Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

Câu 1.

Phân biệt coenzym với cofactor và nêu rõ vai trò của chúng
trong phản ứng hóa học.
• Coenzym là hợp chất hữu cơ chỉ liên kết tạm thời với phần
prôtêin của enzym giúp cho enzym có hoạt tính xúc tác. Sau
phản ứng nó có thể tách khỏi enzym và liên kết với một
enzym khác.
• Cofactor là thành phần vô cơ của enzym, luôn liên kết với
enzym và không bao giờ tách khỏi enzym.
• Coenzym liên kết với vùng trung tâm hoạt động của enzym
như một cơ chất và tham gia như một chất cho và nhận
điện tử, H+, chuyển các nhóm chức vào cơ chất của enzym
giúp phản ứng dễ xảy ra.
• Cofactor tham gia vào phản ứng ôxi hóa khử (ví dụ Fe2+ -
Fe3+)
1D 2A 3E 4C 5B 6D 7B 8A 9D 10C

11C 12A 13C 14A 15E 16C 17E 18A 19E 20B

21C 22C 23A 24E 25A 26C 27C 28B 29D 30C

31E 32E 33C 34B 35B 36E 37D 38B 39C 40B
• Câu 1: Công thức cấu tạo dạng vòng dưới đây là của:

D. -D-Fructofuranose
• Câu 2. Hiện tượng đảo cực xảy ra khi thủy phân:
A. Saccarose
• Câu 3. Disaccharide nào có tính khử?
E. Lactose và maltose
• Câu 4. Phát biểu nào dưới đây SAI?
C. Sphingolipid là các lipid thuần, thường có mặt trong
các tế bào thần kinh.
• Câu 5. Chất nào dưới đây không thuộc nhóm acid béo
omega-3?
B. Arachidonic acid
• Câu 6. Acid béo được ký hiệu 18:3 (∆9,12,15) có bộ khung
carbon nào dưới đây?
D. CH3CH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CH(CH2)7COOH
• Câu 7. Lipid nào sau đây là lipid tạp?
B. Sphingolipid, glycerophospholipid
• Câu 8. Yếu tố nào là yếu tố chính quyết định chức năng
của protein ?
A. cấu hình không gian
• Câu 9. Phân tử ARN có hoạt tính xúc tác được
gọi là
D. ribozyme
• Câu 10. H2O + CO2  HCO3- + H+
Phản ứng trên xảy ra trong một hệ thống kín chứa khí
CO2 và dung dịch đệm nước. Nếu phản ứng được đặt
đến khi đạt trạng thái cân bằng, thì nồng độ ion
bicarbonate (HCO3-) cuối cùng sẽ tăng do
C. tăng độ pH của dung dịch đệm nước
• Câu 11. Sơ đồ nào dưới đây minh họa đúng nhất các
bước của quá trình đường phân chung?
C
• Câu 12. Đối với một phản ứng xúc tác bởi enzym, khi
nồng độ enzym tăng gấp đôi thì
A. giá trị Vmax tăng gấp đôi
• Câu 13. Các chất ức chế cạnh tranh khác với các chất ức
chế không cạnh tranh (dị lập thể) trong hoạt động của
enzym bởi đặc điểm quan trọng nào dưới đây?
C. Chất ức chế cạnh tranh đính kết vào trung tâm hoạt
động trong khi chất ức chế dị lập thể đính kết vào một vị
trí khác không phải trung tâm hoạt động
• Câu 14. Enzym nào sau đây không phải do dịch tuỵ tiết
ra?
A. Enterokinase
• Câu 15. Enzym trao đổi amin có coenzyme nào dưới
đây?
E. Pyridoxal-P
• Câu 16. Acid α-cetonic nào dưới đây là chất nhận chính
nhóm α-NH2 của các acid amin trong phản ứng trao đổi
amin?
C. α Cetoglutarat
• Câu 17. Các enzym L-aminoacid oxidase cần coenzym
nào dưới đây?
E. FMN, NAD+, FAD
• Câu 18. Ure được tạo thành trong chu trình sinh tổng
hợp ure nhờ enzym nào dưới đây?
A. Arginase
• Câu 19. Sự tạo thành Arginosuccinat là phản ứng của
các cặp chất nào dưới đây?
E. Citrulin + Aspartat
• Câu 20. Số phân tử ATP cần cho sự tổng hợp 1 phân tử
ure?
B. 3 ATP
• Câu 21. Những bệnh nhân dùng kháng sinh dài ngày
gây loạn khuẩn đường ruột; phân có màu xanh là do
sản phẩm nào dưới đây?
C. Biliverdin
• Câu 22. Vàng da tại gan là do nguyên nhân nào sau
đây?
C. Tăng Bilirubin toàn phần do viêm gan
• Câu 23. Bệnh lý Porphyria do nguyên nhân nào dưới
đây?
A. Thiếu hụt enzym chuyển hoá Hem
• Câu 24. Những rối loạn tổng hợp globin gây ra bệnh lý
Hb và bệnh Thalassemia do sai sót nào dưới đây?
E. Tất cả các sai sót trên
• Câu 25. Phát biểu nào dưới đây SAI?
A. Sự vận chuyển các chất qua màng theo cơ chế khuếch
tán tăng cường bao giờ cũng cần năng lượng
• Câu 26. Phát biểu nào dưới đây đúng hoặc đúng nhất?
C. Độ không bão hòa của acid béo càng cao thì tính lỏng
càng cao
• Câu 27. Phát biểu nào dưới đây SAI?
C. Acid phosphatidic có chứa 1 phân tử cholin
• Câu 28. Phát biểu nào dưới đây SAI?
B. Các tế bào của mô tiếp xúc liền khít nhau không chứa
một khoảng trống nào
• Câu 29. Phát biểu nào dưới đây SAI?
D. Sự chênh lệch nồng độ 2 phía màng tế bào càng cao
thì sự khuếch tán càng chậm
• Câu 30. Phát biểu nào dưới đây đúng hoặc đúng nhất?
C. Hệ thống Na+K+ ATPase chuyển Na+ ra khỏi tế bào và
đồng thời chuyển K+ từ ngoài vào trong tế bào
• Câu 31. Hormon tuyến giáp T4 thuộc loại nào dưới
đây?
E. Loại dẫn xuất acid amin và tác dụng tới tế bào đích
thông qua thụ thể trong tế bào
• Câu 32. Epinephrin làm tăng đường máu là do?
E. Hoạt hóa glycogenkinase, tăng phân hủy glycogen ở tế
bào gan
• Câu 33. Enzym COMT thuộc loại nào dưới đây?
C. Vận chuyển nhóm, cần cho quá trình thoái hoá
catecholamin
• Câu 34. TRH ( thyroide releasing hormone) là
B. Hormon vùng dưới đồi, có 3 acid amin
• Câu 35. Insulin dạng hoạt động, gồm
B. 51 acid amin, 2 chuỗi Polypeptid A , B
• Câu 36. Enzym dopamin  hydroxylase xúc tác phản
ứng nào dưới đây?
E. Oxy hoá dopamin tạo norepinephrin
• Câu 37. Các chất nào sau đây là chất truyền tin thứ 2
của hormon peptid và protein?
D. cAMP, cGMP, IP3, Ca2+, Diglycerid
• Nhằm xác định hoạt tính của enzym X, các tế bào được xử lý hoặc với
glucagon, hoặc với dibutyryl cAMP, hoặc với glucagon bổ sung H-8 ở các
nồng độ có hiệu quả cao nhất. Dibutyryl cAMP là một hợp chất tương
tự cAMP và có khả năng khuếch tán qua màng tế bào dễ hơn cAMP. H-8
là một chất ức chế chọn lọc enzym kinase A. Kết quả phân tích hoạt tính
enzym như sau:

Hợp chất được bổ sung Hoạt tính enzym Nồng độ enzym


(đơn vị) (g/L)
Không bổ sung (đối chứng) 10 10
Glucagon 100 12
Dibutyryl cAMP 100 9
Glucagon + H-8 18 11
• Câu 38. Từ kết quả trên đây có thể nhận định,
glucagon có tác dụng gì?
B. làm tăng hiệu quả xúc tác của enzym X.
• Câu 39. Từ kết quả trên đây, cũng có thể suy luận rằng
hoạt tính của enzym X được điều hòa bởi
C. sự phosphoryl hóa (được xúc tác bởi protein kinase
A).
• Câu 40. Thông tin bổ sung nào dưới đây có ích nhất để
khẳng định về cơ chế hoạt động của glucagon?
B. Tốc độ liên kết cộng hóa trị của 32Pi vào enzym X

You might also like