Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC

BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG


(Media Law and Ethics)

Giảng viên: Ths. Phạm Đức Thái


Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐT: 080.48927 – 0983.261269
E-mail: ducthai.dcsvn@gmail.com
Website: dangcongsan.vn

Tháng 9/2023
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (BÀI 2)

1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ


2. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ VÀ
VAI TRÒ CỦA TƯ DUY PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHÀ
BÁO
3. QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA
BÁO CHÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ


Trong Luật Báo chí 2016 (Điều 3), các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội
thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và
phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in,
báo nói, báo hình, báo điện tử.
2. Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí,
sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông
tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in;
truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.
3. Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng
phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.
4. Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn,
phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

5. Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu,
kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát
sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác
nhau.
6. Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình
ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm
báo điện tử và tạp chí điện tử.
7. Tác phẩm báo chí là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của sản
phẩm báo chí, có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh,
gồm tin, bài được thể hiện bằng chữ viết, âm thanh hoặc
hình ảnh.
8. Sản phẩm báo chí là ấn phẩm, phụ trương của báo in; nội
dung hoàn chỉnh của báo điện tử; bản tin thông tấn; kênh
phát thanh, kênh truyền hình; chuyên trang của báo điện tử.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

9. Bản tin thông tấn là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ
của cơ quan thông tấn nhà nước, được thể hiện bằng chữ
viết, tiếng nói, âm thanh, hình ảnh để chuyển tải tin tức thời
sự trong nước, thế giới hoặc thông tin có tính chất chuyên
đề.
10. Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình là
tập hợp các tin, bài trên báo nói, báo hình theo một chủ đề
trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và
kết thúc.
11. Kênh phát thanh, kênh truyền hình là sản phẩm báo chí,
gồm các chương trình phát thanh, truyền hình được sắp xếp
ổn định, liên tục, được phát sóng trong khung giờ nhất định
và có dấu hiệu nhận biết.
12. Phụ trương là trang tăng thêm ngoài số trang quy định và
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

13. Trang chủ là trang thông tin hiển thị đầu tiên của báo
điện tử, có địa chỉ tên miền quy định tại giấy phép hoạt
động báo điện tử.
14. Chuyên trang của báo điện tử là trang thông tin về một
chủ đề nhất định, phù hợp với tôn chỉ, Mục đích của báo
điện tử, có tên miền cấp dưới của tên miền đã được quy
định tại giấy phép hoạt động báo điện tử.
15. Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ,
đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn
trên môi trường mạng.
16. Tạp chí khoa học là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ
để công bố kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin về hoạt
động khoa học chuyên ngành.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

17. Sản phẩm thông tin có tính chất báo chí là sản phẩm thông tin
được thể hiện bằng các thể loại báo chí, được đăng trên bản tin, đặc
san, trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp.
18. Bản tin là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định
kỳ, sử dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hướng
dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội
thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
19. Đặc san là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản
không định kỳ theo sự kiện, chủ đề.
20. Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính
chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin
tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí
hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy
định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Luật Báo chí 2016 quy định về cơ quan báo chí như sau:
Điều 16. Cơ quan báo chí
Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định
tại Điều 14 của Luật này, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có
một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật này.
Điều 14. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí
1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp
theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức
nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật
khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được
thành lập tạp chí khoa học.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Học liệu bắt buộc:


Luật Báo chí 2016, NXB
Thông tin và Truyền thông,
2016
(Luật số 103/2016/QH13,
được Quốc hội khóa XIII, kỳ
họp thứ 11 thông qua ngày
05/4/2016, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2017).
https://thuvienphapluat.vn/v
an-ban/Van-hoa-Xa-
hoi/Luat-Bao-chi-2016-
280645.aspx
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

2. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ VÀ VAI TRÒ


CỦA TƯ DUY PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHÀ BÁO
2.1. Vai trò của pháp luật về báo chí trong đời sống xã hội
- Pháp luật về báo chí ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý
để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát
triển theo xu hướng tích cực, bảo đảm tính khoa học về số lượng,
chất lượng, nội dung, hình thức, giúp báo chí trở thành kênh thông
tin quan trọng để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước; là phương tiện để nhà nước quản lý báo chí, góp phần
giữ vững ổn định chính trị, phát triển văn hóa và kinh tế, nâng cao
dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân nhằm thực hiện nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

- Pháp luật về báo chí giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm của
cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các cơ
quan báo chí trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
pháp luật về báo chí, giúp cho các hoạt động của cơ quan
báo chí theo đúng quy định pháp luật; phát huy chức năng,
nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo các
cấp để trở thành một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp
trong sạch, vững mạnh.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

- Pháp luật về báo chí giúp cho người làm báo giữ gìn và
phát huy vai trò, trách nhiệm công dân, phẩm chất, đạo đức
nghề nghiệp nhà báo, giúp nhà báo có những định hướng
đúng đắn về tư tưởng, để tác phẩm báo chí của họ có giá trị
hơn, định hướng cho người dân và xã hội ngày càng tốt hơn.
- Pháp luật về báo chí còn giúp tạo ra môi trường ổn định
trong việc thiết lập các mối quan hệ về báo chí truyền thông
giữa các quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu Việt Nam là
bạn, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế vì hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

2.2. Vai trò pháp luật về báo chí trong quản lý nhà nước về báo
chí
2.2.1. Luật báo chí - phương tiện quan trọng đảm bảo công dân
thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí
- Pháp luật Việt Nam đã tương thích với luật quốc tế về quyền con
người; tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền tự
do báo chí và tự do ngôn luận nói riêng. Quyền và nghĩa vụ công
dân trong thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông
tin không chỉ thống nhất, mà còn là điều kiện, tiền đề cho nhau.
Công dân muốn được hưởng đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, báo
chí, tiếp cận thông tin thì phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định
của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước, các quyền và
lợi ích của người khác.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

- Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận


thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến
pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được
cụ thể hóa trong nhiều đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí
(2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định 72/2013/NĐ-
CP, ngày 15-7-2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin trên mạng... và thực thi nghiêm túc,
tạo không khí dân chủ trong xã hội. Điều đó khẳng định và thể chế
hóa quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng và
bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho
báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo
chí...
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

2.2. Vai trò pháp luật về báo chí trong quản lý nhà nước về báo
chí
2.2.2. Pháp luật về báo chí là phương tiện cơ bản để thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về báo chí nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động báo chí
2.2.3. Pháp luật về báo chí là phương tiện tổ chức và hoạt động
của bộ máy quản lý nhà nước đối với báo chí

Sinh viên đọc tài liệu: Nguyễn Thị Trường Giang, Pháp luật và
đạo đức báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020, tr.16, 17
http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php?loc=0&doc
=158383597499847510594301818394796944094
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

2.3. Vai trò tư duy pháp lý đối với nhà báo


Tư duy pháp lý có vai trò to lớn trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn của mỗi con người
nói chung và nhà báo nói riêng; giúp nhà báo
hành nghề đúng pháp luật, nắm được quyền
hạn và trách nhiệm của mình; nắm được
những gì mà pháp luật không cho phép nhà
báo được làm.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Thứ nhất, tư duy pháp lý giúp cho nhà báo nắm


được quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận
trên báo chí của công dân; nắm tổ chức và hoạt động
báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo
chí, nắm được quản lý nhà nước về báo chí; nắm
vững vai trò của báo chí ở Việt Nam là phương tiện
thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ
quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân dân; nắm vững
các nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí Việt Nam...
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Thứ hai, tư duy pháp lý giúp cho nhà báo nắm được quyền và trách
nhiệm của nhà báo trong các hoạt động báo chí như khai thác,
cung cấp và sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật và được
pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; giúp cho nhà báo
nắm được nghĩa vụ của mình là phải thông tin trung thực về tình
hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của
nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân;
phải bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính
sách, pháp luật của nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ
nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai
phạm; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng
đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về
những hành vi vi phạm pháp luật; tuân thủ quy định về đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Thứ ba, tư duy pháp lý giúp cho nhà báo nắm được những hành vi bị
nghiêm cấm đăng phát trên báo chí, cùng với đó là sự phân biệt được
vùng đúng, vùng sai, vùng không rõ ràng trong quá trình thu thập và xử
lý thông tin, phân tích sự kiện. Trong vùng đúng sai, hầu như mọi nhà
báo sẽ có câu trả lời chính xác nếu tìm ra đúng cơ sở pháp lý (điều luật)
áp dụng.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi nhà báo đều giống nhau, một nhà
báo giỏi sẽ có cái nhìn vấn đề sâu sắc và tích luỹ được nhiều kiến thức
hơn, do đó sẽ có sự đánh giá và phân tích vấn đề mạch lạc, khoa học và
đúng với các quy định của pháp luật. Vùng không rõ ràng là nơi có
những quan điểm trái chiều, mỗi quan điểm thường có những lý do
riêng để biện minh cho tính đúng đắn của nó. Vùng không rõ ràng tồn
tại trong pháp luật nói riêng và trong các lĩnh vực, khía cạnh khác của
xã hội nói chung và trong hoạt động báo chí nói riêng. Tư duy báo chí
giúp nhà báo giải quyết được những vấn đề này một cách chính xác.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

3. QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA


MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
3.1. Quản lý báo chí ở Trung Quốc
3.2. Quản lý báo chí, truyền thông ở Singapore
3.3. Quản lý báo chí truyền thông ở Hàn Quốc và Indonesia
3.4. Quản lý báo chí ở một số nước tư bản phát triển
Sinh viên đọc tài liệu: Nguyễn Thị Trường Giang, Pháp luật và đạo
đức báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020 (từ tr.19 đến tr.
28)
http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php?loc=0&doc
=158383597499847510594301818394796944094
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Bài tập 1: Anh (chị) hiểu như thế nào về khái niệm “Báo chí là
quyền lực thứ tư” và tự do báo chí ở Việt Nam?

*Yêu cầu:
- Bài làm tối đa 02 trang A4, phông chữ Times New Roman, size
14, giãn dòng Single.
- Thời hạn nộp bài: Trước 14h00 thứ Ba, 26/10/2023.
- Phương thức nộp bài: Gửi vào mục Bài tập trên LMS.

You might also like