Bi Tich Tong Quat

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 62

“Từ cạnh sườn bị đâm thủng, Người đã để máu và nước chảy ra,

hầu khơi nguồn các Bí tích của Hội Thánh.”

BÍ TÍCH
TỔNG QUÁT
HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG
2023
• Có cần phải lãnh nhận Bí tích Hoà Giải thì
mới được Chúa tha thứ không? Nếu ta thật
lòng sám hối chưa đủ để được Chúa tha thứ
sao?

VÀI
• Các Bí tích có thật do Chúa Kitô thiết lập
không? Tại sao không thấy chỗ nào trong
Kinh Thánh nói đến việc Chúa lập các Bí tích
VẤN Xức Dầu hay Thêm Sức? Hay Giáo Hội tự
“bày vẽ” ra các Bí tích?

NẠN • Nếu ta lãnh nhận Bí tích từ một linh mục có


đời sống bất xứng thì Bí tích ấy có thành sự
không?
• Trong trường hợp nguy tử, ta có được tự ý
ban Bí tích Thánh Tẩy cho người khác không?

CASE STUDY
Cha Matthew Hood – TGP. Detroit
– Hoa Kỳ, tình cờ phát hiện ra
mình được rửa tội “không thành
sự” sau khi đã lãnh nhận chức
linh mục được 2 năm. Cần giải
quyết như thế nào?
NỘI DUNG
1. Bí tích là gì?
2. Có mấy Bí tích? Phân loại thế nào?
3. Tại sao cần có các Bí tích?
4. Nguồn gốc các Bí tích
5. Hiệu lực của các Bí tích
6. Ý nghĩa của việc cử hành các Bí tích
7. Điều kiện cử hành các Bí tích
8. Ân sủng – Nghi thức chính yếu – Thừa tác viên – Thụ nhân của các Bí tích
9. Các Á bí tích (hay Phụ tích) là gì?
NỘI DUNG
Chiều kích Chiều kích
thần linh nhân học

BÍ TÍCH

Chiều kích Chiều kích


Kitô học Giáo Hội học
TỪ § BÍ: kín ẩn
§ TÍCH: dấu vết
NGUYÊN ØBÍ TÍCH: dấu vết kín ẩn

o Latin: Sacramentum
o Anh: Sacrament
o Pháp: Sacrament
o Trung: Thánh sự
ĐỊNH NGHĨA
BÍ TÍCH là:
• Các dấu chỉ khả giác (hữu hình) bên
ngoài
• Do Chúa Kitô thiết lập và trao lại cho
Giáo Hội
• Để thông ban ơn thiêng liêng (vô hình)
bên trong cho chúng ta
• Công đồng Trentô (1545-1563) đã xác
định: Giáo Hội Công giáo chỉ có 7 Bí
tích, không hơn, không kém.
• Các Bí tích thường được phân loại

PHÂN
theo “chức năng” thành 3 nhóm:
ØCác Bí tích khai tâm Kitô giáo

LOẠI ØCác Bí tích chữa lành


ØCác Bí tích xây dựng cộng đoàn
• Ngoài ra còn có một số cách phân loại
Bí tích khác như: BT lãnh một lần – BT
lãnh nhiều lần ; BT “kẻ sống” – BT “kẻ
chết”…
PHÂN LOẠI
PHÂN LOẠI
qCác Bí tích khai tâm Kitô giáo: đặt nền tảng
cho toàn bộ đời sống Kitô hữu.
ØGồm: ?

PHÂN
qCác Bí tích chữa lành: tiếp tục công cuộc
chữa lành của Chúa Giêsu khi sự sống thiêng
liêng của chúng ta bị suy yếu đi do tội lỗi.

LOẠI qGồm: ?
qCác Bí tích xây dựng cộng đoàn: vừa trao
ban một sứ mệnh đặc biệt cho mỗi cá nhân,
vừa góp phần xây dựng cộng đoàn Dân
Chúa.
ØGồm: ?
PHÂN LOẠI

Các Bí tích khai tâm Kitô giáo:


Rửa Tội – Thêm Sức – Thánh Thể
Các Bí tích chữa lành:
Hoà Giải – Xức Dầu
Các Bí tích xây dựng cộng đoàn:
Hôn Phối – Truyền Chức Thánh
qCác Bí tích lãnh một lần
PHÂN ØGồm: ?

LOẠI qCác Bí tích lãnh nhiều lần


ØGồm: ?
PHÂN LOẠI

qCác Bí tích lãnh một lần:


ØGồm: Rửa Tội – Thêm Sức – Truyền Chức Thánh
ØCác Bí tích này ban “Ấn tín Bí tích”: là một dấu ấn thiêng liêng không thể xoá
nhoà “đóng ấn” vào nơi tâm hồn người lãnh nhận.
qCác Bí tích lãnh nhiều lần:
ØGồm: Thánh Thể – Hoà Giải – Xức Dầu – Hôn Phối

qMột người có thể lãnh tối đa bao nhiêu Bí tích trong cả đời?
qCác Bí tích “kẻ sống”
PHÂN ØGồm: …

LOẠI qCác Bí tích “kẻ chết”


qGồm: …
PHÂN LOẠI

qCác Bí tích “kẻ sống”: dành cho người đang sạch tội trọng
ØGồm: Thánh Thể – Thêm Sức – Hôn Phối – Truyền Chức Thánh – Xức Dầu
qCác Bí tích “kẻ chết”: dành cho người đang có tội trọng
qGồm: Rửa Tội – Hoà Giải

qCó Bí tích nào được ban cho người đã chết về mặt sinh học không?
PHÂN LOẠI

Bí tích Thánh Thể là


TRUNG TÂM QUY HƯỚNG
của các Bí tích khác, của
tất cả Phụng vụ Kitô giáo,
và của toàn bộ đời sống
Kitô hữu.
qThiên Chúa không bị ràng buộc bởi các Bí

TẠI
tích: Ngài luôn có thể trực tiếp ban ơn bất cứ
khi nào Ngài muốn mà không cần qua trung
gian các Bí tích.

SAO qTuy nhiên, có một số ơn đặc thù trong Giáo


Hội mà Ngài chỉ ban qua các dấu chỉ hữu hình

CẦN CÓ
của các Bí tích. Nói cách khác, nơi các Bí tích,
ý muốn cứu độ của Thiên Chúa hoạt động
trong sự đan quyện giữa yếu tố thiêng liêng

CÁC BÍ vô hình và yếu tố trần thế hữu hình.


qĐiều này phù hợp với chúng ta là con người

TÍCH ?
có cả hồn (linh thiêng, vô hình) và xác (vật
chất, hữu hình). Thực tế, các kinh nghiệm
thiêng liêng của chúng ta đều đến qua trung
gian các kinh nghiệm khả giác.
TẠI SAO CẦN CÓ • NGÔN NGỮ CỦA PHỤNG VỤ LÀ
CÁC BÍ TÍCH ? “NGÔN NGỮ BIỂU TƯỢNG”
TẠI
qNhư vậy, các Bí tích không phải là cách Thiên
Chúa làm khó dễ ta. Trái lại, với sự khôn
ngoan, Thiên Chúa biết đây là các phương tiện

SAO
cần thiết và hữu ích để chúng ta có thể đón
nhận ân sủng một cách hữu hiệu và thực
tiễn.

CẦN CÓ qHơn nữa, chúng ta còn nhận ra bảy Bí tích


đánh dấu các giai đoạn khác nhau trong đời

CÁC BÍ
sống tâm linh của một người, tương ứng với
đời sống thể lý của họ. Như vậy, các Bí tích
chính là cách thức qua đó Thiên Chúa và Giáo

TÍCH ?
Hội đồng hành với chúng ta, để ban ơn và
nâng đỡ, trong từng giai đoạn khác nhau của
cuộc đời.
TẠI qTóm lại, Giáo Hội khẳng định: “Các
Bí tích là cần thiết để được ơn cứu

SAO độ”. Đây là sự cần thiết do Thánh Ý


đầy yêu thương và khôn ngoan

CẦN CÓ
Chúa, chứ không phải do Ngài buộc
phải làm như vậy.

CÁC BÍ ØĐây cũng chính là chiều kích thần

TÍCH ?
linh và chiều kích nhân học của các
Bí tích.
TẠI
SAO
qCâu hỏi vận dụng:
ØCó cần phải lãnh nhận Bí tích

CẦN CÓ Hoà Giải thì mới được Chúa tha


thứ không? Nếu ta thật lòng sám
CÁC BÍ hối chưa đủ để được Chúa tha
thứ sao?
TÍCH ?
TẠI
qLUẬN ĐIỂM 1: Có sự tương đồng giữa
• Khi phạm tội: hành vi hữu hình nơi thân

SAO
xác => sự lệch lạc của tâm hồn (kinh
nghiệm tự nhiên).

CẦN CÓ
ÞTội để lại dấu ấn trên cả thân xác lẫn linh
hồn ta.

CÁC BÍ
• Khi lãnh Bí tích Hoà Giải: hành vi sám
hối hữu hình => sự phục hồi của tâm hồn
(kinh nghiệm siêu nhiên).

TÍCH ? ÞÂn sủng cũng cần để lại dấu ấn trên cả


thân xác lẫn linh hồn ta.
qLUẬN ĐIỂM 2: Có sự khác biệt giữa:

TẠI • Ơn tha thứ thuần tuý thiêng liêng: ta có


thể đón nhận bất cứ lúc nào, miễn là ta thật

SAO lòng sám hối.


• Ơn tha thứ đặc thù của Bí tích Hoà Giải:

CẦN CÓ
chỉ có được khi ta lãnh nhận Bí tích Hoà Giải
thành sự.

CÁC BÍ
ÞƠn tha thứ đặc thù của Bí tích Hoà Giải tác
động và thấm nhuần một cách mạnh mẽ,
hữu hình, thực tiễn (so với ơn tha thứ thuần
TÍCH ? tuý thiêng liêng). Đây là kinh nghiệm Đức
Tin ta có thể tự rút ra khi lãnh nhận các Bí
tích.
TẠI
qKẾT LUẬN:
• Thiên Chúa có thể tha tội cho chúng

SAO ta bất cứ lúc nào, và ta sẽ đón nhận


ơn đó khi thật lòng sám hối.

CẦN CÓ • Nhưng ta chỉ có thể nhận được ơn


tha thứ đặc thù của BTHG khi ta
CÁC BÍ lãnh nhận BT này cách thành sự.
• Ơn tha thứ đặc thù của BTHG thì
TÍCH ? mạnh mẽ hơn và cần thiết cho ơn
cứu độ của chúng ta.
TẠI q Câu hỏi vận dụng:

SAO ØCó cần phải lãnh nhận Bí tích


Thánh Thể thì mới được kết hiệp

CẦN CÓ với Chúa Giêsu không? Nếu ta


thật lòng ao ước thì có đủ để

CÁC BÍ được kết hiệp với Chúa Giêsu


không?

TÍCH ?
NGUỒN
qGiáo Hội khẳng định: chính Chúa
Giêsu thiết lập các Bí tích chứ không

GỐC CỦA
phải Giáo Hội.
qTuy nhiên, khi đọc lại Tin Mừng chúng ta

CÁC BÍ
có thể nhận thấy:
o Các Bí tích được Chúa Giêsu tỏ lộ một

TÍCH
cách rõ ràng: Thánh Thể, Rửa Tội
o Các Bí tích được Chúa Giêsu tỏ lộ một
cách ít rõ ràng hơn: Truyền Chức
Thánh, Hoà Giải
o Các Bí tích gần như không thấy tỏ lộ
nơi cuộc đời Chúa Giêsu: Thêm Sức,
Hôn Phối, Xức Dầu Bệnh Nhân
ØVậy, phải hiểu khái niệm “thiết lập” ở
đây như thế nào?
NGUỒN GỐC CỦA
CÁC BÍ TÍCH
• Chúng ta khó có thể chỉ rõ một cách rạch ròi những
hành vi cụ thể, lời nói cụ thể, thời điểm cụ thể mà Chúa
Giêsu thiết lập từng Bí tích.
• Vậy, khi nói chính Chúa Giêsu thiết lập các Bí tích,
Giáo Hội muốn nói: bảy Bí tích đều có nguồn gốc từ
chính bản thân Chúa Giêsu và cuộc đời của Ngài.
Nói cách khác, ân sủng mà các Bí tích chuyển thông
cho chúng ta đều xuất phát từ các mầu nhiệm cuộc đời
Chúa Giêsu. Ngài chính là “bí tích” của Thiên Chúa;
mọi hành động, lời nói và toàn bộ cuộc sống của Ngài
đều mang “tính bí tích”.
ØĐây chính là chiều kích Kitô học của các Bí tích.
NGUỒN GỐC CỦA
CÁC BÍ TÍCH
qBên cạnh đó, cũng cần nhớ, tuy Giáo
Hội không thiết lập các Bí tích, nhưng
các Bí tích đã được Chúa Giêsu trao
cho Giáo Hội quản lý và cử hành.
Nghĩa là:
o Chỉ nơi Giáo Hội mới có các Bí tích.
o Thiên Chúa chỉ ban ơn khi các Bi tích
được cử hành bởi Giáo Hội và cho
Giáo Hội.
ØĐây chính là chiều kích Giáo Hội
học của các Bí tích.
NGUỒN qBí tích được cử hành bởi Giáo Hội:
o Tuy Đức Kitô là Đấng duy nhất thiết lập
GỐC CỦA và cử hành các Bí tích, nhưng Ngài làm
điều đó ngang qua Giáo Hội.

CÁC BÍ o Chính Giáo Hội quy định: số lượng,


chất thể, mô thức, thừa tác viên, thụ

TÍCH nhân, luật lệ, tính hợp lệ, tính thành sự…
của các Bí tích dưới sự hướng dẫn của
Chúa Thánh Thần qua dòng thời gian.
o Giáo Hội có thẩm quyền làm điều đó vì
Giáo Hội là Thân Mình của Đức Kitô và
được thông phần vào bản chất của Ngài
là nguồn mạch mọi Bí tích. Nói cách
khác, chính Giáo Hội cũng là “bí tích”
của Đức Kitô.
NGUỒN
GỐC CỦA qBí tích được cử hành cho Giáo Hội:

CÁC BÍ o Các Bí tích chỉ được ban cho các tín


hữu trong Giáo Hội nhằm xây dựng

TÍCH Giáo Hội.


o Nếu như Giáo Hội làm nên các Bí tích
thì các Bí tích cũng làm nên Giáo Hội.
Chính nhờ các Bí tích mà Giáo Hội
được hình thành và lớn lên.
o Vì Bí tích chỉ ban cho người có Đức
Tin, nên Giáo Hội không ban bí tích
cho những người ngoài Giáo Hội.
NGUỒN qCâu hỏi vận dụng:
GỐC CỦA ØCác Bí tích có thật do Chúa

CÁC BÍ
Kitô thiết lập không? Tại sao
không thấy chỗ nào trong Kinh

TÍCH Thánh nói đến việc Chúa lập


các Bí tích Hôn phối, Xức Dầu
hay Thêm Sức? Hay Giáo Hội
tự “bày vẽ” ra các Bí tích?
NGUỒN ØCác Bí tích do chính Chúa
GỐC CỦA Kitô thiết lập. Hiểu theo
nghĩa, chính Ngài là nguồn
CÁC BÍ mạch ân sủng của mọi Bí tích.

TÍCH ØCác Bí tích do Giáo Hội


quản lý và cử hành. Hiểu
theo nghĩa, chỉ nơi Giáo Hội
mới có các Bí tích và các Bí
tích được cử hành bởi Giáo
Hội và cho Giáo Hội.
qHiệu lực của các Bí tích độc lập (không
phụ thuộc) với tình trạng thánh thiện hay bất
HIỆU xứng của người cử hành hay người lãnh
nhận.

LỰC
o Nguyên tắc: “ex opera operato” = “thành
do sự” (do chính nghi thức cử hành, không
do yếu tố con người). Nói cách khác, chỉ cần

CỦA cử hành Bí tích thành sự (valide) là Bí tích


đó sẽ phát sinh hiệu lực, bất kể tình trạng
thánh thiện hay không của thừa tác viên /
CÁC BÍ người lãnh nhận.
o Lý do: chính Đức Kitô mới là Đấng cử

TÍCH hành các Bí tích. Các thừa tác viên chỉ là


dấu chỉ và công cụ của Ngài. Họ cử hành
các Bí tích “nhân danh Đức Kitô” (in
persona Christi).
qHoa trái của các Bí tích cũng tuỳ thuộc

HIỆU vào tâm tình và thái độ của người cử hành


hay người lãnh nhận.

LỰC o Nguyên tắc: “ex opera operatis” = “thành


do nhân” (do tâm tình, thái độ của người

CỦA
cử hành và người lãnh nhận).
o Lý do: Để ơn Chúa sinh hoá trái nơi tâm
hồn, chúng ta luôn cần cộng tác với ơn
CÁC BÍ Chúa, với tất cả sự tự do và ý thức. Như
lời thánh Augustinô: “Chúa dựng nên con,

TÍCH
không cần hỏi ý con. Nhưng để cứu độ con,
Ngài cần con đáp lời.”
qCần tránh cả hai thái cực:
o Chối bỏ nguyên tắc “ex opera operato”. Vì sẽ gây

HIỆU tâm lý hoang mang cho người lãnh nhận vì không


biết Bí tích mình lãnh có thành sự không.

LỰC
o Lạm dụng nguyên tắc “ex opera operato”. Vì sẽ
gây tâm lý chủ quan, thờ ơ cho người lãnh nhận
vì nghĩ mình không cần chuẩn bị gì khi lãnh Bí

CỦA
tích.
qTóm lại, Giáo Hội chọn quan điểm trung dung:
o Chúng ta xác tín và an tâm: chính Đức Kitô cử

CÁC BÍ hành các Bí tích và làm cho Bí tích phát sinh ơn


cứu độ, hiệu lực của Bí tích vì thế không phụ
thuộc vào sự thánh thiện của thừa tác viên.

TÍCH o Cả người cử hành và người lãnh nhận đều cần


có sự chuẩn bị tâm hồn xứng đáng với Bí tích
mình sắp cử hành hay lãnh nhận để Bí tích có thể
sinh hoa trái nơi bản thân.
HIỆU LỰC CỦA
CÁC BÍ TÍCH
• Ân sủng của các Bí tích giống như ánh
sáng chiếu vào căn phòng xuyên qua
các cửa sổ (= các thừa tác viên). Cửa sổ
có dơ cũng không làm thay đổi bản chất
của ánh sáng.
• Tâm hồn chúng ta giống như căn phòng.
Cần được chuẩn bị đẹp đẽ để ánh sáng
chiếu vào được toả rạng.
HIỆU
LỰC qCâu hỏi vận dụng:
ØNếu ta lãnh nhận Bí tích từ một
CỦA linh mục có đời sống bất xứng thì
Bí tích ấy có thành sự không?
CÁC BÍ
TÍCH
HIỆU qBí tích vẫn thành sự. Vì hiệu lực của
Bí tích không phụ thuộc sự thánh thiện

LỰC hay bất xứng của linh mục, mà do chính


việc cử hành bí tích (ex opera operato).

CỦA qTuy nhiên, chúng ta cần cầu nguyện


cho ngài, và nếu cần, góp ý chân thành

CÁC BÍ
và xây dựng các ngài, để các ngài sống
xứng đáng với các Bí tích mà các ngài
cử hành.
TÍCH
REVIEW
Chiều kích Chiều kích
thần linh nhân học

BÍ TÍCH

Chiều kích Chiều kích


Kitô học Giáo Hội học
Ý NGHĨA CỦA VIỆC CỬ HÀNH BÍ TÍCH
CHIỀU Ý NGHĨA TƯƠNG ỨNG KHI CỬ
STT ĐƯỢC HIỂU LÀ
KÍCH HÀNH BÍ TÍCH
- Khi cử hành Bí tích là ta thờ phượng và ca
- Các Bí tích xuất phát từ ý định và
ngợi Thiên Chúa.
1 THẦN LINH chương trình của Thiên Chúa để ban
- Được tham dự vào đời sống thần linh
ơn thánh hoá cho chúng ta.
của Ngài.
- Các Bí tích với dấu chỉ khả giác phù - Cử hành Bí tích là cử hành chính đời sống
hợp với thân phận con người và mình. Để cho mình được Thiên Chúa thánh
2 NHÂN HỌC
đánh dấu các giai đoạn của đời hoá.
người. - Tính hiện sinh của các Bí tích.
- Các Bí tích do Chúa Kitô thiết lập, - Cử hành Bí tích là tái hiện sống động các
hiểu theo nghĩa Ngài là nguồn mạch mầu nhiệm của cuộc đời Đức Kitô, nhất là
3 KITÔ HỌC
mọi ân sủng mà các Bí tích thông mầu nhiệm vượt qua của Ngài. Đó là các
ban. mầu nhiệm ban ơn cứu độ.
- Các Bí tích do Giáo Hội quản lý và - Khi cử hành Bí tích, ta là làm cho Giáo Hội
GIÁO HỘI
4 cử hành. Cử hành bởi Giáo Hội và hiện hữu cách rõ nét nhất, “ngay tại đây và
HỌC
cho Giáo Hội. ngay lúc này.”
ĐIỀU Việc cử hành Bí tích phải liên hệ
với các chiều kích khác của đời sống

KIỆN
Kitô hữu:
1. Luôn đi liền với với việc công bố và
lắng nghe Lời Chúa:

ĐỂ CỬ ØLời Chúa giải thích và mặc lấy ý nghĩa


cho các cử hành Bí tích.

HÀNH ØNhờ đó, các Bí tích không phải là


những hành vi kỳ bí, khó hiểu theo

BÍ TÍCH
nghĩa “mê tín”.
Việc cử hành Bí tích phải liên hệ với

ĐIỀU
các chiều kích khác của đời sống Kitô
hữu:
2. Luôn đi liền với với đời sống đức tin –

KIỆN đức cậy – đức mến – hiệp thông cộng


đoàn:

ĐỂ CỬ
ØNếu không có đức tin, Bí tích chỉ như trò
“phù phép”.
ØNếu không có đức cậy, Bí tích đánh mất đặc

HÀNH
tính cánh chung.
ØNếu không có đức ái, Bí tích như một việc
“giả hình”.

BÍ TÍCH ØNếu không có sự hiệp thông, Bí tích đánh


mất chiều kích Giáo Hội học.
ĐIỀU
Việc cử hành Bí tích phải liên hệ
với các chiều kích khác của đời sống
Kitô hữu:

KIỆN 3. Luôn đi liền với với đời sống luân


lý Kitô giáo:

ĐỂ CỬ
ØBí tích thánh hoá chúng ta, nhưng cũng
đòi hỏi chúng ta sống xứng đáng với ơn
thánh hoá đó.

HÀNH ØChúng ta vừa cần ở trong tình trạng


sạch tội trọng trước khi lãnh Bí tích, vừa

BÍ TÍCH
cần sống đời thánh thiện sau khi lãnh Bí
tích, để ơn ích của các Bí tích được
phát huy và duy trì nơi ta.
ĐIỀU
Việc cử hành Bí tích phải liên hệ
với các chiều kích khác của đời sống
Kitô hữu:

KIỆN 4. Luôn đi liền với với việc loan báo


Tin Mừng:

ĐỂ CỬ
ØChúng ta không lãnh Bí tích cho riêng
mình, nhưng còn để mang lại ơn cứu
độ cho toàn nhân loại và thế giới. Loan

HÀNH báo Tin Mừng là bản chất của Giáo Hội.


ØSau khi đã được gặp gỡ Chúa nơi các

BÍ TÍCH
Bí tích. Chúng ta cũng được các Bí tích
thúc đẩy và ban sức cho chúng ta ra đi
mang Chúa đến cho người khác.
ÂN SỦNG – NGHI THỨC – THỪA TÁC
VIÊN – THỤ NHÂN CỦA CÁC BÍ TÍCH

Khi nhắc đến một Bí tích cần nhớ vài điều căn bản:
Ø Các tên gọi
Ø Thuộc nhóm nào
Ø Ân sủng đặc thù: mỗi Bí tích sẽ mang lại những ân sủng đặc thù của riêng Bí tích đó.
Ø Nghi thức chính yếu: là nghi thức “cốt lõi” do Giáo Hội quy định mà khi cử hành sẽ làm cho Bí tích
đó thành sự (chất thể + mô thể).
Ø Thừa tác viên: người cử hành Bí tích
Ø Thụ nhân: người lãnh nhận Bí tích
Ø Điều kiện lãnh nhận: có sự khác nhau giữa các Bí tích
ÂN SỦNG – NGHI THỨC – THỪA TÁC
VIÊN – THỤ NHÂN CỦA CÁC BÍ TÍCH
STT BÍ TÍCH NHÓM ÂN SỦNG NGHI THỨC THỪA THỤ
ĐẶC THÙ CHÍNH YẾU TÁC VIÊN NHÂN
1 BT THÁNH TẨY

2 BT THÊM SỨC

3 BT THÁNH THỂ

4 BT HOÀ GIẢI

5 BT XỨC DẦU
BỆNH NHÂN
6 BT TRUYỀN
CHỨC THÁNH
7 BT HÔN PHỐI
ÂN SỦNG – NGHI THỨC – THỪA TÁC
VIÊN – THỤ NHÂN CỦA CÁC BÍ TÍCH
STT BÍ TÍCH NHÓM ÂN SỦNG NGHI THỨC THỪA THỤ
ĐẶC THÙ CHÍNH YẾU TÁC VIÊN NHÂN
1 BT THÁNH TẨY Khai tâm - Tha tội tổ tông và các - Vị chủ sự đổ - Thông - Mọi người
tội riêng. nước lên đầu thường: còn sống mà
- Tái sinh trong sự người lãnh nhận phó tế, linh chưa được
sống mới, trở nên ba lần và đọc mục, giám rửa tội.
con cái Chúa. công thức: “T, mục
- Kết hiệp với Chúa cha rửa con nhân - Ngoại
Kitô. danh Cha, và thường: bất
- Trao ban hồng ân Con, và Thánh kỳ ai, miễn
Thánh Thần. Thần.” là cử hành
- Tháp nhập vào Giáo theo ý
Hội. muốn của
- Là cửa ngõ dẫn vào Giáo Hội
đời sống thiêng liêng.
ÂN SỦNG – NGHI THỨC – THỪA TÁC
VIÊN – THỤ NHÂN CỦA CÁC BÍ TÍCH

qCâu hỏi vận dụng:


ØTrong trường hợp nguy tử, ta có được tự ý ban Bí tích Thánh
Tẩy cho người khác không?
ÂN SỦNG – NGHI THỨC – THỪA TÁC
VIÊN – THỤ NHÂN CỦA CÁC BÍ TÍCH

qTrong trường hợp nguy tử:


ØTa được phép ban Bí tích Thánh Tẩy, nếu ở đó không có các
thừa tác viên thông thường.
ØPhải cử hành đúng những gì Giáo Hội quy định thì Bí tích mới
thành sự.
ØSau đó cần trình báo lại cho các linh mục biết về trường hợp
đó.
Phải giải quyết
thế nào trong
trường hợp của
Linh mục
CASE STUDY Matthew Hood?
STUDY CASE
CASE STUDY
CASE STUDY
CASE STUDY
Á BÍ TÍCH
Á bí tích (hay Phụ tích) là:
ØCác dấu chỉ thánh mô phỏng theo các Bí tích.
ØDo Giáo Hội thiết lập.
ØThông ban nhiều hiệu quả thiêng liêng nhờ lời chuyển cầu của
Giáo Hội.
Á BÍ
TÍCH Mục đích của các Á
bí tích:

Thánh hoá Chuẩn bị tâm


những hoàn hồn các tín hữu
cảnh đa dạng xứng đáng lãnh
trong cuộc nhận các Bí
sống. tích.
Á Nghi thức của các Á bí tích
thường gồm:

BÍ ØLời nguyện
ØDấu thánh giá
TÍCH ØCác dấu chỉ riêng khác
Phân loại các Á bí tích: 4 nhóm

Á ØBan phép lành: trên người, trên


vật, trên nơi chốn
BÍ ØThánh hiến con người

TÍCH
ØThánh hiến đồ vật dùng trong
phụng vụ
ØTrừ tà
Á BÍ TÍCH
TIÊU CHÍ BÍ TÍCH Á BÍ TÍCH
BẢN CHẤT Các dấu chỉ hữu hiệu để thông Các dấu chỉ mô phỏng theo các
ban ân sủng Bí tích
NGƯỜI THIẾT Chúa Kitô Giáo Hội
LẬP
SỐ LƯỢNG Có 7 Bí tích, không hơn không Có nhiều Á Bí tích, số lượng có
kém. thể thay đổi tuỳ hoàn cảnh sống
PHÂN LOẠI Chia 3 nhóm: khai tâm – chữa Chia 4 nhóm: chúc lành – thánh
lành – xây dựng cộng đoàn hiến con người – thánh hiến đồ
vật – trừ tà
1. Bí tích là gì?
2. Có mấy Bí tích? Phân nhóm thế nào?

REVIEW 3. Tại sao cần có các Bí tích?


4. Nguồn gốc các Bí tích
5. Hiệu lực của các Bí tích
6. Ý nghĩa của việc cử hành các Bí tích
7. Điều kiện cử hành các Bí tích
8. Ân sủng - Nghi thức chính yếu – Thừa
tác viên – Thụ nhân của các Bí tích
9. Các Á bí tích (hay Phụ tích) là gì?
THANKS FOR YOUR
ATTENTION!

You might also like