chuyển vị ở đây bao gồm chuyển vị
đường và chuyển vị góc.
Với bài toán hệ khung trong không gian, mỗi nút có 3 thành phần chuyển vị đường ( Dx,
Dy, Dz) và 3 thành phần chuyển vị góc ( Rx, Ry, Rz). Với nút trong bài toán khung
phẳng, sẽ có 2 thành phần chuyển vị đường (Dz, Dx) và một thành phần chuyển vị góc
( Ry).
Ứng với 6 thành phần chuyển vị nêu trên là 6 thành phần của độ tự do ( U1, U2, U3, R1,
R2, R3).
Khi giải bài toán phần tử hữu hạn theo phương pháp chuyển vị ( phương pháp được áp
dụng chủ yếu trong các chương trình phân tích kết cấu) thì mỗi bậc tự do độc lập của nút
được xem như một ẩn. Số bậc tự do tại nút chính bằng số phương trình của hệ.

? Điều kiện biên của một nút


Điều kiện biên của một nút là sự khống chế một hay nhiều thành phần chuyển vị của nút
đó.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 5


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Từ việc quan sát thực tế ứng xử của kết cấu, ta tiến hành cố định một hay nhiều thành
phần của bậc tự do của nút để mạng nút-phần tử sau khi mô hình hoá phản ánh đúng ứng
xử của kết cấu thực nhất.
Dưới đây là bảng các thành phần của bậc tự do của nút cần phải cố định khi mô hình
dạng điều kiện biên tương ứng trong mặt phẳng X-Z. ( Trường hợp hệ toạ độ địa phương
của nút trùng với hệ toạ độ tổng thể)

Ngàm Gối cố định Gối di động Gối di động Ngàm trượt


theo phương 1 theo phương 2 ngang
U1 U1 U1
R1 R1 R1 R1 R1
U2 U2 U2 U2
R2 R2
U3 U3 U3 U3 U3
R3 R3 R3 R3 R3

Bảng trên chỉ áp dụng với “liên kết cứng”, trong thực tế có trường hợp chuyển vị theo
một số phương nào đó của nút không bị “cố định” mà chỉ bị hạn chế, sự hạn chế này có
thể tuân theo quy luật tuyến tính ( liên kết đàn hồi -springs ) hoặc không tuyến tính. Nói
chung các chương trình phân tích kết cấu đều mới đưa ra khả năng mô hình liên kết đàn
hồi, một liên kết đàn hồi của có đủ 6 thành phần độ cứng tương ứng cới 6 thành phần
chuyển vị của nút.

? Các loại liên kết sử dụng trong các chương trình tính toán kết cấu
Nói chung, các chương trình phân tích kết cấu thường sử dụng 3 kiểu liên kết như sau :
- Liên kết giữa phần tử với nút
Ta tiến hành nối các phần tử vào cùng một nút và sử dụng công cụ
Releases để tháo bỏ các độ tự do không liên tục.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 6


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

ph? n t? liê n k? t

Lk b? ng ph? n t? lk cons tra ins

Lk nút -nút

- Liên kết giữa nút với nút


Nối mỗi phần tử vào một nút riêng biệt tạo cùng một vị trí và sử dụng
Constrains để nối liền các độ tự do của các nút cần thiết.
- Liên kết bằng cách dùng phần tử liên kết:
Coi bản thân liên kết như một phần tử. Các chương trình phân tích kết cấu
nói chung thường có sẵn một thư viện phần tử liên kết.

5.Mô hình hoá bài toán kết cấu cầu.


? Trình tự mô hình hoá bài toán kết cấu cầu sử dụng phần mềm ứng dụng

Bước 1. Xây dựng sơ đồ tính của kết cấu cầu.


i. Lựa chọn đơn vị tính toán
ii. Mô hình hoá hình học
iii. Mô hình hoá vật liệu
iv. Mô hình hoá mặt cắt
v. Mô hình hoá điều kiện biên
Bước 2. Mô hình hoá các tác động lên kết cấu
i. Tải trọng tĩnh có điểm đặt cố định
- Các ngoại lực : Tải trọng bản thân, các lực tập trung, lực rải đều ( lan can, gờ
chắn..), mômen tập trung, mômen phân bố.
- Tải trọng gối lún
- Tải trọng nhiệt độ.
- Các tải trọng thi công
ii. Tải trọng di động

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 7


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Tải trọng di động thực chất vẫn là tải trọng tĩnh nhưng có điểm đặt di động.
Tải trọng di động tác dụng lên cấu chính là các xe tiêu chuẩn di động trên làn xe.
Các xe tiêu chuẩn được quy định tuỳ theo quy trình áp dụng. Các chương trình
phân tích kết cấu cung cấp một số mẫu xe tiêu chuẩn ứng với các một số Quy
Trình thông dung, tuy vậy, người dùng hoàn toàn có thể tự định nghĩa lấy xe tiêu
chuẩn
Việc mô hình hoá tải trọng di đông trong các chương trình phân tích kết cấu cầu
được thực hiện qua các bước :
o Định nghĩa các làn xe
o Định nghĩa các loại hoạt tải xe ( vd xe Truck, xe Tandem)
o Định nghĩa các nhóm hoạt tải xe
o Định nghĩa các trường hợp hoạt tải xe chay.
iii. Tải trọng động
Ví dụ như Động đất, Tải trọng gió...
Tải trọng động được mô hình hoá trong chương trình kết cấu thường theo sự biến
đổi về độ lớn, điểm đặt của nó theo thời gian.
Bước 3. Tổ hợp tải trọng
Tuỳ vào yêu cầu được quy định trong quy trình mà ta có những tổ hợp tải trọng
khác nhau, ứng với các loại tổ hợp tải trọng khác nhau là các loại tải trọng khác
nhau và các hệ số tải trọng khác nhau.
Bước 4. Đặt yêu cầu tính toán, chạy chương trình.
Bước 5. Phân tích và đánh giá kết quả thu được.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 8


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

II. Mô hình hoá tải trọng.


1. Tải trọng và các tác động của tải trọng.
? Khái niệm tải trọng tĩnh. Nêu các trường hợp tải trọng tĩnh sử dụng trong phân
tích kết cấu cầu.
Tải trọng tĩnh là tải trọng đặt tĩnh lên kết cấu, có độ lớn và phương chiều không thay đổi
theo thời gian.
Các trường hợp tải trọng tĩnh sử dụng trong phân tích kết cấu cầu:
- Các ngoại lực : Tải trọng bản thân, các lực tập trung, lực rải đều ( lan can, gờ
chắn..), mômen tập trung, mômen phân bố.
- Tải trọng gối lún
- Tải trọng nhiệt độ.
- Các tải trọng thi công
? Khái niệm tải trọng động. Các trường hợp tải trọng động sử dụng trong phân tích
kết cấu cầu.
Tải trọng động là các tải trọng có trị số, phương chiều biến đổi theo hàm của thời gian.
Các trường hợp tải trọng đọng trong phân tích kết cấu là :
o Hàm phổ phản lực (Responce Spectrum Function)
o Động đất ( Ground Acceleration)
o Tải trọng nút động ( Dynamic Nodal Loads)
o Tải trọng tĩnh thay đổi theo thời gian. (Time Varying Static Loads)

? Nêu các trường hợp tải trọng di động theo các tiêu chuẩn kĩ thuật 22TCN18-79,
22TCN-01, AASHTO LRFD1998
Theo 22 TCN18-79 có các đoàn tải trọng
- H10-X60, người đi bộ 300 kg/m2
- H13-X60, người đi bộ 300 kg/m2
- H30-XB80, người đi bộ 300 kg/m2
Theo 22TCN272-01,
- Xe hai trục thiết kế + Tải trọng làn (9,3 N/mm)+ Tải trọng người đi (300kg/m2)
- Xe tải thiết kế + Tải trọng làn + Tải trọng người đi
Theo AASHTO LRFD1998,

? Trình từ khai báo trường hợp tải trọng di động


o Định nghĩa các làn xe
o Định nghĩa các loại hoạt tải xe ( vd xe Truck, xe Tandem)
o Định nghĩa các nhóm hoạt tải xe
o Định nghĩa các trường hợp hoạt tải xe chay.

2. Tổ hợp tải trọng


? Các phương pháp tổ hợp tải trọng. Phạm vi ứng dụng của từng phương pháp
Sau khi có được giá trị nội lực, chuyển vị, dao động,... do từng trường hợp tải trọng gây
ra trên kết cấu, ta cần tổ hợp chúng lại để có được hiệu ứng tải bất lợi nhất ứng với trạng
thái đang nghiên cứu. Khi đi vào trong tổ hợp, mỗi trường hợp tải trọng có một hệ số nhất
định.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 9


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Ta tổ hợp các giá trị nội lực, chuyển vị... thu được thông quá biểu đồ của nó. Đường thu
được gọi là đường bao, có các kiểu đường bao như sau:
- Kiểu cộng: Giá trị cực trị của đường bao là tổ hợp tuyến tính các giá trị max, min
tương ứng của các trường hợp tải trọng.
- Kiểu trị tuyệt đối : Giá trị max của đường bao bằng tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn
trong hai giá trị max và minh của từng trường hợp tải trọng. Giá trị min của
đường bao bằng – max.
- Kiểu trung phương : Giá trị max của đường bao bằng căn bậc hai của tổng các
bình phương giá trị tuyệt đối lớn hơn trong hai giá trị max và min của từng trường
hợp tải trọng, giá trị min của đường bao bằng – max.
- Kiểu bao (envelope): Giá trị max min của đường bao là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất
của các giá thị max, min tương ứng của các trường hợp tải trọng .

? Nêu các trường hợp tổ hợp tải trọng theo tiêu chuẩn 272-01 cho bài toán phân tích
kết cấu phần trên và kết cấu phần dưới. Hệ số tải trọng ứng với từng trường hợp ?

Bảng đầu tiên là kết cấu phần trên, bảng thứ hai là kết cấu phần dưới

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 10


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

DC LL Cïng mét lóc


chØ dïng mét
Tæ hîp t¶i DW IM
trong c¸c t¶i
träng CE
TU träng
BR
WS WL FR CR TG SE
PL
SH eq ct
Tr¹ng th¸i LS
giíi h¹n
EL

Cêng ®é I n 1,75 - - 1,00 0,5/1.20 TG SE - -

Cêng ®é II n - 1,40 - 1,00 0,5/1.20 TG SE - -

Cêng ®é
n 1,35 0.4 1,0 1,00 0,5/1.20 TG SE - -
III

§Æc biÖt n 0,50 - - 1,00 - - - 1,0 1,0

Sö dông 1.0 1,00 0,30 1,0 1,00 1,0/1,20 TG SE - -

Mái chØ
cã LL, - 0,75 - - - - - - - -
IM & CE

DC LL Cïng mét lóc chØ


dïng mét trong c¸c
Tæ hîp t¶i DD IM WA WS WL TU TG SE
t¶i träng
träng DW CE CR
eq ct cv
EH BR SH

EV PL

Tr¹ng th¸i ES LS

giíi h¹n EL

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 11


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Cêng ®é I n 1,75 1,00 - - 0,5/1.20 TG SE - - -

Cêng ®é II n - 1,00 1,40 - 0,5/1.20 TG SE - - -

Cêng ®é
n 1,35 1,00 0.4 1,00 0,5/1.20 TG SE - - -
III

§Æc biÖt 1,0


n 0,50 1,00 - - - - - 1,00 1,00
0

Sö dông 1.0 1,00 1,00 0,30 1,00 1,0/1,20 TG SE - - -

Mái chØ cã
LL, IM & - 0,75 - - - - - - - - -
CE

III. Phân tích kết cấu.


1. Phân tích kết cấu.
? Trình tự phân tích kết cấu bằng phương pháp PTHH

i. Chia kết cấu thành các phần tử hữu hạn


ii. Chọn hàm chuyển vị mô tả chuyện vị của các điểm trong PTHH
iii. Thiết lập ma trận độ cứng của từng PTHH trong hệ toạ độ địa phương
iv. Xác định ma trận biến đổi toạ độ, thiết lập ma trận độ cứng của PTHH trong hệ
toạ độ chung
v. Thiết lập ma trận độ cứng của toàn bộ kết cấu {K}
vi. Thiết lập vectơ tải trọng nút {P}
vii. Thành lập hệ phương trình cân bằng viết đối với các nút [K]*{∆}={P}
viii. Xử lý các điều kiện biện
ix. Giải hệ phương trình đại số tuyến tính, xác định được vectơ chuyển vị nút trong
hệ toạ độ chung {∆}.
x. Xác định vectơ chuyển vị nút của từng PTHH trong hệ toạ độ địa phương{δ}.
xi. Xác định vectơ lực nút của các PTHH, tính nội lực và ứng suất trong các phần tử.

? Nội dung các phân tích tĩnh, phân tích động, phân tích P-Delta,phân tích phi
tuyến ? Phạm vi ứng dụng của các phân tích trên cho từng bài toán cụ thể.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 12


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Phân tích tĩnh :


Phân tích tĩnh cho kết quả là véc tơ chuyển vị tại các nút của kết cấu, từ các chuyển vị đó
mà xác định nội lực trong các phần tử.
Phân tích tĩnh là phân tích dựa trên việc giải hệ phương trình :

Trong đó :
[K] : Ma trận độ cứng
{U} : Véctơ chuyển vị.
{P}: Vectơ tải trọng.

Phân tích động bao gồm : phân tích trị riêng(Eigenvalue-Analysis), phân tích phổ phản
ứng (Response Spectrum Analysis) và phân tích lịch sử thời gian ( Time History
Analysis).
Phân tích trị riêng :
Phân tích trị riêng cho kết quả là các dạng dao động, các tần số, chu kỳ dao động và
các hệ số thể hiện tầm quan trọng của dao động.
Các mô hình và chu kì dao động có được nhờ việc giải phương trình :

Trong đó :
[K] : Ma trận độ cứng
[M] : ma trận khối lượng
{Φn}: véc tơ trị riêng
w2n : đường chéo của các tần số dao động

Phân tích phổ phản ứng:


Nguyên tắc của phân tích phổ phản ứng là thừa nhận sự phản ứng của hệ thống
nhiều bậc tự do tương đương với nhiều hệ thống đơn bậc tự do. Phân tích phổ
phản ứng giúp xác định chuyển vị, vận tốc, gia tốc của kết cấu dưới tác dụng của
gia tốc xuất hiện ở nền.
Phương trình cơ bản của phân tích phổ phản ứng như sau :

Trong đó :
M : ma trận khối lượng.
C : ma trận cản
K : ma trận độ cứng của kết cấu
wg(t): Vecto gia tốc nền.

Phân tích lịch sử thời gian


Phương trình cơ bản của phân tích lịch sử thời gian ( phương trình cân bằng động
Lagrande)

Trong đó : p(t) là véc tơ tải trọng động.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 13


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Phân tích lịch sử thời gian giúp xác định các véc tơ chuyển vị, vận tốc, gia tốc của
kết cấu dưới tác dụng của lực động có phương chiều, độ lớn thay đổi theo thời
gian.

Phân tích phi tuyến. (Áp dụng trong trường hợp kết cấu làm việc ngoài giới hạn đàn hồi)
Phân tích phi tuyên bao gồm 3 loại phi tuyến chính là :
i. Phi tuyến vật liệu.

 e


Khi lực tác dụng lên kết cấu gây ra ứng suất vượt quá giới hạn đàn hồi thì
mối quan hệ ứng suất biến dạng là không còn tuyến tính. Ứng xử của kết
cấu ngoài giới hạn đàn hồi phụ thuộc và các đặt tải và tính chất của vật
liệu.
ii. Phi tuyến hình học.
Khi kết cấu chịu tác dụng của tải trọng, do xuất hiện ứng suất trong các bộ
phận kết cấu nên kết cấu bị biến dạng.
Nếu sự biến dạng là nhỏ thì xem như kết cấu không bị biến dạng và sử
dụng phân tích tuyến tính như đã biết.
Trong một số trường hợp, biến dạng là đủ lớn để ảnh hưởng đến sự làm
việc của kết cấu, làm cho quan hệ ứng suất biến dạng không còn là phi
tuyến thì khi phân tích phải xét đến biến dạng hình học của hệ.

iii. Phi tuyến biên


Một số kết cấu có điều kiện biên thay đổi là ứng xử của nó với tải trọng bị
thay đổi theo.
Ví dụ như kết cấu đặt trên nền đất yếu, bị lún và có độ cứng giảm hoặc
tăng theo thời gian. (Đất sét giảm độ cứng khi gặp nước..., tăng độ cứng
tăng nhiệt đô...)

Phân tích P-delta.


Phân tích P-delta là phân tích có xét đến một phần biến dạng hình học của kết cấu
khi tính toán. Khi đó, lực kéo có tác dụng chống lại momen uốn và làm tăng độ
cứng của kết cấu, còn lực nén làm tăng momen uốn, đồng thằng tăng khả năng
mất ổn định của kết cấu. Phân tích P-delta là một qua trình phân tích lặp.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 14


Đề cương tự động hoá thiết kế cầu đường

Phân tích P-delta cần được áp dụng trong những bài toán về cầu dây, dây xiên và
dây võng; ngoài ra, cũng cần áp dụng phân tích P-delta trong những tháp cao.

Chắp nối lung tung bởi Ngucong&Tasatnico 15

You might also like