Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ 1

Đọc văn bản sau:


“Cơm mẹ thì ngon, cơm con thì đắng” […]
- Ông làm tôi không ngóc đầu lên được mà về đến làng đến nước nữa.
Chiều nào cũng vậy, rượu vào, cả Anh lại cà khịa với cụ Nhiêu móm, ông thân sinh ra hắn. Vợ hắn, quyết là hắn
không dám rồi; tuy say hắn cũng hiểu rằng lôi thôi với con mụ la sát ấy là không xong; hôm sau đừng hòng có
rượu uống. Con hắn, vợ hắn binh chằm chặp, hắn cũng không dám nốt. Thành ra bao nhiêu nỗi bực tức khi say,
cả Anh đổ dồn vào đầu ông bố già nua vô dụng. Thôi thì móm mém, thôi thì cặp kèm, đủ các thứ bẩn mắt. Cả
Anh còn nghiệm ra: mỗi lần hắn khới chuyện với bố thì xem chừng con mụ vợ bằng lòng lắm. Và đồ nhắm có
phần tươm tất hơn. Uống một hơi cạn chén rượu, cả Anh thở đánh khà một cái; hắn đưa cặp mắt đỏ lầm lầm
nhìn bố. Cụ Nhiêu ngồi ở phản bên bón cơm cho cháu. Bộ mặt hom hem, tái bủng không hề lộ ra một nét giận.
Trông cái bộ dạng biết phận của bố, cả Anh càng thêm khó chịu; hắn dằn đĩa xuống mâm, xẵng giọng:
- Mấy cái mâm của tôi bây giờ ông tính sao?
-…
- Ô hay! Sao tôi hỏi ông lại không thèm trả lời?
- Thì rồi tôi khắc bảo vợ chồng nó thu xếp trả anh chị chứ sao. Cả Anh dề
cặp môi ướt bóng, nhại:
- Khắc thu xếp trả anh chị chứ sao!... Ông có biết bao nhiêu tiền năm chiếc mâm ấy của tôi bây giờ không?
Câu chuyện này chiều nào hắn cũng dở ra dằn vặt ông cụ. Hồi xưa, cụ Nhiêu lo vợ cho thằng thứ hai thiếu mất
dăm chục bạc. Cụ đành đánh liều cầm mấy chiếc mâm của cả Anh đi. Ai ngờ quá hạn, không chuộc được.
Những tưởng chỗ anh em thì làm gì cái vặt ấy. Vả lại bao nhiêu dấn vốn dành dụm được khi trước cụ đem trút
cả cho thằng trưởng; thì dẫu cụ có tiêu lạm dăm chục của hắn để lo công việc của thằng em, thiết tưởng hắn
cũng chẳng thiệt nào. Cụ nghĩ bụng các con cũng như bụng mình.
Cả Anh vẫn lèm bèm nói:
- Thật, tôi có được nhờ ông cái gì…
(Lược một đoạn: Cụ Nhiêu góa vợ từ lúc hai đứa con còn nhỏ. Cụ thương con nên quyết ở vậy, làm lụng vất vả
để nuôi con và gây dựng cho con. Cụ còn tậu được hơn một mẫu ruộng tốt để dưỡng già. Thấy bố có ruộng, vợ
chồng cả Anh nài bố về ở với mình, sau đó lại nài cụ sang tên ruộng cho mình. Sau khi đã lấy được ruộng, vợ
chồng cả Anh liền thay đổi thái độ, đối xử với bố ngày càng tệ bạc. Cụ Nhiêu tính về quê ở với người con thứ
hai. Người con này hiếu thuận nhưng lại nghèo khổ, nên cụ nghĩ thà ở lại nhà cả Anh, chịu khổ một mình, còn
hơn là về quê làm khổ con).
- Ông ơi, thịt!
Kề tí vòi ông. Cụ Nhiêu vẫn mải nghĩ ngợi, không biết nó gào to.
- Thịt! Ông lấy thịt!
Cụ Nhiêu giật mình, vội vã xúc cơm cho cháu. Kề tí hắt ra, trỏ về phía mâm rượu của bố:
- Cháu ăn thịt kia cơ mà.
- Ấy chớ! Bố mày đánh chết.
Thế là thằng bé lăn ra giãy giụa khóc. Vợ cả Anh, hai chân giẫm đành đạch xuống đất, nghiến chồng:
- Có cho thằng bé ăn không, để nó khóc nằng nặc thế kia à? Tức thì cả
Anh quát bố:
- Khổ lắm! Nó đòi thì cho nó ăn hộ tôi một tí. Giữ làm gì… Rõ cái nợ! Không nhịn
được nữa, cụ Nhiêu sa sầm mặt lại, hỏi:
- Anh bảo ai là cái nợ hử?
- A! Ông vặn lý tôi phỏng? Ai là cái nợ!? Ai là cái nợ ông biết đấy!
Chính hắn cũng không bảo ông cụ thật; vả lại từ xưa đến nay cụ Nhiêu chỉ biết phục tùng. Lần này bị hỏi vặn,
hắn cho là bố định gây sự với mình. Hắn tức lồng lộn lên, mặt tím bầm lại, miệng sủi bọt mép, lu loa như đàn
bà:
- Sao mà tôi nặng quá kiếp thế này! Tôi đến chết mất thôi chứ không sao sống được!
- Chết đi! Mày thử chết đi ông xem nào.
- A! Ông rủa tôi chết phỏng? Này chết này! Này chết này!
Mồm nói, tay đập. Bát đĩa, ấm chén vỡ xoang xoảng. Mụ vợ lạch bạch từ nhà dưới chạy lên, mặt tái mét vừa thở
vừa kêu:
- Ôi làng nước! Ới giời đất ơi! Ới bố ơi là bố! Khổ quá.
Cả Anh vẫn như mê man, mồm gào tay đập. Mụ vợ tiếc của, ôm chồng du ngã xuống giường. Cụ Nhiêu cuồng
quá sinh quẫn, lập cập nhặt những mảnh vỡ chắp chắp, nối nối. Mụ nguýt bố chồng:
- Chắp với chả nối…
Biết rằng cãi vã với chúng nó chỉ tổ dại mặt, cụ Nhiêu đành lảng ra chỗ khác.
Chiều đã tàn, bóng tối nhờ nhờ bao trùm cảnh vật. Cụ Nhiêu ngồi âm thầm ở xó thềm. Gió nhẹ thổi lùa qua kẽ
dại kêu vù vù như tiếng thở dài bất tận. Chiều tàn thê lương quá. Thê lương như chuỗi ngày tàn cục của ông già
tuổi tác. Những giọt lệ vẫn âm thầm lăn trên gò má răn reo. Trong khi ấy, ở mãi tận góc nhà, bên ngọn đèn hoa
kỳ vàng kệnh, thằng Kề nhớn ra rả học bài luân lý:
- Bổn phận đối a với a cha mẹ. Bổn ư a phận đối a với a cha mẹ… Cách ngôn: Cha mẹ nuôi a con bằng a
giời bằng bể, con nuôi a cha mẹ con kể từng ngày.
(Cơm con, in trong Tuyển tập Kim Lân, NXB Văn học, Hà Nội, 2018, Tr.137-142)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong truyện? (0,5 điểm)
ngôi thứ ba
Câu 2. Nhân vật chính trong truyện ngắn trên là ai? (0,5 điểm)
Cụ Nhiêu
Câu 3. Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? (0,5 điểm)
Gia đình/ Mối quan hệ giữa cha con trong gia đình
Câu 4. Chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích sau: (0,5
điểm)
Tức thì cả Anh quát bố:
- Khổ lắm! Nó đòi thì cho nó ăn hộ tôi một tí. Giữ làm gì… Rõ cái nợ! Không nhịn
được nữa, cụ Nhiêu sa sầm mặt lại, hỏi:
- Anh bảo ai là cái nợ hử?
- A! Ông vặn lý tôi phỏng? Ai là cái nợ!? Ai là cái nợ ông biết đấy!
-> – Sử dụng các từ chỉ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt: quát, sa sầm mặt lại.
– Sử dụng các từ mang tính khẩu ngữ: hử, a, phỏng
– Sử dụng các câu tỉnh lược: Khổ lắm, Giữ làm gì, Rõ cái nợ
Câu 5. Giữa nhan đề “Cơm con” và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào? (0,5 điểm)
Mối quan hệ giữa nhan đề “Cơm con” và nội dung câu chuyện là:
– “Cơm con” ý nói là bố mẹ sống nhờ con cái, và khi đó, theo thói thường, bố mẹ thường hay bị con cái khinh
rẻ, hắt hủi.
– Trong truyện ngắn này, cụ Nhiêu phải sống nhờ vả vào gia đình đứa con trai trưởng là Cả Anh, và ông bị đứa
con dày vò, khinh rẻ, hắt hủi, đúng như câu tục ngữ: “Cơm vợ thì ngon, cơm con thì đắng”.
Câu 6. Nêu chủ đề của truyện? (1,0 điểm)
– Câu chuyện phản ánh một sự thật phũ phàng: khi cha mẹ già yếu, trở nên vô dụng, phải sống nhờ vào con
cái, thì thường bị con cái khinh rẻ, hắt hủi.
– Qua câu chuyện, tác giả phê phán những kẻ làm con bất hiếu; đồng thời bày tỏ sự thương cảm đối với những
bậc cha mẹ già phải sống với những người con bất hiếu đó.
Câu 7. Từ truyện ngắn trên, anh/ chị rút ra được bài học gì về cách ứng xử đối với cha mẹ của mình? (1,0 điểm)
– Cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục.
- Chúng ta cần phải biết thờ cha, kính mẹ, lấy lòng hiếu nghĩa để báo đáp công ơn cha mẹ, nhất là khi cha mẹ đã
già yếu.
Câu 8. Anh/ chị có suy nghĩ gì về nội dung của câu tục ngữ: “Cơm mẹ thì ngon, cơm con thì đắng”? (Viết
khoảng 5 – 7 dòng). (1,5 điểm)
– Câu tục ngữ có thể hiểu là: cha mẹ nuôi con bằng tình yêu thương, nhưng con cái khi phải nuôi cha mẹ lại hay
bạc đãi.
– Câu tục ngữ là một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở những người làm con cần phải biết hiếu thảo với cha mẹ của mình,
cần phải chăm sóc cha mẹ mình bằng lòng yêu thương, để đền đáp lại công ơn to lớn của cha mẹ.
ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Bây giờ thì hắn trở thành mõ thật rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém một anh mõ chính
tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến
ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ
tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hắn gom tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái
vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn sán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp
hoặc xin thêm một đùm to nữa. Hắn bỏ cả hai đùm vào cái tay nải rất to mà lần đi ăn cỗ nào hắn cũng
đem theo. Thế rồi một tay xách tay nải, một tay chống ba toong, hắn ra về, mặt đỏ gay vì rượu và trầu,
đầy vẻ phè phỡn và hể hả… Mùa đến, hắn vác một cái đòn càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đi hết
ruộng nọ đến ruộng kia:
- Mùa màng, anh em đến xin cụ lượm lúa… Mùa màng, anh em đến xin ông lượm lúa… Đến xin bà, hay
thầy, hay cô lượm lúa…
Mồm hắn nói, tay hắn lượm. Hắn cứ chọn những gồi nào to nhất, mẩy nhất thì lượm. Cụ hay ông, hay
bà, hay thầy, cô, bằng lòng cho hay không, cũng mặc! Mặc cho ông, bà, thầy, cô tiếc. Hạt thóc quý như
hạt ngọc. Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được. Ai nấy đều im như thóc cả. Người ta đã nói: tham như
mõ (1). Nếu nó không tham, sao nó làm mõ? Còn mình không lẽ mình lại keo với cả từ thằng mõ trở đi?
… Hà hà! Cứ vậy là ăn câu đấy. Hắn biết thóp người ta như vậy, nên hắn lại càng làm dữ. Hết mùa rồi
đến Tết. Trước Tết, hắn xách ba toong đi trước, vợ thì đội một cái thúng cái đi sau. Chúng đến từng
nhà, xin mỗi nhà bát gạo. Mùng một Tết, bố con hắn xách một bao chè với năm quả cau, đến mừng tuổi
các ông quan viên để kiếm cỗ và kiếm tiền phong bao. Bao chè với cau của hắn, hắn đem đến rồi lại
đem về: có ông nào ngu đến nỗi lấy cau chè của hắn? Người ta thừa biết hắn chỉ có độc trọi một bao
chè ấy, đem đi hết nhà này sang nhà nọ, xong mấy ngày Tết lại đem đi bán lại… Thế rồi độ mùng năm,
mùng sáu, vợ chồng hắn lại đi tua lần nữa, để xin bánh chưng thừa…
Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta, và lấy sự nhiễu được của người ta làm
khoái lắm. Nhiều người phải bực mình. Họ lại còn bực mình vì cái cách hắn nịnh những người rộng rãi
và tỏ vẻ xấc láo, bùng phỉu đối với những kẻ không lấy gì mà rộng rãi với hắn được. Thật hắn đã vô
liêm sỉ quá. Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà nguýt theo, chúm mỏ ra và lẩm bẩm:

(1) Nghĩa của thành ngữ “Tham như mõ”: Nghề làm mõ dưới thời phong kiến thường bị coi là một nghề
hèn mọn, người làm mõ là tầng lớp tận cùng của xã hội, bị khinh rẻ. Bởi vậy, người ta không muốn đôi
co hay cư xử keo kiệt với thằng mõ, vì làm như thế sẽ bị mang tiếng là tính toán với cả những kẻ thấp
hèn, ảnh hưởng đến danh dự của bản thân. Những người làm mõ lợi dụng điều đó để đi xin xỏ những
người trong làng. Hành động xin xỏ này có khi vượt quá giới hạn, nên người đời mới có câu thành ngữ:
“Tham như mõ”.
- Giống mõ có khác! Không trách được người ta gọi là đồ mõ!… Trông ghét quá!…
Người ta tưởng như ông trời đã cố ý sinh ra hắn như thế để mà làm mõ; hắn có cái cốt cách của một
thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ ngay từ ngày mới sinh…
(Lược một đoạn: Lộ trước kia vốn hiền lành, tuy gia cảnh nghèo túng nhưng anh là người thật thà, biết
tự trọng. Năm đó, họ đạo Lưu An thiếu một người làm mõ (sãi), tức là người chuyên quét dọn nhà thờ
và đi mời làng mỗi khi có việc chung. Các cụ muốn cắt đặt các thanh niên thay phiên nhau làm, nhưng
ai cũng chê đó là nghề thấp hèn nên không chịu nhận. Cuối cùng, các cụ nghĩ đến anh cu Lộ. Vì thấy
gia đình anh đông con, nghèo túng nên các cụ bèn lấy cái lợi ra để thuyết phục anh (làm mõ thì được
thêm bốn sào vườn, không phải đóng thuế, mỗi kì thuế lại được cho thêm tiền). Nghe bùi tai, Lộ bèn
chấp nhận. Sau khi nhận việc, quả nhiên kinh tế dần khá lên, nhưng Lộ lại bị những kẻ xấu bụng đố kị,
coi khinh, bị những người trẻ hơn gọi là thằng mõ, đi ăn cỗ không ai chịu ngồi cùng mâm. Ban đầu Lộ
xấu hổ, tính không làm mõ nữa, nhưng nghĩ đến gia đình…).
Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!”. Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám nào
nữa là ổn chuyện. Nhưng khổ một nỗi, không đi, không được. Đám nào có ăn, tất nhiên chủ nhân không
chịu để hắn về. Làm cỗ cho cả họ ăn còn được, có hẹp gì một cỗ cho thằng mõ? Để nó nhịn đói mà về,
nó chửi thầm cho. Mà thiên hạ người ta cũng cười vào mặt, là con người bủn xỉn. Ấy, người ta cứ suy
hơn, tính thiệt như vậy, mà nhất định giữ thằng mõ lại. Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một
mình một cỗ trong bếp, hay tìm một chỗ nào kín đáo cho hắn ngồi. Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có
lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù
kín đáo thế nào mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu:
- Lộ à, mày?
Cũng có người đế thêm:
- Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại … bở!
A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy. Hắn cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng: “Muốn nói, ông
cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!”. Hắn lập tức bê cỗ ra sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật
ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lén
muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai. Sau cái bữa đầu,
hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ
ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấy một
cỗ thật to để các anh trông mà thèm. Bây giờ thì đến lượt người chủ không được bằng lòng. Có một
mình nó ăn mà đòi một cỗ to hơn bốn người ăn!
- Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ”.
A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!… Từ đấy, không
những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho
hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ
con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho
chúng nó cứ cười khoẻ đi!
***
Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng
không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của
người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục
người là một cách rất điệu để khiến người sinh đê tiện.
Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ cách xoay người ta.
Vào một nhà nào, nếu không được vừa lòng là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng:
- Mẹ! Xử bẩn cả với thằng mõ…
(Tư cách mõ, Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện trong truyện ngắn “Tư cách mõ” được kể ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
- ngôi thứ ba
Câu 2. Hãy chỉ ra những câu văn thể hiện trực tiếp triết lí nhân sinh của người kể chuyện ở truyện ngắn
trên? (0,5 điểm)
- Những câu văn thể hiện trực tiếp triết lí nhân sinh của người kể chuyện: Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh,
trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì
là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất điệu để khiến người sinh đê
tiện.
Câu 3. Nhân vật chính trong truyện ngắn trên là ai? (0,5 điểm)
- Nhân vật chính trong truyện ngắn trên là: Anh Lộ
Câu 4. Chỉ ra các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết được thể hiện trong đoạn văn sau: (0,5 điểm)
Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm;
nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất
điệu để khiến người sinh đê tiện.
– Sử dụng các câu dài, nhiều thành phần câu phức tạp.
– Từ ngữ được lựa chọn, trau chuốt.
Câu 5. Việc sử dụng kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật trong truyện
có tác dụng gì? (0,5 điểm)
- Việc sử dụng kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật trong truyện có tác
dụng: Vừa giúp cho người đọc có được cái nhìn khách quan, bao quát, nắm được các sự kiện của câu
chuyện; đồng thời lại giúp người đọc biết được những chuyển biến trong nội tâm của nhân vật anh cu
Lộ.
Câu 6. Chỉ ra sự biến đổi nhân cách của anh cu Lộ trước và sau khi làm mõ? Lí giải nguyên nhân của
sự biến đổi đó? (1,0 điểm)
– Sự biến đổi nhân cách của anh cu Lộ trước và sau khi làm mõ:
+ Trước khi làm mõ: anh cụ Lộ là một người hiền lành, thật thà, dù gia cảnh nghèo túng nhưng anh
sống có tự trọng.
+ Sau khi làm mõ: càng ngày anh ta càng trở nên tham lam, trơ trẽn, không biết xấu hổ, đánh mất sự tự
trọng.
– Lí giải nguyên nhân: Do sự giễu cợt, mỉa mai, đố kị, khinh thường của dân làng đối với anh. Chính
sự xấu bụng của những người làng đã biến anh từ một người tự trọng thành một kẻ đánh mất lòng tự
trọng của chính mình.
Câu 7. Từ truyện ngắn trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân về cách ứng xử đối với người
khác? Vì sao anh/ chị lại lựa chọn bài học đó? (1,0 điểm)
– Không nên nói những lời mỉa mai, châm chọc người khác, tỏ thái độ coi thường người khác.
– Bởi khi ta coi khinh người khác, ta sẽ khiến cho họ dần trở nên tiêu cực, bất cần. Khi coi khinh
người khác, ta cũng khiến cho bản tính của bản thân dần trở nên thấp hèn, ích kỉ.
Câu 8. Anh/ chị có suy nghĩ gì về nội dung của câu văn: “làm nhục người là một cách rất điệu để
khiến người sinh đê tiện”? (Viết khoảng 5 – 7 dòng). (1,5 điểm)
– Câu văn chỉ ra nguyên nhân khiến con người sinh ra đê tiện, đó chính là do bị người khác làm nhục.
– Khi bị làm nhục, ban đầu một người có thể cảm thấy xấu hổ, mất chí khí, nhưng nếu sự làm nhục tiếp
tục kéo dài, quá sức chịu đựng, kẻ bị làm nhục có thể trở nên nên liều lĩnh, bất chấp thủ đoạn để trả thù
những người đã làm nhục mình, trả thù cuộc đời. Họ có thể đánh đổi cả lòng tự trọng, liêm sỉ, trở nên đê
tiện. Họ có thể trở nên chai lì, vô cảm, không còn biết nhục là gì.
– Mỗi con người nên đối xử với nhau bằng sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, để mỗi ngày, mỗi con người
đều sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
[…]
Nhà mẹ Lê là một gia đình có người mẹ với mười một người con. Bác Lê là người đàn bà quê chắc
chắn và thấp bé, da mặt và chân tay dăn deo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng
chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi, đứa bé nhất hãy còn
phải bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong
một khoảng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm
đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với
những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn. Bác
Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa
nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng.
Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo
và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đứng đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét,
khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía
vào da, bác Lê lo sợ; vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất,
con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo
rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm để
mong lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho chúng. Thằng con nhớn nhất thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra
cánh đồng kiếm con cua con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng.
Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng, bác Lê
đẩy con ra vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét vội thóc, giã lấy gạo. Rồi là một bữa cơm
nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua
mái tranh.
(Lược một đoạn: Mấy năm sau, sự kiếm ăn ngày một thêm khó khăn. Không có người thuê làm việc,
những ngày nhịn đói của mẹ con nhà bác Lê cứ dần dần liên tiếp nhau luôn).
Một buổi chiều mà đàn con nhịn đói đã suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi đứa cả đến rồi bảo:
- Ở nhà trông các em, tao vào nhà ông Bá2 xem có xin được ít gạo nào không.

2
Bá (Bá hộ): Phẩm hàm cấp cho hào lí hoặc kẻ chức sắc thời phong kiến.
- Ban sáng u đã vào mà người ta có cho đâu; cậu Phúc lạo còn bảo hễ u vào nữa thì cậu ấy thả chó
ra cắn.
Bác Lê đáp:
- Nhưng biết làm thế nào! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? Thôi, tao cứ liều vào lần nữa xem
sao.
Nói xong, bác Lê mở cửa liếp ra đi. Trong lòng, bác vẫn có chút hy vọng, tuy buổi sáng, lúc xin gạo,
ông Bá đã đuổi mắng không cho. Bác nhớ lại cái cảnh sang trọng ấm cúng trong nhà ông Bá: những
chậu sứ, câu đối thiếp vàng sáng chói. Không lẽ ông Bá giàu có thế mà không thí cho mẹ con bác được
bát gạo hay sao?
Ở nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau, đợi trong ổ rơm. Bác đi lâu mà không thấy về. Thằng Hy lắng tai
nghe tiếng chó cắn trong làng, rồi bảo chị nó:
- Hình như u về đấy, chị ạ.
Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến tiếng gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác
Lê vào trong nhà. Trên bắp chân người mẹ, máu đỏ chảy ròng ròng.
Đứa cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn. […]
Thằng Hy vừa mếu máo vừa hỏi:
- U làm sao thế u?
Bác Lê nén cái đau, giảng cho con biết:
- Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi, lại còn thả chó ra đuổi; tao đã chạy mà không kịp,
nên nó cắn phải. May gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê được về nhà.
Bác ngừng lại nhìn đàn con ốm yếu, rồi thở dài:
- Thế là mẹ con biết lấy gì mà ăn cho đỡ đói bây giờ?
Thằng Hy òa lên khóc, con Tí cũng khóc theo. Bác Lê giơ tay ra ôm chúng nó vào lòng, rồi nghĩ
thương thân phận mình, bác cũng ứa nước mắt.
Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách
không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây
giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà bác, lúc
sinh ra bác đã thấy nó rồi; và từ đấy, nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì
cũng không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho
con, những bữa cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hy và con Tý vui đùa giằng co chiếc bánh bác
mua cho chúng. Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên đồng, nhặt những bông lúa thơm, những
lúc vò lúa dưới chân… Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc xát vào da
thịt. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay.
Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác và tinh nghịch của cậu
Phúc, con chó Tây nhe nanh chồm lên…
- Trời ơi! Sao tôi khổ thế này…
Tiếng kêu thất thanh của bác làm giật mình lũ trẻ, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ.
Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết.
Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn
vào bãi tha ma nhỏ ở đầu làng.
Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ của bác Lê ngồi ở vỉa hè, con Tý đang
dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi một lát sẽ về. Nhưng họ biết rằng bác Lê không trở về
nữa. Và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn
sống mà cái nghèo khổ cứ đeo đuổi mãi không biết bao giờ dứt.
(Nhà mẹ Lê, Thạch Lam, in trong Thạch Lam: Tác phẩm & Lời bình,
NXB Văn học, Hà Nội, 2013, Tr.40-47)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” chủ yếu sử dụng điểm nhìn của ai? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu văn: Bác Lê là người đàn bà quê
chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay dăn deo như một quả trám khô? (0,5 điểm)
Miêu tả.
Câu 3. Truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
Ngôi thứ 3
Câu 4. Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện? (0,5 điểm)
Câu 5. Chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn văn sau: (0,5 điểm)
Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những
ngày khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã thấy
nó rồi; và từ đấy, nó cứ theo liền bác mãi.
– Sử dụng các câu dài, nhiều thành phần câu phức tạp.
– Từ ngữ được lựa chọn, trau chuốt.
Câu 6. Nêu những cảm nhận khái quát về hình tượng nhân vật bác Lê? (1,0 điểm)
- Là người có ngoại hình khắc khổ, từng trải.
- Hoàn cảnh khó khăn: Nghèo khổ đông con.
Là một người phụ nữ, một người mẹ với nhiều phẩm chất tốt đẹp: Là một phụ nữ chịu thương, chịu
khó; là một người mẹ giàu tình yêu thương các con.
Trong truyện "Nhà Mẹ Lê" của nhà văn Thạch Lam, bác Lê là một nhân vật rất đáng quý và đáng
kính trong mắt tôi. Ông là người đàn ông duy nhất còn lại trong một gia đình đầy trẻ em mà mẹ chúng
chỉ là một phụ nữ tàn tật và tàn nhẫn. Mặc dù với những khó khăn và tình trạng gia đình đáng thương
đó, bác Lê vẫn luôn là một người đàn ông can đảm và không bỏ cuộc.Bác Lê là một người đầy tình
cảm, luôn lo lắng và quan tâm đến những người xung quanh mình, đặc biệt là đến các em nhỏ trong
gia đình. Bác Lê có thể bỏ bao nhiêu cảnh giác, đeo đuổi bao nhiêu lần, thậm chí còn phải lạc trôi
khắp nơi, nhưng khi quay trở về nhà, trái tim ông chỉ hướng về các em nhỏ. Tôi cảm thấy đó là một
tình yêu thật sự và sâu sắc, đó là một tình yêu vô điều kiện mà bác Lê dành cho những đứa trẻ của
mình.Bác Lê cũng là một người rất thông minh và khôn ngoan. Ông biết cách để giới thiệu các em
nhỏ với những khái niệm đơn giản và sâu sắc về cuộc sống và tình yêu thương. Ông cũng thường giúp
đỡ người khác và mang đến niềm vui cho những người xung quanh mình. Tôi cảm thấy bác Lê là một
người đàn ông đáng ngưỡng mộ và học hỏi.Cuối cùng, bác Lê là một nhân vật đầy tình người, cái tôi
cảm nhận được rõ ràng nhất khi đọc tới phần kết của câu chuyện. Mặc dù đã rất già và sống trong
hoàn cảnh đói nghèo, bác Lê vẫn không quên tới đạo lý của mình và đã làm điều đúng đắn khi tung
tích của mình để cứu giúp một đứa bé bị người khác bỏ lại. Tôi cảm thấy bác Lê là một nhân vật đẹp
và đáng kính trong văn học Việt Nam, với tất cả tình cảm và trí tuệ của mình.
Câu 7. Qua truyện ngắn trên, anh/ chị hiểu được điều gì về hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám? (1,0 điểm)
– Đoạn trích cho ta hiểu hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: Cuộc
sống của họ quá cơ cực, nghèo khổ, túng quẫn, cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, quanh năm
phải chịu đói rét, khổ sở.
– Tấm lòng của nhà văn Thạch Lam: Trân trọng, yêu thương, xót xa cho hoàn cảnh của gia đình mẹ Lê
nói chung và người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; tố cáo tội ác của bọn thực dân
phát xít đã gây nên tình cảnh đói khổ của con người; ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử..
Câu 8. Từ truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị
về vẻ đẹp của tình mẫu tử trong cuộc sống. (1,5 điểm)
+ Đó là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý giữa mẹ với con
+ Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống
+ Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn
ĐỀ 5
CƠM MÙI KHÓI BẾP
(Hoàng Công Danh )
Bốn năm từ ngày lấy vợ, tết này anh mới đưa được cả vợ và con về quê. Từ Sài Gòn về miền Trung
không hẳn quá xa, nhưng vì có đứa con nhỏ nên chuyện đi lại khó khăn. Mấy lần trước anh chỉ về một
mình, dăm hôm lại trở vào. Lần này cả nhà mới được về quê, cho đứa con ăn tết quê nội lần đầu.
Bà mẹ ngoài sáu mươi đon đả chạy ra tận ngõ đón. Lưng bà đã bắt đầu cong hình đòn gánh. Tay phải
bà cắp bồng đứa cháu nội, tay trái vẫn chèo móc thêm một túi xách. Đặt xong đồ đạc vào góc nhà, bà
bảo: “Chắc bây đói bụng rồi, để mẹ đi nấu cơm cho ăn”. Cô con dâu còn mệt hơi xe đáp: “Chúng con
ghé ăn trên thị xã rồi mới về đây”. Nói xong cô quay sang chồng: “Bún nuốt chả trôi nữa là cơm”.
Bà hơi chạnh lòng: “Về tới xứ mình rồi còn ăn chi dọc đường dọc sá cho tốn tiền. Thôi ra rửa ráy, để
mẹ đi pha nước chanh cho bây uống. Chanh vườn nhà mình chứ không phải chanh Tàu đâu. Uống vô
cái khỏe liền”.
[…]
Hôm sau bà lọ mọ dậy từ lúc trời chưa hửng sáng, nhóm lửa rơm bắc nồi cơm. Thằng cháu nội ba tuổi
chạy xuống thấy khói bếp bốc ngùn ngùn, khiếp quá hét toáng lên: “Cháy nhà”. Anh chị đang ngủ giật
mình vùng dậy. Anh bảo nhà đã có bếp gas, mẹ nấu gì thứ rơm đó nữa cho cực. Bà cười: “Tụi bây ăn
cơm nồi cơm điện thành phố quen rồi, về quê mẹ nấu cơm lửa rơm cho thơm mùi đồng mùi rạ. Mà cơm
nấu rơm mới có miếng cháy ăn giòn. Mấy hồi anh nhỏ, bữa ăn không có miếng cơm cháy là giãy nảy
lên bướng bỉnh chẳng chịu ăn. Nhớ không?”.
[…]
Cô con dâu bảo: “Mẹ bày ra nấu bữa sáng làm gì cho cực. Chúng con ra quán ăn miếng là rồi việc”.
“Bây nói chi lạ. Ăn uống phải đàng hoàng chớ. Bữa sáng là quan trọng lắm. Không ai thương bằng
cơm thương đâu con. Ăn cơm chắc bụng no lâu. Mấy cái thứ bún cháo nước õng ệu, chỉ nhoáng là đói
lại liền à” - bà vừa san cơm ra chén vừa nói.
Ba chén cơm trắng, đĩa cá đồng kho nghệ. Anh háy mắt qua vợ ý bảo ăn đi, ăn lấy lòng mẹ một miếng.
Chị lại háy mắt qua anh lắc đầu, có mà sức Thánh Gióng mới nuốt trôi. Thằng cu con nhìn chằm chằm
chén cơm. Cuối cùng chỉ có anh trệu trạo làm được ba miếng, như là ăn tượng trưng cho mỗi người
một miếng. Tranh thủ lúc mẹ đi ra giếng, anh lùa cả ba chén cơm trắng vào lại nồi.
Sáng hôm sau bà lại dậy sớm. Lại nhóm bếp rơm nấu cơm. Xong bữa nồi cơm không vơi được là mấy,
vẫn đầy như lòng mẹ. Anh gắng ăn được nửa chén. Chén lòng san đôi cho mẹ cho vợ. Anh dối mẹ chở
vợ con đi xem chợ tết, đi thăm thú làng quê, thực chất là để ghé quán cho vợ con ăn bún ăn cháo.
[…]
Chưa hết tết, mới ngày mùng bốn anh lại phải đưa vợ con vào Sài Gòn. Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu
cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy đơm cơm vào chiếc cà mèn. Gà luộc cho vào
hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”.
Con cháu lên taxi rồi bà còn dặn theo: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa
sáng. Không ai thương bằng cơm thương”.
Vào tới Sài Gòn cà mèn cơm vẫn còn một nửa. Vợ định đem đi đổ. Anh can bảo để đấy, phơi khô cất
giữ làm kỷ niệm.
***
Qua tháng ba nghe tin mẹ bệnh, anh tức tốc về nhà. Nằm trên giường, gặp con câu đầu tiên bà hỏi:
“Con ăn chi chưa? Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho
ăn. Tội nghiệp”.
Nhưng mẹ không khỏe nữa, yếu dần, được thêm hai bữa thì nhắm mắt.
Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là
hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “không ai thương bằng
cơm thương”.
Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. Giòn và thơm, mùi hương đồng mùi nước quê, cả mùi
khói bếp. Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.
Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự
mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói...
(Cơm mùi khói bếp, Hoàng Công Danh, in trong Chuyến tàu vé ngắn, tập truyện ngắn, NXB
Trẻ, TP. HCM, 2015, Tr. 49-54)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Truyện ngắn trên có bao nhiêu nhân vật? Đó là những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
(0,5 điểm)
Truyện có 4 nhân vật: bà mẹ, người con trai, người con dâu, đứa cháu. Trong đó, bà mẹ là nhân vật
chính.
Câu 2. Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
Ngôi thứ 3
Câu 3. Dựa vào câu chuyện, hãy cho biết người con trai thèm nghe câu nói gì của người mẹ? (0,5
điểm)
Người con trai thèm nghe câu: “không ai thương bằng cơm thương”.
Câu 4. Anh/ chị hãy tóm tắt ngắn gọn các sự kiện chính của truyện theo trật tự thời gian? (0,5 điểm)
Từ ngày lấy vợ, đã bốn năm, nay anh con trai mới đưa gia đình về quê ăn tết với mẹ già. Bà mẹ rất vui
mừng vì được sum vầy với các con. Sáng nào bà cũng dậy sớm để nấu cơm bếp rơm cho các con ăn,
nhưng vì ở thành phố ăn bún, ăn phở quen rồi nên gia đình người con trai không ai nuốt nổi. Bà mẹ thì vì
lo lắng cho các con, nên mỗi buổi sáng vẫn dậy nấu cơm. Người con trai đưa gia đình trở lại Sài Gòn
được ít lâu thì nghe tin mẹ ốm, anh vội trở về. Được ít hôm thì mẹ mất. Khi mẹ không còn nữa, anh mới
thấy tiếc nuối, ân hận, vì từ nay sẽ không còn được ăn cơm mẹ nấu.
Câu 5. Tìm những chi tiết nói lên thái độ của người con dâu trong truyện? Từ những chi tiết đó, tác giả
muốn nói lên điều gì về lối sống và tâm tính của con người hiện đại? (0,5 điểm)
– Những chi tiết nói lên thái độ của người con dâu trong truyện:
+ Cô con dâu bảo: “Mẹ bày ra nấu bữa sáng làm gì cho cực. Chúng con ra quán ăn miếng là rồi việc”.
+ Chị lại háy mắt qua anh lắc đầu, có mà sức Thánh Gióng mới nuốt trôi.
+ Vào tới Sài Gòn cà mèn cơm vẫn còn một nửa. Vợ định đem đi đổ.
– Lối sống và tâm tính của con người hiện đại: lối sống xô bồ khiến con người ta thích ăn những cái gì
nhanh gọn; lối sống ấy dẫn đến sự chai sạn trong tâm hồn: người ta không còn biết lắng lại để quý trọng
những điều bình dị mà thiêng liêng.
Câu 6. Xác định và chỉ ra tác dụng của điểm nhìn trần thuật trong truyện? (1,0 điểm)
– Truyện sử dụng kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.
– Từ điểm nhìn bên ngoài, tác giả giúp cho người đọc nắm được mạch diễn biến của truyện, bối cảnh
của truyện cũng như giúp người đọc hình dung khái quát về các nhân vật.
– Từ điểm nhìn bên trong, tác giả giúp người đọc theo dõi và nắm bắt được mạch diễn biến tâm lí của
nhân vật, trong đó nổi bật nhất là nhân vật người con trai: sự áy náy khi không ăn chén cơm mẹ nấu,
nỗi ân hận khi từ nay không còn được ăn với mẹ chén cơm sáng thật đầy, không được nghe mẹ nói
câu “không ai thương bằng cơm thương”, nỗi nhớ tiếc về miếng cơm cháy thơm ngon ngày xưa, bởi
Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.
Câu 7. Anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên? (1,0 điểm)
– Cần biết trân quý những yêu thương mà bố mẹ dành cho mình.
– Cần biết quan tâm tới bố mẹ trước khi quá muộn.
Câu 8. Chi tiết nào trong truyện khiến anh/ chị xúc động nhất? Vì sao? (Viết khoảng 5 – 7 dòng).
(1,5 điểm)
– Chi tiết khiến bản thân xúc động nhất: Qua tháng ba nghe tin mẹ bệnh, anh tức tốc về nhà. Nằm trên
giường, gặp con câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa? Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn
tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”.
– Lí giải: nó cho thấy được lòng yêu thương con đến quên mình của mẹ. Dù bị ốm, mẹ cũng không hề
nghĩ đến bản thân mình, cái đầu tiên mẹ nghĩ đến vẫn là con, luôn lo lắng cho con, day dứt vì con. Quả
thật, trên đời này, chỉ có mẹ là luôn yêu thương ta vô điều kiện, luôn dõi theo ta trên mọi bước đường
đời, đúng như lời thơ từng nói:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

You might also like