Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

LÝ THUYẾT

1. Lý luận

- Lý luận là một hệ thống những tri thức về tự nhiên và xã hội được khái
quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu, những
tính quy luật của thế giới khách quan được biểu đạt bằng hệ thống khái
niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật.

- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của
loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong
quá trình lịch sử” (trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB: Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000, tập 8, tr.497)

 Lý luận là sản phẩm cao cấp của nhận thức, là tri thức về bản chất, quy luật của hiện thực khách
quan.
 Lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

2. Thực tiễn

- Theo quan niệm của Triết học Mác - Lênin, thực tiễn là hoạt động vật chất
- cảm tính, mang tính lịch sử, có mục đích của con người nhằm cải tạo tự
nhiên và xã hội.
- Hoạt động thực tiễn diễn ra rất đa dạng song có thể chia làm ba loại:

 Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn cơ bản nhất, là hoạt động trực tiếp tác
động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. (có vai
trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn)

 Hoạt động chính trị – xã hội là hoạt động của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội
nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi
cho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất con người
bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. (là hình thức cao
nhất của thực tiễn)
+ Trong ảnh là Hội nghị toàn quốc: tổng kết 10 năm phòng chống
tham nhũng tiêu cực.

 Hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức thực tiễn đặc biệt, nhằm mục đích phục vụ
nghiên cứu khoa học và kiểm tra lý thuyết khoa học.
3. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

3.1. Nguyên tắc thống nhất


- Lý luận được hình thành trong mối liên hệ với thực tiễn  giữa thực tiễn và lý luận có quan hệ
biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
- Thực tiễn giữ vai trò quyết định lý luận và lý luận có sự tác động to lớn trở lại thực tiễn:
 Sự thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn là tuỳ
thuộc vào nó được hướng dẫn bởi lý luận nào, có khoa học hay
không.
 Sự phát triển của lý luận là do yêu cầu của thực tiễn  thực
tiễn không tách rời lý luận, không thể thiếu sự hướng dẫn của
lý luận.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý
luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB: Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 8, tr.496)

3.2. Vai trò của thực tiễn đối với lý luận

o Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở của lý luận.


o Thứ hai, thực tiễn là động lực của lý luận.
o Thứ ba, thực tiễn là mục đích của lý luận.
o Thứ tư, thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của lý luận, là tiêu chuẩn của chân lý.

3.3. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn

o Thứ nhất, lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.
o Thứ hai, lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để
tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng.
o Thứ ba, lý luận, nếu phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của sự vật, của thực tiễn sẽ
góp phần dự báo, định hướng đúng đắn cho hoạt động thực tiễn; giúp cho hoạt động thực
tiễn bớt mò mẫm, vòng vo, chủ động, tự giác hơn.
o Thứ tư,lý luận khoa học cung cấp cho con người những tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội
và về bản thân con người.
o Thứ năm, lý luận có tính độc lập tương đối so với thực tiễn; do vậy, nó có thể thông qua hoạt
động thực tiễn tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn.

You might also like