Bài Làm ôn tập HK1 SINH 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHƯƠNG 1: Các Thí Nghiệm Của Menden

Bài tập: liên quan đến lai 1 cặp tính trạng.


1) Thế nào là lai phân tích ?

Trả lời:

Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng
lặn tương ứng:

- Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen là đồng hợp (thuần chủng).

- Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen là dị hợp (không thuần
chủng).
2) Thế nào là Biến dị tổ hợp ? Nêu ví dụ
Trả lời:
-Là loại biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản hữu tính, do sự sắp xếp lại (tổ hợp lại) các gen
trong kiểu gen của bố mẹ dẫn đến có kiểu hình khác với bố mẹ
- Ví dụ: - Bố mẹ da trắng sinh ra đứa con da đen
3) Nội dung qui luật phân li, qui luật phân li độc lập và ý nghĩa của chúng.
a) Nội dung của quy luật phân ly và ý nghĩa:
- Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di
truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Ý nghĩa:
+ Xác định được tính trạng trội tập trung nhiều gen trội quý vào 1 cơ thể để tạo giống có ý nghĩa
kinh tế cao
+ trong sản xuất để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu, ảnh
hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, do đó người ta cần kiểm tra độ thuần chủng của
giống
b) Nội dung của quy luật phân li độc lập và ý nghĩa:
- Nội dung:
+ Khi lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với
nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
- Ý nghĩa:
+ Quy luật phân li độc lập giải thích một trong các nguyên nhân các biến dị tổ hợp xuất hiện ở
các loài giao phối. Loại biến dị này là một trong số các nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và
tiến hoá.

Chương 2: Nhiễm Sắc Thể


1) Tính đặc trưng, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể
a) Trình bày tính đặc trưng của NST.
Trả lời:
- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình dạng và kích
thước. Mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 NST đơn, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ
mẹ.
- Gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng.

- Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu 2n NST.

- Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n
NST.

- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.( Ví dụ: )

b) Mô tả cấu trúc NST.

Trả lời:

- Cấu trúc NST nhìn rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.

- mỗi NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động, là nơi đính NST vào sợi tơ vô sắc.

- Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu một phân tử AND chứa vật chất di truyền và protein (loại histon).
c) Chức năng nhiễm sắc thể
Trả lời:
+ NST là cấu trúc mang gen. Gen nằm trên phân tử AND của NST. Gen chứa thông tin quy định tính
trạng di truyền của cơ thể.
+ NST có khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền qua các thế hệ.
2) Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình Nguyên Phân và Giảm Phân
Trả lời:
a) Diễn biến của NST trong quá trình Nguyên Phân:
- Kì Đầu: + Các NST kép bắt đầu đóng xoắn
+ Các NST kép đính vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào tại tâm động
- Kì Giữa: + Các NST kép đóng xoắn cực đại
+ Các NST kép tập trung tại 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo thoi phân bào
- Kì Sau: + Các NST kép chẻ dọc tại tâm động thành các NST đơn
+ Các NST đơn phân li về 2 cực tế bào và bắt đầu dãn xoắn
- Kì Cuối: + Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới
+ Phân chia tế bài chất tạo thành 2 tế bào con
b) Diễn biến của NST trong quá trình Giảm Phân :
- Kì đầu ở Giảm Phân 1: + Các NST kép bắt đầu đóng xoắn
+ Các NST kép đính vào sợi vô sắc của thoi phân bào
+ Các NST kép tương đồng tiếp hợp và trao đổi chéo
-Kì giữa ở Giảm Phân 1: + Các NST kép đóng xoắn cực đại
+ Các NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào
- Kì sau ở Giảm Phân 1: + Các NST kép phân li về 2 cực tế bào
+ Các NST kép bắt đầu dãn xoắn
-Kì cuối Giảm Phân 1: + Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới
+ Phân chia tế bào chất tạo ra 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép
- Kì đầu Giảm phân 2: + Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, đính vào thoi phân bào
- Kì giữa Giảm Phân 2: + Các NST kép đóng xoắn cực đại, xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân
bào
- Kì sau Giảm Phân 2: + Các NST kép chẻ dọc tâm động thành NST đơn và phân li về 2 cực tế bào
- Kì cuối Giảm Phân 2: + Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới
+ Phân chia tế bào chất tạo 2 tế bào con

3) Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người.

- Cơ chế x/đ giới tính ở người:


P: ( 44A + XX ) x ( 44A + XY )

Gp: 22A + X 22A + X : 22A + Y

F1: 44A + XX (gái) : 44A + XY (trai)

- Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế
xác định giới tính.
4) Di truyền liên kết là gì ?
Trả Lời:
- Là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một NST
cùng phân li trong quá trình phân bào.

Chương 3: ADN và Gen


1) Trình bày cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của ADN. ADN tự nhân đôi theo
nguyên tắc nào ?

Trả lời:

a) Cấu tạo hóa học của ADN:

+ ADN (axit nuclêic) được cấu tạo từ nguyên tố: C, H, O, N, P.

+ ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn: dài hàng trăm m, khối lượng đạt tới hàng chục
triệu đơn vị cacbon (đvC).

+ AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết lại, mà mỗi đơn phân là 1
nuclêôtit .

+ Có 4 nuclêôtit cấu tạo nên ADN: A, T, G, X.

b) Cấu trúc không gian của ADN:

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song và xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang
phải tạo 1 vòng xoắn mang tính chu kỳ.

+ Mỗi chu kỳ xoắn cao 34 Ao và gồm 10 cặp nuclêôtit.

+ Đường kính của vòng xoắn là 20 Ao.


- Trên mạch kép, các nuclêôtit liên kết ngang với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2
liên kết hiđrô ; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
c) ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: A (mạch khuôn) liên kết với T (môi trường)
T (mạch khuôn) liên kết với A (môi trường)
G (mạch khuôn) liên kết với X (môi trường)
X (mạch khuôn) liên kết với G (môi trường)

- Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được
tổng hợp mới.

2) Trình bày cấu tạo của ARN. Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN.

Trả lời:

- Cấu tạo hóa học của ARN:

+ ARN cấu tạo từ nguyên tố C, H, O, N và P .

+ ARN thuộc đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN .

+ ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm, hàng triệu đơn phân là nuclêotit. Có 4 loại
đơn phân cấu tạo nên ARN: A, U, G, X.

+ ARN chỉ có cấu tạo 1 mạch đơn xoắn.

- Điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN:

Cấu trúc ADN Cấu trúc ARN

- ADN có chiều dài và khối lượng phân tử rất - ARN có chiều dài và khối lượng phân tử bé hơn
lớn. ADN.

- Là mạch kép.( 2 mạch đơn song song nhau) - Là mạch đơn.

- Đơn phân là : A, T, G, X. - Đơn phân là : A, U, G, X.

- Trong ADN có chứa timin T. - Trong ARN chứa uraxin U.

3) Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

Trả lời:

- Sơ đồ: gen  ARN  protein  tính trạng.

- Trình tự các nucleotit trên ADN quy định trình tự các nucleotit trên ARN, thông quá đó ADN quy định
trình tự các axit amin trong protein và biểu hiện thành tính trạng.

Chương 4: Biến Dị
1) Nêu khái niệm đột biến gen. Đột biến gen gồm có những dạng nào ? Vì sao đột biến gen
biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật ?

Trả lời:

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.

- Đột biến gen gồm các dạng:

+ Mất 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.

+ Thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.

+ Thay thế 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.

- Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì nó làm phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu
gen đã qua chọn lọc tự nhiên, tích lũy trong quá trình tồn tại phát triển của cơ thể, gây ra những rối loạn
trong quá trình tổng hợp protein.

2) Nêu khái niệm đột biến cấu trúc NST. Đột biến cấu trúc gồm có những dạng nào ?

Trả lời:

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST:

- Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng: Mất đoạn. Lặp đoạn. Đảo đoạn.

3) Nêu khái niệm đột biến số lượng NST. Đột biến số lượng NST gồm những dạng nào ?

Trả lời:

- Là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc tất cả các cặp NST.

- Đột biến số lượng NST gồm thể dị bội và thể đa bội:

+ Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

Gồm các dạng:

• 2n + 1  thể 3 nhiễm. VD: bệnh nhân Đao có 3 NST ở cặp thứ 21.

• 2n – 1  thể 1 nhiễm. VD: bệnh nhân Tớc nơ có 1 NST X ở cặp thứ 23.

+ Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).

Gồm 1 số dạng:

• 3n  thể tam bội. VD: dưa hấu, chuối, …

• 4n  thể tứ bội. VD: củ cải đường, táo, …


• 6n  thể lục bội …

4) Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội 2n + 1 và 2n - 1. Vẽ sơ đồ minh họa.

Trả lời:

- Cơ chế phát sinh:

- Trong quá trình phát sinh giao tử, có 1 cặp NST nào đó không phân li tạo ra 2 giao tử :

+ 1 loại giao tử chứa 2 NST (n+ 1).

+ 1 loại giao tử không chứa NST nào (n -1).

- Kết quả 2 giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử 3 nhiễm (2n
+1) và hợp tử 1 nhiễm (2n -1).

- Sơ đồ minh họa: (SGK trang 68)

5) Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến và đột biến:

Trả lời:

- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của
môi trường.

- Phân biệt thường biến và đột biến:

Thường biến Đột biến

- Làm biến đổi kiểu hình, không làm thay đổi - Làm thay đổi kiểu gen, NST dẫn đến thay đổi kiểu hình.
kiểu gen, NST.

- Không di truyền. - Di truyền.

- Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định. - Xuất hiện ngẫu nhiên riêng lẽ, không định hướng.

- Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi - Phần lớn có hại cho sinh vật.
với điều kiện sống.

Dạng bài tập thường gặp


1.Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần
chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong.

A) Xác định kết quả thu được ở F1 và F2?

B) Nếu cho cây F1 và F2 có hạt gạo đục lai với nhau thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
2.Ở bí, tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Quả bầu dục là tính trang trung
gian. Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài thu được F1 rồi tiếp tục cho F1 giao phấn với
nhau.

A) Lập sơ đồ lai từ P → F2.

B) Cho F1 lai phân tích thì kết quả tạo ra sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?

3.Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Thực hiện
phép lai giữa hai cây hoa đỏ với nhau, thu được F1 gồm 75% cây hoa đỏ: 25% cây hoa trắng

A) Biện luận và lập hồ sơ đồ lai cho phép lai trên

B) Em hãy nêu một phương pháp để xác định kiểu gen của các cây hoa F1. Giải thích và viết sơ đồ lai
minh họa.

4. Ở một loài, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng do gen a quy định. Cho cá thể mắt
đỏ thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng thu được F1 đều mắt đỏ.

A) Hãy lập sơ đồ lai nói trên.

B) Nếu tiếp tục cho cá thể F1 lai với nhau kết quả sẽ như thế nào?

Cho biết gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.

5.Ở đậu Hà Lan, khi cho đậu Hà Lan thân cao thuần chủng lai với đậu Hà Lan thân thấp thì thu được F1.
Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có 335 cây thân cao : 115 cây thân thấp.

A) Hãy biện luận và viết sơ đồ cho phép lai trên.

B) Khi cho đậu Hà lan F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào?

You might also like