Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

CHƯƠNG 2

ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA


QUAN ĐIỂM VỀ SẢN XUẤT

➢ Trường phái trọng nông (thế kỷ 16) cho rằng sản xuất phải tạo ra sản lượng thuần tăng.
➢ Trường phái tân cổ điển (thế kỷ 18) cho rằng sản xuất phải là những ngành tạo ra sản phẩm
hữu hình, thấy được…
➢ Đến thế kỷ 19 Karl Marx lại mở rộng hơn nữa, sản xuất bao gồm những ngành sản xuất các
sản phẩm hữu hình và một số ngành sản xuất dịch vụ phục vụ cho các ngành sản xuất vật chất.
➔ Cơ sở để hình thành hệ thống sản xuất vật chất (Material Production System_ MPS) được
các nước xã hội chủ nghĩa trước đây sử dụng để tính sản lượng quốc gia.
➔ Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều tính sản lượng quốc gia theo hệ thống tài khoản quốc gia
(System of National Accounts_SNA) theo quan điểm sản xuất là tạo ra những sản phẩm vật
chất và dịch vụ có ích cho xã hội.
GIÁ CẢ TRONG SNA
✓ Giá thị trường hay giá tiêu thụ là mức giá người mua phải trả, nó bao gồm cả giá gián thu.
Nếu tính theo giá thị trường thì chỉ tiêu được tính gọi là chỉ tiêu theo giá thị trường.
VÍ dụ: GDP theo giá thị trường, ký hiệu GDPmp

✓ Giá sản xuất hay chi phí của các yếu tố sản xuất, nó là giá người bán nhận được. Nếu tính theo
giá sản xuất thì chỉ tiêu được tính gọi là chỉ tiêu theo giá sản xuất hay giá yếu tố.
VÍ dụ: GDP theo giá sản xuât, ký hiệu GDPfc

✓ Giá hiện hành là giá của năm sản xuất. Nếu tính theo giá hiện hành thì chỉ tiêu được tính gọi là
chỉ tiêu danh nghĩa.
✓ Giá cố định là giá của năm được chọn làm gốc. Nếu tính theo giá cố định thì chỉ tiêu được tính
gọi là chỉ tiêu thực.
SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN
Doanh thu Chi tiêu
Thi trường
Bán HH và DV HH & DV Mua HH và DV

Doanh nghiệp Hộ gia đình

Lao động, đất đai,


YTSX vốn
Thi trường YTSX

Tiền lương, thuê, lợi nhuận Thu nhập

Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô


Lưu ý Tổng chi tiêu = Tổng thu nhập = Tổng giá trị sản xuất
Ví dụ: Có số liệu doanh nghiệp I, II, III, IV

✓ DN I sản xuất số lượng thép là 4000 USD, bán cho DN II dùng sản xuất máy móc là 1000 USD
và DN IV sản xuất ô tô 3000USD. Tiền bán hàng dùng cho trả lương là 2500USD, trả tiền thuê
là 300USD, trả lãi vay là 700USD và lợi nhuận là 500 USD.
✓ DN II sản xuất tư liệu máy móc dùng trong doanh nghiệp ô tô là 2000USD và bán toàn bộ cho
DN IV. Tiền bán hàng dùng cho việc mua thép 1000USD, trả lương 500USD, trả tiền thuê 100
USD, trả lãi 200USD và lợi nhuận là 200USD.
✓ DN III sản xuất một số lốp ô tô trị giá 500USD và bàn toàn bộ cho DN IV sản xuất ôto. Tiền
bán hàng dùng cho việc trả lương 300USD, trả tiền thuê đất 40 USD, trả lãi 80usd và lợi nhuận
là 80USD.
✓ DN IV sản xuất số lượng ô tô trị giá là 5000USD bán cho các hộ gia đình. Tiền bán hàng dùng
cho việc mua thép 3000USD, mua lốp oto 500USD, trả lương 800USD, trả tiền thuê 130 USD,
trả lãi 270USD và lợi nhuận là 300USD.

Tính mức hoạt động (Y) của nền kinh tế


❑ Giá trị gia tăng (Value added): Là lượng gia tăng trong giá trị hàng hóa do kết quả quá trình sản xuất

✓ Phương pháp 1: Tính theo giá trị sản xuất của nền kinh tế =Y
Y= VAI +VAII +VAIII +VAIV
Y=(4000-0) + (2000-1000)+(500-0)+(5000-3000-500)=7000USD

✓ Phương pháp 2: Tính theo dòng thu nhập


Y= Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất
Y=Tiền Lương (w) +Tiền Thuê (R)+Tiền lãi (i)+Lợi nhuận (pr)=4100+570+1250+1080=7000usd
Trong đó:
+ w= 2500+500+300+800=4100 usd
+ R=300+100+40+130=570 usd
+ i=700+200+80+270=1250 usd
+ Pr=500+200+80+300=1080 usd

✓ Phương pháp 3: Tính theo dòng chi tiêu


Y= Tổng chi tiêu vào các sản phẩm cuối cùng
Y=(5000) + (2000)=7000 USD
TÓM LẠI: SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN

Thị trường tài


I=2000
chính

C + I=7000
S=2000 C=5000

HỘ GIA ĐÌNH DOANH NGHIỆP


Yd =7000 Y=7000

W + R + i + Pr=7000
SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN NỀN KINH TẾ ĐÓNG
I
Thị trường tài
chính

Y= C + I + G
S C

Td
Ti
HỘ GIA ĐÌNH CHÍNH PHỦ DOANH NGHIỆP
Yd Tr Y
T

De
Y= W + R + i + Pr

Y=C+I+G (1)
Yd=Y -Ti – Td + Tr= Y- (Tx -Tr)= Y- T, T gọi là thuế ròng (2)
Hay: Yd= Y- T & Yd= S+C (3), suy ra: Y=C+S+T (4)
Từ (1) & (4) suy ra: S+T=I+G  (S-I) + (T-G)= 0
SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN NỀN KINH TẾ MỞ
I
TT TÀI CHÍNH NƯỚC NGOÀI
M

C + I + G+X-M
S C X
G
Td
Tr Ti
HỘ GIA ĐÌNH CHÍNH PHỦ DOANH NGHIỆP
Yd T Y

De
W + R + i + Pr

Y=C+I+G+X-M (5) & Y= C+ S+T (4), suy ra S+T+M=I+G+X (6) tổng rò rỉ bằng tổng bơm vào
Từ (6) suy ra (S-I)+(T-G)= X-M (7) Khu vực này thâm hụt thì khu vực khác phải thặng dư để bù đắp
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA
Các chỉ tiêu trong SNA
✓ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product)
✓ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross National Product)
✓ Tổng sản phẩm quốc nội ròng (NDP – Net Domestic Product)
✓ Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP – Net National Product)
✓ Thu nhập quốc dân (NI – National Income)
✓ Thu nhập cá nhân (PI – Personal Income)
✓ Thu nhập khả dụng (Yd hay DI – Dispossable Income)
TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI_ GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường
của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
ra trong lãnh thổ của một quốc gia, trong khoảng thời gian
nhất định, thường là 1 năm.
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP

✓ Phương pháp 1: Tính GDP theo phương pháp sản xuất (giá trị gia tăng):
n
GDP =  VA i
i =1
Trong đó: VAi là giá trị gia tăng của doanh nghiệp i.
VA = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian
✓ Phương pháp 2: Tính GDP theo phương pháp chi tiêu:

𝐆𝐃𝐏 = 𝐂 + 𝐈 + 𝐆 + 𝐗 − 𝐌
✓ Phương pháp 3: Tính GDP theo phương pháp thu nhập:

𝐆𝐃𝐏 = 𝐰 + 𝐫 + 𝐢 + 𝐏𝐫 + 𝐃𝐞 + 𝐓𝐢
GDP THỰC VÀ GDP DANH NGHĨA
Khi tính GDP theo giá hiện hành chúng ta được GDP danh nghĩa.
n
GDPn =  Pit .Q it
i =1
Khi tính GDP theo giá cố định chúng ta được GDP thực.
n
GDPr =  Pi0 .Q it
i =1

Ví dụ: tính GDPn và GDPr của các năm (chọn giá cố định năm 2010)
Năm Giá gạo Số lượng Giá đường Số lượng ∑Pt.Qt ∑P0.Qt

2010 10 100 15 150 3.250 3.250

2011 12 150 20 200 5.800 4.500

2012 14 200 25 250 9.050 5.750


MỐI QUAN HỆ GIỮA GDPr VÀ GDPn

Chỉ số giảm phát (GDP Deflator DGDP) là tỷ lệ giữa


GDP danh nghĩa với GDP thực, nó đo lường mức giá của
năm hiện hành so với mức giá trong năm cố định.
n

GDPn  i i
P t
.Q t

D GDP = = i =1
n
.100 %
 i i
GDPr 0 t
P .Q
i =1
MỐI QUAN HỆ GIỮA GDPr VÀ GDPn

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) phản


ánh sự biến động giá bán lẻ trung bình của những “rổ” hàng
hoá và dịch vụ tiêu biểu, đại diện cho cơ cấu tiêu dùng của xã
hội của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ gốc.
n

 i i
P t
.Q 0

CPI = i =1
n
.100%
 i i
P 0

i =1
.Q 0
MỐI QUAN HỆ GIỮA GDPr VÀ GDPn

𝐆𝐃𝐏𝐧
𝐆𝐃𝐏𝐫 =
𝐃
Hay
𝐆𝐃𝐏𝐧
𝐆𝐃𝐏𝐫 =
𝐂𝐏𝐈
GDP THEO GIÁ YẾU TỐ SẢN XUẤT

Giá yếu tố sản xuất là giá người bán nhận được


GDPfc = GDPmp - Ti
SẢN PHẨM QUỐC NỘI RÒNG

Sản phẩm quốc nội ròng (NDP: Net Domestic


Product): là phần giá trị mới tạo ra trên lãnh thổ của một
nước, trong một khoảng thời gian nhất định.
NDP = GDP – De
NDP có thể được tính theo giá thị trường hay giá sản
xuất.
NDPmp = GDPmp – De
NDPfc = GDPfc - De
TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị toàn bộ
hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất
ra trong một khoảng thời gian nhất định.
MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ GNP

A: Giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng do công dân Việt
Nam tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
B: Giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng do công dân nước
khác tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
C: Giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng do công dân Việt
Nam tạo ra trên lãnh thổ nước khác.
MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ GNP

GDP = A + B

GNP = A + C

GNP = GDP + C – B
GNP = GDP + NIA
NIA (Net Income from Abroad) được gọi là thu nhập
ròng từ yếu tố nước ngoài
SẢN PHẨM QUỐC DÂN RÒNG

Sản phẩm quốc dân ròng NNP (Net National Product)


là phần giá trị mới do công dân một nước tạo ra.
• Sản phẩm quốc dân ròng tính theo giá thi trường.
NNPmp = GNPmp – De
• Sản phẩm quốc dân ròng tính theo giá sản xuất.
NNPfc = GNPfc – De
THU NHẬP QUỐC DÂN

Thu nhập quốc dân (NI National Income) là phần thu


nhập do công dân một nước tạo ra trong khoảng thời gian
nhất định, không kể phần tham gia của chính phủ dưới dạng
thuế gián thu.
NI = NNPmp – Ti
Hay NI = NNPfc
THU NHẬP CÁ NHÂN

Thu nhập cá nhân (PI Personal Income) là phần thu nhập


thực sự được chia cho các cá nhân trong xã hội
PI = NI – Pr* + Tr
Trong đó:
Pr*: Là phần lợi nhuận giữ lại ở doanh nghiệp và nộp ngân
sách.
Tr: Chi chuyển nhượng của chính phủ cho các cá nhân
THU NHẬP KHẢ DỤNG

Thu nhập khả dụng (DI; Yd: Disposable Income) là phần


thu nhập cuối cùng mà cá nhân có thể sử dụng theo ý muốn
của mình.
Yd = PI – Tcá nhân
CÁC CHỈ TIÊU KHÁC

Tốc độ tăng trưởng hàng năm phản % thay đổi sản


lượng của hàng hóa và dịch vụ năm sau so với năm trước.
𝑮𝑫𝑷𝒕 − 𝑮𝑫𝑷𝒕−𝟏
𝑽𝒕 = . 𝟏𝟎𝟎%
𝑮𝑫𝑷𝒕−𝟏
CÁC CHỈ TIÊU KHÁC

Tốc độ tăng trưởng bình quân : phản ánh % thay đổi


của sản lượng hàng hóa, dịch vụ của năm sau so với năm
trước, tính trung bình cho cả một giai đoạn nhiều năm.

𝒏−𝟏 𝑮𝑫𝑷𝒓𝒏
ഥ=
𝑽 − 𝟏 .100%
𝑮𝑫𝑷𝒓𝟏
ƯU ĐIỂM CỦA GDP
1. Chỉ tiêu GDP hay GNP là một trong những thước đo tốt phản
ánh thành tựu, sức mạnh kinh tế của một đất nước.
2. GDP thường được sử dụng để phân tích sự thay đổi mức sống
của dân cư.
3. Chính phủ các nước thường dựa vào số lượng và các ước tính
GDP hay GNP để lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và
kế hoạch ngân sách, tiền tệ ngắn hạn.
4. Từ các chỉ tiêu GDP và GNP, các cơ quan hoạch định chính sách
đưa ra các phân tích về tiêu dùng, đầu tư, ngân sách, lượng tiền
xuất nhập khẩu, giá cả, tỷ giá hối đoái.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA GDP
1. Có sự khác biệt do các phương pháp tính khác nhau.
2. GDP như một chỉ số về qui mô của nền kinh tế nhưng không
chuẩn xác trong đánh giá mức sống dân cư.
3. GDP không tính đến và cũng không tính được hoạt động kinh tế
ngầm.
4. GDP chưa phản ánh được tính hài hòa của sự phát triển chính trị,
kinh tế, pháp luật, đạo đức, môi trường và con người.
5. GDP cũng chưa phản ánh trung thực sự phân chia lợi ích trong
phạm vi quốc gia.
CHỈ TIÊU THAY THẾ

chỉ tiêu phúc lợi kinh tế ròng (N.E.W – Net Economic


Welfare).
N.E.W = GDP + Lợi chưa tính – Hại chưa trừ
Chỉ tiêu ngang bằng sức mua (PPP – Purchasing Power
Parity)
𝑷∗
𝑷𝑷𝑷 = 𝑮𝑫𝑷.
𝑷
Bài tập 1: Cho số liệu của quốc gia A (chọn năm gốc 2016)

Hàng hóa Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
P Q P Q P Q P Q
A 10 100 20 100 20 120 30 150
B 15 50 30 50 30 60 70 80
C 20 20 40 20 40 24 100 35

1. Tính GDP danh nghĩa của các năm


2. Tính GDP thực của các năm
3. Tính chỉ số giảm phát theo GDP của các năm
4. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của các năm 2017, 2018, 2019
5. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2017, 2018, 2019
Bài tập 2: Quốc gia A có các chỉ tiêu theo lãnh thổ trong năm 2020 như sau

Tổng đầu tư 150


Đầu tư ròng 50
Tiền lương 230
Tiền thuê đất 35
Lợi nhuận 60
Xuất khẩu 100
Nhập khẩu 50
Tiêu dùng hộ gia đình 200
Chi tiêu của chính phủ 100
Tiền lãi cho vay 25
Thuế gián thu 50
Thu nhập yếu tố ròng -50
Chỉ số giá năm 2019 120
Chỉ số giá năm 2020 150
1. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường theo PP chi tiêu, theo PP thu nhập
2. Tính GNP theo giá thị trường và giá sản xuất

3. Tính GNP thực và tỷ lệ lạm phát năm 2020.


Gợi ý bài tập 2:
1. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường theo PP chi tiêu, theo PP thu nhập
- PP chi tiêu: GDP=C + I+ G+ X-M=200+150+100+100-50=500
- PP thu nhập: GDP=De + w+ i+ R+ pr + Ti = (150-50)+230+25+35+60+50=500

2. Tính GNP theo giá thị trường và giá sản xuất


Theo giá thị trường: GNP=GDP+NFFI (NIA)=500+ (-50)=450
Theo giá sx: GNPfc =GDP- Ti= 450 -50=400
3. Tính GNP thực và tỷ lệ lạm phát năm 2020.
Tính GNP thực: GNPr =( GNPn/CPI2020 )*100%

Tính lạm phát năm 2020: GNPr =(CPI2020 - CPI2019 )/CPI2019 )*100%

You might also like