Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

HỌC PHẦN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 4: DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ


TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao

1
Định vị

1. Tổng
quan về 3. Đầu tư 5. Tài chính
QHKTQT quốc tế quốc tế

2. Thương 4. Di chuyển lao 6. Hội nhập


mại quốc tế động quốc tế KTQT

Chúng ta đang ở đây

2
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Nắm vững các khái niệm cơ bản, phân tích được nguyên nhân và tác động
của di chuyển lao động quốc tế.
• Ứng dụng các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các vấn đề liên
quan đến di chuyển lao động quốc tế trong thực tiễn.

3
1
01 KHÁI NIỆM

2
NGUYÊN NHÂN CỦA DI CHUYỂN
02 LAO ĐỘNG QUỐC TẾ

3
03
TÁC ĐỘNG CỦA DI CHUYỂN
LAO ĐỘNG QUỐC TẾ

Nội dung chính


1. KHÁI NIỆM

5
Định nghĩa
• Di chuyển lao động là di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác vì
mục đích việc làm.
• Thuật ngữ: Di cư lao động, dịch chuyển lao động, đi làm việc ở nước ngoài, đi
lao động ở nước ngoài (thay vì xuất khẩu lao động vì lao động không phải là
hàng hoá)
Lao động

Quốc gia 1: Quốc gia 2:


Di cư Nhập cư

6
7
Đặc điểm
• Đa số lao động từ các nước ĐPT sang các nước PT hoặc nước ĐPT khác là lao động kỹ năng
thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, làm các công việc “tay chân”.
• Đa số lao động từ các nước PT sang các nước ĐPT là lao động kỹ năng cao, chuyên gia,
thường đi kèm với hoạt động đầu tư quốc tế.
• Chất lượng lao động tham gia quá trình di cư quốc tế ngày càng được nâng cao.
• Lao động di chuyển tăng nhanh cùng với sự gia tăng liên kết thị trường lao động. Ví dụ các
cam kết tự do hoá di chuyển lao động có tay nghề trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

8
2. NGUYÊN NHÂN
THÚC ĐẨY DCLĐQT

9
Sự khan hiếm nguồn lao động
• Ở nhiều nước phát triển phải đối mặt với tỷ lệ sinh thấp và xu hướng già hoá
dân số dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn lao động.
• Xu hướng lao động di chuyển từ các nước ĐPT sang các nước PT
• Lao động kỹ năng thấp chiếm đa số, làm các công việc xây dựng, kỹ thuật,
điều dưỡng viên, giải trí, giúp việc,…
• Lao động kỹ năng chuyên môn cao chiếm tỷ lệ ít hơn, làm các công việc
kiến trúc, kỹ sư, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế,…

10
Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế
• Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia
• Thu nhập đầu người và cuộc sống ở các nước có sự chênh lệch dẫn tới sự di
chuyển lao động từ các nước ĐPT sang các nước PT hoặc ĐPT khác nhằm tìm
kiếm một công việc có thu nhập tốt hơn, cuộc sống tốt hơn (dịch vụ y tế, giáo
dục,…) cho người lao động và các thế hệ tiếp theo.

11
Sự thay đổi vai trò của các yếu tố sản xuất
• Vai trò của các yếu tố sản xuất truyền thống như vốn, tài nguyên và lao động
phổ thông có xu hướng suy giảm. Thay vào đó, nguồn nhân lực có chất lượng
cao trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của một quốc gia.
• Các quốc gia đưa ra chính sách thu hút “chất xám” do đó tạo ra luồng di
chuyển quốc tế lao động có trình độ cao.

12
Sự bất ổn ở các nước
• Hoàn cảnh bất ổn do chiến tranh, thiên tại hoặc mất an ninh,… làm cho người
dân của một quốc gia này di cư đến một quốc gia khác.
• Việc di cư trước hết không phải để kiếm việc làm, mà chỉ là lánh nạn đến nơi
an toàn hơn, rồi sau đó đi kèm với việc tìm kiếm việc làm.

13
3. TÁC ĐỘNG
CỦA DI CHUYỂN LAO
ĐỘNG QUỐC TẾ

14
Tác động đối với nước nhập khẩu lao động
• Tác động tích cực
• Giải quyết được vấn đề khan hiếm lao động (nhất là trong những lĩnh vực mà người lao
động bản xứ không muốn làm hoặc không quen làm)
• Mang lại lợi ích kinh tế do tiết kiệm được các khoản chi phí đào taọ, dạy nghề và tái sản
xuất sức lao động cho lao động nhập khẩu.
• Không phải trả mức lương cao như mức lương của người lao động bản xứ

15
Tác động đối với nước nhập khẩu lao động
• Tác động tiêu cực
• Những thiệt hại kinh tế do phải bỏ thêm chi phí cho các dịch vụ bảo hiểm xã hội, nhà ở,
thông tin liên lạc,…
• Trình độ lao động nhập cư không đồng đều, đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của
nước tiếp nhận lao động
• Sự phụ thuộc vào nguồn lao động nhập của cửa một số ngành thâm dụng lao động như
lắp ráp, xây dựng, khai thác khoáng sản, dịch vụ, du lịch, chăm sóc sức khoẻ,…
• Những tác động tiêu cực do các cộng đồng người lao động nhập cư gây ra, như các vụ
lộn xộn; ảnh hưởng văn hoá và lối sống không mong muốn từ các cộng đồng này; rủi ro
mất ổn định xã hội do một số đảng phái chính trị lợi dụng khuấy động chống người nhập
cư,…
16
Tác động đối với nước xuất khẩu lao động
• Tác động tích cực
• Giải quyêt được phần nào tình trạng thất nghiệp ở trong nước
• Cải thiện thu nhập và cuộc sống của người di cư cũng như gia đình họ
• Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
• Cải thiện cán cân thanh toán qua các khoản kiều hối mà lao động ở nước ngoài gửi về
nước
• Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
• Nâng cao khả năng chuyên môn, tay nghề và trình độ cho người lao động di cư

17
Tác động đối với nước xuất khẩu lao động
• Tác động tiêu cực
• Chảy máu chất xám
• Tình trạng khan hiếm, thiếu hụt lao động
• Rủi ro về tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của thân nhân người lao động di cư, đôi khi
dẫn tới bi kịch gia đình
• Một số lao động di cư quốc tế vẫn bị bóc lột và áp bức, thậm chí bị đe doạ tính mạng khi
rơi vào đường dây các tổ chức tội phạm, buôn người quốc tế,…
• Một số lao động di cư quốc tế bị phân biệt chủng tộc, làm tăng tình trạng bất đồng về
văn hoá và tôn giáo.

18
THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG
• Di cư (Migration)
• Nhập cư (Immigration)
• Lao động kỹ năng cao (Skilled labor)
• Lao động kỹ năng thấp (Unskilled/ low skilled labor)
• Chảy máu chất xám (Brain drain)
• Nước xuất khẩu lao động (Labor exporting country/ Country of origin)
• Nước tiếp nhận lao động (Labor importing country/ Receiving country)

19
Trân trọng cảm ơn!
TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao
Email: minhphuong-gvkkt@dav.edu.vn
Điện thoại: +84 83 203 2009

20

You might also like