Ngô Chí Vững: Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Bộ Y Tế Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 111

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ CHÍ VỮNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI


VIÊM NHÓM XOANG TRƯỚC MẠN TÍNH
CÓ DỊ HÌNH VÁCH NGĂN MŨI QUA CT SCANNER
VÀ SNOT-22 TỪ 4/2019 ĐẾN 4/2020 TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

.
.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ CHÍ VỮNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI


VIÊM NHÓM XOANG TRƯỚC MẠN TÍNH
CÓ DỊ HÌNH VÁCH NGĂN MŨI QUA CT SCANNER
VÀ SNOT-22 TỪ 4/2019 ĐẾN 4/2020 TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG TP. HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: TAI – MŨI – HỌNG


Mã số: CK 62 72 53 05

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


Người hướng dẫn khoa học: TS.BS LÊ TRẦN QUANG MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

.
.

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, không sao chép kết quả
của nghiên cứu khác. Nếu không đúng những điều trên tôi sẽ hoàn toàn chịu
trách nhiệm về đề tài của mình.
TP, Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2020
Học viên

Ngô chí Vững

.
.

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viii
Sino-nasal Outcome Test ............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1 Giải phẫu, sinh lý mũi xoang và sinh lý bệnh VMX mạn tính ................ 4
1.1.1 Giải phẫu mũi ....................................................................................... 4
1.1.2 Các cấu trúc liên quan .......................................................................... 6
1.1.2.1 Khe mũi dưới .................................................................................. 6
1.1.2.2 Khe mũi giữa ................................................................................... 6
1.1.3 Mạch máu và thần kinh của mũi .......................................................... 7
1.1.3.1 Động mạch ...................................................................................... 7
1.1.3.2 Tĩnh mạch........................................................................................ 8
1.1.3.3 Thần kinh ........................................................................................ 8
1.1.4 Nhóm xoang ......................................................................................... 8
1.1.4.1 Xoang hàm ...................................................................................... 8
1.1.4.2 Xoang trán ....................................................................................... 8
1.1.4.3 Xoang sàng trước ............................................................................ 9
1.1.5 Sơ lược sinh lý mũi xoang ................................................................... 9
1.1.5.1 Chức năng hô hấp ........................................................................... 9
1.1.5.2 Chức năng lọc bụi ........................................................................... 9
1.1.5.3 Chức năng điều hòa nhiệt độ không khí hít vào ............................. 9
1.1.5.4 Khứu giác ........................................................................................ 9

.
.

iii

1.1.6 Sinh lý bệnh viêm mũi xoang mạn tính [2] ....................................... 10
1.2 Lâm sàng, cận lâm sàng viêm nhóm xoang trước mạn tính .................. 11
1.2.1 Triệu chứng lâm sàng của viêm nhóm xoang trước mạn tính ........... 11
1.2.2 Hình ảnh nội soi mũi xoang ............................................................... 12
1.2.3 Cận lâm sàng của viêm nhóm xoang trước mạn tính......................... 12
1.2.4 Chẩn đoán viêm nhóm xoang trước mạn tính .................................... 13
1.3 Dị hình vách ngăn mũi ........................................................................... 13
1.3.1 Phân loại DHVN theo hình dạng của vách ngăn mũi ........................ 13
1.3.2 Phân loại DHVN theo Mladin: .......................................................... 14
1.3.3 Chẩn đoán và điều trị DHVN: ........................................................... 15
1.3.4 Mối tương quan giữa DHVN và viêm mũi xoang mạn tính: ............. 16
1.4 Điều trị viêm nhóm xoang trước mạn tính cũng tương tự như bệnh lý
VMXMT. ..................................................................................................... 16
1.4.1 Nội khoa ............................................................................................. 16
1.4.1.1 Kháng sinh .................................................................................... 16
1.4.1.2 Corticosteroid ................................................................................ 16
1.4.1.3 Kháng Histamine........................................................................... 17
1.4.2 Phẫu thuật ........................................................................................... 17
1.4.2.1 Chỉ định ......................................................................................... 17
1.4.2.2 Chống chỉ định .............................................................................. 17
1.4.2.3 Các loại phẫu thuật........................................................................ 17
1.4.2.4 Các loại phẫu thuật khác ............................................................... 19
1.4.3 Tai biến trong phẫu thuật, biến chứng sau phẫu thuật và di chứng ... 20
1.4.3.1 Tai biến trong phẫu thuật .............................................................. 20
1.4.3.2 Biến chứng sau phẫu thuật: chảy máu, xơ dính, tái phát. ............. 21
1.4.3.3 Di chứng ........................................................................................ 21
1.4.4 Chăm sóc và điều trị sau phẫu thuật .................................................. 21

.
.

iv

1.4.4.1 Chăm sóc tại chỗ ........................................................................... 21


1.4.4.2 Điều trị sau phẫu thuật .................................................................. 21
1.5 Tình hình các nghiên cứu trước đây ...................................................... 21
1.5.1 Trên thế giới ....................................................................................... 21
1.5.2 Trong nước ......................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 28
2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang - tiến cứu .......................... 28
2.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 28
2.2.1 Dân số mục tiêu: Bệnh nhân tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí
Minh. ........................................................................................................... 28
2.2.2 Dân số nghiên cứu:............................................................................. 28
2.2.3 Dân số chọn mẫu ................................................................................ 28
2.2.3.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................... 28
2.2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 28
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 29
2.4 Cỡ mẫu ................................................................................................... 29
2.4.1 Cỡ mẫu ............................................................................................... 29
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu:..................................................................... 29
2.5 Phương pháp tiến hành........................................................................... 29
2.5.1 Các bước tiến hành nghiên cứu:......................................................... 29
2.5.2 Công cụ nghiên cứu. .......................................................................... 31
2.5.3 Kỹ thuật thu thập thông tin:............................................................... 32
2.5.4 Phương pháp hạn chế sai số ............................................................... 32
2.6 Biến số nghiên cứu ................................................................................. 33
2.6.1 Biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ...................... 33
2.6.2 Biến số về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ĐTNC. ............. 33

.
.

2.6.3 Đánh giá kết quả PTNSMX điều trị VMX trước mạn tính có dị hình
vách ngăn mũi ............................................................................................. 35
2.6.4 Đánh giá kết quả PTNSMX điều trị VMX trước mạn tính có dị hình
vách ngăn mũi sau 1 tháng và 3 tháng ........................................................ 36
2.7 Tiêu chí đánh giá .................................................................................... 38
2.7.1 Đánh giá triệu chứng lâm sàng .......................................................... 38
2.7.2 Đánh giá cận lâm sàng ....................................................................... 40
2.8 Tiêu chuẩn đánh giá sự hài lòng của người bệnh .................................. 41
2.8.1 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 41
2.9 Vấn đề y đức .......................................................................................... 41
2.10 Tính ứng dụng và khả thi ..................................................................... 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 43
3.1 Đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn. ................................................ 43
3.1.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội ...................................... 43
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 45
3.1.2.1 Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 45
3.1.2.2 Triệu chứng thực thể ..................................................................... 45
3.1.2.3 Đặc điểm triệu chứng khởi phát bệnh ........................................... 46
3.1.2.4 Triệu chứng thực thể: qua Nội soi mũi xoang .............................. 47
3.1.2.5 Đánh giá tình trạng viêm xoang mũi theo thang đo SNOT-22 ..... 48
3.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................... 50
3.1.3.1 Hình ảnh tổn thương xoang........................................................... 50
3.1.3.2 Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner .............................. 51
3.1.3.3 Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner .................................... 51
3.1.3.4 Mối liên quan giữa kết quả CT Scanner và thang điểm SNOT-22
................................................................................................................... 52

.
.

vi

3.2 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi .............................................................. 52
3.2.1 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi ............................................................. 52
3.2.2 Đặc điểm chăm sóc sau mổ ................................................................ 53
3.2.3 Kết quả điều trị sau 3 tháng ............................................................... 54
3.2.3.1 Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 54
3.2.3.2 Theo thang điểm SNOT-22 sau 3 tháng điều trị ........................... 55
3.2.3.3 Tỷ lệ cải thiện trước và sau điều trị .............................................. 56
3.2.3.4 Nội soi sau PT 1 tháng và 3 tháng ................................................ 58
3.2.3.5 Kết quả CT Scanner sau 3 tháng PT ............................................. 59
3.2.4 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN ........................ 59
3.2.4.1 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN ................... 59
3.2.4.2 Một số yếu tố liên quan đến kết quả sau PTNSMX và CHVN .... 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 67
4.1 Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 67
4.2 Đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn. ................................................ 68
4.2.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội ...................................... 68
4.2.2 Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 69
4.2.2.1 Triệu chứng thực thể: Qua nội soi mũi xoang .............................. 71
4.2.3 Đánh giá tình trạng viêm xoang mũi theo bảng SNOT-22 ................ 72
4.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................... 72
4.3 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi .............................................................. 74
4.3.1 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi ............................................................. 74

.
.

vii

4.3.2 Đặc điểm chăm sóc sau mổ ................................................................ 75


4.3.3 Kết quả điều trị sau 3 tháng ............................................................... 75
4.3.3.1 Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 76
4.3.3.2 Nội soi sau PT 1 tháng và 3 tháng ................................................ 77
4.3.4 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN ........................ 77
4.3.5 Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC 1. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU .................................................... 48
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI SNOT-22 ........................................................ 43

.
.

viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BN Bệnh nhân
CT Scan Computed Tomography
Chụp cắt lớp vi tính
DHVN Dị hình vách ngăn
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
EPOS European position paper on rhinosinusitis and nasal polyps
FESS Functional Endoscopic Sinus Surgery
PTNSMX Phẫu thuật nội soi mũi xoang
PT CHVN Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn
VNM Vách ngăn mũi
VMX Viêm mũi xoang
VMXMT Viêm mũi xoang mãn tính
VMXM Viêm mũi xoang mạn
VVN Vẹo vách ngăn
SNOT-22 Sino-nasal Outcome Test
WHO World Health Organization
Tổ chức y tế Thế Giới

.
.

ix

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Thang điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner xoang. ........... 39
Bảng 3.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội ................................... 43
Bảng 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp ..................................................................... 44
Bảng 3.3: Thời gian nằm viện ......................................................................... 44
Bảng 3.4: Triệu chứng cơ năng ....................................................................... 45
Bảng 3.5: Triệu chứng thực thể qua nội soi .................................................... 45
Bảng 3.6: Đặc điểm triệu chứng khởi phát bệnh ............................................ 46
Bảng 3.7: Phân loại Vẹo vách ngăn theo hình dạng vách ngăn ...................... 47
Bảng 3.8: Triệu chứng thực thể: qua Nội soi mũi xoang ................................ 47
Bảng 3.9: Theo thang điểm SNOT-22 ............................................................ 48
Bảng 3.10: Phân loại bệnh nhân theo mức độ điểm SNOT-22....................... 50
Bảng 3.11: Hình ảnh tổn thương xoang .......................................................... 50
Bảng 3.12: Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner .............................. 51
Bảng 3.13: Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner : ................................. 51
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa kết quả CT Scanner và thang điểm SNOT-22
......................................................................................................................... 52
Bảng 3.15: Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang
trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi ....................................................... 52
Bảng 3.16: Thời gian và biến chứng sau phẫu thuật ....................................... 53
Bảng 3.17: Đặc điểm chăm sóc sau mổ .......................................................... 53
Bảng 3.18: Rửa mũi sau mổ ............................................................................ 54
Bảng 3.19: Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 54
Bảng 3.20: Theo thang điểm SNOT-22 sau 3 tháng điều trị .......................... 55
Bảng 3.21: Tỷ lệ cải thiện trước và sau điều trị .............................................. 56
Bảng 3.22: Hình ảnh nội soi sau phẫu thuật ................................................... 58
Bảng 3.23: Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner .............................. 59

.
.

Bảng 3.24: Mối liên quan giữa kết quả sau PTNSMX - CHVN và lâm sàng,
cận lâm sàng .................................................................................................... 60
Bảng 3.25: Một số yếu tố liên quan đến kết quả sau PTNSMX và CHVN .... 61
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa tỷ lệ hài lòng và kết quả điều trị ................... 62
Bảng 4.1: So sánh cải thiện trước và sau phẫu thuật bằng thang điểm SNOT –
22 ..................................................................................................................... 76
Bảng 4.2: So sánh kết quả phẫu thuật chung .................................................. 78

.
.

xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: So sánh điểm SNOT-22 trung bình trước phẩu thuật và sau phẫu
thuật 3 tháng .................................................................................................... 57
Biểu đồ 3.2: Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN ................ 59
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân trước phẫu thuật và sau 3 tháng
phẫu thuật ........................................................................................................ 62

.
.

xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Thành ngoài hố mũi .......................................................................... 4
Hình 1.2 Giải phẫu vùng vách ngăn mũi .......................................................... 5
Hình 1.3 Phức hợp lỗ thông xoang ................................................................... 7
Hình 1.4 Vẹo vách ngăn mũi qua nội soi ........................................................ 14
Hình 1.5 Vẹo vách ngăn mũi qua CT Scanner................................................ 14
Hình 1.6 Mở khe giữa (lấy mỏm móc và mở lỗ thông xoang hàm) ............... 18
Hình 1.7 Kỹ thuật mở bóng sàng vào sàng trước ........................................... 19
Hình 2.1 Máy nội soi phẫu thuật mũi xoang ................................................... 31
Hình 2.2 Bộ dụng cụ phẫu thuật mũi xoang ................................................... 32

.
.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là một trong những bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên nếu
không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, viêm mũi xoang có thể tái phát
nhiều lần dẫn đến viêm mũi xoang mạn tính và có thể gây ra các biến chứng ở
các cơ quan lân cận như: viêm túi lệ, viêm mô tế bào quanh ổ mắt, áp xe dưới
cốt mạc, áp xe quanh ổ mắt, viêm thần kinh thị hậu nhãn cầu, viêm tai giữa,
viêm họng, viêm thanh khí phế quản, dò xoang miệng. Đôi khi gây ra một số
biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: cốt tủy viêm xương sọ, viêm màng
não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch hang. Viêm mũi xoang mạn tính là một
trong những chỉ định của phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Kennedy và Stammberger đã đề ra phương pháp mổ bảo tồn gọi là phẫu
thuật nội soi xoang chức năng. Mục tiêu thiết yếu của phẫu thuật chính là phục
hồi sự thông khí và dẫn lưu của phức hợp lỗ thông mũi-xoang giúp niêm mạc
tự hồi phục.
Những tỉ lệ thành công dựa trên sự cải thiện triệu chứng từ phẫu thuật
nội soi chức năng mũi-xoang đã được báo cáo thay đổi từ 85% - 92%. Nhóm
bệnh nhân với sự ghi nhận đầy đủ của y văn hơn 10 năm vẫn không có đáp ứng
một cách hiệu quả cả với điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật xoang chiếm 8%-15%
trong những bệnh nhân đã được phẫu thuật.
Senior và cộng sự báo cáo có sự cải thiện triệu chứng 66/72 trường hợp
(98,4%) sau phẫu thuật, thời gian theo dõi trung bình 7,8 năm . Damm và cộng
sự báo cáo cải thiện 85% trong lô nghiên cứu của họ, thời gian theo dõi trung
bình 31,7 tháng [2], [30].
Khi soi vào mũi cấu trúc đầu tiên mà chúng ta gặp là vách ngăn và cuốn
mũi dưới. Vách ngăn mũi bao gồm sụn tứ giác phía trước, nối tiếp với mảnh
đứng xương sàng ở sau trên và xương lá mía sau dưới. Vẹo vách ngăn gây ra
nghẹt mũi cũng như cản trở trong lúc phẫu thuật. Những bệnh nhân có vẹo vách

.
.

ngăn được khuyên nên mổ chỉnh hình vách ngăn cùng với phẫu thuật nội soi
xoang mũi xoang chức năng.
Khi vách ngăn không thẳng làm thay đổi về động học của luồng khí lưu
thông có thể gây ra những triệu chứng khác nhau. Thường nhất là nghẹt mũi.
Sự liên hệ giữa bệnh mũi xoang và vẹo vách ngăn đã được biết đến nhiều.
Trong nghiên cứu vào năm 2009 trên 345 BN tại Bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Thanh Vũ đã đưa kết luận rằng có
mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn [25]
Xuất phát từ thực tế lâm sàng, chúng tôi tiến hành “Đánh giá kết quả phẫu
thuật nội soi viêm nhóm xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi qua
CT Scanner và SNOT-22 từ 4/2019 đến 4/2020 tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng
Tp. Hồ Chí Minh”

.
.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Mục tiêu chung: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi, điều trị viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi qua CT Scanner và SNOT-22
từ 4/2019 đến 4/2020 tại BV Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh
Mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân
viêm nhóm xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn tại Bệnh viện Tai Mũi
Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2019 đến 04/2020
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang
trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi qua CT Scanner và SNOT-22 tại Bệnh
viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2019 đến 04/2020

.
.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Giải phẫu, sinh lý mũi xoang và sinh lý bệnh VMX mạn tính
1.1.1 Giải phẫu mũi
Thành trên mũi gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán
ở phía ngoài, tạo thành trần các xoang sàng.
Thành ngoài là vách mũi xoang, có khối bên xương sàng gồm nhiều
nhóm xoang sàng. Mặt ngoài khối sàng là một phần của thành hốc mắt, đây là
vùng rất nhạy cảm trong PTNSMX vì dễ bị tổn thương [3],[11],[35].
Cuốn mũi dưới được phủ bởi niêm mạc dầy chứa đám rối tĩnh mạch.
Cuốn mũi giữa là một phần của xương sàng, có niêm mạc đường hô hấp
bao phủ. Mảnh nền cuốn giữa nằm cách gai mũi trước 5 - 6 cm [7],[14],[28] là
vách phân chia các xoang sàng trước, sau và là một mốc giải phẫu quan trọng
trong PTNSMX.

Hình 1.1. Thành ngoài hố mũi


(Nguồn: Nguyễn Hữu Khôi, Phẫu thuật nội soi mũi xoang
kèm Altas minh họa (2005), trang 4 [8])

.
.

Cuốn mũi trên là mảnh xương nhỏ của khối bên xương sàng. Khe mũi trên
là khe hẹp có xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào.
Cuốn mũi trên cùng khi có khi không, 75% trường hợp có lỗ đổ của xoang
sàng sau.
Thành trong là vách ngăn mũi là một vách chia đôi hai hốc mũi gồm có
cốt cứng bằng xương sụn, còn hai bên được bao phủ bởi niêm mạc mũi, chiều
dài từ 7 – 8 cm, chiều cao từ 4 – 4,5 cm.
Khung xương sụn gồm: phía trên là mảnh đứng xương sàng, phía dưới và
sau xương có dạng lưỡi cày đỉnh quay ra trước gọi là xương lá mía, sụn VNM
ở phía dưới và phía trước có đuôi kéo dài ra sau nằm giữa mảnh đứng xương
sàng và xương lá mía. Cuối cùng là cành trong của sụn cánh mũi chồm qua khỏi
đường giữa phía đối bên tạo nên xương dưới VNM. Khung xương sụn này có
bờ trên gắn liền với mảnh đứng xương sàng, bờ sau VNM về phía trên dính vào
thân xương bướm, ở dưới tự do để tạo nên bờ trong của cửa mũi sau.
Phần mũi xương trán

Mảnh đứng xương sàng


Xương mũi
Xoang bướm

Hố yên
Sụn tứ giác

Rễ mũi của xương hàm trên và


xương vòm miệng

Mào răng Xương lá mía


cửa

Hình 1.2 Giải phẫu vùng vách ngăn mũi


(Nguồn: Huỳnh Khắc Cường, Cập nhật chẩn đoán và
điều trị bệnh lý mũi xoang (2006), trang 98 [2])

.
.

1.1.2 Các cấu trúc liên quan


1.1.2.1 Khe mũi dưới
Lỗ lệ nằm ở phía trước-trên, ¼ trên-sau là mỏm hàm của xương cuốn
dưới tiếp nối với xương khẩu cái, đây chính là vùng mỏng nhất của vách mũi
xoang để chọc vào xoang hàm.
1.1.2.2 Khe mũi giữa
- Mỏm móc
Mỏm móc là xương nhỏ hình liềm, đi từ chỗ bám phía trước trên vào
vách mũi xoang, đến chỗ bám phía sau dưới vào xương cuốn mũi dưới. Mỏm
móc có thể dị hình như đảo chiều, quá phát, concha bullosa gây cản trở lưu
thông xoang, có thể làm tắc phức hợp lỗ thông mũi xoang gây VMXMT [5].
- Đê mũi (Agger nasi)
Nó giống như một cái mào ngay trước trên chân bám cuốn giữa thuộc
xương lệ, có thể có từ 1-3 tế bào đê mũi, có thể phát triển ra khỏi hố lệ làm hẹp
ngách trán.
- Bóng sàng
Bóng sàng là những tế bào khí có kích thước lớn nhất của phức hợp sàng
trước. Bóng sàng được coi là điểm đột phá đầu tiên trong PTNSMX mở xoang
sàng.
- Phễu sàng
Phễu sàng có vai trò quan trọng về mặt sinh lý bệnh, đây là ngách mà
xoang hàm, xoang trán, sàng trước dẫn lưu vào. Nếu phễu sàng bị bít lấp một
phần hoặc hoàn toàn thì xoang hàm sẽ thông khí kém và dịch tiết sẽ đọng lại
trong xoang.
- Ngách trán
Ngách trán là phần trên và trước nhất của phức hợp dẫn đến xoang trán
và không đồng nghĩa với ống mũi trán. Khi mảnh nền của bóng sàng đạt gần

.
.

tới nền sọ nó sẽ phân cách các ngách trán qua ngách trên bóng sàng, nếu chỗ
bám của bóng sàng lên nhiều ra phía trước hoặc bóng sàng thông khí tốt, ngách
trán sẽ bị hẹp ở thành sau và tạo ống trên mặt phẳng dọc mà gọi một cách thiếu
chính xác là ống mũi trán [2].
- Phức hợp lỗ thông mũi xoang
Phức hợp lỗ thông xoang là một vùng quan trọng mấu chốt trong bệnh
sinh của viêm mũi xoang và biểu hiện đường dẫn lưu và thông khí chung cuối
cùng của xoang trán, xoang hàm và các tế bào sàng trước.

Hình 1.3 Phức hợp lỗ thông xoang


(Nguồn: Nguyễn Hữu Khôi, Phẫu thuật nội soi mũi xoang
kèm Altas minh họa (2005), trang 24 [8])

1.1.3 Mạch máu và thần kinh của mũi


1.1.3.1 Động mạch
Mũi được cấp máu bởi các nhánh của cả hệ cảnh trong (động mạch mắt)
và hệ cảnh ngoài (động mạch hàm trong). Động mạch sàng trước (nhánh động
mạch mắt): đi trong một ống xương sát nền sọ, nằm giữa các tế bào sàng trước
và bóng sàng, nằm cách cửa mũi trước # 7cm. Động mạch sàng sau (nhánh
động mạch mắt) và động mạch bướm-khẩu cái (nhánh động mạch hàm trong),
ít bị tổn thương trong phẫu thuật [15],[35]

.
.

1.1.3.2 Tĩnh mạch


Đổ vào tĩnh mạch hàm trong, tĩnh mạch mắt và tĩnh mạch mặt.
1.1.3.3 Thần kinh
Thần kinh giác quan là dây khứu giác.
Thần kinh cảm giác là các nhánh của thần kinh mắt và bướm-khẩu cái.
1.1.4 Nhóm xoang
1.1.4.1 Xoang hàm
Xoang hàm chiếm chỗ trong thân xương hàm trên và ở người trưởng
thành nó là một xoang cạnh mũi lớn nhất. Nhìn chung nó có thể như cái tháp
mà đáy tạo nên thành ngoài hốc mũi và đỉnh của nó hướng ra ngoài về phía
mỏm gò má.
Trần của xoang hàm là một xương mỏng, dây thần kinh dưới ổ mắt đi
ngang qua trung tâm của xương này có thể bị hở ra khoảng 14% trong dân số
và có thể bị tổn thương trong quá trình thao tác phẫu thuật ở vùng này [2].
Lỗ thông tự nhiên xoang hàm ở phần trên của thành trong, bờ sau của lỗ
thông tiếp tục với mảnh ổ mắt xương sàng của xương sàng cho phép bờ này
của lỗ thông là một giới hạn ngoài đáng tin cậy trong phẫu thuật mũi xoang.
Khoảng 15% - 40% trường hợp có lỗ thông xoang hàm phụ, biểu hiện như một
cái lỗ trong lớp niêm mạc bao phủ một chỗ nẻ ra của xương (hay fontanelles)
[2],[17].
1.1.4.2 Xoang trán
Xoang trán phát triển từ các tế bào sàng trước trên trong vùng ngách trán,
chiều cao từ 5 - 6 cm, chiều rộng từ 17 - 49 mm, luôn luôn có một vách ngăn
trong xoang trán. Thành trước là thành vững chắc nhất. Thành sau ngăn cách
xoang trán với hố não trước. Sàn của xoang cũng là trần của ổ mắt. Lỗ thông
xoang ở vị trí sau của sàn xoang dẫn lưu vào trong khe giữa qua ngách trán.
Phểu trán là vùng hẹp hơn trong xoang dẫn đến lỗ thông xoang [2].

.
.

1.1.4.3 Xoang sàng trước


Nằm trong mê đạo sàng của xương sàng, khoảng giữa ổ mắt và phần trên
ổ mũi. Nhóm các tế bào sàng trước được phân chia với các tế bào sàng sau bởi
phần đứng của mảnh nền cuốn giữa. Mảnh nền là phần mở rộng sang bên của
cuốn giữa. Nhóm tế bào sàng trước dẫn lưu vào khe mũi giữa.
1.1.5 Sơ lược sinh lý mũi xoang
1.1.5.1 Chức năng hô hấp
Không khí hít vào trong mũi tạo một góc 60o so với sàn mũi và chia làm
nhiều luồng qua các khe mũi (dưới mỗi cuốn mũi).
Theo Masing, luồng không khí xoáy là đến các lỗ thông xoang. Thể tích
không khí qua mũi mỗi lần hít vào là 382 ± 50m/s ở người lớn [2].
1.1.5.2 Chức năng lọc bụi
Chất nhày tiết ra từ mũi bắt giữ vật là đưa xuống họng nuốt xuống dạ
dày. Trong một số môi trường rất nhiều bụi thì việc hô hấp qua đường mũi đóng
một vai trò quan trọng trong bảo vệ đường thở.
1.1.5.3 Chức năng điều hòa nhiệt độ không khí hít vào
Ở nhiệt độ môi trường là 23o C và độ ẩm tương đối là 40% trong điều
kiện bình thường, luồng không khí sẽ được làm ấm lên 30o C và độ ẩm tương
đối là 98%.
Khi hít không khí có nhiệt độ - 4o C đến 0o C đến họng nhiệt độ vẫn là
31o C và ẩm độ là 98%.
1.1.5.4 Khứu giác
Vùng niêm mạc khứu giác có màu vàng do phospholipid. Thần kinh khứu
giác sẽ được truyền đến hệ viền, tổ chức lưới góp phần giúp cuống não nhận
biết mùi, thông tin mùi này được chuyển đến hồi hải mã, thalamus và vùng hạ
đồi cuối cùng ở thùy trán.

.
.

10

1.1.6 Sinh lý bệnh viêm mũi xoang mạn tính [2]


Viêm mũi-xoang cấp có thể bắt nguồn và trở nên mạn tính bởi các yếu
tố tại chỗ hoặc toàn thân là bít tắc lỗ thông xoang và gây nhiễm trùng. Những
yếu tố này gồm cấu trúc giải phẫu hoặc các yếu tố viêm dẫn đến hẹp lỗ thông
xoang, rối loạn vận chuyển hệ nhầy-lông chuyển, suy yếu miễn dịch.
Các dạng cấu trúc giải phẩu có thể làm hẹp lỗ thông xoang bao gồm tế
bào Haller (tế bào sàng dưới ổ mắt), tế bào Agger nasi (chỗ phồng phía trước
trên nhất của đầu bám cuốn mũi giữa), cuốn mũi giữa cong ngược, bóng sàng
chạm giữa, biến dạng của mõm móc, bóng khí cuốn mũi giữa.
Bít tắc lỗ thông xoang
Thường bị tắc nhất là những lỗ thông dẫn lưu vào đơn vị lỗ thông xoang.
Do vậy xoang sàng trước, xoang hàm là những xoang hay bị bệnh nhất trong
cả hai thể cấp và mạn. Viêm xoang trán hậu quả từ tắc ống mũi trán.
Trong viêm mũi xoang mạn, niêm mạc dầy thường tồn tại dai dẳng dù
điều trị bằng kháng sinh. Điều này càng thêm vào làm cản trở thanh thải bình
thường hệ nhầy-lông chuyển và đưa đến tắc các lỗ thông xoang [31].
Chậm phục hồi chức năng nhầy lông chuyển
Trong VMXM, ứ đọng niêm dịch, giảm áp lực O2, các sản phẩm vi sinh,
quá trình viêm mạn làm giảm chức năng hệ nhầy lông chuyển. Nhiều yếu tố
khác góp phần làm chậm hoạt động thanh thải: thay đổi tỷ trọng riêng độ nhầy
nhớt, mất lông chuyển và những hư hại siêu cấu trúc của biểu mô.
BN bị VMXMT có tăng sinh niêm mạc thì phục hồi chậm hơn và không
hoàn toàn. Do vậy, một lý do khiến bệnh tái phát sau điều trị nội, ngoại khoa
có thể là suy giảm dai dẳng hoạt động thanh thải hệ nhầy lông chuyển.
Niêm dịch “dẫn lưu vòng” và viêm xương
Dẫn lưu vòng của niêm dịch xoang hàm được mô tả trong số BN có lỗ
thông xoang phụ. Dịch tiết thoát khỏi xoang qua lỗ thông chính đi vào khe giữa.

.
.

11

Một số dịch này sau đó lại đi trở vào xoang hàm qua lỗ thông phụ thường khu
trú ở dưới đơn vị lỗ thông khe trên vách mũi xoang.
Viêm xương được mô tả nhờ các phân tích mô học xương sàng lấy ra từ
bệnh nhân có viêm mũi xoang mạn. Viêm xương xảy ra như là hậu quả trực
tiếp của nhiễm trùng hoặc do phẫu thuật xoang không bảo tồn niêm mạc.
Những yếu tố vi sinh tồn tại dai dẳng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt về chủng vi khuẩn giữa hai thể
VMX cấp và VMXM. Trong VMX cấp, vi khuẩn chủ yếu là Streptococcus
pneumonia, Hemophilus influenza. Trong VMXM, những vi khuẩn được định
danh là những vi khuẩn của viêm mũi-xoang cấp và thêm Staphylococcus
aureus, Staphylococcus không sinh coagulase và vi khuẩn kỵ khí.
1.2 Lâm sàng, cận lâm sàng viêm nhóm xoang trước mạn tính
1.2.1 Triệu chứng lâm sàng của viêm nhóm xoang trước mạn tính
Triệu chứng lâm sàng của VMX trước mạn tính cũng tương tự như bệnh lý
VMX mạn tính. Theo EPOS 2012, chẩn đoán VMX mạn tính khi có đủ hay nhiều
hơn 2 triệu chứng chính trong đó phải có 1 triệu chứng là nghẹt mũi hay chảy mũi.
Các triệu chứng chính VMXMT gồm:
- Đau mặt, căng, nặng mặt.
- Nghẹt tắc mũi.
- Chảy dịch, mủ ra mũi trước, sau.
- Mất, giảm khứu giác.
Các triệu chứng phụ:
- Nhức đầu
- Sốt nhẹ
- Hơi thở có mùi hôi
- Mệt mỏi
- Đau răng

.
.

12

- Ho
- Nặng tức, đau nhức tai.
VMXMT có thời gian bệnh kéo dài ≥ 12 tuần. Bệnh sử và biểu hiện lâm sàng
giống loại cấp.
1.2.2 Hình ảnh nội soi mũi xoang
Nội soi mũi xoang chẩn đoán có thể là một tiến bộ độc nhất không thể thay
thế đối bệnh lý mũi xoang trong 42 năm qua, đây là biện pháp khách quan để khám
đánh giá bệnh nhân với những than phiền về triệu chứng ở mũi xoang. Nội soi là
điều thiết yếu bắt buộc để chẩn đoán những dấu hiệu thực thể của bệnh và để theo
dõi hiệu quả của điều trị trên bệnh vùng phức hợp lỗ thông xoang.
Động tác đầu tiên là đưa ống nội soi vào dọc theo sàn hốc mũi, sau đó
đưa ống soi ra tận phía sau, quan sát vòm hầu, chú ý với hình dạng của cuốn
mũi dưới, dịch tiết, VA vòm hầu và lỗ vòi nhĩ. Động tác thứ hai kéo ngược ống
soi ra trước, quan sát đánh giá cửa mũi sau, khe mũi giữa, vách ngăn mũi xoang,
khe bướm sàng và toàn bộ vùng phức hợp lỗ thông xoang [2].
Hình ảnh nội soi có giá trị chẩn đoán VMX trước mạn tính là dịch khe
giữa, phù nề niêm mạc khe giữa. Trên hình ảnh nội dung nội soi còn ghi nhận
các cấu trúc dị hình đi kèm bệnh lý VMX như vẹo vách ngăn, concha bullosa,
quá phát cuốn mũi, dị hình mỏm móc, tế bào đê mũi to, hay đánh giá được niêm
mạc dạng dị ứng là yếu tố gây VMX.
Quá phát cuốn mũi là tình trạng cuốn mũi to, phù nề, dầy niêm mạc gây
bít tắc phức hợp lỗ thông xoang.
Ngoài ra, khi khám cần tìm những nguyên nhân khác làm tắc nghẽn
xoang như: polyp mũi, dị dạng vách ngăn hoặc cuốn mũi, nấm.
1.2.3 Cận lâm sàng của viêm nhóm xoang trước mạn tính
CT Scanner đã trở thành chỉ định bắt buộc, không thể thiếu được đối với
tất cả những bệnh nhân cần PTNSMX. CT Scanner phác họa được hình ảnh

.
.

13

giải phẫu phức tạp của phức hợp lỗ thông xoang trong một tầm nhìn đơn giản
hơn nhiều và còn có tác dụng như là một tấm bản đồ cho phẫu thuật viên nội
soi mũi xoang.
Khi đọc CT Scanner mũi xoang, phẫu thuật viên ngoài việc xác định
mảnh nền cuốn giữa là ranh giới phân chia nhóm xoang trước và xoang sau, và
các dấu hiệu bệnh lý như dầy niêm mạc, tụ dịch ở xoang hàm, sàng trước và
xoang trán, tắc phức hợp lỗ thông xoang, concha bullosa, quá phát cuốn, dị
hình vách ngăn mũi,…thì việc đánh giá kỹ các cấu trúc giải phẫu như trần sàng,
xương giấy, động mạch cảnh trong và thần kinh thị có bao xương hay không
cũng rất quan trọng nhằm tránh tai biến nghiêm trọng trong lúc mổ.
1.2.4 Chẩn đoán viêm nhóm xoang trước mạn tính
Chẩn đoán VMX trước mạn tính tương tự như VMXMT, theo EPOS 2012
khi khám lâm sàng có đủ hay nhiều hơn 2 triệu chứng chính, trong đó phải có 1
triệu chứng là nghẹt mũi hay chảy mũi. Các triệu chứng này kéo dài ≥ 12 tuần.
Và hình ảnh viêm xoang hàm, sàng trước và xoang trán: trên nội soi có
chảy dịch từ khe giữa, phù nề niêm mạc mũi xoang và/hoặc trên CT Scanner
có hình ảnh dầy niêm mạc, ứ đọng mủ, tắc phức hợp lỗ thông xoang.
1.3 Dị hình vách ngăn mũi
1.3.1 Phân loại DHVN theo hình dạng của vách ngăn mũi
- VVN hình chữ C: vách ngăn bị vẹo đều dạng lồi nghiêng về một bên.
- VVN hình chữ S: là sự xuất hiện một chỗ lồi ở phần cao và một chỗ lồi
ở phần thấp của phía đối bên.
- Gai VNM: là dị hình khu trú tại một điểm và nhô lên giống như gai hoa
hồng gọi là gai VNM.
- Mào VNM: là mào xương khi có phì đại khớp nối của các phần VNM.
Mào VNM thường ở dọc bờ trên xương lá mía và đi chếch từ dưới lên trên.
- VVN phức tạp: kết hợp của các loại trên.

.
.

14

Vách ngăn vẹo

Hình 1.4 Vẹo vách ngăn mũi qua nội soi


(Nguồn: Huỳnh Khắc Cường, Cập nhật chẩn đoán và
điều trị bệnh lý mũi xoang (2006), trang 93 [2])

Xoang sàng

Mõm móc

Phễu sàng Cuốn mũi giữa

Cuốn mũi dưới Xoang hàm

Vách ngăn mũi

Hình 1.5 Vẹo vách ngăn mũi qua CT Scanner


(Nguồn: Huỳnh Khắc Cường, Cập nhật chẩn đoán và
điều trị bệnh lý mũi xoang (2006), trang 90 [2])

1.3.2 Phân loại DHVN theo Mladin:


- Loại 1: DHVN một bên, trong vùng van mũi, không chạm đến van mũi,
nó không làm thay đổi góc van sinh lý (15°) và vì vậy có vai trò không đáng kể
trong sinh lý bệnh của mũi [36].

.
.

15

- Loại 2: DHVN một bên, trong vùng van mũi mà chạm đến van mũi, vì
vậy đã làm giảm bớt góc van sinh lý (<15°) [36].
- Loại 3: DHVN một bên ở sâu hơn trong hốc mũi, ngang với đầu cuốn
mũi giữa [36].
- Loại 4: Dị dạng vách ngăn cả hai bên, bao gồm loại 2 ở một bên và loại
3 ở một bên khác. Loại này cũng được biết như VVN hình chữ S [36].
- Loại 5: Mào vách ngăn nằm trong hốc mũi. Vách ngăn bên kia thì luôn
luôn thẳng [36].
- Loại 6: Một bên vách ngăn có một cái rãnh giữa xương khẩu cái và
mảnh đứng xương sàng, bên kia vách ngăn có mào [36].
- Loại 7: Kết hợp của những loại trên [36].
1.3.3 Chẩn đoán và điều trị DHVN:
Khi vách ngăn mũi không thẳng làm thay đổi về động học của luồng khí
lưu thông có thể gây ra những triệu chứng khác nhau, thường nhất là nghẹt mũi.
Triệu chứng này thường xảy ra trong trường hợp dị hình ở 2 cm đầu tiên của
mũi, đó là điểm bắt đầu của van mũi. Những triệu chứng khác ở người trưởng
thành như: ngáy (57,3%), nhức đầu (48%) thường do điểm tiếp xúc, chảy mũi
(38,7%), hắt hơi (30,7%), giảm khứu (30,7%), chảy máu mũi (21,3%)
(Low,1992) [2].
Nội soi mũi xoang trước và sau khi đặt thuốc co mạch tại chỗ nhằm làm
giảm cương tụ niêm mạc với oximetazoline, sẽ thấy rõ phần sau của mũi và rất
cần để thấy rõ vùng van mũi. Bên đối diện của DHVN thường có phì đại của cuốn
mũi dưới. Chụp phim X-quang tư thế Blondeau - Hirtz có thể thấy dị hình ở phần
vách ngăn xương, nhưng không cho thấy rõ dị hình phần sụn của vách ngăn.
Về điều trị, DHVN là sự tắc nghẽn cơ học đường thở vì thế không có
điều trị nội khoa nào có thể thay đổi được. Vì vậy, phẫu thuật là điều trị duy
nhất đối với DHVN.

.
.

16

1.3.4 Mối tương quan giữa DHVN và viêm mũi xoang mạn tính:
Nói về mối tường quan giữa DHVN và VMXMT cũng có nhiều ý kiến
khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vũ, Lâm Huyền
Trân [25] đã cho thấy vẹo vách ngăn tương quan với viêm xoang cùng bên
(xoang sàng trước, xoang hàm và xoang trán). Đặc điểm lâm sàng của viêm
mũi xoang mạn tính ở nhóm không vẹo vách ngăn và nhóm có vẹo vách ngăn
thì tương tự nhau. Có mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang
mạn tính và vẹo vách ngăn càng nhiều, càng phức tạp thì khả năng viêm xoang
càng cao.
1.4 Điều trị viêm nhóm xoang trước mạn tính cũng tương tự như bệnh lý
VMXMT.
1.4.1 Nội khoa
Điều trị nội khoa VMX cấp thường đạt được thành công. Trong trường
hợp VMXM hoặc VMX tái phát hồi viêm thì điều trị chỉ làm giảm đáng kể
những triệu chứng và vì thế làm giảm đi những tổn thương của bệnh lý gây ra.
Điều trị nội khoa còn giữ vai trò then chốt trong chẩn đoán bệnh lý VMXMT,
VMXMT chỉ có thể chẩn đoán sau một đợt điều trị nội khoa thất bại [40].
1.4.1.1 Kháng sinh
Kháng sinh liệu pháp giữ vai trò quan trọng trong điều trị VMX nhiễm
khuẩn và trong điều trị tiền phẫu, mục tiêu làm giảm vi trùng tụ trong xoang và
kháng sinh dùng trong hậu phẫu với mục đích ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng
hố mổ. Kháng sinh phải luôn đi trước chụp CT Scanner và can thiệp phẫu thuật.
1.4.1.2 Corticosteroid
Các corticoid tự nhiên có nguồn gốc là hormon do vỏ thượng thận tiết ra
có tác dụng duy trì nhiều chức năng sinh lý quan trọng của con người. Trong
lâm sàng người ta sử dụng các thuốc glucocorticosteroid tổng hợp có hoạt tính

.
.

17

chống viêm và chứa nhân steroid có 17 phân tử carbon với ưu điểm có tác dụng
chống viêm mạnh và ít tác dụng phụ [1].
1.4.1.3 Kháng Histamine
Chỉ nên được giới hạn dùng ở những bệnh nhân VMXMT có biểu hiện
triệu chứng dị ứng nhưng không có tác dụng với triệu chứng nghẹt mũi.
1.4.2 Phẫu thuật
1.4.2.1 Chỉ định
- VMXM thất bại điều trị nội khoa.
- VMX tái phát nhiều lần không đáp ứng điều trị nội khoa tích cực.
- Polyp mũi. Polyp cửa mũi sau
- Viêm xoang do nấm
- Lấy u: u nhầy, u nang, u nhú,…
- Rò dịch não tủy.
- Giải áp ổ mắt. Giải áp thần kinh thị
- Cầm máu mũi trên BN chảy máu mũi tái diễn kéo dài.
1.4.2.2 Chống chỉ định
Bệnh nhân có các bệnh lý rối loạn đông máu, bệnh lý nội khoa kèm theo
đang tiến triển như lao phổi, hen phế quản, suy tim, suy thận mạn,…không thể
gây mê được.
Một số chống chỉ định khác gồm:
VMX cấp nguy cơ biến chứng vào ổ mắt, gây biến chứng não, màng não,
viêm xương [22],[39].
Ngách xoang trán và lỗ thông xoang trán không xác định được bằng
đường nội soi mũi. Trường hợp tổn thương xương lan rộng như u xương.
Viêm xoang có cốt tủy viêm.
1.4.2.3 Các loại phẫu thuật
Theo Phạm Kiên Hữu, tùy theo bệnh tích mà phẫu thuật viên tiến hành
các loại phẫu thuật khác nhau [7].

.
.

18

Loại 1: Mở mỏm móc ± mở xoang hàm


- Mở mỏm móc: Là bước khởi đầu cho phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Lấy bỏ mỏm móc nhưng giữ lại niêm mạc quanh lỗ thông tự nhiên của xoang
hàm. Trong bước này, nếu phần trên mỏm móc bám vào nền sọ hay cuốn giữa
thì có thể giữ lại phần trên mỏm móc tránh tổn thương niêm mạc ngách trán.
- Mở xoang hàm loại I: Lỗ thông tự nhiên xoang hàm được mở rộng ra
phía sau, nhưng không quá 1cm. Trong tường hợp đã có một lỗ thông phụ thì
lỗ thông chính được mở thông với lỗ thông phụ của xoang hàm.
- Mở xoang hàm loại II: Lỗ thông xoang hàm được mở rộng khoảng 2cm
theo hướng xuống dưới và ra sau.
- Mở xoang hàm loại III: Lỗ thông xoang hàm được mở rộng ra đến gần
thành sau xoang hàm, phía trước được mở rộng đến mào lệ và phía dưới đến lưng
của cuốn mũi dưới. Thủ thuật này giúp xử trí các bệnh lý bên trong xoang hàm, u
nấm, viêm xoang hàm thứ phát do răng hay polyp trong lòng xoang.

Hình 1.6 Mở khe giữa (lấy mỏm móc và mở lỗ thông xoang hàm)
(Nguồn: Nguyễn Hữu Khôi, Phẫu thuật nội soi mũi xoang
kèm Altas minh họa (2005), trang 60-61 [8])
Loại 2: Phẫu thuật nạo sàng trước
Bao gồm các bước như mở mỏm móc, mở các tế bào sàng trước cho đến
mảnh nền cuốn mũi giữa (kể cả tế bào agger nasi) nhưng không mở rộng quá
mức cần thiết tế bào agger nasi tránh tổn thương niêm mạc dẫn đến tai biến sẹo
hẹp ngách trán sau mổ.

.
.

19

Hình 1.7 Kỹ thuật mở bóng sàng vào sàng trước


(Nguồn: Nguyễn Hữu Khôi, Phẫu thuật nội soi mũi xoang
kèm Altas minh họa (2005), trang 62 [8])

Loại 3: Phẫu thuật nạo sàng trước – trán ± mở xoang trán


Phẫu thuật mở sàng trước - trán bao gồm phẫu thuật mở ngách trán và
các tế bào sàng trước. Chỉ định mở ngách trán khi điều trị viêm xoang trán bằng
nội khoa hợp lý nhưng không có kết quả, đã phẫu thuật nạo sàng kết hợp điều
trị nội nhưng không khỏi viêm xoang trán.
- Phẫu thuật mở xoang trán loại I: Vùng ngách trán giữ nguyên, thực hiện
khi BN có mỏm móc bám lên nền sọ hay cuốn mũi giữa gây hẹp ngách trán.
Trường hợp này phần trên mỏm móc được lấy đi, ngách trán mở thông nếu
không có cấu trúc lân cận làm tắc nghẽn như tế bào agger nasi to, tế bào bóng
trán, tế bào trên ổ mắt.
- Phẫu thuật mở xoang trán loại II: Mở rộng ngách trán bằng phẫu tích
lấy các vách xương (dưới niêm mạc) của tế bào agger nasi to, tế bào bóng trán,
tế bào trên ổ mắt làm hẹp ngách trán.
- Phẫu thuật mở xoang trán loại III: Phẫu thuật mở thật rộng ngách trán
gồm lấy đi gai mũi trán hay mũi trán.
1.4.2.4 Các loại phẫu thuật khác
- Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi
Cottle đã phát triển kỹ thuật này những năm 50. Nó bắt đầu bằng việc
bóc tách ở trong vùng xoang hàm và trước xoang hàm, và tách rời niêm mạc và

.
.

20

màng sụn ra khỏi vách ngăn sụn và xương. Phần vẹo của vách ngăn được cắt
đi, tỉa gọn và đặt lại giữa hai lớp niêm mạc. Như vậy vẫn duy trì được độ cứng
của vách ngăn và tránh biến dạng sau này của mũi.
Kỹ thuật này cho phép phẫu thuật viên điều trị những biến dạng ở mọi
vùng của vách ngăn, ngay cả việc có thể lấy sụn vách ngăn tái tạo ở bên ngoài
cơ thể nếu cần. Phẫu thuật này ít gây thủng vách ngăn và ít biến chứng hơn
phẫu thuật xén vách ngăn dưới niêm mạc.
1.4.3 Tai biến trong phẫu thuật, biến chứng sau phẫu thuật và di chứng
Phẫu thuật nội soi mũi xoang là một phẫu thuật tương đối phức tạp và
luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Tỷ lệ tai biến trong và sau mổ thay đổi
từ 2 – 17% [34],[35].
1.4.3.1 Tai biến trong phẫu thuật
- Chảy máu: có thể là do tổn thương động mạch sàng trước, sàng sau
hoặc bướm khẩu cái. Xử trí gồm có đặt bấc mũi có tẩm thuốc co mạch, đốt
điện. Trường hợp chảy máu dữ dội từ động mạch cảnh trong bị tổn thương
(trong lòng xoang bướm) phải lập tức nhét bấc vào xoang bướm thật chặt, hồi
sức BN và hội chẩn bác sĩ can thiệp mạch máu để xử trí.
- Dò dịch não tủy: Do tổn thương mảnh sàng hoặc mái trán-sàng, dịch
trong chảy ra ngoài qua mũi, chẩn đoán xác định khi lấy dịch não tủy xét
nghiệm sinh hóa, điều trị phối hợp chuyên khoa ngoại thần kinh.
- Tai biến mắt: Tổn thương ổ mắt hay thoát vị mô mỡ ổ mắt: Do tổn
thương xương giấy và ổ mắt gây tụ máu quanh ổ mắt [37].
Xuất huyết sau ổ mắt.
Tổn thương cơ thẳng trong gây song thị sau mổ.
Tổn thương thần kinh thị giác.

.
.

21

1.4.3.2 Biến chứng sau phẫu thuật: chảy máu, xơ dính, tái phát.
1.4.3.3 Di chứng
Di chứng thường gặp nhất là sẹo dính, gây tắc dẫn lưu., làm giảm hoạt
động thanh thải của hệ thống nhầy-lông chuyển và gây nghẹt mũi. Vì thế, chăm
sóc tại chỗ sau mổ là một điều rất quan trọng sau PTNSMX.
1.4.4 Chăm sóc và điều trị sau phẫu thuật
1.4.4.1 Chăm sóc tại chỗ
Sau khi rút vật liệu cầm máu, cần hút sạch dịch xuất tiết, máu đọng, giả
mạc. Những ngày sau, phải bơm rửa hốc mũi, hút sạch và kiểm tra sự thông
thoáng. Nếu có nguy cơ dính, phải tách dính. Chăm sóc tại chỗ thực hiện cho
đến khi hố mổ lành hẳn.
1.4.4.2 Điều trị sau phẫu thuật
- Kháng sinh toàn thân.
- Kháng viêm, giảm đau.
- Kháng dị ứng.
- Long đàm.
1.5 Tình hình các nghiên cứu trước đây
1.5.1 Trên thế giới
Viswanatha [43] đã thực hiện nghiên cứu về sự kết hợp giữa triệu chứng
của dị hình vách ngăn và VMX trong một nghiên cứu tiến cứu từ tháng 10/2013
đến tháng 5/2015. Tổng cộng có 200 BN có độ tuổi từ 15 - 60 tuổi bị VMXMT
với các triệu chứng (nghẹt mũi, chảy dịch mủ, chảy mũi sau, giảm khứu, đau
mặt) kéo dài ≥ 12 tuần. Tất cả BN đều được khám lâm sàng, chụp X-quang
xoang, nội soi mũi xoang và chụp CT Scanner mũi xoang. Các BN này có các
triệu chứng của VMX với dị hình VNM. Kết quả: có 112 nam và 88 nữ trong
nghiên cứu này. Triệu chứng đau đầu chiếm tỷ lệ cao nhất với 186/200 ca
(93%). Triệu chứng nghẹt mũi là 89%. Chảy mũi là 63%. Đau mặt 47,5%. Sốt

.
.

22

27,5%. Hơi thở hôi 10%. Ho 8,5% và mệt mỏi 3%. Dị hình VNM phổ biến nhất
là vẹo chữ C chiếm 70,5%. Vẹo chữ S là 29,5%. Có phần vẹo chạm vào thành
bên là 38%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 49% bị viêm xoang hàm hai
bên; 40,5% viêm xoang hàm một bên; 35,5% bị viêm xoang trán hai bên; 12,5%
viêm xoang trán một bên; 27% viêm xoang sàng hai bên; 13% viêm xoang sàng
một bên; 5,5% viêm xoang bướm hai bên và 5,5% viêm đa xoang. Kết luận: Dị
hình VNM có thể kết hợp với bệnh VMX, đặc biệt là vẹo hình chữ C có mối
tương quan có ý nghĩa thống kê với VMX. Nghiên cứu này đã cho thấy rằng dị
hình VNM là nguyên nhân gây ra VMXM, điều này cũng ảnh hưởng đến quyết
định phương pháp điều trị và cách dự phòng nhằm làm giảm tần suất bệnh xảy ra.
Bajaj Y và cộng sự [29] đã có nghiên cứu về PTNSMX trên 266 BN
trong 7 năm (từ tháng 02/1995 đến tháng 02/2002). Trong đó có 100 nữ (37,6%)
và 166 nam (62,4%). Triệu chứng phổ biến nhất là nghẹt mũi (81,5%) và mất
khứu (83,1%); tiếp đến là chảy mũi sau (44,3%), đau đầu (43,2%), hắt hơi
(38,7%), chảy mũi (35,7%) và đau giữa mặt (28,1%). Có 26,3% BN có tiền sử
dị ứng; 13,5% BN có dị ứng. Dị hình VNM chiếm 51,9%; quá phát cuốn dưới
là 81,2%; polyp mũi 60,9%; bệnh lý ở khe giữa 62%; đã có phẫu thuật trước đó
là 42,9%. Phẫu thuật mở xoang sàng (trước/sau hoặc cả hai) là 78,2%; xoang
bướm 21,1%; mở khe giữa 78,9%; mở ngách trán 16,5%. Cùng với PTNSMX,
có 15,8% được PT CHVN; 20,3% có đốt cuốn mũi dưới và 4,5% được thực
hiện cả CHVN và đốt cuốn mũi dưới. Sau PT, 48,9% không có nhét mèche mũi
và 18% được nhét merocel. Tỷ lệ chung xảy ra biến chứng là 10,9%, trong đó
6% là biến chứng sớm và 5,6% là biến chứng muộn. Có 1 (0,37%) trường hợp
xảy ra biến chứng nặng là dò dịch não tủy và đã được phát hiện, xử lý trong lúc
mổ. Có 10,5% bị các biến chứng nhẹ bao gồm: dính, chảy máu sớm/muộn, bầm
mắt, nhịp tim chậm. Sau PT, có 7,9% BN được sử dụng kháng sinh; 36,5%
được nhỏ thuốc làm thông mũi và 41,7% được xịt steroid tại chỗ. Theo dõi 6

.
.

23

tháng sau PT, có 81,9% BN đạt kết quả tốt hơn so với trước PT, 10,5% không
có thay đổi và 0,4% thấy xấu hơn, có 7,14% BN bị mất thông tin. Theo dõi 12
tháng sau PT, còn lại 157/266 (59%) BN thu thập được thông tin, trong đó
84,7% cho kết quả tốt hơn và 13,4% không có thay đổi. Tổng số 21/266 (7,9%)
phải trải qua cuộc PT lại. Sau cuộc PT lại, có 13/21 (61,9%) cho kết quả tốt
hơn và 8/21 (38,1%) không thay đổi. Trong toàn bộ quá trình theo dõi cho kết
quả chung là: 81,9% đạt tốt hơn, 12% không thay đổi và 6% tệ hơn.
Juliana Gama Mascarenhas [33] đã có nghiên cứu đánh giá kết quả lâu
dài của PTNSMX điều trị VMXMT có và không có polyp mũi trên 38 bệnh
nhân: đánh giá trước PT, 3 tháng sau PT và khoảng 2 năm sau PT bằng chỉ số
Sinonasal Outcome Test 22 (SNOT-22). Kết quả điểm SNOT-22 của trước PT
là 61,3; sau PT 3 tháng là 16,9 và sau PT 12 tháng là 32,3. Không có một sự
khác biệt giữa nhóm BN có polyp và không có polyp mũi (p = 0,72). Có 7,89%
BN phải PT lại trong quá trình nghiên cứu. Triệu chứng chính trong quá trình
theo dõi là chảy mũi (55,26%) và giảm khứu (50%). Kết luận: PTNSMX đã thực
sự giúp nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính.
1.5.2 Trong nước
Nguyễn Trọng Tài (Đại học Y khoa Vinh) [18] nghiên cứu về đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng bệnh VMX trên 104 bệnh nhân đã cho thấy:
Triệu chứng cơ năng thường gặp là chảy mũi 100%; nghẹt mũi 92,3%,
chủ yếu nghẹt mũi mức độ nặng và vừa; tức nặng vùng mặt và đau đầu là
66,3%; giảm khứu 69,23%. Triệu chứng thực thể qua nội soi cho thấy ứ đọng
dịch mủ ở sàn mũi là 65,38%; ở khe mũi 75%; ở mũi sau 59,62%. Chỉ có 21/104
(20,19%) bệnh nhân được chụp CT Scanner , kết quả chủ yếu là viêm đa xoang,
trong đó viêm cả xoang sàng và xoang hàm hai bên chiếm 42,86% (9/21 trường
hợp); tắc nghẽn toàn bộ hốc mũi 4,76%.

.
.

24

Trần Quý Ngọc (2005) [13] đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phẫu
thuật chỉnh hình vách ngăn mũi qua nội soi kết hợp với FESS trên 48 bệnh nhân
tại Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
cho kết quả như sau: nam giới chiếm 47,92% và nữ giới chiếm 52,08%; nhóm
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 20 – 40 tuổi (66,67%); triệu chứng chủ yếu là
nghẹt mũi (100%) và đau đầu (81,25%); DHVN đa số là vẹo chữ C chiếm
39,58%, kế đến là mào vách ngăn 31,25%, gai vách ngăn 25%, vẹo chữ S chiếm
tỷ lệ thấp nhất 4,17%, các trường hợp vẹo phối hợp là 20,83%. Kết quả sau 1
tháng phẫu thuật cho thấy: kết quả tốt là 91,67%, khá là 6,25% và xấu là 2,08%.
Huỳnh Ngọc Thành đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá bước đầu ứng
dụng phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang tại khoa Tai mũi họng
của Bệnh viện II Lâm Đồng từ tháng 7/2008 đến tháng 7/2010. Kết quả: qua 2
năm có 78 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang,
trong đó 46,2% là viêm mũi xoang mạn tính, 17,9% viêm mũi xoang kèm
polype mũi. Triệu chứng chủ yếu: 96,1% khạc đàm mũi sau, 96,2% nghẹt mũi,
89,7% chảy mũi, 80,8% đau đầu. Phẫu thuật chủ yếu được ứng dụng là phẫu
thuật nội soi chức năng xoang tối thiểu và nội soi chức năng xoang. Biến chứng
nhẹ hay gặp là 21,4% dính cuốn mũi, 2,6% bầm mắt. Mặc dù có 24,4 % trong
mổ chảy máu buộc phải tạm dừng phẫu thuật nhét bấc tạm cầm máu, nhưng
không có trường hợp nào đe dọa tính mạng phải truyền máu. Không có trường
hợp nào bị biến chứng nặng như chảy dịch não tủy, chảy máu hậu cầu, song thị
hay mù mắt. Đa số bệnh nhân sau mổ cải thiện các triệu chứng cơ năng. Sau 3
tháng có 90,2% lành bệnh, 5,9% viêm mũi xoang mạn tính và 3,9% mọc lại
polyp. Kết luận: phẫu thuật nội soi là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị
các loại bệnh lý mũi xoang khác nhau [20].
Phan Đình Vĩnh San [16] đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và kết quả phẫu thuật nội soi 150 bệnh nhân viêm nhóm xoang trước mạn tính

.
.

25

tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh đã rút ra những kết luận như sau:
các triệu chứng lâm sàng thường gặp là chảy mũi 99,3%, nghẹt mũi 94%, đau
căng nặng mặt 57,3%, nhức đầu 27,3% và giảm khứu giác 12%. Hình ảnh nội
soi thường gặp là có dịch khe giữa 96,7%, dị hình vách ngăn 63,3% và kiểu dị
hình chủ yếu là gai hay mào vách ngăn chiếm 40% và lỗ thông xoang hàm phụ
20,7%. Có mối liên quan giữa hình thái vách ngăn và cuốn mũi dưới trên nội
soi với mức độ nghẹt mũi trên lâm sàng. Hình ảnh CT Scanner ghi nhận 100%
có tắc phức hợp lỗ thông xoang, viêm xoang hàm và sàng trước chiếm nhiều
nhất 78%, viêm xoang hàm đơn thuần 13,3% và không có trường hợp nào viêm
xoang sàng hay xoang trán đơn thuần. Dạng viêm xoang thường gặp là viêm
xoang một bên chiếm 53,3%. Tỷ lệ cải thiện các triệu chứng sau mổ cao như
nghẹt mũi 93,6%, chảy mũi 95,3%, đau căng nặng mặt 97,7%, giảm khứu 100%
và nhức đầu 92,3%. Có 89,3% bệnh nhân hết tất cả các triệu chứng sau mổ 3
tháng. Các tai biến lúc mổ gồm chảy máu nhiều chiếm 5,4% và tụ máu quanh
ổ mắt chiếm 0,7%. Biến chứng sau mổ là chảy máu sau rút bấc mũi 6% và dính
niêm mạc chiếm 5,3%. Kết quả sau mổ 3 tháng tốt 88,7%, khá 8% và trung
bình là 3,3%.
Phan Hùng Xô và cộng sự [26] đã có nghiên cứu đánh giá kết quả bước
đầu phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm mũi xoang trên 42 bệnh nhân VMXM
có độ tuổi từ 10-72 tuổi, thực hiện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai từ tháng
6/2011 đến tháng 6/2013. Theo dõi sau mổ 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng. Kết quả
nghiên cứu như sau: Phương pháp phẫu thuật: mở khe giữa 42 ca (100%); nạo
sàng trước, sau 28 ca (66,7%); chỉnh hình vách ngăn 5 ca (11,9%); không xảy
ra biến chứng trầm trọng nào. Kết quả khỏi bệnh (hết triệu chứng) là 31 ca
(73,8%); kết quả tốt (giảm triệu chứng) có 8 ca (19,1%); không khỏi có 3 ca
(7,1%). Tác giả đã đưa ra kết luận rằng PTNSMX có hiệu quả trong điều trị
VMXM giúp BN cải thiện chất lượng cuộc sống.

.
.

26

Nguyễn Thanh Vũ, Lâm Huyền Trân [25] đã khảo sát về mối tương quan
giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính trên 345 bệnh nhân tại Bệnh
viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2009 đến tháng
8/2010 gồm 170 (49,3%) nam và 175 nữ (50,7%). Độ tuổi từ 18 đến 70 (trung
bình là 38 tuổi). Hình thái vách ngăn gồm dầy chân vách ngăn (6,37%), gai vách
ngăn (9,27%), vẹo hình chữ C (12,46%), vẹo hình chữ S (9,56%), mào vách ngăn
(27,53%) và dạng phối hợp (10,14%). Trên nội soi theo phân loại Mladina có
vẹo vách ngăn loại I (6,96%), loại II (6,37%), loại III (19,13%), loại IV (9,56%),
loại V(27,25%), loại VI (2,89%) và loại VII (10,43%). Phân loại vẹo vách ngăn
trên CT Scanner theo Brett A. Miles gồm loại I (3,19%), loại II (36,52%), loại
III (29,56%), loại IV (11,01%) và loại V (2,32%). Trên phương diện góc của
vách ngăn bị vẹo gồm góc β < 50 (8,69%), 50 < β < 100 (36,52%) 100 < β < 150
(30,43%) và β > 150 (4,35%). Ngoại trừ dầy chân vách ngăn, loại I (Mladina),
loại I (Brett A. Miles) và góc β < 50 không tương quan với viêm xoang, các dạng
khác đều có mối tương quan với viêm mũi xoang mạn tính. Trong nghiên cứu
của chúng tôi có 60 vách ngăn không bị vẹo (45 bị viêm xoang và 15 không viêm
xoang) và 285 bị vẹo vách ngăn (260 bị viêm xoang và 25 không viêm xoang).
Vẹo vách ngăn tương quan với viêm xoang cùng bên (xoang sàng trước, xoang
hàm và xoang trán) qua phép kiểm chi bình phương (χ2 =12,74; p = 0,0001) với
chiều hướng tương quan thuận và mức độ tương quan yếu (r = 0,192). Phương
trình dự báo viêm xoang theo khoảng cách vẹo d như sau: điểm viêm xoang =
0,168 x d +3,063 và theo góc β là: điểm viêm xoang = 0,076 x β +3,081. Kết
luận: Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở nhóm không vẹo vách
ngăn và nhóm có vẹo vách ngăn thì tương tự nhau. Có mối tương quan giữa vẹo
vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính và vẹo vách ngăn càng nhiều, càng phức
tạp thì khả năng viêm xoang càng cao.

.
.

27

Lâm Huyền Trân [23] đã thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả của
PTNSMX trong điều trị nhức đầu do điểm tiếp xúc từ tháng 01/2007 đến tháng
12/2009 tại khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy. Có 48 BN thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu, trong
đó có 64,58% là nữ. Độ tuổi trung bình 34 ± 10,2 (nhỏ nhất là 17 tuổi, lớn nhất
là 58 tuổi). Thời gian theo dõi trung bình là 18 ± 5,8 tháng (ít nhất 12 tháng,
nhiều nhất là 38 tháng). Kết quả: tần suất nhức đầu giảm xuống từ 18,5 xuống
còn 6,2 ngày/tháng (p < 0,05). Mức độ nhức đầu giảm từ 8,5 điểm VAS xuống
còn 3,58 điểm VAS (p < 0,05). Qua nghiên cứu có 41,66% BN hết nhức đầu;
43,74% giảm nhức đầu; 16,66% giảm cường độ nhức đầu; 14,58% giảm tần
suất nhức đầu; 12,5% vừa giảm về cường độ vừa giảm về tần suất nhức đầu;
14,58% không hết nhức đầu.

.
.

28

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang - tiến cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Dân số mục tiêu: Bệnh nhân tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh.
2.2.2 Dân số nghiên cứu:
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm nhóm xoang trước mạn tính có dị hình
vách ngăn được điều trị bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Tai
Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh.
2.2.3 Dân số chọn mẫu
2.2.3.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Đối tượng được lựa chọn phải đảm bảo tất cả điều kiện sau:

+ BN được chẩn đoán xác định viêm nhóm xoang trước mạn tính có dị
hình vách ngăn có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang từ tháng 4/2019 đến
tháng 04/2020.
+ Chỉ định PTNSMX trên BN VMXTMT khi không đáp ứng với điều trị
nội khoa.
+ Thực hiện đầy đủ
+ BN từ 16 tuổi trở lên.
+ BN tuân thủ tái khám sau phẫu thuật 1 tháng và 3 tháng.
2.2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng nghiên cứu có bất kỳ 1 hoặc nhiều tiêu chuẩn loại trừ sau thì
loại khỏi mẫu nghiên cứu:
+ BN có bệnh lý nội khoa (tim mạch, hen suyễn,…) đi kèm không thể
gây mê và phẫu thuật.
+ BN viêm xoang mạn tính có polyp mũi.
+ Viêm xoang mạn tính tái phát sau mổ.
+ Viêm xoang mạn do nguyên nhân từ răng, chấn thương hay u.

.
.

29

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu


+ Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh.
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020
2.4 Cỡ mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu
Cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu.


Z(1- α /2) = 1,96 (hệ số tin cậy với mức ý nghĩa α = 0,05).
Tỷ lệ thành công của PTNSMX theo Trần Quý Ngọc [13] là 91,67% nên
P=0,9167
d = 0,07 (khoảng sai lệch cho phép là 7%)
Thay số vào công thức ta có kết quả là:
1,962.0,9167.(1  0,9167)
n  59,9
0,07 2

Số mẫu cần: n ≥ 60 và trong thời gian nghiên cứu


2.4.2 Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả BN đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi
Họng Tp Hồ Chí Minh thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ trong
thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2020.
2.5 Phương pháp tiến hành
2.5.1 Các bước tiến hành nghiên cứu:
Bước 1:
Xây dựng bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1).
Xác định ĐTNC: là các BN đạt đầy đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn
loại trừ.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

30

Các ĐTNC đều được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và
làm bệnh án nghiên cứu.
Bước 2:
Tùy thuộc vào chẩn đoán mà có phương pháp điều trị nội khoa trước PT
cho phù hợp.
Giải thích rõ với đại diện gia đình và BN về phương pháp mổ và các tai
biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật. Nói rõ tầm quan trọng của việc tái
khám sau PT 1 tháng, 3 tháng cũng như tầm quan trọng của chăm sóc và điều
trị sau PT, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và tránh VMXM tái phát.
Bước 3:
Thực hiện PTNSMX và CHVN theo phương pháp phẫu thuật FESS cho
từng BN.
Tiêm tê niêm mạc vách ngăn, đầu và đuôi cuốn mũi giữa, mỏm móc 2
bên bằng Lignospan 2%. Đặt mèche tẩm rhinex 0.05% vào hốc mũi 2 bên.
Dùng que thăm dò lỗ thông xoang hàm bên trái, dùng kiềm bấm ngược
mở rộng lỗ thông xoang hàm khoảng 4 - 6 mm. Dùng ống hút cong hút dịch
nhầy mủ và bơm rửa sạch. Lấy hết mỏm móc bằng kềm mũi xoang có góc.
Trường hợp có lỗ thông xoang hàm phụ thì cắt cầu nối giữa lỗ thông
chính và phụ. Nếu có tế bào Haller thì lấy trọn tế bào.
Dùng kềm bấm vào thành trước của bóng sàng, gắp lấy các vách xương
của bóng sàng, các tế bào sàng trước và lấy sạch niêm mạc thoái hóa đến mảnh
nền cuốn mũi giữa thì dừng lại (mảnh nền hơi xám xanh, chạy chếch xuống từ
trước ra sau và đôi khi có dạng một vách xương hầu như trong suốt có thể thấy
được các cấu trúc phía sau)
Lên ngách trán, nếu có tế bào Agger nasi thì lấy sạch tế bào này. Khi
xoang trán nhiều mủ thì bơm rửa sạch và lấy niêm mạc thoái hóa.
Bên phải phẫu thuật tương tự.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

31

Dùng dao rạch niêm mạc vách ngăn, bóc tách bộc lộ phần vách ngăn vẹo,
dùng kiềm Luc lấy hết phần vẹo, kiểm tra vách ngăn thẳng.
Nhét bấc 2 bên mũi. Kiểm tra không chảy máu. Ngưng phẫu thuật.
Bước 4:
Theo dõi, chăm sóc và điều trị sau phẫu thuật.
Đánh giá và thu thập số liệu các triệu chứng sau PT 1 và 3 tháng.
Bước 5:
Theo dõi và điều trị (nếu cần) các trường hợp có dính, có ứ đọng dịch.
2.5.2 Công cụ nghiên cứu.
- Bộ khám Tai mũi họng thông thường. Hệ thống nội soi Tai mũi họng
- Máy chụp CT Scanner.
- Hệ thống gây mê. Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang.
- Bệnh án nghiên cứu.
- Bệnh án của BN tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh.

Hình 2.1 Máy nội soi phẫu thuật mũi xoang


(Nguồn: Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh)

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

32

Hình 2.2 Bộ dụng cụ phẫu thuật mũi xoang


(Nguồn: Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh)
2.5.3 Kỹ thuật thu thập thông tin:
Thông tin được thu thập qua hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, cận lâm
sàng, diễn biến trong và sau phẫu thuật, và những lần khám lại sau phẫu thuật.
Đánh giá kết quả điều trị bằng khám qua nội soi mũi xoang sau phẫu thuật 1
tháng, 3 tháng.
Thông tin thu thập bằng cách quan sát, ghi chép, lưu các hình ảnh cần
thiết về các thông tin khám lâm sàng và cận lâm sàng (nội soi và CT Scanner
mũi xoang), phương pháp phẫu thuật và theo dõi thu thập thông tin sau PT
vào bệnh án nghiên cứu.
2.5.4 Phương pháp hạn chế sai số
Tác giả nghiên cứu trực tiếp thu thập số liệu và trực tiếp đánh giá trong
quá trình theo dõi ĐTNC để hạn chế tối đa các sai số.
Lập lịch theo dõi, điện thoại nhắc nhở BN tái khám đúng hẹn.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

33

2.6 Biến số nghiên cứu


2.6.1 Biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
STT Tên biến Loại biến Giá trị
+ Từ 16 – 39 tuổi
1 Tuổi Liên tục + Từ 40 – 59 tuổi
+ > 60 tuổi
2 Giới tính Nhị giá + Nam
+ Nữ
3 Nghề nghiệp Định danh + Nông nghiệp
+ Công nhân phổ thông
+ HS, SV
+ Cán bộ viên chức
+ Khác
4 Địa chỉ Định danh + Nông thôn (ở thôn ấp, xã).
+ Thành thị (ở phường, thị trấn)
5 Thời gian nằm Liên tục + < 2 ngày
viện + 2 – 5 ngày
+ > 5 ngày

2.6.2 Biến số về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ĐTNC.
STT Tên biến Loại Giá trị
biến
- Đau nặng đầu, nặng mặt
Phân
1 Lý do vào viện - Nghẹt mũi
loại
- Chảy dịch mũi (trước, sau hoặc cả hai)
Chẩn đoán
2 VMX trước
mạn tính
Triệu chứng - Nghẹt mũi: có, không.
Phân
3 lâm sàng chính - Chảy mũi trước hoặc sau: có, không.
loại
- Đau nặng đầu, nặng mặt: có, không.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

34

- Giảm, mất khứu: có, không.


- Nhức đầu
- Ho
- Đau tai, nhức, căng đầy tai
Nhóm triệu Phân
4 - Đau nhức răng
chứng phụ loại
- Hơi thở hôi
- Mệt mỏi
- Sốt
Hình ảnh nội Phân - Dịch ứ đọng ở khe giữa: có, không.
5
soi mũi xoang loại - Phù nề niêm mạc khe giữa: có, không.
- tiến hành xác định và phân loại
DHVN theo hình dạng của VNM và
theo phân loại của Mladina [36].
+ VVN chữ C tương ứng VVN loại
Hình ảnh Phân
6 1,2,3 (theo Mladina).
DHVN: loại
+ VVN chữ S tương ứng loại 4.
+ Mào vách ngăn tương ứng loại 5,6.
+ Gai vách ngăn tương ứng loại 5.
+ VVN phức tạp tương ứng loại 7.
+ Dịch ứ đọng trong các xoang trước
(xoang hàm, xoang trán và xoang sàng
trước), tắc phức hợp lỗ thông xoang:
có, không.
CT Scanner Định + Dầy niêm mạc: có, không.
7
mũi xoang danh + Cuốn mũi: quá phát, đảo chiều,
concha bullosa
+ Tế bào Haller: có, không.
+ Tế bào Agger nasi: có, không.
+ Có hình ảnh DHVN.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

35

2.6.3 Đánh giá kết quả PTNSMX điều trị VMX trước mạn tính có dị hình vách
ngăn mũi
STT Tên biến Loại Giá trị
biến
+ Loại 1: mở xoang hàm + CHVN
Phương pháp + Loại 2: mở xoang hàm + sàng trước +
Phân
1 PT: PTNSMX CHVN
loại
và CHVN + Loại 3: mở xoang hàm + sàng trước +
trán + CHVN
Tính từ lúc bắt đầu phẫu thuật (gây
tê mỏm móc, cuốn giữa hay vách ngăn) đến
khi kết thúc (nhét Merocell, nhét Meche
Thời gian Liên
2 mũi). Phân chia như sau:
phẫu thuật tục
+ Từ 30 đến 45 phút
+ Từ 45 đến 60 phút
+ Trên 60 phút.
+ Chảy máu ít do bóc tách, gỡ dính, chảy
máu niêm mạc. Chảy máu nhiều do tổn
thương động mạch phải nhét bấc cầm máu
hay ngưng phẫu thuật.
Ghi nhận tai + Dò dịch não tủy: chảy dịch trong qua mũi
Phân
3 biến xảy ra từ sàn sọ.
loại
trong PT + Chấn thương ổ mắt: phù nề mi mắt, song
thị. Đánh giá bằng cách ấn ổ mắt lúc mổ.
Nếu có chấn thương sau mổ thấy phù nề
hay tụ máu quanh ổ mắt, đánh giá thị lực
sau mổ nếu có chấn thương.
+ Thời gian rút mèche, merocel sau PT:
Từ 24 đến 48 giờ, Từ 48 đến 72 giờ, Trên
Chăm sóc sau Phân
4 72 giờ.
PT loại
+ Tai biến sau rút bấc: trước khi rút bấc
mũi nên nhỏ nước muối sinh lý cho mềm,

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

36

tránh dính niêm mạc vào bấc mũi. Các tai


biến sau rút bấc gồm có:
Chảy máu ít: không cần điều trị hay chỉ
cần điều trị nội, do chảy máu niêm mạc.
Chảy máu nhiều: phải đưa BN lên
phòng mổ cầm máu hay đặt bấc lại, do
chảy máu động mạch.
+ Rửa mũi xoang sau khi rút merocel, rút
mèche 7 ngày.
+ Hướng dẫn BN tự rửa mũi bằng nước
muối sinh lý trong 4 tuần hoặc kéo dài tùy
theo tình trạng bệnh [6],[21].
+ Khám lại bằng nội soi và can thiệp bổ
sung nếu cần thiết.
+ Thời gian nằm viện:
Điều trị nội Liên < 7 ngày.
5
khoa sau PT tục 7 - 14 ngày.
> 14 ngày.
kháng sinh, corticoide, giảm đau, kháng
Các thuốc Định histamin, thuốc cầm máu (nếu cần), nâng
6
điều trị danh đỡ cơ thể, điều trị các bệnh lý kèm theo
(nếu có).
2.6.4 Đánh giá kết quả PTNSMX điều trị VMX trước mạn tính có dị hình vách
ngăn mũi sau 1 tháng và 3 tháng
STT Tên biến Loại Giá trị
biến
Nghẹt mũi. Chảy mũi. Đau nặng đầu, nặng
Đánh giá sự
mặt, Giảm, mất khứu.
thay đổi của
Phân ○ Tốt: Các triệu chứng cơ năng hết hẳn hoặc
1 các triệu
loại còn không đáng kể.
chứng cơ
○ Khá: Các triệu chứng cơ năng giảm rõ rệt
năng chính
nhưng chưa hết hẳn.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

37

○ Trung bình: Các triệu chứng cơ năng chỉ


giảm ít và còn khó chịu.
○ Kém: Triệu chứng cơ năng không thay đổi gì
so với trước phẫu thuật.
Tình trạng hốc mũi sau phẫu thuật, sự thông
thoáng và khả năng dẫn lưu của khe giữa, xem
có xơ dính ở hốc mũi, các triệu chứng thực thể
được xếp thành 4 mức độ:
○ Tốt: Hốc mũi sạch, khe giữa thông thoáng,
lỗ mũi sau sạch, vách ngăn thẳng.
Theo triệu ○ Khá: Hốc mũi có ít xuất tiết nhầy, khe giữa nề
chứng thực Phân nhưng không làm tắc dẫn lưu, lỗ mũi sau có ít
2
thể ở hốc loại xuất tiết nhầy, vách ngăn thẳng.
mũi ○ Trung bình: Hốc mũi có nhiều nhầy, khe
giữa nề có nhiều nhầy, không bị xơ dính, vách
ngăn thẳng.
○ Kém: Hốc mũi nhiều nhầy đặc, khe giữa có
nhầy đặc hoặc bị phù nề hoặc xơ dính làm tắc
dẫn lưu, lỗ mũi sau có nhầy đặc, vách ngăn
thẳng.
+ Kết quả tốt: được đánh giá là hết triệu chứng
cơ năng, hố mổ sạch, mũi thở thông, các
xoang được dẫn lưu tốt, vách ngăn thẳng.
+ Kết quả khá: các triệu chứng cơ năng giảm,
hố mổ có dịch xuất tiết, mũi thông thoáng,
Đánh giá
Phân vách ngăn thẳng.
3 chung về kết
loại + Kết quả trung bình: các triệu chứng cơ năng
quả PT
giảm, hố mổ có dịch nhầy niêm mạc phù nề,
vách ngăn thẳng.
+ Kết quả kém: các triệu chứng cơ năng
không giảm, hố mổ bị dính có dịch mủ, vách
ngăn thẳng.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

38

2.7 Tiêu chí đánh giá


2.7.1 Đánh giá triệu chứng lâm sàng
* Đánh giá các triệu chứng cơ năng
- Chảy mũi:
○ Chảy mũi liên tục (chảy thường xuyên trong ngày) hay từng lúc (khi
sáng ngủ thức dậy hoặc chảy mũi khi tiếp xúc với khói, bụi, lạnh, hơi hóa chất,
thuốc lá).
○ Chảy mũi trước, sau hoặc cả hai (khám lâm sàng).
○ Tính chất dịch mũi: dịch trong loãng, mủ nhầy loãng, mủ nhầy đặc, mủ
đặc bẩn (khám lâm sàng).
- Nghẹt mũi:
* Nghẹt một bên hay hai bên, từng lúc hay liên tục.

- Đau nặng đầu, nặng mặt:


Đau nặng đầu từng cơn hay liên tục, đau nhức vùng má, trán, vùng đỉnh,
thái dương hay đau mỏi gáy [4].
Triệu chứng này được chia làm 3 mức độ như sau:
○ Nhẹ: đau đầu nhẹ hoặc cảm giác tưng tức vùng mũi nhưng không ảnh
hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập.
○ Vừa: có ảnh hưởng đến sinh hoạt nhưng khi uống thuốc giảm đau thông
thường thì vẫn sinh hoạt, lao động và học tập được.
○ Nặng: đau nhiều vùng mũi, 2 bên gò má, cảm giác nặng vùng mặt,
dùng thuốc giảm đau ít có hiệu quả, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và
học tập [38].
- Rối loạn khứu giác: giảm từng lúc hay liên tục.
Giảm khứu giác được chia làm 3 mức độ.
○ Nhẹ: chỉ giảm từng lúc khi nghẹt mũi, ứ đọng dịch trong hốc mũi.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

39

○ Vừa: trong sinh hoạt bình thường không ngửi được mùi, nhưng có thể
ngửi được những mùi đặc biệt, nặng mùi.
○ Nặng: mất mùi hoàn toàn liên tục kể cả khi đặt thuốc co mạch.
* Đánh giá các triệu chứng thực thể
Khám lâm sàng qua nội soi mũi xoang bằng hệ thống máy nội soi tai mũi
họng, sử dụng ống nội soi 00, 300, kích thước 4 x18 mm.
Quan sát từ ngoài vào trong và ghi nhận:
- Hốc mũi: sạch, thông thoáng; dịch trong loãng; dịch nhầy mủ.
- Niêm mạc mũi: bình thường; phù nề.
- Vách ngăn: phân loại VVN theo hình dạng và theo Mladina (1987).
- Cuốn giữa: bình thường; quá phát; đảo chiều, concha bullosa
- Khe giữa: thông thoáng; dịch trong loãng; dịch nhầy mủ.
- Mỏm móc: bình thường; quá phát.
- Bóng sàng: bình thường; quá phát.
- Lỗ thông xoang hàm phụ: có hay không.
* Đánh giá triệu chứng lâm sàng theo bảng câu hỏi SNOT-22 (Phụ lục 2)
* Đánh giá qua thang điểm Lund-Kennedy (1995)
* Thang điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner xoang
Bảng 2.1 Thang điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner xoang.

Xoang Phải Trái


Xoang trán 0,1,2 0,1,2

Xoang hàm 0,1,2 0,1,2


Xoang sàng trước 0,1,2 0,1,2

Phức hợp lỗ thông xoang 0 hoặc 2 0 hoặc 2

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

40

2.7.2 Đánh giá cận lâm sàng


Chụp CT Scanner mũi xoang: Theo hai bình diện đứng dọc và bình diện
ngang. Ghi nhận các hình ảnh bình thường hay bệnh lý của mũi xoang.
Thang điểm Lund – Mackay trong CT Scanner [2]: chỉ số điểm dựa vào
các dấu hiệu CT Scanner , các vùng giải phẫu khác nhau với chỉ số:
+ Các xoang viêm: xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán
0 điểm: không mờ.
1 điểm: mờ một phần
2 điểm: mờ toàn bộ.
+ Phức hợp lỗ thông xoang
0 điểm: thông thoáng
2 điểm: tắc nghẽn.
+ Cuốn mũi:
Quá phát:
Đánh giá cuốn quá phát nếu hai bên cùng to, phân biệt với dạng to do
chu kỳ mũi ( một bên to và một bên nhỏ).
Đảo chiều:
Cuốn giữa cong ngược chèn ép phức hợp lỗ thông xoang.
Concha bullosa:
Nếu cuốn giữa có bóng hơi được ghi nhận trên hai bình diện đứng ngang
và bình diện ngang, mức độ chèn ép phức hợp lỗ thông xoang.
+ Tế bào Haller:
Không có.
Có: sự hiện diện của tế bào Haller (tế bào sàng dưới ổ mắt) dựa vào CT
Scanner tư thế đứng dọc. Đọc lát cắt nhìn thấy được lỗ thông xoang hàm, ta kẻ
hai đường thẳng tiếp tuyến với thành trên xoang hàm và xương giấy. Tế bào
Haller nếu có sẽ nằm trong góc nhị diện tạo bởi hai đường thẳng này [24].

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

41

+ Tế bào Agger nasi:


Không có.
Có: để đánh giá xem có tế bào này hiện diện ta đọc phim tư thế đứng
dọc, chọn lát cắt qua ngách trán. Nếu có tế bào Agger nasi (tế bào sàng đầu
tiên) nằm phía trong xương giấy vào chèn ép ngách trán. Đánh giá mức độ chèn
ép của tế bào vào ngách trán.
2.8 Tiêu chuẩn đánh giá sự hài lòng của người bệnh
2.8.1 Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu từ bệnh án nghiên cứu được mã hóa, nhập và xử lý bằng phần
mềm Stata 10.0, sử dụng phép kiểm Fixer exactest để đánh giá kết quả sau PT
và thống kê y học thông thường.
2.9 Vấn đề y đức
Nghiên cứu được tiến hành sau khi được xét duyệt của Hội đồng Nghiên
cứu Khoa học Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tai mũi
họng Tp Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân sau khi đã được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu,
đồng ý tự nguyện tham gia và hợp tác trong suốt quá trình nghiên cứu. Các
thông tin cá nhân của bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được giữ kín và chỉ
sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Quá trình thực hiện nghiên cứu không làm
tổn hại về phương diện tinh thần, thể xác và vật chất của ĐTNC.
2.10 Tính ứng dụng và khả thi
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh,
đây là một bệnh viện lớn tập trung chuyên sâu vể lĩnh vực Tai Mũi Họng vì vậy
các phác đồ chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh lý viêm mũi mạn tính kèm
theo dị hình vách ngăn đã được chuẩn hoá. Hồ sơ bệnh án rõ ràng, đầy đủ từ đó
tạo thuận lợi cho việc thu thập số liệu và làm giảm tối đa các sai lệch trong thu
nhận mẫu.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

42

Nghiên cứu góp phần quan trọng trong việc chỉ ra mối liên hệ giữa dị
hình vách ngăn mũi với bệnh lý viêm mũi mạn tính. Ngoài ra, nghiên cứu còn
cho thấy hiệu quả điều trị của nội soi xoang mũi trong bệnh lý viêm mũi mạn
tính kèm theo dị hình vách ngăn mũi. Từ đó, chúng tôi có thể mạnh dạn áp dụng
phương pháp này ở các tuyến cơ sở.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

43

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu tiến hành thu thập đối tượng bệnh nhân được chẩn đoán viêm
nhóm xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn được điều trị bằng phẫu thuật
nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh thời gian
nghiên cứu: từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020 với 65 bệnh nhân được thu thập
trong nghiên cứu
3.1 Đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm
nhóm xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn.
3.1.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội
Bảng 3.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội
Thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nam 29 44,6
Giới tính
Nữ 36 55,4
18 – 40 32 49,2
41 – 60 20 30,8
> 60 13 20,0
Tuổi
Tuổi trung bình: 43,88 ± 14,9
Thấp nhất:16
Cao nhất:74
Thành phố HCM 28 43,1
Địa chỉ
Tỉnh khác 37 56,9
Kinh 61 93,8
Dân tộc
Khác 4 6,2
Nhận xét:
Đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội, tỷ lệ nữ giới 55,4% cao hơn nam
giới 44,6%. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 20 – 40 tuổi 49,2% , thấp nhất
là nhóm tuổi >60 chỉ chiếm 20,0% độ tuổi trung bình là 43,88 ± 14,9. Đặc điểm

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

44

nơi cư trú tỷ lệ bệnh nhân sống ở các tỉnh chiếm 56,9% và 43,1% sống ở thành
phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm dân tộc, bệnh nhân là người dân tộc thiểu số chỉ
chiếm 6,2%.
Bảng 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp
Đặc điểm nghề nghiệp Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Công nhân 31 47,7
Nông dân 18 27,7
Công nhân viên chức 2 3,1
Hưu trí 3 4,6
Khác 11 16,9

Nhận xét: Đặc điểm về nghề nghiệp trong đó 47,7% là công nhân phổ
thông và 27,7% là nông dân hai nhóm này chiếm tỷ lệ đa số.
Bảng 3.3: Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 – 3 ngày 1 1,5
3 – 7 ngày 63 97,0
> 7 ngày 1 1,5
Trung bình: 4,7 ± 0,8
Ngắn nhất: 3
Dài nhất: 8

Nhận xét: Thời gian nằm viện điều trị trung bình từ trung bình: 4,7 ± 0,8
thời gian nằm viện phổ biến từ 3 – 7 ngày 97,0%. Thời gian nằm viện dài nhất
8 ngày và ngắn nhất là 3 ngày.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

45

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng


3.1.2.1 Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.4: Triệu chứng cơ năng
Thông tin thu thập Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Lý do vào Đau nặng đầu, nặng mặt (n=65) 63 96,9
viện Nghẹt mũi (n=65) 62 95,4
Chảy mũi (n=65) 65 100
Khác 10 15,4
Khứu giác Bình thường 10 15,4
Giảm 54 83,1
Mất khứu 1 1,5
Nhận xét: Triệu chứng cơ năng người bệnh có những đặc điểm chung khi vào
viện như đau nặng đầu, nặng mặt (96,9%), nghẹt mũi (95,4%) và tất cả bệnh
nhân điều có triệu chứng chảy mũi trước khi vào viện. Về khứu giác, 83,1%
trường hợp người bệnh bị giảm khứu giác và 1,5% trường hợp mất khứu giác.
3.1.2.2 Triệu chứng thực thể
Bảng 3.5: Triệu chứng thực thể qua nội soi
Thông tin thu thập 1 bên mũi 2 bên mũi
n % n %
Vị trí Mũi trước 3 4,6 0 0
Mũi sau 6 9,2 2 3,1
Mũi trước + sau 13 20 43 66,2
Tính chất Trong loãng 0 0 0 0
Nhây mủ 9 13,9 28 43,1
Mủ đặc 9 13,9 16 24,6
Thời gian Từng lúc 8 12,3 6 9,2
nghẹt mũi Liên tục 9 13,8 40 61,5

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

46

Nhận xét:
Triệu chứng cơ năng ở đối tượng viêm xoang 1 bên mũi: Vị trí tỷ lệ, viêm
mũi xoang trước chiếm 20,0%.
Về tính chất, điều có nhây mủ 13,9% và mủ đặc 13,9%. Thời gian nghẹt
mũi liên tục 13,8% chiếm tỷ lệ cao hơn so với từng lúc 12,3%.
Đối tượng viêm mũi xoang 2 bên: vị trí xoang trước chiếm 66,2%. Tính
chất nhây mủ 43,1% và 24,6%.
Thời gian nghẹt mũi liên tục gấp 6 lần liên tục ở đối tượng viêm mũi xoang
2 bên 61,5% so với 9,2%.
3.1.2.3 Đặc điểm triệu chứng khởi phát bệnh
Bảng 3.6: Đặc điểm triệu chứng khởi phát bệnh
Thông tin thu thập Nhẹ Vừa Nặng
n % n % n %
Mức độ, tính chất đau Từng lúc, từng cơn 7 10,8 21 32,3 15 23,1
nặng đầu, nặng mặt Liên tục 0 0 0 0 17 26,2
Giảm, mất khứu 6 9,2 21 32,3 38 58,5

Nhận xét:
Mức độ, tính chất đau nặng đầu, nặng mặt trong đó tỷ lệ người bệnh đau từng
lúc, từng cơn ở mức độ vừa chiếm 32,3% và nặng ở mức 23,1%.
Trong khi đó có đến 26,2% có triệu chứng liên tục tình trạng đau nặng đầu, nặng mặt.
Tình trạng giảm hoặc mất khứu trong đó 58,5% ở mức độ nặng và 32,3% mức
độ vừa.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

47

3.1.2.4 Triệu chứng thực thể: qua Nội soi mũi xoang
Bảng 3.7: Phân loại Vẹo vách ngăn theo hình dạng vách ngăn
Thông tin thu thập Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Vách ngăn: Phân loại Chữ S 9 13,8
Vẹo vách ngăn theo Chữ C 5 7,7
hình dạng vách ngăn Gai 7 10,8
Mào 43 66,2
Phức tạp 2 3,1
Loại I 0 0
Loại II 4 6,2
Loại III 12 18,5
Theo Mladina (1987) Loại IV 7 10,8
Loại V 37 56,9
Loại VI 4 6,2
Loại VII 2 3,1

Nhận xét: Đặc điểm vẹo vách ngăn theo phần lớn các trường hợp có vách
ngăn mào chiếm 66,2% chỉ có 3,1% có vẹo vách ngăn phức tạp. P
hân loại theo Mladina (1987) trong người bệnh có vách ngăn loại V chiếm
tỷ lệ cao nhất (56,9%), tiếp theo lại loại III (18,5%) thấp nhất là loại VII (3,1%).
Bảng 3.8: Triệu chứng thực thể: qua Nội soi mũi xoang
Triệu chứng thực thể Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Bình thường 32 49,2
Cuốn dưới
Quá phát 33 50,8
Bình thường 53 81,5
Cuốn giữa Quá phát 4 6,2
Đảo chiều 1 1,5

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

48

Concha bullosa 7 10,8


Thông thoáng 1 1,5
Khe giữa Dịch trong loãng 4 6,2
Dịch nhầy mủ 60 92,3
Bình thường 4 6,2
Mỏm móc
Quá phát 61 93,8
Bình thường 5 7,7
Bóng sàng
Quá phát 60 92,3

Nhận xét: Đặc điểm cuốn dưới người bệnh có tình trạng quá phát chiếm
50,8%. Đặc điểm cuốn giữa phần lớn người bệnh có cuốn giữa bình thường chỉ
có xương xoắn mũi Concha bullosa chiếm (10,8%), quá phát (6,2%) và đảo
chiều (1,5%).Đặc điểm khe giữa có đến 92,3% người bệnh có dịch nhầy mủ,
người bệnh có mỏm móc quá phát chiếm 93,8%. Người bệnh có bóng sàng quá
phát 92,3%.
3.1.2.5 Đánh giá tình trạng viêm xoang mũi theo thang đo SNOT-22
Bảng 3.9: Theo thang điểm SNOT-22
Độ lệch
STT Triệu chứng n Điểm TB
chuẩn
1 Cần hỉ mũi 65 4,30 0,90
2 Hắt hơi 65 2,78 1,22
3 Chảy mũi 65 4,34 0,795
4 Ho 65 2,45 1,09
5 Cảm giác dịch chảy xuống mũi sau 65 4,65 0,57
6 Nhầy đặc trong mũi 65 3,92 1,16
7 Cảm giác tắc nghẽn ở tai 65 1,37 1,18

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

49

8 Chóng mặt 65 0,33 0,916


9 Đau tai 65 0,75 1,07
10 Đau hoặc nặng mặt 65 2,77 1,35
11 Khó ngủ 65 3,40 1,26
12 Thức giấc giữa đêm 65 3,23 1,32
13 Tối ngủ không ngon giấc 65 3,34 1,32
14 Cảm giác mệt mỏi cả ngày 65 3,55 1,10
15 Mệt mỏi cả ngày 65 3,45 1,19
16 Giảm năng suất lao động 65 2,48 0,90
17 Giảm tập trung 65 2,50 0,76
18 Cảm giác thất vọng/ khó chịu/ dễ cáu 65 2,48 0,90
gắt
19 Buồn 65 2,25 0,85
20 Cảm giác xấu hổ, bối rối. 65 2,12 0,74
21 Sự cảm nhận khứu giác ( mùi) hoặc vị 65 4,29 1,21
giác
22 Nghẹt mũi 65 4,28 1,13
Tổng cộng: 65 2,95 0,75
Nhận xét:
Kết quả từ thang điểm tình trạng viêm xoang mũi theo thang điểm SNOT-
22 người bệnh có mức độ nặng >4 điểm bao gồm:
Cảm giác dịch chảy xuống mũi sau có điểm trung bình cao nhất (4,65 ±
0,57), cần hỉ mũi (4,30 ± 0,9),
Sự cảm nhận khứu giác ( mùi) hoặc vị giác (4,29 ± 1,21), nghẹt mũi (4,28
± 1,13).
Điểm trung bình theo thang đo SNOT-22 là 2,95 ± 0,75 ở mức độ trung bình.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

50

Bảng 3.10: Phân loại bệnh nhân theo mức độ điểm SNOT-22
Mức độ SNOT22 N=65 Tỷ lệ (%)
Mức độ 0 – 0,9 điểm 1 1,5
Mức độ 1 – 1,9 điểm 6 9,2
Mức độ 2 – 2,9 điểm 21 32,3
Mức độ 3 – 3,9 điểm 32 49,2
Mức độ 4 - 5 điểm 5 7,7

Nhận xét: Trước phẫu thuật tình trạng viêm xoang mũi của người bệnh ở
các mức độ từ trung bình đến nặng chiếm 49,2% và mức nhẹ đến trung bình là
32,3%. Trong đó mức độ nặng đến rất nặng chiếm 7,7%.
3.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng
3.1.3.1 Hình ảnh tổn thương xoang
Bảng 3.11: Hình ảnh tổn thương xoang
Hình ảnh
Vị trí xoang Bình thường Dày niêm mạc Ứ đọng mủ
n % n % n %
Xoang trán 15 23,1 1 1,5 49 75,4
Xoang hàm 2 3,1 0 0 63 96,9
Xoang sàng trước 10 15,4 2 3,1 53 81,5
Phức hợp lỗ thông xoang 1 1,5 62 95,4 2 3,1

Nhận xét: Đặc điểm xoang trán, người bệnh có ứ đọng mủ chiếm tỷ lệ
75,4% và 1,5% có dày niêm mạc. Đặc điểm xoang hàm, có đến 96,9% ứ đọng
mủ ở xoang hàm. Xoang sàng trước có 81,5% bệnh nhân ứ đọng mủ và 3,1%
dày niêm mạc. Phức hợp lỗ thông xoang có 95,4 có biểu hiện dày niêm mạc và
chỉ 3,1% có ứ động mủ.

.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

51

3.1.3.2 Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner


Bảng 3.12: Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner

Điểm Lund – Mackay


XOANG TB
0 1 2

Xoang hàm 0 1 64 1,98 ± 0,12

Xoang sàng trước 6 9 50 1,68 ± 0,64

Xoang trán 9 4 52 1,65 ± 0,7

Phức hợp lỗ thông xoang 1 55 9 1,12 ± 0,38

Điểm trung bình: 1,49 ± 0,47

Nhận xét: Điểm Lund – Mackay trên phim CT trong đó xoang hàm có
1,98 ± 0,12 điểm, xoang sàng trước: 1,68 ± 0,64 điểm, xoang trán 1,65 ± 0,7
điểm và phức hợp lỗ thông xoang: 1,12 ± 0,38 điểm.
Điểm Lund – Mackay trung bình 1,49 ± 0,47 điểm
3.1.3.3 Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner
Bảng 3.13: Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner :

Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner n %

Quá phát 2 3,1

Đảo chiều 2 3,1

Concha bullosa 11 16,9

Bình thường 50 76,9

Nhận xét: Đặc điểm hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner trong đó 16,9%
có hình ảnh cuốn mũi Concha bullosa chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

52

3.1.3.4 Mối liên quan giữa kết quả CT Scanner và thang điểm SNOT-22
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa kết quả CT Scanner và thang điểm SNOT-
22
Hình ảnh cuốn mũi giữa Thang điểm SNOT-22 p
trên CT < 3 (n=28) ≥ 3 (n=37)
Quá phát 2 7,1 0 0
Đảo chiều 2 7,1 0 0
0,119
Concha bullosa 6 21,4 5 13,5
Bình thường 18 64,3 32 86,5
Nhận xét: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT
Scanner (p>0,05).
3.2 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang
trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi
3.2.1 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi
Bảng 3.15: Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi
Thông tin thu thập n %
Phương pháp Mở xoang hàm + CHVN 2 3,1
phẫu thuật Mở xoang trán + CHVN 3 4,6
Mở xoang sàng trước + CHVN 3 4,6
Mở xoang hàm + xoang sàng + CHVN 11 16,9
Mở xoang hàm + xoang trán + CHVN 10 15,4
Mở xoang hàm – sàng trước – trán +
36 55,4
CHVN
Biến chứng Không 28 43,1
trong phẫu Chảy máu ít 35 53,8
thuật Chảy máu nhiều 2 3,1
Dò dịch não tủy 0 0
Chấn thương ổ mắt 0 0

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

53

Nhận xét: Phương pháp phẫu thuật mở 3 xoang hàm – sàng trước – trán
+ CHVN chiếm tỷ lệ 55,4%.
Biến chứng trong phẫu thuật, phỗ biến nhất là tình trạng chảy máu trong
phẫu thuật trong đó chảy máu ít 53,8% và có chảy nhiều máu 3,1%.
Bảng 3.16: Thời gian và biến chứng sau phẫu thuật
Thời gian và biến chứng phẫu thuật n %
Thời gian phẫu < 60 phút 17 26,2
thuật 60 – 120 phút 31 47,7
> 120 phút 17 26,2
Trung bình: 89,28 ± 43,8
Ngắn nhất:25 phút
Dài nhất: 195 phút
Biến chứng sau Không biến chứng 56 86,2
phẫu thuật Chảy máu 1 1,5
Sẹo dính 8 12,3
Tái phát 0 0
Nhận xét:
Thời gian phẫu thuật trung bình từ 89,28 ± 43,8 thời gian ngắn nhất là 25
phút và dài nhất là 195 phút Biến chứng sau phẫu thuật trong đó tình trạng chảy
máu sau phẫu thuật chỉ 1,5%.
Phỗ biến thường xảy ra là sẹo dính 12,3%. Kết quả trong nghiên cứu cho
thấy không có trường hợp tái phát sau phẫu thuật.
3.2.2 Đặc điểm chăm sóc sau mổ
Bảng 3.17: Đặc điểm chăm sóc sau mổ
Đặc điểm chăm sóc sau mổ n %
Chăm sóc sau mổ Rút mèche 0 0
merocel 65 100
sau mổ 0 0
Thời rút merocel 24 giờ 0 0

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

54

48 giờ 0 0
72 giờ 65 100
Tai biến sau rút bấc – Có 6 9,2
chảy máu Không 59 90,8

Nhận xét: 100% bệnh nhân được cầm máu mũi bằng merocel. Tai biến
sau rút bấc trong đó 9,2% người bệnh có chảy máu.
Bảng 3.18: Rửa mũi sau mổ
Chăm sóc sau mổ n %
Rửa mũi sau mổ 1 tuần Có 65 100
Không 0 0
Rửa mũi sau mổ 3 Có 0 0
tháng Không 65 100
Nhận xét: Không có trường hợp rửa mũi sau mổ 1 tuần và 3 tháng sau
phẫu thuật.
3.2.3 Kết quả điều trị sau 3 tháng
3.2.3.1 Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.19: Triệu chứng cơ năng
Thông tin 1 tháng 3 tháng
n % n %
Nghẹt mũi Có 4 6,2 0 0
Không 61 93,8 65 100
Chảy mũi Có 9 13,8 0 0
Không 56 86,2 65 100
Đau nặng đầu, nặng mặt Có 0 0 0 0
Không 65 100 65 100
Giảm, mất khứu Có 0 0 0 0
Không 65 100 65 100

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

55

Nhận xét:
Mức độ cải thiện - Triệu chứng cơ năng sau 1 tháng trong đó:
Tình trạng đau nặng đầu, nặng mặt và giảm, mất khứu được cải thiện.
Triệu chứng nghẹt mũi sau 1 tháng có 6,2% và chảy mũi 13,8%.
Mức độ cải thiện - Triệu chứng cơ năng sau 3 tháng: các tình trạng nghẹt
mũi, chảy mũi, đau nặng đầu, nặng mặt và giảm, mất khứu 100% cải thiện.
3.2.3.2 Theo thang điểm SNOT-22 sau 3 tháng điều trị
Bảng 3.20: Theo thang điểm SNOT-22 sau 3 tháng điều trị
Triệu chứng n Điểm TB SD
Cần hỉ mũi 65 0,26 0,54
Hắt hơi 65 0,38 0,58
Chảy mũi 65 0,40 0,63
Ho 65 0,15 0,44
Cảm giác dịch chảy xuống mũi sau 65 0,37 0,55
Nhầy đặc trong mũi 65 0,25 0,56
Cảm giác tắc nghẽn ở tai 65 0,17 0,38
Chóng mặt 65 0,29 0,61
Đau tai 65 0,29 0,55
Đau hoặc nặng mặt 65 0,20 0,47
Khó ngủ 65 0,38 0,60
Thức giấc giữa đêm 65 0,37 0,68
Tối ngủ không ngon giấc 65 0,31 0,56
Cảm giác mệt mỏi cả ngày 65 0,26 0,48
Mệt mỏi cả ngày 65 0,22 0,45
Giảm năng suất lao động 65 0,20 0,40
Giảm tập trung 65 0,17 0,42

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

56

Cảm giác thất vọng/ khó chịu/ dễ cáu gắt 65 0,18 0,39
Buồn 65 0,22 0,41
Cảm giác xấu hổ, bối rối. 65 0,29 0,55
Sự cảm nhận khứu giác ( mùi) hoặc vị giác 65 0,26 0,48
Nghẹt mũi 65 0,20 0,40
Tổng cộng: 65 0,27 2,28

Nhận xét: Kết quả khảo tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật bằng thang điểm
SNOT22 kết quả cho thấy điểm trung bình 0,27 ± 2,28 < mức nhẹ.
Mức độ cải thiện tốt nhất là triệu chứng ho (0,15 ± 0,44), đau hoặc nặng mặt
(0,20 ± 0,47), Giảm năng suất lao động (0,20 ± 0,4) và nghẹt mũi (0,20 ± 0,4).
3.2.3.3 Tỷ lệ cải thiện trước và sau điều trị
Bảng 3.21: Tỷ lệ cải thiện trước và sau điều trị
Trước Sau Khác % cải
Triệu chứng
điều trị điều trị biệt thiện
Cần hỉ mũi 4,30 0,26 3,98 92,6
Hắt hơi 2,78 0,38 2,42 87,1
Chảy mũi 4,34 0,40 3,90 89,9
Ho 2,45 0,15 2,33 95,1
Cảm giác dịch chảy xuống mũi sau 4,65 0,37 4,31 92,7
Nhầy đặc trong mũi 3,92 0,25 3,72 94,9
Cảm giác tắc nghẽn ở tai 1,37 0,17 1,2 87,6
Chóng mặt 0,33 0,29 0,03 9,1
Đau tai 0,75 0,29 0,45 60,0
Đau hoặc nặng mặt 2,77 0,20 2,52 90,9
Khó ngủ 3,40 0,38 3,02 88,8
Thức giấc giữa đêm 3,23 0,37 2,86 88,5

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

57

Tối ngủ không ngon giấc 3,34 0,31 3,03 90,7


Cảm giác mệt mỏi cả ngày 3,55 0,26 3,29 92,7
Mệt mỏi cả ngày 3,45 0,22 3,23 93,6
Giảm năng suất lao động 2,48 0,20 2,28 91,9
Giảm tập trung 2,50 0,17 2,29 91,6
Cảm giác thất vọng/ khó chịu/ dễ
2,48 0,18 2,29
cáu gắt 92,3
Buồn 2,25 0,22 2,03 90,2
Cảm giác xấu hổ, bối rối. 2,12 0,29 1,83 86,3
Sự cảm nhận khứu giác ( mùi) hoặc
4,29 0,26 4,03
vị giác 93,9
Nghẹt mũi 4,28 0,20 4,08 95,3
Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ cải thiện các triệu chứng sau điều trị 3
tháng tương đối tốt trong đó nghẹt mũi cải thiện 95,3%; triệu chứng ho
(95,1%); Mệt mỏi cả ngày (93,6%);
Sự cảm nhận khứu giác (mùi) hoặc vị giác (93,9%), Cảm giác thất vọng/
khó chịu/ dễ cáu gắt (92,9%).

2.95

Cải thiện 91,9%

0.27
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 3 tháng

Biểu đồ 3.1: So sánh điểm SNOT-22 trung bình trước phẩu thuật và sau
phẫu thuật 3 tháng

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

58

Kết quả từ biểu đồ 3.1 cho thấy kết quả sau phẫu thuật có sự cải thiện rõ
các triệu chứng từ 2,95 điểm giảm xuống dưới mức nhẹ 0,27 điểm.
Sau điều trị 3 tháng trung bình người bệnh cải thiện các triệu chứng 91,9%.
3.2.3.4 Nội soi sau PT 1 tháng và 3 tháng
Bảng 3.22: Hình ảnh nội soi sau phẫu thuật

Trước PT PT 1 tháng PT 3 tháng


Thông tin
n % n % n %
Có 65 100 0 0 0 0
Dịch ứ đọng
Không 0 0 65 100 65 100
Có 65 100 0 0 0 0
Niêm mạc phù nề
Không 0 0 65 100 65 100
Có 0 0 0 0 0 0
Dính
Không 65 100 65 100 65 100
Hẹp hay tắc phức Có 65 100 0 0 0 0
hợp lỗ thông xoang Không 0 0 65 100 65 100

Nhận xét: Kết quả từ hình ảnh nội soi trước và sau phẫu thuật ta thấy kết quả
cải thiện dần sau phẫu thuật cụ thể:
Dịch ứ đọng trước phẫu thuật 100% trước hợp có dịch ứ động sau 3 tháng
điều trị kết quả tất cả người bệnh không còn dịch ứ đọng.
Tương tự ở tình trạng niêm mạc phù nề và hẹp hay tắc phức hợp lỗ thông
xoang được cải thiện hoàn toàn sau 3 tháng điều trị 100% người bệnh khỏi các
biểu hiện lâm sàng trên.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

59

3.2.3.5 Kết quả CT Scanner sau 3 tháng PT


Bảng 3.23: Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner
Điểm Lund – Mackay
XOANG
0 1 2
Xoang hàm 65 0 0

Xoang sàng trước 65 0 0

Xoang trán 65 0 0

Phức hợp lỗ thông xoang 65 0 0

Nhận xét: Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner sau 3 tháng điều trị
điều trở về ở mức bình thường.
3.2.4 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN
3.2.4.1 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN
100 93,8%
89,2% 87,7%
90
80
70
60
50
40
30
20 10,8% 10,8%
10 6,2%
0 0 1,5% 0 0 0
0
Trước PT Sau PT 1 tháng Sau PT 3 tháng
Tốt Khá trung bình Kém

Biểu đồ 3.2: Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN
Nhận xét: Kết quả điều trị tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật ở mức độ
trung bình 10,8% và kém 87,7%. Tuy nhiên sau phẫu thuật 1 tháng kết quả

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

60

được cải thiện 87,7% mức độ tốt và 10,8% ở mức độ khá chỉ 1,5% ở mức trung
bình. Sau điều trị 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị mức tốt 93,9% và
6,2 mức độ khá.
3.2.4.2 Một số yếu tố liên quan đến kết quả sau PTNSMX và CHVN
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa kết quả sau PTNSMX - CHVN và lâm
sàng, cận lâm sàng
Đặc điểm Tốt Khá, TB, kém p
n=61 (%) n=4 (%)
SNOT-22 trước phẫu thuật
<3 26 42,6 2 50,0 0,775
≥3 35 57,4 2 50,0
Điểm Lund – Mackay tại xoang hàm trên CT Scanner
0 điểm 0 0 0 0
1 điểm 0 0 1 25,0 0,000
2 điểm 61 100 3 75,0
Điểm Lund – Mackay tại xoang sàng trước trên CT Scanner
0 điểm 6 9,8 0 0
1 điểm 5 8,2 4 100 0,029
2 điểm 50 82,0 0 0
Điểm Lund – Mackay tại xoang trán trên CT Scanner
0 điểm 9 14,8 0 0
1 điểm 4 6,6 0 0 0,327
2 điểm 48 78,7 4 100
Điểm Lund – Mackay tại lỗ thông xoang trên CT Scanner
0 điểm 1 1,6 0 0
1 điểm 53 86,9 2 50,0 0,038
2 điểm 7 11,5 2 50,0

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

61

Nhận xét: Mối liên quan giữa kết quả sau PTNSMX - CHVN và lâm sàng,
cận lâm sàng. Trong đó mức độ SNOT-22 trước phẫu thuật không có mối liên
quan đến kết quả điều trị. Thang điểm Lund – Mackay trên CT Scanner trong
đó tại xoang hàm (p=0,0001), xoang sàng trước (p=0,029) và lỗ thông xoang
(p=0,038) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị. Đối tượng
có kết quả điều trị khá, trung bình điều có điểm lund-mackay từ 1-2 điểm.
Bảng 3.25: Một số yếu tố liên quan đến kết quả sau PTNSMX và CHVN
Đặc điểm chung Kết quả phẫu thuật OR p
Tốt Khá, TB, kém KTC95%
n=61 (%) n=4 (%)
Nhóm tuổi
< 60 50 81,97 2 50,0 4,6
0,124
≥ 60 11 18,03 2 50,0 0,6 – 35,9
Giới tính
Nam 27 44,3 2 50,0 1,3
0,824
Nữ 34 55,7 2 50,0 0,2 – 9,5

Địa dư
HCM 27 44,3 1 25,0 2,4
0,455
Tỉnh khác 34 55,7 3 75,0 0,2 – 24,2

Nghề nghiệp
LĐ toàn thời gian 33 54,1 0 0 1,1
0,037
Bán thời gian 28 45,9 4 100 1,03 – 1,3

Nhận xét: Nhóm tuổi ≥ 60 có nguy cơ cải thiện kém gấp 4,6 lần so với nhóm
tuổi <60 (OR=4,6; KTC: 0,6 – 35,9).
Giới tính không có sự chênh lệch lớn giữa giới tính nam và nữ. Mối liên
quan này không có ý nghĩa thống kê.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

62

Địa dư đối tượng sống ở nông thôn cải thiện kém gấp 2,4 lần so với bệnh
nhân sống ở thành thị (OR=2,4; KTC: 0,2 – 24,2).
Đối tượng nghề nghiệp không ổn định có nguy cơ cải thiện kém so với
nhóm có nghề nghiệp ổn đinh. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê
3.2.5. Sự hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật 3 tháng

120
98.5 96.9
100

80

60

40

20
1.5 0 0 3.1
0
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật
Không hài lòng Bình thường Hài lòng

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân trước phẫu thuật và sau 3
tháng phẫu thuật
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy 98,5% bệnh nhân không hài lòng
trước phẫu thuật. Tuy nhiên, sau 3 tháng phẫu thuật tỷ lệ hài lòng là 96,9% chỉ
3,1% mức độ bình thường.
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa tỷ lệ hài lòng và kết quả điều trị
Hài lòng của người bệnh Kết quả phẫu thuật p
Tốt Khá, TB, kém
Hài lòng 61 100 2 50,0
0,0001
Bình thường, không hài lòng 0 0 2 50,0
Nhận xét: Tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ hài lòng và kết quả điều trị
của bệnh nhân. Kết quả điều trị cải thiện làm tăng sự hài lòng của người bệnh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

63

HÌNH ẢNH MINH HOA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP

Dịch nhầy đặc khe giữa kèm vẹo vách Sau phẫu thuật 3 tháng
ngăn trước phẫu thuật

Hình ảnh mờ xoang hàm Sau phẫu thuật 3 tháng


và xoang sàng kèm vẹo vách ngăn trái
trước phẫu thuật

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

64

Dịch nhầy đặc khe giữa Sau phẫu thuật 3 tháng


trước phẫu thuật

Hình ảnh mờ xoang sàng Sau phẫu thuật 3 tháng


Trước phẫu thuật 2 bên

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

65

Dịch nhầy đặc khe giữa Sau phẫu thuật 3 tháng


Kèm vẹo vách ngăn
trước phẫu thuật

Hình ảnh mờ xoang hàm Sau phẫu thuật 3 tháng


2 bên kèm vẹo vách ngăn phải
trước phẫu thuật

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

66

Vẹo vách ngăn phải Sau phẫu thuật 3 tháng


trước phẫu thuật

Hình ảnh vẹo vách ngăn phải, Sau phẫu thuật 3 tháng
ứ dịch xoang hàm bên phải
trước phẫu thuật

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

67

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN


4.1 Ý nghĩa của đề tài
Viêm mũi xoang là một trong những bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên nếu
không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, viêm mũi xoang có thể tái phát
nhiều lần dẫn đến viêm mũi xoang mạn tính và có thể gây ra các biến chứng ở
các cơ quan lân cận như: viêm túi lệ, viêm mô tế bào quanh ổ mắt, áp xe dưới
cốt mạc, áp xe quanh ổ mắt, viêm thần kinh thị hậu nhãn cầu, viêm tai giữa,
viêm họng, viêm thanh khí phế quản, dò xoang miệng. Đôi khi gây ra một số
biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: cốt tủy viêm xương sọ, viêm màng
não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch hang. Viêm mũi xoang mạn tính là một
trong những chỉ định của phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Phẫu thuật xoang nội soi là phương pháp tiêu chuẩn để phẫu thuật cho
hầu hết các bệnh về xoang cạnh mũi. Điều kiện khung phù hợp được cung cấp,
các thủ tục tương ứng là an toàn và thành công. Những điều kiện tiên quyết này
bao gồm các thiết bị kỹ thuật phù hợp, kỹ thuật phẫu thuật định hướng giải
phẫu, lựa chọn bệnh nhân phù hợp và mức độ phẫu thuật phù hợp với từng cá
nhân. Ngoài ra, có các hoạt động bên ngoài và ngoài các xoang cạnh mũi. Sự
phát triển của kỹ thuật phẫu thuật vẫn không ngừng phát triển [44]. Tuy nhiên,
tỉ lệ thành công dựa trên sự cải thiện triệu chứng từ phẫu thuật nội soi chức
năng mũi-xoang đã được báo cáo thay đổi từ 85% - 92%. Nhóm bệnh nhân với
sự ghi nhận đầy đủ của y văn hơn 10 năm vẫn không có đáp ứng một cách hiệu
quả cả với điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật xoang chiếm 8%-15% trong những
bệnh nhân đã được phẫu thuật.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thực hiện nhằm mục đích đánh giá kết
quả phẫu thuật nội soi mũi xoang trước và chỉnh hình vách ngăn mũi từ đó là
cơ sở nâng cao hiệu quả việc sử dụng phẫu thuật nội soi xoang mũi và chỉnh
hình vách ngăn trong điều trị viêm xoang mũi vào điều trị rộng rãi đặc biệt là

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

68

cơ sở cho các bệnh viện tuyến dưới với cơ sở vật chất cũng như trình độ của
nhân viên y tế còn hạn chế.
4.2 Đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm
nhóm xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn.
4.2.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội
Đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội, nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh
viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa tai –
mũi – họng hàng đầu khu vực phía nam vì vậy đặc điểm về khẩu học – xã hội
của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi khá đa dạng phân bố rộng ở cả
khu vực phía Nam, Việt Nam. Trong đó, về giới tính tỷ lệ nữ giới 55,4% cao
hơn so với nam giới 44,6%. So sánh với kết quả trong nghiên cứu của tác giả
Lê Hồ Băng Tâm tỷ lệ nam (55,2%) cao so với bệnh nhân nữ (44,8%) [19]. So
sánh với nghiên cứu của Viswanatha năm 2015 tỷ lệ nam (56,0%) cao so với
nữ (44,0%). Tuy nhiên, không có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ bệnh nhân giới
tính nam và nữ [43].
Về nhóm tuổi, đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình
là 43,88 ± 14,9. Trong đó nhóm người cao tuổi (>60 tuổi) cũng chiếm 20,0%.
So sánh với kết quả trong nghiên cứu của Eduardo M K. Năm 2011 44,87 tuổi
gần tương đương so với nghiên cứu của chúng tôi [27] . Kết quả trong nghiên
cứu của Abdalla S. năm 2012 độ tuổi trung bình 49 cao hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi [28]. Các nghiên cứu tại Việt Nam, So sánh với các nghiên cứu
của Lê Hồ Băng Tâm độ tuổi trung bình 39,3 ± 12,7 tuổi thấp hơn so với nghiên
cứu của chúng tôi [19]. Nghiên cứu của Trần Khôi Nguyên tỷ lệ bệnh nhân >60
tuổi chỉ 14,0% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [12]. Nhìn chung đối
tượng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác điều nằm
trong độ tuổi trung niên khoảng từ 40 – 50 tuổi, tuy nhiên nghiên cứu của chúng
tôi có tỷ lệ người cao tuổi tương đối cao, người có độ tuổi cao nhất là 74 tuổi.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

69

Vì vậy, để đảm bảo kết quả phẫu thuật là công việc khó khăn trong đảm bảo an
toàn trong và chăm sóc sau mổ.
Đặc điểm nơi cư trú, nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện tai mũi họng thành
phố HCM có nhiều bệnh nhân sống ở khu vực các tỉnh đến khám và điều trị
trong đó tỷ lệ bệnh nhân sống ở các tỉnh chiếm 56,9% cao hơn so với người
bệnh sống ở thành phố Hồ Chí Minh 43,1%. Đặc điểm dân tộc, tỷ lệ người bệnh
viêm xoang ở đối tượng dân tộc trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp
chỉ chiếm 6,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện thực tế ở đối tượng là
người dân tộc còn nhiều khó khăn, ít điều kiện điều trị tại các bệnh viện lớn ở
trung tâm của vùng như TP HCM.
Đặc điểm về nghề nghiệp, bệnh viêm xoang mũi phân bố ở nhiều đối tượng
khác nhau, trong đó 2 đối tượng có nghề nghiệp chính là 47,7% là công nhân
phổ thông và 27,7% là nông dân hai nhóm này chiếm tỷ lệ đa số. So sánh với
nghiên cứu của tác giả Lê Hồ Băng Tâm công nhân viên là 34,5% và lao động
tự do 25,3% [19].
Thời gian nằm viện điều trị trung bình từ trung bình: 4,7 ± 0,8 thời gian
nằm viện phổ biến từ 3 – 7 ngày. Thời gian nằm viện trung bình tương đối ngắn
chủ yếu đựa vào mức độ tổn thương, mức độ nghiêm trọng của bệnh trung bình
thời gian nằm viện từ 3 -7 ngày.
4.2.2 Đặc điểm lâm sàng
Qua khảo sát 65 người bệnh trong đó nhóm bệnh viêm xoang 1 bên mũi chiếm
33,8% trong khi đối tượng viêm mũi xoang 2 bên: vị trí các trước chiếm 66,2%.
Một số triệu chứng cơ năng thường gặp ở các đối tượng viêm xoang mũi
như Nhức đầu hoặc đau mặt hoặc áp lực âm ỉ, liên tục hoặc đau nhức trên các
xoang bị ảnh hưởng thường gặp ở cả giai đoạn cấp tính và mãn tính của viêm
xoang. Cơn đau này thường khu trú vào xoang liên quan và có thể trầm trọng
hơn khi người bị ảnh hưởng cúi xuống hoặc khi nằm xuống . Đau thường bắt

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

70

đầu ở một bên đầu và tiến triển sang cả hai bên [42]. Viêm xoang cấp tính có
thể kèm theo dịch mũi đặc, thường có màu xanh và có thể chứa mủ hoặc máu.
Tương tự, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng cơ năng
người bệnh có những đặc điểm chung khi vào viện như đau nặng đầu, nặng mặt
(96,9%), nghẹt mũi (95,4%) và tất cả bệnh nhân điều có triệu chứng chảy mũi
trước khi vào viện. Về khứu giác, 83,1% trường hợp người bệnh bị giảm khứu
giác và chỉ 1,5% trường hợp mất khứu giác. Kết quả gần tương đồng khi so với
nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tài (Đại học Y khoa Vinh) nghiên cứu về đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh VMX về triệu chứng cơ năng thường gặp là
chảy mũi 100%; nghẹt mũi 92,3%, chủ yếu nghẹt mũi mức độ nặng và vừa; tức
nặng vùng mặt và đau đầu là 66,3%; giảm khứu 69,23% [18]. So sánh với
nghiên cứu của Bajaj Y và cộng sự trong đó có 100 nữ (37,6%) và 166 nam
(62,4%). Triệu chứng phổ biến nhất là nghẹt mũi (81,5%) và mất khứu (83,1%);
tiếp đến là chảy mũi sau (44,3%), đau đầu (43,2%), hắt hơi (38,7%), chảy mũi
(35,7%) và đau giữa mặt (28,1%) [29]. Từ các kết quả cho thấy, đặc điểm của
đối tượng viêm xoang mũi có những đặc điểm chung có thế thay đổi tùy thuộc
vào mức độ của người bệnh.
Triệu chứng cơ năng ở đối tượng viêm xoang 1 bên mũi: Vị trí tỷ lệ, viêm
mũi trước + sau chiếm 20,0%. Về tính chất, điều có nhây mủ 13,9% và mủ đặc
13,9%. Thời gian nghẹt mũi liên tục 13,8% chiếm tỷ lệ cao hơn so với từng lúc
12,3%. Tính chất nhây mủ 43,1% và 24,6%. Thời gian nghẹt mũi liên tục gấp
6 lần liên tục ở đối tượng viêm mũi 2 bên 61,5% so với 9,2%.
Chuẩn bị trước mổ là một khâu cực kỳ quan trọng. Đây là thời điểm mà
bệnh nhân có thể được chuẩn bị tốt về thể chất và tinh thần cho một cuộc phẫu
thuật, nhằm tối ưu hóa các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, giúp bệnh nhân thoải
mái và hài lòng. Trong thời gian này, bất cứ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến
nguy cơ gây mê hoặc phẫu thuật có thể được xác định nhằm giảm thiểu sự chậm

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

71

trễ phẫu thuật, ngăn ngừa các biến chứng và tử vong. Kết quả nghiên cứu, các
đặc điểm về dấu hiệu sinh tồn hầu hết các bệnh nhân đều được chuẩn bị kỹ
lưỡng các người bệnh điều nằm trong giới hạn bình thường nằm trong giới hạn
bình thường như huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và nhiệt độ cơ thể.
Mức độ, tính chất đau nặng đầu, nặng mặt trong đó tỷ lệ người bệnh đau
từng lúc, từng cơn ở mức độ vừa chiếm 32,3% và nặng ở mức 23,1%. Trong
khi đó có đến 26,2% có triệu chứng liên tục tình trạng đau nặng đầu, nặng mặt.
Tình trạng giảm hoặc mất khứu trong đó 58,5% ở mức độ nặng và 32,3% mức
độ vừa.
4.2.2.1 Triệu chứng thực thể: Qua nội soi mũi xoang
Các dấu hiệu liên quan trực tiếp đến viêm xoang được ghi nhận là tình trạng
phù nề niêm mạc và ứ đọng mủ, sự thoái hóa của niêm mạc được đánh giá trong
thăm khám qua nội soi. Phần lớn bệnh nhân có tình trạng phù nề niêm mạc.
Kết quả trong nghiên cứu đặc điểm vẹo vách ngăn theo phần lớn các
trường hợp có vách ngăn mào chiếm 66,2% chỉ có 3,1% có vẹo vách ngăn phức
tạp. Phân loại theo Mladina (1987) trong người bệnh có vách ngăn loại V chiếm
tỷ lệ cao nhất (56,9%), tiếp theo lại loại III (18,5%) thấp nhất là loại VII (3,1%).
Kết quả này tương đồng khi so sánh với nghiên cứu của Phan Đình Vĩnh San
đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi
150 bệnh nhân viêm nhóm xoang trước mạn tính tại Bệnh viện Tai Mũi Họng
Tp Hồ Chí Minh hình ảnh nội soi thường gặp là có dịch khe giữa 96,7%, dị
hình vách ngăn 63,3% và kiểu dị hình chủ yếu là gai hay mào vách ngăn chiếm
40% và lỗ thông xoang hàm phụ 20,7% [16]. So sánh với nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Vũ, Lâm Huyền Trân năm 2010 hình thái vách ngăn gồm dầy
chân vách ngăn (6,37%), gai vách ngăn (9,27%), vẹo hình chữ C (12,46%), vẹo
hình chữ S (9,56%), mào vách ngăn (27,53%) và dạng phối hợp (10,14%). Trên
nội soi theo phân loại Mladina có vẹo vách ngăn loại I (6,96%), loại II (6,37%),

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

72

loại III (19,13%), loại IV (9,56%), loại V(27,25%), loại VI (2,89%) và loại VII
(10,43%) [25]. Đặc điểm dị hình vách ngăn phổ biến nhất là dạng mào và chữ
C, tuy nhiên các nghiên cứu có một số dị hình phức tạp khó khăn trong việc
chỉnh vách ngăn mũi.
Đặc điểm cuốn dưới người bệnh có tình trạng quá phát chiếm 50,8%. Đặc
điểm cuốn giữa phần lớn người bệnh có cuốn giữa bình thường chỉ có xương
xoắn mũi Concha bullosa chiếm (10,8%), quá phát (6,2%) và đảo chiều (1,5%).
Đặc điểm khe giữa có đến 92,3% người bệnh có dịch nhầy mủ, người bệnh có
mỏm móc quá phát chiếm 93,8%. Người bệnh có bóng sàng quá phát 92,3%.
4.2.3 Đánh giá tình trạng viêm xoang mũi theo bảng SNOT-22
Cho đến nay trên thế giới và tại Việt Nam đã công bố và áp dụng nhiều
cách đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang, từ chỉ đơn thuần đánh giá
cải thiện của các triệu chứng viêm xoang mạn cho đến đánh giá cải thiện chung
và đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, khó so sánh giữa
các kết quả này do thiếu tính thống nhất về tiêu chuẩn đánh giá.
Kết quả từ thang đo tình trạng viêm xoang mũi theo bảng SNOT-22 người
bệnh có mức độ nặng >4 điểm bao gồm: cảm giác dịch chảy xuống mũi sau có
điểm trung bình cao nhất (4,65 ± 0,57), cần hỉ mũi (4,30 ± 0,9), sự cảm nhận
khứu giác ( mùi) hoặc vị giác (4,29 ± 1,21), nghẹt mũi (4,28 ± 1,13). Điểm
trung bình theo thang đo SNOT-22 là 2,95 ± 0,75 ở mức độ trung bình.
Trước phẫu thuật tình trạng viêm xoang mũi của người bệnh ở các mức
độ từ trung bình đến nặng chiếm 49,2% và mức nhẹ đến trung bình là 32,3%.
Trong đó mức độ nặng đến rất nặng chiếm 7,7%.
4.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng
Dưới sự phát triển của y học hiện đại việc chẩn đoán viêm xoang có sự hỗ
trợ của nhiều thiết bị như nội soi mũi xoang và CT Scanner trong chẩn đoán
viêm xoang mũi mãn tính.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

73

Xoang trán gồm 2 khoang nhỏ nằm ngay trên ổ mắt chứa đầy không khí,
tương đương với vị trí ở vùng lông mày. Thông thường xoang trán sẽ tiết ra
một ít chất nhầy chảy qua đường mũi. Viêm xoang trán xảy ra khi chất nhầy
không thoát được ra và bị bít tắc lại trong xoang, từ đó dẫn đến tăng áp lực
quanh vùng mắt và trán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại xoang trán người
bệnh có ứ đọng mủ chiếm tỷ lệ 75,4% và 1,5 có dày niêm mạc.
Đặc điểm xoang hàm, xoang hàm bao gồm những hốc quang khu vực mắt
và má 2 bên, phủ lên bề mặt của xoang này là lớp niêm mạc. Tình trạng lớp
niêm mạc này bị phù nề, viêm nhiễm sẽ dẫn đến viêm xoang hàm là một trong
những loại viêm xoang thường gặp nhất hiện nay. Kết quả trong nghiên cứu có
đến 96,9% ứ đọng mủ ở xoang hàm.
Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc ở các xoang bị viêm, có dịch mủ
bị ứ đọng, gây bít tắc và tạo áp lực lên vùng xoang sàng (gồm 4 khoang rỗng
thông với nhau, nằm giữa hai bên mắt). Có 2 loại viêm xoang sàng, đó là viêm
xoang sàng trước (xoang tiếp giáp giữa xoang trán và xoang hàm, hốc mũi và
hốc mắt) và viêm xoang sàng sau (xoang nằm ở phía sau xoang sàng trước, phía
sau gáy). Kết quả trong nghiên cứu, xoang sàng trước có 81,5% bệnh nhân ứ
đọng mủ và 3,1% dày niêm mạc.
Phức hợp lỗ thông xoang có 95,4% có biểu hiện dày niêm mạc và chỉ 3,1%
có ứ động mủ. Hình ảnh dầy niêm mạc, niêm mạc thoái hóa, bít tắc dẫn lưu tại
vùng phức hợp lỗ thông xoang được các tác giả coi là rất có giá trị trong chẩn
đoán viêm xoang. Nghiên cứu của Võ Thanh Quang có đến 56,35% BN có hình
ảnh bít tắc và 36,51% dầy niêm mạc vùng này. Đây cũng là một chỉ định của
phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang tối thiểu [14], [10].
CT Scanner mũi xoang – tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm mũi xoang
mạn [41]. Phân độ viêm mũi xoang và cách cho điểm với từng xoang trên phim
cắt lớp vi tính, cũng như triệu chứng lâm sàng của Valerie J.Lund , Ian

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

74

S.Mackay, mà chúng ta gọi là thang điểm Lund-Mackay. Kết quả nghiên cứu
số điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner trong đó xoang hàm có 1,98 ±
0,12 điểm, xoang sàng trước: 1,68 ± 0,64 điểm, xoang trán1,65 ± 0,7 điểm và
phức hợp lỗ thông xoang: 1,12 ± 0,38 điểm.
Đặc điểm hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner trong đó 16,9% có
hình ảnh cuốn mũi Concha bullosa chiếm tỷ lệ cao nhất.
4.3 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang
trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi
4.3.1 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi
Phẫu thuật nội soi mũi xoang (FESS) là phẫu thuật xoang qua đường mũi
dưới sự trợ giúp của ống nội soi. Phẫu thuật nội soi mũi xoang giúp phục hồi
lại sự lưu thông của lỗ thông mũi xoang, giúp cho niêm mạc trong các xoang
tự hồi phục về cấu trúc và chức năng. Kết quả nghiên cứu sử phương pháp phẫu
thuật mũi xoang trước kết hợp chỉnh hình dị hình vách ngăn ở mũi.
Thời gian phẫu thuật trung bình từ 89,28 ± 43,8 thời gian ngắn nhất là 25
phút và dài nhất là 195 phút. Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào loại phẫu thuật
thực hiện và đặc điểm của vách ngăn cần được chỉnh hình. Cuộc phẫu thuật có
thể kéo dài ở các trường hợp chỉnh hình vách ngăn phức tạp và mở cả 3 xoang.
Biến chứng trong phẫu thuật, phỗ biến nhất là tình trạng chảy máu trong
phẫu thuật trong đó chảy máu ít 53,8% và có chảy nhiều máu 3,1%. Biến chứng
sau phẫu thuật trong đó tình trạng chảy máu sau phẫu thuật chỉ 1,5%. Phỗ biến
thường xảy ra là sẹo dính 12,3%. So sánh với kết quả trong nghiên cứu Phan
Đình Vĩnh San đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu
thuật nội soi 150 bệnh nhân viêm nhóm xoang trước mạn tính tại Bệnh viện Tai
Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh các tai biến lúc mổ gồm chảy máu nhiều chiếm
5,4% và tụ máu quanh ổ mắt chiếm 0,7%. Biến chứng sau mổ là chảy máu sau

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

75

rút bấc mũi 6% và dính niêm mạc chiếm 5,3% [16]. Phan Hùng Xô cũng ghi
nhận một tỷ lệ tương tự, chảy máu sau mổ có 3 BN, chiếm 7,2% [26]. Bijan
cũng ghi nhận có 2/200 BN (2%) chảy máu nhiều cần nhập viện xử trí [29].
Nghiên cứu của Luciano S C. ghi nhận có 12/192 BN (6,25%) chảy máu sau
mổ được nội soi xử trí mà không cần truyền máu. Tỷ lệ chảy máu sau phẫu
thuật trong các nghiên cứu đều dưới 10% [34].
Chúng tôi nhận thấy rằng, dưới hướng dẫn của nội soi, phẫu thuật viên có
thể nhìn thấy rõ các cấu trúc giải phẫu, khi nạo sàng trước cần chú ý xương
giấy chỉ là một vách xương rất mỏng và đôi khi không liên tục, để tránh tai biến
tổn thương vách xương này, người phụ mổ cần ấn nhẹ vào nhãn cầu khi có dấu
hiệu nghi ngờ qua nội soi.
4.3.2 Đặc điểm chăm sóc sau mổ
Sau phẫu thuật mũi xoang, bạn có thể được nhét vật liệu cầm máu vào
trong mũi. Sử dụng hay không sử dụng vật liệu cầm máu mũi tùy vào từng loại
phẫu thuật khác nhau. Có vật liệu tan và không tan. Nếu vật liệu cầm máu là
loại không tan, bác sĩ sẽ rút ra trước khi bạn xuất viện. Trong nghiên cứu việc
cầm máu 100% bệnh nhân được cầm máu mũi bằng merocel. Tuy nhiên, tai
biến sau rút bấc trong đó 9,2% người bệnh có chảy máu. Biến chứng và di
chứng sau phẫu thuật. Không có trường hợp người bệnh rữa mũi sau phẫu thuật.
Việc chăm sóc sau mổ là một công việc vô cùng quan trọng đảm bảo khả
năng hồi phục tốt nhất cho người bệnh giảm các biến chứng không mong muốn
đặc biệt là nhiễm trùng sau mổ.
4.3.3 Kết quả điều trị sau 3 tháng
Có nhiều tiêu chí khác nhau được các tác giả sử dụng để đánh giá kết quả
phẫu thuật. Theo phần lớn các tác giả, việc đánh giá kết quả phẫu thuật dựa vào
hai tiêu chí chính, đó là sự cải thiện triệu chứng cơ năng và thực thể qua khám
nội soi mũi xoang. Một số ít tác giả có sử dụng thêm tiêu chí đánh giá trên CT

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

76

Scanner, nhưng chúng tôi cho rằng không thật sự cần thiết vì tiêu tốn nhiều chi
phí cho bệnh nhân. Chúng tôi chỉ chụp CT Scanner trong những trường hợp
viêm xoang tái phát sau mổ. Đánh giá sự thay đổi các triệu chứng chủ yếu dựa
trên thang điểm SNOT-22 để đánh giá kết quả cải thiện sau phẫu thuật.
4.3.3.1 Triệu chứng cơ năng
Mức độ cải thiện - Triệu chứng cơ năng sau 1 tháng, kết quả khảo tình
trạng bệnh nhân sau phẫu thuật bằng thang điểm SNOT-22 kết quả cho thấy
điểm trung bình 0,72 ± 1,56 < mức nhẹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ cải thiện các
triệu chứng sau điều trị 3 tháng tương đối tốt trong đó nghẹt mũi cải thiện
95,3%; triệu chứng ho (95,1%); Mệt mỏi cả ngày (93,6%); Sự cảm nhận khứu
giác (mùi) hoặc vị giác (93,9%), Cảm giác thất vọng/ khó chịu/ dễ cáu gắt
(92,9%).
Bảng 4.1: So sánh cải thiện trước và sau phẫu thuật bằng thang điểm
SNOT – 22
Tên tác giả Năm Điểm SNOT-22 trung bình
Trước PT Sau 3 tháng
Juliana Gama Mascarenhas 2013 2,79 0,89
Trần Khôi Nguyên 2016 1,86 0,44
Nghiên cứu của chúng tôi 2,95 0,27
Kết quả sau phẫu thuật có sự cải thiện rõ, ban đầu các triệu chứng trong
nghiên cứu của chúng tôi là 2,95 điểm cao hơn các nghiên cứu khác, tuy nhiên
sau điều trị tỷ giảm xuống dưới mức nhẹ 0,27 điểm thấp hơn so với các nghiên
cứu khác [12], [33]. Sau điều trị 3 tháng trung bình người bệnh cải thiện các
triệu chứng 91,9%. Cao hơn khi so sánh với nghiên cứu của Joshua L Kennedy
mức độ tỷ lệ cải thiện sau phẫu thuật với sự cải thiện trung bình trong tổng điểm
triệu chứng là 51% (KTC 95%:45, 57%) [32]. Từ các kết quả cho thấy tỷ lệ cải
thiện sau điều trị trong nghiên cứu khác cao so với các nghiên cứu có thể do điều

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

77

kiện cơ sở vật chất tốt và trình độ bác sĩ đầu ngành tai mũi họng của khu vực miền nam
ảnh hưởng đến hiệu quả trong điều trị. Kết quả của chúng tôi gần tương đồng của Lê
Hồ Băng Tâm kết quả cải thiện chiếm 86,2% cao hơn các nghiên cứu khác [19].
4.3.3.2 Nội soi sau PT 1 tháng và 3 tháng
Kết quả từ hình ảnh nội soi trước và sau phẫu thuật ta thấy kết quả cải tiền
dần sau phẫu thuật cụ thể:
Dịch ứ đọng trước phẫu thuật 100% trước hợp có dịch ứ động sau 3 tháng
điều trị kết quả tất cả người bệnh không còn dịch ứ đọng. Tương tự ở tình trạng
niêm mạc phù nề và hẹp hay tắc phức hợp lỗ thông xoang được cải thiện hoàn
toàn sau 3 tháng điều trị 100% người bệnh khỏi các biểu hiện lâm sàng trên.
4.3.4 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN
Có nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau được các tác giả sử dụng, nhưng
nhìn chung phần lớn tác giả đánh giá kết quả phẫu thuật dựa trên hai tiêu chí
chính đó là sự cải thiện của các triệu chứng cơ năng và các triệu chứng thực
thể. Trần Viết Luân [9] và Võ Thanh Quang [14] cũng dựa trên những tiêu chí
này và tự đánh giá kết quả theo tiêu chí riêng phù hợp với nghiên cứu.
Chúng tôi đánh giá kết quả chung theo bốn mức độ: tốt, khá, trung bình
và kém theo những tiêu chí đã đề cập trong phương pháp nghiên cứu. Kết quả
điều trị tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật ở mức độ trung bình 10,8% và
kém 87,7% sau phẫu thuật kết quả được cải thiện 87,7% mức độ tốt và 10,8%
ở mức độ khá chỉ 1,5% ở mức trung bình. Sau điều trị 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân
có kết quả điều trị mức tốt 93,9% và 6,2% mức độ khá. So sánh với các nghiên
cứu Bajaj Y tỷ lệ lành bệnh 81,9%, nghiên cứu của Trần Quý Ngọc 91,6%,
Huỳnh Ngọc Thành 90,2% và Nguyễn Tấn Lực 91,78%. Gần tương đồng so
với nghiên cứu của chúng tôi.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

78

Bảng 4.2: So sánh kết quả phẫu thuật chung


Tên tác giả Năm Cải thiện tốt

Bajaj Y 2007 81,9%


Trần Quý Ngọc 2005 91,67%
Huỳnh Ngọc Thành 2010 90,2%
Nguyễn Tấn Lực 2018 91,78%,
Nghiên cứu của chúng tôi 93,9%

Để tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau phẫu thuật
trong nghiên cứu chúng tôi khảo sát mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật và
một số đặc điểm của bệnh nhân. Nghiên cứu xác định, mối liên quan giữa kết
quả sau PTNSMX - CHVN và lâm sàng, cận lâm sàng. Trong đó mức độ
SNOT-22 trước phẫu thuật không có mối liên quan đến kết quả điều trị. Thang
điểm Lund – Mackay trên CT Scanner trong đó tại xoang hàm (p=0,0001),
xoang sàng trước (p=0,029) và lỗ thông xoang (p=0,038) có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị. Đối tượng có kết quả điều trị khá, trung
bình điều có điểm lund-mackay từ 1-2 điểm. Kết quả này cho thấy tầm quan
trọng của Thang điểm Lund – Mackay trên CT Scanner trong đánh giá tình
trạng viêm xoang mũi. Thang điểm mức độ SNOT-22 có sự ảnh hưởng từ nhiều
yếu tố ảnh hưởng từ phía cảm nhận của người bệnh có thể ảnh hưởng đến kết
quả điều trị từ tâm lý của người bệnh. Trong khi đó, nhóm tuổi ≥ 60 có nguy
cơ cải thiện kém gấp 4,6 lần so với nhóm tuổi <60 (OR=4,6; KTC: 0,6 – 35,9).
Như vậy đối tượng người cao tuổi có tỷ lệ cải thiện kém so với người trẻ,
nguyên nhân có cao tuổi thường có sức khỏe yếu, đặc biệt là có nhiều bệnh nền
cần điều trị là nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy các đối tượng
người cao tuổi cần được quan tâm đặc biệt trước và chăm sóc sau mổ.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

79

Kết quả khảo xác cho thấy giới tính của bệnh nhân ảnh hưởng đến kết quả
điều trị chung, không có sự chênh lệch lớn giữa giới tính nam và nữ. Mối liên
quan này không có ý nghĩa thống kê. Địa dư đối tượng sống ở nông thôn cải
thiện kém gấp 2,4 lần so với bệnh nhân sống ở thành thị (OR=2,4; KTC: 0,2 –
24,2). Các đối tượng có tượng sống ở nông thôn có tỷ lệ cải thiện thấp hơn so
với thành thị nguyên nhân là việc chăm sóc sau mổ ở thành thị thường tốt hơn,
việc gần với các cơ sở y tế, cần hỗ trợ tư vấn sau mổ tốt hơn so với đối tượng
bệnh nhân ở nông thôn.
Đối tượng nghề nghiệp không ổn định có nguy cơ cải thiện kém so với
nhóm có nghề nghiệp ổn đinh. Từ yếu tố này cho thấy, trình độ nhận thức, hiểu
biết về bệnh cũng như chăm sóc sau mổ có ảnh hưởng đến kết quả, cụ thể nguy
cơ ở nhóm công nhân, công nhân viên tốt hơn so với nhóm lao động tự do
thường có trình độ thấp hơn, công việc và kinh tế không ổn định so với đối
tượng công nhân viên. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ hài lòng và kết quả điều trị của bệnh
nhân. Kết quả điều trị cải thiện làm tăng sự hài lòng của người bệnh (p<0,05). Kết
quả nghiên cứu cho thấy 98,5% bệnh nhân không hài lòng trước phẫu thuật. Tuy
nhiên, sau 3 tháng phẫu thuật tỷ lệ hài lòng là 96,9% chỉ 3,1% mức độ bình thường.
4.3.5 Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trong thời gian ngắn và nguồn lực hạn chế, chỉ khảo
sát trên nhóm đối tượng là bệnh nhân tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố
Hồ Chí Minh cho nên đề tài của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

80

KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát 65 người bệnh phẫu thuật nội soi, điều trị viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi qua SNOT-22 tại Bệnh viện
Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2019 đến 04/2020 rút ra được các
kết luận:
1. Đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn:
- Hình thái lâm sàng: Đặc điểm cuốn dưới người bệnh có tình trạng quá
phát chiếm 50,8%. Đặc điểm cuốn giữa phần lớn người bệnh có cuốn giữa bình
thường chỉ có xương xoắn mũi Concha bullosa chiếm (10,8%), quá phát (6,2%)
và đảo chiều (1,5%). Đặc điểm khe giữa có đến 92,3% người bệnh có dịch nhầy
mủ, người bệnh có mỏm móc quá phát chiếm 93,8%. Người bệnh có bóng sàng
quá phát 92,3%.
- Dị hình vách ngăn:
+ Đặc điểm vẹo vách ngăn theo phần lớn các trường hợp có vách ngăn
mào chiếm 66,2% chỉ có 3,1% có vẹo vách ngăn phức tạp.
+ Phân loại theo Mladina (1987) trong người bệnh có vách ngăn loại V
chiếm tỷ lệ cao nhất (56,9%), tiếp theo lại loại III (18,5%) thấp nhất là loại VII
(3,1%).
- Cận lâm sàng: Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner trong đó
xoang hàm có 1,98 ± 0,12 điểm, xoang sàng trước: 1,68 ± 0,64 điểm, xoang
trán1,65 ± 0,7 điểm và phức hợp lỗ thông xoang: 1,12 ± 0,38 điểm. Đặc điểm
hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner trong đó 16,9% có hình ảnh cuốn mũi
Concha bullosa chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Điểm trung bình theo thang đo SNOT22 là 2,95 ± 0,75 ở mức độ trung
bình. Người bệnh ở các mức độ từ trung bình đến nặng chiếm 49,2% và mức
độ nặng đến rất nặng chiếm 7,7%.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

81

2. Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi:
- Đặc điểm phẫu thuật:
+ Thời gian phẫu thuật trung bình từ 89,28 ± 43,8.
+ Biến chứng sau phẫu thuật trong đó tình trạng chảy máu sau phẫu thuật
chỉ 1,5%. Phỗ biến thường xảy ra là sẹo dính 12,3%. không có trường hợp tái
phát sau phẫu thuật.
- Kết quả phẫu thuật:
+ Triệu chứng cơ năng sau 3 tháng 100% cải thiện.
+ Thang điểm Điểm SNOT-22 trung bình 0,27 ± 1,56 < mức nhẹ. Cải thiện
các triệu chứng 91,9%.
- Kết quả điều trị tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật ở mức độ trung
bình 10,8% và kém 87,7% sau phẫu thuật kết quả được cải thiện 87,7% mức
độ tốt và 10,8% ở mức độ khá chỉ 1,5% ở mức trung bình.
- Sự hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật 3 tháng 96,9%. Kết quả điều
trị cải thiện làm tăng sự hài lòng của người bệnh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

82

KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong vòng 1 năm, cỡ mẫu còn hạn
chế (n = 65) và theo dõi hậu phẫu trong thời gian ngắn 3 tháng sau phẫu thuật.
Do đó cần phải mở rộng nghiên cứu trong thời gian lâu hơn và cỡ mẫu lớn hơn
để nghiên cứu có giá trị thống kê.
Chẩn đoán và đánh giá điều trị hiệu quả của phẫu thuật cần bao quát các
khía cạnh của bệnh và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc phối hợp công cụ đánh
giá chủ quan như SNOT – 22 và công cụ đánh giá khách quan như hình ảnh nội
soi và CT Scanner đem lại lợi ích tốt hơn cho điều trị và đánh giá kết quả.
Thông tin từ thang điểm SNOT – 22 có thể dợi ý giúp bệnh nhân và phẫu
thuật viên bàn luận về sự lựa chọn phẫu thuật nội soi mũi xoang, điều trị nội
khoa. Do đó, chúng tôi kiến nghị nghiên cứu đánh giá SNOT – 22 trên các đối
tượng đồng nhất để xác định rõ ràng hơn ảnh hưởng của phẫu thuật nội soi mũi
xoang trước kèm với chình hình vách ngăn mũi từ đó đánh giá khả năng áp
dụng SNOT – 22 vào thực tiễn lâm sàng.
Dị hình vách ngăn gây nghẹt mũi và làm cho bệnh tích xoang nhiều hơn, vì
thế cần có chỉ định sớm phẫu thuật CHVN và giải quyết bệnh tích xoang tối thiểu.
PTNSMX mang lại kết quả tốt, vì vậy cần áp dụng phương pháp này để
điều trị rộng rãi ở các tuyến có phẫu thuật Tai mũi họng.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt
1. Bùi Hải Bình (2012), Thuốc chống viêm Corticosteroid trong điều trị bệnh
khớp, Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
2. Huỳnh Khắc Cường (2006), Tuyển tập một số chuyên đề bệnh lý Mũi -
Xoang, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 46-58, tr. 87-93, tr. 214-
217, tr. 327-343, tr. 371-376.
3. Phạm Đăng Diệu (2001), Giải phẫu Đầu - Mặt - Cổ, Nhà xuất bản Y học,
chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 252-271.
4. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2014), Kiến thức cơ bản Tai Mũi Họng, Nhà xuất
bản Y học, tr. 53-80.
5. Đặng Xuân Hùng (2016), Viêm mũi xoang, Nhà xuất bản Y học, tr. 18-45,
tr. 117-187.
6. Phạm Kiên Hữu (2012), "Hiệu quả bơm rửa mũi bằng nước muối sinh lý
sau phẫu thuật nội soi mũi xoang mạn tính", Tạp chí Y học Thánh phố Hồ
Chí Minh. 16(1), tr. 212-216.
7. Phạm Kiên Hữu (2010), Lâm sàng phẫu thuật nội soi xoang, Nhà xuất bản
Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 69-109.
8. Nguyễn Hữu Khôi (2005), Phẫu thuật nội soi mũi xoang kèm Altas minh
họa, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-83.
9. Trần Viết Luân (2013), "Phẫu thuật nội soi ngách trán với hệ thống hướng
dẫn hình ảnh định vị ba chiều", Tạp chí Tai Mũi Họng, số 1 - 2009, tr. 20-25.
10. Nguyễn Tấn Lực (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ
năm 2017-2018”, Đại học Y Dược Cần Thơ, TP Cần Thơ.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

11. Lê Văn Lợi (2002), Các phẫu thuật thông thường Tai Mũi Họng, tập III
Mũi - Xoang, Nhà xuất bản Y học, tr. 27-36.
12. Trần Khôi Nguyên (2016), "Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi xoang
sàng trán theo bảng SNOT 22 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương", tạp chí
Y học Thánh phố Hồ Chí Minh. 20(1), tr.13 - 18.
13. Trần Quý Ngọc (2005), Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật chỉnh hình vách
ngăn mũi qua nội soi kết hợp FESS, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Võ Thanh Quang (2015), " Phẫu thuật nội soi mũi xoang có sử dụng định
vị trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính", Tạp chí Tai Mũi Họng Việt
Nam. 60-26(số 2, tháng 4/2015), tr. 86-92.
15. Nguyễn Quang Quyền (1997), Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, tr. 399-
409.
16. Phan Đình Vĩnh San (2016), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả
phẫu thuật nội soi bệnh nhân viêm nhóm xoang trước mạn tính tại Bệnh
viện Tai Mũi Họng Cần Thơ", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 7/2016,
tr. 26-31.
17. Nhan Trừng Sơn (2008), Tai Mũi Họng, quyển 2, Nhà xuất bản Y học, tr.
1-34 và tr. 55-116.
18. Nguyễn Trọng Tài (2013), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Viêm
mũi xoang", Tạp chí Y học thực hành, 873(6), số 6/2013, tr. 175-179.
19. Lê Hồ Băng Tâm (2015), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang
theo bảng SNOT-22 tại Bệnh viện tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn thạc sỹ, ĐHYD TP HCM, TP HCM.
20. Huỳnh Ngọc Thành (2008), "Bước đầu ứng dụng nội soi điều trị các bệnh
lý mũi xoang tại bệnh viện II Lâm Đồng".

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

21. Phạm Thị Thu Thảo (2010), Hiệu quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
nội soi mũi xoang, Kỉ yếu Hội nghị Tai Mũi Họng toàn quốc lần thứ XVI,
tr. 257-263.
22. Lâm Huyền Trân (2004), "Nhân 6 trường hợp biến chứng nặng của viêm
xoang", Tạp chí Y học Thánh phố Hồ Chí Minh. 8(1), tr. 31-36.
23. Lâm Huyền Trân (2011), "Đánh giá hiệu quả của Phẫu thuật nội soi mũi
xoang chức năng trong điều trị nhức đầu do điểm tiếp xúc", Tạp chí Y học
Thành phố Hồ Chí Minh. 15(2), tr. 34-37.
24. Cao Thị Hoàng Vân (2012), "Khảo sát sự liên quan giữa tế bào haller và
viêm xoang mạn tinh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16(1), tr.
191-196.
25. Nguyễn Thanh Vũ (2011), "Khảo sát mối tương quan giữa vẹo vách ngăn
và viêm mũi xoang mạn tính", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
15(1), tr. 153-158.
26. Phan Hùng Xô (2016), Đánh giá hiệu quả bước đầu Phẫu thuật nội soi
mũi xoang trong điều trị Viêm xoang mạn thực hiện tại Bệnh viện tỉnh Gia
Lai”, Chuyên đề Tai-Mũi-Họng và Phẫu thuật Đầu-Cổ, Tập 1/2016, Nhà
xuất bản Y học, tr. 149-154.
Tài liệu Tiếng Anh
27. Abdalla S Alreefy H and Hopkins C (2012), "Prevalence of sinonasal
outcome test (SNOT-22) symptoms in patients undergoing surgery for
chronic rhinosinusitis in the England and Wles National prospective
audit", Clin. Otolarygol 37, pp.276-282.
28. Anil K. Lalwani (2012), "Acute & Chronic Sinusitis”, Current Diagnosis
& Treatment Otolaryngology ", Head and Neck Surgery, McGraw-Hill
Companies, pp. 291-301.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

29. Behrooz Gandomi Bijan Khademi, Abdul Hameed Chohedri, Ali Akbar
Emaili and Habibolah Eghadami, (2007), "Endoscopic Sinus Surgery:
results at two year follow-up on 200 patients", Pakistan journal of medical
science 7/2007-9/2007; Vol 23(4), pp. 607-609.
30. Damm M., Quante G. Jungehuelsing M., Stennert E, (2009), "Impact of
Functional Endoscopic Sinus Surgery on Symptoms and Quality of Life
in Chronic Rhinosinustitis", the Laryngoscope 122, pp. 310-315.
31. Filbo Jerferson, Ivo Bussoloti, Cedaro de Mendonca (2005),
"Cranialfacial pain and anatomical abnormalities of the nasal cavities",
Brazilian Journal of Otorhinolaryngology. 71(4), pp. 526-34

32. Joshua L Kennedy, Matthew A Hubbard, Phillip Huyett, James T Patrie,


MS,1 Larry Borish, and Spencer C Payne, (2013), "Sino-nasal Outcome
Test (SNOT-22): A predictor of post-surgical improvement in patients
with chronic sinusitis", Ann Allergy Asthma Immunol. 111(4), pp. 246 -
251.
33. Juliana Gama Mascarenhas (2013), "Long-term outcomes of endoscopic
sinus surgery for chronic rhinosinusitis with and without nasal polyps".
79(3).
34. Luciano Sgambatti Celis (2010), "Complications of endoscopic sinus
surgery in a residency training program", Acta Otorrinolaringologica
(English Edition). 61(5), pp. 345-350.
35. Mahmood F. James M. Chow Mafee, and Robert Meyers, (1993),
"Functional Endoscopic Sinus Surgery: Anatomy, CT screening,
Indications, and Complications", The American Roentgen Ray Society,
Orlando, FL. May 1992; AJR 1993; 160: 735-744

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

36. Mladina R, Cujic E, Subaric M, Vukovic K, , "Nasal septal deformities in


ear, nose, and throat patients: An international study", American Journal
of Otolaryngology. 29(2), pp. 75-82.
37. Mujaini A.A (2009), "Functional Endoscopic Sinus Surgery: Indications
and Complications in the Ophthalmic Field", Oman Medical Journal.
24(2), pp.70-80.
38. Nasser A. Fageeh, Edilberto O. Peluasa, Adel Quuarrington (1996),
"Functional Endoscopic Sinus Surgery: University of Ottawa Experience
and Overview", Annals of Saudi Medicine. 16(6);711-4.
39. Poje Gorazd, Zinreich J.S, SkitarelićNeven, (2014), "Nasal septal
deformities in chronic rhinosinusitis patients: Clinical and radiological
aspects", Acta otorhinolaryngologica Italica. 34(2), pp.117-122.
40. Pereyra Phillip Hong, Charles A. Uta Guo, Adam Breslinand Laura
Melville, (2017), "Evaluating Complications of Chronic Sinusitis", US
National Library of Medicine National Institutes of Health.
41. Rafael José Geminiani (2007), "Comparison Between Computed
Tomography and Nasal Endoscopy in Diagnosis of Chronic
Rhinosinusitis", Otorhinolaryngol., São Paulo. 11(4), pp. 402 - 405.
42. University of Maryland (2010), "Sinusitus Complications". Patient
Education".
43. Viswanatha. B (2015), "Association between Symptomatic Deviated
Nasal Septum and Sinusitis: A Prospective Study", Scientific & Academic
Publishing,Research in Otolaryngology. 5(1):1-8.
44. Weber W. Hosemann (2015), "Comprehensive review on endonasal
endoscopic sinus surgery", GMS Curr Top Otorhinolaryngol Head Neck
Surg. 14, Doc08.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 1. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


Số lưu trữ: .................
Mã HSBA:….……………...........

I. HÀNH CHÁNH
- Họ tên BN(viết tắt tên)……………………………Giới tính:……..Tuổi:…....
- Địa chỉ (thành phố, tỉnh)…………………………………………………….
- Nghề nghiệp:……………………………………….…Dân tộc:……………..
- Địa dư: sống ở thành thị ……………… sống ở nông thôn …………........…
- Ngày vào viện: …………………………Ngày ra viện:….…………….........
II. CHUYÊN MÔN
2.1. Đặc điểm lâm sàng
STT Thông tin thu thập
1 Lý do vào viện  Đau nặng đầu, nặng mặt
 Nghẹt mũi
 Chảy mũi
 Khác (ghi rõ):

2 Khứu giác Giảm  Mất khứu 


3 Khám lâm sàng Toàn thân:
Sinh hiệu: M:….l/ph HA:…../…..mmHg
T°:…..°C NT: ……… l/ph

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

2.2. Triệu chứng cơ năng:


+ Chảy mũi
Chảy 1 bên 2 bên Không
mũi
Nghẹt
mũi
Mũi Mũi sau Mũi trước Mũi Mũi sau Mũi trước
Vị trí □
trước □ □ +sau □ trước □ □ +sau □

Tính Trong Nhầy Mủ Trong Nhầy Mủ


loãng □ mủ □ đặc □ loãng □ mủ □ đặc □
chất

+ Nghẹt mũi:
Nghẹt mũi 1 bên 2 bên Không
Nghẹt mũi
Thời gian Từng lúc □ Liên tục □ Từng lúc □ Liên tục □ □

THEO THANG ĐIỂM SNOT22


Một bên mũi (bên trái/ bên phải) hoặc 2 bên
Triệu chứng Không Mức Mức Mức Mức Mức
có vấn độ độ độ độ độ
đề rất nhẹ trung nặng rất
nhẹ bình nặng
Cần hỉ mũi 0 1 2 3 4 5
2. Hắt hơi 0 1 2 3 4 5
Chảy mũi 0 1 2 3 4 5
Ho 0 1 2 3 4 5
Cảm giác dịch chảy xuống mũi 0 1 2 3 4 5
sau

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Nhầy đặc trong mũi 0 1 2 3 4 5


Cảm giác tắc nghẽn ở tai 0 1 2 3 4 5
Chóng mặt 0 1 2 3 4 5
Đau tai 0 1 2 3 4 5
Đau hoặc nặng mặt 0 1 2 3 4 5
Khó ngủ 0 1 2 3 4 5
Thức giấc giữa đêm 0 1 2 3 4 5
Tối ngủ không ngon giấc 0 1 2 3 4 5
Cảm giác mệt mỏi cả ngày 0 1 2 3 4 5
Mệt mỏi cả ngày 0 1 2 3 4 5
Giảm năng suất lao động 0 1 2 3 4 5
Giảm tập trung 0 1 2 3 4 5
Cảm giác thất vọng/ khó chịu/ dễ 0 1 2 3 4 5
cáu gắt
Buồn 0 1 2 3 4 5
Cảm giác xấu hổ, bối rối. 0 1 2 3 4 5
Sự cảm nhận khứu giác ( mùi) 0 1 2 3 4 5
hoặc vị giác
Nghẹt mũi 0 1 2 3 4 5
Tổng cộng
Tổng cộng:

+ Đau nặng đầu, nặng mặt


Mức độ, tính chất Nhẹ Vừa Nặng
Từng lúc, từng cơn
Liên tục

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

+ Khứu giác:
Mức độ, tính chất Nhẹ Vừa Nặng
Giảm, mất khứu

2.2.3. Triệu chứng thực thể: qua Nội soi mũi xoang
- Vách ngăn: Phân loại Vẹo vách ngăn theo hình dạng vách ngăn
Chữ S Chữ C Gai Mào Phức tạp
□ □ □ □ □

Theo Mladina (1987)


Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI Loại VII
□ □ □ □ □ □ □

- Cuốn dưới: Bình thường □; Quá phát □.


- Cuốn giữa: Bình thường □; Quá phát □; Đảo chiều □; Concha bullosa □.
- Khe giữa: Thông thoáng □; Dịch trong loãng □; Dịch nhầy mủ □.
- Mỏm móc: Bình thường □; Quá phát □.
- Bóng sàng: Bình thường □; Quá phát □.
- Lỗ thông xoang hàm phụ: Có □; Không □.
2.3. Hình ảnh CT mũi xoang được chụp theo hai tư thế: đứng dọc và tư thế
ngang
2.3.1. Hình ảnh tổn thương xoang
Hình ảnh
Vị trí xoang
Bình thường Dày niêm mạc Ứ đọng mủ
Xoang trán
Xoang hàm
Xoang sàng trước
Phức hợp lỗ thông xoang

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

2.3.2. Điểm Lund – Mackay trên phim CT


XOANG ĐIỂM
Xoang hàm
Xoang sàng trước
Xoang trán
Phức hợp lỗ thông xoang

2.2.3. Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT :


Quá phát □; Đảo chiều □; Concha bullosa □.
2.4. Chẩn đoán trước mổ: ................................................................................
.............................................................................................................................
2.5. Điều trị: Phẫu thuật nội soi mũi xoang:
* Phương pháp phẫu thuật: .............................................................................
.............................................................................................................................
* Biến chứng trong phẫu thuật: Chảy máu ít □; Chảy máu nhiều □;
Dò dịch não tủy □; Chấn thương ổ mắt □.
* Chẩn đoán sau phẫu thuật: ........................................... ....................
....................................................................................................................
* Thời gian phẫu thuật: .................... phút.
* Chăm sóc sau mổ:
+ Rút mèche □, merocel □, sau mổ: 24 giờ □; 48 giờ □; 72 giờ □.
+ Tai biến sau rút bấc: Chảy máu: Có □; Không □.
* Biến chứng và di chứng sau phẫu thuật:
+ Chảy máu □; Sẹo dính □; Tái phát □.
* Rửa mũi sau mổ: 1 tháng 3 tháng
Có □ Không □ Có □ Không □

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

2.6. Đánh giá sau PT 1 và 3 tháng:


2.6.1. Triệu chứng cơ năng
Sau PT 1 tháng Sau PT 3 tháng
Nghẹt mũi Có □ Mức độ........... Không □ Có □ Mức độ........... Không □
Chảy mũi Có □ Mức độ........... Không □ Có □ Mức độ........... Không □
Đau nặng đầu,
Có □Mức độ........... Không □ Có □ Mức độ........... Không □
nặng mặt
Giảm, mất khứu Có □ Mức độ............ Không □ Có □ Mức độ........... Không □

Mức độ cải thiện đánh giá theo thang SNOT 22


Triệu chứng Không Mức Mức Mức Mức Mức
có vấn độ độ độ độ độ
đề rất nhẹ trung nặng rất
nhẹ bình nặng
Cần hỉ mũi 0 1 2 3 4 5
Hắt hơi 0 1 2 3 4 5
Chảy mũi 0 1 2 3 4 5
Ho 0 1 2 3 4 5
Cảm giác dịch chảy xuống mũi 0 1 2 3 4 5
sau
Nhầy đặc trong mũi 0 1 2 3 4 5
Cảm giác tắc nghẽn ở tai 0 1 2 3 4 5
Chóng mặt 0 1 2 3 4 5
Đau tai 0 1 2 3 4 5
Đau hoặc nặng mặt 0 1 2 3 4 5
Khó ngủ 0 1 2 3 4 5

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Thức giấc giữa đêm 0 1 2 3 4 5


Tối ngủ không ngon giấc 0 1 2 3 4 5
Cảm giác mệt mỏi cả ngày 0 1 2 3 4 5
Mệt mỏi cả ngày 0 1 2 3 4 5
Giảm năng suất lao động 0 1 2 3 4 5
Giảm tập trung 0 1 2 3 4 5
Cảm giác thất vọng/ khó chịu/ dễ 0 1 2 3 4 5
cáu gắt
Buồn 0 1 2 3 4 5
Cảm giác xấu hổ, bối rối. 0 1 2 3 4 5
Sự cảm nhận khứu giác ( mùi) 0 1 2 3 4 5
hoặc vị giác
Nghẹt mũi 0 1 2 3 4 5
Tổng cộng
Tổng cộng:

2.6.2. Nội soi sau PT 1 tháng và 3 tháng

Trước PT Sau PT 1 tháng Sau PT 3 tháng

Dịch ứ đọng
Niêm mạc phù nề
Dính
Hẹp hay tắc phức
hợp lỗ thông
xoang

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

2.6.3. Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN


Sau xuất viện Tốt Khá Trung bình Kém
Trước PT (1)
Sau PT 1 tháng (2)
Sau PT 3 tháng (3)

TP Hồ Chí Minh, ngày………..tháng………..năm 20…….


Người thu thập thông tin

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI SNOT-22


Họ tên bệnh nhân:
Bên dưới là danh mục các triệu chứng và các ảnh hưởng về tinh thần/xã hội liên quan đến các vấn đề về mũi của bạn. Chúng tôi muốn
biết rõ hơn về các vấn đề đó, xin vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây với khả năng tốt nhất của bạn. Không có sự đánh giá câu trả
lời đúng hay sai, chỉ đon thuần là cung cấp cho chứng tôi thông tin. Xin hãy đáng giá các vấn đề của bạn và mức độ thể hiện của chúng
trong 2 tuần vừa qua. Cám ơn vì đã tham gia cùng chúng tôi:
A: Xin vui lòng đọc các triệu chứng bên dưới, được đánh số từ Không có Mức độ Mức độ Mức độ Mức độ Mức độ
1-22. Sau đó, sử dụng thang diểm bên cạnh để lượng giá mức vấn đề rất nhẹ nhẹ trung bình nặng rất nặng
độ và tần suất xuất hiện các vấn đề của bạn. Xin hãy khoanh
tròn số mà bạn cảm thấy phù hợp với mức độ mà bạn cảm thấy

1. Cần hỉ mũi 0 1 2 3 4 5
2. Hắt hơi 0 1 2 3 4 5
3. Chảy mũi 0 1 2 3 4 5
4. Ho 0 1 2 3 4 5
5. Cảm giác dịch tiết chảy xuống sau mũi 0 1 2 3 4 5
6. Nhầy đặc ở trong mũi 0 1 2 3 4 5
7. Cảm giac tắc nghẽn ở tai 0 1 2 3 4 5
8. Chóng mặt 0 1 2 3 4 5
9. Đau tai 0 1 2 3 4 5

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

10. Đau hoặc nặng mặt 0 1 2 3 4 5


11. Khó ngủ 0 1 2 3 4 5
12. Thức giấc giữa đêm 0 1 2 3 4 5
13. Tối ngủ không ngon giấc 0 1 2 3 4 5
14. Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng 0 1 2 3 4 5
15. Mệt mỏi cả ngày 0 1 2 3 4 5
16. Giảm năng suất làm việc 0 1 2 3 4 5
17. Giảm tập trung 0 1 2 3 4 5
18. Cảm giác thất vọng/khó chịu/dễ cáu gắt 0 1 2 3 4 5
19. Buồn 0 1 2 3 4 5
20. Cảm giác xấu hổ 0 1 2 3 4 5
21. Sự nhận biết khứu giác và vị giác 0 1 2 3 4 5
22. Nghẹt mũi 0 1 2 3 4 5
Tổng cộng
Tổng cộng: _____

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

You might also like