Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM


BỘ MÔN TVD – DƯỢC LIỆU – ĐÔNG DƯỢC
----------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DƯỢC LIỆU 3

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU ĐƠN KIM

Người hướng : PGS. TS Phương Thiện Thương


dẫn : Phạm Quang Đăng
Họ tên sinh viên : 7
Tổ : D5B – K3
Lớp : 1654010118
Mã sinh viên
HÀ NỘI - 2020
BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN TVD – DƯỢC LIỆU – ĐÔNG DƯỢC
----------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DƯỢC LIỆU 3

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU ĐƠN KIM

Người hướng : PGS. TS Phương Thiện Thương


dẫn
: Phạm Quang Đăng
Họ tên sinh viên
: 7
Tổ
: D5B – K3
Lớp
: 1654010118
Mã sinh viên
:
Nơi thực hiện

Bộ môn TVD – Dược liệu – Đông Dược,


Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Quang Đăng, sinh viên lớp D5BK3, Học viện Y Dược học cổ
truyền Việt Nam, xin cam đoan:
1. Đây là đề tài do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS
Phương Thiện Thương

2. Đề tài này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại
Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan.

4. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài luận này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020

Người viết cam đoan

Phạm Quang Đăng

MSV: 165401011
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................1

MỤC LỤC...........................................................................................................................2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN THỰC VẬT........................................................................4

1.1. TÊN VỊ THUỐC...................................................................................................4

1.2. TÊN CÂY THUỐC...............................................................................................4

1.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT......................................................................................5

1.3.1. Đặc điểm cây...................................................................................................5

1.3.2. Vi phẫu............................................................................................................5

1.4. PHÂN BỐ, TRỒNG TRỌT.................................................................................6

1.4.1. Nguồn gốc........................................................................................................6

1.4.2. Phân bố............................................................................................................6

1.4.3. Trồng trọt........................................................................................................6

1.5. BỘ PHẬN DÙNG LÀM THUỐC........................................................................6

1.6. THU HÁI – CHẾ BIẾN........................................................................................6

1.6.1. Thu hái............................................................................................................6

1.6.2. Chế biến...........................................................................................................7

1.6.3. Độ ẩm...............................................................................................................7

1.6.4. Tạp chất...........................................................................................................7

1.7. BẢO QUẢN...........................................................................................................7

CHƯƠNG 2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC........................................................................8

2.1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC.................................................................................8

2.1.1. Flavonoid.........................................................................................................8

2.1.2. Hợp chất acetylene.......................................................................................11

2
2.1.3. Nhóm terpenoid............................................................................................11

2.1.4. Một số nhóm hợp chất khác........................................................................12

CHƯƠNG 3. TÁC DỤNG SINH HỌC...........................................................................13

3.1. TÁC DỤNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN......................................................13

3.1.1. Tính vị – quy kinh........................................................................................13

3.1.2. Công năng – chủ trị......................................................................................13

3.1.3. Cách dùng – liều lượng................................................................................13

3.1.4. Tác dụng........................................................................................................13

3.1.5. Một số bài thuốc sử dụng cây đơn kim ở việt nam...................................14

3.2. TÁC DỤNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI...........................................................16

CHƯƠNG 4. CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TỪ CÂY ĐƠN
KIM....................................................................................................................................19

4.1. CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TỪ RỄ............................19

4.2. CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP CÁC CHẤT TỪ PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT......22

CHƯƠNG 5. SẢN PHẨM PHÁT TRIỂN TỪ DƯỢC LIỆU ĐƠN KIM...................25

5.1. SẢN PHẨM TRONG NƯỚC.............................................................................25

5.1.1. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tuệ Đức Bảo Ích Can..................................25

5.2. SẢN PHẨM NƯỚC NGOÀI..............................................................................26

5.2.1. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bidens Pilosa Extract..................................26

5.2.2. Kem dưỡng da L&B Advanced Care Cream............................................27

CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ...............................................................................................28

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................29

PHỤ LỤC..........................................................................................................................31

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN THỰC VẬT

I.1. TÊN VỊ THUỐC

Đơn kim - Herba Bidensis pilosae.[1]

I.2. TÊN CÂY THUỐC

Tên Việt Nam: Đơn Kim, Đơn Buốt, Quỷ Châm Thảo, Manh Tràng Thảo, Tử Tô
Hoang, Cúc Áo, Tiểu Quỷ Châm, Xuyến Chi,...

Tên Trung Quốc:

Tên khoa học: Bidens pilosa L.

Họ thực vật: Thuộc họ Cúc - Asteraceae.[3]

Tên đồng nghĩa: Knapsekel, Bident poilu, Hairy bidens, Pisau-pisau, Tae puaka
pisau-pisau, Inyabalasanya.[5]

Phân loại khoa học:

Giới (regnum) Plantae


Ngành (phylum) Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp (class) Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Bộ (ordo) Bộ Cúc (Asterales)
Họ (familia) Họ Cúc (Asteraceae)
Chi (genus) Chi Bidens
Loài Pilosa L.

4
I.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

I.3.1. ĐẶC ĐIỂM CÂY

Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập I, trích trang 954 của tác giả Võ Văn Chi:

Đơn kim là một loại thảo mọc hàng năm, cao 30 – 100 cm, thân xanh, có cạnh,
mọc đứng, phân nhánh nhiều. Thân và cành có rãnh chạy dọc, khi già màu nâu tía, thân
non có lông. Lá đơn mọc đối, cuống dài, thường có 3 lá chét hình trứng thuôc, lá chét
dưới có khi kép, dài 3-6cm, rộng 1,5-2cm, mặt trên ráp, mép khía răng cưa nhọn, đều.
Cụm hoa mọc riêng lẻ hay từng đôi một ở nách lá hoặc ở ngọn. Trong mỗi đầu hoa, các
hoa vòng ngoài hình lưỡi màu trắng, nhuỵ hoa ở giữa màu vàng. Hoa có đường kính 5-
10mm, trên cuống dài 2-10cm. quả của cây hình thoi, có 2-3 sừng ở đầu quả như những
cái gai nhỏ để bám vào lông của động vật và quần áo của người đi qua để phát tán, quả
cao 12mm.

Trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên Đơn kim hay Đơn buốt 5 lá,
Song nha kép… tên khoa học là Bidens bipinnata L. thuộc họ Cúc – Asteraceae. Cây này
chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét (trên 3), cụm hoa hình đầu thường mọc 2
hay 3, cũng màu vàng. Cùng một công dụng và liều dùng.[4]

I.3.2. VI PHẪU

Lá: Phần gân chính phía trên hơi lồi, phía dưới lồi nhiều hơn. Ngoài cùng là lớp
biểu bì gồm một hàng tế bào tròn nhỏ, xếp đều đặn; biểu bì trên mang nhiều lông che chở.
Sát biểu bì là mô dày góc. Mô mềm gồm những tế bào tròn to, thành mỏng. Bó libe-gỗ
lớn nằm giữa gân chính, có cung libe bao phía trên và dưới mô gỗ.

Thân: Mặt cắt có hình đa giác. Từ ngoài vào trong có: Lớp biểu bì gồm những tế
bào tròn nhỏ, xếp đều đặn. Sau biểu bì là mô dày, cấu tạo bởi 2 đến 3 lớp tế bào nhỏ thành
dày. Mô mềm gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng. Các bó libe-gỗ xếp thành vòng
không liên tục theo hình của mặt cắt thân. Trong cùng là mô mềm ruột gồm những tế bào
to hình đa giác, thành mỏng.[1]

5
I.4. PHÂN BỐ, TRỒNG TRỌT

I.4.1. NGUỒN GỐC

Chi Bidens có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới. Trên thế giới, chi Bidens có khoảng 230-240 loài.

I.4.2. PHÂN BỐ

Đây là loài phân bố rất rộng, khắp các châu Á, Âu, Bắc Mỹ, Ðại Dương... Chủ yếu
mọc nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philipin.

Ở Việt Nam, chi Bidens L. có khoảng 4-5 loài, trong đó cây Đơn Kim (Bidens Pilosa)
là loài thường gặp nhất. Cây mọc hoang khắp nơi, từ Bắc chí Nam. Cây thường mọc ở
ven bờ sông, ven đường, quanh nhà, các bãi cỏ.[5]

I.4.3. TRỒNG TRỌT

Hiện nước ta cây này chưa có nơi được trồng theo đúng tiêu chuẩn.

I.5. BỘ PHẬN DÙNG LÀM THUỐC

Dược liệu là những đoạn thân, cành mang lá đã cắt thành từng đoạn dài 4 cm đến 6
cm. Lá đơn, thường có 3 lá chét hình trứng, thuôn dài 3 cm đến 5 cm, rộng 1,5 cm đến 2
cm, mặt trên ráp, mép có khía răng cưa nhọn.[1]

I.6. THU HÁI – CHẾ BIẾN

I.6.1. THU HÁI

Thời điểm trong cây chứa nhiều dược chất nhất vào giữa mùa ra hoa, thường là mùa
hạ, mùa thu.

Cây được thu hái vào sáng sớm. Cắt lấy phần trên mặt đất, rửa sạch để dùng tươi hoặc
phơi, sấy khô.[1]

6
I.6.2. CHẾ BIẾN

Trước khi dùng, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 4 - 6 cm, phơi hoặc sấy khô. Sao
vàng.[1]

I.6.3. ĐỘ ẨM

Không quả 12,0 % đổi với dược liệu khô (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h). [1]

I.6.4. TẠP CHẤT

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11). [1]

I.7. BẢO QUẢN

Để nơi khô, thoáng mát, phòng tránh nấm mốc.[1]

7
CHƯƠNG 2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

2.1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Các nghiên cứu về thành phần hoá học của chi này chủ yếu là của các tác giả nước
ngoài. Qua các tài liệu đã thu thập được, chi Bidens gồm có 301 hợp chất thuốc
polyacetylens, flavonoid, tecpen, pheophytins, axit béo và pytosterol đã được xác định
hoặc được cô lập từ các bộ phân của cây khác nhau.[5]

Phần trên mặt đất của cây Đơn Kim đã được xác định có chứa: flavonoid, acid hữu
cơ, chất béo, saponin, polyphenol,... Khi khảo sát phần trên mặt đất còn chứa các nguyên
tố vô cơ. Trong đó, nguyên tố có hàm lượng cao nhất là K, sau đó đến Mg, P, Ca và Fe,
những nguyên tố độc như As. Hg, Cd, Pb đều nằm trong giới hạn cho phép. (Bảng 2)

Có 6 hợp chất được phân lập từ phần trên mặt đất của cây Đơn Kim, 11 hợp chất từ
rễ của cây.

Thành phần hoá học chính của cây có thể xếp thành các nhóm chính là flavonoid
(đây là nhóm lớn nhất), acetylene, terpenoid và các nhóm hợp chất khác.[6]

2.1.1. FLAVONOID

Flavinoid là một nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong thực vật phần lớn có
màu vàng. Là nhóm hợp chất phenol có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách
khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 Carbon và
được chia làm nhiều nhóm khác nhau.

Các flavonoid được tìm thấy trong cây Đơn Kim có liên quan đến hoạt động bảo vệ
gan, bảo vệ và làm chống oxy hoá, làm tăng ổn định của polyacetylens, liên quan đến hoạt
động chống sốt rét.

Có khoảng 96 hợp chất flavonoid có trong cây Đơn Kim. Các hợp chất flavonoid
có mặt như là chalcon, auron, flavonon, flavon, flavanon.

 Chalcon

8
Chalcon là một xeton thơm với công thức tổng quát C 15H12O. Chúng có mặt trong
thực vật với sắc tố màu vàng, có tác dụng ức chế các bệnh gây ra do vi khuẩn và nấm.

Chalcon phổ biến nhất đó là Butein, Okanin,...

 Auron

Auron là nhóm flavonoid có màu vàng sáng. Khung của auron cũng có 15C như
các flavonoid khác nhưng chứa dị vòng 5 cạnh ở giữa.

Hợp chất auron phân bố trong thực vật. Các hợp chất hay gặp là Aureusidin,
Cernuoside,...

9
 Flavon

Flavon có cấu trúc 2 vòng benzene A và B. vòng B gắn với vòng C pyran ở giữa
qua dây nối ở C2.

Flavon có mặt trong cây Đơn Kim là Luteolin và Apigenin.

 Flavonon

Flavonon khác với Flavon là có thêm -OH ở C3. Có nhiều trong thực vật hạt kín.

Các hợp chất có trong cây Đơn Kim là Quercetin, Hyoeroside,...

10
 Flavanon

Khác với Flavon, Flavanon thiếu dây nối đôi C2 và C3. Tất cả Flavanon phát hiện
cho đến nay đều có nhóm -OH ở vòng A hoặc vòng B.

Các flavanon có mặt trong cây Đơn Kim: Isookanin.

2.1.2. HỢP CHẤT ACETYLENE

Đã có 34 acetylene được phân lập từ Bidens Pilosa L. trong đó polyacetylenes có
nhiều nhất trong cây Đơn Kim.

Đại diện chính của polyacetylenes là 1-phenylhepta-1,3,5,triyne. Có nhiều trong lá
và rễ của cây.

2.1.3. NHÓM TERPENOID

Các hợp chất nhóm terpenoid được phân lập trong cây Đơn Kim là: Axit Phytenic,
Campestrol, Phytol,...

11
2.1.4. MỘT SỐ NHÓM HỢP CHẤT KHÁC

Một số chất thuộc nhóm succrose ester, lignan, porphylin... cũng được phân lập từ
cây Đơn Kim.

Ester và các acid khác được xác định có trong cây Đơn Kim là:

12
CHƯƠNG 3. TÁC DỤNG SINH HỌC

3.1. TÁC DỤNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

3.1.1. TÍNH VỊ – QUY KINH

Vị đắng, nhạt, hơi the, tính bình. Quy kinh can, thận.[1]

3.1.2. CÔNG NĂNG – CHỦ TRỊ

Công năng: Thanh nhiệt giải độc, giải nhiệt, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng chỉ thống,
sát trùng.

Chủ trị: Cảm mạo phát sốt, mắt đỏ sưng thũng, viêm họng, sưng họng, đau dạ dày,
viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, viêm thận cấp, dị ứng, mày đay, mụn nhọt, côn trùng cắn, rắn
cắn, chấn thương tụ máu.[1]

3.1.3. CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG

Ngày dùng 16 g đến 20 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các
Vị thuốc khác.

Trị mẩn ngứa: Dùng cây tươi, liều lượng thích hợp, nấu nước tắm, dùng bã xát kỹ
lên vết mẩn, mụn nhọt. Hoặc dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên mi mắt khi đau mắt
đỏ, nhức mắt, hoặc đắp, bó vào nơi chấn thương, tụ máu, sưng đau.

Trị rắn cắn: Lấy cây tươi, khoảng 50 g đến 80 g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy dịch, mỗi
lần uống 2 đến 3 thìa cà phê, ngày 2 đến 3 lần. Bã đắp vào vết thương.[2]

3.1.4. TÁC DỤNG

Theo Y học cổ truyền, cây Đơn Kim có vị đắng, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt
giải độc, chỉ tả, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn.

13
Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á dùng cây này làm thuốc giảm đau, giảm sốt,
chữa ho, viêm họng, đau dạ dày. Ở Trung Quốc, cây Đơn Kim được dùng để chữa bệnh
lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, đau họng, giải nhiệt và giải độc.

Ở Nam Mỹ (Mexico), lá cây này được dùng pha nước uống như trà. Những lá non
được sử dụng để điều trị rối loạn dạ dày, trĩ và tiểu đường. Ở Ấn Độ, cây được sử dụng để
điều trị bệnh xơ cứng tuyến tuỵ, cảm lạnh, viêm da mãn tính và nhiễm trùng đường tiểu.

Ở Việt Nam, cây này được dùng để chữa vết thương, dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, rắn
độc cắn hoặc nấu nước tắm để chữa mẩn ngứa, các bệnh ngoài da và thấp khớp. Lá và hoa
Đơn Kim ngâm rượu để chữa đau răng.[5]

3.1.5. MỘT SỐ BÀI THUỐC SỬ DỤNG CÂY ĐƠN KIM Ở VIỆT NAM

Tên bệnh Thành phần dược liệu Liều lượng Cách dùng

Đơn Kim cả hoa và lá,


Viêm họng Sắc uống ngày một thang,
Kim ngân hoa, Sài đất, Mỗi thứ 10-
chia 2 lần. Dùng trong 5 –
do lạnh Lá Húng chanh, Cam 15g
7 ngày.
thảo đất

Chấn thương Đơn Kim Mỗi thứ 10 - Giã nát, băng đắp vào chỗ
nhẹ phần mềm,
Lá Cây đại 15 g đau, ngày 1 – 3 lần.
tụ máu đau nhức

Đau răng, Đơn Kim 50 g Rửa sạch cho vào ít muối,
sâu răng Rượu trắng 250 ml giã nhỏ đặt vào chỗ đau.

Đơn Kim 150 – 180 g Nấu nhỏ lửa cho đến khi
Đau lưng do làm Đại táo 250 g táo chín nhừ; chia 4 -5 lần
gắng sức Đường đỏ và một chút uống trong 2 ngày, uống
rượu trắng liền 7 - 10 ngày.

Đơn Kim 20g Cho thuốc vào sắc chung


Cam Thảo 15g với khoảng 1 lít nước đến
Viêm gan khi còn 400 ml. chia đều
Bồ Hồ 15g
do virus làm 2 lần uống khi còn
Diệp Hạ Châu 20g thuốc còn ấm, dùng đúng
Hạt Dành Dành 12g 1 thang mỗi ngày

14
 Chữa cảm nắng, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa: Đơn buốt ba lá 60 - 120g, sắc với nước
hoặc giã vắt lấy nước cốt, khi uống pha thêm vài hạt muối (Phúc Kiến Trung thảo
dược).
 Viêm họng cấp tính: Dùng độc vị đơn buốt ba lá, giã vắt lấy nước cốt 30-60g, chia 3-4
lần uống trong ngày. Khi uống thêm mật ong hoặc vài hạt muối (Phúc Kiến Trung
thảo dược).
 Chữa đau nửa đầu: Dùng đơn buốt năm lá 30g, đại táo 3 trái, sắc nước uống trong
ngày (Giang Tây thảo dược).
 Viêm dạ dày, viêm ruột: (1) Dùng độc vị đơn buốt ba lá 30-60g, sắc nước, chia 4 lần
uống trong ngày (Phúc Kiến Trung thảo dược). (2) Dùng đơn buốt ba lá nấu thành cao
đặc, mỗi lần uống 6g, hòa với nước gừng tươi (Thiểm Tây Trung thảo dược).
 Chữa dạ dày trướng đau: Dùng đơn buốt năm lá 45g, thịt lợn 100g, hầm chín, thêm
chút rượu và gia vị, ăn trước bữa cơm (Tuyền Châu bản thảo).
 Chữa đai, tiểu tiện xuất huyết Dùng đơn buốt năm lá 15-30g, sắc nước uống (Tuyền
Châu bản thảo).
 Chữa ly: Dùng ngọn non đơn buốt năm lá 30-40g, sắc lấy nước, "bạch lỵ" pha thêm
đường trắng, “xích lỵ" thêm đường đỏ, uống ngày 3 lần (Tuyền Châu bản thảo).
 Chữa vàng da do thấp nhiệt: Dùng đơn buốt năm lá 30-60g, hoặc phối hợp với 30-60g
đại táo, sắc nước uống (Thường dụng trung thảo dược đồ phổ).
 Chữa viêm thận cấp tính: Dùng ngon hoặc lá non đơn buốt năm lá 15g thái nhỏ, sắc
lấy nước, đập 1 quả trứng gà vào trộn đều, thêm chút dầu vừng vào nấu chín ăn ngày 1
lần (Phúc Kiến Trung y dược, 1961)
 Chữa đau lưng: Dùng đơn buốt ba lá 150-180g, sắc lấy nước, thêm 250g đại táo,
đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ, Chia 4-5 lần uống
trong 2 ngày (Giang Tây dân gian thường dụng thảo dược).
 Chữa đau nhức do phong thấp: Dùng đơn buốt năm lá 30-60g, hoặc phối hợp với 30g
xú ngô đồng, sắc nước uống (Thường dụng trung thảo dược đồ phổ).
 Chữa trẻ nhỏ cam tích: Dùng lá đơn buốt ba lá 15g, gan lợn 30-60g. Đặt lá xuống đáy
nồi, úp sảo hoặc gác que tre lên, đổ ngập nước, đặt gan lên phía trên hấp chín. Trước
hết uống nước thuốc, sau đó ăn gan lợn (Giang Tây dân gian thường dụng thảo dược).

15
 Chữa mẩn ngứa: Dùng đơn buốt ba lá 100-200g, nấu với 4-5 lít nước tắm, đồng thời
lấy bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1-2 lần là có kết quả (Những cây thuốc và
vị thuốc Việt Nam).
 Chữa đau răng: dùng hoa đơn buốt ba lá 50g, ngâm với 250 ml rượu trắng (theo tỷ lệ
1/5). Trường hợp bị đau răng, ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi (Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam).

3.2. TÁC DỤNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Theo Đỗ Đình Rãng [7], cặn dịch chiết methanol từ lá và thân cây Đơn Kim có tác
dụng kháng khuẩn trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) là E. coli, B. subtilis, S. aureus
và nấm mốc A. niger, F. niger, F. oxysporum, nấm men C. albicans.

Kết quả nghiên cứu trong luận văn cao học [8] cho thấy dịch chiết phần trên mặt đất
và các phân đoạn chiết có tác dụng kháng khuẩn trên cả chủng Gram (+) và Gram (-) là B.
subtilis, B. pumilus, S. aureus, P. mirabilis, E. coli, S. typhi và 2 chủng nấm là A. niger,
C. albicans. Đồng thời dịch chiết phần trên mặt đất có tác dụng chống viêm cấp trên mô
hình gây phù viêm bằng carrageenin và có tác dụng giảm đau trên cả 2 mô hình gây đau
bằng acid acetic và mâm nóng (hotplate).

Trong luận văn TS.DS Phạm Văn Vượng [6] đã chỉ rõ một số tác dụng dược lý, có
ứng dụng to lớn trong y học, cụ thể là:

 Độc tính cấp

Mẫu thử là cao nước (2:1) phần trên mặt đất và rễ cây Đơn Kim. Cao này được pha
loãng với nước ở các nồng độ khác nhau để cho chuột nhắt trắng uống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở liều 160g/kg chuột, cao gấp 56 lần liều dùng cho
người, phần trên mặt đất và rễ cây Đơn Kim không gây tác dụng bất thường cũng như
không gây chết chuột nhắt trắng trong 72 giờ theo dõi, do đó không xác định được độc
tính cấp LD50.

16
 Tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu từ lá

Phương pháp thử: phương pháp khuếch tán, đo vòng kháng khuẩn, kháng nấm lên
đĩa thạch

Nguyên tắc: Mẫu thử là tinh dầu lá cây Đơn Kim được pha trong PEG, được đặt
lên đĩa thạch dinh dưỡng đã cấy vi sinh vật kiểm định, hoạt chất từ mẫu được khuếch tán
vào môi trường thạch sẽ ức chế sinh trưởng của vi sinh vật kiểm định, tạo nên vòng kháng
khuẩn

Kết quả: tác dụng với tất cả các chủng vi khuẩn thử là Bacillus subtilis, Bacillus
pumilus, Staphylococcus aureus, Proteus mirabilis, Eszcherichia coli.

Tinh dầu lá Đơn Kim cũng cho tác dụng kháng nấm trên 2 chủng thử nghiệm là
Candida albicans, Asperilus niger.

 Tác dụng chống viêm

Thử tác dụng chống viêm cấp tính và mạn tính của cao lỏng và rễ cây Đơn Kim
dựa trên mô hình gây phù bàn chân chuột và mô hình gây dịch viêm màng bụng.

Kết quả: giảm độ phù của bàn chân chuột ở liều lượng 20g/1kg và 10g/1kg trong
thời gian 2 giờ và 4 giờ sau khi tiêm.

Trong mô hình gây viêm màng bụng, cao chiết từ rễ và phần trên mặt đất của cây
Đơn Kim có tác dụng ức chế số lượng bạch cầu trong rỉ viêm, làm giảm rõ rệt lượng rỉ
viêm. Ngoài ra nó cũng làm giảm lượng protein trong dịch rỉ viêm.

Kết quả cũng cho thấy dịch chiết phần trên mặt đất và phần rễ cây Đơn Kim có tác
dụng chống viêm mạn tính.

Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp và mạn đã làm sáng tỏ kinh nghiệm
sử dụng cây Đơn Kim trong dân gian chữa các bệnh viêm họng, sưng đau, mẩn ngứa, nổi
mề đay,... là những bệnh có chứng viêm rất điển hình.

 Tác dụng giảm đau

17
Nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ rễ cây Đơn Kim, dùng aspirin và morphine làm
thuốc đối chứng dương.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch chiết cây Đơn Kim không có tác dụng giảm
đau theo kiểu ức chế các trung tâm cảm nhận đau ở não vào không làm tăng ngưỡng đau
tại bộ phận cảm nhận.

 Tác dụng bảo vệ gan

Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết flavonoid toàn phần có tác dụng bảo vệ gan
chuột thí nghiệm, trên mô hình gây tổn thương gan cấp bằng CCl 4 ở liều 60 mg/kg và 120
mg/kg. liều 120 mg/kg có tác dụng tương đương như sylumarin liều 70 mg/kg.

 Tác dụng chống ung thư

Các chất phân lập được từ cây Đơn Kim, có 7 chất tác dụng chủ yếu đối với dòng
ung thư máu, có 3 chất tác dụng chủ yếu với dòng ung thư phổi, có 3 chất có tác dụng với
dòng tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu trên 3 dòng ung thư
nên chưa thể đánh giá hết khả năng chống ung thư của dịch chiết từ cây Đơn Kim.

Như vậy, nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây Đơn Kim
ở Việt Nam mới chỉ là bước đầu, còn rất hạn chế. Tuy nhiên, kết quả cho thấy cây Đơn
Kim rất có tiềm năng, cần nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn để làm cơ sở khoa học cho
việc sử dụng dược liệu này trong điều trị bệnh.

18
CHƯƠNG 4. CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP
CÁC HỢP CHẤT TỪ CÂY ĐƠN KIM

4.1. CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TỪ RỄ

Rễ cây Đơn kim sau thu hái được rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và sấy ở 60°C sau đó
nghiền nhỏ thu được 3,0 kg bột khô. Bột này được ngâm chiết 3 lần, lần đầu 48 giờ, 2 lần
sau 24 giờ, mỗi lần dùng 10 lít methanol. Gộp các dịch chiết, cất thu hồi dung môi dưới
áp suất giảm thu được 158,0 g dịch cô đậm đặc. Dịch này được phân tán vào 2 lít nước
cất, tiến hành chiết phân bố lần lượt với cloroform (3 x 1,5 lít), ethyl acetat (5 x 1,5 lít), n-
butanol (5 x 1,5 lít). Các dịch chiết cloroform, ethyl acetat, n-butanol được cất thu hồi
dụng môi dưới áp suất giảm đến khi kiệt dung môi thu được các cặn theo thứ tự: cặn P 1
(55 g), cặn P2 (25 g), cặn P3 (28 g) và lớp nước còn lại.

Lớp nước được phân lập trên sắc ký cột trao đổi ion (Diaion HP20), loại bỏ đường
và muối vô cơ bằng nước cất sau đó rửa giải với hệ dung môi MeOH-H 2O (50:50, 100:0).
Sau khi cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 2 phân đoạn tương ứng là P3A
(15,8 g) và P3B (10,5 g).

Cặn P3A (15,8 g) được hoà tan vào một lượng methanol 50% tối thiểu và tẩm với
15g silica gel rồi được làm khô dung môi trên máy cất quay chân không. Sau khi chuẩn bị
cột nhồi silica gel bằng phương pháp nhồi cột ướt, lượng silica gel đã tẩm chất được đưa
lên cột. Việc chiết tách được thực hiện trên cột silica gel pha thường cỡ hạt 0,040-
0,063mm với hệ dung môi rửa giải là cloroform - methanol - nước (4 : 1 : 0,1 v/v). Các
phân đoạn được kiểm tra bằng SKLM, được 4 phân đoạn tương ứng P6A, P6C, P6D và
P6H. Phân đoạn P6A được phân tách bằng sắc ký cột silica gel pha đảo với hệ dung môi
rửa giải là methanol-nước (1:10) được hợp chất BP1 (14mg) và 3 phân đoạn tương ứng
PA1, PA2, PA3. Hợp chất BP5 (25mg), BP6 (15mg) được tinh chế từ phân đoạn P6A2 và
PA3, dùng silica gel pha đảo, hệ dung môi rửa giải cloroform - methanol - nước (3 : 1 :
0,1 v/v). Phân đoạn P6C để lắng sau một thời gian tạo kết tủa màu trắng. Tủa này được
tinh chế bằng sắc ký cột silica gel pha đảo với hệ dung môi rửa giải methanol - nước (1 :

19
3,5) được hợp chất BP2 (16mg). Tiếp tục phân tách phân đoạn P6D trên cột silica gel pha
thường với hệ dung môi rửa giải cloroform - methanol (9 : 1 v/v) được hợp chất BP3
(15mg). Hợp chất BP4 (12mg) được tinh chế từ phân đoạn P6H sử dụng sắc ký cột kết
hợp silica gel pha thường, Sephadex LH20 với hệ dung môi ethyl acetat-methanol-aceton
(28 : 7 : 1 v/v) và silica gel pha đảo với hệ dung môi rửa giải là cloroform - methanol -
nước (3,5 : 1 : 0,12 v/v).

Cặn P3B được phân tách trên cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải
cloroform-methanol có độ phân cực tăng dần (20 : 1, 10 : 1, 5 : 1 v/v) sau đó rửa giải lần
lượt bằng acid formic và methanol được 5 phân đoạn tương ứng từ P13A đến P13E. Hợp
chất BP13 (14mg), BP15 (11mg) được tinh chế từ phân đoạn P13B và P13C tương ứng,
sử dụng sắc ký cột silica gel pha đảo với các hệ dung môi rửa giải tương ứng là
cloroform-aceton-acid formic (l : 3 : 0,02 v/v) và cloroform - methanol - nước (3 : 1 : 0,1
v/v).

Từ cặn P2 (25 g), phân lập trên cột silica gel pha thường dùng hệ dung môi CHCl 3-
MeOH với độ phân cực tăng dần (20 : 10, 85 : 15, 80 : 20, 75 : 25, 70 : 30 v/v). Sau khi
loại dung môi dưới áp suất giảm được 5 phân đoạn tương ứng là P2A đến P2E. Phân đoạn
P2E tiếp tục được phân lập trên cột sử dụng silica gel pha thường và pha đảo với hệ dung
môi rửa giải thích hợp được hợp chất BP8 (18mg) dưới dạng tinh thể màu vàng chanh.
Hợp chất BP7 (27mg) được phân lập từ phân đoạn P2D sử dụng kết hợp silica gel pha
thường, hệ dung môi rửa giải CHCl3-MeOH (9 : 1) và pha đảo với hệ dung môi rửa giải
methanol-nước (1 : 1,8 v/v).

Tiến hành phân tách cặn P1 trên cột silica gel pha thường với hệ dung môi có độ
phân cực tăng dần n-hexan-aceton (50 : 1, 25 : 1, 10 : 1, 1 : 1 v/v) được 4 phân đoạn
tương ứng P1A, P1B, P1C, P1D. Từ cặn của phân đoạn P1C tiếp tục tinh chế trên cột
silica gel pha đảo, rửa giải với hệ dung môi aceton-nước (1 : 1 v/v) được hợp chất BP11
(30mg).[6]

Qui trình chiết xuất và phân lập các hợp chất từ rễ cây Đơn kim được trình bày tóm
tắt trong Hình 4:

20
Hình 4. Sơ đồ chiết xuất, phân lập các chất từ rễ cây Đơn Kim

21
4.2. CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP CÁC CHẤT TỪ PHẦN TRÊN
MẶT ĐẤT

Phần trên mặt đất cây Đơn Kim sau thu hái được rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và sấy
ở 60°C sau đó nghiền nhỏ thu được 5,5 kg bột khô. Bột này được ngâm chiết 3 lần, lần
đầu 48 giờ, 2 lần sau 24 giờ, mỗi lần với 15 lít methanol. Gộp các dịch chiết, cất thu hồi
dung môi dưới áp suất giảm thu được 317,0 gam dịch cô đậm đặc. Dịch này được phân
tán vào nước rồi chiết phân bố lần lượt với cloroform, ethyl acetat, n-butanol. Các dịch
chiết cloroform, ethyl acetat, n-butanol được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến
khi kiệt dung môi thu được các cặn theo thứ tự: cặn PA 1 (135 g), cặn PA2 (44 g), cặn PA3
(62 g) và lớp nước còn lại.

Lớp nước được phân tách trên sắc ký cột trao đổi ion (Digion HP20), loại bỏ đường
và muối vô cơ bằng nước cất, sau đó rửa giải với hệ dung môi cloroform-methanol (20:1,
10:1, 5:1, 3:1, 1:1). Sau khi cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 5 phân đoạn
tương ứng từ PL1A đến PL1E.

Hợp chất BP17 (25 mg) được tinh chế từ phân đoạn PL1A sử dụng sắc ký cột dùng
silica gel pha đảo, hệ dung môi rửa giải là methanol-nước (1:4).

Cặn PL1C (4,0g) được phân tách trên cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa
giải cloroform-aceton-acid formic (2:3:0,2), kiểm tra bằng SKLM được 3 phân đoạn
PL2A, PL2B, PL2C. Hợp chất BP19 (24mg) được phân lập từ phân đoạn PL2A dùng
silica gel pha đảo, hệ dung môi rửa giải 100% nước cất.

Phân đoạn PL1B (400mg) được phân tách trên cột silica gel pha đảo với hệ dung
môi methanol-nước (1:6) được 2 phân đoạn tương ứng PL3A, PL3B. Hợp chất BP18 (27
mg) được tinh chế từ phân đoạn PL3A dùng silica gel pha thường, hệ dung môi rửa giải
cloroform-ethyl acetat (1:2).

Hợp chất BP20 (33 mg) được tinh chế từ phân đoạn PL3B dùng silica gel pha
thường, hệ dung môi rửa giải cloroform-aceton (12:1).

22
Hình 5. Sơ đồ chiết xuất, phân lập các chất từ phần trên mặt đất cây Đơn Kim

23
Cặn PA1 (135,0 g) được tiến hành trên sắc ký cột với chất hấp phụ silica gel và hệ
dung môi rửa giải là cloroform-methanol có độ phân cực tăng dần (40:1, 20:1, 10:1, 5:1,
1:1 v/v) thu được hợp chất BP23 (117 mg) và 6 phân đoạn PA1A – PA1F. Tiếp tục phân
lập và tinh chế phân đoạn PA1C trên silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải
cloroform-methanol-nước (8:1:0,1) được hợp chất BP22 (68 mg) tinh khiết, dạng bột màu
trắng.

Qui trình chiết xuất và phân lập các hợp chất từ phần trên mặt đất cây Đơn Kim
được trình bày tóm tắt ở Hình 5.

Như vậy:

 Từ rễ cây Đơn Kim đã phân lập được 11 hợp chất, ký hiệu là: BP1, BP2, BP3,
BP4, BP5, BP6, BP7, BP8, BP11, BP13, BP15.(Bảng 1)
 Từ phần trên mặt đất cây Đơn Kim đã phân lập được 6 hợp chất, ký hiệu là:
BP17, BP18, BP19, BP20, BP22, BP23.(Bảng 1)[6]

24
CHƯƠNG 5. SẢN PHẨM PHÁT TRIỂN
TỪ DƯỢC LIỆU ĐƠN KIM

5.1. SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

5.1.1. THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ TUỆ ĐỨC BẢO ÍCH CAN

Nhà cung cấp: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TUỆ ĐỨC (Đã đổi tên thành CÔNG
TY TNHH DƯỢC PHẨM TRUNG YÊN)

Xuất sứ: Công Ty TNHH Công Nghệ Dược Phẩm Lotus – Việt Nam

Quy cách: 3 vỉ x 10 viên

Dạng bào chế: Viên nén

Thành phần:

 Cao Dứa Gỗ: 150mg (Tương đương 3.75g dược liệu)


 Cao Đơn Kim: 100mg (Tương đương 5g dược liệu)
 Cao Tàu Bay: 100mg (Tương đương 4.5g dược liệu)
 Cao Ngũ Sắc: 50mg (Tương đương 2.2g dược liệu)
 Cao Bòng Bong: 30mg (Tương đương 0.6g dược liệu)
 Tinh bột, Lactosse, Magnesium stearate vừa đủ 1 viên.

Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc, tăng cường chức năng gan.

Chỉ định:

 Người mệt mỏi, đắng miệng, mẩn ngứa, nổi mụn, nước tiểu vàng đục, chán ăn, sút
cân, vàng da…
 Người có chỉ số men gan cao, xơ gan, gan nhiễm mỡ, người hay sử dụng rượu bia
 Người bị viêm gan do virus, viêm gan cấp và mãn
 Người muốn tăng cường chức năng gan, phòng ngừa men gan tăng cao và các bệnh
về gan.

25
Cách dùng:

 Ngày uống 4 viên chia 2 lần, uống trước ăn sáng và trước ăn tối.
 Liều phòng và duy trì: ngày 1-2 viên
 Nên dùng liên tục 1-3 tháng để có kết quả tốt nhất.
 Lưu ý: Uống trước ăn có thể gây giảm cảm giác ăn ngon và muốn ăn.[9]

5.2. SẢN PHẨM NƯỚC NGOÀI

5.2.1. THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ BIDENS PILOSA


EXTRACT

Nhà cung cấp: Umeken Hàn Quốc Co., Ltd.

Xuất sứ: Umeken Co., ltd - Nhật Bản

Quy cách: 5g/gói x 90 gói thuốc bột

Dạng bào chế: Gói thuốc bột

Thành phần:

 Bidens Pilosa
 L – Arginine
 L – Citrulline
 Khổ Qua
 Dexrine Khó tiêu hoá

Tác dụng: Kích thích sự bài tiết của insulin giúp giải quyết nguồn gốc của bệnh tiểu
đường và hỗ trợ sức khỏe về mặt cơ bản

Chỉ định: Bệnh tiểu đường

Cách dùng:

 Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói trước bữa ăn.


 Pha chung với nước ấm và uống.[10]

26
5.2.2. KEM DƯỠNG DA L&B ADVANCED CARE CREAM

Nhà cung cấp: Umeken Co., ltd

Xuất sứ: Umeken Co., ltd - Nhật Bản

Quy cách: Lọ 30 gam

Dạng bào chế: Kem mềm

Thành phần:

 Rice Bran Ferment


 Bidens Pilosa

Tác dụng: Che lấp tất cả những khuyết điểm của làn da, giúp tăng sức đề kháng cho da
nhằm chống lại các tác động từ môi trường, giúp da được giữ ẩm từ bên trong và săn chắc
từ bên ngoài, các nếp nhăn được xóa mờ, da được trẻ hóa và mang sức sống mới.

Cách dùng: Làm sạch khuôn mặt của bạn rồi lấy kem thoa nhẹ lên mặt của bạn.[11]

27
CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nguồn dược liệu rất phong phú và
đa dạng. Nhân dân ta từ lâu đã biết dùng cây cỏ để chữa bệnh và phòng bệnh, nhưng chủ
yếu theo kinh nghiệm dân gian tuỳ theo từng địa phương. Cây Đơn Kim thuộc chi Song
Nha (Bidens L.) là cây mọc hoang ở khắp nước ta. Đây là loài cây mọc quanh năm, sức
sinh sản nhanh và được coi như loài “cỏ dại”.

Cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật, chất lượng cuộc sống
của con người cũng ngày càng được nâng cao. Cách vị thuốc dược liệu đang bị khai thác
triền miên, bừa bãi nhưng chưa có cách bổ sung chính đáng dẫn đến sự quý hiếm của
dược liệu. Với sức sống mãnh liệt, được ví như “cỏ dại” thì tôi đề xuất việc nuôi trồng,
chăm sóc cây thuốc Đơn Kim để phân tích, làm nguồn dược liệu làm thuốc để mọi người
biết đến.

Hiện nay các sản phẩm kem dưỡng da cũng như kem điều trị bệnh ngoài da được
các phương tiện thông tin truyền thông đề cập khá nhiều. Các sản phẩm kem không có
nguồn gốc rõ ràng được bày bán tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
người tiêu dùng và cả nhà đầu tư kinh doanh uy tín. Trước thực trạng trên, ngành dược
học cũng đã và đang nghiên cứu ra các loại thuốc điều trị hiệu quả hướng đến các hoạt
chất có trong dược liệu đi từ thiên nhiên có tác dụng dưỡng da và hỗ trợ trong điều trị các
bệnh về da.

Trên thế giới, cây Đơn Kim ngoài việc sử dụng như một thực phẩm thì nó cũng
được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như phòng ngừa bệnh cảm cúm, đau họng,
mẩn ngứa, lở loét, viêm ruột, cầm máu... Ngoài ra, trong công bố của Đỗ Đình Rãng và
luận văn cao học của Phạm Văn Vượng, thành phần hoá học của cây Đơn Kim phần lớn
chứa nhóm hợp chất flavonoid, saponin,... có tác dụng kháng khuẩn, điều trị vết thương
và chống lại các chứng viêm, cũng như sự nhiễm khuẩn.

Từ những lợi ích và ứng dụng trên, tôi đề xuất việc tiến hành thực nghiệm nghiên
cứu bào chế kem dùng để dưỡng da và hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da từ cây Đơn Kim.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1] Bộ Y Tế (2017), “Dược điển Việt Nam V – Tập 2”, NXB Y học, Hà Nội, t. 1172.

[2] Bộ Y Tế (2017), “Dược điển Việt Nam V – Tập 2”, NXB Y học, Hà Nội, t. 1173.

GS. TS. Đỗ Tất Lợi (2014), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB Y
[3]
học, t. 120.

GS. TS. Đỗ Tất Lợi (2014), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB Y
[4]
học, t. 121.

Lê Thị Trung Gia (2018), “Nghiên cứu bào chế kem Biposa dùng để dưỡng da
[5] và hỗ trợ trị bệnh ngoài da từ dịch chiết cây Đơn Kim”, Luận án cử nhân hoá
dược, Đại học Đà Nẵng.

Phạm Văn Vượng (2014), “Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng
[6] sinh học của cây Đơn Kim (Bidens pilosa L., họ Asteraceae)”, Luận án tiến sĩ
Dược học, Viện Dược Liệu, Hà Nội.

Đỗ Đình Rãng, Lê Thị Thuỷ (2003), “Những kết quả bước đầu nghiên cứu thành
[7] phần hoá học cây Đơn Buốt (Bidens Pilosa L.) ở Hà Nội”, Tạp chí hoá học và
ứng dụng, 20-22.

Phạm Văn Vượng (2010), “Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng
[8] sinh học của cây Đơn Kim (Bidens pilosa L., Asteraceae)”, Luận văn Thạc sỹ
Dược học, Học Viện Quân Y.

Trang web của công ty TNHH Dược phẩm Trung Yên, “Sản phẩm Tuệ Đức Bảo
[9] Ích Can”, https://baoichcan.vn/san-pham-bao-ich-can-new, truy cập online ngày
25/11/2020.

Trang web của công TNHH UMEKEN - Nhật Bản, “Sản phẩm Bidens Pilosa”,
[10] https://www.umeken.com/umeken-bidens-pilosa-extract-w-l-arginine-and-bitter-
melon.html, Truy cập online ngày 25/11/2020.

[11] Trang web của công TNHH UMEKEN - Nhật Bản, “Sản phẩm L&B Advanced

29
Care Cream”, https://www.umeken.com/l-and-b-advanced-care-cream.html,
Truy cập online ngày 25/11/2020.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Tran Dang Xuan, Tran Dang Khanh (2016), “Chemistry and pharmacology of
[12] Bidens Pilosa: an overview”, Nature Public Health Emergency Collection, J
Pham Investig.

30
PHỤ LỤC

CHUYÊN LUẬN VỀ ĐƠN KIM TRONG DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM V

Herba Bidensis pilosae Đơn buốt, Quỷ châm thảo

Phần trên mặt đất còn tươi hoặc đã phơi hay sấy khô của cây Đơn kim (Bidens pilosa L.),
họ Cúc (Astcraceae).

Mô tả

Dược liệu là những đoạn thân, cành mang lá đã cắt thành từng đoạn dài 4 cm đến 6 cm.
Lá đơn, thường có 3 lá chét hình trứng, thuôn dài 3 cm đến 5 cm, rộng 1,5 cm đến 2 cm,
mặt trên ráp, mép có khía răng cưa nhọn.

Vi phẫu

Lá: Phần gân chính phía trên hơi lồi, phía dưới lồi nhiều hơn. Ngoài cùng là lớp biểu bì
gồm một hàng tế bào tròn nhỏ, xếp đều đặn; biểu bì trên mang nhiều lông che chở. Sát
biểu bì là mô dày góc. Mô mềm gồm những tế bào tròn to, thành mỏng. Bó libe-gỗ lớn
nằm giữa gân chính, có cung libe bao phía trên và dưới mô gỗ.

Thân: Mặt cắt có hình đa giác. Từ ngoài vào trong có: Lớp biểu bì gồm những tế bào tròn
nhỏ, xếp đều đặn. Sau biểu bì là mô dày, cấu tạo bởi 2 đến 3 lớp tế bào nhỏ thành dày. Mô
mềm gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng. Các bó libe-gỗ xếp thành vòng không liên
tục theo hình của mặt cắt thân. Trong cùng là mô mềm một gồm những tế bào to hình đa
giác, thành mỏng.

Định tính

A. Lấy 5g bột dược liệu, thêm 30 ml ethanol 90 % (TT), lắc kỹ, đun cách thủy 10 phút,
lọc, cô dịch lọc trên cách thủy đến còn khoảng 5 ml (dung dịch A) dùng lảm các phản ứng
sau:

Lấy 2 ml dung dịch A, thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), dung dịch có màu
xanh đen.

31
Nhỏ một giọt dung dịch A lên miếng giấy lọc, để khô, hơ trên miệng lọ amoniac (TT) mở
nắp, vết của dung dịch A có màu vàng đậm lên.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - acetan - acid formic (5 : 2 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 5g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 90 % (TT) lắc đều, đun cách
thủy sôi 10 phút, lọc, cô dịch lọc tới cắn khô. Hoà cắn bằng cách lắc siêu âm với nước
nóng 3 lần, mỗi lần 10 ml, trong 5 min, gạn phần dung dịch vào bình gạn, để nguội, lắc
với ethyl acetat (TT) 3 lần, mồi lần 10 ml, gạn lấy lớp ethyl acetat. Gộp các dịch chiết
ethyl acetat, bốc hơi trong cách thủy tới cắn khô. Hòa tan cắn với 5 ml ethanol 96% (TT)
làm dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lẩy 5g bột Đơn kim (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần
Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi
triển khai sấc ký, lấy bản mỏng ra để bay hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch
sắt (III) clorid 5% (TT). Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sác ký đồ của dung dịch thử
phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % đối với dược liệu khô (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 90 % (TT) làm
dung môi.

32
Chế biến

Thu hái vào mùa hạ. mùa thu, cắt lấy phần trên mặt đất, rửa sạch để dùng tươi hoặc phơi,
sấy khô.

Trước khi dùng, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 4 cm đến 6 cm, phơi hoặc sấy khô. Sao
vàng. Bảo quản Để nơi khô, thoáng mát, phòng tránh nấm mốc.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, nhạt, hơi the, tính bình. Quy kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, giải nhiệt, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng chỉ thống, sát trùng. Chủ trị:
Cảm mạo phát sốt, mắt đỏ sưng thũng, viêm họng, sưng họng, đau dạ dày, viêm ruột, lỵ,
tiêu chảy, viêm thận cấp, dị ứng, mày đay, mụn nhọt, côn trùng cắn, rấn cấn, chấn thương
tụ máu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 16 g đến 20 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị
thuốc khác.

Trị mẩn ngứa: Dùng cây tươi, liều lượng thích hợp, nấu nước tắm, dùng bã xát kỹ lên vết
mẩn, mụn nhọt. Hoặc dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên mi mắt khi đau mắt đỏ, nhức
mắt, hoặc đắp, bó vào nơi chấn thương, tụ máu, sưng đau.

Trị rắn cắn: Lấy cây tươi, khoảng 50 g đến 80 g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy dịch, mỗi lần
uống 2 đến 3 thìa cà phê, ngày 2 đến 3 lần. Bã đắp vào vết thương.

33
Hình 1. Cây đơn kim – Bidens pilosa

Hình 2. Thân lá hoa và quả của cây đơn kim

Hình 3. Cây Đơn Kim 5 lá – Bidens Dipinnata L.

34
- Cấu trúc 11 hợp chất được phân lập từ rễ cây Đơn Kim

35
- Cấu trúc của 6 hợp chất được phân lập từ phần trên mặt đất cây Đơn Kim

36
Bảng 1. Cấu trúc các hợp chất phân lập được từ cây Đơn Kim

37
Hình 6. Sản phẩm Tuệ Đức Bảo Ích Can

Hình 7. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bidens Pilosa Extract

38
Hình 8. Kem dưỡng da L&B Advanced Care Cream

Bảng 2. Thành phần các nguyên tố vô cơ trong cây Đơn Kim
(giá trị trên 100 g phần ăn được). [12]

39

You might also like