Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN


MÔN: GIAO TIẾP KINH DOANH

Họ và tên : Phạm Văn Hồng Tấn


Mã sinh viên : 23051408
Lớp: QH-2023E QTKD 2
Mã học phần: BSA1056 4
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thu Thảo
I .Thư trả lời
UNBD Quận Ba Đình CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM
Ban quản lý Quảng trường Ba Đình Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2024

THƯ TRẢ LỜI


V/v phản ánh của du khách về một số vấn đề ở Quảng trường Ba Đình

Kính gửi : Nhóm 6 – Lớp QTKD 2


Tên tôi là : Phạm Văn Hồng X – Phó trưởng ban quản lý Quảng trường Ba
Đình
Trước tiên, đại diện cho Ban quản lý Quảng trường Ba Đình, tôi xin trân trọng
cảm ơn sự góp ý chân thành của các em. Sau khi nhận được thư góp ý của các em,
ban quản lý chúng tôi đã đọc và nhận thấy những bất cập , thiếu sót các em đề cập
đến là hoàn toàn chính xác. Dưới góc nhìn của quản lý, ở nhiều khía cạnh chính
chúng tôi lại không nhận thức được vấn đề mà những vị khách trẻ tuổi , tràn đầy
nhiệt huyết như các em lại có thể nêu ra một cách chính xác, điều này khiến chúng
tôi thật sự khâm phục.
Đối với vấn đề thiếu ánh sáng bên trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng tôi đã
nhận được phản ánh không chỉ của các em mà còn của nhiều du khách khác về vấn
đề này. Hiện tại ở nhiều khu trưng bày các hiện vật , chúng tôi đã lắp thêm nhiều
các loại đèn vàng có tác dụng làm dịu mắt mà vẫn đủ độ sáng để phù hợp với mọi
đối tượng du khách, đặc biệt là các du khách có vấn đề về thị lực. Còn về tổng thể,
đây là một nét độc đáo trong phong cách của bảo tàng Hồ Chí Minh với ánh sáng
và bóng tối đan xen, tạo một cảm giác mới lạ cho du khách.
Trong khuôn viên Quảng trường Ba Đình, chúng tôi đã lắp nhiều bồn nước cũng
như máy lọc nước công cộng nhằm phục vụ du khách có nhu cầu. Qua phản ảnh
của các em, chũng tôi nhận ra có sự sai sót trong khâu vệ sinh các dịch vụ nêu
trên, gây mất mỹ quan ở khu vực. Chúng tôi sẽ phân bổ và xử lý vấn đề này một
cách chỉn chu nhất để mang lại dịch vụ tốt nhất cho du khách. Về vấn đề hút thuốc
lá, chúng tôi đã để nhiều thông báo “Cấm hút thuốc” ở nhiều nơi trong Quảng
trường Ba Đình nhưng có lẽ chưa đủ sức răn đe đối với một vài du khách. Đội bảo
vệ sẽ tích cực nhắc nhở các du khách tuân thủ quy định cấm hút thuốc. Một lần
nữa, chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các em về Quảng trường Ba Đình.
Ban quản lý chúng tôi sẽ cố gắng để cải thiện tổng thể Quảng trười Ba Đình.
Trân trọng.

UBND Quận Tây Hồ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2024

THƯ TRẢ LỜI


V/v phản ánh của du khách về một số vấn đề ở chùa Trấn Quốc

Kính gửi : Nhóm 6 – Lớp QTKD 2


Tên tôi là : Vũ Văn Y – Trụ chì chùa Trấn Quốc
Trước tiên, thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn
sự góp ý của các em. Là trụ chì chùa Trấn Quốc trong nhiều năm qua, đây là
lần đầu tiên tôi nhận được một bức thư đóng góp đến từ những du khách đến
thăm chùa. Những bất cập và thiếu sót các em đưa ra là có thực và hiện hữu rất
rõ.

Về vấn đề giao thông, do địa thế của chùa nằm ngay trên mặt nước nên đi đến
chùa chỉ có thể đi qua đường Thanh Niên thuộc phường Trúc Bạch. Điều này
đã gián tiếp gây khó khăn đến việc đi lại của du khách. Tôi cũng đã liên hệ với
bên phường Trúc Bạch để giúp điều tiết giao thông khu vực chùa Trấn Quốc,
đặc biệt vào cuối tuần.

Việc tu bổ, gìn giữ các đền thờ, kiến trúc trong chùa Trấn Quốc vẫn được Bộ
Văn hóa – Thông tin thực hiện và giám sát một cách chặt chẽ. Một số dấu hiệu
sứt mẻ mà các em đã nêu có lẽ chỉ có ở một vài ngôi đền nhỏ, có lẽ đây là sai
sót của bên tu sửa kiến trúc của Bộ. Tôi sẽ liên hệ với họ để rà soát lại tổng thể
tất cả các kiến trúc trong chùa, vừa đảm bảo an toàn cho du khách vừa giữ gìn
nét đẹp lịch sử vốn có của chùa.

Một lần nữa , cảm ơn các em đã dành thời gian để đến và quan sát chùa Trấn
Quốc một cách tỉ mỉ và dành ra sự quan tâm đối với vẻ đẹp của chùa. Mong
rằng các em sẽ đến đây một lần nữa để chứng kiến sự thay đổi trong tương lai
Trân trọng.

II.Báo cáo đề xuất giải pháp

MỤC LỤC

1. Các vấn đề thuộc Quảng trường Ba Đình


- Giới thiệu chung về Quảng trường Ba Đình
• Lịch sử
• Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh và Lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh ( Mục a và b)
• Nêu các vấn đề được du khách phản ánh
 Vấn đề A
 Vấn đề B
 Vấn đề C
 Vấn đề D
2. Nguyên nhân của các vấn đề được phản ánh
3. Phương án giải quyết cho từng vấn đề
4. Tổng kết bản báo cáo
Email : hongtanbt123@gmail.com

Số điện thoại : 0983494016

Người gửi : Phạm Văn Hồng X -Phó trưởng ban quản lý Quảng trường Ba
Đình

Người nhận : Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch

Nội dung : Báo cáo đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề ở quảng trường Ba
Đình.

1. Các vấn đề thuộc Quảng trường Ba Đình.

Trong thời gian vừa qua, tôi, Phạm Văn Hồng X- Phó trưởng ban quản lý
Quảng trường Ba Đình, đã nhận được phản hồi về một số vấn đề về cơ sở vật
chất và cảnh quan từ du khách đến tham quan. Sau khi tiếp nhận và yêu cầu
khảo sát lại đối với cấp dưới, tôi xác nhận những phản hồi của du khách là
hoàn toàn chính xác. Sau đây, tôi xin phép trình bày một số phương án giải
quyết để cải thiện tổng thể Quảng trường Ba Đình. Những giải pháp này được
tôi và các đồng nghiệp trong Ban Quản lý bàn luận và đề xuất.

Trước tiên, tôi xin phép giới thiệu chung về Quảng trường Ba Đình để các vị
có một cái nhìn toàn diện về vấn đề chúng tôi đang đối mặt và đồng thời cung
cấp thêm một số thông tin cho các vị :

 Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên
đường Hùng Vương, quận Ba Đình và là nơi Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh được xây dựng. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu
ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm
1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
*Một số địa điểm bên trong khuôn viên Quảng trường Ba Đình :

a) Bảo tàng Hồ Chí Minh

• Năm 1977, Bộ Chính trị thông qua nghị quyết thành lập Viện Bảo tàng
Hồ Chí Minh, trở thành trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di
tích lịch sử có liên quan đến đời sống hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh

• Năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh
2-9, Lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức, với mong
muốn hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh vào đúng dịp kỷ
niệm 100 năm ngày sinh của Người.

b) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh


 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là
nơi gìn giữ di hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi
công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường
Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc gặp mặt quan trọng.
 Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại
ba miền đất nước. Tuy nhiên với lý do tuân theo nguyện vọng và tình
cảm của người dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài chủ tịch Hồ Chí Minh để sau này
người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, du khách quốc tế có
thể tới viếng.

* Những vấn đề được du khách tham quan phản ánh :

 A) Hiện trạng thiếu ánh sáng ở bên trong Bảo tàng Hồ Chí Minh :
Tầng 1 là khu vực bán đồ lưu niệm đã cung cấp đủ độ sáng để du
khách có thể thoải mái lựa chọn món đồ yêu thích. Tầng 2 ở phía
trong, một số hiện vật chưa được cung cấp đủ độ sáng từ đèn do số
lượng đèn có hạn. Điều này dẫn tới việc gây khó khăn cho du khách
khi xem hiện vật.
 B) Các bồn rửa tay và khu vực cung cấp nước công cộng thiếu vệ
sinh: Đây là ý tưởng được đưa vào những năm gần đây nhằm tạo điều
kiện để du khách
bổ sung nước và vệ sinh cá nhân trong quá trình tham quan. Tuy
nhiên hiện nay nhiều bồn có các vết bẩn, vết ố vàng bên trên bồn rửa
tay. Các máy cung cấp nước cộng cộng cũng bị bẩn ở phía dưới.
 C) Thiếu biển báo “Cấm hút thuốc” ở khu vực chùa Một Cột : Hiện
nay bên trong khuôn viên Quảng trường Ba Đình đã dán nhiều biển
báo “Cấm hút thuốc”. Nhưng theo du khách phản ánh, khu vực chùa
Một Cột có số lượng ít biển báo hơn so với các khu vực khác đồng
thời một số quầy bán thức ăn và đồ lưu niệm đã che đi các biển báo
này.
 D) Thiếu biển chỉ dẫn trong khuôn viên Quảng trường Ba Đình : Với
diện tích hơn 32.000 m2, việc đi tham quan các địa điểm bên trong
quảng trường cần nắm rõ phương hướng. Tuy nhiên, số lượng biển
chỉ dẫn đến các địa điểm lại rất ít.

2.Nguyên nhân của các vấn đề này sau khi rà soát lại như sau :

 Trong thiết kế ban đầu của Bảo tàng Hồ Chí Minh vào năm 1945,
các kiến trúc sư thiết kế đã chưa tính đến độ sáng phù hợp cho khu
vựa trưng bày hiện vật. Dù cho đến nay, các loại đèn đã được thay
mới, nâng cấp nhưng số lượng tổng thể lại không thay đổi trong
khi thị lực của nhiều người hiện nay đang có xu hướng kém đi dẫn
tới khó khăn trong việc quan sát hiện vật.
 Trong quá trình đưa ra ý tưởng về bồn rửa tay và máy nước công
cộng, chúng tôi đã chưa tính đến chi phí để duy trì bảo dưỡng, dọn
dẹp các dịch vụ này. Đồng thời, do chưa bố trí phù hợp thời gian
làm việc cho các nhân viên vệ sinh nên khoảng thời gian dọn dẹp
giữa các lần là quá lâu.
 Việc phân bổ các biển báo cấm hút thuốc đã được thực hiện ngay
sau khi số lượng người hút thuốc lá trong cả nước tăng lên nhanh
chóng trong những năm gấn đây. Tuy nhiên, do có sự sai sót trong
quy hoạch và sự lỏng lẻo trong khâu giám sát thực hiện việc đặt
biển báo nên đã xảy ra tình trạng thiếu biển báo cấm hút thuốc ở
chùa Một Cột.
 Giống với việc phân bổ biển báo “Cấm thuốc lá” ở trên, việc đặt
các biển chỉ dẫn phương hướng trong khuôn viên được thực hiện
thiếu sự quy hoạch phù hợp, cộng thêm việc các du khách hiện
giờ hầu hết đều dùng ứng dụng Google Map nên vấn đề này đã
không được chú ý tới trong thời gian dài. Ngoài ra, nhiều địa điểm
ở Quảng trường Ba Đình thường xuyên cải tạo, làm mới nên việc
lắp đặt biển chỉ dẫn gặp nhiều khó khăn.

3. Sau đây là các phương án giải quyết cho từng vấn đề được
Ban quản lý chúng tôi đưa ra :

 Hiện trạng thiếu ánh sáng ở bên trong Bảo tàng Hồ Chí Minh :
- Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách lắp thêm các
loại đèn led, đèn vàng ,… . Ban đầu, kiểu thiết kế khu vực
trưng bày hiện vật ở tầng 2 là kiểu sáng tối đan xen giữa các
khu vực, tạo nên nét độc đáo riêng cho khu trưng bày. Tuy
nhiên điều này cũng trực tiếp gây ảnh hưởng đến du khách
có thị lực kém. Tôi kiến nghị bên thiết kế ban đầu của Bảo
tàng Hồ Chí Minh đến để làm việc cùng bên thiết bị để lắp
đèn thêm sao cho vừa cải thiện tình trạng thiếu sáng mà vẫn
tạo nét riêng cho bảo tàng.
 Các bồn rửa tay và khu vực cung cấp nước công cộng thiếu vệ
sinh:
- Thiếu nhân lực là nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề trên. Vì
vậy, chúng tôi đề xuất thuê thêm nhân công để có thể dọn dẹp
và bảo dưỡng các dịch vụ này. Tuy nhiên do ngân sách của
chúng tôi hiện rất hạn chế nên mong Bộ Văn Hóa có thể hỗ
trợ chúng tôi về mặt chi phí để giảm bớt gánh nặng.
 Thiếu biển báo “ Cấm hút thuốc” ở chùa Một Cột :
- Tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách lắp thêm
nhiều hơn các loại biển báo này. Tuy nhiên để du khách thực
sự nghiêm túc tuân thủ quy định này, chúng tôi đề xuất bố trí
thêm lực lượng an ninh để đôn đốc, nhắc nhở các cá nhân vi
phạm. Ngoài ra, cần yêu cầu các hàng lưu niệm, thức ăn
nhanh xung quanh khu vực chùa Một Cột không che lấp các
biển báo trên.
 Thiếu chỉ dẫn trong khuôn viên Quảng trường Ba Đình :
- Về vấn đề này, chúng tôi đã lên kế hoạch sẽ lắp đặt thêm
nhiều biển báo chỉ dẫn và bản đồ cỡ nhỏ ở các khu vực bên
trong Quảng trường Ba Đình. Các khu vực mới sẽ được cập
nhật thêm vào các biển chỉ dẫn này. Ngoài ra, những biển chỉ
dẫn hiện tại, hoặc không còn phù hợp, hoặc đã cũ, xuống cấp,
tất cả sẽ được thay mới hoàn toàn.

4.Tổng kết bản báo cáo

Trên đây là một số vấn đề còn tồn đọng ở trong Quảng trường Ba Đình và đi
cùng với các giải pháp mà chúng tôi đưa ra. Chúng tôi, Ban quản lý Quảng
trường Ba Đình, mong Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch sẽ xem xét kĩ về các
phương án giải quyết mà chúng tôi đưa ra để có thể giải quyết các vấn đề nêu
trên một cách nhanh nhất.
Ban quản lí Quảng trường Ba Đình rất mong nhận được sự phản hồi từ Bộ
Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

Trân trọng cảm ơn !

Phó trưởng ban quản lí Quảng trường Ba Đình

Phạm Văn Hồng X


III. Phản ánh kĩ năng giao tiếp kinh doanh sau môn học
Trước khi học giao tiếp kinh doanh ở trường đại học Kinh tế, em đã nghĩ đơn
giản rằng giao tiếp không phải là một vấn đề quá khó khăn. Nhưng sau khi
hoàn thành môn học này, cả một quá trình tuy ngắn nhưng đã giúp em thay đổi
hoàn toàn cái nhìn về giao tiếp giữa người với người, đặc biệt trong kinh doanh,
khả năng giao tiếp có một vai trò vô cùng quan trọng.

Sau đây em xin phép nêu ra những điều em đã học được từ môn học giao tiếp
kinh doanh :

- Các kiểu giao tiếp : Trong một công ty thường có hệ thống giao tiếp cả
bên trong và bên ngoài. Một cá nhân cần có cách thức và kĩ năng giao
tiếp phù hợp dựa theo khu vực thời điểm. Giao tiếp ngang hàng, trên –
dưới, ngang hàng,… tất cả đều cần có sự hiểu biết nhất định, tránh nhầm
lẫn.

- Mục tiêu của giao tiếp : Dù ở nơi nào và thời điểm nào, giao tiếp đều có
người gửi thông điệp và người nhận. Tuy nhiên, mục đích của giao tiếp
chỉ thành công khi người nhận : hiểu;trả lời/phản hồi. Đồng thời qua giao
tiếp có thể tạo một mối quan hệ vững mạnh giữa hai bên để tiếp tục liên
hệ trong tương lai.

- Tầm quan trọng của giao tiếp : Trong doanh nghiệp, để có thể hoạt động
một cách hiệu quả, sự tương tác giữa người với người là bắt buộc. Kĩ
năng giao tiếp là không thể thiếu để có thể truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng
giữa nhân viên với nhân viên và nhân viên với quản lý. Một hệ thống giao
tiếp tốt trong công ty giúp thông tin được truyền đạt và tiếp nhận một
cách nhanh nhất ,từ đó tăng hiệu quả làm việc.

- Các kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh: Kĩ năng lắng nghe, đặt câu hỏi ,
truyền đạt thông tin, thuyết trình, viết đề xuất và báo cáo,… Tất cả em đã
được học và thực hiện xuyên suốt môn học, đặc biệt là ở bài thuyết trình
giữa môn. Từ việc trao đổi với các thành viên trong nhóm, phân tích, đưa
ra ý kiến, thu thập thông tin,… cho đến khi nghe các nhóm khác thuyết
trình đồng thời trực tiếp lên thuyết trình. Tất cả kĩ năng em nêu trên đã
được trau dồi kỹ càng và điều này giúp em cảm thấy tự tin hơn.

Ngoài ra, em thấy bản thân còn một vài hạn chế như sau :

 Trong khi thảo luận, em vẫn chưa đưa ra được nhiều ý kiến có giá trị
đồng thời chưa hiểu rõ hoàn toàn ý kiến của các thành viên khác trong
nhóm.

 Khi lên thuyết trình, bản thân em còn thiếu tự tin, nói ngập ngừng, ngắt
quãng, thiếu ngôn ngữ cơ thể.

 Kĩ năng viết báo cáo đề xuất còn nhiều thiếu sót do ít viết báo cáo.

Để cải thiện bản thân ở kĩ năng giao tiếp kinh doanh, em đã suy nghĩ đến
một số phương pháp sau đây :

 Cần bổ sung thêm kiến thức ngoài để có thể tiếp thu và hiểu thông tin
được truyền đạt một cách nhanh nhất. Đồng thời trao đổi nhiều hơn giữa
các thành viên trong lớp để cải thiện khả năng giao tiếp.

 Luyện tập thuyết trình trước gương, giữ bình tĩnh, học hỏi thêm thông
qua các video về thuyết trình.

 Cần tìm các đề tài từ nhiều nguồn khác nhau ( Internet, sách, giáo
trình,…) để viết báo cáo và đề xuất để trau dồi thêm kĩ năng này.

Tất cả những kiến thức về giao tiếp kinh doanh trên chắc chắn sẽ có ích cho em
trong tương lai. Vì vậy, em rất cảm kích trước sự cố gắng dạy dỗ, chỉ bảo của
của hai cô giáo bộ môn Giao tiếp kinh doanh là cô Bùi Thị Quyên và cô
Nguyễn Thu Thảo. Em mong rằng sẽ có thể tiếp tục được trao đổi nhiều hơn
với hai cô về bộ môn Giao tiếp kinh doanh trong tương lai.

You might also like