Các Vấn Đề Xoay Quanh Overthinking 1. Lời mở đầu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Họ tên các thành viên

1.Nguyễn Hữu Phước


2.Nguyễn Minh Hiếu
3.Đoàn Đại Quang Triều
4.Nguyễn Lê Gia Bảo
Đề: Các vấn đề xoay quanh Overthinking
Điểm Nhận xét

BÀI LÀM
CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH OVERTHINKING
1. Lời mở đầu
Việc đối mặt với một quyết định khó khăn ví dụ như đổi việc, mua các món đồ đắt đỏ,
chọn các ngôi trường đại học, …. Chúng ta thường suy nghĩ về điều đó rất kỉ vì để đưa ra các
quyết định đúng đắn ta thường suy nghĩ rất nhiều, và đưa mình vào các trường hợp khác nhau
để tính xem điều gì có thể xảy ra.
Tuy vậy, có những lúc những suy nghĩ ấy của bạn sẽ chẳng đi đến đâu và chẳng thấy kết
quả gì, bạn cứ quay đi quẩn lại với các câu hỏi “nếu như”, “mình có nên”, “có lẽ”, …. Và cứ
như vậy bạn sẽ chìm đấm trong các suy nghĩ đó và không có lối thoát.
Theo các nhà khoa học thì “Overthinking” là tình trạng có thể ảnh hưởng và tác động tới
các hoạt động sống của của con người khá lớn nếu như bạn không biết cách đối đầu với nó.
Do nhận thấy được sự thú vị của của vấn đề , nên nhóm em quyết định chọn đề tài “Các
vấn đề xoay quanh Overthinking”.

1
2. Đặt vấn đề
a) Overthinking là gì?
- Overthinking hay còn gọi là suy nghĩ quá nhiều là việc mà bạn lặp lại các các suy nghĩ của
bản thân mình, phân tích các tình huống, sự kiện đơn giản nhất nhiều lần coi mình có lỗi gì hay
không hay còn thiếu xót ở điểm nào. Điều đó thường dẫn đến việc người bị overthinking sẽ bị
căng thẳng, lo lắng, không thể thoát ra khỏi chính suy nghĩ của bản thân mình.

- Overthinking thường được chia làm hai phân nhánh: suy tư về quá khứ hoặc lo lắng về tương
lai.
- việc tâm lí của bạn lo lắng về thứ gì đó trong một thời gian ngắn có thể thúc đẩy bạn hành
động. tuy nhiên đối với các người bị overthinking thì hướng suy nghĩ sẽ chuyển biến dần thành
một dạng tâm lí độc hại, bạn sẽ có xu hướng mắc kẹt không thể giải quyết vấn đề một cách triệt
để từ đó nó sẽ ảnh hướng đến các mục tiêu mà bạn hướng đến và cuộc sống và tinh thần của
bạn.
b) Dấu hiệu của người bị overthinking.
- Theo số liệu của Glints Việt Nam, có đến 93% bạn bị overthinking thường xuyên và 78%
trong số đó luôn đau đầu vì chuyện công việc và học tập. Số người overthinking vì chuyện tình
cảm chỉ chiếm 11%, còn lại là chuyện gia đình và các vấn đề khác.
- Dấu hiệu của người bị overthinking:
+ Luôn liên tục suy nghĩ và tự đặt câu hỏi cho bản thân.

2
+ Chú trọng tiểu tiết và cố gắng đọc suy nghĩ của người khác đối với mình.
+ khó khăn trong việc kiểm soát chính suy nghĩ của bản thân
+ phóng đại tiểu tiết
+ Nghĩ đến những viễn cảnh xấu nhất
+ Liên tục lo lắng, bất an

c) Một số lí do khiến bạn bị overthinking:


- Quá cầu toàn trong mọi việc:
+ Một số người luôn muốn hoàn thành tốt các công việc của mình dù
là lớn hay nhỏ thì họ luôn tính toán đến kết quả và các trường hợp có
thể xảy ra
+ Những người có tính cầu toàn luôn muốn kiểm soát và hoàn thành
tốt công việc hoặc bài tập mà họ được giao cho vì vậy dẫn tới họ luôn
dành hầu hết thời gian của não bộ để suy nghĩ cho những sự kiện đang
hoặc sắp xảy đến.
- Lo lắng quá nhiều đến kết quả:
+ Trong công việc và học tập thì thứ mà họ quan tâm đến là kết đều là
kết quả đạt được và mong muốn mọi thứ luôn được suôn sẽ. từ đó họ

3
luôn nổ lực hành động và nghỉ rằng suy nghĩ đa chiều về mọi mặt của
vấn đề, bạn sẽ tìm ra nhiều hướng đi hiệu quả nhất.

- Quá để tâm đến những chi tiết nhỏ:


+ Với những người thường thì các chi tiết nhỏ này họ thường không
Quan tâm hoặc chia chỏ những vấn đề thành từng yếu tố khác nhau
rồi phân tích chúng. Tuy nhiên có một vài người, càng xem xét vấn đề
càng thấy nhiều vấn đề tiêu cực và bắt đầu làm quá chúng lên.

3. Tác hại và cách giải quyết vấn đề.


a) Tác hại của overthinking là gì ?
- Một trong số các tác hại chúng ta có thể thấy rõ nhất đó chính là việc suy nghĩ quá mức sẽ làm
ảnh hưởng đến tâm trạng tiêu cực và khiến tinh thần bị kiệt quệ. Người bị overthinking còn có
thể đối mặt với các vấn đề về tâm lí như trầm cảm, khó ngủ, đa nhân cách,…
- những người bị overthinking sẽ khó vượt qua được cảm xúc và tâm lí xấu vì họ thường tự đặt
ra cho bản thân mình các câu hỏi liên tục dẫn đến việc đánh giá về hành động và quyết định của
mình, việc đó có thể gây ra các ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và giao tiếp với mọi người
- Theo nghiên cứu, tình trạng này có thể làm cho vùng trước trán của não hoạt động quá mức,
ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Mặc dù vậy nhưng đây không phải là một
căn bệnh mà nó chỉ được tính là một thói quen về tinh thần, và nếu chúng ta can thiệp hợp lí và
kịp thời thì người bị overthinking hoàn toàn có thể bình phục.

4
b) Cách khắc phục tình trạng overthinking.
- Mặt dù overthinking mang nhiều tác hại đến đời sống vật chất và tinh thần của con người,
nhưng chúng ta vẫn có một số cách để ngắn ngừa nó một cách đơn giản như việc suy nghĩ đơn
giản mọi việc hoạt hoặc suy nghĩ ít lại có thể tránh tình trạng bị overthinking.
- Theo học thuyết của nhà tâm lý học lâm sàng Helen Odesskiy cho rằng: “chúng ta thường
nhầm lẫn giữa suy nghĩ quá mức và việc cố gắng giải quyết vấn đề” vì việc cố gắng giải quyết
vấn đề là chúng ta tập trung và suy nghĩ cho chính vấn đề đó còn việc suy nghĩ quá mức là hành
động mà chúng ta suy nghĩ quanh quẩn xung quanh vấn đề đó một cách không lối thoát
- Ngoài ra việc nhận ra khi nào chúng ta đang suy nghĩ quá mức và dừng lại cũng là một cách
để khắc phục tình trạng overthinking và bước đầu tiên trong chặng đường cải thiện tình trạng
overthinking ở bản thân là hãy tự nhận ra khi nào mình đang suy nghĩ quá nhiều. Điều đó giúp
bạn hiểu rõ về tình trạng của bản thân và có những điều chỉnh tiếp theo phù hợp hơn để cải
thiện hội chứng này.
- Để giải quyết vấn đề overthinking chúng ta có thể tham gia những hoạt động tính chất tương
tác cao giúp chúng ta đánh lạc hướng bản thân ví dụ như việc nghe nhạc, đọc sách, xem tivi,
chơi game, chơi thể thao, xem phim hoặc có thể làm việc để hướng sự chú ý khỏi những suy
nghĩ tiêu cực.

5
c) biện pháp vượt qua tình trạng overthinking
- Đối với một số người đã cảm thấy mình mắc hội chứng về overthinking thì chúng ta có thể áp
dụng một số phương thức sau để giảm việc suy nghĩ quá nhiều của mình lại:

+ Tập thiền : việc tập thiền có thể giúp cho chúng


ta bình tĩnh lại, giảm đi việc suy nghĩ, ám ảnh
cưỡng chế mà bạn đang có

+ Đối mặt chính diện với những điều tiêu cực: Một cách để làm điều này là đối mặt những điều
xấu trong tâm trí bạn bằng cái nhìn đa chiều. Hãy nhìn nhận tất cả các vấn đề từ nhiều góc độ
khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn có được góc nhìn khách quan hơn về tình huống đang đối mặt
và có thể giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất

6
+ Tin tưởng vào trực giác bản thân: Tuy cách này
hơi mang hơi hướng trực giác nhưng đây là một
cách khá tối ưu cho việc vượt qua tình trạng
overthinking tồi tệ của bản thân hiện tại. khi bạn
tin vào trực giác thì bạn sẽ không còn tiếc nuối với
những gì mình đã làm trong quá khứ và lo lắng về
những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai.

4. kết luận
Overthinking nếu chỉ ở mức độ thường đôi lúc nó có thể mang lại cho ta một số lợi ích
không ngờ như có thể giúp chúng ta phân tích tình huống và nhận định vấn đề một cách sâu xắc
hơn và tìm ra một số phương án hoặc giải pháp tối ưu nhất ngay lúc đó

7
Tuy nhiên, nếu chúng ta chìm quá sâu vào việc suy nghĩ thì nó có thể gây ra các ảnh hưởng đến
cuộc sống vật chất tinh thần, tâm lí mất cân bằng tác động đến sức khỏe và tâm lý cũng như các
mối quan hệ trong xã hội cũng sẻ bị ảnh hưởng theo nhất là trong công việc và học tập. Vì vậy,
chúng ta khi suy nghĩ hay giải quyết vấn đề về overthinking ngay từ khi nó bắt đầu.
Tài liệu tham khảo
1.https://mytour.vn/vi/blog/bai-viet/kham-pha-overthinking-bi-quyet-xu-ly-con-bao-tam-ly-
tinh-than-alongwalker.html
2. https://glints.com/vn/blog/overthinking-la-gi/
3.https://didongviet.vn/dchannel/overthinking-la-gi/#ftoc-6-8-chia-se-lang-nghe-cung-nhu-
duoc-lang-nghe
4.https://soyte.namdinh.gov.vn/giao-duc-suc-khoe/overthinking-co-phai-benh-tam-than-7-dau-
hieu-cho-thay-ban-dang-bi-overthinking-330702#

You might also like