Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 50

Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Khoa Quản Lý Công
Nghiệp và Năng Lượng đã tạo điều kiện cho chúng em được đi thực tập và thực
hiện báo cáo đồ án tốt nghiệp của mình để chúng em có thể tiếp xúc với môi trường
làm việc thực tế và từ đó trau dồi cho bản thân những kỹ năng làm việc chuyên
nghiệp hơn trong tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Quản lý năng
lượng – Trường Đại học Điện lực đã trực tiếp giảng dạy cho chúng em những kiến
thức bổ ích và là tiền đề cho công việc của chúng em sau này.
Đặc biệt, em xin cảm ơn cô giáo Ngô Ánh Tuyết là người hướng dẫn chỉ bảo tận
tình cho em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo đồ án tốt nghiệp, giúp đỡ em
hoàn thành báo cáo đồ án tốt nghiệp của mình. Đề tài “Phân tích hoạt động kinh
doanh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hòa” là
một đề tài nhiều chi tiết, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, cô đã cùng em giải
quyết những khó khăn và cung cấp cho em những kiến thức vô cùng bổ ích để em
có một nền tảng vững chắc giúp ích cho bản thân mình.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh, chị, cô, chú CBCNV của
Phòng Kinh doanh – Điện lực Hiệp Hòa đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá
trình em về thực tập và cung cấp đủ số liệu để em hoàn thành báo cáo đồ án tốt
nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2024


Sinh viên
Hường
Đặng Thị Hường

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 1


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................2
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT..........................................................4
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................5
DANH SÁCH HÌNH ẢNH.........................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH ĐIỆN NĂNG...............................................................................................7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.....................7
1.2. VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.......................7
1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH..............................8
1.3.1. Lập kế hoạch phân tích.....................................................................................8
1.3.2. Thu thập, kiểm tra và xử lý số liệu...................................................................9
1.3.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích....................................9
1.3.4. Báo cáo phân tích..............................................................................................9
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN NĂNG VÀ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG................9
1.4.1. Đặc điểm về điện năng và kinh doanh điện năng.............................................9
1.4.2. Quy trình kinh doanh điện năng......................................................................11
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN
NĂNG.......................................................................................................................13
1.5.1. Điện năng thương phẩm ( Atp)........................................................................13
1.5.2. Doanh thu........................................................................................................13
1.5.3. Giá bán điện bình quân...................................................................................14
1.5.4. Chỉ tiêu tổn thất điện năng..............................................................................14
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.............16
1.6.1. Phương pháp so sánh......................................................................................16
1.6.2. Phương pháp thay thế liên hoàn......................................................................17
1.6.3. Phương pháp hồi quy......................................................................................18
1.7. MÔ HÌNH SWOT..............................................................................................20
1.7.1. Khái niệm........................................................................................................20
1.7.2. Những thành phần trong mô hình SWOT.......................................................20
1.7.3. Ý nghĩa của việc sử dụng mô hình SWOT.....................................................20

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 2


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

1.7.4. Cách phân tích và lập chiến lược SWOT........................................................21


TÓM TẮT CHƯƠNG I............................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN
NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC HIỆP HOÀ GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN 2022......................24
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN LỰC HIỆP HÒA........................................................24
2.1.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập................................................................24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức................................................................................................24
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Điện lực Hiệp Hòa Chức
năng...........................................................................................................................26
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐIỆN LỰC
HIỆP HÒA TỪ 2020 TỪ 2022.................................................................................31
2.2.1. Đặc trưng về phụ tải điện của Điện lực Hiệp Hoà..........................................31
2.2.2. Tổng hợp bán điện theo thành phần phụ tải của Điện lực Hiệp Hòa từ năm
2020 đến năm 2022...................................................................................................32
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
ĐIỆN LỰC HIỆP HÒA TỪ 2020 ĐẾN 2022..........................................................35
2.3.1. Phân tích các yếu tố đầu vào...........................................................................35
2.3.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh điện năng tại Điện năng Hiệp Hoà
2020 – 2022...............................................................................................................37
TÓM TẮT CHƯƠNG II............................................................................................44
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC HIỆP HÒA.............................................................45
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....................................................................45
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHUNG......................................................................45
3.2.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG................................46
3.2.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỀ GIÁ BÁN ĐIỆN..................................................46
KẾT LUẬN...............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................50

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 3


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV - LĐ Cán bộ công nhân viên - lao động


ĐĐH Điện lực huyện
ĐTXD Đầu tư hạ tầng
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
EVNNPC Tổng công ty Điện lực Miền Bắc
GCS Ghi chỉ số
GTGT Giá trị gia tăng
HĐMBĐ Hợp đồng mua bán điện
MBA Mua bán điện
NPT Nhà phát điện
QLVH - HTĐĐ Quản lý vận hành - hệ thống đo đếm điện
SCL Sửa chữa lớn
SCTX Sửa chữa thường xuyên
TBA Trạm biến áp
TNCN Thu nhập cá nhân
UBND Ủy ban nhân dân

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 4


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh..................19
Bảng 2.1. Khối lượng đường dây.............................................................................. 31
Bảng 2.2. Khối lượng trạm biến áp........................................................................... 32
Bảng 2.3. Sản lượng điện tiêu thụ theo phụ tải điện của Điện lực năm 2020 - 2022....33
Bảng 2.4. Số lao động của Điện lực Hiệp Hoà tính đến tháng 9 năm 2023............36
Bảng 2.5. Điện năng đầu nguồn Điện lực Hiệp Hòa 2020 – 2022............................36
Bảng 2.6. Điện năng thương phẩm của Điện lực Hiệp Hòa năm 2020 - 2022.........38
Bảng 2.7. Tổng doanh thu tiền điện của Điện lực Hiệp Hòa 2020 – 2022...............38
Bảng 2.8.Giá bán điện bình quân của Điện lực năm 2020 - 2022............................39
Bảng 2.9. Tổn thất điện năng của Điện lực Hiệp Hòa năm 2020 – 2022.................40

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 5


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Trụ sở làm việc của Điện lực Hiệp Hòa....................................................24
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Điện lực Hiệp Hoà .....................................................25
Hình 2.3. Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2022............................................... 35
Hình 2.4. Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2021 ..............................................35
Hình 2.5. Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2022 ..............................................34

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 6


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH ĐIỆN NĂNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá
trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, đánh giá các nguồn lực tiềm năng cần
khai thác ở doanh nghiệp.
Hoạt động nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh, bằng những phương pháp
riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật nhằm đến việc
phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong doanh
nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính
sách, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh hướng đến thị trường không phải nhằm xây dựng
những kế hoạch một cách máy móc, cứng nhắc mà là công cụ phục vụ cho những
quyết định ngắn hạn và dài hạn, đòi hỏi chủ động, linh hoạt ngay cả với các mặt
hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả đối với
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải
hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức
cạnh tranh vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo
cho đời sống của người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm
được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác
mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của
doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp
để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích
một cách toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức
cần thiết và quan trọng.
Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực
hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét việc
thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách
quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế
mạnh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ
quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, hoạt động cụ thể với sự tham
gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Phân tích cũng là công cụ
quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt động chung của
doanh nghiệp được nhịp nhàng và hiệu quả cao.
Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 7
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh
doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy
phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà đầu tư quyết định các đầu tư và
các dự án đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và
tính hiệu quả của công tác quản lý cũng như khả năng hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp đáp ứng những đòi hỏi này
của các nhà đầu tư.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nó có vai trò và tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt
động kinh doanh của mình. Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, từng khía
cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành
từng mặt.
Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan
trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của
nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh
nghiệp.
1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tổ chức công tác phân tích là một công việc hết sức quan trọng, nó sẽ quyết định
chất lượng và kết quả công tác phân tích. Thông thường việc phân tích được tiến
hành theo quy trình sau:

Hình 1.1. Quy trình phân tích hoạt động kinh doanh
1.3.1. Lập kế hoạch phân tích
Là xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích:
- Về nội dung phân tích cần xác định rõ các vấn đề cần phân tích. Có thể là toàn
bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là một khía cạnh nào đó của quá
trình kinh doanh. Đây là cơ sở để xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phân tích.
- Về phạm vi phân tích có thể toàn doanh nghiệp hoặc một vài đơn vị bộ phận
được chọn làm điểm để phân tích. Tùy theo yêu cầu và thực tiễn quản lý kinh doanh
mà xác định nội dung và phạm vi phân tích cho thích hợp.
- Về thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm thời gian chuẩn bị và thời
gian tiến hành phân tích.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 8


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Trong kế hoạch phân tích còn phân công trách nhiệm các bộ phận trực tiếp và
phục vụ công tác phân tích cùng các hình thức hội nghị phân tích nhằm thu thập
nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng và phát hiện đầy đủ tiềm năng cho việc phấn
đấu đạt kết quả cao trong kinh doanh.
1.3.2. Thu thập, kiểm tra và xử lý số liệu
Sau khi thu thập tài liệu cần tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của tài liệu bao gồm
tính pháp lý của tài liệu (trình tự lập, ban hành, cấp thẩm quyền ký duyệt….), nội
dung, phương pháp tính và ghi các con số, cách đánh giá đối với chỉ tiêu giá trị.
Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phân tích mà
còn cả các tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài liệu gốc.
1.3.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích
Tùy theo nội dung, nguồn tài liệu thu thập được là loại hình phân tích để xác định
hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích cho thích hợp.
Tùy theo phương tiện phân tích và trình độ sử dụng tài liệu phân tích, hệ thống chỉ
tiêu được thể hiện khác nhau: có thể bằng sơ đồ khối thường dùng trong chương
trình cho máy vi tính hay bảng phân tích hoặc biểu.
1.3.4. Báo cáo phân tích
Báo cáo phân tích thực chất là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những
tài liệu chọn lọc để minh họa rút ra từ quá trình phân tích. Khi đánh giá cần nêu rõ
cả thực trạng và tiềm năng cần khai thác. Cũng phải nêu phương hướng và biện
pháp cho kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo.
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN NĂNG VÀ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG
1.4.1. Đặc điểm về điện năng và kinh doanh điện năng
a. Đặc điểm của điện năng
Về mặt hàng hóa sản phẩm, điện năng là mặt hàng hóa đặc biệt trong việc kinh
doanh điện năng, điện năng là sản phẩm của quá trình lao động lao động nhưng điện
năng không nhìn thấy được, không lưu trữ được như các loại hàng hóa khác. Quá
trình sản xuất - truyền tải - phân phối - sử dụng điện xảy ra đồng thời từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ và luôn luôn có sự cân bằng giữa công suất phát và công suất
tiêu thụ.
Điện năng có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như than,
nước, năng lượng nguyên tử, mặt trời, gió, dầu mỏ, khí,…điện năng biến đổi thành
các dạng năng lượng như nhiệt năng, cơ năng, quang năng...để thỏa mãn nhu cầu
sản xuất và đời sống con người.
Nhu cầu sử dụng điện luôn luôn biến đổi tại mọi thời điểm, theo giờ, theo ngày,
theo tháng trong năm.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 9


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Quá trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải
thông qua một hệ thống bao gồm lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, các trạm
biến áp.
Trong quá trình sản xuất và phân phối điện luôn có một lượng điện năng bị tiêu
hao. Lượng điện tiêu hao này gọi là tổn thất điện năng kỹ thuật, nó bị mất đi một
cách vô ích trong quá trình truyền tải. Tổn thất điện năng trên đường dây tải điện,
trên đường dây phân phối điện, trong các máy biến áp,.... là khách quan và không
tránh khỏi trong quá trình cung ứng điện năng. Nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn
đến chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh điện năng.
Điện năng là sản phẩm vô hình, có yêu cầu đặc biệt an toàn về mặt kỹ thuật trong
quá trình sản xuất – truyền tải – tiêu thụ.
Quá trình kinh doanh điện năng là một quá trình cung cấp một loại sản phẩm vừa
mang tính hàng hóa vừa mang tính dịch vụ. Do đó, quá trình kinh doanh điện năng
phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng dùng điện là cung ứng đầy đủ, liên tục, an
toàn, đảm bảo chất lượng điện năng.
Ngoài ra trong kinh doanh điện năng phải lưu ý một số đặc điểm:
+ Đầu tư các công trình hệ thống điện (nguồn và lưới điện) đòi hỏi lượng vốn đầu
tư lớn của Nhà nước.
+ Giá điện do Nhà nước quy định, kể cả giá bán cho các công ty phân phối điện
đến giá mà các công ty phân phối điện được phép bán cho khách hàng.
b. Vai trò của điện năng và kinh doanh điện năng
Một trong số các cấu phần quan trọng của lĩnh vực năng lượng nói chung, ngành
điện Việt Nam trong những năm vừa qua đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao
của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đảm bảo phát triển theo định hướng
chính sách chung, hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành năng lượng nước nhà.
Bên cạnh mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện, cung cấp đủ điện cho các hoạt
động kinh tế - chính trị - xã hội với chất lượng tốt, an toàn, tin cậy, ngành điện Việt
Nam cũng hướng đến việc thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh.
Điện năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và phát triển kinh tế, tác động
trực tiếp đến sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, phát triển xã hội,
mở rộng và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, việc làm tác động đến mức sống, lối
sống của người dân và của toàn xã hội. Ngành năng lượng điện (ngành điện) được coi
như một ngành kinh tế tầng cơ sở đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 10


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

1.4.2. Quy trình kinh doanh điện năng


Theo sách giáo trình kinh doanh điện năng năm 2021 của Tập đoàn Điện Lực Việt
Nam, gồm các quy trình dưới đây:
a. Quy trình cấp điện
Quy trình này quy định giải quyết các thủ tục cấp điện cho khách hàng mua điện
với các Đơn vị Điện lực, bao gồm: Cấp điện mới, tách hộ sử dụng điện dùng chung
và thay đổi công suất đã đăng ký sử dụng.
b. Quy trình ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện
HĐMBĐ được thiết lập trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về
HĐMBĐ và các nội dung hai Bên mua, bán điện thỏa thuận và cam kết thực hiện.
HĐMBĐ được hai Bên mua, bán điện thỏa thuận ký kết, là văn bản pháp lý xác
định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa Bên bán điện và Bên mua điện
trong quá trình thực hiện các điều khoản về mua, bán điện theo quy định của pháp
luật.
c. Quy trình quản lý hệ thống đo đếm bán điện cho khách hàng
Quy trình này quy định việc quản lý hệ thống đo đếm điện năng mua bán giữa
khách hàng ký kết HĐMBĐ trực tiếp với các Đơn vị điện lực.
d. Quy trình ghi chỉ số công tơ
Quy trình ghi chỉ số công tơ là cơ sở để tính toán điện năng giao nhận, mua bán
được xác định thông qua chỉ số công tơ điện năng tác dụng (kWh), công tơ điện
năng phản kháng (kVArh), công tơ điện tử đa chức năng. Căn cứ kết quả ghi chỉ số
để: lập hoá đơn tiền điện; tổng hợp sản lượng điện giao nhận, tổng hợp sản lượng
điện thương phẩm và sản lượng điện của các thành phần phụ tải, tổng hợp sản lượng
điện dùng để truyền tải và phân phối (sản lượng điện tổn thất); phân tích hiệu quả
sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn ngành, tính toán tỷ lệ tổn thất điện năng
trong truyền tải và phân phối điện đồng thời quản lý và dự báo nhu cầu phụ tải.
e. Quy trình lập hóa đơn tiền điện
Hoá đơn tiền điện năng tác dụng và hoá đơn tiền công suất phản kháng (gọi chung
là hóa đơn tiền điện) là chứng từ pháp lý do bên bán điện lập, ghi nhận thông tin
bán điện theo quy định của pháp luật, là cơ sở để bên mua điện thanh toán tiền cho
bên bán điện và bên bán điện thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Việc lập hoá đơn tiền điện phải căn cứ vào: hợp đồng mua bán điện; biên bản treo
tháo các thiết bị đo đếm điện (công tơ, TU, TI...) hoặc biên bản nghiệm thu hệ thống
đo đếm điện năng; sổ GCS hoặc file dữ liệu GCS công tơ; quy định về giá bán điện,
thuế suất giá trị gia tăng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; các biên bản
truy thu, thoái hoàn hoặc bồi thường về sự cố hệ thống đo đếm (TU, TI, công tơ
cháy, hỏng, không chính xác), các trường hợp vi phạm sử dụng điện (nếu có).

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 11


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

f. Thu và theo dõi nợ tiền điện


Công tác thu và theo dõi nợ các khoản tiền bao gồm: Tiền điện năng tác dụng, tiền
công suất phản kháng, tiền thuế GTGT; tiền lãi do chậm trả hoặc do thu thừa tiền
điện, tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt do vi phạm HĐMBĐ, được gọi chung là
công tác thu và theo dõi nợ tiền điện.
g. Quy trình giao tiếp với khách hàng sử dụng điện
Quy trình này quy định việc giao tiếp với khách hàng.Trong quy trình này, khách
hàng sử dụng điện bao gồm: Các tổ chức, cá nhân ký HĐMBĐ trực tiếp với các
Đơn vị điện lực trong EVN, hoặc tuy không trực tiếp ký HĐMBĐ nhưng có những
vấn đề phải giải quyết liên quan đến việc sử dụng điện từ hệ thống điện do các Đơn
vị điện lực của EVN quản lý.
h. Quy trình lập báo cáo kinh doanh điện năng
Báo cáo kinh doanh điện năng là văn bản thể hiện kết quả kinh doanh điện năng
của các TCTĐL. Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
và các chỉ tiêu kinh doanh điện năng, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm đáp ứng
yêu cầu quản lý của EVN và của Nhà nước.
i. Quy định quản lý hệ thống đo đếm tại các vị trí ranh giới giao nhận điện
Quy định này quy định trách nhiệm và các công việc liên quan của các đơn vị trực
thuộc, công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ trong việc đầu tư lắp đặt,
phối hợp QLVH HTĐĐ và thực hiện giao nhận điện năng tại các vị trí ranh giới
giao nhận điện: giữa Công ty phát điện và NPT, giữa Công ty phát điện và TCTĐL,
giữa NPT và TCTĐL, giữa các TCTĐL. Quy định này là cơ sở để các đơn vị thực
hiện thỏa thuận lắp đặt, QLVH HTĐĐ và giao nhận điện năng với các Công ty cổ
phần có vốn góp của EVN, Công ty ngoài EVN có thực hiện mua bán điện năng với
EVN.
k. Quy định công tác dịch vụ khách hàng khi ngừng, giảm cung cấp điện
Ngừng, giảm cung cấp điện đối với mọi khách hàng sử dụng điện thuộc các thành
phần phụ tải: sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ,...trừ các khách hàng sử dụng điện quan
trọng theo danh sách được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Ưu tiên cấp điện cho các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng tại địa phương (ví
dụ: Bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển
sinh đại học...) và các sự kiện khác cần phải đảm bảo ưu tiên theo chỉ đạo của chính
quyền địa phương từ cấp quận/ huyện trở lên.
Phương án ngừng, giảm cung cấp điện, thời gian ngừng, giảm cung cấp điện phải
phù hợp với từng đối tượng khách hàng, có cân nhắc đến đặc điểm sinh hoạt của
người dân, đặc thù công nghệ dây chuyền sản xuất, dịch vụ, tính thời vụ của cây
trồng vật nuôi tại địa phương nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do gián đoạn cung cấp điện
và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 12


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

l. Quy định chăm sóc khách hàng dùng điện qua hình thức tin nhắn SMS
Quy định này qui định nội dung, cú pháp, tần suất, đầu số nhắn tin chăm sóc
khách hàng sử dụng điện qua hình thức SMS và là cơ sở để các đơn vị xây dựng
quy trình nhắn tin cụ thể áp dụng trong đơn vị.
m. Quy trình tổ chức và hoạt động dịch vụ bán lẻ điện năng
Quy định này quy định về tổ chức và hoạt động dịch vụ bán lẻ điện năng trong
EVN được áp dụng tại các địa phương, nơi các TCTĐL là đơn vị thành viên của
EVN quản lý trực tiếp và bán lẻ điện năng đến các khách hàng sử dụng điện ở các
khu vực có đủ các điều kiện phù hợp để thực hiện “Dịch vụ bán lẻ điện năng”.
Tổ chức và hoạt động dịch vụ bán lẻ điện năng được thực hiện dưới hình thức hợp
đồng dịch vụ, trong đó các TCTĐL thuê Bên nhận làm dịch vụ thực hiện một số
công việc thuộc nội dung của hoạt động quản lý kinh doanh điện năng và vận hành
lưới điện hạ áp trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN
NĂNG
1.5.1. Điện năng thương phẩm ( A¿¿ tp)¿
Yếu tố chính quyết định thành công của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện
năng đó chính là điện năng thương phẩm. Điện năng thương phẩm trong kỳ (tháng,
quý, năm) là tổng điện năng bán cho toàn bộ khách hàng của đơn vị trong kỳ đó. Do
đó để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh điện
năng thì doanh nghiệp phải nâng cao được tỷ lệ điện năng thương phẩm.
Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh điện năng thương phẩm thực tế so
với kế hoạch được giao của đơn vị. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu điện năng
thương phẩm như: Quá tải ở các đường dây, sự cố, hỏng hóc của các thiết bị, cắt
điện để sửa chửa, cắt điện do quá tải,…Do đó nếu đơn vị làm giảm được yếu tố này
sẽ nâng cao chất lượng điện năng thương phẩm, phục vụ khách hàng được tốt hơn,
nâng cao uy tín của đơn vị.
Điện năng thương phẩm càng cao thì doanh thu và lợi nhuận càng cao chứng tỏ
doanh nghiệp kinh doanh và bán điện có hiệu quả.
1.5.2. Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng:
TR = P × Q (1.1)
Trong đó:
TR: Doanh thu
P: Giá bán điện.
Q: Sản lượng điện thương phẩm
Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 13
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

1.5.3. Giá bán điện bình quân


Giá bán điện bình quân trong thời kỳ là giá bán trung bình của lượng điện thương
phẩm trong thời kỳ đó. Giá bán điện bình quân được xác định theo công thức sau:
TR Doanh thu tiền điện
Gbq= = (1.2)
∑ Ai Tổng điệnnăng thương phẩm

Trong đó: TR: Doanhthu tiền điện


Ai :Tổng điệnnăng thương phẩm
Giá bán là một trong những nhân tố quan trọng quyết định doanh thu đặc biệt
trong kinh doanh điện năng thì việc áp giá phải đúng cho từng mức, đối tượng tiêu
thụ điện theo quy định của nhà nước không những mang lại lợi ích cho Điện lực mà
còn mang lại công bằng cho người sử dụng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu bán giá điện bình quân:
- Giá bán điện thương phẩm (thường thì yếu tố này không ảnh hưởng vì giá bán
điện thường cố định trong thời gian dài).
- Cấu trúc các thành phần điện thương phẩm.
1.5.4. Chỉ tiêu tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng được chia làm ba loại:
- Tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất: Đây là lượng điện năng tiêu hao
ngay tại nhà máy điện, nó được xác định bởi lượng chệnh lệch điện năng phát ra
tại đầu cực của máy phát điện với điện năng đưa lên lưới truyền tải và điện năng
phục vụ cho quá trình sản xuất điện. Lượng điện năng tổn thất này phát sinh là do
quá trình truyền dẫn điện trong nhà máy phát điện và do việc điều độ hệ thống điện
không đồng bộ, hợp lý.
- Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối: Đây là lượng điện năng
tiêu hao và thất thoát trong quá trình đưa điện năng từ nhà máy điện đến các
hộ dùng điện. Nó do các nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự nhiên, môi trường,
yêu cầu kỹ thuật, công nghệ) và chủ quan (trình độ quản lý) gây nên. Tổn thất điện
năng trong quá trình truyền tải và phân phối có thể chia làm hai loại sau:
- Tổn thất kỹ thuật: Là tổn thất điện năng do nguyên nhân về mặt kỹ thuật, công
nghệ gây ra trong quá trình truyền tải, phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến các
phụ tải điện.
Tổn thất kỹ thuật trong mạng lưới điện đặc biệt quan trọng bởi vì nó dẫn tới tăng
vốn đầu tư để sản xuất và truyền tải điện năng cũng như chi phí về nhiên liệu. Tổn
thất kỹ thuật được xác định theo các thông số chế độ và các thông số trong phần
tử mạng lưới điện.
Tổn thất kỹ thuật bao gồm:

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 14


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

- Tổn thất điện năng do đốt nóng các dây dẫn trong mạng điện.
- Tổn thất điện năng trong máy biến áp.
- Tổn thất khác bao gồm như (tiếp xúc, dò điện,..…)
Tổn thất kỹ thuật là một yếu tố khách quan, chúng ta chỉ có thể giảm thiểu được tổn
thất kỹ thuật chứ không thể loại bỏ được hoàn toàn tổn thất kỹ thuật. Tổn thất kỹ thuật
cao hay thấp do mức độ hiện đại, đồng bộ, hợp lý của tốc độ sản xuất, truyền tải, phân
phối điện năng và trình độ vận hành, quản lý hệ thống này quyết định.
Tổn thất thương mại: Là tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối
điện năng, do sự không hoàn thiện của hệ thống đo đếm điện năng. Sai số của các
thiết bị dùng để đo đếm điện năng, do công tác quản lý còn sơ hở dẫn đế thất thu
tiền điện, do khách hàng còn gian lận, vi phạm quy chế sử dụng điện.
Tổn thất thương mại phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
điện, trình độ quản lý càng cao thì tổn thất thương mại càng thấp. Mục tiêu của các
doanh nghiệp này là phấn đầu đưa tổn thất thương mại về gần bằng không.
- Tổn thất điện năng ở khâu tiêu thụ: Đây là lượng điện năng tiêu hao và thất thoát
trong quá trình sử dụng các thiết bị điện của khách hàng.nĐiều đó được quyết định
bởi mức độ hiện đại, tiên tiến và công nghệ của các thiết bị điện cũng như trình độ
vận hành, sử dụng các trang thiết bị điện đó của khách hàng.
Để xác định mức tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện
năng, người ta sử dụng kết hợp một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm:
Lượng điện năng tổn thất: Là chỉ tiêu xác định mức độ tổn thất điện năng dưới
dạng số tuyệt đối. Nó được xác định bằng số kWh điện chênh lệch giữa tổng sản
lượng điện nhận và tổng lượng điện thương phẩm, bán cho khách hàng dùng điện
trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Đây là sản lượng điện do các
nhà máy điện sản xuất ra cung cấp cho lưới điện (sau khi đã trừ đi sản lượng điện
bán ra hàng tháng) và được xác định trên công tơ đầu nguồn của các Công ty truyền
tải hiện nay của các Công ty Điện lực.
Lượng điện năng tổn thất cho chúng ta thấy quy mô của tổn thất điện năng
và cơ sở để xác định giá trị của tổn thất điện năng.
Tỷ lệ tổn thất điện năng: Tỷ lệ tổn thất điện năng là chỉ tiêu xác định mức độ tổn
thất điện năng ở dạng số tương đối. Nó được xác định bằng tỷ số (%) giữa lượng
điện năng tổn thất và tổng sản lượng điện trong cùng một khoảng thời gian
nhất định.
Tỷ lệ tổn thất điện năng phản ánh mức độ tiêu hao, thất thoát điện năng trong
quá trính truyền tải, phân phối so với sản lượng điện đầu nguồn nhận vào lưới
điện. Nó cho thấy với 1kWh điện đầu nguồn (mua vào) thì trong quá trình
truyền tải, phân phối sẽ bị tổn thất bao nhiêu và bán ra cho khách hàng được
bao nhiêu kWh.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 15


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Tỷ lệ tổn thất điện năng là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng phản ánh hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, các doanh nghiệp này
luôn phấn đấu, tìm mọi biện pháp và đặt mục tiêu giảm tổn thất điện năng là nhiệm
vụ hàng đầu.
A đn− Atp
∆ A=
A đn
(1.3)
Trong đó:
- ∆ A: Tỷ lệ tổn thất (%).
- Ađn: Điện năng đầu nguồn (kWh)
- Atp: Điện năng thương phẩm (kWh)
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.6.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp này chỉ được sử dụng ở các thời kỳ so sánh có điều kiện hoạt động
tương tự. Để phương pháp này phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong quá
trình phân tích cần thực hiện đầy đủ ba bước sau:
Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh
Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tuỳ theo mục
tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh phù hợp.
 Kỳ gốc là kỳ năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đối tượng
phân tích
 Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấp hành
các định mức đề ra có đúng theo dự kiến không.
 Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): Muốn
thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng thị trường của doanh
nghiệp.
 Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hoạch toán hay kỳ
báo cáo.
Bước 2: Điều kiện so sánh được
Để so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem ra so sánh
phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian:
Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hoạch
toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, cùng năm, quý,….) và phải đồng nhất trên cả
ba mặt:
 Cùng phản ánh nội dung kinh tế
 Cùng phương pháp tính toán
 Cùng một đơn vị đo lường.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 16


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế phải được quy đổi về cùng quy mô tương tự
nhau (cụ thể cùng một cùng một phân xưởng, bộ phận, một ngành,….)
Bước 3: Kỹ thuật so sánh
Để đáp ứng các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh
sau:
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của
các chỉ tiêu kinh tế.
1.6.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định
để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích (đối
tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong những lần thay thế.
Bước 1: Xác định công thức
Là thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích quan
một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân số ảnh hưởng đến chỉ tiêu
phân tích
Chẳng hạn:
Doanh thu = Giá bán x Sản lượng điện tiêu thụ
Doanh thu là chỉ tiêu phân tích, giá bán và sản lượng điện tiêu thụ là các nhân tố
ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích
So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được chính là đối tượng phân tích.
Giả sử: Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng
đến chỉ tiêu phân tích.
Thể hiện bằng phương trình: Q = a.b.c
Đặt Q1: chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1=a1 b 1 c 1
Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0=a0 b0 c 0
Q1−Q0 =a1 b1 c 1−a0 b 0 c 0 = mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là
đối tượng cần phân tích.
Bước 3. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Thực hiện theo các trình tự thay thế (lưu ý nhân tố thay thế ở bước trước phía
được giữ nguyên cho bước sau thay thế)
Thay thế bước 1 (cho nhân tố a)
a 0 b 0 c 0 được thay thế bằng a 1 b 0 c 0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là:
∆ a=a1 b 0 c 0−a0 b 0 c 0

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 17


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Thay thế bước 2 (cho nhân tố b)


a 1 b 0 c o được thay thế bằng a 1 b 1 c 0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là:
∆ b=a1 b 1 c 0−a1 b0 c 0
Thay thế bước 3 (cho nhân tố c)
a 1 b 1 c 0 được thay thế bằng a 1 b 1 c 1
∆ c=a1 b1 c 1−a1 b1 c 0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆ a+∆ b +∆ c=∆ Q
Bước 4. Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố
Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để khắc
phục những điểm, thiếu sót để kỳ sau thực hiện tốt hơn.
1.6.3. Phương pháp hồi quy
Trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực khác, hồi quy là
phương pháp phân tích đầy sức mạnh và không thể thay thế, là phương pháp thống
kê toán dùng để ước lượng, dự báo những sự kiện xảy ra trong tương lai dựa vào
quy luật quá khứ.
a. Phương pháp hồi quy đơn
Còn gọi là hồi quy đơn biến, dùng để xét quan hệ tuyến tính giữa một biến kết quả
và một biến giải thích (nếu giữa chúng có quan hệ nhân quả). Trong phương trình
tuyến tính, một biến gọi là biến phụ thuộc, một biến kia là tác nhân gây sự biến đổi,
gọi là biến độc lập.
Phương pháp hồi quy đơn biến (đường thẳng) có dạng tổng quát:
Y = a + bX
Trong đó:
Y: biến số phụ thuộc.
X: biến cố độc lập.
a: tung độ.
b: hệ số góc.
Y trong phương trình trên được hiểu là Y ước lượng.
Căn cứ vào công thức phân tích kết hợp với sản lượng dịch vụ sản xuất cung cấp,
có thể xây dựng kế hoạch phân tích chi phí hoạt động kinh doanh tương ứng, với
từng mức hoạt động.
b. Phương pháp hồi quy bội
Còn gọi là phương pháp hồi quy đa biến, dùng phân tích quan hệ giữa nhiều biến
độc lập (tức biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến phụ thuộc (biến
phân tích hay biến kết quả).
Trong thực tế có nhiều bài toán kinh tế – vả lĩnh vực kinh doanh và kinh tế học,
phải cần đến phương pháp hồi quy đa biến.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 18


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính:


Y = b 0+ b1 X 1+ b2 X 2 +… bi X i +… b n X n +c
Trong đó:
Y: biến số phụ thuộc (kết quả phân tích)
b 0 : tung độ góc
b i: các tung độ của phương trình theo các biến X i
X i :: các biến số (các nhân tố ảnh hưởng)
e: các sai số
Bảng 1.1. Tổng hợp các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
TÊN ĐẶC ĐIỂM
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Phương Đây là phương pháp ít khó khăn Phải đảm bảo các chỉ tiêu so
pháp so về mặt kỹ thuật, vì nó không cần sánh phải cùng tính chất, đơn vị
sánh thiết phải xây dựng các công thức đo, cùng phương pháp tính toán.
hoặc mô hình tính toán, mà dựa Đây được xem là phương pháp
vào sự hiện diện của các số liệu khả thi nhất nhằm phân tích hoạt
thực tế đã thu thập được. Phương động kinh doanh điện năng trong
pháp này có sự đánh giá về giá trị các công ty điện lực hiện nay.
thực tế, vì vậy dễ dàng thuyết
phục được mọi người khi đọc bản
báo cáo.
Phương Là phương pháp đơn giản, dễ Khi xác định ảnh hưởng của
pháp thay hiểu, dễ tính toán, phương pháp nhân tố nào phải giả định các
thế liên này có thể chỉ rõ mức độ ảnh nhân tố khác không đổi, nhưng
hoàn hưởng của các nhân tố qua đó trong thực tế có trường hợp các
phản ánh được nội dung bên nhân tố đều cùng thay đổi.
trong của hiện tượng kinh tế. Khi sắp xếp trình tự các nhân
tố, nhiều trường hợp để phân biệt
được nhân tố nào là số lượng,
nhân tố nào là chất lượng là vấn
đề không đơn giản. Nếu phân biệt
sai thì việc sắp xếp và kết quả
tính toán các nhân tố cho ta kết
quả không chính xác.
Phương Phương pháp hồi quy có ưu Việc xây dựng được dạng phương
pháp hồi điểm là dự báo tương đối chính trình hồi quy là hết sức khó khăn và
quy xác kết quả kinh doanh điện năng phức tạp.
của công ty dựa vào những kết Phương pháp này khó thực hiện
quả kinh doanh trước đây. trong thực tế.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 19


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng khác nhau.
Trong phạm vi của đồ án tốt nghiệp này, phương pháp so sánh phù hợp để vận dụng
và tính toán chỉ tiêu chương II.

1.7. MÔ HÌNH SWOT


1.7.1. Khái niệm
Phân tích mô hình SWOT (SWOT Analysis) là 1 phương pháp quan trọng trong
kế hoạch kinh doanh và quản lý, giúp tổ chức hoặc cá nhân đánh giá tổng quan về
tình hình của họ bằng cách xác định các yếu tố nội bộ (Strengths và Weaknesses) và
yếu tố bên ngoài (Opportunities và Threats) ảnh hưởng đến 1 dự án, sản phẩm, tổ
chức hoặc quyết định cụ thể.
1.7.2. Những thành phần trong mô hình SWOT
- Strength: điểm mạnh: là lợi thế riêng của doanh nghiệp. Đây phải là những đặc
điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh
tranh.
- Weaknesses (điểm yếu): là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp đang có.
- Opportunities (cơ hội): những tác động từ môi trường bên ngoài sẽ hỗ trợ việc
kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Threats (thách thức): yếu tố bên ngoài gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá
trình phát triển dự án kinh doanh.
1.7.3. Ý nghĩa của việc sử dụng mô hình SWOT
Việc sử dụng mô hình SWOT có nhiều ý nghĩa quan trọng trong quản lý và kế
hoạch kinh doanh, giúp cải thiện quyết định chiến lược và quản lý tổ chức, giúp tận
dụng cơ hội, đối phó với rủi ro và tối ưu hóa sức mạnh của doanh nghiệp:
- Đánh giá tổng quan: SWOT giúp tổ chức có cái nhìn tổng quan về tình hình của
họ, giúp xem xét các yếu tố nội bộ (sức mạnh và yếu điểm) và yếu tố bên ngoài (cơ
hội và rủi ro) gây ảnh hưởng.
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu: SWOT giúp xác định những điểm mạnh và
điểm yếu nội tại của tổ chức hoặc cá nhân, biết được nơi họ đang đứng và những gì
họ có thể tận dụng hoặc cải thiện.
- Tận dụng cơ hội: Bằng việc xác định và đánh giá các cơ hội trong môi trường,
SWOT giúp tổ chức hoặc cá nhân tìm kiếm những cách để phát triển và mở rộng.
- Đối phó rủi ro: SWOT cung cấp cơ sở cho việc phát triển chiến lược. Dựa trên
thông tin từ phân tích SWOT, người quản lý và nhà kinh doanh có thể xác định
chiến lược để tận dụng sức mạnh và cơ hội, đối phố với điểm yếu và rủi ro.
- Hỗ trợ ra quyết định: SWOT cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định, giúp
đưa ra lựa chọn có cơ sở và dựa trên dữ liệum thay vì dựa vào cảm tính hoặc quyết
định đơn thuần dựa trên trực giác.
Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 20
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

- Theo dõi và đánh giá: SWOT không chỉ hữu ích trong việc lập kế hoạch, mà còn
trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất sau khi chiến lược đã được triển khai, giúp
đo lường tiến trình phát triển và điều chỉnh chiến lược nếu cần.
1.7.4. Cách phân tích và lập chiến lược SWOT
Bước 1. Thiết lập bảng ma trận phân tích SWOT
Thiết lập một bảng phân tích SWOT bao gồm các thành phần S, W, O, T, SO,
WO, ST, WT rồi sắp xếp các yếu tố này ở vị trí hợp lý. Điều này giúp mỗi cá nhân
có cái nhìn trực quan, dễ dàng kết hợp và tạo chiến lược hợp lý.
Bước 2. Phát triển thế mạnh
Muốn chiến lược phát triển những điểm mạnh một cách tối ưu nhất, cần nghiên
cứu kỹ lưỡng để lựa chọn các điểm và cơ hội thích hợp với nhau.
Bước 3. Xác định và ngăn chặn rủi ro
Khi đã xác định được những rủi ro, thách thức tiềm ẩn cần phải ngăn chặn hoặc
chuyển hóa nó thành cơ hội, thông qua nguồn lực và thế mạnh có sẵn trong doanh
nghiệp.
Bước 4. Nắm bắt và tận dụng cơ hội
Tận dụng và khai thác các yếu tố là cách hiệu quả để giải quyết những điểm yếu
của doanh nghiệp. Bước lựa chọn này khá quan trọng và có tác động thay đổi một
phần trong chiến lược kinh doanh của tổ chức, chi phí bỏ ra để cải thiện một vấn đề
nào đó cũng không nhỏ.
Bước 5. Loại bỏ các mối đe dọa
Loại bỏ các mối đe dọa cho doanh nghiệp là việc dự đoán các rủi ro, sự cố có thể
xảy ra vì những điểm yếu chưa được khắc phục. Luôn thành thật đối với vấn đề và
giải quyết nó sớm nhất có thể để giảm thiểu những tác động tiêu cực xảy đến với
doanh nghiệp.
1.7.5. Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT
Ưu điểm:
- Không tốn bất kỳ chi phí nào: Chỉ cần phải tiêu tốn chất xám và công sức mà
không cần bỏ ra bất kỳ khoản tiền nào. Đây là ưu điểm cực lớn của mô hình SWOT,
rất hợp lý cho các doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường bởi vì không cần bỏ
chi phí thuê chuyên gia mà vẫn có thể tự mình tìm hiểu, thu thập thông tin từ các
nguồn khác.
- Kết quả quan trọng: Kết quả thu được từ mô hình SWOT là rất quan trọng và có
thể giúp ích cho tất cả các đối tượng muốn nắm bắt một cách tổng quát về điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Kết
quả đó là tiền để cho các kế hoạch được triển khai thành công trong tương lai.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 21


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

- Đột phá ý tưởng mới: Phân tích mô hình SWOT đem lại rất nhiều ý tưởng đột
phá kinh doanh. Khi nhìn một cách tổng quan tất cả các yếu tố thì bạn có thể nghĩ ra
những ý tưởng mới lạ, độc đáo một cách dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
- Kết quả phân tích chưa chuyên sâu: Các kết quả được đưa ra từ mô hình SWOT
thường khá đơn giản. Vì vậy, những phân tích thường chưa được sâu sắc, chưa thể
hiện đầy đủ các khía cạnh khiến cho việc đề xuất phương pháp và đi vào triển khai
đôi khi không hiểu quả.
- Phân tích chủ quan: Phân tích SWOT có một nhược điểm khá lớn đó là thường
mang tính chủ quan mà thiếu xem xét đến các yếu tố khách quan hay nhiều vấn đề
thực tế khác. Đôi khi người lập mô hình sẽ phân vân và không chắc chắn với những
yếu tố mình đưa ra vì không biết nó có thật sự đúng với hiện thực hay không.
- Không đưa ra hành động cụ thể: Vì mô hình SWOT chỉ đưa ra một sự khái quát
về tình hình của cá nhân, tổ chức mà chưa khai thác sâu. Thế nên, các phương pháp
và hành động đưa ra thường chung chung và không được cụ thể lắm.
- Cần thực hiện nghiên cứu bổ sung: Một điều chắc chắn là nếu muốn lập một kế
hoạch hoàn chỉnh thì bạn không nên chỉ dựa vào mô hình SWOT mà còn phải thực
hiện các nghiên cứu khác. Ví dụ nghiên cứu hành vi, nhu cầu khách hàng, thói quen
mua sắm thông qua các cuộc khảo sát định tính, nắm bắt tình hình thực tế.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 22


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

TÓM TẮT CHƯƠNG I


Như vậy, trong nội dung chương I đồ án đã đưa ra được cơ sở lý thuyết về phân tích
kinh doanh điện năng. Đây là cơ sở tiền đề để chương II lựa chọn và áp dụng để phân
tích hoạt động kinh doanh tại đơn vị thực tập. Bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
- Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh, nêu ra vai trò của phân tích
hoạt động kinh doanh điện năng.
- Quy trình phân tích hoạt động kinh doanh
- Đặc điểm về điện năng và kinh doanh điện năng
- Vai trò của điện năng và kinh doanh điện năng
- Quy trình kinh doanh điện năng
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh điện năng gồm: Điện năng thương
phẩm, doanh thu, giá bán điện bình quân và tổn thất điện năng
- Đưa ra các phương pháp thường sử dụng để phân tích hoạt động kinh doanh
gồm phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp hồi
quy.
Ngoài ra, lý thuyết mô hình phân tích SWOT sẽ giúp đưa ra đánh giá khách
quan cho Điện lực Hiệp Hòa về ưu, hạn chế tại chương II.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 23


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC HIỆP HOÀ GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN 2022
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN LỰC HIỆP HÒA
2.1.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
Điện lực Hiệp Hòa là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Bắc Giang, được thành lập
và đi vào hoạt động từ đầu năm 1994. Tính đến nay, đơn vị đã có 20 năm xây dựng và
trưởng thành. Cùng với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác, Điện lực Hiệp Hòa đã có
những bước phát triển vững vàng và cũng đang đứng trước không ít khó khăn.

Hình 2.1. Trụ sở làm việc của Điện lực Hiệp Hòa

Địa chỉ: đường Đoàn Xuân Lôi, khu dân cư Đức Thắng, Thị Trấn Thắng, Hiệp
Hoà, Bắc Giang.

Tổng đài CSKH: 19006769

Fax: 02043.844.935

Giám đốc: Lại Xuân Phượng

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Ban Giám đốc: Giám đốc, 2 Phó Giám đốc, gồm Phó Giám đốc Kỹ thuật và Phó
Giám đốc kinh doanh;

04 phòng chuyên môn: Phòng Tổng hợp, phòng Kế hoạch, Kỹ thuật và An toàn,
phòng Kinh doanh, phòng Tài chính kế toán.

02 tổ chuyên môn trực thuộc Ban Giám đốc: Tổ trực vận hành lưới điện, tổ Kiểm
tra, giám sát, mua bán điện.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 24


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

04 Đội sản xuất: Đội sản xuất 1, đội sản xuất 2, đội sản xuất 3, đội sản xuất 4.

01 tổ trực thuộc phòng Kinh doanh: Tổ Giao dịch khách hàng.

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Điện lực Hiệp Hoà

Chú thích: ---> Chiều chỉ đạo phụ trách, phân phối

_____________Quan hệ trực tiếp

.........................Quan hệ phối hợp

Đưa ra nhận xét và phân tích:

Nhìn chung, mô hình tổ chức của Điện lực Hiệp Hoà sẽ phân theo 2 hướng chính,
quan hệ trực tiếp và quan hệ phân phối. Với 2 chiều phân công công việc là chiều chỉ
đạo phụ trách và chỉ đạo phân phối. Mỗi phòng ban sẽ có vai trò nhất định trong bộ
máy của Điện lực, giúp cho cơ quan hoạt động ổn định, tránh trường hợp công việc
không được phân bổ đều cho các phòng. Đứng đầu sẽ là giám đốc, phân nhánh trực
tiếp xuống phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh. Tiếp đến sẽ là các
phòng ban như kinh doanh, tổng hợp, tài chính, kế toán và 1 số phòng ban khác. Đơn
vị nhận trực tiếp nhiệm vụ sẽ là các đội sản xuất 1;2;3;4 và tổ giao dịch khách hàng.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 25


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Đây là dạng sơ đồ tổ chức khá cơ bản và quen thuộc của các cơ quan đơn vị hành
chính trong Điện lực. Mô hình này nhìn tổng thể khá dễ hình dung và hiểu. Cách
thức hoạt động dễ dàng và hiệu quả. Các phòng ban dễ dàng nắm rõ được vai trò và
vị trí của mình trong đơn vị.
Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức của Điện lực Hiệp Hoà là cơ cấu trực tuyến chức năng,
các trưởng phòng chức năng tham mưu cho giám đốc các lĩnh vực kinh doanh kỹ
thuật vật tư…. Phương thức này giúp giảm bớt gánh nặng quản ý cho người lãnh
đạo cao nhất, nhờ đó mà giám đốc có thể nắm rõ tình hình từ các trưởng phòng tạo
một cái nhìn bao quát toàn bộ công việc nắm rõ được tình hình tổn thất từ đó đưa ra
được các sách lược phù hợp để đem lại hiệu quả làm việc cao nhất cho Điện lực
Hiệp Hoà.
Nhược điểm: Khi thực hiện cơ cấu này dễ phát sinh những ý kiến tham mưu, đề
xuất khác nhau không thống nhất giữa các bộ phận chức năng dẫn tới việc nhàm
chán và xung đột giữa các đơn vị cá thể tăng. Các đường liên lạc qua tổ chức có thể
trở lên rất phức tạp. Vì vậy khó phối hợp được các hoạt động của những lĩnh vực
chức năng khác nhau đặc biệt là nếu tổ chức phải luôn điều chỉnh với các thay đổi
bên ngoài.
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Điện lực Hiệp Hòa
Chức năng
Là bộ phận quản lý vận hành lưới điện, thiết bị điện, kinh doanh điện năng và
DVKH, các hoạt động kinh doanh khách (theo phân cấp của các Công ty) trên địa
bàn được quản lý; quản lý vận hành và khai thác hệ thống máy tính trang thiết bị tại
Điện lực hệ thống cáp viễn thông và CNTT phục vụ SXKD đảm bảo hiệu quả; tham
gia công tác quy hoạch và phát triển lưới điện trên địa bàn; xây dựng và củng cố tốt
mối quan hệ với chính quyền địa phương các cấp để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính
trị tại địa phương.
Nhiệm vụ
Kinh doanh bán điện và DVKH trên địa bàn được quản lý theo quy định của pháp
luật và các quy chế quản lý nội bộ của EVN, EVNNPC, Công ty và Điện lực;
Quản lý, vận hành, sửa chữa, kiểm tra kỹ thuật hệ thống lưới điện phân phối của
địa bàn được giao theo quy định của pháp luật và các quy chế quản lý nội bộ của
EVN, EVNNPC, Công ty và Điện lực;
Phối hợp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, phát triển lưới
điện, phát triển khách hàng theo phân công, phân cấp của EVN, EVNNPC, Công ty.
Chuẩn bị sản xuất và nghiệm thu, bàn giao theo phân cấp của EVNNPC, Công ty
đối với các công trình mới được đưa vào vận hành;
Quản lý vận hành các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà trong địa bàn quản lý
(nếu có) theo phân công, phân cấp của EVNNPC, Công ty; Quản lý vận hành, sửa
chữa hệ thống CNTT, hệ thống viễn thông dùng riêng (VTDR) trên địa bàn quản lý

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 26


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

(nếu có) theo phân công, phân cấp của EVNNPC, Công ty; Tổ chức tuyên truyền,
hướng dẫn khách hàng về tiết kiệm điện, an toàn sử dụng điện, an toàn hành lang
lưới điện và sử dụng điện đúng pháp luật, đúng hợp đồng đã ký kết.
2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ một số phòng ban

Phòng tổng hợp:

Tham mưu và thực hiện công tác văn thư, quản trị, tổ chức cán bộ, đào tạo, thi
đua, khen thưởng, thanh tra, bảo vệ, Công nghệ thông tin và công tác y tế. Quản lý
và thực hiện công tác hành chính, văn thư.
Quản lý và sử dụng con dấu của bộ phận và các dấu chức danh theo quy định;
Vận hành chương trình quản lý văn bản E-Office với chức năng là văn thư ĐHH và
chức năng của phòng chuyên môn.
Theo dõi và lập danh sách đề nghị PCBG cấp, đổi thẻ chức danh cho CBCNV.
Làm đầu mối tổ chức đón tiếp khách và các đoàn đến làm việc, công tác với ĐHH;
làm công tác chuẩn bị cho các hội nghị, cuộc họp, hội thảo, các lớp bồi huấn, tập
huấn.....
Công tác phục vụ, quản trị và đời sống; Công tác tổ chức bộ máy, tổ chức quản
lý; Tham mưu cho Giám đốc ĐHH trình PCBG thông qua cơ cấu tổ chức quản lý và
quyết định thành lập, sát nhập, tổ chức lại các Phòng chức năng, Đội sản xuất, Tổ
trực vận hành lưới điện, Tổ Kiểm tra giám sát mua bán điện và Tổ Giao dịch khách
hàng; Tham mưu cho Giám đốc ĐHH trong việc thực hiện việc thành lập, giải thể,
sát nhập, chia tách các tổ/nhóm sản xuất trong ĐHH theo quy chế phân cấp quản lý;
Làm đầu mối ban hành các quy định nội bộ ĐHH; Làm đầu mối ra các quyết định
thành lập các Hội đồng, Tiểu Ban chỉ đạo, Tổ công tác …theo quy chế phân cấp
quản lý Công tác cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi huấn; Quản lý lao động; Công tác thi đua, khen thưởng,
kỷ luật; Công tác ISO; Công tác triển khai và áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu
chuẩn 5S; Công tác văn hoá doanh nghiệp; Công tác y tế, đời sống xã hội; Công
tác thanh tra; Công tác pháp chế; Công tác phòng chống tham nhũng; Công tác
bảo vệ; Công tác công nghệ thông tin;
Phòng Kế hoạch – kỹ thuật và An toàn:
Tham mưu giúp Giám đốc ĐHH thực hiện công tác lập, triển khai kế hoạch sản
xuất kinh doanh của ĐHH; Công tác lập, khiển khai kế hoạch SXKD: Kế hoạch
SXKD điện hàng năm, kế hoạch SCL (xếp theo thứ tự ưu tiên để PCBG xem xét,
phê duyệt), kế hoạch vật tư cho phát triển khách hàng, kế hoạch vật tư cho phát
triển khách hàng, kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động bao gồm các nội dung theo
ưuy định hiện hành, kế hoạch đầu tư xây dựng, thực hiện đôn đốc, kiểm tra tiến
độ, chất lượng thực hiện các Quyết định, giấy giao nhiệm vụ của các bộ phận
thuộc ĐHH.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 27


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Công tác quản lý vật tư; Công tác sửa chữa lớn và thường xuyên; Công tác
quản lý kỹ thuật; Công tác xử lý sự cố và điêfu tra xử lý sự cố; Công tác đảm bảo
chất lượng điện và giảm tổn thất điện năng.
Công tác nghiệm thu đưa công trình mới vào vận hầnh và nghiệm thu sau đại
thu, sửa chữa; Công tác An toàn – Bảo hộ lao động – Vệ sinh lao động; Công tác
bảo vệ an toàn hành lang lưới điện;
Phòng Kinh doanh:
Tham mưu cho Giám đốc ĐHH thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác kinh
doanh, dịch vụ khách hàng theo đúng Quy trình kinh doanh của EVN, phát hành
và quyết toán hoá đơn tiền điện, phát triển khách hàng mới, lập và quản lý hợp
đồng mua bán điện theo phân cấp, tiếp nhận yêu cầu cấp điện đối với khách hàng
lớn trạm chuyên dùng theo phân cấp, theo dõi nợ tiền điện, quản lý hệ đo đếm
điện, kiểm tra giám sát mua bán điện, phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm sử
dụng điện.
Công tác kinh doanh điện; Công tác giao dịch khách hàng tại tổ Giao dịch
khách hàng: Nhằm làm tốt công tác dịch vụ khách hàng và nâng cao uy tín của
ngành Điện, theo phân cấp ĐHH được thành lập tổ Giao dịch khách hàng trực
thuộc P.KD. Ngoài quy định và nội dung công việc của tất cả CBCNV khi thực
hiện nhiệm vụ cần phải giao tiếp với khách hàng thì các CBCNV thuộc tổ Giao
dịch khách hàng của P.KD thực hiện các nội dung về công tác dịch vụ khách hàng
như sau: Là đầu mối và trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng tại bộ
phận một cửa, tiếp nhận, cập nhật thông tin, chuyển thông tin tới lãnh đạo để giải
quyết, lập dự toán dịch vụ khách hàng và trả lời các yêu cầu, đề nghị, kiến
nghị, thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trên địa bàn quản lý của ĐHH đối
với 6 loại hình dịch vụ và các nội dung khác có liên quan đến hoạt động
SXKD theo quy định của Pháp luật và các quy chế quản lý nội bộ của EVN,
EVN NPC, PCBG và của ĐHH; Giải đáp về tình hình cung ứng điện (dịch vụ trả
lời, giải đáp thắc mắc về việc trả lời mất điện do kế hoạch, sự cố ...)
Giải đáp và cung cấp dịch vụ cấp điện mới 1 pha, 3 pha, chuyên dùng theo
phân cấp và theo đúng quy chế “một cửa”; Tiếp nhận, giải đáp và là đầu mối giải
quyết các yêu cầu kiểm tra, kiểm định thiết bị điện, sửa chữa thiết bị điện, thí
nghiệm thiết bị điện,....
Giải đáp và cung cấp các dịch vụ liên quan đến hợp đồng mua bán điện; Giải
đáp và cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công công trình điện, lắp đặt thiết
bị điện, thuê quản lý công trình điện... theo phân cấp; Giải đáp và tư vấn về việc
tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả.
Phòng Tài chính Kế toán:
Tham mưu cho Giám đốc ĐHH trong công tác tài chính - kế toán tại Điện lực.
Tại điểm 4 phụ lục 2 của Quy chế 1083 quy định chức năng nhiệm vụ của phòng

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 28


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Tài chính Kế toán: Thực hiện công tác tài chính, kế toán của điện lực cấp huyện,
lập hồ sơ quyết toán các công trình SCL, SCTX do điện lực cấp huyện thực hiện.
Công tác lao động tiền lương. Công tác tài chính, kế toán: Tham mưu cho Giám
đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán; Đảm bảo tài chính lành mạnh, bảo
toàn vốn, tối ưu hoá chi phí; Tính toán đầy đủ, báo cáo PCBG đánh giá, tổng hợp
để báo cáo EVN NPC theo quy định các chỉ số tài chính; Cùng với P.KHKT&AT,
P.TH tham mưu cho Giám đốc ĐHH ký các hợp đồng thuê nhân công, dịch vụ
ngoài theo phân cấp của PCBG; Thu chi tiền mặt: Lập phiếu thu, phiếu chi, kiểm
soát chứng từ thanh toán chi tiêu đúng quy định, hạch toán đầy đủ, báo cáo chi tiết
tiền mặt hàng tháng.
Thực hiện các giao dịch ngân hàng, thực hiện đúng tài khoản chuyên thu,
chuyên chi tại ngân hàng; Luân chuyển chứng từ, đối chiếu với cán bộ theo dõi nợ
(chấm nợ) của phòng Kinh doanh về công tác thu nộp tiền điện đúng phiên, đúng
quy định; Theo dõi công nợ dịch vụ sản xuất kinh doanh khác, xuất hoá đơn dịch
vụ khác cho khách hàng theo quy định. Hạch toán thuế khấu trừ, thuế phải nộp
hàng tháng. Quản lý, sử dụng và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn GTGT. Lập
báo cáo thuế TNCN hàng tháng. Quyết toán TNCN năm.
Thực hiện công tác hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng. Tổng hợp số liệu, hoàn thiện báo cáo tài chính tháng, quý, năm. Lập báo
cáo tài chính, báo cáo thu chi các dòng tiền, các báo cáo số liệu chi tiết, tổng hợp;
Là bộ phận chủ trì đề xuất khoán chi phí phục vụ văn phòng, giấy, bút, mực in...
cho các bộ phận;
Thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán các quỹ khoán chi phí của ĐHH; quỹ
chi tiêu nội bộ ĐHH. Công tác quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ; Công tác
quản lý vật tư; Công tác SCTX, SCL, ĐTXD; Công tác thu nộp tiền; Công tác tiền
lượng và bảo hiểm;

Đội Quản lý vận hành:


Quản lý vận hành toàn bộ lưới điện trung – hạ thế thuộc địa bàn được giao quản
lý. Thực hiện thao tác đóng cắt trên lưới điện. Quản lý, vận hành và sửa chữa lưới
điện. Xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện các công việc của Đội theo
thời gian từng tuần, tháng và quý. Công tác kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động.
Đội KDDV:
Thực hiện công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng. Khải sát và lắp
đăt công tơ phát triển khách hàng mới. Công tác kinh doanh, thực hiện trực tiếp
nhiệm vụ quản lý đối với TBA công cộng là từ đầu dây đấu vào các hệ thống đo
đếm điện (từ nguồn đến) để cấp điện cho khách hàng (đầu ra của các cầu dao,
aptomat) và đối với các khách hàng sau TBA chuyên dùng là toàn bộ hệ thống đo
đếm đầu ra của các cầu dao, aptomat cấp điện cho khách hàng.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 29


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Tổ kiểm tra giám sát mua bán điện:


Kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán điện của các bộ phận trực thuộc Điện
lực; Kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng điện, thực hiện HĐMBĐ của tất cả
khách hàng đã ký kết HĐMBD với Điện lực, Công ty nằm trong địa bàn được giao
quản lý. Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, huy động lực lượng, tổ chức thực
hiện kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Lập lịch, phân giao và cập nhật kết quả kiểm tra, tính toán truy thu, tổng hợp
báo cáo kiểm tra,....bằng phân hệ kiểm tra giám sát mua bán điện trên hệ thống
CMIS.
Tổ trực vận hành:
Thay mặt Giám đốc thực hiện công tác vận hành, xử lý sự cố lưới điện đúng
quy định; điều hành sửa chữa điện cho khách hàng; tham gia các công việc tính
toán và đảm bảo chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện.
Chấp hành lệnh chỉ huy điều độ của Điều độ PBG, điều hành vận hành lưới
điện đã được PCBG phân cấp, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng
và hiệu quả. Chấp hành các mệnh lệnh của Điều độ PCBG để xử lý sự cố hoặc chỉ
huy xử lý sự cố, các hiện tượng bất thường của lưới điện trun,g hạ áp thuộc quyền
điều khiển, nhanh chóng khắc phục, khôi phục lại tình trạng vận hành của lưới
điện, cấp điện lại nhanh nhất cho khách hàng. Khi có sự cố lớn, gây mất điện trên
diện rộng phải tổng hợp báo cáo cho Điều độ PCBG và Lãnh đạo ĐHH.
Chấp hành nghiêm các quy định theo Quy trình an toàn điện, Quy trình kinh
doanh, Luật Điện lực, Quy trình giao tiếp khách hàng và các quy định khác của
ngành cũng như của Pháp luật ….Thực hiện phương thức cắt điện đã được duyệt,
kiểm tra đôn đốc các đội, tổ quản lý thuộc ĐHH thực hiện đúng, an toàn phương
thức đã được duyệt.
Tổ chức quản lý vận hành, xử lý sự cố theo đúng các quy trình: Quy trình hoạt
động điều độ lưới điện Bắc Giang; Quy trình vận hành thao tác và xử lý sự cố lưới
điện; Quy trình an toàn điện; Luật điện lực; Quy trình kinh doanh điện năng; Quy
trình trực vận hành điện lực; Ghi chép đầy đủ mọi công việc, tình hình vận hành,
các thay đổi bất thường và sổ nhật ký vận hành, thông báo đến tất cả mọi người có
liên quan các thay đổi bất thường xảy ra trên lưới. Lấy đầy đủ chính xác các thông
số và làm báo cáo.
Nhận chuyển và xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến công tác điều độ, vận
hành và sửa chữa lưới điện. Nắm chắc sơ đồ kết dây hiện tại, sơ đồ kết dây cơ bản và
nắm vững các diễn biến trong phương thức vận hành (kế hoạch và đột xuất) đối với
lưới điện thuộc quyền quản lý và lưới điện có liên quan đến kết dây hiện tại.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 30


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Cán bộ an toàn chuyên trách:


Tham mưu cho lãnh đạo Điện lực quản lý, điều hành công tác ATVSLĐ,
PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, HLBVATLĐCA. Tổ chức thực hiện, kiểm tra,
giám sát các hoạt động về công tác ATVSLĐ. Thường trực các Ban/Tiểu ban, Hội
đồng huấn luyện ATVSLĐ, Hội đồng xét thưởng an toàn điện.
Quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, phòng chống cháy nổ và cứu nạn
cứu hộ,....cấp Điện lực.
Theo dõi, thống kê nguy cơ mất an toàn trong sản xuất có thể dẫn đến tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi bộ phận quản lý, đề xuất, kiến nghị với
cấp trên về các biện pháp xử lý, khắc phục, tránh để xảy ra tai nạn lao động, nhắc
nhở CBCNV bộ phận thực hiện các quy định đảm bảo an toàn.
Kiểm soát biện pháp ATLĐ cho bộ phận cơ sở trong việc chỉ huy xử lý những
sự cố xảy ra trong phạm vi bộ phận quản lý. Phối hợp các Tổ, Đội xây dựng biện
pháp an toàn cho từng công việc cụ thể thực hiện tại bộ phận cơ sở, hướng dẫn
CBCNV trong bộ phận thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi thực
hiện công việc.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐIỆN LỰC HIỆP
HÒA TỪ 2020 TỪ 2022
2.2.1. Đặc trưng về phụ tải điện của Điện lực Hiệp Hoà
Dưới đây là thống kê số km đường dây, TBA và MBA của khu vực huyện Hiệp
Hòa:
a. Khối lượng đường dây
Bảng 2.1. Khối lượng đường dây
Đường dây Cáp ngầm Tổng số km
Đường dây
không
338,23 km 13,87 km
Tài sản công
ty
Trung áp 381,23 km 395,96 km
Tài sản 13,87 km 0,86 km
khách hàng 14,73 km
Hạ áp 2,199 km 986,172 km 988,371 km

(Nguồn: Phòng kỹ thuật – Điện lực Hiệp Hòa)


Nhìn vào bảng 2.1, có thể thấy hiện nay khu vực huyện Hiệp Hòa sử dụng gồm 2
đường dây trung áp và hạ áp. Đường dây sử dụng hai nguồn đầu tư, tài sản công ty
do trực tiếp vốn nhà nước và tài sản khách hàng do khách hàng trực tiếp đấu nối từ
TBA. Trung áp có tổng km là 395,96 gồm có đường dây không và cáp ngầm, trong
Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 31
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

đó tài sản nhà nước chiếm 381,23km và 14,73km thuộc về khách hàng. Đường dây
hạ áp có chiều dài 988,371km. Hai đường dây trung và hạ áp đều sử dụng đường
dây không và cáp ngầm.
b.Khối lượng trạm biến áp:
Bảng 2.2. Khối lượng trạm biến áp
Trạm Máy Dung lượng
Điện 137.861,5 kVA
475TBA 483MBA
lực
319.145 kVA
Khách hàng 87TBA 97MBA

Tổng 562TBA 580MBA 200.186,5 kVA


(Nguồn: Phòng kỹ thuật – Điện lực Hiệp Hòa)
Từ bảng 2.2, nhận thấy tổng số TBA trên toàn khu vực huyện Hiệp Hòa là 562
TBA, trong đó TBA do Điện lực đấu nối: 475 TBA và 87 TBA do khách hàng đầu
tư nguồn vốn.
Tổng số máy biến áp trên toàn hệ thống Điện lực gồm 580 MBA, gồm 473MBA
do Điện lực cấp và 97MBA từ khách hàng.
2.2.2. Tổng hợp bán điện theo thành phần phụ tải của Điện lực Hiệp Hòa từ
năm 2020 đến năm 2022
Các thành phần phụ tải do Điện lực Hiệp Hòa quản lý bao gồm nông, lâm nghiệp,
thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, khách sạn, nhà hàng, quản lý tiêu
dùng và hoạt động khác. Dưới dây là bảng thống kê sản lượng điện và tỷ trọng theo
các thành phần phụ tải của huyện Hiệp Hòa:

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 32


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà
Bảng 2.3. Sản lượng điện tiêu thụ theo phụ tải điện của Điện lực năm 2020 - 2022
STT Thành Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
phần
Sản lượng Tỷ Sản lượng Tỷ Sản lượng Tỷ
(kWh) trọng (kWh) trọng (kWh) trọng
(%) (%) (%)

1 Nông, lâm 750.180 3,44 876.653 3,47 986.897 2,85


nghiệp, thuỷ
sản
2 Công 9.479.076 43,65 11.929.034 47,34 19.379.345 56,05
nghiệp, xây
dựng
3 Thương 451.383 2,02 362.116 1,43 601.973 1,74
nghiệp,
khách sạn,
nhà hàng
4 Quản lý, 10.622.880 48,82 11.423.927 45,33 12.922.277 37,38
tiêu dùng
5 Hoạt động 498.896 2,29 124.268 0,49 679.125 1,96
khác
Tổng cộng 21.757.415 25.197.742 34.569.617
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Điện lực Hiệp Hoà)
Dựa vào bảng số liệu 2.3 trên, ta có thể đưa ra các nhận xét sau đây:
Thành phần phụ tải nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng tăng đều cả 3 năm.
Cụ thể năm 2020, sản lượng điện tiêu thụ của ngành là 750.180 kWh, chiếm 3.4%
tỷ trọng và đứng vị trí thứ 3 trên tổng số 5 phụ tải. Năm 2021, mức sử dụng điện
vẫn tăng nhưng không đáng kể (tăng 126.473 kWh), tăng 16,86% so với năm 2020.
Năm 2022, lượng điện của phụ tải này vẫn có xu hướng tăng, tỷ trọng tăng 0.5%.
Nông nghiệp là ngành nghề chủ yếu ở huyện Hiệp Hòa, nhờ phát triển của công
nghệ kỹ thuật mà việc sử dụng máy móc cho tưới tiêu cây trồng ngày càng phổ
biến, do đó tiêu thụ điện năng cũng tăng lên.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 33


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Hình 2.3. Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2020
Công nghiệp, xây dựng vào năm 2020 có mức sử dụng điện năng xếp thứ 2, với
sản lượng 9.479.076 kWh và chiếm 43.65% tỷ trọng. Tốc độ tăng trưởng 3 năng
đều tăng. Năm 2020 sản lượng điện là 9.479.076 kWh, đến 2021 sản lượng tăng lên
11.929.034 kWh, tốc độ tăng trưởng 25,8%. Năm 2022 tốc độ tăng trưởng lên đến
62,4%. Nguyên nhân có sự tăng về sản lượng là do sự phục hồi của nền kinh tế sau
đại dịch Covid 19 cả nước nói chung và khu vực Hiệp Hòa nói riêng. Các khu công
nghiệp trên toàn bộ địa bàn dần mở cửa hoat động trở lại. Bên cạnh đó, các dự án về
khu đô thị phát triển đã làm cho sản lượng điện của phần thành công nghiệp, xây
dựng tăng và chiếm mức trên tổng số các phần phụ tải của toàn hệ thống.

Hình 2.4. Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2021
Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng sử dụng mức điện năng vào năm 2020 là
451.383 kWh, chiếm 2,02% tỷ trọng. Đến 2021 sản lượng kWh giảm 0,8%. Địa bàn
Hiệp Hoà là vùng đất không có nhiều danh lam thắng cảnh, các địa điểm du lịch ở

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 34


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

đây gần như không có, vậy nên lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng không
phát triển nhiều. Sự phục hồi sau đại dịch Covid đã giúp lượng điện vào 2022 tăng
gần gấp đôi (601.973 kWh), tăng 66,23%.

Hình 2.5. Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2022
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
ĐIỆN LỰC HIỆP HÒA TỪ 2020 ĐẾN 2022
2.3.1. Phân tích các yếu tố đầu vào
Lao động và cơ cấu lao động
Yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh, quản lý,…của Điện
lực chính là nguồn nhân lực. Hiện nay, Điện lực Hiệp Hoà chú trọng đến nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động cũng như bổ sung cán bộ có trình độ cao.
Trình độ lao động của Điện lực gồm có công nhân kỹ thuật, trung cấp kỹ thuật, cao
đẳng, đại học, thạc sĩ. Tùy theo trình độ, kinh nghiệm làm việc mà lãnh đạo Điện
lực Hiệp Hoà sắp xếp công việc phù hợp cho nhân viên. Tính đến tháng 9 năm
2023, số lao động của Điện lực Hiệp Hoà là 82 cán bộ công nhân viên, trong đó: 68
nam (chiếm 82,9%), 14 nữ (chiếm 17,1%); Trình độ: 01 Thạc sỹ, 35 Đại học, 7 Cao
đẳng, 31 Trung cấp, công nhân kỹ thuật 8. Độ tuổi bình quân: 43 tuổi. Cơ cấu tổ
chức gồm: Ban Giám đốc: 3 người (Giám đốc, 02 Phó Giám đốc) và các bộ phận
nghiệp vụ gồm: 04 phòng chức năng (Kế hoạch – Kỹ thuật: 08 người); Kinh doanh:
12 người; Tài chính kế toán: 03 người; Tổng hợp: 02 người; 03 Đội sản xuất (Đội
Kinh doanh dịch vụ: 23 người); Đội QLVH 1 và QLVH 2: mỗi đội 10 người và 02
tổ chuyên môn (Tổ Trực vận hành: 5 người; Tổ Kiểm tra giám sát mua bán điện: 6
người).

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 35


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà
Bảng 2.4. Số lao động của Điện lực Hiệp Hoà tính đến tháng 9 năm 2023
TT Chỉ tiêu Đơn vị 09/2023 Tỉ lệ %
1 Theo trình độ
- Thạc sĩ 01 0,2
- Đại học 35 42,6
- Cao đẳng, Trung cấp Người 46 56,1
kỹ thuật, Công nhân kỹ
thuật
2 Theo giới tính
- Nam 68 82.9
- Nữ Người 14 17.1

(Nguồn: Phòng tổng hợp – Điện lực Hiệp Hòa)


Từ bảng 2.4 ta có thể nhận xét về cơ cấu nguồn nhân lực Điện lực Hiệp Hòa, như
sau: đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ khá cao
– trình độ đại học và thạc sỹ chiếm 42,8%, trong đó số lượng người đại học chiếm
42.6% và thạc sỹ chiếm 0,2%. Trình độ Cao đẳng, Trung cấp kỹ thuật, Công nhân
kỹ thuật chiếm tỷ lệ 56.1%.
Điện nhận đầu nguồn:
Điện nhận đầu nguồn là lượng điện mà các đơn vị Điện lực cơ sở nhận được từ
EVN – hệ thống Tổng công ty giao cho để bán cho đơn vị quản lý theo đồng hồ
công tơ lắp tại TBA (có giấy phép hoạt động kinh doanh của nhà nước) hay tách ra
bán lẻ cho hộ tiêu thụ. Dưới đây là bảng thống kê lượng điện nhận đầu nguồn khu
vực huyện Hiệp Hòa trong 3 năm 2020 - 2022:

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 36


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà
Bảng 2.5. Điện năng đầu nguồn Điện lực Hiệp Hòa 2020 – 2022
Điện năng đầu nguồn
( Tr kWh) So sánh thực So sánh thực
NĂM hiện với kế hiện với năm
Thực hiện Kế hoạch hoạch (%) trước (%)

2020 431,07 423,86 +1,7 + 13,0

2021 424,715 415,36 +2 -1,4

2022 428,143 416,28 +2,8 +0,8


(Nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hiệp Hoà)

Điện nhận đầu nguồn năm 2020 theo kế hoạch đề ra là 423,86 TrkWh, thực tế đạt
được ở mức 431,07 TrkWh, tăng 1,7% kế hoạch. Con số này tăng không đáng kể,
nhưng nhìn vào tình hình chung của năm 2020, có thể khả quan. Dịch Covid 19 đã
làm ảnh hưởng đến lượng điện nhận đầu nguồn của khu vực Hiệp Hòa. Mọi ngành
nghề đều hạn chế hoạt động, việc giao thoa giữa các khu vực cũng là một nguyên
nhân.
Kế hoạch đề ra năm 2021 của đơn vị là 415,36 Tr kWh, con số có sự giảm đi so
với năm 2020 - thực tế nhận lại tăng 2%. Đây là năm chuyển mình sau thời kỳ
khủng hoảng đại dịch Covid 19. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại đã giúp nguồn
điện đầu nguồn truyền tải tới khu vực Hiệp Hòa tăng hơn. Nguyên nhân tăng điện
nhận đầu nguồn cũng từ yếu tố thời tiết, nhiệt độ mùa Hạ cao hơn dẫn đến nhu cầu
sử dụng các thiết bị làm mát tăng lên; ngoải ra, vào mùa Đông khoảng thời gian
lạnh kéo dài, các thiết bị điện giữ nhiệt cũng được sử dụng rộng rãi.
Kế hoạch 2022 đặt mức 416,28 Tr kWh, thực tế tăng 2,8%. Nguyên do của sự tăng
lượng điện năng đầu nguồn là vì sự phục hồi về đổi về đời sống các lĩnh vực, sự trở
lại của các công ty trên toàn khu vực, hoạt động từ các ngành nghề đều hồi phục và
trở mình mạnh mẽ. Điện nhận đầu nguồn thực tế năm 2022 cũng tăng 0,8% so với
năm 2021, đây là tín hiệu đáng mừng cho sự quay lại của ngành điện trong khu vực
Hiệp Hòa.
2.3.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh điện năng tại Điện năng Hiệp
Hoà 2020 – 2022
2.3.2.1. Điện năng thương thẩm ( Atp )
- Điện năng thương phẩm trong kỳ (tháng, quý năm) là tổng điện năng bán cho
toàn bộ khách hàng của đơn vị trong thời kỳ đó.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 37


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

- Từ trước đến nay, chỉ tiêu này thường được đánh giá bằng cách so sánh điện
năng thương phẩm thực tế với kế hoạch được giao của đơn vị.
Bảng 2.6. Điện năng thương phẩm của Điện lực Hiệp Hòa năm 2020 - 2022
Năm Số liệu thực hiện (Tr kWh) So
sánh
SS TH với
TH KH TH/KH năm
(%) trước
(%)
2020 288.74 285.28 +1,2
2021 328.16 330.579 -0,73 +13,65
2022 410.722 370.16 +10,95 +25,15
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh - Điện lực Hiệp Hòa)

 Nhận xét: Sản lượng điện năng thương phẩm thực hiện của cả 3 năm đều
tăng. Cụ thể, theo từng năm sẽ được đưa nhận xét dưới đây:
Tổng quan về mức điện năng thương phẩm nhận được theo thực tế và kế hoạch
từng năm như sau: 2020 thực tế đạt được 288.74 Tr kWh điện trên mức kế hoạch đề
ra 285.28 Tr kWh tương đương 1,2%, con số tăng không đáng kể, nhưng vẫn có
mức chuyển dịch nhẹ. Năm 2021, lượng điện năng thương phẩm giảm hơn so với kế
hoạc đề ra, tương đương -0,73%. Nhưng con số thực tế lại tăng +13,65% so với
thực tế năm 2020. Năm 2022, kế hoạch đề ra 370.160 TrkWh, thực hiện tăng
+10,95%. Phần trăm thực tế năm 2022 tăng lên đáng kể so với 2021, tương ứng
25,15%.
2.3.2.2. Doanh thu
Doanh thu tiền điện của Điện lực Hiệp Hòa được thống kê dưới bảng 2.7:
Bảng 2.7. Tổng doanh thu tiền điện của Điện lực Hiệp Hòa 2020 – 2022
Năm Doanh thu (đồng)
2020 1.403.026.962
2021 1.882.168.884
2022 2.400.956.090
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hiệp Hòa)
Từ bảng trên, ta có thể nhìn quan tổng doanh thu tiền điện bán được trên toàn khu
vực quản lý của Điện lực Hiệp Hòa. Doanh thu tiền điện trong 3 năm đều sự tăng là
do lượng khách hàng tăng, nhu cầu sử dụng điện năng cũng tăng. Cùng với đó là sự
phát triển của nền kinh tế, chất lượng đời sống người dân ngày càng cao cấp, nhu
cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao, giúp cho doanh thu của đơn vị tăng đều.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 38


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

2.3.2.3. Chỉ tiêu giá điện bình quân


- Giá bán điện bình quân trong một thời kỳ là giá bán trung bình của lượng điện
năng thương phẩm trong thời kỳ đó.
- Giá bán điện bình quân được tính theo công thức:
Pi x Ai ∑ Doanhthu
G bq= = (2.1)
∑ Ai ∑ Sanluong
Bảng 2.8.Giá bán điện bình quân của Điện lực năm 2020 - 2022
Nă Số liệu thực hiện So sánh So sánh
m đồng/kWh thực tế TH năm
TT KH với kế trước/năm
hoạch sau (đồng)

202 1.818,84 1.818,84 100%


0
202 1.896,08 1.896,08 100% 77,74
1
202 1.875,20 1.875,20 100% -20,88
2
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Hiệp Hòa)
Nhận xét:
 Năm 2020
Năm 2020, giá bán điện bình quân đạt 1.818,84 đ/kWh, đạt kế hoạch Công ty
giao, Giá bình quân giảm 21,9 đ/kWh so với năm 2019, do trong năm 2020 ảnh
hưởng của dịch covid-19 nên ngành điện thực hiện hỗ trợ người dân giảm giá điện 2
lần trong năm nên dẫn đến giá bán bình quân giảm.
 Năm 2021
Năm 2021, giá bán điện bình quân đạt 1.896,08 đ/kWh, đạt kế hoạch Công ty
giao, giá bán điện có tăng 77,74 đ/ kWh so với năm 2020.
 Năm 2022
Năm 2022, giá bán điện bình quân đạt 1.875,20 đ/kWh, đạt kế hoạch Công ty
giao, giá bán điện có giảm -20,88 đ/kWh so với năm 2021.
2.3.2.4. Chỉ tiêu tổn thất điện năng
- Tổn thất điện năng là lượng điện năng tiêu hao khi truyền tải điện tử nơi cung
cấp điện tới nơi tiêu thụ.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 39


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

- Tỷ lệ tổn thất điện năng được xác định theo công thức:
A DN − ATP
∆ A= (2.2)
A DN
Trong đó:
A DN : Điện năng mua đầu nguồn
ATP : Điện năng thương phẩm

Tỷ lệ tổn thất điện năng khu vực Hiệp Hòa được đưa bảng 2.9 dưới đây:
Bảng 2.9. Tổn thất điện năng của Điện lực Hiệp Hòa năm 2020 – 2022
Năm Điện nhận đầu Điện năng thương Tỷ lệ tổn So sánh
Chỉ tiêu nguồn (Tr kWh) phẩm (Tr kWh) thất điện TH năm
năng (%) trước
với năm
TH KH TH KH T KH sau (%)
H
2020 431,070 423,860 288,74 285.280 3,3 3,2
2021 424,715 415,360 328,160 330,579 2,2 2 -1,1
2022 428,143 416,280 410,722 370,160 0,4 1,1 -1,8
Nguồn: Phòng Kinh doanh - Điện lực Hiệp Hoà
Nhìn tổng quát 3 năm, tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện đều có xu hướng
giảm, do lượng điện năng thương phẩm 2020 - 2022 đều tăng lên đáng kể. Nhưng
khi đánh giá cụ thể từng năm, ta lại đưa ra những nhận xét sau:
Năm 2020: Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện vượt 0,1% so với kế hoạch. Năm 2021
tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện tăng 0,2% so với kế hoạch. Đến 2022, tỷ lệ tổn thất
điện năng thực hiện đã giảm 0,7%, nhờ lượng điện năng thương phẩm tăng lên.
2.3.3. Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động kinh doanh điện năng tại Điện lực
Hiệp Hòa
a, Công tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ khách hàng
Công tác dịch vụ khách hàng có những chuyển biến rõ dệt, các yêu cầu cấp điện
mới cũng như tăng công suất sử dụng điện của khách hàng được đáp ứng kịp thời.
Việc giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại của khách hàng được quan tâm chỉ
đạo thực hiện triệt để, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của CBCNV-LĐ được
nâng lên. Giao tiếp với khách hàng văn minh lịch sự, nhiệt tình, chu đáo khẳng định
vị thế của đơn vị trong xu thế hội nhập và phát triển.
Thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế "một cửa", một đầu mối giao dịch
để giải quyết các yêu cầu về phát triển mới, giảm thời gian cấp điện, công khai đơn
giá các dịch vụ kéo dây ra sau công tơ liên quan đến phát triển mới khách hàng; các

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 40


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

tồn tại vướng mắc trong giao dịch được các giao dịch viên hướng dẫn, trả lời đầy đủ
đúng quy trình quy định.
Thực hiện bố trí trực vận hành 24/24h tại 04 chốt khu vực để công nhân QLVH sửa
chữa điện được kịp thời, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
b, Công tác thu tiền điện
Tiếp tục thực hiện triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Điện lực đã
phối hợp với các đối tác thu hộ tiền điện như các ngân hàng BIDV, Agribank,
Vietcombank, Vietinbank, MB Bank và các tổ chức trung gian thu hộ tiền điện như
Viettel Bắc Giang, ECPay, Payoo, VTC,... nhằm thuận tiện và đa dạng các hình thức
thanh toán tiền điện cho khách hàng sử dụng điện, tạo thuận lợi cho khách hàng, đảm
bảo việc thanh toán tiền điện nhanh gọn.
c, Công tác tiết kiệm điện
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện, Điện lực đã
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đó là: Chủ động phối hợp với phòng Kinh tế - Hạ
tầng tham mưu cho UBND huyện về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện trên địa
bàn huyện, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc tuyên truyền các
biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
d, Công tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ khách hàng
Công tác dịch vụ khách hàng có những chuyển biến rõ dệt, các yêu cầu cấp điện mới
cũng như tăng công suất sử dụng điện của khách hàng được đáp ứng kịp thời. Việc giải
quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại của khách hàng được quan tâm chỉ đạo thực hiện
triệt để, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của CBCNV-LĐ được nâng lên. Giao tiếp
với khách hàng văn minh lịch sự, nhiệt tình, chu đáo khẳng định vị thế của đơn vị trong
xu thế hội nhập và phát triển.
Thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế "một cửa", một đầu mối giao dịch để
giải quyết các yêu cầu về phát triển mới, giảm thời gian cấp điện, công khai đơn giá các
dịch vụ kéo dây ra sau công tơ liên quan đến phát triển mới khách hàng; các tồn tại
vướng mắc trong giao dịch được các giao dịch viên hướng dẫn, trả lời đầy đủ đúng quy
trình quy định.
Thực hiện bố trí trực vận hành 24/24h tại 04 chốt khu vực để công nhân QLVH sửa
chữa điện được kịp thời, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.3.4. Đánh giá chung thực trạng của Điện lực Hiệp Hòa
Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của Điện lực Hiệp Hòa.
- Điểm mạnh:
+ Huyện Hiệp Hòa có vị trí địa lý Trung du nên khí hậu ôn hòa nhiệt đới, vì vậy
hàng năm đường dây truyền tải trên toàn hệ thống khu vực hạn chế phải thay, sửa
chữa.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 41


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

+ Nguồn nhân lực của đơn vị có trình độ cao.


+ Bộ máy hoạt động của Điện lực Hiệp Hòa.
- Điểm yếu:
Khâu quản lý vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả, vẫn còn 1 số nhược điểm.
- Cơ hội:
Hiệp Hòa đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy có nhiều dự án phát triển cơ sở hạ
tầng, khu đô thị nhà ở đang triển khai, mở rộng. Bên cạnh đó, huyện đã và đang thu
hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai dự án quy hoạch mở khu công
nghiệp.
- Thách thức:
Thách thức tiềm ẩn từ yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu. Khu vực Hiệp Hòa
mở rộng về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tạo ra thách thức trong tương lai về lắp
đặt, kế hoạch nhận điện đầu vào phù hợp để áp ứng đủ lượng điện cần cho toàn bộ
các dự án. Thách thức về việc quản lý, lên kế hoạch cho giai đoạn phát triển sắp tới
của huyện Hiệp Hòa.
Từ việc đưa ra mô hình phân tích SWOT, ta có thể đánh giá thực trạng ưu, nhược
điểm của Điện lực Hiệp Hòa như sau:
Ưu điểm
Trong ba năm qua Điện lực Hiệp Hòa đã đạt được những kế hoạch ban đầu đã đặt
ra như đạt được các chỉ tiêu về đánh giá kết quả kinh doanh điện năng: Điện năng
thương phẩm, doanh thu, giá bán bình quân tăng và chỉ tiêu tổn thất điện năng giảm;
đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho khách hàng toàn bộ khu vực huyện Hiệp Hòa
phục vụ cho đời sống sinh hoạt cũng như phát triển kinh doanh, kinh tế tại các đơn
vị doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty,…
Đơn vị luôn được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện cấp vốn của Công ty
Điện lực Bắc Giang. Được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Đảng ủy, Hội đồng Nhân
dân, UBND Huyện Hiệp Hòa, các xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.
Cấp ủy trong Đảng bộ đơn vị có sự nhất trí cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Cấp ủy và tập thể Lãnh đạo đơn vị luôn đoàn
kết, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện các
nhiệm vụ cấp trên giao. Ban lãnh đạo Điện lực Hiệp Hòa là những người trưởng
thành từ cơ sở, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, sát sao trong công việc, thực
hiện công việc đạt hiệu quả cao. CBCNV Điện lực Hiệp Hòa có tuổi đời trẻ, nhiệt
tình với công việc, có ý thức học hỏi phấn đấu hoàn thành công việc được giao.
Hạn chế
Tốc độ phát triển của phụ tải nhiều khu vực gây quá tải cục bộ vào giờ cao điểm; Tình
trạng sự cố còn vẫn còn xảy ra do các nguyên nhân khách quan mưa, giông sét và đặc
biệt là do nguyên nhân thả diều của người dân…
Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 42
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Yêu cầu dịch vụ điện ngày càng cao trong khi lưới điện chưa được cải tạo hoàn thiện,
nhân lực thiếu nhiều so với định biên lao động.
Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế hoạch trong những
tháng đầu năm.
Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nội quy kỷ luật lao động, chấp
hành QTQP ở các Tổ, Đội, phòng chưa được duy trì thường xuyên.

Ý thức tự giác học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc tự nghiên cứu
tài liệu, học tập QTQP... của một số CNVC-LĐ còn kém nên vẫn còn công nhân vi
phạm quy trình, nội quy kỷ luật lao động.

Trước yêu cầu công tác dịch vụ khách hàng ngày càng cao nhưng nếp nghĩ của một bộ
phận CBCNV vẫn chưa thực sự thay đổi, chưa nhận thức rõ về vị thế, vai trò, trách
nhiệm của ngành điện trong tình hình mới.

Việc kiểm tra, theo dõi, giám sát của lãnh đạo đơn vị đối với công việc của CBCNV
đôi khi còn chưa kịp thời.

Công tác phúc tra, kiểm tra của các phòng tham mưu còn chưa thực hiện thường
xuyên, vì vậy tồn tại trên lưới như sứ vỡ mẻ, dây tiếp địa, dây néo han mọt, đứt, cập nhật
sổ sách ... không được xử lý kịp thời và dứt điểm.
Việc kiểm tra lưới điện sau sự cố thoáng qua để tìm ra nguyên nhân của sự cố của các
đội sản xuất còn thực hiện chưa nghiêm túc. Chất lượng, hiệu quả kiểm tra không cao.
Công tác kiểm tra giám sát lẫn nhau khi thực hiện công việc của CHTT và nhân viên
đội công tác chưa được thực hiện tốt.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 43


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

TÓM TẮT CHƯƠNG II


Nội dung chương II bao gồm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của đơn vị
Điện lực Hiệp Hòa qua các nội dung như phân tích các yếu đầu vào (lao động và cơ cấu
lao động), điện nhận đầu nguồn. Ngoài ra có 4 chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá thực
trạng kết quả kinh doanh khu vực Điện lực Hiệp Hòa: Điện năng thương phẩm, doanh
thu, giá bán điện bình quân và tổn thất điện năng. Ở chương II có áp dụng phương pháp
so sánh để đưa ra nhận xét khách quan về kết quả kinh doanh trong 3 năm 2020 - 2022.
Bên cạnh đó, chương II còn đưa ra đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế của Điện lực
Hiệp Hòa, đây là cơ sở để trình bày giải pháp ở chương III.
Tiếp theo là chương III, đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh điện
năng Hiệp Hòa.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 44


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC HIỆP HÒA
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Các vấn đề tồn đọng trong khâu quản lý của Điện lực Hiệp Hòa, các chỉ tiêu về
điện năng thương phẩm, doanh thu, giá bán điện bình quân và tổn thất điện năng.
Đưa ra một số giải pháp như sau:
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHUNG
Chi bộ Đảng chỉ đạo chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong đơn vị phát
động phong trào thi đua liên tục, sâu rộng trong toàn thể CBCNV-LĐ. Đề cao tinh thần
trách nhiệm của CBCNV-LĐ, đặc biệt là việc chấp hành kỷ luật lao động, quy trình quy
phạm, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các tới 100% CBCNV, các đơn vị
nắm, quán triệt và thực hiện tốt các nội dung về việc đẩy mạnh Xây dựng văn hóa an
toàn lao động; “Đảm bảo an toàn lao động - Ý thức trách nhiệm”. Đảm bảo không có tại
nạn về điện cũng như đảm bảo an toàn trong việc tham gia giao thông của toàn đơn vị.
Tăng cường công tác kiểm tra về sản xuất kinh doanh và tài chính, kiểm tra công tác
SCL, SCTX, đặc biệt là công tác quản lý và thu, nộp tiền điện, quản lý dòng tiền; biểu
dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể làm tốt, xử lý nghiêm minh tập thể và
cá nhân vi phạm.
Duy trì thường xuyên chế độ giao ban từng mặt công tác theo định kỳ hoặc đột xuất để
kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Tập trung vào những công việc trọng tâm
như: công tác QLKT-AT, ĐTXD, Kinh doanh bán điện,.... để có biện pháp chỉ đạo kịp
thời, quyết liệt và đạt hiệu quả.
Chủ động rà soát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hư hỏng tồn tại trên lưới điện, kịp
thời lập kế hoạch và huy động lực lượng tập trung xử lý ngay các tồn tại, không để dây
dưa kéo dài, gây sự cố, mất an toàn.
Áp dụng mạnh mẽ ứng dụng CNTT vào SXKD của đơn vị, tổ chức hiệu quả tiếp nhận
thông tin dịch vụ cấp điện trực tuyến. Đẩy mạnh các loại hình thanh toán tiền điện qua
ngân hàng, qua các tổ chức trung gian nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng, nâng cao
năng suất, hiệu quả trong công việc.
Phát huy tốt sự đoàn kết nội bộ, tất cả vì lợi ích chung của đơn vị. Mọi người đều có
trách nhiệm giữ gìn và vun đắp cho thành tích lao động của cả đơn vị.
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBCNV-LĐ, thực hiện tốt
công tác “An toàn lao động, kỷ luật lao động”, công tác "Kinh doanh và dịch vụ khách
hàng", nhằm không ngừng nâng cao uy tín của ngành điện đối với nhân dân và khách
hàng sử dụng điện.
Đẩy mạnh việc thực thi văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị, biến quy tắc ứng xử thành
thói quen giao tiếp trong CBCNV, tạo hình ảnh đẹp về người thợ điện trong con mắt của
người dân

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 45


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

Phối hợp tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân và khách hàng sử dụng điện
thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong sinh hoạt và sản
xuất kinh doanh, theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, nhằm
chống lãng phí và tiết kiệm tài nguyên của đất nước.
Các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chuyên môn phát động các phong trào thi
đua, theo dõi, kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời để khuyến khích CBCNV hăng
say lao động sản xuất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch SXKD Công ty giao.
3.2.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
Kiện toàn lại Tiểu ban chỉ đạo giảm TTĐN của Điện lực do Giám đốc làm trưởng tiểu
ban; xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên tiểu ban chỉ
đạo; hàng tháng lập và thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức thực hiện tại các đơn
vị và kiểm tra hiện trường các đường dây, trạm biến áp có tổn thất cao... để có chỉ đạo
kịp thời.
Thực hiện giao chỉ tiêu tổn thất điện năng cho từng Đội SX, qua đó giúp cho việc theo
dõi, đánh giá và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giảm TTĐN tại các Đội sản xuất
được chủ động.
Tập trung đôn đốc các đơn vị thi công khẩn trương hoàn thiện các dự án ĐTXD, cải
tạo, sửa chữa lưới điện trên địa bàn.
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác SCTX, cân pha, xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện;
nâng công suất, tráo đổi MBA cho phù hợp với tải, hạn chế việc vận hành MBA quá tải,
non tải.
Luân chuyển và khai thác hiệu quả các bộ tụ bù, khắc phục kịp thời các bộ tụ bù trên
lưới đảm bảo công suất bù kinh tế, hiệu quả.
Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện, phát hiện và thay thế kịp thời các công tơ
bị cháy, kẹt, hệ đo đếm bất thường, thay định kỳ hệ đếm điện đảm bảo kế hoạch giao.
3.2.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỀ GIÁ BÁN ĐIỆN
Tăng cường công tác kiểm tra mục đích sử dụng điện của các khách hàng sau các TBA
phân phối công cộng.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát và áp giá đúng mục đích các khách hàng dùng điện với
nhiều mục đích, các khách hàng mua buôn điện nông thôn, rà soát số hộ dùng chung,
khách hàng có hai công tơ, các khách hàng sử dụng điện mục đích sản xuất,...để đảm
bảo đúng quy định.
3.2.4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VẬN HÀNH
Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã
hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, phục vụ các cơ sở cách ly và
điều trị bệnh nhân Covid19; cơ bản các chỉ tiêu về công tác quản lý kỹ thuật đều đạt
chỉ tiêu Công ty giao, các mặt công tác khác đều thực hiện theo quy định, ý thức
trách nhiệm của người lao động được nâng cao.
Phát huy hiệu quả các dự án, công trình đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa
chữa, củng cố lưới điện đảm bảo không để lưới điện trung, hạ thế, TBA vận hành

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 46


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

quá tải, đáp ứng được nhu cầu của phụ tải, xử lý các điểm điện áp thấp, đảm bảo
chất lượng điện năng cung cấp theo nhu cầu của phụ tải.
Duy trì tốt phương thức kết dây vận hành kinh tế lưới điện, trong trường hợp sự cố
thực hiện phân đoạn, cô lập sự cố và chuyển phương thức vận hành hợp lý, hạn chế
tối đa thời gian ngừng cấp điện và phạm vi mất điện. Xây dựng và thực hiện tốt các
phương án, phương thức cấp điện, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho các ngày
Lễ, các sự kiện quan trọng trên địa bàn. Đảm bảo cấp điện trong các đợt nắng nóng
khi nhu cầu phụ tải tăng đột biến, cũng như bão lụt xảy ra.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra định kỳ ngày đêm lưới điện theo quy định, tăng
cường kiểm tra đối với đường dây và TBA vận hành đầy hoặc quá tải, sử dụng
camera nhiệt, flycam trong việc kiểm tra lưới điện để phát hiện và xử lý kịp thời các
khiếm khuyết trên lưới điện, ngăn ngừa sự cố. Tổ chức thực hiện và hoàn thành
công tác thí nghiệm định kỳ các thiết bị trên lưới trước mùa mưa bão, nắng nóng
theo đúng kế hoạch đề ra. Mọi tồn tại, khiếm khuyết phát hiện sau kiểm tra, thí
nghiệm định kỳ đã được khắc phục kịp thời, do đó đã ngăn ngừa nhiều sự cố trên
lưới điện.
Tăng cường việc san tải, cân đảo pha trên lưới điện, luân chuyển MBA, không để
đường dây và TBA vận hành non tải, quá tải. Đối với các đường dây, TBA có nguy
cơ quá tải, đã kịp thời thay đổi kết dây, nâng tiết diện dây dẫn, nâng công suất và
luân chuyển các TBA, do đó đã hạn chế thấp nhất sự cố do quá tải, góp phần giảm
tổn thất điện năng.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 47


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Qua đánh giá chủ quan về các mặt hạn chế của Điện lực Hiệp Hòa, em đã đưa ra
giải pháp về mặt quản lý bao gồm: giải pháp từ cán bộ xuất phát từ cán bộ công
nhân viên, giải pháp tổn thất điện năng, giải pháp giá bán điện, giải pháp quản lý
vận hành, nhằm giúp đơn vị có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tối ưu hơn trong
thời gian sắp tới, tránh các vướng mắc cũng như sai phạm tại thời điểm trước đó.
Trong khuôn khổ của đồ án, với số liệu và thông tin của đơn vị cho còn hạn chế,
nên các giải pháp của em vẫn chỉ mang tính chất lý thuyết, chưa áp dụng được vào
thực tế.

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 48


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

KẾT LUẬN

Hoạt động sản xuất kinh doanh dù bất cứ lĩnh vực nào cũng phải chú trọng
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Hiệu quả kinh
doanh điện năng trước hết là bán đúng giá, đúng đối tượng, đúng mục đích,
đúng chất lượng điện năng yêu cầu, thu đủ và tận thu hết tất cả số điện năng
đã bán và doanh số đã lên hóa đơn, thu sớm để có vòng quay vốn kinh doanh
nhanh, kiên quyết trong việc thu tiền điện và đòi nợ tiền điện, thu xong nộp
đủ cho nhà nước và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và địa phương.
Với đề tài “Phân tích hoạt động và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động
kinh doanh điện năng tại Điện lực Hiệp Hòa”, em đã có cái nhìn bao quát về
hoạt động kinh doanh của công ty. Với các số liệu được cung cấp, em đã biết
được các chỉ tiêu mà công ty sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của
mình. Qua tìm hiểu em nhận thấy công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả và
không ngừng nỗ lực khắc phục nâng cao chất lượng điện năng, đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế nước nhà.
Trong quá trình thực tập, em đã được các anh chị, cô chú trong Phòng Kinh
Doanh của đơn vị giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình. Cùng với sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Ngô Ánh Tuyết đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành
được tốt bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 49


Phân tích hoạt động kinh doanh tại Điện lực Hiệp Hoà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo “Hội nghị người lao động 2021” Điện lực Hiệp Hòa.
[2] Báo cáo “Hội nghị người lao động 2022” Điện lực Hiệp Hòa.
[3] Báo cáo “Hội nghị người lao động 2023” Điện lực Hiệp Hòa.
[4] Báo cáo kỹ thuật phòng kỹ thuật - Điện lực Hiệp Hòa.
[5] Giáo trình kinh doanh Điện năng 2021 (Tổng công ty Điện lực Miền Bắc -
Trường Cao Đẳng Điện lực Miền Bắc).
[6] Phân tích mô hình SWOT

Đặng Thị Hường – D14TTDIEN 50

You might also like