Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

KHO

I. Kho
* Khái niệm kho hàng trong logistic:
 Trong ngành Logistics, kho bãi được hiểu là nơi lưu trữ,
bảo quản hàng hoá dùng trong quá trình kinh doanh, sản xuất
của doanh nghiệp. Hàng hóa sẽ được cung cấp đến khách
hàng trong thời gian nhanh chóng với chi phí thấp nhất.

* Tầm quan trọng của kho hàng:


– Giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, vận chuyển và
phân phối hàng hóa.

– Tiết kiệm chi phí lưu thông qua việc quản lý hao hụt hàng
hóa.

– Duy trì nguồn cung cấp ổn định, sẵn sàng giao hàng cho
khách hàng khi có nhu cầu.

– Đảm bảo dịch vụ tốt nhất với khách hàng, bởi hàng hóa luôn
được kiểm soát tốt về số lượng và chất lượng.

– Tăng uy tín và sự khác biệt về dịch vụ cho các đơn vị, doanh
nghiệp.

* Nhiệm vụ bắt buộc của kho bãi trong Logistics


– Đảm bảo hàng hoá được lưu trữ nguyên vẹn. Chất lượng
hàng tốt, không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.

– Hỗ trợ cho hoạt động sản xuất một cách nhanh chóng khi có
nhu cầu.
– Giúp doanh nghiệp gom hàng và bảo quản hàng hóa an toàn.

II. Các loại kho hàng

Có tất cả 6 loại kho cơ bản:

- Kho kiểm soát khí hậu (Climate-controlled Warehouse)


- Kho chung công cộng (Public Warehouse)
- Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)
- Kho CFS (Container Freight Station)
- Kho thương mại điện tử (Ecommerce Warehouse)
- Kho tư nhân

III. Tổng quát, vai trò của các loại kho bãi.
1) Kho kiểm soát khí hậu ( Climate-controlled Warehuse )
– Sử dụng để vận chuyển và lưu trữ các mặt hàng dễ hư hỏng
như thực phẩm

– Nhiệm vụ của kho kiểm soát khí hậu là quản lý và kiểm soát
nhiệt độ, độ ẩm tốt nhất để đảm bảo hàng hóa lưu trữ an toàn,
tươi ngon.

2) Kho chung công cộng (Public Warehouse)


– Kho này phù hợp với những đơn vị muốn lưu trữ hàng hóa
trong thời gian ngắn hạn.

– Hiện nay, kho chung cộng đồng là ưu tiên hàng đầu trong
hoạt động logistics bởi các doanh nghiệp có thể tận dụng kho
này cho đến khi tìm được kho bổ sung mới.

3) Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)

Kho ngoại quan là loại kho được thiết lập trên lãnh thổ Việt
Nam để lưu trữ hàng hóa từ nước ngoài và trong nước. Tại
đây, chủ hàng có thể thực hiện đóng gói, phân loại, gia cố
hàng hóa và thủ tục hải quan. Kho ngoại quan cũng đóng vai
trò chuyển hàng hóa giữa các kho và cửa khẩu.
Đây là điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng, hỗ trợ doanh
nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường hiệu quả.
4) Kho CFS (Container Freight Station)
Kho CFS là một loại kho được sử dụng khi nhà xuất khẩu
không đủ hàng hóa để lấp đầy một container. Các dịch vụ
CFS cung cấp:
 Đóng gói, sắp xếp hàng hóa chờ được xuất khẩu.
 Trung chuyển hàng hoá quá cảnh vào kho, sau đó phân
tách, đóng gói ghép chung container xuất khẩu hoặc cùng
với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
 Phân chia hàng hoá nhập khẩu để chờ làm thủ tục.
 Đóng ghép container với hàng hoá xuất khẩu khác, để
chuẩn bị vận chuyển đến nước thứ ba.
5) Kho thương mại điện tử (Ecommerce Warehouse)
Kho thương mại điện tử là kho dùng để chứa và quản lý các
hàng hóa được bán trên các trang thương mại điện tử (ví dụ
như Amazon, Alibaba, Ebay ở Quốc tế hay ở Việt Nam như
Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, …).
Những kho này được thiết kế chuyên dụng, sử dụng làm nơi
quản lý hàng hóa, thu thập, đóng gói, lưu trữ và trung chuyển
các đơn hàng đến tay khách hàng cuối. Kho TMĐT được các
nhà bán lẻ trực tuyến lựa chọn để giúp họ xử lý nhanh chóng
những yêu cầu đặt hàng và giao hàng.
6) Kho tư nhân
Kho tư nhân hay còn được biết đến là kho bãi độc quyền
thường thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn bán lẻ lớn hoặc
các công ty lưu trữ hàng hóa tư nhân và được đầu tư vốn để
xây dựng và duy trì.

V. Các loại kệ chứa hàng trong kho logistics.


Hệ thống kệ để hàng trong kho logistics đóng vài trò chủ
chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành và tôi ưu hóa
việc lưu trữ hàng hóa của kho logistics. Tùy vào nhu cầu lưu
trữ hàng hóa mà các đơn vị có thể lựa chọn lắp đặt kệ kho
logistics có thiết kế và tải trọng khác nhau. Dưới đây là 3
dòng kệ kho chứa hàng được sử dụng phổ biến trong kho hàng
logistic:
1) Kệ selective
Kệ Selective là mẫu kệ logistics được lắp đặt phổ biến trong
các kho hàng logistics bởi thiết kế linh hoạt, khả năng lưu trữ
đa dạng chủng loại hàng hóa, hỗ trợ quá trình xuất nhập hàng
nhanh chóng. Kệ kho Selective có thể sử dụng hầu hết các loại
xe nâng trên thị trường, khả năng tiếp cận 100% pallet hàng
với lối đi rộng và thông thoáng giúp quá trình xuất nhập hàng
nhanh chóng.

Kệ Selective có thể cao đến 13m đảm bảo tận dụng không
gian trên cao của kho hàng. Toàn bộ các chi tiết của kệ đều
được làm từ sắt thép cao cấp, phủ sơn tĩnh điện 2 lơp sgiups
gia tăng độ bền và khả năng chịu tải.
2) Kệ double deep
Hệ thống kệ Double Deep được kết cấu từ 2 dãy kệ đôi
Selective đối lưng vào nhau tạo thành 4 dãy kệ giúp tiết kiệm
lối đi giữa các dãy kệ và tối ưu cho diện tích nhà kho. Về sức
chứa, kệ Double Deep là một trong các loại kệ kho logistics
có tải trọng lớn, có thể chứa được hàng tấn hàng hóa trên một
tầng kệ nhưng vẫn đảm bảo độ linh hoạt cho kho hàng.
Khả năng tiếp cận hàng hóa của kệ Double Deep lên tới 50%
giúp giảm thời gian nhập xuất hàng hóa, hạn chế được hư
hỏng pallet hàng trong quá trình nhập xuất. Kệ có kết cấu lắp
ghép linh hoạt, có thể thay đổi, điều chỉnh khoảng cách các
mâm tầng tầng để phù hợp với chiều cao của pallet hàng tùy ý
3) Kệ drive in
Kệ kho Drive in là loại kệ kho logistics chứa hàng hóa cùng
chủng loại, sử dụng loại pallet đồng nhất một kích thước với
số lượng lớn. Kệ Drive in có mật độ lưu trữ cao, các dãy kệ
sát nhau, loại bỏ hầu hết lối đi dành cho xe nâng giúp tiết
kiệm tới 90% không gian kho bãi cho doanh nghiệp. Loại kệ
này hoạt động theo phương thức lấy hàng LIFO tức là hàng
hóa nhập sau thì sẽ lấy ra trước, nhập trước thì xuất sau. Kệ có
kết cấu lắp ghép bulong nên thuận tiện cho việc di chuyển, lắp
đặt và thay đổi khoảng cách giữa các tầng để phù hợp với nhu
cầu sử dụng.
Kệ Drive in thường được lắp đặt kết hợp với các dòng kệ
selective, kệ double để tạo thành một hệ thống kệ kho logistic
chuyên nghiệp. Nhằm gia tăng khả năng lưu trữ hàng hóa và
đem lại sự linh hoạt cho quá trình xuất nhập hàng hóa trong
kho bãi.

4) Kệ push back rack


Kệ Push Back (Push Back Racking) thuộc nhóm kệ tải trọng
nặng, là một trong những hệ thống kệ kho hàng chuyên dùng
để lưu trữ pallet. Mỗi tầng kệ có những giá đỡ có thể trượt về
phía sau hoặc lên phía trước (Push Back) dưới tác động của xe
nâng hoặc trọng lực. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại “Cơ chế
hoạt động của kệ” trong phần sau của bài viết.
Kệ giúp tăng mật độ lưu trữ hàng hóa trong kho bởi mỗi bên
lối đi của Push Back có thể chứa từ 2 – 4 pallet. So với các
loại kệ hàng nặng cùng chứa pallet như kệ Selective, kệ
Double Deep thì kệ này có thể lưu trữ số lượng hàng hoá gấp
2 – 3 lần.
5) Kệ con lăn (Pallet Flow Rack)
Là loại kệ trượt theo 1 hướng, được thiết kế theo kỹ thuật
băng chuyền chuyển động có độ dốc tạo thành lực chuyển
động của các pallet về một phía.
Dễ dàng kiểm soát tốc độ di chuyển của các pallet bằng thiết
bị giảm tốc.
Kệ Pallet Flow Rack được sử dụng nhiều trong các kho hàng
có số lượng hàng hóa cần xuất nhập theo hướng nhập trước –
xuất trước.

6) Kệ VNA
Kệ chứa hàng nhà kho VNA giúp các kho hàng có mái cao tận
dụng tối đa chiều cao của mình.
Chiều cao của loại kệ này đạt đến 17m, tải trọng tối đa có thể
vượt quá 2000 kg/tầng.
Bên cạnh đó, độ rộng lối đi cũng được giảm xuống để công
suất chứa hàng tăng cao hơn.
Kệ VNA yêu cầu bạn phải dùng xe nâng chuyên dụng, loại có
tầm với cao và di chuyển tốt trong không gian hẹp.
Mặc dù chi phí đầu tư loại kệ này không cao nhưng giá thành
xe nâng lại rất đắt đỏ.

You might also like