Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

Ngành kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế

Lớp: 49K32.3

Thành viên trong nhóm: Nguyễn Hạ Ly Na


Lương Quốc Đạt
Võ Thị Phương Thảo
Phạm Tuệ Tĩnh
Trần Thị Quỳnh Trang
Câu 1:
Chọn khoảng thời gian 5 năm từ 2018 đến 2022. Đây là số liệu GDP thực tế của
nền kinh tế Việt Nam:
Năm GDP (Tỉ USD)
2017 218,4
2018 310,1
2019 334,4
2020 346,6
2021 366,1

Câu 2:
Tính tốc độ tăng trưởng GDP:
GDP cuối kì – GDP đầu kì *100
GDP đầu kì
Năm GDP đầu kì GDP cuối kì Tốc độ tăng trưởng (%)
2017 218,4 310,1 41,9
2018 310,1 334,4 7,8
2019 334,4 346,6 3,6
2020 346,6 366,1 5,62
2021 366,1 406,45 11,02

Tốc độ tăng trưởng GDP cho khoảng 5 năm là: 67,7%


So sánh tốc độ tăng trưởng GDP do tôi tự tính với tốc độ tăng trưởng được công
bố thấy có sự tương đồng. Tốc độ tăng trưởng của tôi tự tính cao hơn, nhưng
chênh lệch không đáng kể.
Câu 3:
Sự kiện, chính sách nổi bật tác động đến sự tăng trưởng kinh tế:
Năm 2017:
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về “Phát triển kinh tế tư
nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN”
Ngày 3/6/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết: “Phát triển
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN”. Nghị quyết quan trọng này là sản phẩm của thành tựu tư
duy lý luận của Đảng ta phát triển sâu sắc quan điểm về mô hình kinh tế tổng
quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN gắn chặt với
tổng kết thực tiễn 30 năm Đổi mới toàn diện đất nước và tiếp thu thành tựu lý
luận kinh tế hiện đại.
Nghị quyết này khi đi vào cuộc sống sẽ cổ vũ, động viên mạnh mẽ 500.000
doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển lành mạnh, đúng hướng và bền vững,
đặc biệt sẽ thổi bùng tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo của hàng triệu lao
động có trí tuệ, tâm huyết để đến năm 2030 nước ta có ít nhất 2 triệu doanh
nghiệp tư nhân và kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 60-65% GDP cả nước.
2. Doanh thu ngành du lịch tăng kỷ lục
Tăng 30%, tương đương 13 triệu lượt khách nước ngoài trong năm 2017 -
ngành du lịch Việt Nam không chỉ vượt kế hoạch, mà còn có bước nhảy vọt trên
trường quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt 500.000 tỷ đồng (23 tỷ USD),
đóng góp khoảng 7% vào GDP. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xếp Việt
Nam vào vị trí 6/10 điểm đến phát triển nhanh nhất năm. Việt Nam cũng tăng 8
bậc (67/136) về năng lực cạnh tranh Lữ hành và Du lịch, theo Diễn đàn Kinh tế
Thế giới. Đây cũng thể hiện rõ Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đi vào cuộc sống.
3. Hoàn thiện thể chế về chính sách tài chính, ban hành nhiều chính sách
quan trọng có tính đột phá
Bộ Tài chính đã trình Quốc hội, Chính phủ để ban hành: 02 Luật, 01 Nghị quyết
của Quốc hội, 38 Nghị định của Chính phủ, 10 Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ và ban hành theo thẩm quyền 134 Thông tư.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với phạm vi điều chỉnh bao gồm tất cả các
loại tài sản công được quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013; Luật Quản lý
nợ công (sửa đổi) quy định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ
thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Bộ Tài chính cũng là cơ quan chủ trì
soạn thảo Nghị quyết của Quốc hội về Cơ chế đặc thù của TPHCM. Việc Bộ
Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ, Quốc hội ban hành những cơ chế
chính sách mới đã góp phần hoàn thiện thể chế chính sách về tài chính, thúc đẩy
phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội đất nước.
Năm 2018:
1. Ban hành Nghị quyết nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh
Nghị quyết 36-NQ/TW được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban
hành ngày 22/10/2018, với tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành
quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế
biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước; tham gia chủ động và có
trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.
Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, các ngành kinh tế biển có sự phát triển
đột phá, đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; 28 tỉnh, thành phố ven biển đóng
góp 65-70% GDP.Ban hành nghị quyết đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển
mạnh
2. Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Diễn dàn Kinh tế thế giới về
ASEAN (WEF ASEAN) 2018
Hội nghị có chủ đề: “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư” diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/9/2018, với gần 60 phiên
thảo luận sôi nổi và thực chất. Đây là một trong những hội nghị WEF khu vực
thu hút số lượng đại biểu đông nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của lãnh
đạo các nước, các tổ chức quốc tế và hơn 1.200 doanh nghiệp, bao gồm các
doanh nghiệp hàng đầu thế giới là thành viên WEF đến từ các nền kinh tế lớn
như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN… tham dự.
Hội nghị cũng là một trong những diễn đàn quan trọng và có uy tín trong khu
vực, thúc đẩy đối thoại, chia sẻ ý tưởng, chính sách và hợp tác giữa các chính
phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong và ngoài khu vực về tranh thủ cơ hội
và xử lý các vấn đề cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang đặt ra cho các
nước ASEAN và khu vực.
Năm 2019:
1. Việt Nam và EU ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo
hộ đầu tư (IPA) sau 9 năm đàm phán
Ngày 30/6 tại Hà Nội, Việt Nam và EU ký Hiệp định thương mại tự do
(EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) sau 9 năm đàm phán. EVFTA mở
ra cơ hội lớn cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU, là hiệp định
thương mại tham vọng nhất EU từng ký kết với một quốc gia đang phát triển
như Việt Nam.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới hơn 99% biểu thuế và giá trị thương
mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng
Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường,
mật ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể. Theo tính toán, FTA giữa Việt
Nam và EU sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân 4-6%/năm
trong 10 năm đầu kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định IPA gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư và sẽ thay thế các
hiệp định đầu tư song phương mà 21 nước thành viên EU đã ký với Việt Nam.
Hiệp định này khi có hiệu lực sẽ tạo ra khung pháp lý mới đảm bảo ngăn ngừa
xung đột về lợi ích cũng như tăng cường minh bạch.
2. Năm thứ tư liên tiếp thu NSNN vượt dự toán
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình
thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019, dự toán NSNN và phương
án phân bổ ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Tài
chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao nỗ lực của Chính
phủ, các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là sự vào cuộc quyết
liệt của ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm
đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt 1.414,3 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% dự
toán năm. Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 23,7% GDP. Chủ nhiệm Ủy ban Tài
chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, đây là một kết quả
đáng ghi nhận, là năm thứ tư liên tiếp thu NSNN vượt dự toán, trong đó thu
NSTW cũng là năm thứ hai vượt dự toán.
Năm 2020:
1. Kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng
Đại dịch COVID-19 được ví như một “cú đấm chí mạng” với sức tàn phá ghê
gớm, giáng vào nền kinh tế thế giới 2020. Theo nhận định của giới chuyên gia
kinh tế quốc tế, hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ còn
dai dẳng. Tăng trưởng GDP có thể đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm
2022-2023, với đầu tư tư nhân và tăng năng suất thấp hơn.
Tốc độ lây lan chóng mặt của COVID-19 đã buộc các quốc gia phải áp đặt các
biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để chống dịch đã gây ra tình trạng
đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến tất cả các khâu của quá trình sản xuất -
phân phối - trao đổi - tiêu dùng vốn được liên kết trên cấp độ thế giới rơi vào
tình trạng tê liệt. Thương mại toàn cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản
lan khắp thế giới. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), thước đo rộng
nhất của hoạt động kinh tế, vì vậy đã giảm xuống mức thấp kỷ lục ở nhiều nền
kinh tế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu suy giảm 4,4% trong năm
nay và có thể tăng trưởng 5,2% trong năm 2021. Trong báo cáo đưa ra hồi
tháng 10, IMF cho biết kinh tế thế giới đã bắt đầu hồi phục, nhưng cảnh báo
rằng hành trình trở lại ngưỡng sản lượng của trước đại dịch sẽ là một quá trình
"dài, không đều, và bấp bênh".
2. Khủng hoảng thị trường lao động
3. Thị trường hàng hóa, tài chính biến động mạnh
4. Thương mại điện tử “bùng nổ” và làn sóng dịch chuyển đầu tư
Năm 2021:
1. Hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước trong bối cảnh thực
hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp do đại
dịch Covid-19
Năm 2021, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động mạnh đến nền
kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa về cơ bản đã được
điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách
vĩ mô khác, nhằm tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch,
đồng thời hỗ trợ người lao động, người dân có thu nhập bị giảm sâu, các đối
tượng yếu thế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các nhiệm vụ tài chính -
ngân sách đã được hoàn thành, bám sát các nhiệm vụ được giao, giúp hỗ trợ
tổng cầu, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế trên cơ sở đảm bảo kiểm soát
tốt cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) và an ninh tài chính quốc gia, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Tổng thu NSNN năm 2021 đạt hơn 1.563,3 nghìn tỷ đồng, vượt 16,4% so với
dự toán; tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 18,6% GDP ước thực hiện (GDP ước
thực hiện là 8.398,6 nghìn tỷ đồng). Cơ cấu thu NSNN được cải thiện theo
hướng ngày càng bền vững hơn, thu nội địa đạt khoảng 83% tổng thu NSNN,
thu từ dầu thô và hoạt động xuất - nhập khẩu đạt khoảng 14% tổng thu NSNN.
Chi NSNN được kiểm soát trong phạm vi thu ngân sách, đạt hơn 1.879 nghìn tỷ
đồng, bằng 111,4% so với dự toán. Chi NSNN đã từng bước được cơ cấu lại
theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát
triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bội chi NSNN được giữ ở mức mục
tiêu dưới 4% GDP. Nợ công đến cuối năm đạt khoảng 43,7% GDP, đảm bảo
trong phạm vi giới hạn an toàn cho phép.
2. Thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và yêu cầu cấp bách về việc
tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân, ngày 26/5/2021, Quỹ vắc-xin
phòng Covid-19 (Quỹ) đã được thành lập theo Quyết định số 779/QĐ-TTg để
tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng
tiền; vắc-xin của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp
pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin
trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân. Sự ra đời của
Quỹ đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, các tổ chức trong và
ngoài nước. Tính đến ngày 31/12/2021, Quỹ đã nhận được sự ủng hộ của hơn
582 nghìn lượt tổ chức, cá nhân, huy động được hơn 8,8 nghìn tỷ đồng; khoảng
7,94 nghìn tỷ đồng đã được trích từ Quỹ để mua vắc-xin. Nhờ việc sử dụng Quỹ
đảm bảo đúng quy định, kịp thời chi cho công tác phòng dịch nên công tác tiêm
vắc-xin cho người dân được đẩy mạnh. Năm 2021, cả nước đã tiêm gần 137,6
triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó hơn 75 triệu liều mũi 1, gần 60,2 triệu liều
mũi 2 và trên 1,1 triệu liều bổ sung/nhắc lại. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin
là 97% và tiêm đủ 2 liều là 81,6% dân số từ 18 tuổi trở lên. Nỗ lực bao phủ vắc-
xin góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
4. Siết chặt quy định về trái phiếu doanh nghiệp, tăng trách nhiệm của doanh
nghiệp phát hành
Câu 4
Năm Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ thất nghiệp Tốc độ tăng trưởng
2017 3.52 1.87 6.81
2018 3.54 1.16 7.08
2019 2.80 2.04 7.02
2020 3.22 2.39 2.91
2021 1.83 2.17 2.58
8

7
Chart Title
6

0
2017 2018 2019 2020 2021

Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ thất nghiệp Tốc độ tăng trưởng

https://solieukinhte.com/ty-le-lam-phat-viet-nam/
https://solieukinhte.com/ty-le-that-nghiep-viet-nam
https://bom.so/V7Qg6n

Câu 5
Nhận xét :
Nhìn đồ thị ta thấy được :
+ 3 đường có sự khác biệt qua từng thời kỳ , không giống nhau , xu hướng dịch
chuyển khác nhau .
+Tăng trưởng kinh tế :
 Tăng trưởng kinh tế từ năm 2017-2019 : tăng đồng đều , duy trì ở mức ổn
định và khá cao xa với những nước trong khu vực .( GDP năm 2017 đạt
6,8% , năm 2018 đạt 7,1%, năm 2019 đạt 7.0% ).
 Tăng trưởng kinh tế từ năm 2019-2020 : giảm mạnh , giảm đáng kể ( từ
7.0% ( năm 2019 ) xuống 2,91% ( năm 2020) tạo trên đồ thị một hình dốc
xuống .
 Tăng trưởng kinh tế từ năm 2020-2021 : vẫn giảm nhưng giảm nhẹ ( đất
nước đang phục hồi nền kinh tế ) tạo trên đồ thị hình thoải xuống .
+ Lạm pháp :
 Tỷ lệ lạm pháp 2017-2018 : tăng nhưng không đáng kể ( 3.52% - 3,54% )
 Tỷ lệ lạm pháp 2018-2019 : giảm mạnh ( 3.54% - 2,80 % )
 Tỷ lệ lạm pháp 2019-2020 : tăng ( 2.80%-3,22%)
 Tỷ lệ lạm pháp 2020-2021 : giảm mạnh ( 3.22% -1.82% )
+ Thất nghiệp

 Tỷ lệ thất nghiệp 2017-2018 : giảm ( 1.87% - 1.16%)

 Tỷ lệ thất nghiệp 2018-2019 : tăng ( 1.16% -2.04 %)

 Tỷ lệ thất nghiệp 2019-2020 : tăng ( 2.04% -2.39%)

 Tỷ lệ thất nghiệp 2020-2021 : giảm ( 2.39% -2.17%)

Giải thích :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta từ năm 2017-2019 tăng trưởng
mạnh mẽ và đạt được những thành tựu nhất định . Có được những thành
quả đó là nhờ vào sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến , xuất
khẩu và dịch vụ logistic đã đóng góp mạnh mẽ vào sự tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam . Sự phát triển của các ngành này đã thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và tăng cường xuất khẩu , đóng góp tạo việc làm cho người lao
động .Tốc độ tăng trưởng dân số cũng góp phần vào tăng trưởng kinh tế .

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2019-2021 đã giảm một
cách đáng kể nguyên nhân là do trong bối cảnh đại dịch Covid -19 bùng
phát mạnh mẽ trên toàn cầu và nước ta cũng không tránh khỏi những thiệt
hại . Tác động của đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành kinh tế của
Việt Nam đặc biệt là du lịch dịch vụ và xuất khẩu .

- Nước ta những năm 2017-2019 với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc
đã để lại nhiều thành tựu và phát triển nổi bật trong khu vực Đông Nam Á ,
chính vì thế tỷ lệ lạm pháp những năm 2017-2019 giảm đáng kể .
+ Tỷ lệ lạm pháp thấp điều này cho thấy nền kinh tế đang ổn định và có
khả năng tạo ra công việc làm ổn định cho công dân và ngược lại .
- Tỷ lệ lạm pháp của nước ta năm 2019-2021 đã và đang tăng dần đều đến
cuối năm 2021 đã giảm nhưng không đáng kể . Tỷ lệ lạm pháp tăng cho
thấy tình hình kinh tế nước ta đang suy thoái dần , đang rơi vào tình trạng
khó khăn , tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại hoặc không đủ đầu tư vào
ngành công nghiệp .Và nước ta bị ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 tạo ra
một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu .

- Tỷ lệ thất nghiệp năm 2017-2019 : Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của
nước ta những năm 2017-2019 thì tình trạng thất nghiệp của nước ta giảm
mạnh , người dân có công ăn việc làm ổn định , hoạt động kinh tế diễn ra
mạnh mẽ .
- Mãi cho đến năm 2019-2021 : nước ta khi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu , tốc độ tăng trưởng kinh tế rơi vào tình trạng bão hòa , giảm
một cách đáng kể , tỷ lệ lạm pháp tăng chính vì những nguyên nhân ấy tỷ
lệ thất nghiệp đã tăng lên khi ta quan sát đồ thị.

Câu 6 Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

 Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn: xây dựng dự án, khu du lịch hút khách; chú
trọng đầu tư máy móc, nguyên vật liệu trong sản xuất; phát triển cơ sở hạ tầng: đảm
bảo chất lượng nhiều xí nghiệp nhà máy, y tế, trường học, ngân hàng,…
 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách đưa ra nhiều chính sách đảm bảo
quyền cơ bản của các nhà đầu tư như: giảm thuế, khoản trợ cấp, các chính sách
khuyến khích, ưu đãi về đất đai,…
Phân tích:

Tác động tích cực đến nguồn lực: mạng lại nguồn vốn đầu tư lớn, phát triển công
nghệ cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm
mang giá trị cao. Nâng cao chất lượng ngồn nhân lực, đòi hỏi trình độ lao động có
chuyên môn cao từ đó có nhu cầu đào tạo lao động trong nước, nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong và
ngoài nước.

1. Chính sách tiết kiệm và đầu tư


Chính phủ thường đưa ra các chính sách lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ,
vừa để khuyến khích các dự án đầu tư, chính sách về giảm thuế thu nhập và chính
sách bảo hiểm giúp người dân tích lũy tài sản cho các mục tiêu dài hạn.

Phân tích:

Tiết kiệm càng cao, nguồn lực đầu tư càng lớn, thúc đẩy tăng tưởng sản xuất, tạo
việc làm, nâng cao năng suất lao động; và ngược lại tiết kiệm thấp thì nguồn lực đầu
tư giảm, giảm năng suất lao động từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
2. Chính sách thương mại
 Cuối thập kỷ 1980, Việt Nam tiến hành thực hiện nhiều chính sách kinh tế nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài.
 Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (UN) 20/9/1977
 Gia nhập ASEAN 28/7/1995
 14/11/1998, Việt Nam gia nhập APEC.
 Tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu.
Phân tích:

Tăng thu nhập cho người lao động; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn; tạo cơ
hội việc làm; thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu; tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh
tế; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (công nghiệp hóa, hiện đại hóa). Bên cạnh đó,
trình độ người lao động còn kém nhưng đòi hỏi chuyên môn cao, đẩy mạnh quá trình
gia tăng sản xuất và tiêu dùng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường.

3. Chính sách kiểm soát tốc độ gia tăng dân số


 Nhà nước đưa ra các chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Tuyên truyền, giáo dục và đào tạo cho người dân.

Phân tích: tăng nguồn nhân lực, tăng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, có thể gây áp
lực lên nguồn lực, nếu như tốc độ gia tăng dân số quá nhanh sẽ gây ra sự giảm chất
lượng nguồn nhân lực.

4. Chính sách thúc đẩy nghiên cứu và phát triển

Để khuyến khích phát triển lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo, nhà nước tăng cường đầu
tư, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích hợp tác quốc tế, thường
xuyên tổ chức các cuộc thi để khuyến khích giới trẻ tham gia, tuyên truyền quảng bá
các sản phẩm và thành tựu,… Các cuộc thi về nghiên cứu sáng tạo: Cuộc Thi “Ý
Tưởng Khởi Nghiệp Sáng Tạo Công Nghệ Quốc Gia” – R&D To Start-up 2023
được trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp-đại học quốc gia Hà
Nội tổ chức.
Phân tích: tăng chất lượng lao động; áp dụng các thành tựu vào sản xuất để tăng năng
suất lao động; đẩy mạnh nền kinh tế trong nước gia tăng phát triển, gia tăng sản xuất
và xuất khẩu, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn; nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế.

5. Chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo


 Những năm gần đây, nhà nước đã cho xây dựng thêm nhiều những cơ sở trường học,
tạo điều kiện cho các em nhỏ đến trường.
 iều kiện để đào tạo thế hệ trẻ trở thành giáo viên, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ,… được đòi
hỏi cao hơn.
 Chính phủ mở rộng nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục.
 Cơ chế giáo dục được đầu tư và đổi mới.
 Hợp tác giáo dục với các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ.

Phân tích:

Nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, mở rộng cơ hội học tập, nâng
cao trình độ dân trí, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước, làm tăng
năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư nước ngoài->góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

6.Quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị

Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người dân, khuyến khích phát
triển kinh tế tư nhân, khuyến khích đầu tư, tiết kiệm tư nhân.

Nhà nước ban hành chặt chẽ các chính sách về văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng,
đối nội-đối ngoại, kinh tế-xã hội.

Phân tích:Quyền sở hữu tài sản: giúp tăng cường tích lũy tài sản cá nhân từ đó làm
tăng nguồn lực tài chính xã hội; đẩy mạnh đầu tư; thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo,
tạo ra các tài sản trí tuệ, góp phần làm tăng nguồn lực trí tuệ của xã hội. Thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh, sử dụng nguồn lực cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế.
Ổn định chính trị: tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội; giảm chi phí an ninh quốc phòng.

You might also like