Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI THUYẾT MINH_BT01_Nhom1

Bề mặt Trái Đất có 70% bao phủ là nước, nhưng chỉ có 2,5% trong
số đó là nước ngọt tinh khiết con người có thể sử dụng được. Cũng như
nhiều nơi trên Thế giới, Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng ô
nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng, dẫn đến thiếu nước sạch sinh
hoạt. Vậy thực trạng thiếu nước sạch ở Việt Nam là như thế nào?

Dựa trên đánh giá của IWRA (Hội tài nguyên nước quốc tế), Việt
Nam đang được xếp vào nhóm quốc gia bị thiếu nước. Lượng nước bình
quân đầu người mỗi năm của người dân là 3.840 m3 trong khi chỉ tiêu
tối thiểu là 4.000m3/ người/ năm. Cũng theo thống kê của Viện y học
lao động và vệ sinh môi trường thì có đến 20% dân số nước ta chưa từng
được tiếp cận nguồn nước sạch. Nguồn nước sạch đang bị khan hiếm với
mức độ đáng báo động.

- Số liệu tổng hợp mới đây cho thấy, cả nước có khoảng 750 nhà
máy nước sạch đô thị với tổng công suất đạt khoảng 11,6 triệu m3/ngđ
(tăng 3,2 triệu m3/ngđ so với năm 2015). Theo kết quả tính toán nhu cầu
nước, hiện tại tổng nhu cầu nước hàng năm của các ngành vào
khoảng 117,03 tỷ m3/năm (chiếm khoảng 12,5% tổng lượng nước hàng
năm trên phạm vi cả nước).

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập
trung đạt 92%. Các nhà máy nước khai thác sử dụng nguồn nước mặt
chiếm khoảng 70-80% tổng nguồn nước.

- Theo Bộ Xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đường ống truyền tải và
phân phối nước toàn quốc vào khoảng 25.000 km. Trong đó có tới 30%
đã được lắp đặt trên 30 năm chưa được sửa chữa thay thế. Nhiều đường
ống vẫn tiếp tục xuống cấp và hư hỏng. Trong đó tỷ lệ thất thoát nước
sạch ở mức 17,5% (dự kiến giảm còn 16,5% vào năm 2023).

- Chất lượng nước phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn theo
QCVN01:2018:BYT và nước sinh hoạt được đánh giá theo những quy
chuẩn riêng biệt, được kiểm nghiệm về : độ pH, độ cứng của nước,
màu sắc nước, các vật chất trong nước.

*Chất lượng nước sạch tại các nhà máy đạt quy chuẩn nhưng khi
qua hệ thống đường ống dẫn nước thường bị ô nhiễm; việc mất
nước cục bộ, áp lực nước yếu vẫn thường xuyên xảy ra.

Các nguyên nhân của việc thiếu nước sạch:


Tỉ lệ cấp nước tại các đô thị còn thấp chủ yếu là do:

 Thiếu các nhà máy cấp nước, mạng lưới cấp nước chưa được bao
phủ toàn bộ khu vực cấp nước.
 Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ đô thị
hóa, tăng dân số.

 Tỷ lệ thất thoát nước còn cao

Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như:

 Hiện tượng xâm nhập mặn.

 Nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp chưa được xử lý thải ra môi trường khiến nguồn nước bị ô
nhiễm. Hàm lượng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật không chỉ
làm thoái hóa đất mà còn làm nguồn nước nhiễm độc.

 Việt Nam là quốc gia giáp biển nên khi trái đất nóng lên do biến
đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao sẽ dần lấn chiếm đất liền, các
nguồn nước ngọt cũng bị thu hẹp lại đồng nghĩa với việc cạn kiệt
nguồn nước con người có thể sử dụng.
 Sự phân bố dân cư không đều. Sự gia tăng dân số, đặc biệt là di
dân đến các thành phố lớn. Tạo ra các nguồn thải khổng lồ vượt
quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên dẫn đến tình
trạng thiếu nước sạch ở Việt Nam.
 Công tác quản lý và bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo và chỉ có hình
thức, chưa đủ tính răn đe nên tình trạng phá hoại môi trường vẫn
diễn ra và ngày càng gia tăng, khiến nguồn nước ô nhiễm không
được cải thiện. Chưa có hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối
lượng lẫn chất lượng nước và tình trạng sử dụng lãng phí nước.

Về mạng lưới cấp thoát nước:


Theo Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT), hiện chúng ta có trên
16.000 công trình cấp nước sạch tập trung, nhưng gần 30% trong số đó
hoạt động kém hiệu quả, thậm chí không hoạt động.
Về nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước trong khi
nguồn vốn này không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao trong việc cấp
nước sinh hoạt. Khó khăn lớn đối với các cấp chính quyền và doanh
nghiệp là chi phí đầu tư cho nhà máy cấp nước rất lớn nhưng khi thu hồi
được vốn và có lãi cũng như duy trì hoạt động bền vững lại mất nhiều
thời gian.Chính vì vậy mà các doanh nghiệp vẫn chưa “mặn mà” đầu tư
trong lĩnh vực này.

Nguồn nhân lực:


Nhân lực khan hiếm. Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, nhất
là ở các đô thị, sự có mặt của các các kỹ sư ngành nước là vô cùng
cần thiết. Tuy nhiên, ngành nước hiện tại không đủ sức hấp dẫn so
với các ngành như CNTT, Kinh tế, Thương mai điện tử,etc…
Chính sách:
Cơ chế chính sách vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhiều văn
bản quy phạm pháp luật đã lỗi thời, cần thay đổi hoặc các quy định
trong các văn bản PL chưa được cập nhật, bổ sung, sửa đổi gây khó
khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Các giải pháp:
 Tăng cường sự quản lí chặt chẻ của nhà nước.

 Đề ra các chính sách bảo vệ tài nguyên nước.


 -Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của nguồn nước.

 Hiện đại hóa hệ thống lọc nước.

 Phổ biến để mỗi gia đình đều có hệ thống lọc nước hiện đại riêng.

 Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện vệ sinh môi trường.

 Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực hiện tại cũng như chú trọng
giáo dục, đào tạo nguồn như lực trong tương lai.

You might also like