Tư Duy TK

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CÂU HỎI EMPATHY CHỦ ĐỀ 3: SỨC KHOẺ VÀ CÓ CUỘC SỐNG TỐT

Nghĩ và cảm nhận


Theo bạn, cuộc sống tốt là như thế nào?
 Là có sức khoẻ tốt, vận động sinh hoạt hợp lý, làm những điều mình thích, hạnh phúc và
thành công.
Bạn cảm thấy như thế nào nếu bạn có một cuộc sống khoẻ mạnh?
 Cảm thấy yêu đời và hạnh phúc, giảm stress, học tập và làm việc hiệu quả hơn.
Nếu mất đi sức khoẻ, con người sẽ như thế nào?
 Tốn nhiều tiền bạc để lo chữa bệnh, không thể đối diện với những áp lực như học tập, làm
việc, luôn cảm thấy mệt mỏi và tuyệt vọng.
Theo bạn, sức khoẻ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống?
 Cơ thể khoẻ mạnh mang lại tinh thần sảng khoái khi tham gia các hoạt động thường ngày, từ
đó tăng được sự tự tin, phát huy khả năng sáng tạo, xây dựng thêm nhiều mối quan hệ tích cực;
tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật; qua đó các hoạt động trong cuộc sống ngày càng tốt,
vui vẻ hơn.

Nói và làm
Bạn dành ra bao nhiêu thời gian để rèn luyện sức khoẻ?
 2-3 tiếng mỗi ngày
Những hoạt động rèn luyện thể chất nào mà bạn thường thực hiện?
 Chạy bộ, đánh cầu lông, đá bóng,…
Bạn lên kế hoạch cho một cuộc sống tốt như thế nào?
 Xác định mục têu muốn đạt được, ưu tiên những điều quan trọng hơn, lập ra kế hoạch cho tiết
hàng ngày, hàng tuần, dành thời gian chăm sóc sức khoẻ.

Thái độ của bạn sẽ như thế nào khi gặp một người có sức khoẻ tinh thần giảm sút trầm trong.?
Bạn sẽ làm gì khi gặp phải vấn đề về tinh thần như stress hay trầm cảm?
Một người có sức khoẻ tinh thần không tốt thì một ngày của họ sẽ như thế nào?
Khi sức khoẻ tinh thần của bạn không tốt, một ngày của bạn sẽ trôi qua như thế nào?

Nghe
Bạn thấy tầm quan trọng của sức khoẻ đối với mỗi người như thế nào?
 Có sức khoẻ chúng ta có thể làm những việc mình muốn, khiến đầu óc sáng suốt đưa ra nhiều
ý kiến mới, ý tưởng sáng tạo; luôn làm việc với thái độ tích cực, khiến cuộc sống trở nên dễ dàng
hơn.
Bạn thường nghe những lý do gì ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mỗi người?
 Ngủ không đủ giấc, ăn uống thất thường, thiếu vận động thể chất, sử dụng chất kích thích, gây
nghiện có hại cho sức khoẻ, stress và áp lực từ việc học và công việc.
Làm việc với những người như thế nào khiến sức khoẻ tinh thần của bạn bị suy giảm?

Nhìn
Một người có sức khoẻ tốt thì trạng thái của họ như thế nào?
 Luôn tràn đầy năng lượng, tỉnh táo, thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất; luôn đối
mặt với thử thách theo mặt tích cực nhất?
Một người có sức khoẻ thường sống trong môi trường như thế nào
Những mối quan hệ nào giúp bạn tích cực hơn về sức khoẻ tinh thần?
Bạn hay dùng phương tiện truyền thông nào để biết đến những giải pháp để cải thiện sức khoẻ
tinh thần của mình?
Những trải nghiệm nào giúp bạn phục hồi sức khoẻ tinh thần tốt nhất?

Mong muốn
Bạn thường làm gì để có sức khoẻ tốt?
 Thường xuyên vận động và tập thể dục, ăn uống điều độ, khẩu phần ăn hợp lý, uống nhiều
nước, nghỉ ngơi đầy đủ.
Bạn sẽ làm gì để cuộc sống trở nên tốt hơn?
 Xác định mục tiêu để ạo động lực, chăm chỉ rèn luyện sức khoẻ và phát triển kỹ năng, dành
thời gian cho bản thân làm điều mình thích, duy trì tinh thần lạc quan, tích cực.
Bạn mong muốn có những trải nghiệm gì để bản thân có thể sức khoẻ tinh thần luôn trong trạng
thái tốt nhất?

Nỗi đau
Bạn sẽ làm gì nếu sức khoẻ bạn không tốt?
 Đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và nhận những lời khuyên, thực hiện theo chỉ định
của bác sĩ về chế độ ăn uống, tập luyện.
Nếu cuộc sống không theo trình tự bạn muốn, bạn sẽ làm gì?
 Xem xét những sai sót và điều cỉnh lại kế hoạch; lập mục tiêu mới phù hợp với bản thân; học
hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước; luôn có kế hoạch dự phòng.
Bạn gặp phải khó khăn gì khi phải tự “chữa lành” sức khoẻ tinh thần của mình cho những vấn đề
bạn không thể nói ra được?
Nếu phương pháp tự “chữa lành” của bạn bị người khác phán xét, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Bệnh tâm lý
Các bệnh tâm lý thường gặp
- Trầm cảm
- Tâm thần phân liệt
- Rối loạn lo âu (Là những rối loạn được định hình bởi sự bất thường và quá mức trong
những nỗi sợ, nỗi lo lắng, lo âu và những sự xáo trộn có liên quan khác về hành vi. Nỗi
sợ hãi liên quan đến cơ chế phản ứng của cơ thể trước một mối nguy hiểm, dù có thật
hay do tưởng tượng ra; làm con người ta luôn canh cánh lo sợ mối lo tương tự sẽ xảy ra
trong tương lai.)
- Rối loạn tâm thần do các chất gây nghiện
- Chậm phát triển trí tuệ
- Rối loạn lo âu xã hội (Người mắc chứng bệnh này thường gặp phải nỗi lo sợ trước
những tình huống và mối quan hệ xã hội, ngại giao tiếp với với mọi người và sợ mình sẽ
bị mất mặt trước đám đông.)
- Rối loạn lưỡng cực (Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một loại rối loạn tâm trạng, trước
đây được gọi là “hưng cảm” hoặc “rối loạn hưng - trầm cảm”. Điều này là bởi vì một
người bị rối loạn lưỡng cực trải qua các giai đoạn hưng cảm (hưng phấn) và trầm cảm.)
- Chứng mất ngủ (Nghe có vẻ không được ấn tượng đúng không? Nhưng kỳ thực, chứng
bệnh này khá nguy hiểm. Người bệnh vẫn ngủ, nhưng không thể ngủ đủ giấc, có khi chỉ
ngủ được 30 phút/đêm.)
- Rối loạn nhân cách (Rối loạn nhân cách là 1 dạng thức rối loạn tinh thần tác động đến
cách mà chúng ta điều khiển cảm xúc, hành vi và các mối quan hệ. Rối loạn nhân cách
có thể xuất hiện trong 40 – 60% thời gian và dày trưng bởi một bộ các khuôn chủng loại
hành vi kéo dài thường sẽ kéo theo sự hủy hoại đáng kể về đời tư, xã hội và sự nghiệp.)
- Rối loạn Stress sau sang chấn – PTSD (Sự kiện tâm lý quá lớn xảy ra khiến bệnh nhân
cảm thấy căng thẳng, hoảng sợ tột độ. Nguyên nhân bắt nguồn từ một sự kiện rất lớn gây
tổn thương tâm lý trầm trọng, và vẫn tiếp tục kéo dài dù sự kiện đã kết thúc từ rất lâu.
Với họ, quá khứ như một thứ gì đó cực kỳ đáng sợ. Bất kỳ thứ gì khiến họ nghĩ về sự kiện
đó đều gây mất bình tĩnh, hoảng loạn.)
- Chứng tự kỷ (Họ suy nghĩ rất nhiều, nhưng không muốn, và cũng không thể chia sẻ với
ai; ảnh hưởng đến khả năng làm việc của não bộ, khiến bản thân trở nên thiếu năng lực
hành vi và xã hội. Người tự kỷ có rất nhiều suy nghĩ, nhưng thiếu đi khả năng giao tiếp
và nói thành lời.)
-
Những căn bệnh tâm lý nguy hiểm xảy ra do rất nhiều nguyên nhân:
- Nguyên nhân về mặt tâm lý như: những lo âu, áp lực về cuộc sống, công việc, học tập,…
- Nguyên nhân thực thể: Do bị bệnh ở não, chấn thương sọ não, viêm não,…
- Nguyên nhân từ bệnh khác ảnh hưởng đến não bộ như bệnh nhược giáp, cường giáp,…
- Nguyên nhân từ cấu tạo bất thường của thể chất.
Dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh tâm lý nguy hiểm.
Nếu có những dấu hiệu dưới đây thì người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh về sức khỏe tâm thần:
- Lo âu, buồn bã quá mức hoặc trong thời gian dài.
- Tính tình có sự thay đổi bất thường, rõ rệt.
- Cảm xúc thay đổi nhanh chóng.
- Tâm lý có sự thù địch hoặc giận dữ quá mức.
- Thường thụ động, trì hoãn trước các vấn đề trong cuộc sống.
- Có những ý tưởng xa lạ hoặc tự cao.
- Thói quen ăn, ngủ cũng bị thay đổi.
- Một số người có hành vi nghiện rượu, nghiện ma túy.
- Nghĩ đến việc tự tử
Những dấu hiệu sau đây thể hiện bệnh tâm lý ở trẻ em:
- Buồn bã, chán nản từ hai tuần trở lên, tự thu mình lại, thay đổi tâm trạng nghiêm trọng
- Giảm hẳn tương tác, giao tiếp với mọi người
- Lo âu, choáng ngợp, sợ hãi
- Nhịp tim tăng, khó thở
- Tự làm tổn thương chính bản thân mình
- Dễ bốc đồng, bực bội, cáu kỉnh
- Có hành vi tăng động, khó tập trung, khó ngồi yên một chỗ, hiếu động thái quá, mất kiểm
soát
- Chán ăn, cố giảm cân, hay nôn ói
- Có những rối loạn về thói quen ăn uống hàng ngày
- Bị rối loạn giấc ngủ như: Khó ngủ, mất ngủ, ngủ ít
- Khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ, học tập…
- Trốn học, bỏ học hoặc không muốn đi học nữa
- Đau đầu và đau bụng thường xuyên
CÂU HỎI
1. Theo bạn bệnh tâm lý là gì?
2. Theo bạn bệnh tâm lý là những bệnh gì?
3. Bạn nghĩ lý do nào dẫn đến bệnh tâm lý?
4. Theo bạn làm sao để một người biết họ có mắc bệnh tâm lý hay không? (Dấu hiệu nào để biết
một người mắc bệnh tâm lý)
5. Những lời nói nào khiến một người dễ bị bệnh tâm lý?
6. Tâm trạng của một người bị mắc bệnh tâm lý sẽ như thế nào?
7. Bạn sẽ làm gì nếu người thân hoặc bạn bè của mình mắc bệnh tâm lý?
8. Bạn sẽ có thái độ ra sao đối với người mắc bệnh tâm lý?
9. Môi trường sống và làm việc như thế nào sẽ dễ gây ra các bệnh tâm lý?
10. Những người mắc các bệnh tâm lý sợ điều gì?
11. Những người mắc các bệnh tâm lý họ mong muốn điều gì?
12. Bạn nghĩ mình có đang mắc phải một loại bệnh tâm lý nào không?
13. Theo bạn loại bệnh tâm lý nào nguy hiểm nhất?
14. Theo bạn loại bệnh tâm lý nào dễ mắc phải nhất?
15. Những phương pháp nào sẽ khiến chúng ta ít gặp phải các bệnh tâm lý hơn?
16. Những phương pháp nào khiến người bị bệnh tâm lý cảm thấy “chữa lành” nhất?
17. Bạn nghĩ các bệnh tâm lý sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất như thế nào?
18. Bạn nghĩ ở độ tuổi nào sẽ dễ bị bệnh tâm lý nhất?
19. Các biện pháp phòng tránh các rối loạn tâm lý?
(Để phòng tránh bệnh tâm lý ở trẻ em, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:
 Cha mẹ dành thời gian bên cạnh con, gắn kết thấu hiểu con, tạo mối quan hệ gia đình
thật bền chặt, gần gũi.
 Cha hoặc mẹ nên chuyện trò, tâm sự với trẻ. Trẻ có thể giải bày tâm tư mà không bị phán
xét sẽ giúp trẻ tự tin hơn, có chỗ dựa tinh thần, hạn chế uất ức.
 Dạy trẻ cách đối diện và giải quyết những khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống.
 Cha mẹ cần làm gương cho lối sống tích cực
 Khuyến khích động viên khi trẻ làm việc tốt, nhắc nhở khi trẻ làm sai.
 Lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc của trẻ.)
20. Những tác hại khi mắc bệnh tâm lý?
21. Những nỗi đau của người mắc bệnh tâm lý?
22. Những người mắc bệnh tâm lý thường bị người khác đối xử như thế nào?
23. Những lời nói mà người mắc bệnh tâm lý phải nghe?
24. Theo bạn những lời nói như thế nào sẽ khiến người mắc bệnh tâm lý cảm thấy “chữa lành”?
25. Theo bạn tác động từ những người thân hay từ bên ngoài sẽ dễ mắc bệnh tâm lý hơn?

NÓI VÀ LÀM
1. Môi trường sống, học tập làm bạn cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu và áp
lực.
2. Nghe nhạc, đi chơi, ăn uống, ngủ giúp làm giảm stress.
3. Chữa trị stress bằng các hoạt động tinh thần.
4. Tự tạo áp lực cho bản thân, overthingking, ăn uống không điều độ, thức khuya khiến bản thân
bị stress nhiều hơn.
5. Lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, an ủi động viên khi những ngườii xung quanh gặp stress.
6. Những người xung quanh bị stress có thể ảnh hưởng đến bản thân.
NỖI ĐAU
1. Do nhiều deadline nên thức khuya.
Overthingking
Mối quan hệ tiêu cực
2. Sẽ đánh đổi điều quan trọng để điều trị stress.

You might also like