Bai 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX, nhân tố chủ yếu chi phối các quan
hệ quốc tế là gì?
A. Cuộc chạy đua Chiến tranh lạnh.
B. Các xung đột vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực.
C. Nhiều tổ chức liên minh chính trị, kinh tế hình thành.
D. Sự hình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Xô- Mĩ giữ mối quan hệ
như thế nào?
A. Đối đầu - chiến tranh lạnh.
B. Hợp tác - ủng hộ hòa bình.
C. Đối đầu - chiến tranh quân sự.
D. Hợp tác - đấu tranh chống phát xít.

3. Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C. Chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Đồng minh.

4. Để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, Mĩ đặc biệt lo ngại nhất điều gì?
A. Ảnh hưởng to lớn của Liên Xô.
B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
D. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu.

5. Sự kiện nào mở đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh?


A. Mĩ phóng thành công bom nguyên tử.
B. Mĩ ủng hộ cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
C. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ.
D. Mĩ tiếp tay cho Pháp kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương.
6. Nội dung nào không phải là biểu hiện mâu thuẫn Đông - Tây sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Xô - Mĩ.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Liên minh châu Âu (EU) ra đời.
D. Sự ra đời của kế hoạch Mácsan, Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.

7. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào giúp Mĩ tự cho mình có
quyền lãnh đạo thế giới?
A. Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu khối quân sự NATO.
B. Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, khống chế các nước Đồng minh.
C. Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.
D. Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, đi đầu trong lĩnh vực khoa học.

8. Trong diễn văn đọc tại Quốc hội Mĩ (3-1947), Tống thống Truman đã đề nghị
điều gì?
A. Ủng hộ cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
B. Viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
C. Viện trợ khẩn cấp 17 tỉ USD để phục hồi nền kinh tế Tây Âu.
D. Viện trợ kinh tế, quân sự giúp Pháp kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương.

9. Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì?


A. Bảo vệ nước Mĩ và châu Âu.
B. Chống lại tổ chức hiệp ước Vacsava.
C. Biến châu Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.
D. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

10. Sự kiện nào đã diễn ra tại Thủ đô Oasinhtơn (Mĩ), ngày 4-4-1949?
A. Tổ chức quân sự SEATO được thành lập.
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập.
C. Quốc hội thông qua kế hoạch Mácsan để phục hưng châu Âu.
D. Quốc hội thông qua kế hoạch viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

11. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (3-1947) đề cập chủ
yếu đến nội dung nào dưới đây?
A. Xem sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.
B. Xem sự lớn mạnh của Nhật Bản là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.
C. Xem sự hình thành và phát triển của EU là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.
D. Xem sự ra đời và phát triển của nhà nước Cuba là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.

12. "Học thuyết Truman" ra đời không nhằm tới mục đích nào?
A. Biến hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.
B. Củng cố chính quyền phản động, đẩy lùi phong trào yêu nước ở các nước Tây Âu.
C. Củng cố chính quyền phản động, đẩy lùi phong trào yêu nước ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
D. Biến hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành căn cứ tiền phương chống các nước Đông Âu.

13. Một trong những mục đích của "kế hoạch Mácsan" (6-1947) là gì?
A. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh kinh tế chống Liên xô.
B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên xô.
C. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chính trị chống Liên Xô.
D. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh ngoại giao chống Liên xô.

14. Một trong những mục đích của "kế hoạchMácsan" (6-1947) là gì?
A. Giúp các nước Tây Âu củng cố chính quyền tư sản.
B. Giúp các nước Tây Âu phát triển khoa học công nghệ.
C. Giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá.
D. Giúp các nước Tây Âu phục hồi lực lượng quân sự bị suy yếu.

15. Việc thực hiện "kế hoạch Mácsan" (6-1947) tác động gì đến tình hình châu
Âu lúc bấy giờ?
A. Đem đến sự thay đổi nhanh chóng, châu Âu trở thành lục địa sầm uất.
B. Làm cho mâu thuẫn giữa các nước Tây Âu và Đông Âu gay gắt.
C. Tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu.
D. Đưa Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

16. Sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian các nước gia nhập tổ chức
NATO:
1. Tây Ban Nha.
2. Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
3. Cộng hòa Liên bang Đức
4. 11 nước phương Tây (Anh, Pháp, Canada, Italia, Bỉ, Lúcxămbua, Đan Mạch, Na
Uy, Aixơlen, Bồ Đào Nha).
A. 4,1, 2, 3. B. 4, 2, 3,1.
C. 4, 3, 2,1. D. 4, 2,1, 3.
17. Cho bảng dữ liệu sau:
I (sự kiện) II (nội dung sự kiện)
1) 4-4-1949 A. Tây Ban Nha trở thành thành viên NATO
2) 2-1952 B. Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì trở thành thành viên NATO
3) 5-1955 C. Cộng hòa Liên bang Đức trở thành thành viên NATO
4) 1982 D. 11 nước phương Tây trở thành thành viên NATO

Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa sự kiện ở cột I với nội dung sự kiện ở
cột II.
A. 4-a, 1-b, 2-c, 3-d. B. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a.
C. 4-b, 3-c, 2-d, 1-a. D. 4-c, 2-d, 1-a, 3-b.

18. Mĩ viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì vì lí do nào?
A. Muốn hai nước này ủng hộ Mĩ chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. Muốn Chính phủ hai nước này kí Hiệp ước chống Liên Xô và Đông Âu.
C. Muốn biến hai nước thành tiền phương chống Liên Xô và Đông Âu.
D. Muốn lực lượng hai nước tham gia chống Liên Xô và Đông Âu.

19. Nhận xét nào là đúng về sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu?
A. Là liên minh quân sự lớn nhất thế giới.
B. Là liên minh quân sự lớn nhất của các nước châu Âu.
C. Là liên minh quân sự lớn nhất của các nước Đồng minh.
D. Là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây.

20. Các nước xã hội chủ nghĩa thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava nhằm mục
đích gì?
A. Hình thành một liên minh chính trị - quân sự mang tính tiến công.
B. Hình thành một liên minh chính trị - quân sự mang tính phòng thủ.
C. Cùng hợp tác, trao đổi, huấn luyện quân sự giữa các nước.
D. Thỏa thuận cử chuyên gia quân sự Liên Xô đến giúp các nước.

21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện hai cực, hai phe được xác lập
đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Sự ra đời của NATO và khối SEATO.
B. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava.
C. Mĩ thành lập các căn cứ quân sự tại Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
D. Tổng thống MĩTruman tuyên bố tình trạng Chiến tranh lạnh.

22. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tác động gì đến tình hình thế giới?
A. Mở ra chiều hướng để Mĩ tiếp tục vươn lên vị trí siêu cường.
B. Mở ra chiều hướng để Mĩ và Liên Xô phát triển mạnh về kinh tế.
C. Mở ra chiều hướng để giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột.
D. Mở ra chiều hướng để Liên Xô nhanh chóng giải quyết khủng hoảng.

23. Sự kiện ngày 11-9-2001 đã đặt các quốc gia - dân tộc đứng trước thách thức
gì?
A. Chủ nghĩa dân tộc.
B. Chủ nghĩa khủng bố.
C. Chiến tranh năng lượng.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc.

24. Sự kiện nào không dồn tới tình trọng Chiến tranh lạnh?
A. Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan.
B. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập
C. Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
D. Sự đối lập giữa mục tiêu chiến lược giữa hai siêu cường Xô - Mĩ.

25. Cuộc gặp gỡ không chỉnh thức giữa hai nhà lãnh đâo Xô- Mĩ tại đảo Manta
(12-1989) đưa tới kết quả nào?
A. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
B. Hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.
C. Bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
D. Hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM).
26. Sau khi trật tự hai cực lanta bị sụp đổ, Mĩ không thể thiết lập trật tự thế giới
một cực vì lí do nào?
A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
B. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.
C. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.
D. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mĩ bị sụp đổ.

27. Sự khác biệt cơ bản giữa "chiến tranh lạnh" với các cuộc chiến tranh đã
qua trong lịch sử nhân loại là gì?
A. Không diễn ra các cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự.
B. Chỉ diễn ra các cuộc xung đột quân sự chủ yếu giữa hai nước Xô - Mĩ.
C. Làm cho thế giới luôn trong tình trạng xung đột quân sự căng thẳng.
D. Diễn ra xung đột toàn diện, dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại.

28. Sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện?
A. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
B. Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava
C. Hai siêu cường Xô - Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
D. Hai nhà cấp cao của Mĩ và Liên Xô gặp gỡ tại đảo Manta (Địa Trung Hải).

29. Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Việt
Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là gì?
A. Sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Trở thành cường quốc kinh tế để giải quyết các tranh chấp.
D. Liên minh chính trị với các nước lớn để giải quyết các tranh chấp.

30. Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Việt
Nam đã vận dụng để phát triển kinh tế hiện nay là gì?
A. Cùng hợp tác để phát triển.
B. Hợp tác với các nước trong khu vực.
C. Hợp tác với các nước phát triển.
D. Hợp tác với các nước đang phát triển.

You might also like